KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRỒNG
XEN CA CAO TRONG VƯỜN DỪA TẠI TỈNH BẾN TRE
----------------------
Qua thực tiễn công tác, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Phân tích các yếu
tố tác động đến hiệu quả kinh tế của trồng xen ca cao trong vườn dừa tại tỉnh
Bến Tre” nhằm đạt mục tiêu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận và thu nhập
của hộ trồng xen ca cao trong vừơn dừa tại tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đó thấy được
những vướng mắc, thử thách, khó khăn trong quá trình thực hiện và cuối cùng là
đưa ra một số biện pháp để phát triển ca cao trồng xen trong vườn dừa một cách
hiệu quả và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.
Trong luận văn này, tác giả đã phân tích và đánh giá khá toàn diện tình hình
kinh tế - xã hội tình Bến Tre và tình hình phát triển dừa chuyên và dừa xen ca cao ở
Bến Tre. Tác giả đã tổ chức thu thập thông tin ở 200 hộ nông dân trồng dừa xen ca
cao ở 07 xã thuộc 02 huyện Châu Thành và Giồng Trôm - Bến Tre, tạo cơ sở dữ liệu
tin cậy cho việc xây dựng các mô hình hồi qui phân tích các yếu tố ảnh hường đến
lợi nhuận và thu nhập của người trồng dừa xen ca cao là chi phí sản xuất và qui mô
diên tích canh tác.
Trên cơ sở lý thuyết, hiện trạng phát triển nông nghiệp của Bến Tre và kết
quả các mô hình hồi qui xây dựng được tác giả đề xuất được 02 nhóm giải pháp chủ
yếu là Nhóm giảm chi phí sản xuất và Nhóm hạn chế qui mô sản xuất nhỏ. Đồng
thời, ca cao là cây trồng mới của ngành nông nghiệp nên tác giả cũng đưa ra các
chính sách hỗ trợ để việc trồng dừa xen ca cao phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Đây là đề tài đầu tiên trên địa bàn nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu
quả kinh tế của dừa xen ca cao dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các hộ dân tại các
vùng sản xuất ca cao tập trung của tỉnh. Các nhận định, phân tích, đánh giá và kết
luận về vấn đề được đút kết từ quá trình nghiên cứu của chính tác giả. Do vậy, các
số liệu và phương pháp nghiên cứu trong luận văn này mang tính khoa học và thực
tiễn, các đơn vị trong ngành có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình chỉ đạo, điều
hành. Các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung
tâm khuyến nông, chính quyền các cấp, các hội, đoàn thể cũng có thể sử dụng tài
liệu này để phục vụ cho quá trình quản lý, hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất
và kinh doanh ca cao một cách bền vững.
TP. HCM, ngày 05 tháng 3 năm 2009
Tác giả
Huỳnh Thị Trúc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ TRÚC
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỀN HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA TRỒNG XEN CA CAO TRONG VƯỜN DỪA
TẠI TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ TRÚC
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỀN HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA TRỒNG XEN CA CAO TRONG VƯỜN DỪA
TẠI TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ
TP. Hồ Chí Minh - năm 2008
LỜI TRI ÂN
Sau thời gian được học tập, nghiên cứu chương trình Thạc sĩ tại Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, khoá 2- Fulbright - Khoa Kinh tế Phát triển.
Bản thân tôi đã được vinh dự tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm quí báu khả dĩ
vận dụng trong công tác thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm to lớn của Ban Giám hiệu, các Thầy
Cô của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế Phát triển
của quí Trường, Thầy Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Thầy
Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Đinh Phi Hổ đã tận tâm hướng dẫn tôi viết luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành biết ơn Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Bảo,
chuyên gia Viện kinh tế nông nghiệp quốc gia Lê Thị Phi Vân, chuyên gia Quỹ
động vật hoang dã thế giới (WWF) Phạm Minh Thảo, Lãnh đạo của sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, chuyên viên sở Kế hoạch và đầu tư Bến Tre
và các đồng nghiệp, Tập huấn viên trong Ban Quản lý dự án ca cao tỉnh Bến Tre đã
giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, tham gia ý kiến để hoàn
chỉnh luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp, đồng nghiệp phòng Kế hoạch và Đầu tư sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre và người thân đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành khoá học. Tôi cảm nhận sâu sắc và biết ơn. Tôi xin hứa sẽ
tiếp tục phấn đấu để được học tập và công tác tốt hơn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Trúc
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian học tập, tôi được Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh phân công viết đề tài tốt nghiệp với nội dung “Phân tích các yếu tố tác động
đến hiệu quả kinh tế của trồng xen ca cao trong vườn dừa tại tỉnh Bến Tre” .
Được sự hướng dẫn của Thầy Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Phi Hổ, tôi đã nỗ
lực, nghiêm túc nghiên cứu tài liệu, tổ chức điều tra, xử lý số liệu, viết luận văn theo
yêu cầu của Nhà trường. Tôi xin cam đoan rằng, những hồ sơ, tài liệu, số liệu làm
căn cứ để viết đề tài là có thật, đã được tôi tìm tòi, thu thập, soạn thảo một cách
trung thực, chính xác. Tôi cũng xin cam đoan rằng, những nhận định, kết luận và đề
xuất, kiến nghị là của chính bản thân tôi.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, khả năng bản thân cũng có hạn nên không thể
tránh khỏi những sai sót trong quá trình biên soạn, xử lý tài liệu. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý xây dựng của quí đọc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bến Tre, ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tác giả Huỳnh Thị Trúc
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN VĂN: ..................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ...............................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 3
4.3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 4
4.4. Qui trình nghiên cứu : ................................................................................... 5
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN : ..........................6
5.1-Về mặt lý luận: .............................................................................................. 6
5.2-Về mặt thực tiễn: ........................................................................................... 6
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ............................................................................7
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ...............................................................8
1.1-CƠ SỞ LÝ THUYẾT : ......................................................................................8
1.1.1-Khái niệm của sản xuất nông nghiệp: ......................................................... 8
1.1.2- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:.......................................................... 8
1.2-CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN: ....................................................................9
1.2.1- Lý thuyết kinh tế:....................................................................................... 9
1.2.2.- Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào:...................... 10
1.2.3-Lý thuyết về tăng năng suất lao động trong nông nghiệp: ......................... 13
1.2.4-Lý thuyết về vốn trong sản xuất nông nghiệp............................................ 17
1.2.5- Lý thuyết về thay đổi công nghệ trong nông nghiệp :............................... 17
1.2.5.1-Kiến thức nông nghiệp:........................................ .................... ........18
1.2.5.2- Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp ..... 19
1.3- MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ CA CAO : ..........20
1.3.1- Tại Việt Nam :........................................................................................ 20
1.3.2- Trên thế giới : ......................................................................................... 24
1.4- MÔ HÌNH LỰA CHỌN :...............................................................................27
1.4.1-Lựa chọn các biến :................................................................................... 27
1.4.1.1- Biến phụ thuộc: ................................................................................ 27
1.4.1.2- Các biến độc lập:.............................................................................. 28
1.4.2- Mô hình:.................................................................................................. 29
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA TRỒNG DỪA XEN CA CAO TẠI BẾN TRE
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE : .........33
2.1.1-Tình hình chung: ...................................................................................... 33
2.1.2-Tình hình kinh tế xã hội:........................................................................... 33
2.2- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỪA CHUYÊN VÀ DỪA XEN CA CAO: .......37
2.2.1- Trồng dưà chuyên :.................................................................................. 37
2.2.2- Trồng dừa xen ca cao :............................................................................. 38
2.3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI BẾN TRE : ..................................................40
2.3.1- Thống kê mô tả :...................................................................................... 40
2.3.2- Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui .......................................... 41
2.3.2.1. Chi phí sản xuất : .............................................................................. 43
2.3.2.2. Chi phí lao động :.............................................................................. 44
2.3.2.3. Vốn sản xuất : ................................................................................... 44
2.3.2.4. Diện tích đất canh tác :...................................................................... 45
2.3.2.5- Kiến thức nông nghiệp :.................................................................... 47
2.4- KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI : ..................................................................48
2.4.1- Đối với thu nhập gia đình: ....................................................................... 49
2.4.1.1-Kết quả mô hình hồi qui :................................................................... 49
2.4.1.2- Ý nghĩa của các tham số: .................................................................. 50
2.4.2- Đối với lợi nhuận:.................................................................................... 51
2.4.2.1-Kết quả mô hình hồi qui của Lợi nhuận: ............................................ 51
2.4.2.2- Ý nghĩa của các tham số: .................................................................. 52
2.5- KẾT LUẬN :..................................................................................................53
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA TRỒNG DỪA XEN CA CAO TẠI BẾN TRE………………………55
3.1- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:........................................................................55
3.1.1- Nhóm gỉai pháp giảm chi phí sản xuất : ................................................... 55
3.1.2- Nhóm giải pháp hạn chế qui mô diện tích nhỏ : ....................................... 57
3.2- CÁC CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ : ..................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…….…………..………………………………………….60
1-KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :.............................................................60
2- GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN : ........................................................................62
2.1- Số lượng mẫu điều tra:................................................................................ 62
2.2-Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp tục:................................................................. 62
3- KIẾN NGHỊ :....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..64
PHẦN PHỤ LỤC………………………. ..... ………………………….............….66
Phụ lục 1 - Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình tại tỉnh Bến Tre........................... 66
Phụ lục 2 - Đách đánh giá kiến thức nông nghiệp của hộ trồng dừa xen ca cao.......73
Phụ lục 3 - Các kết quả phân tích hồi quy.................................................................74
Phụ lục 4 - Các số liệu về ca cao...............................................................................76
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB:
Ngân hàng phát triển Châu á
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cữu Long
CTK:
Cục Thống kê
FAO
Tổ chức lương nông thế giới
ICCO :
Tổ chức ca cao thế giới
Ha:
Hecta
HSX:
Hộ sản xuất
HTX:
Hợp tác xã
IPM:
Quản lý dịch hại tổng họp
KTXH:
Kinh tế - xã hội
LĐNN:
Lao động nông nghiệp
Ln:
Logarit cơ số e.
NXB:
Nhà xuất bản
NGTK:
Niên giám thống kê
GAP:
Thực hành nông nghiệp tốt
NSLĐ:
Năng suất lao động
ODA:
Hỗ trợ phát triển chính thức
TCTK:
Tổng cục Thống kê
USD:
Đô la Mỹ
VND:
Việt Nam đồng
WB:
Ngân hàng thế giới
WTO:
Tổ chức thương mại thế giới
WWF:
Quỹ động vật hoang dã thế giới
WCF:
Quỹ tài trợ phát triển ca cao thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1- Tiêu chuẩn chất lượng hạt ca cao Việt Nam.............................................23
Bảng 1.2- 10 quốc gia hàng đầu về nhập khẩu hạt ca cao.......................................25
Bảng 1.3- Sản lượng ca cao thế giới (nghìn tấn) ....................................................27
Bảng 2.1- Thu nhập và lợi nhuận của dừa chuyên..................................................38
Bảng 2.2- Diện tích ca cao trồng xen tại Bến Tre năm 2007 ..................................39
Bảng 2.3- Các yếu tố năng suất của ca cao……………………………………………….39
Bảng 2.4-Các giá trị trung bình của dừa chuyên và dừa xen ca cao........................40
Bảng 2.5: Số mẫu điều tra tại 02 huyện thuộc tỉnh Bến Tre ...................................41
Bảng 2.6: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui ........................................41
Bảng 2.7-Diện tích trồng xen dừa – ca cao của các hộ gia đình tại Bến Tre ..........45
Bảng 2.8: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy ...........................................................49
Bảng 2.9: Hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.........................49
Bảng 2.10: Hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.......................49
Bảng 2.11: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy .........................................................51
Bảng 2.12: Hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.......................51
Bảng 2.13: Hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.......................52
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................5
Hình 1.1: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp .............15
Hình 1.2- Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp thế giới ............16
Hình 1.3- Ca cao trồng tại các tỉnh của việt nam………………………….……….21
Hình 2.1- cây dừa trồng tại Bến Tre......................................................................37
Hình 2.2- Ca cao trồng xen trong vườn dừa tại Bến Tre.........................................38
Hình 2.3a: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và thu nhập hộ gia đình ........43
Hình 2.3b: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và lơi nhuận .........................44
Hình 2.4: Đồ thị mối quan hệ giữa vốn sản xuất với lơi nhuận...............................45
Hình 2.5a: Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích canh tác và lợi nhuận.......................46
Hình 2.5b: Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích canh tác và lợi nhuận ......................46
Hình 2.6: Đồ thị mối quan hệ giữa kiến thức nông nghiệp với lợi nhuận...............48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN VĂN:
Ca cao có tên khoa học là (Theobroma Cacao) thuộc họ Sterculiaceae và còn
được chia ra làm nhiều loại khác, quan trọng nhất là các loại Criollo, Forastero và
Trinitario. Ca cao có nguồn gốc hoang dại từ lưu vực sông Amazon phát triển sang
các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ. Các nước có sản xuất ca cao hàng
đầu trên thế giới và tác động đến lượng cung cầu của Ca cao trên thế giới là Bờ biển
Ngà, Ghana, Brazil, Indonesia và Malaysia, các nước nầy hàng năm sản xuất trên
2.581.000 tấn, chiếm 84% sản lượng Ca cao trên thế giới.
Ở Việt Nam, ca cao đã được người Pháp du nhập từ lâu và trồng rải rác ở
nhiều vùng địa lý khác nhau từ đồng bằng sông Cửu Long đển cao nguyên Nam
Trung Bộ. Vào những năm 1960, 1970, 1980 cây ca cao ở Bến Tre phát triển rất
thuận lợi, mặc dù cây phát triển và cho trái tốt nhưng do không có cơ sở thu mua
hạt nên chương trình ca cao thất bại. Từ năm 2000 đến nay với sự hổ trợ của
Trường Đại Học Nông lâm, dự án SUCCESS Alliance và dự án 10.000 ha ca cao
Bến Tre đã trồng được 3.063 ha ở 7 huyện thị.
Nhu cầu ca cao trên thế giới tăng đều trong khi vùng sản xuất ca cao chính là
Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết và dịch bệnh, làm
giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao. Một cơ hội để Việt Nam đa dạng
hóa các sản phẩm nông nghiệp của mình dựa trên việc thúc đẩy và gia tăng thu nhập
trong khu vực nông thôn bằng cách hình thành và phát triển các vườn trồng ca cao.
Đồng thời, Việt Nam hội đủ các điều kiện để phát triển thành một trong những quốc
gia tiềm năng dẫn đầu trong việc cung cấp phần thiếu hụt nhu cầu về ca cao trên thế
giới tăng một cách bền vững.
Gần đây nhất, chính phủ Việt Nam cũng đã chú trọng hỗ trợ phát triển ngành
sản xuất ca cao và đã xây dựng một kế hoạch trồng 100.000 héc ta ca cao tại bốn
vùng trọng điểm bao gồm 28 tỉnh được qui hoạch để sản xuất ca cao: Tây Nam, Tây
2
Nguyên, duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Một số cơ quan, viện
nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu và thử nghiệm các giống ca cao khác nhau.
Chính quyền địa phương một số tỉnh cũng khuyến khích mở rộng diện tích trồng ca
cao như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước và Đắc
Lắc.
Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Bến Tre đang hình thành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến hành một loạt các cải cách cùng nhận
thức mới về phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đạt hiệu quả và chất lượng cao.
Với 44.423 ha đất trồng dừa cho sản lượng hàng năm là 297 triệu trái dừa, trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì diện tích vườn dừa khá ổn định và năng suất
vườn dừa được tăng lên nhờ các áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến.
Cuộc sống của người trồng dừa vẫn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ
bấp bênh, giá cả thấp không ổn định nên thu nhập trên một ha vườn dừa chưa cao.
Điều này cho thấy cần thiết phải nghiên cứu để chọn ra những loại cây xen canh
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Qua quá
trình điều tra khảo sát thị trường trong và ngoài nước, đồng thời khai thác tiềm năng
các loại cây nhiệt đới có ưu thế phát triển ở Tỉnh Bến Tre và mô hình sản xuất có
hiệu quả trong những năm qua, Bến Tre đã chọn ca cao là cây trồng xen trong vườn
dừa ở quy mô nông hộ nhỏ. Ca cao là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, sản
phẩm ca cao có chứa nhiều chất bổ dưỡng, là nguyên liệu quan trọng cho công
nghiệp chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới ngày càng tăng,
giá cả ít biến động trong mười năm qua vì thế ca cao sẽ đóng góp tích cực vào việc
và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, để có thể chứng minh việc trồng ca cao xen trong vườn dừa rất khả
thi trong việc nâng cao thu nhập của nông dân trên một đơn vị đất canh tác thì việc
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng xen ca cao trong vườn dừa là
rất cần thiết . Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác
động đến hiệu quả kinh tế của trồng xen ca cao trong vườn dừa tại tỉnh Bến Tre”
nhằm đáp ứng phát triển ca cao trồng xen trong vườn dừa ở tỉnh Bến Tre.
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Ứng dụng các lý thuyết về kinh tế nông nghiệp, lý thuyết về thay đổi công
nghệ trong nông nghiệp và lý thuyết các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp
vào thực tiễn kinh tế địa phương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng xen ca cao trong vườn dừa ở Bến
Tre.
- Tìm ra các giải pháp thích hợp để phát triển mô hình ca cao xen trong vườn
dừa.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:
- Thứ nhất: mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa có hiệu quả kinh tế hơn
trồng dừa chuyên ?
- Thứ hai: xác định các yếu tố chính ảnh huởng đến hiệu quả kinh tê của hộ gia
đình trồng ca cao trồng xen trong vườn dừa?
- Thứ ba : mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính đó đến hiệu quả kinh tế của
hộ gia đình trồng ca cao trồng xen trong vườn dừa như thế nào?
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Dừa và ca cao được sản xuất chủ yếu ở loại hình kinh tế hộ, vì vậy đối
tượng nghiên cứu sẽ là các hộ gia đình trồng dừa chuyên và dừa xen ca cao có diện
tích cho sản phẩm tại các khu vực tập trung.
- Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hộ sản xuất phát triển dừa chuyên và
dừa xen ca cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Lựa chọn huyện và xã trồng dừa và ca cao có diện tích tập trung và đặc trưng
của tỉnh, cụ thể gồm có:
4
- Châu Thành là một trong những huyện đầu tiên thử nghiệm trồng ca cao xen
trong vườn dừa ở Bến Tre, hiện có diện tích trồng và sản lượng lớn nhất của tỉnh và
chọn 4 xã đại diện là: Tân Thạch, An Khánh, Phú Túc và Phú Đức.
- Giồng Trôm là huyện có thời gian bắt đầu trồng ca cao xen trong vườn dừa
muộn hơn so với những huyện khác trong tỉnh nhưng lại có mức độ tăng diện tích
và năng suất cao và ba xã đại diện là: Phong Nẩm, Châu Hòa và Châu Bình.
- Thời gian: số liệu đánh giá từ 2000 -2007, thời gian nghiên cứu của đề tài
06 tháng cuối năm năm 2008.
- Nội dung:
Hiện trạng các hộ trồng dừa ở Bến Tre, tính khách quan nhu cầu nâng
cao thu nhập của người trồng dừa.
Phân tích hiệu quả kinh tế của việc trồng dừa chuyên và trồng dừa
xen ca cao ở tỉnh Bến Tre.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững trồng dừa
xen ca cao.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết: lý thuyết về tăng năng suất lao động trong
nông nghiệp, lý thuyết về thay đổi công nghệ trong nông nghiệp, lý thuyết về các
yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp để đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Sử dụng mô hình nghiên cứu: mô hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố
tác động đến thu nhập của hộ nông dân qua 02 mô hình dừa chuyên và dừa – ca cao.
- Loại số liệu được sử dụng: là số liệu định tính và định lượng, gồm cả số liệu
sơ cấp và số liệu thứ cấp.
- Số liệu thứ cấp gồm: thống kê về diện tích, năng suất sản lượng và hộ trồng
dừa và dừa-ca cao giai đoạn 2000- 2007.
- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng dừa và dừa xen ca cao trên
cơ sở tập hợp mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên tại các xã, theo biểu mẫu điều tra. Số
lượng mẫu được phân bổ theo quy mô tập trung của các xã.
5
- Nhập và xử lý số liệu bằng các phần mềm: Số liệu thu thập được mã hóa,
nhập liệu, làm sạch dữ liệu, phân tích thống kê mô tả và kiểm định thang đo bằng
phần mềm SPSS for Windows 15.0. Báo cáo nghiên cứu cuối cùng sẽ được viết dựa
trên các số liệu đã xử lý và phân tích bằng các phương pháp phân tích thống kê mô
tả và phân tich hồi qui.
4.4. Qui trình nghiên cứu :
Từ mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, xây dựng bản điều ta sơ bộ lần 1. Tuy
nhiên, bản điều tra sơ bộ lần 1 với các thang đo chưa qua khảo sát thực nghiệm nên
có thể chưa phù hợp đối với tình hình của các hộ nông dân tại Bến Tre.
Vì vậy, bước tiếp theo là nghiên cứu định tính thảo luận với 10 cán bộ kỹ thuật
nông nghiệp và khuyến nông trong tỉnh. Sau khi nghiên cứu định tính bản phỏng
vấn sơ bộ lần 2 được phát triển và sử dụng phỏng vấn thử 10 hộ nông dân để tiếp
tục hiệu chỉnh. Kết quả bước này là xây dựng bản phỏng vấn chính thức dùng cho
nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu được phác họa ở hình 4.1.
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu định tính
Thảo luận với CBKT
Bản điều tra sơ bộ
Khảo sát thử
n=10
Bản điều tra chính thức
Nghiên cứu định lượng
n=200
Nhập và xử lý số liệu
Viết báo cáo
6
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN :
5.1-Về mặt lý luận:
- Vận dụng mô hình Kinh tế lượng vào việc phân tích các tác động của một số
yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ nông dân trồng dừa xen ca cao.
- Nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết về Kinh tế nông nghiệp nhằm
giải thích thực trạng sản xuất và những khó khăn, thử thách của việc sản xuất ca cao
xen trong vườn dừa từ đó đề ra giải pháp trồng dừa xen ca cao một cách hiệu quả.
5.2-Về mặt thực tiễn:
- Đây là đề tài đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhằm phân tích, chứng minh
những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu qua kinh tế của việc trồng dừa xen ca cao tại
tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó thấy được những vướng mắc, thử thách, khó khăn trong
quá trình thực hiện và cuối cùng là đưa ra một số biện pháp để phát triển ca cao tại
Bến Tre.
- Đây cũng là nội dung điều tra khảo sát đầu tiên đến cây ca cao sử dụng số
liệu điều tra, thu thập được tại địa phương để chứng minh các yếu tố liên quan và
tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhtế của trồng dừa xen ca cao.
- Sau quá trình phân tích, tác giả đã kết luận và đề xuất các giải pháp phát
triển ca cao trồng dừa xen ca cao phù hợp.
- Các số liệu và phương pháp nghiên cứu trong luận văn này mang tính thực
tiễn nên các địa phương có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình chỉ đạo, điều hành.
Các cơ quan chức năng như Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Điều
phối ca cao quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông, chính
quyền các cấp, các hội, đoàn thể cũng có thể sử dụng tài liệu này để phục vụ cho
quá trình quản lý, hỗ trợ cho nông hộ phát triển sản xuất kinh doanh ca cao trồng
xen trong vườn dừa.
7
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết kinh tế có liên quan đến hàm sản
xuất, chi phí, lợi nhuận, đất, lao động và đề cập một số công trình nghiên cứu điển
hình trong và ngoài nước. Từ đó, có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn xác định
những yếu tố chính tác động đến hiệu quả kinh tế của trồng dừa xen ca cao; đồng
thời có thể thấy được điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước
đó.
- Chương 2: Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của việc
trồng dừa xen ca cao.
Đây là chương sẽ trình bày các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên
cứu thực trạng dừa và ca cao của Bến Tre nói riêng. Các nội dung chính gồm có:
+ Nghiên cứu điển hình về sản xuất ca cao Việt Nam và thế giới.
+ Tác động của các yếu tố chính đến hiệu quả kinh tế của trồng dừa xen ca
cao tại Bến Tre. Các tác động nầy được xác định bởi các yếu tố và kết quả của mô
hình kinh tế lượng.
- Chương 3: các giải pháp phát tiển trồng dừa xen ca cao tại tỉnh Bến Tre.
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với phân tích tình hình thị
trường, định hướng phát triển ngành ca cao Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ mới, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi ý cho các địa
phương, các tổ chức và ban ngành liên quan, các công ty kinh doanh ca cao trong
nước cần quan tâm thực hiện nhằm góp phần ổn định và tăng thu nhập cho hộ nông
dân có thể tham khảo ứng dụng.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1-CƠ SỞ LÝ THUYẾT :
Mục tiêu của Chương 1 là hệ thống các nội dung cơ bản về lý thuyết kinh nông
nghiệp nhằm phát triển thang đo lường các biến nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để
phát triển giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu.
1.1.1-Khái niệm của sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi gia súc, gia cầm… (Đinh Phi Hổ, 2008). Nông nghiệp là một ngành kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi
công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn
gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông
tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ giới hóa
trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người
nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng
máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán
ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản
xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực,
thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt,
cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống...
1.1.2- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
9
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu đặc biệt. Đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Trong sản xuất
nông nghiệp, sự họat động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất
nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực(Đinh
Phi Hổ,2008).
1.2-CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN:
1.2.1- Lý thuyết kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong xem xét đánh
giá đơn vị, ngành sản xuất. Về mặt khái niệm chung, hiệu quả kinh tế được hiểu là
“việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả nhất để sản xuất ra hàng hóa và
dịch vụ nhằm mang lại lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất”1. Tùy theo từng trường
phái khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau mà các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế cũng khác nhau.
Đối với thu nhập của hộ nông dân trồng dừa và dừa xen ca cao, chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế thường dùng nhất là thu nhập ròng và thu nhập của hộ nông dân
(FLI). Thu nhập của hộ nông dân là giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của quá
trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
- Thu nhập gộp - giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của giá bán
sản phẩm và tổng sản lượng đầu ra.
n
TR =
∑Q P
i =1
i
i
Qi : khối lượng sản phẩm thứ i (tính trên ha)
Pi : giá đơn vị sản phẩm thứ i (tính trên ha)
- Thu nhập ròng - lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, thu
nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất.
P = TR – TC
- Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao
động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
FLI = P + LC
1
Theo Wikipedia 2008
10
LC = ngày công x đơn giá thị trường
- Tỉ suất lợi nhuận là tỉ số giữa lợi nhuận so với tổng chi phí , dùng để đánh giá
hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp so với chi phí bỏ ra.
P
PCR = TC x100
1.2.2.- Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào:
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu
ra hay còn được gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất do
lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối tương
quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn mối
quan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản
lượng đầu ra”2 hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa
có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định
tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”3. Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Y= f (X1, X2, X3, X4..., Xn)
Với: Y là sản lượng đầu ra; Xi là số lượng yếu tố đầu vào thứ i
Các yếu tố đầu vào được chia thành ba nhóm:
- Nhóm 1 là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc,
và nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô sản
xuất. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm có: đất, hệ
thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng,
phân bón, thuốc hoá học, nguyên vật liệu.
- Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động,
chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm.
- Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như công nghệ,
thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các
yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với
2
3
David Beg “Kinh tế hoc”, bản dich Nhà xuất bản Thống kê 2007, trang 105
Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Trường ĐHKT. TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê 2007, trang 84
11
mỗi kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy nhiên, mối
quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và
trong dài hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào trong
ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
- Trong ngắn hạn: Do trong ngắn hạn các yếu tố đầu vào cố định - biểu thị
cho các hàng hóa không sử dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất
đai và máy móc thiết bị, không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng hay giảm sản
lượng chỉ có thể bằng cách thay đổi lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên,
nhiên vật liệu, lao động trực tiếp mà thôi. Trong nông nghiệp những yếu tố biến đổi
trong ngắn hạn chủ yếu là yếu tố phân bón, nước tưới và lao động.
+ Năng suất trung bình của yếu tố đầu vào biến đổi (APXi) đánh giá mức độ
đóng góp của yếu tố đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất, APXi = Y/ Xi, còn
năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi (MPXi) sẽ xác định mức gia tăng
của sản lượng khi tăng một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó trong điều kiện giữ
nguyên các yếu tố sản xuất khác, công thức tính: MPXi=∆Y/ ∆Xi.
+ Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm
cho sản lượng tăng theo, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào năng suất cận
biên và năng suất trung bình của yếu tố đó đều tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng
nhanh, nhưng khi lượng tăng vượt quá một mức nhất định thì sẽ làm cho năng suất
trung bình và năng suất cận biên của yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất
cận biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm. Hiện tượng này có tính quy luật, một quy
luật về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một
yếu tố, quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự
tăng thêm đầu vào biến đổi này dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần4. Mối
quan hệ giữa MPX, APXi, và Y như sau:
MPXi > APXi thì APXi tăng dần; MPXi>0 thì Y tăng dần
MPXi < APXi thì APXi giảm dần;
MPXi = APXi thì APXi đạt cực đại.
4
MPXi < 0 thì Y giảm dần
MPXi = 0 thì Y đạt cực đại
David Beg-Kinh tế hoc, bản dich Nhà xuất bản Thống kê 2007, trang 116
12
Như vậy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận
biên và năng suất bình quân bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi đó
vẫn còn khi năng suất cận biên của nó dương, và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng
suất cận biên bằng 0.
- Trong dài hạn: Trong dài hạn tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó
khả năng thay đổi sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản
lượng đầu ra trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết
định quy mô của sản xuất trong dài hạn. Hiệu suất của việc gia tăng quy mô sản
xuất có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: tỷ lệ tăng sản lượng bằng tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
-hiệu suất không đổi theo quy mô.
+ Trường hợp 2: tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu
vào - hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô.
+ Trường hợp 3: tỷ lệ tăng sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu
vào - hiệu suất giảm theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ thấy rõ điều này, ban đầu
Y1=A. Kα.Lβ
Nếu tăng K và L lên hai lần khi đó:
Y2 = A. (2K)α. (2L)β = A.2(α+β)Kα.Lβ = 2(α +β). Y1
Nếu α +β =1 thì Y2= 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô.
Nếu α +β >1 thì Y2>Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất tăng dần theo quy mô –
tính kinh tế của quy mô.
Nếu α +β <1 thì Y2
tính phi kinh tế của quy mô.
Nguyên do dẫn đến tính kinh tế của quy mô là đặc tính không thể chia nhỏ của
sản xuất, chuyên môn hóa và lợi thế sản xuất quy mô lớn, còn lý do dẫn đến tính phi
kinh tế của quy mô là rắc rối trong công tác quản lý và bất lợi về vị trí địa lý của nơi
sản xuất, yếu tố công nghệ và toàn cầu hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế của quy mô.
13
1.2.3-Lý thuyết về tăng năng suất lao động trong nông nghiệp:
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông
nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệp là lao động của chính gia
đình làm nông nghiệp và lao động đi thuê. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác
đã thu hút lao động từ nông nghiệp sang do đó về mặt lượng lao động nông nghiệp
có xu hướng giảm dần.
- Mô hình Todaro (1990) nhận định quá trình phát triển nông nghiệp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nền nông nghiệp độc canh trong canh tác sang đa dạng hóa và
chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh. Tương ứng là sự thay đổi tăng trưởng nông
nghiệp do thay đổi phương thức phát triển theo bề rộng (Extensification) sang
phương thức phát triển theo chiều sâu (Intensification) trên cơ sở của tăng năng suất
lao động.
- Mô hình Sung Sang Park : Theo Park S.S (1992), trong giai đoạn phát
triển, tăng trưởng nông nghiệp do nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và
chính nó quyết định nâng cao thu nhập cho nông dân. Năng suất lao động nông
nghiệp phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố là quy mô đất và năng suất đất.
Năng suất lao động nông nghiệp (APLA) là sản lượng hoặc giá trị tổng sản
lượng nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giá cố định), công
thức tính:
APLA = YA/LA =YA/S * S/LA
Trong đó: YA là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
LA là số lượng lao động nông nghiệp
S là diện tích đất gieo trồng
Từ công thức thấy được năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng
suất đất (YA/S) và hệ số đất – lao động (S/LA), do đó muốn tăng năng suất lao động
nông nghiệp cần phải tăng hoặc YA/S hoặc S/LA hoặc cả hai. Tác động của từng yếu
tố năng suất đất và yếu tố hệ số đất – lao động đối với sản lượng tùy thuộc vào quá
trình phát triển của nông nghiệp, thông qua lý thuyết hàm sản xuất nông nghiệp tăng
trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà kinh tế SS. Park (1992) sẽ thấy được
14
mối tương tác một cách rõ nét. Theo SS. Park sản xuất nông nghiệp phát triển qua
ba giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn sơ khai: đây là thời kỳ công nghệ chưa phát triển, sản xuất
nông nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên (N) như đất, nước, khí hậu, và lao
động. Năng suất đất có xu hướng giảm dần do khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của
đất và chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động, do
vậy để tăng sản lượng chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích nghĩa là tăng S/LA.
Mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng và các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm
sản xuất: Y = F(N, LA).
+ Giai đoạn đang phát triển: do đất bị giới hạn về diện tích nên không thể
tiếp tục mở rộng quy mô đất, trong khi lao động nông nghiệp vẫn đang ở trạng thái
dư thừa dẫn đến S/LA giảm, vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phảm
nông nghiệp, bắt buộc phải tăng năng suất đất. Với thành tựu của ngành công
nghiệp về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các giống mới có năng suất cao của
cuộc cách mạng xanh cùng sự phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp thêm
những yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sự tăng trưởng của sản
lượng, giai đoạn này YA/S tăng mạnh nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật năng
suất biên giảm dần, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón, thuốc hóa học, lao động đến
một mức nào đó sẽ làm giảm YA/S và sản lượng. Hàm sản xuất của giai đoạn đang
phát triển: Y = F (N, L) + F (R)
Trong đó R là các yếu tố đầu vào từ công nghiệp.
+ Giai đoạn phát triển cao: khi nền kinh tế toàn dụng, công nghiệp và dịch
vụ phát triển mạnh thu hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang, giảm tối đa
lượng lao động trong nông nghiệp, do vậy giảm lượng lao động trên một đơn vị
diện tích và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy
móc, công nghệ hiện đại). Giai đoạn này sản lượng tăng do cả hai năng suất đất và
hệ số đất - lao động đều tăng, và hàm sản xuất có dạng:
Y = F (N, L) + F(R) + F(K)
trong đó K là vốn sản xuất.