LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của thầy Th.S Phạm Quốc Hùng. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
về sự giúp đỡ to lớn và quý báu đó.
Xin chân thành cảm ban lãnh đạo công ty CP – Quảng Trị và anh em kỹ sư,
công nhân viên tại công ty đã quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn bè đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
i
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
iv
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADG: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (average daily growth)
HP: Mã lực (horse power)
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
KLTB: Khối lượng trung bình
NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
NTTS: Nuôi Trồng Thủy Sản
PL: post larvae
v
MỞ ĐẦU
Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản ở nước ta trong những năm gần đây được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước đã trở thành 1 ngành chiến lược chiếm vị trí mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà ngành
còn tạo ra một lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.
Để tận dụng hết tiềm năng ở nhiều địa phương nước ta, đa dạng hóa đối
tượng nuôi là vấn đề rất được quan tâm của ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, góp phần
tăng sản lượng và làm phong phú thêm sản phẩm cung cấp cho thị trường. Một
trong những đối tượng mới hiện nay là tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei
Boone, 1931).
So với các loài tôm khác, tôm thẻ chân trắng có những ưu điểm như sau [1]:
Thịt thơm ngon và chắc, giàu dinh dưỡng, phần thịt chiếm 60% trọng lượng thân,
vỏ mỏng. Mau lớn, thời gian vụ nuôi ngắn (giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi),
có thể nuôi 1-3 vụ/năm. Thích nghi được với biên độ nhiệt độ, độ mặn rộng (có thể
nuôi được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt) có sức chịu đựng với sự thay đổi đột
ngột về nhiệt độ. Điều quan trọng nhất là tôm thẻ chân trắng thích nghi tốt với điều
kiện tự nhiên ở nước ta, có sức đề kháng với vi rút đốm trắng tốt hơn.
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có triển vọng ở nhiều nước châu Á,
trong đó có nước ta. Tuy nhiên đây là đối tượng mới nhập nội nên cần có một quy
trình nuôi hoàn chỉnh.
Trên cơ sở đó, tôi đã được khoa NTTS trường Đại Học Nha Trang phân công
thực hiện đề tài: ”Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân
trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931)” tại công ty CP chi nhánh Quảng
Trị - xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị.
Với các nội dung chính của đề tài:
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại vùng nuôi.
• Vị trí địa lý- địa hình, tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
• Đặc điểm một số yếu tố môi trường.
1
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm the chân trắng trên cát.
• Tìm hiểu hệ thống công trình ao nuôi và thiết bị phục vụ nuôi.
• Kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm.
♦ Chuẩn bị ao: cải tạo và chuẩn bị nước.
♦ Chọn giống và thả giống.
♦ Quản lý và chăm sóc.
- Thức ăn và kỹ thuật cho ăn.
- Quản lý các yếu tố môi trường.
♦ Kiểm ta tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống.
♦ Phòng và trị bệnh.
♦ Thu hoạch.
• Kết luận và đề xuất ý kiến.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu của đề tài:
Tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm tôm he chân trắng trên cát.
Nha Trang, tháng 5 năm 2010
SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRẦN VĂN LỢI
2
Chương 1: TỔNG LUẬN
1.1. Đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Hình 1.1.Tôm thẻ chân trắng
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
Tên khoa học: Penaeus vannamei Boone,1931
Tên tiếng Anh: White leg shrimp
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, Tôm thẻ chân trắng, Tôm chân trắng, Tôm
bạc Thái Bình Dương
Tên địa phương: Tôm chân trắng [3]
3
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Tôm chân trắng phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ, vùng biển Tây Thái Bình
Dương, từ vùng biển Mexico đến miền Trung Peru. Nhiều nhất ở vùng biển
Ecuador, Hawai. Hiện nay, tôm chân trắng được nuôi nhiều trên thế giới: Trung
Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam [9].
1.1.3. Hình thái cấu tạo
Hình thái ngoài tôm thẻ chân trắng gần giống với tôm bạc (Penaeus
merguiensis). Vỏ tôm trắng mỏng, nhìn vào cơ thể thấy rõ đường ruột và các đốm
nhỏ từ lưng xuống bụng. Các chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu hơi vàng,
các vành đuôi có màu đỏ nhạt. Râu tôm có màu đỏ, chiều dài của râu gấp 1.5 lần
chiều dài thân. Chủy đầu của tôm có 2 gai dưới và 8→9 gai trên. Tôm có Thelycum
dạng hở [2].
1.1.4. Tập tính sống
Ngoài tự nhiên, tôm he chân trắng sống ở nơi có đáy cát và cát – bùn, độ sâu
dưới 70m, nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32
o
C, pH 7,7 – 8,3 độ mặn từ 28 – 34‰.
Tôm trưởng thành sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở cửa sông, nơi có độ
mặn thấp và giàu thức ăn tự nhiên. Ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới cát,
ban đêm chúng bơi hoặc bò đi kiếm ăn. Tôm chân trắng thích nghi tốt với sự thay
đổi đột ngột của môi trường sống. Sức chịu đựng hàm lượng O
2
thấp nhất là 1,2 mg
O
2
/L, tôm càng lớn thì sức chịu đựng hàm lượng O
2
thấp
càng kém [8].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, phổ thức ăn rộng bao gồm: sinh vật phù du,
mùn bã hữu cơ, lab – lab, sinh vật đáy, thức ăn công nghiệp. Cũng giống như các
loài tôm he khác, thức ăn của nó cần có các thành phần: protein, glucid, lipid,
vitamin, muối khoáng. Thành phần dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn trong
vòng đời của tôm. Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần ăn của chúng là
35% (tôm sú là 40%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chăn trắng tương đối
cao, cường độ bắt mồi mạnh nhất vào ban đêm. Trong điều kiện nuôi lớn bình
4
thường, lượng cho ăn chỉ cần 5% khối lượng thân. Thời kì tôm sinh sản, đặc biệt là
giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hằng
ngày tăng lên 3 – 5 lần.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn đầu. Từ ngày
thứ 20 trở đi, mỗi tuần có thể tăng từ 2 – 3 g. Khi khối kượng cơ thể đạt 20 g thì tốc độ tăng
trưởng chậm dần, khoảng 1 g/tuần. Tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực. Cũng giống như các
loài tôm khác, tôm he chân trắng có chu kì lột xác tăng dần theo thời gian phát triển. Tôm
nhỏ lột xác chỉ cần vài giờ, tôm lớn cần đến 1 – 2 ngày [2].
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Trong tự nhiên, người ta thường bắt gặp tôm cái ôm trứng
quanh năm. Tuy nhiên, mùa sinh sản còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên từng vùng. Ở ven biển phía Bắc Ecuador, tôm đẻ từ tháng 3 – 8, nhưng đẻ rộ
từ tháng 4 – 5. Ở Peru, mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Giao vĩ: Tôm he chân trắng là loài có Thelycum hở nên tôm thành thục hoàn
toàn mới tiến hành giao vĩ. Thời gian giao vĩ thường trước lúc tôm đẻ 2 h.Trứng thụ
tinh sau 14 – 16 h thì nở ra Nauplius. Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua nhiều
giai đoạn. Trong đó có: 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis
và giai đoạn Post larvae.
Sức sinh sản: Tôm chân trắng là loài thành thục sớm, tôm cái có khối lượng
30 – 45 g là có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 25 vạn
trứng/tôm mẹ.
Trong sản xuất, người ta dựa vào các đặc điểm trên để cho sinh sản nhân tạo
và ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng. Đặc điểm giao vĩ cho phép ta dự báo tương
đối chính xác thời điểm tôm đẻ. Đặc điểm quá trình biến thái giúp ta quản lý, chăm
sóc ấu trùng trong quá trình ương nuôi. Dựa vào sức sinh sản thực tế, ta có thể lựa
chọn số tôm bố mẹ cho đẻ trong một vụ sản xuất giống [2].
5
1.1.8. Dịch bệnh
Tôm chân trắng có sức kháng bệnh tốt hơn tôm sú. Trong ương nuôi ấu trùng
và nuôi thương phẩm, tôm dễ bị cảm nhiễm một số loài vi khuẩn và vi rút như: vi
khuẩn Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, vi rút đốm trắng.
Một số giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là khép kín quy trình
sản xuất giống, nhằm tạo ra đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng con giống.
1.2. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới, Việt Nam và địa phương
1.2.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Lịch sử nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ rất lâu đời. Có hơn 20 loài tôm
được nuôi trên toàn thế giới ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến nhất (chiếm 2/3 tổng sản
lượng tôm nuôi của thế giới) ở Tây bán cầu.
Hình 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới [12]
Các quốc gia châu Mỹ như: Ecuador, Mexico, Panama, là những nước hàng
đấu thế giới trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong đó Ecuador là nước đứng
đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn.
6
Bảng 1.1. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Châu Mỹ La Tinh [12]
Quốc gia
Năm
2004
(tấn/năm)
2005
(tấn/năm)
2006
(tấn/năm)
2007
(tấn/năm)
2008
(tấn/năm)
Ecuador 103000 126000 157000 164000 180000
Mexico 78000 96000 99000 117000 120000
Brazil 78000 62000 63000 63000 68000
Venezuela 18000 18000 23000 25000 28000
Honduras 18000 18000 21000 20000 21000
Nicaragua 10000 11000 13000 15000 18000
Hiên nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được phát triển mạnh ở khu vực
Châu Á (chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới), đứng đầu là Trung Quốc.
Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm đến tôm thẻ chân trắng sớm nhất.
Năm 1998 Trung Quốc đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng
chuyển giao công nghệ cho các nước khác. Năm 2000 Trung Quốc đã bắt đầu xuất
khẩu tôm chân trắng ra một số nước trên thế giới. Năm 2003 tổng sản lượng tôm
nuôi tại Trung Quốc là 1.183.279 tấn. Trong đó sản lượng tôm chân trắng là
605.259 tấn, chiếm 51% [4].
Ngoài ra, còn một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Philippine,
Indonexia, Malaixia, cũng đang nhập tôm chân trắng để nuôi. Tại Thái Lan năm
2001 sản lượng tôm chân trắng chiếm 20% tổng sản lượng tôm nuôi, năm 2004 tăng
lên 90%, năm 2006 sản lượng đạt 0,5 triêụ tấn (chiếm 95%) [4].
Trước đây, thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt là hội chứng Taura) gây
giảm sản lượng nghiêm trọng ở các quốc gia châu Mỹ, đã gây tâm lý e ngại cho các
nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội nuôi thử nghiệm và phát triển nghề
nuôi tôm chân trắng. Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu
tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các nước Châu Mỹ, đã mở
ra hi vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và
nghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới.
7
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, từ cuối năm 2000,
tỉnh Ninh Thuận thành công với mô hình nuôi tôm trên cát. Với vài ha lúc đầu, chỉ
sau 2 năm, diện tích nuôi tôm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi
tôm trên cát. Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên hải Miền
Trung đều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên cát. Trong đó nổi
lên là dự án đầu tư hơn 2.200 ha để nuôi tôm trên cát của công ty Việt Mỹ tại
Quảng Trị và dự án 2.000 ha nuôi tôm trên cát tại Lệ Thủy (Quảng Bình).
Cũng trong thời gian đó, Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn) đã khuyến cáo người dân không nên phát triển rộng diện tích tôm
thẻ chân trắng vì lo sợ sự phát triển thiếu bền vững, phần khác do nhiều doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chưa quan tâm đến mặt hàng này.
Từ năm 2006, Bộ Thủy Sản (trước đây) đã cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng
bổ sung tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi
đối tượng này ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL vì lo không kiểm soát được
dịch bệnh, để lây lan sang các đối tượng nuôi khác.
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta năm 2006 [4]
Tỉnh Diện tích(ha) Sản lượng(tấn/ha)
Hà Tĩnh 150 900
Quảng Trị 35 83
Quảng Nam 20 100
Quảng Ngãi 450 3700
Bình Định 123 530
Phú Yên 100 400
Khánh Hoà 500 2000
Ninh Thuận 250 1500
Bình Thuận 120 700
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều biến động, xu thế
tiêu dùng các nước chuyển sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung
8
Quốc, sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh trên thị trường thế
giới. Ở trong nước diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh ngày càng nhiều, hiệu quả
sản xuất thấp.
Do vậy, ngày 25/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-
BNN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa
sản phẩm thủy sản xuất khẩu, giảm bớt áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ một số mô hình nuôi
thành công, hiện tôm chân trắng đang ngày càng được các hộ nuôi thủy sản quan
tâm và phát triển.
Theo số liệu thống kê của Cục Nuôi trồng Thủy sản, tính đến hết tháng 6 –
2008 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 ha và đã
thu hoạch hơn 12.300 tấn [6].
Năm 2009, kế hoạch nuôi tôm nước lợ của cả nước là 400 ngàn tấn, đối
tượng nuôi chính vẫn là tôm sú. Hiên nay, Bộ NN và PTNT có chủ trương phát triển
tôm thẻ chân trắng theo quy hoạch ở các tỉnh Nam Bộ. Tuy nhiên, vùng nuôi chủ
yếu vẫn là các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc, các tỉnh phía nam còn đang ở dạng
thăm dò. Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là sống ở tầng nước giữa, không vùi
mình trong bùn như tôm sú nên tôm thẻ thích hợp với chất đáy cát. Nhiều ý kiến
cho rằng nuôi tôm thẻ ở vùng ĐBSCL sẽ kém hiệu quả hơn Miền Trung. Vì chất
đáy bùn sét ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn và hoạt động sống, hạn chế tới sự sinh
trưởng của chúng [7].
1.2.3. Tình hình nuôi tôm ở Quảng Trị
Nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát
khoảng 34.732 ha. Đây là tiềm lực lớn tạo điều kiện cho phát triển NTTS nói chung
và nghề nuôi tôm nói riêng của tỉnh.
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi trên vùng đất cát Quảng Trị (năm
2004 ) với dự án của công ty Việt Mỹ. Từ đó diện tích và sản lượng tăng lên đáng
kể. Năm 2009 tổng diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh là khoảng 461 ha, trong đó
diện tích ở vùng cát ven biển là 201 ha, còn lại là vùng ven sông. Tổng sản lượng
9
tôm đạt 3.400 tấn (giá trung bình từ 60.000 – 110.000 đồng tùy thời điểm), năng
suất đạt trung bình khoảng 10 tấn/ ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 20 tấn/ha/vụ cho lãi
khoảng 1 tỷ đồng/ ha/vụ.
Cùng thời gian đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra một số dịch bệnh
đối với tôm thẻ chân trắng như bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại vùng cát ven biển xã
Triệu An (Triệu Phong), Đông Lễ, Đông Giang (TP Đông Hà) với diện tích khoảng
20 ha, gây thiệt hại khá nặng. Ngoài ra bệnh NHP, bệnh đỏ thân xuất hiện cũng gây
thiệt hại trên khoảng diện tích 15 ha của người dân. Dịch bệnh diễn biến ngày càng
phức tạp, rất khó ngăn ngừa.
Theo Sở NN & PTNT, trong năm 2010, diện tích nuôi tôm ven biển sẽ tiếp
tục tăng mạnh do giá tôm tăng ao, chỉ tính từ đầu năm 2010 đến hiện tại người dân
đã đào thêm 30 ha mặt nước nuôi tôm [11].
Trong thời gian qua, với thành công bước đầu trong việc nuôi tôm thẻ chân
trắng trên đất cát không chỉ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho một bộ
phận dân cư vùng bãi ngang ven biển mà còn làm giàu cho nhiều hộ nuôi đối tượng
này.Tuy nhiên, một thực tế đặt ra ở đây là nếu chỉ thấy hiệu quả trước mắt mà
không có sự quản lý, định hướng phát triển nuôi tôm trên cát ồ ạt như hiện nay thì
tất yếu sẽ dẫn đến ảnh hưởng khôn lường như tình trạng sa mạc hóa do tình trạng
khai thác nguồn nước ngầm quá mức, tình trạng lây lan dịch bệnh. Bên cạnh những
khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, hiện tại người nuôi tôm đang phải đối
mặt với những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết viêc tiêu thụ sản
phẩm thông qua tư thương nên bị ép giá. Do đó, trong thời gian tới ngành thủy sản
cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan có những giải pháp hợp lý để
phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, hiệu quả.
10
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại công ty chăn nuôi CP Việt Nam - chi nhánh Quảng Trị - thôn Phương Lang
- xã Hải Ba - Hải Lăng - Quảng Trị.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/03 đến ngày 12/06/2010.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei Boone,1931.
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
ĐKTN và hệ
thống công trình ao
Kỹ thuật nuôi
thương phẩm.
Đánh giá sơ bộ
hiệu quả kinh tế.
Chuẩn
bị ao.
Chọn
giống
và thả
giống.
Các biện
pháp
chăm sóc
và quản
lý ao.
Theo dõi
tốc độ
tăng
trưởng và
tỷ lệ sống
Thống kê và phân tích số liệu
Kết luận và đề xuất ý kiến
11
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu, tạp trí khoa học - công nghệ, sách
báo, các phương tiện thông tin đại chúng và kết quả nghiên cứu đã công bố của các
cơ quan chức năng.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua trực tiếp trong thực tập, phỏng
vấn, tìm hiểu từ cán bộ kĩ thuật, công nhân làm việc tại công ty.
Thiết bị và phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường:
Bảng 2.1. Các thiết bị đo thông số môi trường
STT Yếu tố Dụng cụ Thời gian đo Số lần đo
1 Nhiệt độ (
o
C)
Nhiệt kế thủy ngân
(±1
o
C)
14h – 15h Ngày 1 lần
2 pH
pH test kit (phương
pháp so màu ±0,3)
6h - 7h và
14h - 15h
Ngày 2 lần
3
Độ kiềm
(mgCaCo
3
/L)
Aqua Base (phương
pháp so màu ±20)
6h – 7h Tuần 2 lần
4 Độ mặn(‰) Khúc xạ kế (±1) 6h – 7h Tuần 1 lần
5 DO(mgO
2
/L) Máy đo O
2
(±0,1) 19h – 20h Ngày 1 lần
6
Độ
trong(cm)
Đĩa Secchi (±1)
6h - 7h và
14h - 15h
Ngày 2 lần
7 Độ sâu (cm) Thước gỗ (±10) 14h – 15h Tuần 1 lần
8 NH
3
tổng số
Aqua Am (phương
pháp so màu ±0,1)
14h – 15h Tuần 1 lần
9 NO
2
-
Aqua Nite (phương
pháp so màu ±0,1)
14h – 15h Tuần 1 lần
2.3.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
2.3.2.1. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng
Khối lượng: Sau khoảng 1 tháng nuôi, cứ 7 ngày 1 lần chài tôm, cân toàn bộ
khối lượng tôm và đếm số lượng tôm trong chài. Từ đó, ta tính được khối
lượng trung bình của tôm trong ao.
12
Kích thước: Sau khoảng 1 tháng nuôi, cứ 7 ngày 1 lần chài tôm. Lấy ngẫu
nhiên 30 con tôm, đo chiều dài từ chủy đầu đến Telson bằng thước đo có độ
chính xác 1mm. Từ đó ta tính được chiều dài trung bình của đàn tôm.
2.3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ sống
Dựa vào lượng thức ăn cho ăn trong ngày và bảng tính lượng thức ăn chuẩn
của trại Quảng Trị.
Bảng 2.2. Lượng thức ăn chuẩn trong ngày của trại Quảng Trị
Ngày tuổi Khối lượng (g) ADG (g) % thức ăn
Thức ăn/10
6
tôm/ngày (kg)
7 0,45 0,05 4,4 2
14 0,80 0,05 5,0 4
21 1,33 0,08 4,5 6
28 2,63 0,19 3,8 10
35 3,75 0,16 4,8 18
42 5,53 0,25 4,5 25
49 8,14 0,37 3,7 30
56 10,31 0,31 3,3 34
63 12,57 0,32 3,0 38
70 13,50 0,13 3,0 40
77 15,50 0,29 2,8 43
84 16,71 0,17 2,7 45
91 18,50 026 2,6 48
98 20,00 0,21 2,5 50
105 21,00 0,23 2,4 50
112 23,00 0,24 2,2 50
Tổng lượng thức ăn trong ngày (kg) ×1000
Tỷ lệ sống (%) =
Số lượng tôm thả × KLTB đàn tôm (g) × tỷ lệ cho ăn (%)
2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học.
Các công thức tính toán:
Hệ số chuyển hóa thức ăn - Feed convesion rate (FCR):
13
Wf
FCR
Toàn vụ nuôi
=
W
2
-W
1
Trong đó:
Wf: Khối lượng thức ăn sử dụng trong suốt vụ nuôi (kg).
W
1
: Khối lượng tôm thả ban đầu (kg).
W
2
: Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg).
Tốc độ tăng trưởng bình quân/ ngày (%/ngày).
Wt
2
- Wt
1
ADG =
t
2 -
t
1
Trong đó:
Wt
2
-Wt
1:
Khối lượng tôm ở lần kiểm tra trước và sau.
t
2-
t
1 :
Khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm tra (ngày).
Giá trị trung bình (
X
):
X
=
∑
=
n
i
Xi
n
1
1
Độ lệch chuẩn (σ):
σ =
−
−
∑
=
n
i
XXi
n
1
2
)(
1
1
Trong đó:
- n số là mẫu nghiên cứu.
- X là giá trị mẫu nghiên cứu.
- X
i
là giá trị mẫu thứ i.
14
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình ao nuôi
3.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại Quảng Trị nằm trên vùng cao triều thuộc xã Hải Ba - Hải Lăng - Quảng Trị.
Cách biển 2 km về phía Đông.
Cách thị xã Quảng Trị 15 km về phía Bắc.
Cách thành phố Huế 70 km về phía Nam.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị [11]
15
3.1.1.2. Địa hình-thổ nhưỡng
Địa điểm xây dựng trại nằm trên vùng cát trắng, có địa hình tương đối bằng
phẳng, hơi dốc về phía biển, thuận lợi cho việc thoát nước thải ra biển. Tuy nhiên
khi cấp nước vào trại thì gặp nhiều khó khăn, phải dùng bơm với công suất lớn.
3.1.1.3. Thời tiết-khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt
đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc
có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc
nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến
động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường. Vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân
dân gặp không ít khó khăn [11].
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 – 25
o
C, tháng 7 cao nhất còn
tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng
bằng trên 40
o
C và ở vùng núi thấp 34 – 35
o
C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể
xuống tới 8 – 10
o
C ở vùng đồng bằng và 3 – 5
o
C ở vùng núi cao [11].
Chế độ nắng:
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt
trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu
vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong
khoảng 70 – 80 Kcalo/cm
2
năm), những tháng mùa hè gấp 2 – 3 lần những tháng
mùa đông.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700 – 1800 giờ.
Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240 – 250 giờ) [11].
Lượng mưa:
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa khoảng từ 75% –
85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9 – 11 (khoảng
600 mm). Tháng ít mưa nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 (thấp nhất là 40 mm/tháng).
16
Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000 – 2700 mm, số ngày mưa 130 –
180 ngày [12].
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85 – 90%, còn tháng khô thường dưới
50%, có khi xuống tới 30%.
Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3
đến tháng 9 và gay gắt nhất tháng 4, tháng 5 đến tháng 8. Hàng năm có từ 40 đến 60
ngày khô nóng [11].
Giông bão:
Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9,
tháng 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ
vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến
Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2 – 3 cơn bão đổ bộ
trực tiếp. Ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài
ngày (2 – 5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới
ngây ra chiếm tới 40 – 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 – 10. Lượng mưa do
một cơn bão gây ra khoảng 300 – 400 mm, có khi 1000 mm [11].
3.1.1.3. Nguồn nước
Trại nằm gần biển, xa khu dân cư, xa cửa sông, nên nguồn nước có chất
lượng tốt, độ mặn cao (29 – 32‰) và tương đối dồi dào.
Nhận xét:
Nhìn chung đây là khu vực mới phát triển nghề nuôi tôm trên cát, có nguồn
nước tương đối ổn định, ít ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt của
khu dân cư. Nên có môi trường thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm thẻ trên cát.
3.1.2. Hệ thống công trình ao nuôi
3.1.2.1. Cấu trúc ao
Trại Quảng Trị nằm trên vùng cao triều với diện tích 55 ha và có 104 ao.
Trong đó có 64 ao nuôi và 40 ao xử lý. Mỗi ao có diện tích từ 4.500 – 5.500 m
2
và
17
độ sâu là 2 – 2,5 m. Ao có hình vuông, rất thuận lợi cho việc tạo dòng chảy trong ao
khi đặt máy quạt nước, dồn chất thải vào giữa ao (để thu gom và tẩy dọn). Bờ, đáy
ao và mương dẫn nước đều được lót bằng bạt HDPE dày 0,5 mm. Đáy ao bằng
phẳng, hơi dốc về phía cống thoát. Ao có cống cấp và cống thoát riêng, ở giữa ao có
rốn để xả chất thải.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Trại có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và hiện đại theo tiêu chuẩn của Thái Lan.
Giao thông trong và ngoài trại tương đối thuận lợi, tất cả các bờ ao đều
được rải đất. Bờ ao rộng từ 3 – 7 m, có thể cho xe tải chạy qua.
Nguồn điện ổn định, trại sử dụng nguồn điện 3 pha. Và đề phòng khi mất
điện trại có trang bị 4 máy phát điện với công suất mỗi máy là 400 KVA.
Nguồn nước: trại hoàn toàn sử dụng nguồn nước mặn từ biển, không pha
thêm nước ngọt.
3.1.2.3. Trang thiết bị dùng trong ao nuôi
Mỗi ao đuợc lắp 8 quạt nhím 3HP.
Máy cho ăn tự động gắn mô tơ 1,5 HP và cầu cho ăn.
Có 1 máy sục khí 3HP phòng khi tôm nổi đầu vì thiếu oxy.
Các loại máy bơm 15, 30, 80 HP được sử dụng khi bơm nước vào
hoặc ra ngoài ao.
Mỗi ao được bố trí 2 xô thuốc tím để rửa tay và chân trước khi vào ao.
Ngoài ra mỗi ao còn có lưới chắn chim và bạt ngăn cua, ghẹ.
18
Hình 3.2. Sơ đồ trại nuôi
3.2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
3.2.1. Chuẩn bị ao
Đây là khâu quan trọng trong quy trình nuôi tôm thương phẩm, khâu này có
vai trò quan trọng đến việc thành công hay thất bại của một vụ nuôi. Chuẩn bị được
nền đáy sạch, nguồn nước tốt, thích hợp là những mục đích hàng đầu của khâu
chuẩn bị ao nuôi. Tuy nhiên, việc chuẩn bị ao nuôi nói chung là không phức tạp do
đối tượng này thích nghi rộng với các yếu tố môi trường, ít bị bệnh. Ngoài ra việc
chuẩn bị ao nuôi cũng tùy theo từng vùng, từng nền đáy khác nhau mà có cách làm
khác nhau.
19
3.2.1.1. Cải tạo ao
Việc cải tạo ao nhằm đưa lượng mùn bã hữu cơ đã tích tụ từ vụ nuôi trước ra
ngoài, loại bỏ những chất thải và mần bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm
sinh trưởng và phát triển.
Đối với ao mới:
Sau khi trải bạt, căng lưới chắn chim, bạt ngăn cua, lắp cầu và máy cho ăn
xong thì cho nước vào ao rửa ao (mực nước từ 20 – 30 cm). Sau 2 – 3 ngày thì xả cạn.
Đối với ao cũ:
Sau khi thu hoạch, đáy ao phải được xịt rửa. Dùng bơm để hút chất thải ra
ngoài ao chứa. Tiến hành tu sửa lại bạt (hàn các chỗ rách), lưỡi chắn chim và bạt
ngăn cua.
3.2.1.2. Chuẩn bị nước
Sau khi cải tạo ao xong, nước được cấp trực tiếp vào ao để xử lý (mực nước
cấp từ 1,2 – 1,5 m). Nguồn nước biển ở đây đầy đủ các thông số thuỷ lý, thuỷ hoá
khá phù hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm nên không cần phải bổ xung
thêm khoáng chất. Chỉ tiến hành xử lý các loài địch hại, vi khuẩn, vi rút, nấm, kí
sinh trùng bằng Chlorine 30 ppm.
3.2.1.3. Gây màu nước
Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới ánh sáng mặt trời. Các yếu tố
hợp thành của màu nước là các ion kim loại, mùn bã hữu cơ tan trong nước, bùn
đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là các loài sinh vật sống trong nước nhất là
tảo đơn bào.
Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất nói trên và nồng độ các loài tảo
có trong nước nhiều hay ít.
Lượng tảo đơn bào nhiều hay ít, thành phần giống loài nào phụ thuộc vào
nồng độ và tỷ lệ N/P. Ví dụ N/P = 3/1 – 7/1 thì đa số các loài tảo có trong ao là tảo
lục làm cho nước có màu xanh lục. Tỷ lệ N/P = 10/1 thì đa số các loại tảo trong ao
là tảo khuê, làm cho nước có màu vàng rơm, lá chuối non [2].
20