Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo Cao tài nguyên đất tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 27 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN, MÃ SỐ KHCN-TN3/11-15
(CHƯƠNG TRÌNH TÂY NGUYÊN 3)
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP THOÁI HÓA ĐẤT, HOANG MẠC HÓA Ở TÂY
NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG. MÃ SỐ TN3/T01
Chủ nhiệm đề tài: TS.NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ
Cơ quan chủ trì: Viện Địa lý
CHUYÊN ĐỀ 7:
SỐ LIỆU, TÀI LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG
TỶ LỆ 1/100.000
Chủ trì thực hiện: ThS. Nguyễn Mạnh Hà
Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Đình Kỳ
CN. Lưu Thế Anh
ThS. Nguyễn Văn Dũng
ThS. Nguyễn Thị Thủy
ThS. Phan Thị Dung
CN. Hoàng Thị Huyền Ngọc
CN. Lê Bá Biên
Hà Nội, 2012
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG LÝ - HÓA CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH TỈNH
ĐẮK NÔNG 5
2.1. Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols 5
2.2. Nhóm đất gley (GL) - Gleysols 8
2.3. Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols 10
2.4. Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn ( XK) - Lixisols 10


2.5. Nhóm đất xám (X) – Acrisols 11
2.6. Nhóm đất nâu thẫm (PH) – Phaeozems 15
2.7. Nhóm đất đỏ (Fđ) – Ferralsols 17
2.8. Nhóm đất nứt nẻ (VR) – Verrisols 20
2.9. Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (PH) - Planosols 21
2.10. Nhóm đất đen ( R) - Luvisols 21
2.11. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) – Leptosols 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DANH MỤC CÁC BẢNG

i
MỞ ĐẦU
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy
Trường Sơn. Với diện tích tự nhiên 6.514,38 km
2
trải dài từ: 11
0
45’ đến 12
0
50’
vĩ độ Bắc, 107
0
13’ đến 108
0
10’ kinh độ Đông.
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
 Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
 Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước
 Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông

Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào –
Campuchia,

có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số 510.570
người, cùng với 33 dân tộc anh em đang làm ăn, sinh sống. Trung tâm tỉnh lỵ là
Thị xã Gia Nghĩa.
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng
600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Nhìn
tổng thể, địa hình Đăk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy
núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m,
có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Đắk
Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các
núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá
bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và
Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí
hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô
nóng. Với lượng mưa lớn, trung bình khoảng năm 2.513 mm/năm, Tuy nhiên,
phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung
trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
Tương tác giữa các thành phần địa lý tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng hết sức
đa dạng và phức tạp, với 11 nhóm đất và 43 đơn vị phụ. Tuy nhiên, lớp phủ thổ
nhưỡng vẫn mang màu sắc của vùng cao nguyên nhiệt đới.
1
2
1. PHÂN LOẠI ĐẤT TỈNH ĐẮK NÔNG TRÊN BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1/100.000
Theo hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, tỉnh Đắk Nông có 11 nhóm
đất chính với 46 phụ loại đất (đơn vị phụ)

Bảng 2. 1. Hệ thống phân loại đất Việt Nam và FAO-UNESCO và WRB,
1998. (Bản đồ đất: 1/100.000 tỉnh Đắk Nông)
TT Tên đất Việt Nam Ký hiệu Tên theo FAO-UNESCO Diện tích
(ha) %
I
Nhóm đất phù sa P Fluvisols 2.510,71 0,39
1
1
Đất phù sa đọng nước, chua P.st.c Dystri-Stagnic Fluvisols 1.415,41 0,22
2
2
Đất phù sa đọng nước ít chua P.st.e Eutri-Stagnic Fluvisols 1.095,29 0,17
II
Nhóm đất gley GL Gleysols 5.319,80 0,82
3
4
Đất gley có đặc tính phù sa, chua GL.fv.c Dystri-Fluvic Gleysols 1.472,45 0,23
4
5
Đất gley có đặc tính phù sa, giàu mùn GL.fv.hu Humi-Fluvic Gleysols 440,43 0,07
5
6
Đất gley giàu mùn GL.hu.c Humic Gleysols 1.639,20 0,25
6
Đất gley đọng xác thực vật, chua GL.u.c Dystri-Histic Gleysols 708,03 0,11
7
7
Đất gley nứt nẻ giàu mùn GL.vr.hu Humic-Vertic Gleysols 1.059,69 0,16
III
Nhóm đất mới biến đổi CM Cambisols 9.956,23 1,53

8
Nhóm đất mới biến đổi có tầng loang lổ CM.fr Ferric Cambisols 3702,628 0,57
9
0
Nhóm đất mới biến đổi, gley CM.g.h Gleyic Cambisols 273,23 0,04
10
1
Nhóm đất mới biến đổi, giàu mùn CM.hu Humic Cambisols 4.228,11 0,65
11
Nhóm đất mới biến đổi đọng nước, sỏi
sạn sâu CM.st.sk2 Endókeleti-Stagnic Cambisols 324,91 0,05
12
I
Nhóm đất mới biến đổi tầng mỏng,
đọng nước CM.tm.st Stagni-Endoleptic Cambisols 1.427,35 0,22
IV
Nhóm đất đen R Luvisols 1.292,07 0,20
13
4
Đất đen có tầng loang lổ R.fr Ferric Luvisols 1.089,97 0,17
14
5
Đất đen gley, giàu mùn R.g.hu Humi-Gleyic Luvisols 202,11 0,03
V
Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn XK Lixisols 11.287,90 1,73
15
Đất nâu tầng mỏng XK.tm Endoleptic Lixisols 11.287,90 1,73
VI
Nhóm đất xám X Acrisols 185.637,52 28,50
16

V
Đất xám cơ giới nhẹ X.a Arenic Acrisols 893,22 0,14
17
9
Đất xám có tầng loang lổ X.fr Ferric Acrisols 35.519,97 5,45
3
18
0
Đất xám điển hình X.h Haplic Acrisols 76.912,71 11,81
19
1
Đất xám sỏi sạn nông X.sk1 Episkeletic Acrisols 6.144,06 0,94
20
2
Đất xám sỏi sạn sâu X.sk2 Endoskeletic Acrisols 16.865,26 2,59
21
3
Đất xám đọng nước X.st.h Stagnic Acrisols 1.004,70 0,15
22
Đất xám đọng nước sỏi sạn sâu X.st.sk2 Endoskeleti-Stagnic Acrisols 989,62 0,15
23
4
Đất xám tầng mỏng X.tm Endoeptic Acrisols 9.002,69 1,38
24
5
Đất xám tầng mặt giàu mùn X.u Humic Acrisols 15.100,23 2,32
25
6
Đất xám tầng rất mỏng X.vtm Epileptic Acrisols 23.205,07 3,56
VII

Nhóm đất nâu thẫm PH Phaeozems 27.300,39 4,19
26
8
Đất nâu thẫm ít chua PH.e.h Hapli-Eutric Phaeozems 585,14 0,09
27
9
Đất nâu thẫm có tầng loang lổ PH.fr.h Ferric Phaeozems 13.290,87 2,04
28
I
Đất nâu thẫm giàu mùn PH.hu.st Humic Phaeozems 3.854,84 0,59
29
0
Đất nâu thẫm đọng nước, sỏi sạn nông PH.st.sk1 Episkeleti-Stagnic Phaeozems 1.499,59 0,23
30
1
Đất nâu thẫm đọng nước, sỏi sạn sâu PH.st.sk2 Endoskeleti-Stagnic Phaeozems 2.610,27 0,40
31
2
Đất nâu thẫm tầng mỏng PH.tm Endoleptic Phaeozems 5.459,69 0,84
VIII Nhóm đất có tầng sét chất, cơ giới
phân di PL Planosols 340,37 0,05
32
4
Đất có tầng sét chất, có tầng loang lổ PL.fr.h Hapli-Ferric Planosols 340,37 0,05
IX
Nhóm đất đỏ (chủ yếu là đất đỏ bzan) Fd Ferralsols 392.496,62 60,25
33
6
Đất đỏ chua, rất nghèo kiềm Fd.c.gr Geri-Acric Ferralsols 239.333,49 36,74
34

7
Đất đỏ chua, đọng nước Fd.c.st Stagni-Acric Ferralsols 815,88 0,13
35
8
Đất đỏ chua, nghèo kiềm Fd.c.vt Veti-Acric Ferralsols 28.853,03 4,43
36
9
Đất nâu vàng chua Fd.c.xa Xanthi-Acric Ferralsols 25.008,94 3,84
37
0
Đất giàu mùn, nâu đỏ Fd.hu.r Rhodi-Humic Ferralsols 25.908,77 3,98
38
1
Đất đỏ, sỏi sạn nông, có tầng loang lổ Fd.sk1.fr Ferri-Episkeletic Ferralsols 28.231,88 4,33
39
I
Đất đỏ sỏi sạn nông, nâu vàng Fd.sk1.xa Xanthi-Episkeletic Ferralsols 6.041,93 0,93
40
Đất đỏ sỏi sạn sâu, tầng loang lổ Fd.sk2.fr Ferri-Endoskeletic Ferralsols 22.808,86 3,50
41
Đất đỏ sỏi sạn sâu, nâu vàng Fd.4sk2.xa Xanthi-Endoskeletic Ferralsols 1.929,25 0,30
42
4
Đất đỏ tầng mỏng Fd.tm Endoleptic Ferralsols 13.564,58 2,08
X
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 9.373,96 1,44
4
43
6
Đất xói mòn mạnh, đá mẹ nông, đọng mùn E.d1.u Histi-Lithic Leptosols 9.373,96 1,44

XI
Nhóm đất nứt nẻ VR Vertisols 2.678,92 0,41
44
Đất nứt nẻ giàu mùn VR.hu.e Eutri-Humic Vertisols 239,56 0,04
45
Đất nứt nẻ tối màu, ít chua VR.pe.e Eutric-Pellic Vertisols 2.135,56 0,33
46
Đất nứt nẻ tối màu, giàu mùn VR.pe.hu Humi-Pellic Vertisols 303,79 0,05
Ao hồ, sông suối 3.243,53 0,50
Tổng cộng 651.438,00 100,00
2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG LÝ - HÓA CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH
TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols
Nhóm đất phù sa có diện tích 2.510,71ha, chiếm 0,39 % diện tích tự nhiên
(DTTN). Phân bố rải rác trên các khu vực nhỏ dọc theo sông, suối ở huyện
Krông Nô.
Đất hình thành trên thềm bồi tích hiện tại của các sông, ngòi suối. Hầu hết
đất có tầng dày. Quá trình thổ nhưỡng trong đất xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ
đặc tính xếp lớp của trầm tích; thỏa mãn các yêu cầu của đặc tính bồi phù sa
(Fluvic property) cho đến ít nhất 50 cm.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đất phù sa trong tỉnh có 1 đơn vị đất (soil unit) Stagnic Fluvisols và 2 đơn
vị phụ đất khác nhau bởi đặc tính: Dystri, Eutri.
Nhóm đất phù sa có phản ứng ít chua đến chua, pH
KCl
dao động trong
khoảng 4,8 - 6,8. Hàm lượng chất hữu cơ từ 0,81 - 3,1% ở mức khá. Hàm lượng
các chất tổng số ở mức trung bình (N = 0,07 - 0,21%; P
2
O

5
= 0,07 - 0,21%).
(Bảng 2. 2)
Phẫu diện điển hình:
Phẫu diện ĐN08
Vị trí địa lý: UTM 48 N 1336127 E 802604
Địa điểm: Đăk Hà, Đăk Nông
Độ cao: 735m
FAO/UNESCO: Dystri - Stagnic Fluvisols
Việt Nam: Đất phù sa đọng nước chua
Hiện trạng sử dụng đất: Trồng lúa
5
Đá mẹ/mẫu chất: Phù sa
Độ dốc: 1 - 3
0
Tiêu thoát nước: Kém
Mô tả:
0 - 7cm: 2,5Y5/3 khi khô; 2,5Y4/2 khi ướt. Sét trung bình, mát tay. Dẻo,
dính khi ướt. Lẫn nhiều rễ cây nhỏ. Chuyển lớp rõ theo màu sắc và
độ lẫn rễ.
7 - 42cm: 2,5Y6/3 khi khô; 2,5Y5/3 khi ướt; có các vệt sắt theo ống rễ cây có
màu 7,5YR5/8. Sét trung bình. Hơi chặt khi ẩm, dẻo và dính khi
ướt, lẫn nhiều rễ cây nhỏ. Chuyển lớp khá rõ theo màu sắc và độ
lẫn rễ.
60 - 125cm: 2,5Y3/2 khi ướt. Sét trung đến nặng. Lẫn ít rễ cây nhỏ. Dẻo, dính
khi ướt. Chuyển lớp khá rõ theo màu sắc và độ lẫn rễ.
Bảng 2. 2. Kết quả phân tích hoá lý phẫu diện ĐN08
Chỉ tiêu
Tầng đất
Đơn vị

0 - 7 (cm) 7 - 42 (cm) 42 - 125 (cm)
pH
H20
- 4,8 4,9 4,8
pH
KCL
- 3,9 4,0 3,9
OC % 3,1 2,4 2,3
N % 0,27 0,18
P
2
O
5
% 0,11 0,09
P
2
O
5
dễ tiêu Bray 1ppm 2,5 2,3
Ca
2+
cmol/kg
1,14 0,76 0,76
Mg
2+
0,19 0,10 0,28
K
+
0,17 0,08 0,04
Na

+
0,08 0,08 0,08
CEC đất 12,4 9,5 10,2
V % 13 10 9
Độ chua trao đổi lđl/100g 20 84 52
Al trao đổi lđl/100g 2,50 2,87 3,89
TPCG Cát (%) 36,1 24,4 23,1
Limon (%) 35,5 37,2 31,7
Sét (%) 28,4 38,2 45,2
CEC sét lđl/100g 25 27 19
Phẫu diện DN12
1. Địa điểm: xã Đức Xuyên-Huyện Krông Nô.
6
2. Địa hình: Vàn, hơi thấp.
3. Cây trồng: lúa.
4 : Tên đất: Đất phù sa glây
Hình thái phẫu diện:
0-20
cm
màu xám sẫm, thịt nặng, ướt, hơi dẻo, không chặt, nhiều rễ lúa, glây
trung bình, chuyển lớp rõ về màu sắc.
20-70
cm
màu xám xanh, sét, tảng, ướt, dính, glây mạnh, chuyển lớp rõ về màu
sắc và độ chặt.
70-100
cm
màu xám xanh, sét, tảng, ướt, dính, glây mạnh, cuối tầng có xuất hiện
ít vệt loang lổ vàng nhạt.
Bảng 2. 3. Kết quả phân tích hoá lý phẫu diện DN12

Tầng đất cm 0-20 20-70 70-100
pH
KCL
3,87 3,89 4,26
OM (%) 3,16 2,58 0,69
Tổng số (%) N 0,19 0,14 0,06
P
2
O
5
0,16 0,11 0,10
K
2
O 1,03 1,09 1,03
Dễ tiêu (mg/100g) P
2
O
5
6,2 4,5 3,2
K
2
O 13,4 12,8 9,4
Cation trao đổi (lđl/100g) Ca
++
6,40 6,80 8,00
Mg
++
5,30 4,40 5,60
CEC 20,63 20,12 19,44
Thành phần cơ

giới
(%) Cát 11,55 10,75 11,34
Limon 43,01 40,57 33,88
Sét 45,44 48,68 54,78
Khả năng sử dụng:
Nhóm đất phù sa phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, hầu hết cơ giới
đất là thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, độ phì tương đối khá, gần nguồn
nước, Căn cứ đặc điểm hoá lý và điều kiện địa hình trên đất này có thể khai
thác trồng các cây lương thực ngắn ngày như lúa, ngô, các loại đậu đỗ, cây công
nhiệp như Mía hoặc các cây ăn trái,
7
2.2. Nhóm đất gley (GL) - Gleysols
Nhóm đất Glây có diện tích 5.319,80 ha, chiếm 0,82 % DTTN. Phân bố
tập trung ở vùng đồng bằng trũng, các thung lũng hợp thủy vùng núi (ngập nước
theo mùa) chủ yếu ở huyện Krông Nô, Đắk Mil, Cư Jut và Đắk Song.
Các đất được hình thành từ các sản phẩm Deluvi, Proluvi hoặc Fluvic;
không còn đều đặn chịu ảnh hưởng của trầm tích mới; phân bố ở địa hình thấp,
có mực nước ngầm nông, quá trình Gley chiếm ưu thế trong vòng 0-50 cm; được
xếp vào nhóm đất Gleysols. Theo phân loại cũ của Việt Nam, nhóm đất Gleysols
thuộc vào đất đốc tụ, và đất phù sa Glây.
Căn cứ và đặc điểm hình thái, các tầng và đặc trưng chuẩn đoán chuẩn
đoán, nhóm đất Gleysols được phân ra 4 đơn vị đất (Fluvic, Humic, Vertic và
Umbric), với 5 đơn vị đất phụ trên cơ sở các đặc tính : Dystri, Humi.
Đặc điểm đất:
Đặc điểm của nhóm đất thể hiện ở phẫu diện điển hình ĐL32
Phẫu diện ĐL32
Vị trí địa lý: Không có
Địa điểm: xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Độ cao: 758 m
FAO/UNESCO: Dystri - Fluvic Gleysols

Việt Nam: Đất glây có đặc tính phù sa, chua
Hiện trạng sử dụng đất: Trồng lúa
Đá mẹ/mẫu chất: Bồi tụ
Độ dốc: 0 - 0,5%
Tiêu thoát nước: Khó khăn
Mô tả:
0 - 17cm: Màu xám xanh đen (7,5GY 4/1) khi ướt, rất ít vệt rỉ sắt màu vàng
(10YR 6/8). Cấu trúc kém, bùn nhão. Dẻo, dính khi ướt. Nhiều rễ
cây nhỏ. Chuyển lớp rõ theo màu sắc và cấu trúc.
17 - 33cm: Màu xám xẫm (N 3/0) khi ướt. Rất nhiều đốm rỉ, rõ nét (10 YR 6/8)
trong các ống rễ. Cấu trúc kém. Dẻo, dính khi ướt. Chặt khi khô.
Nhiều rễ cây nhỏ. Chuyển lớp từ từ theo màu sắc và cấu trúc.
8
33 - 65cm: Màu xám (N 4/0) khi ướt. Ít đốm rỉ sắt nhỏ trong ống rễ (10 YR
6/8). Sét. Cấu trúc kém. Dẻo, dính khi ướt. Cứng khi khô. Chuyển
tầng không rõ và phẳng.
65 - 110cm: Màu xám (N 5/0) khi ướt. Khá nhiều đốm rỉ nâu vàng (10YR 5/8)
rõ nét. Cấu trúc kém. Rất cứng khi khô. Rất chặt khi ẩm. Dẻo, dinh
khi ướt.
Bảng 2. 4. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện ĐL32
Chỉ tiêu
Tầng đất
Đơn vị
0 - 17 (cm) 17 - 33 (cm) 33 - 65 (cm)
pH
H20
- 4,2 4,25 4,53
pH
KCL
- 4,00 4,05 4,33

OC % 4,01 3,45 4,47
N % 0,373 0,285 0,123
P
2
O
5
% 0,162 0,092 0,201
Ca
2+
cmol/kg
4,80 4,48 3,20
Mg
2+
0,80 1,60 3,20
K
+
0,16 0,10 0,04
Na
+
0,11 0,21 0,09
CEC đất 21,07 20,04 18,71
V % - - -
Al trao đổi lđl/100g 0,28 0,10 0,24
TPCG
Cát (%) 21,64 15,74 9,42
Limon (%) 30,39 30,07 24,02
Sét (%) 47,97 54,22 69,54
CEC sét lđl/100g - - -
Bị ngập nước nhiều tháng hoặc bị úng nước quanh năm, kéo dài liên tục
trong nhiều tháng hoặc vài năm. Mực nước ngầm nông. Màu sắc ướt ở các phẫu

diện dao động từ 5B-5G9 (xám xanh- xám đen), value 4- 5; chroma 1- 2. Phản
ứng dung dịch đất chua : pH KCl: < 5,5. Lượng hữu cơ OM% = 6,5 - 20 %.
Đạm tổng số: trung bình – khá N% = 0,50- 1,00. Lân tổng số dao động từ thấp
đến trung bình P
2
O
5
. Tổng ( Na
+
, K
+
, Mg
++
, Ca
++
) dao động lớn 5,50- 16,21
mg/100g đất. CEC trung bình đến cao: 9,19- 35,50. Độ bão hoà bazơ (BS%) <
50 %.
Khả năng sử dụng: Nhóm đất Glây có độ phì khá, địa hình khá bằng, gần
nguồn nước nhưng thường bị úng. Đất này thích hợp cho trồng lúa nước hoặc
các cây trồng cạn ngắn ngày mùa khô. Ở vùng đất trũng có thể trồng lúa 2, 3 vụ.
Cần lưu ý là đất rất chua nên cần đặc biệt ưu tiên bón vôi mới có thể nâng cao
9
năng suất lúa. Mặt khác, đất do chặt bí nên cày phơi ải trong mùa khô để oxy
hóa các hợp chất độc tích tụ trong đất.
2.3. Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols
Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9.956,23 ha, chiếm 1,53% DTTN.
Phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện
Đắk RLấp và Tuy Đức
Phần lớn đất có nguồn gốc phù sa, nhưng trong đất có tầng B phát triển về

cấu trúc, dấu hiệu thay đổi về màu sắc, hoặc di chuyển của cacbonat, với tổng
các cation trao đổi trên 16 cmol/kg sét, thỏa mãn nhu cầu của tầng chuẩn đoán
Cambic (tầng biến đổi). Nhóm đất mới biến đổi gồm 5 đơn vị phân loại ,với 5
đơn vị phân loại phụ.
Đặc điểm hình thái, lý-hóa và nông học đất:
- Hình thái phẩu diện đất theo kiểu ABC , trong đó tầng biến đổi về màu
sắc và cấu trúc theo kiểu loang lổ đỏ-vàng (tầng Bwg) xuất hiện trong khoảng
độ sâu 30-50 cm, thường có Gley ở mức độ yếu đến trung bình.
- Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, tỉ lệ sét đạt đến 25-35
%, tỉ lệ cát 55- 60 %
- Độ chua đạt mức chua vừa đến ít chua (pH
H2O
= 5,4-5,5).
- Mùn và Đạm tổng số trung bình khá đến giàu (2,4-3,4% OM và 0,12-
0,20% N tổng số).
- Lân tổng số và Kali tổng số trung bình thấp (0,07-0,08% P
2
O và 0,5-
0,7% K
2
O)
- Dung lượng trao đổi Cation trung bình (CEC :16-17 cmol/kg sét).
- Bão hòa Bazơ cao, thường đạt trên 60 - 80%
Như vậy, đất mới biến đổi có hàm lượng dinh dưỡng cân đối (giàu Mùn,
giàu Đạm; Lân và kali gần trung bình) và phân bố ở những khu vực thuận lợi
nguồn nước. Hiện nay phần lớn đất mới biến đổi đang sử dụng trồng lúa 2, cây
hoa màu.
2.4. Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn ( XK) - Lixisols
Nhóm đất nâu có diện tích 11.287,90 ha chiếm 1,73% DTTN, phân bố tập
trung nhiều ở huyện Ea soup, Buôn Đôn, và M’Drăk nơi có điều kiện nắng

nóng, khô hạn.
Các đất nâu (Lixisols) phát triển trên các đá mẹ hoặc mẫu chất đá cát,
granite trên địa hình sườn thoải, khá bằng và trong điều kiện khí hậu bán khô
10
hạn. Đất thường có thành phần cơ giới nhẹ. Trong đất, quá trình phá rửa trôi sét
vào mùa mưa và di chuyển các muối hòa tan từ dưới lên vào mùa khô. Các quá
trình trên tạo cho đất vừa có tầng tích tụ sét (tầng Argic) vừa có dung lượng
Cation trao đổi thấp, nhỏ 24 cmol/kg sét và có bão hòa bazơ cao lớn hơn 50%.
Nhóm đất Lixisols có 1 đơn vị phụ đất là đất nâu tầng mỏng.
Đặc điểm đất
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, ở các tầng đất cấp hạt sét chỉ đạt 10 - 15
%, trong khi đó cấp hạt cát lên đến 70 - 85 %, đặc biệt cát thô chiếm tới 40 – 50
cấp hạt cát. Ở tầng tích tụ tỉ lệ sét có tăng lên so với tầng trên ( đặc trưng của
tầng Argic )
- Độ chua của đất đạt mức chua vừa, ít chua (pHH20: 6,0 - 7,0, pHkcl: 5,0
- 6,0 ), dung lượng trao đổi Cation thấp thường 5-10 cmol/kg sét. Tuy nhiên
trong phức hệ trao đổi các Cation kiềm chiếm ưu thế rõ ràng tới 60 – 90% trong
tổng số Cation trao đổi. Độ no bazơ (BS) của đất khá cao, phần lớn đạt trên 60
% ở hầu hết các tầng đất. Điều này thể hiện trong điều kiện khô hạn, các Cation
kiềm ít bị rửa trôi.
2.5. Nhóm đất xám (X) – Acrisols
- Nhóm đất xám chiếm diện tích khá lớn trong tỉnh với 185.637,52 ha
chiếm 28,50 DTTN. Phân bố ở hầu hết ở các huyện, tuy nhiên, tập trung nhiều
ở huyện Krông Nô, Đắk Glong và Cư Jút.
- Nhóm đất phát triển trên nhiều mẫu chất, đá mẹ khác nhau: granit, phiến
sét, đá cát, phù sa và trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng bằng thấp, các
bậc thềm khá bằng phẳng, các địa hình đồi đến núi cao. Trong những điều kiện
mưa nhiều, quá trình rửa trôi và tích tụ sét xảy ra mạnh hình thành tầng Argic
(Tầng B) trong khoảng 0-100 cm. Đất có tầng B có dung lượng trao đổi Cation
(CEC) nhỏ hơn 24 cmol/kg sét và có bão hòa Bazơ (%BS) nhỏ hơn 50%. Thành

phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét trong suốt độ sâu 0-80 cm. Việc giữ lại một
cách tương đối các hạt cát, thịt trong các lớp bề mặt làm cho đất có màu xám,
xám sáng là chủ đạo
Nhóm đất xám bao gồm 10 đơn vị (soil units) khác nhau bởi các đặc tính:
Arenic, Ferric, Haplic, Episkeletic, Endoskeletic, Stagnic, Endoeptic, Humic.
Tính chất lý hóa học:
- Nhìn chung đất xám có thành phần cơ giới nhẹ và có sự gia tăng sét theo
chiều sâu phẫu diện.
11
- Đất xám vàng trên đá sét có thành phần cơ giới mịn hơn, nhưng tỷ lệ cát
cũng đạt trên 70%. Đặc biệt đất xám có thành phần cơ giới rất nhẹ, chủ yếu là
cát ( > 85%). Tỷ lệ cấp hạt sét tăng lên theo chiều sâu biểu hiện sự rửa trôi cấp
hạt mịn trong đất, đặc biệt là có lẫn những hạt thạch anh có góc cạnh với những
kích thước khác nhau (1-3 mm), nhiều nơi sỏi sạn thạch anh tập trung thành lớp
khá cứng . Đất có độ chặt cao khi khô, bở rời khi ẩm.
- Các đất xám có phản ứng của đất chua, rất chua ( pHkcl 4,0 – 5,5 ),
Cation trao đổi (CEC) thấp, Bão hòa bazơ thấp ( BS < 50%).
Phẫu diện điển hình:
Phẫu diện ĐN10
Vị trí địa lý: UTM 49 N 1332750 E 805500
Địa điểm: Đăk Song, Đăk Nông
Độ cao: 640m
FAO/UNESCO: Haplic Acrisol
Việt Nam: Đất xám
Hiện trạng sử dụng đất: Rừng thứ sinh
Đá mẹ/mẫu chất: Đá biến chất
Độ dốc: 80%
Tiêu thoát nước: Tốt
Mô tả
0 - 26 cm: 10YR 5/4 khi khô, 10YR 4/4 khi ẩm ướt. Sét pha cát. Lẫn ít đá nhỏ,

lẫn nhiều rễ cây nhỏ. Chuyển lớp đột ngột theo màu sắc và độ lẫn
rễ.
26 - 70 cm: 7,5YR 4,5/4 khi khô; 7,5YR 4/4 khi ướt. Sét pha cát. lẫn ít rễ cây
nhỏ, có tích luỹ mùn và sét nhưng không rõ. Chuyển lớp từ từ theo
cấu trúc.
70 - 100cm: 7,5YR 5/6 khi khô; 7,5YR 4/6 khi ướt. Sét pha cát.
Lẫn ít rễ cây nhỏ. Chuyển lớp từ từ theo màu sắc và độ lẫn rễ.
Bảng 2. 5. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện ĐN10
Chỉ tiêu
Tầng đất
Đơn vị
0 - 26 (cm) 26 - 70 (cm) 70 - 100 (cm)
pH
H20
- 5,0 4,9 4,8
pH
KCl
- 3,9 3,9 3,9
12
OC % 5,4 3,9 3,1
N % 0,26 0,18 0,11
P
2
O
5
% 0,11 0,09 0,08
Ca
2+
Cmol/kg
1,33 0,86 0,76

Mg
2+
0,57 0,38 0,19
K
+
0,20 0,07 0,07
Na
+
0,08 0,08 0,08
CEC đất 14,6 11,2 9,6
V % 15 13 12
Al trao đổi lđl/100g 2,72 4,00 4,79
TPCG
Cát (%) 34,24 32,54 33,22
Limon (%) 33,56 32,18 34,26
Sét (%) 25,43 38,21 36,45
CEC sét lđl/100g - 31 28
Phẫu diện DN 20
1. Địa điểm: xã Quảng Phú-huyện Krông Nô.
2. Địa hình: Cao.
3. Cây trồng: Đậu tương.
4. Tên đất: Đất xám điển hình - Haplic Acrisols
Hình thái phẫu diện DN 20
0-15
cm
màu xám, khô, cứng, cục tảng, rời rạc, cát pha, chuyển lớp rõ về độ
chặt.
15-50
cm
màu xám vàng, khô cứng, cục tảng, có lẫn thạch anh thịt nhẹ, chuyển

lớp rõ về màu sắc.
50-100
cm
màu vàng nhạt, kết von, cục tảng, thịt nhẹ.
Bảng 2. 6. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện DN20
Chỉ tiêu lý hóa đất Tầng đất (cm)
0-15 15-50 50-100
pH
KCL

3,99 3,94 3,95
OM (%) 0,57 0,46 0,29
Tổng số (%) N 0,06 0,04 0,02
P
2
O
5
0,04 0,02 0,03
13
K
2
O 0,42 0,56 0,71
P
2
O
5
1,5 1,6 1,5
K
2
O 4,4 2,3 2,2

Cation trao đổi (lđl/100g
)
Ca
++
1,70 1,80 1,70
Mg
++
0,20 0,40 1,50
CEC 5,28 4,17 6,98
Thành phần cơ
giới
(%) Sét 60,95 54,45 50,38
Limon 29,42 32,43 30,95
Sét 9,63 13,12 18,67
Phẫu diện DN 28
1. Địa điểm đào phẫu diện: Đăk Win-Huyện Cư Jút.
2. Mẫu chất: đá cát kết.
3. Địa hình: Cao.
4. Hiện trạng sử dụng đất: Đậu tương.
. 5. Tên đất dự kiến : Acrisols
Hình thái phẫu diện
0 – 10 cm màu xám nhạt, khô, sạn thạch anh, rời rạc, cát pha, chuyển
lớp rõ về màu sắc.
10 - 40 cm màu xám vàng, ẩm, cục tảng, thịt nhẹ, chuyển lớp rõ về màu
sắc.
40 - 60 cm Màu xám, thịt nhẹ, cục, chuyển lớp rõ về màu sắc.
Trên 60cm: kết von, đá lẫn
Bảng 2. 7. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện 28
Tầng đất cm 0-10 10-40
pH

KCL
4,97 3,95
OM (%) 0,23 0,12
Tổng số (%) N 0,03 0,02
P
2
O
5
0,03 0,03
K
2
O 0,07 0,08
Dễ tiêu (mg/100g) P
2
O
5
1,3 1,5
14
K
2
O 2,4 2,8
Cation trao
đổi
(lđl/100g) Ca
++
2,10 2,80
Mg
++
1,10 0,40
CEC 4,54 5,89

Thành phần
cơ giới
(%) Cát 70,43 45,86
Limon 8,15 9,76
Sét 21,42 44,38
2.6. Nhóm đất nâu thẫm (PH) – Phaeozems
- Nhóm đất nâu thẫm có diện tích 27.300,39 ha, chiếm 4,19% DTTN.
Phân bố chủ yếu ở huyện Cu Jút và huyện Đắk Mil
- Điều kiện hình thành và phân loại: Đất nâu thẫm được hình thành từ sản
phẩm phong hóa đá bazan dạng lỗ hổng hoặc bọt và tro núi lửa, thuộc Hệ
Neogene trên, với địa hình sườn thoải, ít chia cắt. Đất có màu nâu thẫm chủ đạo,
tầng mặt khá dày, với đặc tích thỏa mãn tầng Mollic.
Nhóm đất nâu thẫm gồm 5 đơn vị được quyết định bởi các đặc trưng:
Eutric, Ferric, Humic, Stagnic, Endoleptic.
Đặc điểm đất :
- Phần lớn đất nâu thẫm đều có kết von dạng hạt đậu có đường kính 2-3
đến 8-10 mm trong suốt phẩu diện . Kích thước và tỉ lệ kết von có gia tăng theo
độ sâu rất rõ. Ở các lớp đất mặt (10-30 cm) thường kết von có kích thước nhỏ
hơn và tỉ lệ thấp hơn (10-15% trọng lượng), xuống đến độ sâu 40-70 cm thường
hạt kết von có kích thước lớn (8-10 mm) và chiếm đến 70-80% trọng lượng. Vì
vậy, hầu hết đất nâu thẫm trong vùng là đất tầng mỏng.
- Đất có thành phần cơ giới nặng, các cấp hạt sét, thịt chiếm tỉ lệ khá cao
(35-40% sét, 24-26% thịt).
- Phản ứng đất ít chua pH
H2O
đạt 5,6-5,8; pH
KCl
đạt 5,0-5,2.
- Mùn và đạm tổng số giàu (3,0-3,8% OM và 0,2-0,25% N).
- Lân tồng số giàu (0,2-0,25% P

2
O
5
). Tuy nhiên do khả năng giữ chặt Lân
của đất cao nên Lân dễ tiêu trong đất cũng chỉ đạt mức trung bình thấp đến
nghèo (7-8 mg/100g đất).
- Kali tổng số nghèo, chỉ đạt 0,3-0,4%, tuy nhiên lượng dễ tiêu lại khá
(10-11 mg/100g đất).
15
- Dung lượng trao đổi Cation trong đất khá cao 20-22 me/100g đất và đặc
biệt bão hòa Bazơ lên đến 50 - 60 %.
Phẫu diện điển hình
Phẫu diện DNL02
1. Địa điểm: xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, Đắk Nông
2. Đá mẹ : bazan
3. Địa hình: Cao.
4. Cây trồng: Mía.
5. Tên đất dự kiến: Đất nâu thẫm trên đá bazan
Hình thái phẫu diện
0-15 cm: màu nâu vàng, thịt nặng, hơi khô, kết cấu viên, đất tơi xốp, nhiều
rễ cây, chuyển lớp từ từ về màu sắc.
15-35 cm: nâu vàng, sét, kết cấu viên, tơi xốp, nhiều rễ cây, không chặt,
chuyển lớp từ từ về màu sắc.
35-80 cm: màu nâu vàng, thịt nặng, hơi ẩm, kết cấu viên, xốp, chuyển lớp từ
từ về màu sắc.
80-100 cm: nâu vàng, sét, ẩm, kết cấu viên, tơi mền.
Bảng 2. 8. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện DNL02
Tầng đất 0-15 15-35 35-80 80-100
pH
KCL

4,70 4,00 4,02 4,26
OM (%) 3,35 1,73 2,01 1,20
Tổng số (%) N 0,18 0,14 0,16 0,08
P
2
O
5
0,15 0,10 0,11 0,12
K
2
O 0,16 1,19 0,07 0,23
Dễ tiêu (mg/100g) P
2
O
5
2,60 2,41 2,17 2,54
K
2
O 4,30 1,86 1,20 0,82
Cation
trao đổi
(lđl/100g
)
Ca
++
1,16 0,78 0,66 0,50
Mg
++
0,64 0,35 0,46 0,31
Thành

phần cơ
giới
(%) Cát 17,44 14,64 13,33 12,36
Limon 42,33 46,57 53,78 52,76
Sét 40,23 38,79 32,87 34,88
16
Nhìn chung, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá Bazan có hàm lượng dinh
dưỡng khá và cân đối. Tuy nhiên, đất nâu thẫm lại bị hạn chế lớn là có kết von ở
tầng nông và tỉ lệ kết von lớn, nên hầu hết là đất tầng mỏng. Mặt khác, lại được
phân bố trên địa hình đồi. Vì vậy, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá Bazan chủ yếu
thích nghi cho cây trồng cạn hàng năm như đậu đỗ, thuốc lá, bông bải và một số
cây lâu năm như điều, mãng cầu; ở các khu vực chân sườn đồi nơi có điều kiện
tưới nước có thể trồng Cà phê hoặc tiêu.
2.7. Nhóm đất đỏ (Fđ) – Ferralsols
Nhóm đất đỏ có diện tích lớn nhất với 392.496,62 ha, chiếm 60,25%
DTTN. Phân bố ở hầu hết các huyện của tỉnh. Theo phân loại cũ chúng thuộc
nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan.
Loại đất này thường có tầng phong hóa dày, màu đỏ thẫm, cấu trúc hạt rõ,
độ xốp cao, dung trọng thấp, tỷ lệ khoáng đang phong hóa và đá chưa phong hóa
thấp, ít hơn 10% trong cấp hạt thịt, các khoáng thứ sinh còn trong đất chủ yếu là
khoáng Kaolinit và gipxit. Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng limon
thấp, sét cao. Phản ứng của đất chua (pH
KCl
phổ biến từ 3 - 4,5). Độ no bazơ
thấp, phần lớn dưới 40%. Dung lượng cation trao đổi CEC < 16 me/100g sét và
ECEC nhỏ hơn 12 me/100g sét.
Nhóm đất đỏ được phân ra 5 đơn vị khác nhau bởi các đặc tính: Acric ,
Humic , Episkeletic, Endoskeletic, Endoleptic; và 10 đơn vị phụ được phân chia
bởi các đặc tính: Geri, Stagni, Veti, Xanthi, Rhodi, Ferri.
Phẫu diện điển hình

Phẫu diện ĐN23
Vị trí địa lý: UTM 49 N 1387204 E 802509
Địa điểm: Đăk Găn, Đăk Mil, Đăk Nông
Độ cao: 690m
FAO/UNESCO: Veti - Acric Ferralsols
Việt Nam: Đất đỏ chua, nghèo kiềm
Hiện trạng sử dụng đất: Tiêu, Thông
Đá mẹ/mẫu chất: Bazan
Độ dốc: 8 - 15
0
Tiêu thoát nước: Rất nhanh
17
Mô tả
0 - 20 cm: Màu nâu đỏ sẫm (2,5YR 3/3) khi ẩm. Sét. Cấu trúc khá. Viên nhỏ
đến trung bình. Cứng khi khô, tơi khi ẩm, dẻo khi ướt. Lẫn nhiều rễ
cây nhỏ. Chuyển lớp từ từ theo cấu trúc và độ lẫn rễ.
20 - 50 cm: Màu nâu đỏ sẫm (2,5YR 3/4) khi ẩm. Sét. Cấu trúc kém. Cục nhẵn,
cạnh nhỏ. Cứng khi khô, tơi khi ẩm, dẻo và dinh khi ướt. Lẫn ít rễ
cây nhỏ. Có các hang hốc động vật. Chuyển lớp từ từ theo màu sắc
và cấu trúc.
50 - 90 cm: Màu nâu đỏ sẫm (2,5YR 3/6) khi ẩm. Sét. Cấu trúc kém. Cứng khi
khô; tơi, dẻo, dinh khi ẩm. Lẫn nhiều rễ cây nhỏ. Có nhiều hang
hốc động vật. Chuyển lớp từ từ theo màu sắc và cấu trúc.
90 - 125 cm: Màu nâu đỏ sẫm (2,5YR 3/6). Sét. Cấu trúc kém. Cục cạnh nhỏ
đến trung bình. Cứng khi khô; tơi, dẻo, dính khi ẩm. Lẫn ít rễ cây
nhỏ. Có các hang hốc động vật. Chuyển lớp từ từ theo màu sắc và
cấu trúc.
Bảng 2. 9. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện ĐN23
Chỉ tiêu
Tầng đất

Đơn vị
0 - 10
(cm)
10 - 17
(cm)
17 – 40
(cm)
40 - 82
(cm)
pH
KCL
- 4,2 4,4 4,5 4,6
OC % 1,1 1,4 0,5 0,3
N % 0,15 0,16 0,08 0,04
P
2
O
5
% 0,27 0,19 0,19 0,16
Ca
2+
Cmol/kg
2,56 2,88 2,08 2,40
Mg
2+
0,64 1,12 0,32 1,60
CEC đất 11,15 10,15 7,75 8,14
V % 35 41 33 51
Sét phân tán % 4,4 2,4 0,8 2,8
TPCG

Cát (%) 11,6 19,2 10,5 7,2
Limon (%) 20,8 16,9 14,6 11,2
Sét (%) 67,6 63,9 74,9 81,6
CEC sét lđl/100g 10,77 8,29 7,84 8,90
Phẫu diện DNL01
1. Địa điểm: xã Đức Mạnh-huyện Đăk Mil.
2. Đá mẹ: bazan
3. Địa hình: Cao.
4. Cây trồng: Mía.
18
5. Tên đất: Đất đỏ (Đất nâu đỏ trên đá bazan.) – Ferralsols
Hình thái phẫu diện
0-20
cm
Màu nâu đỏ, thịt trung bình, cấu trúc viên, tơi xốp, nhiều rễ cây nhỏ,
chuyển lớp rõ từ từ về màu sắc.
20-40
cm:
Nâu đỏ, thịt nặng, ít rễ cây, cấu trúc viên, ít chặt, chuyển lớp từ từ về
màu sắc và độ chặt.
40-82
cm:
Màu nâu thẫm, sét, cấu trúc viên trung bình, ít đốm gỉ nâu đen, chuyển
lớp từ từ.
82-120
cm:
Nâu thẫm, sét, viên, ít kết von mền.
Bảng 2. 10. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện DNL01
Tầng đất 0-20 20-40 40-82 82-120
pH

KCL
4,01 4,10 4,80 5,03
OM (%) 4,43 2,17 1,57 1,21
Tổng số (%) N 0,22 0,16 0,09 0,09
P
2
O
5
0,27 0,13 0,15 0,14
K
2
O 0,06 0,07 0,07 0,06
Dễ tiêu (mg/100g) P
2
O
5
2,10 1,71 1,73 1,80
K
2
O 4,67 3,03 1,42 2,64
Cation trao
đổi
(lđl/100g) Ca
++
1,77 1,03 1,03 1,01
Mg
++
1,21 0,70 0,39 0,84
Thành phần
cơ giới

(%) Cát 16,45 12,85 11,36 11,14
Limon 41,12 39,48 34,86 34,75
Sét 42,43 47,67 53,78 54,11
Nhóm Đất đỏ là loại đất quý của nước ta đã cho nhiều sản phẩm có tỉ
trọng cao trong nông nghiệp như cà phê, cao su và đang có nhiều triển vọng phát
triển tốt. Cần bảo vệ quĩ đất cũng như những đặc điểm tốt của đất như dày, tơi
xốp, giàu mùn… Khắc phục một số nhược điểm như chua, nghèo K2O, P2O5 dễ
tiêu, khô tầng mặt và ưu tiên sử dụng cho các cây dài ngày có giá trị như cà phê,
cao su và một phần cây ăn quả (cam, quít, chôm chôm, sầu riêng), chè
19
2.8. Nhóm đất nứt nẻ (VR) – Verrisols
Nhóm đất nứt nẻ có diện tích 2.678,92 ha, chiếm 0,41 % DTTN. Phân bố
chủ yếu ở vùng đồng bằng bồi tụ bazan huyện Cư Jút và huyện Đắk Mil. (Theo
phân loại phát sinh của Việt Nam là nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của
bazan).
Đất có đặc tính trương co lớn, dẻo dính khi ướt, vào mùa khô trong điều
kiện thiếu nước đất bị nứt nẻ, chai cứng, khe nứt sâu tới hơn 1m. Trong đất thể
hiện rõ đặc tính trơn bóng (Slickenside).
Nhóm đất nứt nẻ gồm 2 đơn vị phân loại, với 3 đơn vị phân loại phụ
Đất nứt nẻ có phản ứng rất chua, hàm lượng chát hữu cơ rất cao, tỷ lệ sét
cao ( > 50 %), độ no bazơ hơn 80%.
Hiện tại, đất nứt nẻ được sử dụng trồng lúa, cây lúa phát triển tốt, cho
năng xuất cao và ổn định.
Phẫu diện điển hình
Phẫu diện DN46
1. Địa điểm: xã, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông
2. Đá mẹ: bazan
3. Địa hình: thung lũng.
4. Cây trồng: Mía.
4. Tên đất dự kiến: đất nứt nẻ (Đất đen trên đá bazan) - Vertisols

Hình thái phẫu diện
0-20cm: màu nâu vàng, thịt nặng đến sét, nhiều rễ cây, cấu trúc hạt,
chuyển lớp rõ về độ chặt
20-70cm: đen xám, sét, kết von tròn, cấu trúc viên, có nhiều rễ cây, glây
trung bình, chuyển lớp rõ về độ chặt
70-100cm: màu đen xám, sét, đốm gỉ, chặt, cấu trúc viên, xuất hiện kết von
tròn.
Bảng 2. 11. Kết quả phân tích lý, hoá phẫu diện DN46
Tầng đất 0-20 20-60
pH
KCL
5,64 5,63
OM 2,64 0,75
20
Tổng số (%) N 0,15 0,07
P
2
O
5
0,28 0,38
K
2
O 0,38 0,39
Dễ tiêu (mg/100g) P
2
O
5
13,9 21,3
K
2

O 12,2 12,8
Cation trao
đổi
(lđl/100g
)
Ca
++
20,6 18,2
Mg
++
8,40 10,80
CEC 31,45 31,75
Thành
phần cơ
giới
(%) Cát 14,18 15,26
Limon 42,69 42,14
Sét 43,13 42,60
2.9. Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (PH) - Planosols
Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị với diện tích 340,37 ha chiếm
0,05% DTTN. Phân bố chủ yếu huyện Cư Jút.
Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị trong tỉnh có 1 đơn vị phụ đất
là Hapli-Ferric Planosols.
2.10. Nhóm đất đen ( R) - Luvisols
Nhóm đất đen diện tích khoảng 1.292,07 ha chiếm 0,20 DTTN. Phân bố
chủ yếu ở huyện KRông Nô và một ít ở huyện Đắk Mil.
Đất phát triển trên sản phẩm phong hoá đá bazan bọt, phân bố xung quanh
các miệng núi lửa. Đất có màu nâu đến nâu thẫm hoặc nâu đỏ, khả năng tiêu
thoát nước tốt. Đa số đất tầng mỏng, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và nhiều nơi kết von
đến tầng mặt, song đất có độ dinh dưỡng cao.

Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đen trong tỉnh có 2 đơn vị đất khác nhau bởi đặc tính: Ferric, Gleyic.
Hướng sử dụng:
Đất đen có độ phì cao rất thích hợp với ngô, các loại đậu Nhưng độ phì
nhiêu cũng nhanh bị giảm thấp trong điều kiện mưa nhiều và không có thực vật
che phủ. Cần phải tăng cường chống xói mòn cho đất.
21
2.11. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) – Leptosols
Diện tích 9.373,96 ha, chiếm 1,44 % DTTN. Phân bố bố tập trung ở
huyện Krông Nô và Đắk Song
Đất hình thành trên các đá mẹ như các đá macma axit, ở địa hình núi
dốc và thảm thực vật che phủ kém. Đất có tầng đất hữu hiệu bị giới hạn bởi tầng
đá cứng liên tục trong vòng 0-25 cm hoặc phần đất mịn có tỉ lệ < 10% cho đến
độ sâu 75 cm. Hướng sử dụng: khoanh nuôi, trồng, tu bổ và bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất hiện tại, kết
quả đã xác định: tỉnh Đắk Nông có 11 nhóm đất, phân ra 46 đơn vị đất phụ với
đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng. Đây là cơ sở để sử dụng vào việc
chỉ đạo và phát triển sản xuất nông, lâm của tỉnh.
2. Trong 11 nhóm đất, nhóm đất đỏ có diện tích lớn nhất với 392.496,62 ha,
chiếm 60,25% DTTN; nhóm đất xám có diện tích lớn thứ hai với 185.637,52 ha
chiếm 28,50 DTTN; nhóm đất phù sa có diện tích 2.510,71ha, chiếm 0,39 %
DTTN; nhóm đất Glây có diện tích 5.319,80 ha, chiếm 0,82 % DTTN; nhóm đất
mới biến đổi có diện tích 9.956,23 ha, chiếm 1,53% DTTN; nhóm đất nâu trên
vùng bán khô hạn có diện tích 11.287,90 ha chiếm 1,73% DTTN; nhóm đất nâu
thẫm có diện tích 27.300,39 ha, chiếm 4,19% DTTN; nhóm đất nứt nẻ có diện
tích 2.678,92 ha, chiếm 0,41 % DTTN; nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân
dị với diện tích 340,37 ha chiếm 0,05% DTTN; nhóm đất đen có diện tích
1.292,07 ha chiếm 0,20 DTTN; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích
9.373,96 ha, chiếm 1,44 % DTTN.

3. Nhóm đất đồi núi tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích lớn nhất. Nhóm đất đỏ với
ưu thế lớn cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất xám với ưu thế rất
lớn cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh,
trồng mới rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chống xói mòn đất.
4. Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở Đắk Nông như nhóm đất
phù sa, đất glây, đất mới biến đổi, vì có ưu thế về địa hình, dinh dưỡng trong đất
và đặc biệt là việc tưới tiêu thuận lợi, chủ yếu thích hợp trồng lúa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày.
5. Đa số đất trên địa bàn Đắk Nông có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến nặng,
nghèo mùn (<2%), chua (pHKCL: 3,2-4,8), độ no bazơ và dung tích hấp thu
thấp, nghèo các chất dễ tiêu.
22

×