Nha Trang, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHẠM MẠNH PHƯƠNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ
VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHẠM MẠNH PHƯƠNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ
VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Mạnh Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian hơn 02 năm học tập tại trường được sự quan tâm, hướng dẫn
nhiệt tình của quý thầy cô đã cung cấp những kiến thức quí báo, giúp em đạt được
kết quả như ngày hôm nay, đây là.hành trang giúp em có thể thực hiện tốt công việc
được phân công tại cơ quan, đơn vị công tác
Trước tiên em xin cảm ơn thầy GS.TS Trương Bá Thanh – Trường Đại học
Kinh tế Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tích cực, góp ý và động viên em để
có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại học Nha Trang, các bạn lớp
Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2009 – 2011, đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức, viên chức đang công tác tịa
UBND thành phố Vị Thanh, Chi cục Thống kê thành phố Vị Thanh đã cung cấp
những tài liệu, số liệu có liên quan giúp tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Tác giả luận văn
Phạm Mạnh Phương
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NHỮNG YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5
1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Các thước đo lường tăng trưởng kinh tế 5
1.1.3 Vai trò của tăng trưởng kinh tế 8
1.1.4 Chất lượng tăng trưởng kinh tế 9
1.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10
1.2.1 Các nhân tố thuộc tổng cầu 11
1.2.2 Các nhân tố thuộc tổng cung 11
1.2.3 Khoa học và công nghệ 15
1.2.4 Thể chế chính trị và quản lý nhà nước 15
1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH VẬN DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ 15
1.3.1 Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế 15
1.3.2 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế 17
1.3.3 Mô hình Harrod-Domar 19
1.3.4 Hàm sản xuất Cobb-Douglass 20
1.3.5 Mô hình của J.M.Keynes về tăng trưởng kinh tế 21
1.3.6 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại 22
iv
1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 23
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VỊ
THANH 26
2.1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
VỊ THANH 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 31
2.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 35
2.1.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư 43
2.1.5 Văn hóa 44
2.1.6 Y tế 45
2.1.7 Giáo dục - đào tạo 46
2.1.8 Thể dục - thể thao 48
2.1.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 49
2.2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VỐN VÀ LAO ĐỘNG CỦA
THÀNH PHỐ VỊ THANH 50
2.2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vị Thanh từ năm 2006 đến năm 2010 50
2.2.2 Thực trạng các yếu tố vốn và lao động tại thành phố Vị Thanh từ năm
2006 đến năm 2010 56
2.2.3 Đánh giá chung 62
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
3.1.1 Phương pháp thu thập mẫu 64
3.1.2 Phương pháp phân tích mẫu 64
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 69
4.1 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG VÀO TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ VỊ THANH 69
4.1.1 Đóng góp của yếu tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh từ năm
2006 - 2010 69
4.1.2 Đóng góp của yếu tố lao động đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh 72
v
4.2 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ VỊ THANH 75
4.2.1 Sự tác động của các yếu tố vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế
thành phố Vị Thanh 75
4.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 85
CHƯƠNG 5 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH
PHỐ VỊ THANH 89
5.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỊA
PHƯƠNG 89
5.1.1 Các mục tiêu phát triển của Vị Thanh đến năm 2015 cụ thể 90
5.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế Vị Thanh đến năm 2015 91
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỊ THANH 92
5.2.1 Giải pháp về vốn 92
5.2.2 Giải pháp về lao động 95
5.2.3 Các giải pháp khác 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Tiếng anh Tiếng việt
1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
3 GNI Gross National Income Tổng sản phẩm quốc dân
4 GO Giá trị sản xuất
5 KTQD Kinh tế quốc dân
6 ICOR Incremental Capital - Output
Rate
Hệ số sử dụng vốn
7 LĐ Lao động
8 NSNN Ngân sách Nhà nước
9 ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính
thức
10 PCI Per Capita Income Thu nhập trên đầu người
11 QĐ-BXD Quyết định – Bộ xây dựng
12 QĐ-
CT.UB
Quyết định – Chủ tịch Ủy
ban
13 SPSS Statistical Package for Social
Sciences
Phần mềm phân tích kết
quả điều tra xã hội
14 THCS Trung học cơ sở
15 TP Thành phố
16 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
17 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
18 USD
United States dollars Đô la Mỹ
19 VA Giá trị gia tăng
20 VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương
sai
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Dân số, diện tích trên địa bàn thành phố Vị Thanh năm 2011 28
Bảng 2: Diễn biến dân số giai đoạn 2005 - 2010 thành phố Vị Thanh 30
Bảng 3: Diễn biến giá trị sản xuất, VA của thành phố Vị Thanh giai đoạn 2005 – 2010 32
Bảng 4: Diễn biến cơ cấu kinh tế thành phố Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2005 – 2010 33
Bảng 5: Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi 2005 – 2009 36
Bảng 6: Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 37
Bảng 7: Hiện trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2005 – 2009 38
Bảng 8: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 39
Bảng 9: Thực trạng phát triển ngành giáo dục thành phố Vị Thanh 46
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 (theo giá gốc
năm 1994) 51
Bảng 11: Số liệu về giá trị GDP của thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 54
Bảng 12: Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế Vị Thanh giai đoạn 2006 – 010 54
Bảng 13: GDP bình quân đầu người của thành phố Vị Thanh và toàn tỉnh Hậu
Giang năm 2006 – 2010 55
Bảng 14: Tổng mức vốn tại thành phố Vị Thanh phân theo nguồn vốn giai đoạn
2006 – 2010 56
Bảng 15: Tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn thành phố Vị Thanh giai
đoạn 2006 – 2010 57
Bảng 16: Dân số, trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố Vị Thanh giai đoạn
2006 – 2010 58
Bảng 17: Nguồn lao động của thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 61
Bảng 18: Tình hình giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố Vị
Thanh giai đoạn 2006 – 2010 62
Bảng 19: Tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ cá thể ở
thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 70
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ vốn và thu nhập 12
Hình 1: Bản đồ ranh giới hành chính thành phố Vị Thanh 26
Hình 2: Mối tương quan giữa VA và tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Vị Thanh
(giá so sanh) giai đoan 2005 – 2010 33
Hình 3: Cơ cấu kinh tế thành phố Vị Thanh năm 2005, 2010 34
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang từ
năm 2006 – 2010 51
Hình 5: Tăng trưởng kinh tế Vị Thanh phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 -
2010 52
Hình 6: Dân số, lao động của thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 59
Hình 7: Cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 – 2010 60
Hình 8: Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế của thành phố Vị Thanh giai đoạn
2006 – 2010 69
Hình 9: Lao động và lao động đang làm việc tại Thành phố Vị
Thanh
giai đoạn 2006 – 2010 72
Hình 10: Tỷ lệ lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Vị Thanh phân theo
khu vực giai đoạn 2006 – 2010 73
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới, tăng
trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một nước nâng cao khả năng cạnh
tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đông thời có đủ nguồn lực để giải quyết các vấn
đề phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục và xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam khi bước vào nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi gia nhập vào
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì việc tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn
được Đảng Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng ta luôn
đề cặp đến vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế, với mục tiêu phấn đấu thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, mà điều kiện tiên
quyết để thực hiện mục tiêu này là phải đẩy mạnh tăng trưởng phát triển kinh tế
nhanh và bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Từ đó, đòi hỏi
từng địa phương cần nổ lực hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa
phương mình, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đất nước.
Thành phố Vị Thanh một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hậu Giang là địa
phương đã có nhiều nổ lực phát triển kinh tế trong thời gian qua. Từ khi thành phố
Vị Thanh trở thành thành phố tỉnh lỵ - trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh Hậu Giang, thành phố Vị Thanh đang bước vào thời kỳ phát
triển mới, thời kỳ mà Vị Thanh phải phấn đấu để trở thành một địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá để trở thành đô thị loại II, đóng vai trò là
động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cả tỉnh và vùng. Trong sự phát triển ấy
kinh tế đóng vai trò rất quan trọng là nền tảng cho mọi sự phát triển.
Từ khi trở thành trung tâm tỉnh lỵ, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực
nhằm đáp ứng với yêu cầu mới, bên cạnh những lợi thế về vị trí và chủ trương của
Đảng và Nhà nước cùng với sự định hướng phát triển của địa phương, Quyết định
số 903/QĐ-CT.UB ngày 31/03/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc
phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vị
Thanh đến năm 2020, xong việc đánh giá tình hình phát triển của thành phố Vị
Thanh thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, cũng đã chỉ ra
một số mặt còn hạn chế, mà đấu tiên là: kinh tế phát triển chưa thật vững chắc, chưa
2
xứng với tiềm năng và vị thế của thành phố tỉnh lỵ Phải nhìn nhận rằng kết quả
tăng trưởng kinh tế đạt được của thành phố Vị Thanh trong thời gian qua đã có
những bước tiến đáng kể, xong vẫn còn nhiều điều cần phải được phân tích làm rõ,
đặc biệt là những yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Vậy các yếu tố nào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đã được khai thác có
hiệu quả? Các yếu tố nào cần được khai thác có hiệu quả hơn để thúc đẩy nhanh
hơn nửa sự tăng trưởng kinh tế? Do đó tăng trưởng kinh tế là một đề tài mà tất cả
các quốc gia đều quan tâm và cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Vì
vậy, đề tài "Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của thành phố
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu
tố đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị Thanh, từ đó đề xuất một số giải pháp
thích hợp để phát huy các yếu tố có tác động tích cực, khắc phục những hạn chế
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của thành phố trong thời gian
tới.
Đề tài có thể nghiêng về ngành kinh tế, tuy nhiên trong quá trình học tập cũng
được nghiên cứu về kinh tế vi mô, vĩ mô. Hơn nữa xét về kinh tế và quản trị kinh
doanh cũng có sự giao thoa với nhau, vì vậy xét thấy đề tài cũng phù hợp với
chuyên ngành quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thành phố Vị Thanh từ
năm 2000 đến năm 2010, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị Thanh.
Mục tiêu 2: Phân tích sự đóng góp của vốn đầu tư, lao động trong tăng trưởng
kinh tế thành phố Vị Thanh.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành
phố Vị Thanh đến năm 2020.
3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
3
Tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố; trong đó yếu tố về vốn
đầu tư và lao động là hai yếu tố cơ bản, giữ vai trò quan trọng cần được quan tâm
xem xét trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vị Thanh như
thế nào?
Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Vị Thanh như thế nào?
Thực trạng về tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
thành phố Vị Thanh thời gian qua như thế nào?
Các tác động tích cực và tiêu cực của một số yếu tố trong tăng trưởng như thế
nào, yếu tố nào tác động nhiều nhất?
Những giải pháp khả thi nào có thể triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện
của thành phố Vị Thanh nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố
Vị Thanh đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới?
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về tăng
trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động.
Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động của thành
phố Vị Thanh thời gian năm 2000 đến năm 2010. Đánh giá tầm quan trọng, mức độ
đóng góp của các yếu tố trên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị
Thanh.
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố Vị Thanh đến
năm 2020.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế như vốn
đầu tư, cụ thể là tổng vốn đầu tư toàn xã hội (bao gồm cả trong và ngoài nước).
Lực lượng lao động trong nền kinh tế.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế như: vốn, lao
động, công nghệ, chính sách Tuy nhiên, do một số hạn chế về khách quan như
4
thời gian có hạn và yếu tố chủ quan nên đề tài chỉ tập chung nghiên cứu hai yếu tố
chính là: vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và lực lượng lao động trong nền kinh
tế trên địa bàn thành phố Vị thanh, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể là quy mô và cơ cấu đầu
tư của nguồn vốn cho toàn xã hội, lực lương lao động đang làm việc trong các nhóm
ngành thuộc 3 khu vực kinh tế.
5
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NHỮNG
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế đã được nhiều tác giá nghiên cứu và có nhiều khái niệm
khác nhau và được hiểu:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý) (Nguyễn Đình Hợi, 2004).
- Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc
trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên
quan
với dân số (Ngân hàng thế giới, 1991).
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập
bình quân
đầu người của một nước (E.Wayne
Nafziger, 1998)
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế nhưng tất cả đều có
điểm chung khi nói đến tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về quy mô
sản lượng quốc gia được tính bình quân đầu người qua một thời gian nhất định.
1.1.2 Các thước đo lường tăng trưởng kinh tế
Có thể sử dụng các thước đo sau để phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Product): Là tổng giá trị
các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong
lãnh thổ kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định (thường được tính trong
một năm) (Nguyễn Đình Hợi, 2004)
Về nguyên tắc, Tổng sản phẩm trong nước được tính theo 3 phương pháp:
- Phương pháp sản xuất (còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng): Theo
phương pháp này GDP được xác định bằng cách tổng hợp giá trị gia tăng của mọi
doanh nghiệp (hoặc ngành) cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước
ngoài.
- Phương pháp thu nhập (từ thu nhập tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa
chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hóa).
6
- Phương pháp chi tiêu về sản phẩm và dịch vụ cuối cùng:
GDP = C + I + G + X – M
Trong đó:
+ C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.
+ I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân (không tính các khoản đầu tư tài chính
như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gởi tiết kiệm).
+ G là chỉ tiêu của chính phủ (không tính các khoản thanh toán chuyển giao
như chi cho các dịch vụ an sinh xã hội, phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp).
+ X-M là xuất khẩu ròng (giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập
khẩu).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNI - Gross National Income) đo lường toàn bộ thu
nhập hay giá trị sản xuất mà các người dân của một quốc gia tạo ra trong một thời
kỳ nhất định, không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Để phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giữa năm thứ n với
năm thứ n-1 thông qua chỉ tiêu GDP được tính như sau:
- Quy mô
tăng
trưởng nền kinh tế giữa năm thứ n với năm thứ n-1
n
GDP = GDP
n
– GDP
n-1
Trong đó:
n
GDP là quy mô tăng trưởng kinh tế của năm thứ n so với năm n-1
- Tốc
độ
tăng trưởng nền kinh tế giữa năm thứ n với năm thứ n-1
g( GDP
n
) =
1
1
n
nn
GDP
GDPGDP
x 100%
Trong
trường hợp sử dụng để so sánh quốc tế, GDP được tính theo sức mua tương
đương (PPP), còn để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của một giai đoạn
người ta có thể sử dụng công thức:
n
n
GDP
GDP
g
1
0
x 100%
Trong đó: GDPn là GDP của năm thứ n; GDP0 là GDP của kỳ gốc của giai
đoạn [0,n]; n là số năm của giai đoạn [0, n].
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng có thể tính theo tổng sản
phẩm quốc dân (GNI - Gross National Income). Khi đó tăng trưởng kinh tế là sự gia
7
tăng thu nhập của nền kinh tế một thời kỳ (thường là 1 năm) nhất định so với
(thường là năm) gốc.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tính trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế, cũng có thể tính theo GDP (GNI) bình quân đầu người. Quy mô và tốc độ
tăng trưởng GDP (GNI) bình quân đầu người không chỉ phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ tăng trưởng GDP (GNI) của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc ào quy mô và tốc
độ gia tăng dân số của quốc gia.
Mức tăng trưởng tuỵệt đối:
Sản lượng: ∆Y=Y
t
– Y
0
PCI (Per Capita Income) thu nhập theo đầu người: ∆P=P
t
– P
0
Tốc độ tăng trưởng (%): g
Y
=
0
Y
Y
, g
P
=
0
P
P
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (%): g
P
= g
Y
– g
D
Trong đó: g
Y
là tốc độ tăng trưởng của sản lượng, g
P
là tốc độ tăng trưởng
theo thu nhập, g
D
là tốc độ gia tăng dân số.
Qua đó chúng ta có thể biết được, chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng
kinh tế là tỷ lệ tăng GDP hoặc GNP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước:
[(GNP
1
-GNP
0
)/GNP
0
].100%
Từ những khái niệm và những chỉ tiêu đo lường thì sự tăng trưởng kinh tế tức
là sự gia tăng về giá trị đầu ra. Điều này cho ta thấy tăng trưởng kinh tế bắt nguồn
từ quá trình sản xuất. Đó là quá trình mà có sự kết hợp theo những cách thức nhất
định của các yếu tố đầu vào để tạo ra khối lượng sản phẩm. Mặc dù có nhiều thuyết
tăng trưởng có khác nhau về quan điểm phân tích nhưng thực ra giữa những thuyết
này đều trên căn bản là phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hầu hết mối quan hệ
giữa đầu ra và đầu vào trong nền kinh tế đều được thể hiện qua hàm sản xuất tổng
hợp có dạng:
Y = f(X
i
)
Trong đó: Y là GDP, X
i
lần lượt là các yếu tố đầu vào (với i = 1,2,3…n)
Điều này cho thấy sản lượng đạt được sẽ phụ thuộc vào lượng các yếu tố đầu
vào. Trong quan điểm của các nhà kinh tế học cơ bản đều thống nhất hàm sản xuất
tổng quát phụ thuộc vào 4 yếu tố, hàm có dạng là:
8
Y = f(K,L,R,T)
Vốn sản xuất (K): là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra
sản lượng quốc gia. Vốn sản xuất là một bộ phận quan trọng có tác động lớn đến
việc tạo ra sản phẩm, nếu gia tăng vốn sản xuất thì sẽ làm tăng sản lượng quốc gia.
Lao động (L): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất về
mặt số lượng và chất lượng lao động. Vì vậy, đầu tư về lĩnh vực nâng cao chất
lượng lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào.
Đất đai, tài nguyên (R): yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, quy mô càng lớn thì càng góp phần tăng trưởng kinh tế.
Khoa học công nghệ (T): là yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất
nhằm mang lại hiệu quả về cả số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm chi phí
sản xuất góp phần tăng tổng sản lượng quốc gia.
Trong các yếu tố trên thì vốn sản xuất (K), lao động (L) là hai yếu tố có thể
định lượng đo lường trực tiếp. Yếu tố đất đai tài nguyên (R) khi được khai thác sẽ
bổ sung vào nguồn vốn tích lũy K. Khi đó khoa học công nghệ (T) không thể đo
lường trực tiếp mà phải đo lường gián tiếp thông qua năng suất đầu ra. Trên thực tế,
ngoài những yếu tố đầu vào trên thì tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố phi kinh tế khác như vấn đề an ninh, chính trị, tôn giáo,…
1.1.3 Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là biểu
hiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống
Là điều kiện để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống
của nhân dân
Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Tuy vai trò của tăng trưởng kinh tế là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tăng
trưởng hợp lý. Tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở từng thời kỳ nhất
định. Tránh tình trạng tăng trưởng kinh tế ở trạng thái quả nóng, quá thấp. Vì vậy,
cần tăng trưởng kinh tế hợp lý tức là phù hợp với khả năng của đất nước trong thời
kỳ nhất định.
9
1.1.4 Chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chất lượng tăng trưởng được hiểu là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao
động xã hội tăng, ổn định mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất
có tính cạnh tranh cao. Tăng trưởng đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường, quản lý kinh tế Nhà nước có hiệu quả (Trần Thọ Đạt, 2005).
1.1.4.1 Chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng kinh tế nếu xét trên góc độ các yếu tố kinh tế như tăng
trưởng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiệu quả của các yếu tố tác động đến
tăng trưởng, tăng trưởng cũng gắn liền với cạnh tranh lành mạnh.
Tăng trưởng cũng gắn liền với nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của
người dân xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động, đồng thời đảm bảo công
bằng xã hội.
Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được thể hiện qua việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Trong giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu sâu về một số yếu tố kinh tế đối với
tăng trưởng kinh tế.
1.1.4.2 Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế xem xét số lượng và chất lượng các ngành tạo nên nền kinh tế.
Kinh tế Việt Nam thông thường phân ra 3 ngành lớn là nông - lâm - thủy sản, công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành là sự chuyển dịch từ
trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại hơn mà chủ yếu là theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiêp và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp
trong GDP.
Cơ cấu kinh tế được dùng để xem xét có bao nhiêu loại hình tồn tại và phát
triển, trong đó loại hình nào là có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế. Định
hướng vai trò của từng loại hình kinh tế phải vì sự phát triển chung.
1.1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động chính là năng suất lao động.
Năng suất lao động bằng GDP(theo đơn giá cố định)/toàn bộ số lao động (hoặc giờ
10
lao động). Nếu giá trị GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao
động càng cao.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua hệ số ICOR. Hệ số
này càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao.
ICOR =
K
k
Y
Trong đó: + ∆K: Mức tăng vốn hay vốn đầu tư toàn xã hội
+ ∆Y: Mức tăng GDP
Hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao khi mức tăng vốn nhỏ hơn
mức tăng GDP. Tuy nhiên, theo qui luật về lợi tức biên giảm dần, thì khi nền kinh tế
càng tăng trưởng (GDP hay GDP/người tăng lên) thì ICOR sẽ tăng lên bởi mức tăng
của trữ lượng vốn cao hơn mức tăng của GDP, tức là để duy trì cùng một tốc độ
tăng trưởng thì cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cao hơn.
Thật ra, ICOR được xem là thước đo mức độ hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, khi
trong trường hợp một vùng hay một quốc gia đang tập trung đầu tư vào các ngành
thâm dụng vốn mà sản lượng tạo ra chưa gắn kết chặt chẽ hay có độ trễ (chẳng hạn
như đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế ) thì hệ số ICOR cũng sẽ cao.
Mặt khác, đối với các nước nghèo do tỷ lệ tiết kiệm thấp nên nguồn vốn để
đầu tư trong nước thấp trong khi lực lượng lao động thì dư thừa có thể đạt mức tăng
trưởng bằng cách tiết kiệm vốn và sử dụng nhiều lao động nên cũng làm cho hệ số
ICOR thấp. Ở những nước phát triển thì ngược lại, có nền kinh tế phát triển với thu
nhập cao làm tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng, nên đầu tư tăng trong khi lao động
dư thừa giảm đi, điều này cũng làm tăng hệ số ICOR.
1.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Các đầu ra của nền kinh tế là kết quả tác động qua lại của tổng mức cung và
tổng mức cầu của nền kinh tế. Vì vậy, để xem xét các nhân tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế (tăng trưởng của GDP thực tế) cần phải xem xét các nhân tố tác động
đến tổng cung và các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế (Nguyễn Đình
Hợi, 2004).
11
1.2.1 Các nhân tố thuộc tổng cầu
Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các
doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP = C + I + G + X – M. Do đó, sự biến
đổi của các bộ phận trên sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến
tăng trưởng kinh tế.
Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo 2 hướng:
- Suy giảm hay gia tăng tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau:
+ Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố
nguồn lực vì một bộ phận không được huy động vào hoạt động kinh tế.
+ Nếu tổng cầu gia tăng sẽ tác động đến nền kinh tế như sau: Nền kinh tế đang
hoạt động dưới mức tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp gia tăng thêm
khả năng tận dụng sản lượng tìm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Nếu nền kinh tế hoạt động đã đạt được hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng (đường
cung dài hạn là thẳng đứng) thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản
lượng của nền kinh tế (nghĩa là không thúc đẩy tăng trưởng) mà chỉ làm gia tăng
mức giá.
1.2.2 Các nhân tố thuộc tổng cung
Tổng mức cung đề cập đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà các ngành
kinh doanh sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí
sản xuất nhất định. Như vậy tổng cung liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng.
Xét theo quan điểm dài hạn, sự gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có tác
động quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố tác động đến sản lượng tiềm
năng và do đó quyết định đến tổng mức cung chính là các yếu tố đầu vào của sản
xuất. Thông thường, các yếu tố sản xuất chủ yếu thường được kể đến là: vốn (K);
lao động (L); tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ (T). Cũng vì thế, hàm sản
xuất phản ánh mối quan hệ hàm số giữa kết quả đầu ra của nền kinh tế (Y) với các
yếu tố sản xuất đầu vào được biểu thị khái quát dưới dạng sau:
Y = F(K, L, R, T)
12
* Vốn (K) là vốn vật chất bao gồm: Máy móc, thiết bị , nhà xưởng, phương
tiện vận tải hàng tồn kho… là những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất trực
tiếp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (đường sá, cầu cống, kho bãi, sân
bay, bến cảng, thông tin liên lạc, các công trình điện, nước vận chuyển dầu, khí
đốt…) nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau. Đầu tư tăng thêm
vốn làm gia tăng năng lực sản xuất, tức là gia tăng sản lượng tiềm năng, là cơ sở để
tăng thêm sản lượng thực tế có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Đối với
các nước đang phát triển, vốn đang là nhân tố khan hiếm nhất hiện nay, trong khi đó
nó lại khơi nguồn để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác
cho tăng trưởng. Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế
của các nước đang phát triển. Song, tác động của các yếu tố này đến một mức độ
nhất định sẽ có xu hướng giảm dần và sẽ thay bằng các yếu tố khác.
- Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn vật chất, các tài sản vô
hình như giá trị thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, của nghành hay quốc gia và
các nguồn dự trữ quốc gia nhất là dự trữ tài chính là một yếu tố đầu vào của sản
xuất, có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế.
- Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có
thể mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận. Nhưng đứng về góc độ bài nghiên cứu thì
đầu tư chính là việc sử dụng một khoản tiền vào việc tạo ra tăng cường năng lực,
nhân lực cho nền kinh tế nhằm mục đích thu được khoản tiền lớn hơn trong tương
lai.
- Vậy vốn đầu tư là giá trị những khoản chi phí dùng để bù đắp những hao
mòn tài sản vật chất và tăng thêm tài sản vật chất mới. Vốn đầu tư trong nền kinh tế
bao gồm vốn đầu tư cho tài sản sản xuất và tài sản phi sản xuất.
Hình 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ vốn và thu nhập
Thu nhập Vốn
Tiết kiệm/Đầu tư
13
- Vai trò của vốn
+ Vốn đầu tư là chìa khóa tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, là yếu tố
tiền đề đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không những vậy, vốn đầu
tư vừa là yếu tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
+ Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Đối
với một số ngành lĩnh vực then chốt trọng điểm thường có nhu cầu vốn đầu tư rất
lớn, vì thế sự thiếu hụt vốn sẽ là một trở ngại của việc tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ làm tăng quy mô sản xuất thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Nguồn vốn bao gồm nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong điều
kiện nền kinh tế mở, vốn đầu tư quốc gia (I) bao gồm: vốn đầu tư trong nước (I
d
) và
vốn đầu tư nước ngoài (I
r
), nhằm tái sản xuất, duy trì, mở rộng các tài sản cố định; đổi
mới và bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành, cho các địa
phương, cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
I = I
d
+ I
r
= ∆K
+ Trong đó nguồn vốn trong nước được hình thành từ hai nguồn ngân sách
của chính phủ và tư nhân. Nguồn vốn này được tích lũy chủ yếu từ việc tiết kiệm
của ngân sách nhà nước và tư nhân trong nền kinh tế. Đối với nguồn vốn trong nước
thì nguồn vốn tư nhân đóng vai trò quan trọng bao gồm tích lũy của các doanh
nghiệp và hộ gia đình.
+ Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn chính thức nước ngoài và vốn tư nhân
nước ngoài. Ngày nay được hầu hết các quốc gia ở các nước đang phát triển chú
trọng nguồn vốn này. Bên cạnh những lợi ích nguồn vốn nước ngoài mang lại thì
vẫn tồn tại nhiều vấn đề tiềm ẩn, nguy cơ gây hại cho nền kinh tế đối với các quốc
gia nhận vốn đầu tư, đó là sự lệ thuộc, khủng hoảng nợ, gây hậu quả ô nhiễm môi
trường trong tương lai. Trong nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn viện trợ, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, các khoản vay ưu đãi đóng vai trò chủ yếu.
Nhìn chung, vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của
sự phát triển, còn nguồn vốn trong nước vẫn giữ vai trò quyết định sự phát triển
trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế bên cạnh tăng cường thu hút vốn ngoài nước
thì cần phải có những chính sách huy động nguồn vốn trong nước bằng cách tăng tỷ
lệ tiết kiệm nhằm tăng đầu tư.
14
* Lao đông (L)
Là một yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế. Lao động không chỉ thể hiện ở số lượng lao động, mà ở cả chất
lượng lao động, thể hiện đặc biệt ở kiến thức. Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại
hiện nay, người ta đánh giá rất cao vai trò của kiến thức và kỹ năng của lao động,
coi đây là một loại vốn - vốn năng lực làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia. Ở
các nước đang phát triển thường có hiện tượng thừa lao động có chất lượng thấp,
nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật và nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu
của công nghiệp hóa đất nước cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cả hai
mặt đó đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Theo quan điểm kinh tế chính trị: Lao động là hoạt động có mục đích ý thức
của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nghiên
cứu của con người.
- Chất lượng lao động được xem như là một loại vốn có đặc điểm không bị
hao mòn có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi được sử dụng, có khả năng di
chuyển và chia sẻ, được đầu tư thông qua giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế. Chất
lượng lao động được thể hiện qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình sức
khỏe của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi quy
định đang tham gia lao động và những người lao động không có việc làm nhưng
đang tích cực tìm việc.
- Vai trò của lao động trong tăng trưởng kinh tế: Lao động là nhân tố chủ động
trong quá trình sản xuất, là một yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất. Lao động lại là
người được hưởng lợi từ quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, động lực tăng
trưởng kinh tế. Không những vậy, chính những kỹ năng và trình độ chuyên môn của
người lao động phát sinh trong quá trình sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ
thuật làm tăng năng suất lao động.
- Đối với thị trường lao động thì được phân thành 3 loại thị trường:
+ Thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức là một loại thị trường có
nhiều doanh nghiệp lớn, công việc ổn định, có khả năng phát triển sản xuất kinh
doanh, hệ số co giãn cầu lớn. Ở thị trường này thường sử dụng công nghệ cao nên
15
đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, lao
động trong khu vực này thường có thu nhập cao và tương đối ổn định.
+ Thị trường lao động ở khu vực thành thị không chính thức có nhiều doanh
nghiệp nhỏ, vốn ít cơ sở vật chất thấp kém, lao động có tính chất cá nhân và hộ gia
đình. Đối với thị trường này có mặt bằng địa điểm nhỏ hẹp, sản phẩm đa dạng, tạo
ra nhiều lao động, thường không đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật, cung lao
động có hệ số co giãn lớn.
+ Thị trường lao động ở khu vực nông thôn luôn tồn tại một thị trường lao
động làm thuê, có hệ số cung lao động lớn và hệ số co giãn của cầu nhỏ.
1.2.3 Khoa học và công nghệ
Kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới; nhất là công nghệ cao là động lực quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và
tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
1.2.4 Thể chế chính trị và quản lý nhà nước
- Đây là nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác. Thể chế chính
trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; khắc phục được những khuyết tật của các
kiểu tăng trưởng kinh tế: gây ô nhiễm môi trường; phân hóa giàu nghèo
Qua đó cho thấy, muốn tăng trưởng kinh tế tốt phải đảm bảo thực hiện tốt các
nhân tố trên. Nhưng trong đó yếu tố con người và thể chế chính trị là hai nhân tố có
vai trò to lớn, đặc biệt là nhân tố con người.
1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH VẬN DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1.3.1 Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết kinh tế cổ điển đã được ra đời cách đây hơn 200 năm. Tác phẩm
“Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của của cải của các dân tộc” xuất bản
năm 1776 của Adam Smith (1723 – 1790) – là tác phẩm được coi là đánh dấu sự ra
đời của kinh tế học với tư cách là một môn khoa học riêng biệt. Nếu Adam Smith là
người sáng lập, thì David Ricardo (1772 – 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc
nhất. Tác phẩm nổi tiếng « những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa »