Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kinh nghiệm để giờ dạy luyện từ và câu lớp 5 đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994 KB, 35 trang )

________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Đề tài
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ GIỜ DẠY LUYỆN TỪ VÀ
CÂU “KIỂU BÀI LÍ THUYẾT VỀ TỪ” Ở LỚP 5 ĐẠT
HIỆU QUẢ CAO
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Đây là phân môn
cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt
câu ( nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện
đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt. Ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ của từ. Từ có
vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn từ, là đơn vị trung tâm của ngôn
ngữ, dùng để tạo nên câu. Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật
thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc,
trôi chảy còn nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư
duy phát triển tốt. Chính vì vậy mà môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, nó
được dạy tách riêng thành một phân môn độc lập, mỗi tuần dạy 2 tiết. Không
những thế, trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt như chính tả, Tập đọc,
Tập làm văn, Kể chuyện các em cũng được cung cấp thêm vốn từ mới. Nếu như
chúng ta không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương
tiện giao tiếp. Việc học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói
riêng sẽ giúp học sinh tiếp thu bài tốt ở tất cả các môn học.
Tuy nhiên, để giúp học sinh học môn này có hiệu quả thì giáo viên cần nắm
vững nội dung bài dạy, và phải có những phương pháp thích hợp với từng bài.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
1
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -


2014________________
Ngoài ra, trong mỗi tiết dạy giáo viên còn phải biết cách tổ chức các hoạt động học
tập cho học sinh để các em được trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến, tự rút ra kiến
thức mới, có như vậy các em mới hiểu bài sâu hơn và vận dụng được vốn từ đã học
trong giao tiếp. Nhưng tổ chức giờ học như thế nào để các hoạt động dạy-học trên
lớp được “nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao nhất” theo hướng đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một vài kinh
nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu “kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả
cao”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Luyện từ và câu ở lớp 5 đối với các bài dạy Lí thuyết về từ : từ đồng nghĩa, từ
trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các biện pháp để giờ dạy Luyện từ và câu
“kiểu bài lí thuyết về từ” đạt hiệu quả cao.
- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ đầu năm học 2013 – 2014 đến nay; tại
khối lớp 5 trường Tiểu học Tân Hiệp.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lý luận:
a) Một số khái niệm về “Từ” và “Từ” của tiếng Việt
Từ là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo chặt chẽ, có thể dùng trực tiếp để tạo câu
( Trích Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học của tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh).
Trong định nghĩa trên, ta lưu ý hai điểm sau:
+ Khi nói “ từ” là đơn vị ngôn ngữ thì ta đã công nhận rằng từ có hình thức
âm thanh và nội dung ngữ nghĩa.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”

2
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
+ Từ có cấu tạo chặt chẽ tức là không thể chia cắt mà không ảnh hưởng đến
nghĩa.
“Từ” là một thực thể tồn tại hiển nhiên. Bằng trực cảm, người bản ngữ nào
cũng có thể ý thức được sự tồn tại của từ. Trong một chuỗi lời nói, cụ thể là trong
một câu văn, câu thơ, ta có thể nhận diện” được từ. Ví dụ trong mấy câu thơ dưới
đây trích trong bài “Thư trung thu” của Bác Hồ:
“ Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng…”
Ta có thể nhận diện các từ trong từng câu thơ như sau:
Câu 1: Ai yêu các nhi đồng (4 từ)
Câu 2: Bằng Bác Hồ Chí Minh ( 3 từ)
Câu 3: Tính các cháu ngoan ngoãn ( 4 từ)
Câu 4: Mặt các cháu xinh xinh ( 4 từ)
Câu 5: Mong các cháu cố gắng ( 4 từ)
Mọi người đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, nhưng từ đó xây dựng
một định nghĩa về từ sao cho thích hợp, thỏa đáng thì ngay cả nhà chuyên môn
cũng cảm thấy nan giải. Dưới đây là một định nghĩa về “ từ” của Tiếng Việt:
“ Từ của Tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
câu” ( Trích Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt ( in lần thứ 2), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, H.1996, tr 16)
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5

đạt hiệu quả cao”
3
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Khái niệm từ được đề cập đến, được nhắc đến trong sách giáo khoa tiếng
Việt Tiểu học:
“ Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay
nhiều tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và được dùng để tạo nên câu ( Sách giáo khoa Tiếng
Việt 4 tập 1 trang 27)”
Định nghĩa về: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở
Tiểu học.
Theo Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 định nghĩa:
“Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau”.
Theo định nghĩa trên thì từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau tức là từ đồng
nghĩa ở mức độ cao (ví dụ: xây dựng, kiến thiết / siêng năng, chăm chỉ, cần cù /
trai, nam / gái, nữ / xe lửa, tàu hỏa, xe hỏa ,….). Còn từ có nghĩa gần giống nhau
tức là các từ đồng nghĩa ở mức độ thấp ( ví dụ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm /
ăn, xơi, biếu, tặng, cho / mang, khiêng, vác, cắp, …).
“Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”.
“ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”
“ Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa
chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.”
b) Dạy các nội dung lí thuyết về từ
Đơn vị ngôn ngữ tự nhiên, hoàn chỉnh có được trong giao tiếp ngôn từ là
ngôn bản. ví dụ: một em bé xin bố mẹ cho tiền đi mua sách truyện. Em dùng lời
trình bày vấn đề, nói lí do, mong ước, đưa ra những lí lẽ để thuyết phục bố, mẹ, …
toàn bộ lời em nói có một nội dung trọn vẹn, bố mẹ nghe một cách tự nhiên ( không
phải dung lí luận, khoa học để phân tích, lí giải, …), tạo nên một ngôn bản ( ngôn
bản nói). Một người con đi làm ăn xa nhà, viết thư về thăm gia đình, kể chuyện về

___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
4
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
công việc, cuộc sống của bản thân …bức thư viết ra đó cũng là ngôn bản ( ngôn
bản viết) hay còn gọi là văn bản.
Lấy những ngôn bản, văn bản cụ thể làm đối tượng nghiên cứu, các nhà ngôn
ngữ học bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa tách dần ra được một loạt
đơn vị được xếp thành một hệ thống từ cao đến thấp bao gồm câu, ngữ, từ, tiếng
(hình vị), âm và nghĩa. Sau đó người ta lại khảo sát, miêu tả, phân loại… từng loại
đơn vị một, đi đến những tri thức cấu tạo nên ngôn ngữ nói chung. Những tri thức
này là tri thức lí thuyết.
Tri thức lí thuyết có tính chất trừu tượng, tức là không cụ thể, không hiển
hiện, không cảm nhận được, mà được suy nghĩ, nhận ra, tách ra từ những biểu hiện
cụ thể tương ứng. Ta có một số từ cụ thể như học sinh ( chỉ người đi học), thầy giáo
( chỉ người làm nghề dạy học), bác sĩ ( chỉ người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y
khoa ) … Sở dĩ gọi là từ cụ thể vì ta có thể thấy rõ từng từ một có hình thức âm –
chữ như thế nào, có nghĩa gì …
Tri thức lí thuyết là trừu tượng hóa, khái quát, cho nên khó học, khó dạy. Đối
với các em học sinh ở Tiểu học, khi trình độ tư duy trừu tượng chưa phải đã phát
triển, dạy lí thuyết lại càng khó.
Như đã phân tích ở trên, muốn có được tri thức lí thuyết phải dựa trên việc
xem xét những yếu tố cụ thể. Do đó, dạy lí thuyết về từ chúng ta cần hướng dẫn các
em xem xét kĩ các ví dụ cụ thể, giúp các em dần dần từ cái cụ thể của nhiều yếu tố
riêng lẻ rút ra được cái trừu tượng, khái quát.
Dạy lí thuyết về từ ở Tiểu học cũng như ở các cấp học khác, sẽ có tác dụng
soi sang, hỗ trợ đối với việc dạy thực hành từ ngữ. Mặt khác, dạy lí thuyết về từ là
một hình thức giáo dục để phát triển tư duy, trí tuệ cho các em mà người giáo viên

dạy Tiếng Việt Tiểu học cần lưu ý đúng mức để vận dụng một cách có ý thức, có
phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, giáo dục nói chung.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
5
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
c) Các cơ sở pháp lí để thực hiện dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học:
- Quyết định Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 Quyết định
ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học dành cho lớp 5.
- Công văn số 896/BGDĐT-GDTH ngày 13 – 2 – 2006 về hướng dẫn điều
chỉnh dạy và học theo vùng miền cho học sinh Tiểu học;
- Công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01 – 9 – 2006 về hướng dẫn thực
hiện chương trình các lớp 1, 2, 3, 4, 5;
- Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01 – 9 – 2011 về hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học GDPT.
- Công văn số 1431/SGDĐT-GDTH ngày 15 – 9 – 2011 về hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học.
- Tài liệu bồi dưỡng chương trình và sách giáo khoa lớp 5, năm 2006 của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế, qua giảng dạy tôi nhận thấy, học sinh ít có hứng thú học phân
môn Luyện từ và câu. Hầu hết các em được hỏi ý kiến cho rằng: Luyện từ và câu là
một môn học khô khan và khó, nhất là các bài tập viết đoạn văn ngắn với các từ
theo chủ đề; bài tập về giải nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa.
Mặc dù đã được học xong từng bài Lí thuyết về từ : Từ đồng âm, từ nhiều

nghĩa nhưng học sinh vẫn lúng túng, nhầm lẫn khi làm các bài tập phân biệt các từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa trong câu văn ( Bài tập 1, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập
1 trang 82)
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
6
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Bài 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ
nào là từ nhiều nghĩa ?
a. Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín rộ.
- Tổ em có chín học sinh.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b. Đường
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
c. Vạt
- Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Nguyễn Đình Ảnh
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả ráng chiều
Nguyễn Đình Ảnh
Ngoài ra, với dạng bài tập sau học sinh cũng lúng túng và làm bài sai nhiều:

Bài 4 ( sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 74) : Chọn một trong hai từ
dưới đây và đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ ấy:
a. Đi
- Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
- Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
7
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
b. Đứng
- Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, đặt trên mặt đất.
- Nghĩa 2 : ngừng chuyển động.
Bài 3 ( sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 82) : Dưới đây là một số tính
từ và những nghĩa phổ biến của chúng :
a. Cao
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hắn mức bình thường.
b. Nặng
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
c. Ngọt
- Có vị ngọt như đường, mật.
- ( Lời nói) dịu dàng, dễ nghe.
- ( Âm thanh) nghe êm tai.
Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của một trong những từ nói trên.
Khi làm dạng bài tập 4 thì học sinh rất lúng túng, các em không hiểu đúng
yêu cầu ( dùng từ đi, đứng trong câu mà dùng nhầm các từ ở nghĩa của từ đó) nên
làm sai nhiều ( chẳng hạn học sinh đặt câu như: Em mang dép vào chân.; Chiếc xe

du lịch đang đi bỗng ngừng lại.) mặc dù giáo viên đã hướng dẫn kĩ. Còn với bài
tập 3 thì các em mắc lỗi sai là đặt hai câu với mỗi từ ( cao, nặng, ngọt) có cùng
một nghĩa. Ví dụ: Bé An mới 4 tuổi mà đã cao gần bằng em.
Bạn Nga cao hơn Lan một cái đầu.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
8
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy lớp 5/3. Sĩ số học sinh
trong lớp gồm 27 em trong đó có 12 học sinh nữ. Với tình hình lớp như trên tôi đã
có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, phòng học, bàn ghế đầy
đủ đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy.
- Trong phòng học có hệ thống đèn chiếu sáng và quạt đầy đủ để sử dụng.
- Là lớp học 2 buổi / ngày, sĩ số học sinh trong lớp vừa phải, không đông
lắm.
- Một số học sinh có ý thức và chấp hành tốt nội quy của trường lớp, luôn
hăng hái tham gia các hoạt động học tập khi được phân công.
2. Khó khăn:
- Các em ít thời gian học bài, do phải phụ giúp gia đình làm việc.
- Ít được sự quan tâm của phụ huynh học sinh mà giao phó cho nhà trường.
- Các em không thích học môn Luyện từ và câu vì vốn từ chưa phong phú.
Trước tình hình lớp như trên, khi dạy các tiết Luyện từ và câu tôi đã gặp
không ít khó khăn, đặc biệt là các tiết dạy lí thuyết về từ.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu để nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ

và câu lớp 5.
Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm có 62 tiết được dạy
trong 31 tuần, mỗi tuần hai tiết, trong đó có 4 bài dạy lý thuyết về từ gồm 10 tiết,
cụ thể như sau:
+ Bài 1: Từ đồng nghĩa ( 4 tiết ) 1 tiết bài mới dạy ở tuần 1 và 3 tiết luyện tập
dạy ở các tuần 2 và tuần 3.
+ Bài 2: Từ trái nghĩa ( 2 tiết) 1 tiết bài mới và 1 tiết luyện tập dạy ở tuần 4.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
9
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
+ Bài 3: Từ đồng âm ( 1 tiết) 1 tiết bài mới dạy ở tuần 5.
+ Bài 4: Từ nhiều nghĩa ( 3 tiết) 1 tiết bài mới và 2 tiết luyện tập dạy ở tuần 7
và tuần 8.
Ngoài ra trong các tiết Mở rộng vốn từ dạy xen kẽ trong các tuần, học sinh
đều được làm những bài tập có nội dung về tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa, từ
nhiều nghĩa, từ đồng âm với các từ cho sẵn trong từng chủ đề được mở rộng vốn từ.
Nhờ đó mà các em được ôn tập củng cố kiến thức và vận dụng thực hành trong nói
viết, tìm từ.
Về cấu tạo một bài dạy lý thuyết về từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5
gốm có 3 phần :
I. Nhận xét : nêu các đoạn văn, đoạn thơ, câu hỏi có chứa các từ cần dạy
để các em so sánh nhận biết và đi đến những khái niệm cần học.
II. Phần ghi nhớ: ghi khái niệm về từ đã dạy và các ví dụ minh họa.
III. Phần Luyện tập: Ghi các bài tập để học sinh luyện tập, vận dụng kiến
thức đã học.
Ở mỗi bài dạy được xây dựng trên một cơ sở khoa học nhất định, trong đó
đặc biệt chú ý yêu cầu sát hợp đối tượng là học sinh tiểu học. Cụ thể như đã phân

tích ở trên kiểu bài dạy lý thuyết về từ có cấu trúc ba phần: Nhận xét, ghi nhớ và
Luyện tập. Kiểu bài này hướng dẫn học sinh làm quen với một số khái niệm ( thuật
ngữ) lí thuyết về từ như : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa. Không phải bằng cách dẫn ra các khái niệm khô khan mang tính trừu tượng
khó hiểu ngay từ đầu bài học mà dẫn dắt học sinh đi từ phân tích các hiện tượng
ngôn ngữ sinh động ( được thể hiện trong ngữ liệu là các đoạn văn, đoạn thơ, câu
văn cụ thể đến các khái niệm có tính chất lí thuyết được trình bày ở phần ghi nhớ.
Quy trình dạy khái niệm khoa học theo hướng “ từ trực quan sinh động đến tư duy
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
10
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
trừu tượng” này giúp học sinh sinh bớt được phần nào cảm giác khô khan, nặng nề
khi học các bài lí thuyết về từ nói ở trên.
Tóm lại: Việc nghiên cứu và nắm vững nội dung chương trình phân môn
Luyện từ và câu lớp 5 sẽ giúp giáo viên thuận lợi và chủ động trong việc thiết kế
bài giảng, dự kiến các hoạt động, đặt các câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm ra khái
niệm cũng như luyện tập làm các bài tập trong từng tiết học đạt kết quả tốt hơn.
2. Một vài kinh nghiệm áp dụng để dạy học sinh trong các tiết Luyện từ
và câu “kiểu bài lí thuyết về từ”.
2.1. Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống làm việc gì cũng vậy, phải có lòng đam
mê, hứng thú thì mới đạt kết quả cao trong công việc. Đối với sự phát triển nhân
cách và hình thành tri thực ở học sinh, hứng thú học tập có ý nghĩa rất qua trọng.
Nhà giáo dục học nổi tiếng của nước Nga K.Đ.U-sin-xki đã nói : “Việc học tập
không hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết ham muốn nắm tri thức
của học sinh”. Trong thực tế, học sinh lớp tôi có nhiều em say mê, chăm chỉ học tập
nhưng cũng còn một số em chưa có thái độ học tập đúng đắn, còn lơ là và chán học

nhất là đối với phân môn Luyện từ và câu. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm của bản
thân, khi tổ chức các giờ dạy Luyện từ và câu trên lớp ( tùy thuộc vào mục tiêu của
bài dạy) mà tôi luôn chú ý tạo nhu cầu giao tiếp cho từng học sinh, tạo hứng thú tìm
tòi và mở rộng vốn từ, khuyến khích động viên các em mạnh dạn trình bày ý kiến
trước lớp. Có nhiều cách tạo hứng thú học tập cho học sinh như :
Mở đầu các câu hỏi bằng từ “ Cô đố em nào biết ” hay “ Bạn nào mạnh dạn
trả lời câu hỏi cho cô nào ?”
Chia nhóm bằng cách tự nhiên, không dùng lệnh cứng nhắc mà giáo viên hỏi :
“Gió thổi, gió thổi”, học sinh đáp: “Thổi gì ? Thổi gì ?”, Giáo viên hô : “ Thổi 4
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
11
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
(hoặc 5, 6 ) bạn về một nhóm”; hay “ Đoàn kết, đoàn kết”, học sinh đáp “ Kết mấy,
kết mấy ?”, Giáo viên hô : “ Kết 4 bạn ((hoặc 5, 6 ) bạn về một nhóm”
Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng trình chiếu trên phần mềm
pwerpoint. Trong bài dạy chú ý sưu tầm thêm tranh, ảnh minh họa hoặc thiết kế các
phiếu bài tập, các câu hỏi dạng trắc nghiệm để học sinh cả lớp cùng làm hay tổ
chức cho HS thi giải ô chữ, rung chuông vàng
Tổ chức giờ học theo hình thức như trên, tất cả học sinh đều được hoạt động,
được nhận xét, góp ý và khen ngợi hoặc sửa sai các em rất thích thú và luôn hăng
hái phát biểu ý kiến sôi nổi, giờ học sinh động nhẹ nhàng, mỗi em đều bộc lộ được
suy nghĩ về vốn sống, vốn từ ngữ của mình.
2.2 Tổ chức các hoạt động trong tiết học
Muốn giờ học có kết quả tốt thì việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và
học sinh trong tiết học là một yêu cầu quan trọng. Giáo viên phải dự tính tất cả các
khâu, các phần của từng tiết dạy như : cách giới thiệu bài mới, cách trình bày bảng,
cách hướng dẫn học sinh học bài mới ( trọng tâm), sao cho nó diễn ra một cách nhẹ

nhàng, tự nhiên. Chính vì vậy, qua giảng dạy thực tế, tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm từ các tiết dạy Luyện từ và câu có hiệu quả cao như sau:
a. Cách giới thiệu vào bài mới:
Nhiều giáo viên cho rằng : việc giới thiệu vào bài mới chỉ là việc làm có tính
chất hình thức, màu mè và chỉ chuẩn bị khi có tiết thao giảng, giảng mẫu hoặc dự
thi giáo viên dạy giỏi. Ngược lại, với tôi bước này rất qua trọng vì vốn dĩ các bài
học có tính khô khan, bắt buộc. Nếu học sinh có tâm lí “ ngán, sợ” các em khó tiếp
thu bài hơn là khi tạo được một tâm lí tốt trong giờ học cuốn hút các em chú ý vào
tiết học ngay từ những phút đầu tiên tạo tâm thế thoải mái, và hứng thú học tập của
các em được duy trì qua từng hoạt động của giờ học. Trong các giờ học Luyện từ
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
12
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
và câu kiểu bài Lí thuyết về từ tôi dùng cách mở bài đơn giản: dùng các đồ dùng
trực quan như tranh, ảnh, vật thật, để giới thiệu vào bài mới.
Ví dụ 1: Bài “ Từ đồng nghĩa” tôi dùng một quả cam và hỏi : “ Trên tay cô
cầm gì ?” Học sinh trả lời “ Thưa cô, tay cô cầm quả cam”, tôi tiếp lời học sinh “
ngoài gọi bằng quả cam còn có cách gọi khác là gì ?, học sinh trả lời ngay : “ Thưa
cô, gọi bằng trái cam”. Vậy từ quả (cam) – trái (cam) thuộc loại từ gì ? cô cùng
các em tìm hiểu qua bài “ Từ đồng nghĩa”
Ví dụ 2: Bài “Từ trái nghĩa” tôi cho học sinh quan sát hai sợi dây dù một sợi
dài 1m, còn sợi kia chỉ dài 10cm, tôi chỉ vào từng sợi dây và hỏi : “ So sánh hai sợi
dây dù em thấy thế nào?, học sinh trả lời “ Một sợi dài, một sợi ngắn”. Tôi nêu và
viết bảng, vậy từ dài – ngắn thuộc từ loại gì ? Chúng ta cùng học bài “ Từ trái
nghĩa”.
Ví dụ 3: Với bài “ Từ đồng âm” tôi cho học sinh quan sát ảnh minh họa rồi
tìm từ điền vào chỗ chấm trong câu cho sẵn sau :

Con cua đang trên mặt đất. (bò)

___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
13
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Con đang kéo xe. (bò)
Sau khi học sinh điền từ xong tôi hỏi: Từ “bò” ở hai câu trên có cách phát
âm như thế nào ?, học sinh trả lời “ Phát âm giống nhau”, nghĩa của hai từ “bò” có
giống nhau không ? học sinh trả lời “ nghĩa khác nhau”. Vậy các từ phát âm giống
nhau, nghĩa khác nhau là từ gì ? chúng ta cùng tìm hiểu bài “ Từ đồng âm”.
Như vậy, nếu thực hiện tốt phần giới thiệu vào bài mới thì sẽ luôn đặt học
sinh vào tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng khiến các em chú ý vào giờ học
ngay từ những phút đầu tiên. Tuy nhiên, để luôn tạo tình huống mới, thu hút sự chú
ý của học sinh thì giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài dạy và thay đổi cách giới
thiệu cho phù hợp với từng bài để tránh sự nhàm chán do học sinh đoán trước được
ý đồ của giáo viên.
b. Cách trình bày bảng.
Trình bày bảng lớp cũng là khâu quan trọng để hoàn thành tốt tiết dạy. Bảng
lớp phải được trình bày cô đọng, thoáng và dễ nhìn cho họ sinh cả lớp. Thông
thường, khi dạy bài Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ, tôi chia bảng làm ba
phần:
Phần 1: ( Sát bàn giáo viên): treo đồ dùng trực quan + ghi ( hoặc treo các ví
dụ được viết sẵn) cần phân tích ( câu văn, đoạn văn, )
Phần 2: (Giữa bảng): Ghi ( hoặc treo) nội dung ghi nhớ.
Phần 3: Luyện tập dành cho học sinh làm bài tập.
Phần 1 và phần là bảng “tĩnh” tôi luôn để lại trong toàn bộ tiết học ( riêng đồ
dùng trực quan tôi lấy xuống khi đã khai thác xong) nhằm khắc sâu nội dung bài

học và giúp học sinh vận dụng khi làm bài tập phần luyện tập.
Phần 3 là bảng “động” ghi ví dụ học sinh nêu thêm hoặc các bài tập để học
sinh làm, phần này ta luôn xóa được.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
14
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Tóm lại, với cách trình bày bảng như trên, học sinh có được cái nhìn bao
quát về toàn bộ kiến thức trong từng tiết dạy, điều đó giúp các em khắc sâu kiến
thức và thuận tiện cho việc làm bài luyện tập.
c. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp cho từng bài dạy, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài
giảng trên phần mềm Powerpoint.
Việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong một tiết học
có tầm qua trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu
quả của giờ học. Với mỗi bài dạy, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung, ý đồ
sách giáo khoa, xác định rõ việc chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối
ưu nhất ở từng vấn đề, từng hoạt động của từng bài dạy để có thể sử dụng linh hoạt,
mềm dẻo, phù hợp và tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị mà học sinh tiếp thu
kiến thức tốt nhất. Không nhất thiết phải cầu kì ở các khâu làm cho tiết học nặng nề
cho cả giáo viên và học sinh mà cần làm cho các em chủ động trong việc tiếp thu
kiến thức.
Tùy từng nội dung bài dạy mà giáo viên lựa chọn, vận dụng các phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học mới có tính tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh như: thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi, giải ô chữ,
Thiết kế bài giảng trên phần mềm powerpoint cũng góp phần giúp cho giờ
học Luyện từ và câu sôi nổi hơn, vì trong các slide trình chiếu, ngoài các kiến thức
cần cung cấp giáo viên có thể sư tầm tranh, ảnh minh họa cho tiết dạy hoặc thiết kế

các bài tập dạng trắc nghiệm, thi giải ô chữ, thi rung chuông vàng,
Ví dụ 1: Dạy bài “Từ đồng nghĩa” thực hiện như sau:
Phần nhận xét, tôi xây dựng phiếu học tập cho nhóm thảo luận ( 4 học sinh):
Bài 1: Đọc các đoạn văn và thực hiện hoàn thành các bài tập:
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
15
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta
cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta
theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà
trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Hồ Chí Minh
b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.
Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như
những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Tô Hoài
- Gạch một gạch dưới các từ in đậm trong từng đoạn văn.
- Nghĩa của các từ : xây dựng, kiến thiết như thế nào ? Đánh dấu X vào ô
trống em chọn:
Giống nhau
Khác nhau
- Nghĩa của các từ : vàng xuộm, vàng hoe , vàng lịm như thế nào ? Đánh
dấu X vào ô trống em chọn:
Giống nhau
Khác nhau
Sau khi các nhóm hoàn thành phiếu và báo cáo kết quả, tôi giới thiệu những
từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là các từ đồng nghĩa.

Bài 2: Tôi cho học sinh trao đổi nhóm đôi thay thế vị trí các từ đồng nghĩa
trong từng đoạn văn cho nhau và nêu nhận xét :
Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ ấy
giống nhau hoàn toàn.
Vàng xuộm, vàng hoe , vàng lịm không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa
của chúng không giống nhau hoàn toàn.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
16
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi hướng dẫn các em rút ra kết luận chung:
Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời
nói. Và gợi ý cho học sinh nêu các ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn để các em hiểu
bài kĩ hơn như: bát – chén; xe lửa – tàu hỏa; máy bay – tàu bay; quả - trái, lợn –
heo,
Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta
phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. Và gợi ý để học sinh nêu thêm các ví dụ
ngoài sách giáo khoa để các em hiểu bài kĩ hơn như: chết, hi sinh, từ trần, bỏ mạng
( biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người được nói đến) hay cho, tặng,
biếu ( biểu thị thái độ khác nhau đối với từng người được nhận quà)
Đến phần luyện tập ở bài tập 2 tôi tổ chức cho các em làm phiếu bài tập như
sau:
Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa :
a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi. ( từ gạch bỏ: tốt
đẹp)
b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn. (từ gạch bỏ: rộng rãi)
c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo. (từ gạch bỏ: sáng tạo)
Cuối tiết học, để củng cố lại kiến thức cho các em, tôi tổ chức trò chơi “ Tìm

nhanh, tìm đúng” giáo viên viết sẵn một số từ vào băng giấy nhỏ , phía sau băng
giấy có dán băng keo, ví dụ: chết, hy sinh, trai, gái, nam, nữ, bát, chén, chăm chỉ,
siêng năng, biếu, tặng, cho, vở, tập. Mỗi tổ cử 2 bạn chia thành 2 đội, tham gia chơi
tiếp sức, lần lượt mỗi bạn lên chọn các từ xếp thành nhóm từ đồng nghĩa, hết thời
gian quy định đội nào xếp được nhiều từ và đúng là thắng cuộc. Cuối cùng, tôi
nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trong giờ học:
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
17
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Chuẩn bị trò chơi
Học sinh chia đội chơi
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
18
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Học sinh chơi thi tìm từ đồng nghĩa
Học sinh chơi thi tìm từ đồng nghĩa
Như vậy, ở bài dạy trên tôi đã sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm kết
hợp với đàm thoại gợi mở, trò chơi và dùng phiếu học tập để các em tự làm việc và
rút ra kiến thức. Cả lớp, em nào cũng được trả lời câu hỏi, được đối chiếu nhận xét
bài làm của mình, nhờ thế các em rất hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp
sinh động bởi những tràng pháo tay tán thưởng khi có những bạn xuất sắc trả lời
được câu hỏi khó. Qua đó, các em tự chiếm lĩnh được kiến thức của bài học mà
giáo viên không phải giảng giải nhiều bằng lí thuyết khô khan, nặng nề.

Ví dụ 2: Dạy bài “Từ đồng âm” tôi thiết kế bài giảng trên powerpoint và thực
hiện như sau:
Ở phần nhận xét, tôi yêu cầu các em trao đổi nhóm đôi để chọn dòng nêu
đúng nghĩa từ câu.
Câu (cá): Bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ ( thường có mồi) buộc ở đầu một
sợi dây.
Câu (văn): Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở
đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
19
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Hỏi: hai từ câu trên phát âm như thế nào ? ( hoàn toàn giống nhau). Nghĩa có
giống nhau không ? ( nghĩa khác hẳn nhau) và tôi giới thiệu: Những từ giống nhau
về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa là những từ đồng âm.
Sau đó tôi hướng dẫn các em rút ra phần ghi nhớ.
Phần luyện tập:
Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ :
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
b) Hòn đá – đá bóng
c) Ba và má – ba tuổi
Yêu cầu của bài tập này là các em phải nêu nghĩa của các từ đồng, đá, ba
trong các từ đã cho. Nếu để học sinh làm việc cá nhân các em sẽ lúng túng, và mất
nhiều thời gian nên tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4, dùng các trang từ
điển được chuẩn bị để nêu nghĩa của các từ đồng, đá, ba trong từng cụm từ nêu
trên. Học sinh báo cáo xong, tôi kết hợp cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh,
vật thật ( tờ 1000 đồng), hành động cụ thể ( đá nhẹ quả bóng) minh họa cho các từ
trên.

___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
20
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Cánh đồng
Tượng đồng
Hòn đá
Bài tập 2 : Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
21
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Yêu cầu của bài tập là đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
Do đó, mỗi từ nêu trên phải đặt ít nhất là hai câu có nghĩa của các từ bàn, cờ, nước
khác nhau. Để giúp các em đặt câu đúng, hoàn thành tốt bài tập nay, tôi tổ chức cho
học sinh thi đặt câu theo nhóm, qua kết quả báo cáo của các nhóm tôi phát hiện
ngay những hạn chế của câu đặt chưa đúng và hướng dẫn chữa câu kịp thời để các
em hiểu bài kĩ hơn.
Bài 3: Tôi cho các em đọc mẩu chuyện vui và trả lời miệng.
Bạn Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chi tiêu) với tiếng
tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu ( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía
trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
Bài 4: Tôi tổ chức cho các em thi giải đố nhanh.
a) Con chó thui; vì từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không
phải số chín.
b) Là khẩu súng và cây hoa súng ( khẩu súng còn được gọi là cây súng).

Ở bài dạy trên, tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại gợi
mở và phương pháp quan sát để các em tham gia vào hoạt động học tập. Cả lớp đều
tích cực hoạt động, tham gia phát biểu ý kiến và làm các bài tập được giao. Được
quan sát tranh, ảnh các em cũng hiểu rõ hơn các nghĩa của từ đồng âm được nhắc
tới trong bài học.
Ví dụ 3: Dạy các bài tập đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa ( trong
các tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa)
Với các bài tập mà học sinh khó thực hiện như Bài 4 Sách giáo khoa Tiếng
Việt trang 74, để giúp các em hiểu đúng nghĩa và dùng đúng từ yêu cầu đặt câu của
đề bài, tôi mời học sinh lên thực hiện hành động như: đi ra cửa lớp; đi (xỏ) bao tay
vào tay; đứng thẳng trên bục giảng; cái đồng hồ kim đứng, không chuyển động. Để
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
22
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
câu văn học sinh đặt được phong phú, tôi gợi ý các em nêu thêm những ví dụ về
các đồ vật khác.
Ví dụ 4: Dạy bài tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa có sẵn trong các
câu văn cho trước ( Bài 1, sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 82). Để giúp các em dễ
dàng phân biệt những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa, giáo
viên cho học sinh nêu nghĩa trước sau đó mới trả lời câu hỏi của bài tập.
a. Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín rộ. ( chín : hạt lúa phát triển đến mức thu hoạch được).
- Tổ em có chín học sinh. ( chín : số tiếp theo số 8)
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói. (chín: suy nghĩ kĩ càng)
Từ đó, học sinh sẽ nêu được từ “ chín” ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa, và
đồng âm với từ “chín” ở câu 2.
b. Đường

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. (đường : chất kết tinh vị ngọt).
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. (đường : vật nối liền hai
đầu)
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. (đường : lối đi)
Tương tự, học sinh nêu từ “đường” ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa, và
đồng âm với từ “đường” ở câu 1.
c. Vạt
- Những vạt nương màu mật ( vạt : mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi)
Lúa chín ngập lòng thung
Nguyễn Đình Ảnh
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. (vạt : đẽo, chặt xiên)
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
23
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Vạt áo chàm thấp thoáng (vạt : thân áo)
Nhuộm xanh cả ráng chiều
Nguyễn Đình Ảnh
Và học sinh nêu từ “vạt” ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa, và đồng âm với
từ “vạt” ở câu 2.
Tóm lại, lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với từng bài sẽ giúp cho giáo viên và học sinh đạt được mục tiêu bài học và
không khí lớp học sôi nổi, hào hứng.
3. Tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên
Qua việc giảng dạy, tôi nhận thấy, muốn giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên thì hệ
thống câu hỏi, bài tập phải được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với

học sinh. Do đó, với mỗi bài dạy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung
bài và ý đồ sách giáo khoa để thiết kế bài giảng cho phù hợp. Với các tiết dạy lí
thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa thì tổ chức thảo luận nhóm,
trò chơi tiếp sức, tiết học sẽ sinh động; tuy nhiên với các tiết Luyện tập về từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa thì nên coi trọng hoạt động cá nhân để các
em luyện tập, thực hành.
Ví dụ 1: dạy bài “Từ nhiều nghĩa”, sau khi học sinh tìm hiểu bài và làm bài
tập 1 xong, đến bài tập 2, tôi tổ chức cho các nhóm thi tìm từ nhanh bằng cách ghi
các từ tìm được vào bảng phụ trong thời gian quy định. Hết thời gian, nhóm nào
tìm được nhiều từ và đúng là nhóm thắng cuộc.
Giáo viên tổng kết trò chơi và chốt lại các nhóm từ:
Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi cưa, lưỡi gươm,
lưỡi lê,
Miệng: miệng bát, miệng chai, miệng li, miệng hố, miệng bình, miệng túi,
Cổ: cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ bình, cổ lọ,
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
24
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 -
2014________________
Tay: tay áo, tay quay, tay nghề, tay bóng bàn,
Lưng: lưng núi, lưng đồi, lưng ghế, lưng trời, lưng áo,
Một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong giờ học:
Học sinh thảo luận nhóm
Học sinh báo cáo kết quả
Ví dụ 2: Dạy bài “ Từ trái nghĩa” phần củng cố tôi tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ?”, tìm các từ trái nghĩa thích hợp điền vào các câu
thành ngữ sau:
- Kẻ đứng người ( ngồi)

- Chân cứng đá ( mềm)
___________________________________________________________________________
Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5
đạt hiệu quả cao”
25

×