Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

thực hành sinh học chức năng động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 24 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM










THỰC HÀNH
SINH HỌC CHỨC NĂNG ĐỘNG VẬT














Tp. HCM, tháng 10 năm 2012


2

BÀI 1: NHUỘM TIÊU BẢN MÁU VÀ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BẠCH CẦU

1.1 MỤC ĐÍCH
Nhận diện, phân biệt các loại tế bào máu từ mẫu tiêu bản máu chuột nhắt trắng
(Mus musculus var. Albino) đã nhuộm giemsa
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bạch cầu là những tế bào có nhân, có khả năng di động, hình dạng kích thước
thay đổi tùy loại bạch cầu. Bạch cầu được chia làm hai loại: bạch cầu có hạt và bạch
cầu khơng hạt. Sự bắt màu có thể khác nhau khi nhuộm các thuốc nhuộm khác nhau.
1.2.1 Bạch cầu không hạt (Agranulocytes)
Khi nhuộm, các tế bào này không có các hạt bắt màu ở nguyên sinh chất.
1.2.1.1. Bạch cầu Lymphocyte: dòng này có 2 loại là Lymphocyte B và
Lymphocyte T. Tế bào tròn, nhân hình cầu, nguyên sinh chất hẹp, ưa kiềm, quanh
nhân có viền sáng (Hình 1.1).





Hình 1.1. Hình thái các bạch cầu không hạt
Lymphocyte to có kích thước 6-10 µm, nhân tròn bắt màu tím xanh, nhiễm
sắc thô, nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời, có viền xanh thẫm ngoại vi.
Lymphocyte nhỏ có kích thước 5-9 µm, nhân tròn, nhiễm sắc thô, bắt màu tím sẫm,
chiếm 9/10 thể tích tế bào. Nguyên sinh chất ưa base mạnh, khi nhuộm bắt màu
xanh.
1.2.1.2. Bạch cầu Monocyte: tế bào lớn, tròn, kích thước 20–25 µm, nguyên
sinh chất bắt màu xanh, nhân hình bầu dục hoặc hạt đậu, bắt màu tím đen (Hình
1.1). Tế bào có khả năng thực bào.

Lymphocyte
Monocyte
3

1.2.2 Bạch cầu có hạt (Granulocytes)
Là những tế bào mà trong nguyên sinh chất của chúng có hạt, dựa vào sự bắt
màu của các hạt này, người ta chia ra làm 3 loại tế bào khác nhau (Hình 1.2).





Hình 1.2. Hình thái các bạch cầu có hạt
1.2.2.1. Bạch cầu trung tính (neutrophile): thường chiếm tới 65% tổng số
bạch cầu. Kích thước 10-15 µm, nhân thắt eo, phân thùy, nguyên sinh chất có hạt
tròn 0,2-0,4 µm, khi nhuộm, các hạt có màu hồng-xanh tím. Các hạt nguyên sinh
chất này có chứa este của acid hyanuronic là thành phần quan trọng của glycogen
(đường động vật). Các tế bào này cũng có khả năng thực bào.
1.2.2.2. Bạch cầu ưa acid (eosinophile): kích thước 10-15 µm, nhân thắt eo,
chia thùy. Nguyên sinh chất có hạt to, tròn đều khoảng 1µm, hạt ưa acid bắt màu da
cam. Bản chất hạt acid chứa nhiều histon, có thể cả histamine và acetylcholin cao,
pH rất acid (khoảng 2).
1.2.2.3. Bạch cầu ưa base (basophile): kích thước 10-15 µm, nhân thắt eo,
chia đoạn. Nguyên sinh chất có nhiều hạt màu xanh methylen hoặc xanh toluidin.
Hạt tế bào chất rất to khoảng 1-2 µm và chúng phân bố không đều trong nguyên
sinh chất.
Bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Một người trưởng
thành có số lượng bạch cầu dao động từ 5000-10000 tế bào/ml máu và thường chỉ
chiếm 1% tổng số tế bào máu.
Trong tình trạng bệnh lý, số lượng, hình dạng bạch cầu thay đổi dẫn đến tỉ lệ các loại

bạch cũng thay đổi theo. Đây là đặc điểm của bạch cầu mà người ta thường dùng
trong chẩn đốn trạng thái sinh lý, bệnh lý cơ thể.
Basophile
Eosinophile
Neutrophile
4


1.3 VẬT LIỆU – PHƢƠNG PHÁP
1.3.1 Vật liệu
1.3.1.1 Mẫu vật
- Chuột
1.3.1.2. Hóa chất
- Dầu cèdre
- Xylene
- Ethanol 70
o

- Thuốc nhuộm Giemsa
1.3.1.3. Dụng cụ và thiết bị
- Đèn chiếu sáng bóng tròn
- Kim tiêm 1 ml
- Lame
- Ống giữ chuột
- Giấy lau kính
- Găng tay
- Gòn thấm
- Kính hiển vi
1.3.2. Phƣơng pháp
1.3.2.1 Cách lấy mẫu máu

- Chiếu đèn bóng tròn cho chuột giãn nở tĩnh mạch máu
- Giữ chuột bằng cách cho chuột ống giữ chuột
- Giữ chặt phần đuôi gần mông bằng ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay trái, phần
đầu của đuôi chuột được giữ chặt bằng ngón tay áp út và ngón tay cái của tay trái.
- Canh vị trí chích máu đuôi cách đầu phải lame khoảng 1,5 cm.
- Dùng tay phải cầm kim chích vào tĩnh mạch đuôi chuột, nhỏ 1 giọt máu lên lame.
1.3.2.2 Cách trải lame (Hình 1.3)
- Dùng một lame khác chạm vào giọt máu nghiêng một góc 30-45
0
so với lame chứa
giọt máu
5

- Kéo nhẹ lame từ đầu này sang đầu kia vẫn giữ nguyên 1 góc 30-45
0
, tốc độ đẩy lame
vừa phải. Sau đó để khô tự nhiên.















Hình 1.3. Cách dàn tiêu bản máu
1.3.2.3 Cách cố định mẫu
- Lame trải mẫu máu sau khi khô tự nhiên được nhúng vào trong lọ chứa ethanol 70
0

trong 15-20 giây.
- Sau đó, lấy mẫu ra để khô tự nhiên.
1.3.2.4 Cách nhuộm mẫu
- Lame chứa mẫu máu (đã cố định) được nhỏ Giemsa đều lên mặt trải mẫu, để yên
trong 15 phút
- Sau đó rửa tiêu bản bằng nước cất nhẹ nhàng. Để lame khô tự nhiên.
1.3.2.5 Cách quan sát mẫu bằng vật kính X100
- Đưa mẫu lên kính hiển vi, chỉnh và xem lame ở vật kính X40
- Khi thấy máu, hạ bàn kính xuống, nhỏ 1 giọt dầu cèdre lên lame, chỉnh sang vật kính
X100. Chỉnh để thấy tế bào.
1
1
2
2
1,5 cm
1
2
6


Lymphocyte

Monocyte


Neutrophile

Basophile

Eosinophile

Erythrocyte

Megakaryocyte

Platelete
Hình 1.4. Một số loại tế bào máu
7

1.4. YÊU CẦU
- Biết cách thu nhận máu từ tĩnh mạch đuôi chuột.
- Biết cách nhuộm tiêu bản máu.
- Biết cách quan sát mẫu dưới vật kính X100.
- Nhận diện các dạng tế bào máu, phân biệt các loại bạch cầu bạch cầu, hồng
cầu.
- Chụp hình đủ 6 loại bạch cầu.
1.5. CÂU HỎI
1. So sánh các loại bạch cầu dựa vào kích thước tế bào, kích thước hạt và màu sắc của
hạt trong nguyên sinh chất, hình dạng và màu sắc của nhân, màu sắc của nguyên sinh
chất.
2. Nêu số lượng bạch cầu mỗi loại trong cơ thể của một người bình thường? Cho biết
chức năng của mỗi loại bạch cầu? Nếu các bạch cầu trong cơ thể thay đổi (tăng hay
giảm bất thường) thì cơ thể đang gặp những vấn đề gì? Nêu ví dụ cụ thể.


















8

BÀI 2 XÉT NGHIỆM NƢỚC TIỂU

2.1. MỤC ĐÍCH
Xác định một số thành phần trong nước tiểu nhằm chẩn đoán tương đối chính
xác các bệnh lí về tiết niệu, gan, tuyến nội tiết, chuyển hóa trong cơ thể.
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản trong niệu khoa, giúp chẩn đoán
một cách tương đối chính xác các bệnh lí về tiết niệu, gan, tuyến nội tiết, chuyển hóa
trong cơ thể. thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong sinh lí của cơ thể nên
những thay đổi bệnh lí xuất hiện sớm trong nước tiểu trước khi có biểu hiện lâm sàng
rõ rệt. Phân tích nước tiểu cung cấp những thông tin có giá trị, cho phép điều trị sớm
và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Một xét nghiệm nước tiểu đầy đủ nên bao gồm
các xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm cặn niệu.

Tính chất chung và thành phần của nước tiểu
Nước tiểu của người là một chất dịch màu vàng nhạt, trong, có tỉ trọng trung
bình từ 1,010 - 1,025, độ pH vào khoảng 5,8 - 6,2. Thành phần của nước tiểu bao gồm
nước chiếm 95 - 96%, chất khô 4 – 5%, trong đó có các chất vô cơ và một ít chất hữu
cơ chủ yếu là ure.
2.3 VẬT LIỆU-PHƢƠNG PHÁP
2.3.1Vật liệu
2.3.1.1. Mẫu vật
Nước tiểu người
2.3.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Becher 50 ml
- Giấy thử nước tiểu (loại 3 chỉ số)
- Găng tay
- Máy ly tâm
- Ống ly tâm 15 ml
- Lame, lamelle
- Kính hiển vi
- Giấy lọc
9

- Ống nhỏ giọt
2.3.1.3. Hoá chất
- Formol 10%
- Thuốc nhuộm Sternheiner Malbin Staining gồm:
* Dung dịch A:
Crystal violet 3 g
Ethanol 95% 20 ml
NH
4
oxalat 0,8 g

Nước cất vừa đủ 100 ml
* Dung dịch B:
Safranin 0,25 g
Ethanol 95% 10 ml
Nước cất vừa đủ 100 ml
Thuốc nhuộm có thành phần thể tích dung dịch A: dung dịch B là 3:97
2.3.2. Phƣơng pháp
2.3.2.1. Cách lấy và bảo quản mẫu nƣớc tiểu
- Tốt nhất nên lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm (nước tiểu còn đậm đặc).
- Vệ sinh sạch sẽ đường tiểu.
- Lấy mẫu giữa dòng (phần đầu và phàn cuối bỏ đi)
- Lọ đựng phải sạch và vô trùng.
- Để tránh kết quả sai lệch nên tránh lấy mẫu:
+ Sau khi uống nhiều nước
+ Sau khi ăn
+ Sau khi lao động nặng hoặc đứng lâu một chỗ.
+ Trong lúc đang có kinh nguyệt.
- Mẫu nước tiểu sau khi lấy nên xét nghiệm ngay nếu không có thể bảo quản trong tủ
lạnh hay dùng chất bảo quản tùy theo mục đích xét nghiệm:
+ Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu: có thể bảo quản bằng formol 10%. Nước
tiểu này không được dùng để làm các xét nghiệm khác. Không bao giờ làm xét
nghiệm soi cặn lắng bằng nước tiểu đã để trong tủ lạnh.
10

+ Các xét nghiệm sinh hóa thành phần nước tiểu: có thể bảo quản mẫu trong tủ
lạnh.
2.3.2.2. Định tính các thành phần trong nƣớc tiểu bằng phƣơng pháp giấy nhúng
Nguyên tắc
Giấy nhúng mang các chất thử hóa học được gắn trên phiến plastic, cho phép
định tính và bán định lượng một số chỉ số của nước tiểu gồm: urobilinogen, glucose,

kentoses, bilirubin, protein, nitrite, pH, máu, tỉ trọng, bạch cầu dựa trên mức độ màu
tạo thành so với bảng màu chuẩn bằng mắt thường hay bằng máy bán tự động.
Thực hiện
- Đảo nhẹ lọ nước tiểu cho các thành phần trong nước tiểu phân tán đều.
- Nghiêng lọ nước tiểu và cho que nhúng vào sao cho nước tiểu thấm hết các thành
phần trên que nhúng.
- Lấy que nhúng ra và thấm khô các giọt nước tiểu còn dư.
- So màu, ghi nhận kết quả.
* Lƣu ý: phải đọc ngay kết quả, nếu để lâu sẽ cho kết quả sai lệch.
2.3.2.3. Soi cặn lắng nƣớc tiểu
Nguyên tắc
Trong nước tiểu lơ lửng có các thành phần nhỏ như các tế bào, các tinh thể hóa
học, chất nhầy, kí sinh trùng…Khi ly tâm những thành phần đó tập trung lại. Lấy một
giọt cặn ly tâm đem soi kính hiển vi, quan sát và nhận xét kết quả.
Thực hiện
- Đảo nhẹ lọ nước tiểu cho các thành phần trong nước tiểu phân tán đều.
- Rót nước tiểu sang ống ly tâm (khoảng 2/3 ống).
- Quay ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút trong 5 phút.
- Nhẹ nhàng nghiêng ống ly tâm đổ phần nước tiểu ở trên.
- Nhuộm cặn lắng dưới đáy ống bằng cách nhỏ một giọt Sternhem Malbin Staining.
- Dùng pipette Pasteur hút vào, thổi ra 3-4 lần để cặn lắng được đồng nhất.
- Lấy một giọt cặn để lên lam kính, đậy lamemelle lại.
- Ghi số trên lam.
- Quan sát bằng kính hiển vi với:
+ Vật kính 10x để nhìn tổng quát quang trường.
11

+ Vật kính 40x để xác định các loại tế bào.
2.3.3. Kết quả
Phân biệt 2 loại cặn:

- Cặn hữu cơ: bao gồm tất cả các thành phần có cấu tạo tế bào, các vật chất sống.
- Cặn vô cơ: gồm các tinh thể của các chất hóa học không tan trong nước tiểu.

Cặn hữu cơ


Hyaline casts (black arrows)
Hyaline casts (black arrows)


Mucus strands (arrow)
Mucus strands (arrow)
12




Cellular casts
Granular casts



"Fatty" casts
Waxy casts

13



Squamous epithelial cells (arrows) and

leukocytes
Convoluted renal tubule cells



Fat droplets
Bacteria
Cặn vô cơ



Struvite crystals (magnesium ammonium
phosphate, triple phosphate
Bilirubin
14



Calcium carbonate
"Amorphous" crystals


Calcium oxalate dihydrate crystals
Calcium oxalate monohydrate


Ammonium urate (or biurate) crystals
Calcium oxalate monohydrate



Cystine
Drug crystals
15



Other crystals





Sulfonamide
Sulfadiazine


Cholesterol
Tyrosine

2.4. YÊU CẦU
- Biết cách thu nhận mẫu nước tiểu
- Biết cách sử dụng que thử nước tiểu, đọc và hiểu ý nghĩa các thông số ghi trên
que thử
16

- Biết cách nhuộm mẫu cặn lắng nước tiểu và quan sát, nhận diện các thành phần
cặn lắng đó.
2.5. CÂU HỎI
1. Các chỉ số của nước tiểu gồm: urobilinogen, glucose, kentoses, bilirubin, protein,
nitrite, pH, máu, tỉ trọng, bạch cầu ảnh hưởng như thế nào đến sinh lý của cơ thể?

2. Vai trò của cặn lắng đối với sinh lý cơ thể.
3. Nêu nhận xét về mẫu nước tiểu của một người có màu hồng đỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003579.htm
[2]
[3] www.aafp.org
[4] www.udel.edu
[5]



17

Bài 3 GIẢI PHẪU CHUỘT

3.1. ĐẠI CƢƠNG
Việc quan sát, phân tích từng bộ phận, và cuối cùng tổng hợp để hiểu biết đầy
đủ về vị trí, cấu trúc, chức năng của từng cơ quan trong hệ thống cơ thể là rất quan
trọng. Trong đó chuột là động vật thí nghiệm với các ưu điểm như: đối tượng được sử
dụng phổ biến, là động vật nhỏ có độ tương đồng với người rất cao, dễ thực hiện trong
phòng thí nghiệm, chu kỳ động dục ngắn (3-4 ngày), việc tìm nguồn cung cấp dễ
dàng, giá thành tương đối rẻ.
Ở chuột cũng như các động vật hữu nhũ khác, khoang bụng là nơi chứa nhiều
cơ quan nhất: hệ sinh dục, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết… (Hình 3.1)












Giải phẫu hệ sinh dục chuột đực: Tinh hoàn (testis), mào tinh hoàn (epididymis), ống
dẫn tinh (ductuc deferens), dương vật (penis) (Hình 3.2).
Giải phẫu hệ sinh dục chuột cái: Buồng trứng (ovary), ống dẫn trứng (oviduct), tử
cung (uterus), âm đạo (vagina), âm hộ (Vulva) (Hình 3.2).
Các tuyến sinh dục có chức năng sinh giao tử, vận chuyển giao tử, thụ tinh, tiết một số
hormon sinh dục, nuôi phôi thai, sinh sản thế hệ sau, bảo tồn chất liệu di truyền loài.


Hình 3. 1. Khoang bụng chuột nhắt trắng
18



Hình 3.3. Cách gây mê chuột

Hình 3.2. Hệ sinh dục chuột đực và chuột cái

3.2. MỤC ĐÍCH
Xác định chính xác vị trí các cơ quan, bộ phận chính ở hệ sinh dục chuột.

3.3. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT- MẪU VẬT
- Chuột nhắt trắng
- Thuốc gây mê
- Kim tiêm 1 ml
- Chỉ khâu y tế

- Kim khâu y tế
- Kéo, kẹp
- Cồn 70
0
-
Thuốc sát trùng Povidine

3.4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.4.1. Cách gây mê chuột (Hình 3.3)
Gây mê chuột bằng cách tiêm 0,1ml ketamine vào cơ đùi sau.
Khi ngấm thuốc, chuột nằm im, nhịp thở dồn dập.
3.4.2.Giải phẫu tìm cơ quan sinh dục cái (Hình 3.4)
- Gây mê chuột
- Mổ vùng lưng bụng giữa cột sống và chi sau rộng khoảng 1-1,5 cm, xác định vị trí
của 2 nhánh tử cung.
- Dùng pank kéo buồng trứng, ống dẫn trứng và nhánh tử cung ra ngoài.
19

- Đưa các bộ phận trên trở lại vị trí ban đầu.
- Khâu vết mổ lại bằng chỉ y tế.
- Nhốt riêng, theo dõi sự hồi phục của chuột sau khi mổ.



Hình 3.4. Giải phẫu chuột cái

3.4.3. Giải phẫu tìm cơ quan sinh dục đực (Hình 3.5)
- Gây mê bằng cách tiêm 0,1 ml ketamine vào cơ đùi sau.
- Mổ ở vùng bụng 1 cm (cách 2 tinh hoàn 1 cm hướng lên trên, rạch ngang một
đường).

- Tìm vị trí hai tinh hoàn, dùng pank kéo lần lượt 2 tinh hoàn ra ngoài.
- Xác định ống dẫn tinh, mào tinh, sừng tinh.
- Đưa các bộ phận trên trở lại vị trí ban đầu.
- Khâu vết mổ bằng chỉ y tế (khâu mũi nào thắt chỉ thật chặt mũi đó ngay).
- Sát trùng vết thương, nhốt riêng và theo dõi sự hồi phục của chuột.
20


Hình 3.5. Giải phẫu chuột đực

3.5. YÊU CẦU
- Phân biệt được chuột đực và chuột cái.
- Gây mê thành công ở chuột.
- Giải phẫu tìm được các bộ phận sinh dục cái.
- Giải phẫu tìm được các bộ phận sinh dục đực.
- Sau khi giải phẩu xong, chuột vẫn sống bình thường.
3.6. CÂU HỎI
1. Nêu các lưu ý khi giải phẫu chuột để chuột vẫn sống bình thường















21

BÀI 4 KHẢO SÁT TÁC DỤNG DƢƠ
̣
C LÝ CU
̉
A THUÔ
́
C LƠ
̣
I TIÊ
̉
U

4.1 MỤC ĐÍCH
Khảo sát tác động dược lý của thuốc lợi tiểu trên chuột nhắt trắng Mus musculus
var.Albino.

4.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thuốc lợi tiểu là những thuốc có khả năng làm cho thận tăng bài tiết nước tiểu có
kèm theo những chất cặn bã và những chất không cần thiết đối với cơ thể. Thuốc có
tác dụng làm tăng khả năng lọc của thận hay giảm sự tái hấp thu ở ống thận.
Cơ chế tác động của thuốc lợi tiểu Furosemid:
Furosemid tác dụng ở nhánh lên của quai Henle nên được xếp vào nhóm thuốc lợi
tiểu quai. Furosemid ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na
+
, K
+

, Cl
-
ở đoạn dày nhánh
lên của quai Henle, từ đó làm tăng thải trừ chất điện giải này kéo theo nước.
Furosemid được hấp thu tốt qua đường uống, có tác dụng nhanh sau 1/2 giờ, đạt
nồng độ tối đa sau 1-2 giờ, duy trì tác dung đến 6 giờ và bị thải trừ hoàn toàn sau 24
giờ.
22


Tỏc hi
Furosemid qua c hng ro nhau thai v vo trong sa m. T ú, gõy ri lon
nc v cht in gii thai nhi, nhiu trng hp gim tiu cu tr s sinh. Dựng
Furosemid trong thi k cho con bỳ cng cú nguy c c ch tit sa ngi m.
Khi s dng Furosemid liu cao v kộo di cú th lm mt cõn bng in gii, gõy
bun nụn, ri lon tiờu hoỏ, ri lon cõn bng mỏu, cú th gõy t vong do huyt ỏp
gim quỏ mc. Do ú khi dựng thuc cn cú ch nh ca bỏc s.

4.3 VT LIU-PHNG PHP
4.3.1. Vt liu
4.3.1.1. Mu vt
Chut nht trng (Mus musculus var. Albino) cựng trng lng (20 g), tui v tỡnh
trng sc kho.
4.3.1.2. Dng c
- Cõn phõn tớch
- ng tiờm 1 ml v kim 16 G u bng.
Vũ trớ taực duùng
cuỷa thuoỏc
23


- Bộ dụng cụ đo nước tiểu: chai đựng nước 500 ml, ống ly tâm 50 ml, giá đỡ.
- Cối, chày
4.3.1.3. Hóa chất
- Furosemid (dạng viên)
- Nước cất
4.3.2. Phƣơng pháp
4.3.2.1. Pha thuốc
Một viên chứa 40 mg Furosemid dùng cho 60 kg trọng lượng cơ thể (người).
1 con chuột nặng 20 g cần ? mg Furosemid.
4.3.2.2. Khảo sát
Cho chuột uống: Dùng ống tiêm 1 ml có gắn kim 16 G đã được mài nhẵn để
hút thuốc và cho chuột uống. Một tay bắt chuột và giữ chuột, tay còn lại cầm ống tiêm
đưa kim vào dạ dày (khoảng 80% chiều dài kim) và bơm thuốc vào dạ dày.
Sau khi cho uống, nhốt chuột vào hệ thống đo nước tiểu và xác định lượng
nước tiểu tại các mốc thời gian như bảng bố trí thí nghiệm dưới đây.

4.4. YÊU CẦU
- Nắm được lý thuyết bài học
- Biết cách pha thuốc
- Biết cách cho chuột uống thuốc




0
15
30
45
60
75

90
115
120
Đối
chứng









Thí
nghiệm










Thời gian
(phút)
Nghiệm
thức

24

- Khảo sát được ảnh hưởng của thuốc lợi tiểu (Furosemid) và nước cất trên
chuột nhắt trắng Mus musculus var.Albino. Nhận xét và giải thích số liệu.
4.5. CÂU HỎI
1. Cho biết khi nào nên uống thuốc lợi tiểu?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]www.cimsi.org.vn/Duoc%20pham/Phan%20loai%20thuoc/Nhom%20D/Nhom%20
D.htm
[2] www.vietduchospital.edu.vn/news_detail.asp?ID=2&CID=2&IDN=6651
[3]
[4] www.drugs.com/furosemide.html


×