Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP dạy LUYỆN từ và câu lớp 5 PHẦN QUAN hệ từ đạt HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.32 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
PHẦN QUAN HỆ TỪ ĐẠT HIỆU QUẢ”
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Bưng
Đơn vị: Trường Tiểu học Cái Đôi Vàm 4 - Phú Tân

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1. Xuất phát từ mục tiêu của phân môn luyện từ và câu lớp 5:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của
cộng đồng. Bởi thế, dạy tiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong đời sống. tiếng Việt
cung cấp những kiến thức cơ bản về lời nói, cách viết, dùng ngôn ngữ để giao tiếp..
Bên cạnh đó, môn tiếng việt còn góp phần vào việc phát triển tư duy, khả năng suy
luận, trau dồi trí nhớ, kích thích học sinh tìm hiểu, khám phá góp phần hình thành
nhân cách cho học sinh… Tuy nhiên, tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học
thông qua các môn học khác nhau, hình thức học rất đa dạng và phong phú, đặc biệt
phân môn Luyện từ và Câu có vị trí quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt.
Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 giúp học sinh:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ theo từng chủ điểm và trang bị cho học sinh
một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
Hiểu văn bản văn học, thực hành nói và viết.
- Nắm được đặc điểm, cấu tạo câu và biết cách đặt câu theo kiểu câu đã học.
- Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn các
nghi thức lời nói, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp.


2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu ở lớp 5:
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu thế hội nhập hóa toàn
cầu hiện nay thì việc tạo ra cho đất nước nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu
thời đại là việc vô cùng quan trọng. Trong luật giáo dục, phương pháp dạy học cũng


đã được khẳng định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
Mục tiêu Chương trình GDPT Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Phát huy tính tích,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”.
Học Luyện từ và câu không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm
những ngữ liệu, ghi nhớ mà học Luyện từ và câu để biết dùng từ ngữ, ngữ liệu vận
dụng trong giao tiếp hằng ngày. Gợi cho học sinh lòng yêu thương Tiếng Việt, giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt.
Mục đích đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một
chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh
thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập.
Học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lí thông tin, tự hình
thành hiểu biết năng lực.
3. Xuất phát từ thực tế giảng dạy tại đơn vị:
Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 4 thuộc địa bàn Thị trấn Cái Đôi Vàm huyện Phú
Tân. Toàn trường có 12 lớp. Trong thời gian qua nhà trường luôn nhận được sự quan
tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là
sự chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục – Đào tạo bằng các văn bản pháp quy, sự
động viên giúp đỡ tận tình của Hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng
cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Từ việc chăm lo đời sống cán bộ, giáo


viên, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đến việc đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị, …phục vụ cho các tiết dạy ngày càng phong phú và hiệu
quả. Đó là những điều kiện tốt để bản thân tôi nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu đơn vị cũng còn một số khó khăn như:

trường mới tách, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn; một số phụ huynh chưa
nhận thức đúng mức về vị trí, vai trò của cấp Tiểu học; đội ngũ giáo viên có trình độ
chưa đồng đều, đồ dùng, tranh ảnh phục vụ cho môn học còn thiếu thốn, … Điều đó
dẫn đến việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn không ít học sinh chưa say mê, sẵn
sàng tìm tòi, nhạy bén, thích ứng với việc tự tìm từ đặt câu, rèn cách nói lưu loát.
Năm học 2011 - 2012 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5, kết quả khảo
sát chất lượng phân môn Luyện từ và câu của học sinh như sau:

TSHS
35/15

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

05

14.28

08

22.85

15

42.85

7

20.00

Biểu hiện: Trong giờ học, học sinh không hứng thú, nhiều em không chú ý,
không tích cực tham gia vào hoạt động học tập, … dẫn đến chất lượng giờ học Luyện
từ và câu chưa cao. Qua thống kê kết quả giảng dạy trên lớp đối với phân môn Luyện
từ và câu tại lớp, tôi nhận thấy chất lượng thấp và không đồng đều. Cụ thể như sau:
- Học sinh thích học phân môn Luyện từ và câu: chiếm 5.2%
- Học sinh thích tìm hiểu về phân môn Luyện từ và câu : chiếm 6,7%
4. Xuất phát từ nhu cầu công tác của bản thân:
Với trách nhiệm là người trực tiếp giảng dạy, tôi luôn quan tâm tìm hiểu

nguyên nhân về chất lượng không mấy khả quan này. Để giúp học sinh tiếp thu kiến
thức một cách thoải mái, có hệ thống, phát huy trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo và
hiểu rõ hơn về các vế trong câu ghép, về việc thể hiện ý và cách nối các vế câu ghép
nhằm đảm bảo mục tiêu môn Luyện từ và câu ở lớp 5.


Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy rằng việc vận dụng đổi mới phương pháp
dạy luyện từ và câu là thiết thực và cần thiết. Nên tôi chọn đề tài : “Một vài biện pháp
dạy Luyện từ và câu phần Quan hệ từ đạt hiệu quả” để nghiên cứu và tìm biện pháp
dạy.
Tùy theo từng đối tượng học sinh mà mỗi giáo viên áp dụng phương pháp một
cách phù hợp để giúp học sinh hứng thú học luyện từ và câu. Đó chính là lí do tôi
chọn đề tài này.
II. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề tài đã được thực hiện năm học 2011 - 2012 tại lớp 5G, Trường Tiểu học Cái
Đôi Vàm 4 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau. Triển khai thực
hiện toàn khối 5 năm học 2012 - 2013 tại Trường Tiểu học Cái Đôi Vàm 4 - Thị trấn
Cái Đôi Vàm - huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau.
III. Mô tả sáng kiến:
1. Nội dung của chương trình Luyện từ và câu phần: Nối các vế câu ghép
bằng quan hệ từ :
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để biểu thị:
- Quan hệ Nguyên nhân - Kết quả
- Quan hệ Điều kiện ( Giả thiết) - Kết quả
- Quan hệ Tương phản
- Quan hệ Tăng tiến
2. Những biện pháp dạy học nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Như đã nêu ở trên, nhằm đảm bảo mục tiêu môn học Luyện từ và câu ở lớp 5,
nhất là cung cấp các kiến thức sơ giản về câu và liên kết câu. Dạy Luyện từ và câu
phải sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo quan điểm

tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Cụ thể:
2.1. Biện pháp phân tích mẫu:


Tổ chức cho học sinh phân tích các vật liệu mẫu theo định hướng nhất định để
hình thành kiến thức về câu, về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ...
- Vật liệu được chọn làm mẫu ở đây là câu văn, đoạn văn...
- Phương pháp tiến hành phân tích mẫu là phương pháp quy nạp. Từ những
hiện tượng chứa đựng trong vật liệu mẫu (câu văn), giáo viên giúp học sinh phân tích
theo các nhiệm vụ đã nêu để hiểu quy tắc cấu tạo, ý nghĩa và quy tắc sử dụng từ,
câu... (chẳng hạn: Giáo viên cho học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép để học sinh
nắm được các vế câu ; CN-VN của từng vế và quan hệ từ giữa các vế).
- Để giúp cho học sinh (HS) thực hiện nhiệm vụ phân tích mẫu được dễ dàng,
GV có thể tách các câu hỏi, các nhiệm vụ nêu trong SGK ra thành những câu hỏi,
nhiệm vụ nhỏ hơn. (chẳng hạn, dạy bài: Nối các vế câu ghép bằng QHT) GV nêu ví
dụ: hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép: Chẳng những Hồng chăm
học mà bạn ấy còn rất chăm làm. GV hỏi: câu ghép này gồm mấy vế câu; xác định
CN - VN của từng vế; giữa các vế câu có QHT nào nối kết?). Riêng trong những tiết
tiếp theo GV chỉ cần nêu: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau... là học sinh tiến hành
phân tích theo các yêu cầu đó.
- Về hình thức tổ chức : Tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể GV có thể tổ chức
cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích
trước lớp.
2. 2. Biện pháp trực quan:
Các tranh vẽ thường thể hiện những tình huống giao tiếp nhất định. Quan sát
tranh, HS tự đặt mình vào các tình huống đó và chọn lựa hình thức giao tiếp, đặt câu,
viết đoạn văn theo tranh HS quan sát, dựa vào nội dung tranh đặt câu theo yêu cầu
(Em hãy quan sát tranh đặt câu ghép biểu thị quan hệ tương phản, hoặc viết đoạn văn
có sử dụng câu ghép biểu thị quan hệ tương phản).
Ví dụ: Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2

trang 44).


- Giáo viên treo tranh Vịnh Hạ Long, học sinh quan sát, kết hợp với hiểu biết của
mình về Hạ Long viết đoạn văn có sử dụng câu ghép biểu thị quan hệ tương phản.
+ Giáo viên gọi HS nêu một vài hiểu biết về bốn mùa ở Hạ Long thông qua phim,
ảnh, bài học …
+ Học sinh trình bày hiểu biết của mình. Học sinh khác nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung.
+ Học sinh tiến hành làm bài tập.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn viết.
+ Học sinh khác nhận xét, tìm ra cặp từ biểu thị quan hệ tương phản.
- … Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt,
hấp dẫn lòng người.
+ Giáo viên nhận xét.
- Khi sử dụng biện pháp này, GV cần lưu ý những điểm sau:
+ Khi cho HS quan sát, GV cần giúp các em hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội dung của
tranh. Cách làm có thể là:
+ Cho HS nêu một vài hiểu biết về bốn mùa ở Hạ Long thông qua phim, ảnh, bài
học … (nếu HS chưa nêu được) GV gợi ý cho các em.
- GV tôn trọng những phát hiện riêng, những ý riêng của từng học sinh trong diễn
đạt, thận trọng khi đánh giá, sửa bài làm của các em. (điều này cũng đã thể hiện trong
môn học này và thường xuyên trong các môn học khác) chẳng hạn: Tôi nhận xét: Giỏi
lắm! Hay lắm! Hoặc em đặt câu đúng ngữ pháp rồi đấy nhưng em cần sửa từ này thì
câu văn sẽ hay hơn...
2. 3. Biện pháp thực hành luyện tập:
Tổ chức cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức và vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tế.



Ví dụ: Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2
trang 54).
- HS làm BT2: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm.
Giáo viên dán lên bảng 3 băng giấy viết các câu ghép chưa hoàn chỉnh; yêu cầu
1 học sinh đọc to nội dung. Mời 3 học sinh thi làm bài.
- Ý a: Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một
liều thuốc trường sinh.
- Ý b: Không những hoa sen đẹp mà nó còn là tượng trưng cho sự thanh khiết
của tâm hồn Việt Nam.
Nếu có học sinh viết: Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn là tượng trưng cho
sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. Giáo viên nhận xét đúng.
- Ý c: Ngày nay trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật
tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng
hòa bình.
Nếu có học sinh viết: Ngày nay trên đất nước ta, không những công an làm
nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công
cuộc xây dựng hòa bình. Giáo viên cần nói: dùng từ không chỉ chính xác hơn.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Khi sử dụng biện pháp này, GV cần lưu ý những điểm sau:
- Khi giao nhiệm vụ cho HS, GV cần giúp các em hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội
dung của BT. Cách làm có thể là:
+ Cho HS đọc yêu cầu của BT, giải thích yêu cầu của BT, (nếu HS không giải
thích được) GV giải thích cho các em.
+ Yêu cầu vài HS làm mẫu một phần của BT, nếu không có HS nào làm được
GV sẽ làm mẫu cho các em.


- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động thích hợp để mỗi HS đều được làm việc
(cá nhân hoặc nhóm).

- Kiểm tra đánh giá, uốn nắn kịp thời, đặc biệt là HS yếu, tạo cho các em niềm
hứng thú trong học tập và kĩ năng làm việc.
- GV tôn trọng những phát hiện riêng, những ý riêng của từng học sinh trong
diễn đạt, thận trọng khi đánh giá, sửa bài làm của các em.
2. 4. Biện pháp cùng tham gia:
Tổ chức cho học sinh cộng tác thực hiện các nhiệm vụ, cùng tham gia các trò
chơi học tập nhằm hình thành, khắc sâu kiến thức, luyện tập kĩ năng và phát triển khả
năng làm việc với tập thể, giúp đỡ HS mạnh dạn, tự tin hơn dưới các hình thức: thực
hành theo nhóm (nhóm tổ, đôi, đóng vai, thi đua, trò chơi...).
Ví dụ: Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2
trang 22).
Mục đích: Giúp học sinh tự tin, phối hợp tốt trong thực hành bài tập.
Ở bài tập 2 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi.
+ Giáo viên gọi một học sinh nội dung yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc phân vai nội dung đoạn văn, trao đổi trong
nhóm (thời gian 2’) theo câu hỏi sau:
* Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào?
* Khôi phục lại từ bị lược bớt trong hai câu ghép.
* Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?
+ Hết thời gian giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời theo câu hỏi:
* Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào?
- Là hai câu ở cuối đoạn văn – có dấu (…)
* Khôi phục lại từ bị lược bớt trong hai câu ghép.


- (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn
Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.
* Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?
- Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn ngắn gọn. lược bớt nhưng người đọc
vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.

Nhóm khác nhận xét – giáo viên nhận xét.
Ngoài các biện pháp trên, trong quá trình giảng dạy, tôi áp dụng tất cả các hình
thức dạy học theo hướng tích cực. Tổ chức cho học sinh tham gia theo nhóm (nhóm
bốn, tổ ...)
Về bản thân GV: Luôn đề cao sự gương mẫu của mình trong việc giảng dạy,
việc chuẩn bị bài giảng, sử dụng đồ dùng trực quan để tiết học sinh động và gây hứng
thú cho các em, và không quên chú ý đến tác phong của mình: nhẹ nhàng, gần gũi,
khen kịp thời và động viên đúng lúc giúp các em tự tin trong việc học tập nói chung
việc học Tiếng Việt nói riêng.
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Theo kết quả thống kê phân môn Luyện từ và Câu phần: Nối các vế câu ghép
bằng quan hệ từ cho thấy học sinh lớp tôi, việc lĩnh hội kiến thức mới cũng như chất
lượng giáo dục tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, không còn học sinh yếu
kém. Qua điều tra những tháng đầu học kì II, năm học 2010-2011 tỉ lệ học sinh thích
học, thích phân tôi nhận thấy các em thích học phân môn Luyện từ và câu hơn, các
em tự tin và tích cực tham gia học tập. Các em xem mỗi tiết Luyện từ và câu là một
cuộc thi nho nhỏ đễ các môn Luyện từ và câu cụ thể như sau:
- Học sinh thích học phân môn Luyện từ và câu: chiếm 95.9%
- Học sinh thích tìm hiểu về phân môn Luyện từ và câu: chiếm 94,7%
Những kết quả đạt được là do vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phân
môn Luyện từ và Câu phần: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ một cách phù hợp.


Điều đó cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt do lớp tôi
phụ trách. Kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Việt cuối năm học 2011-2012 như sau:

TSHS
35/10

Giỏi


Khá

T.Bình

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

12

34.3

15

42.9

08

22.8

Với kết quả đạt được như trên, đầu năm học 2012 - 2013, Ban giám hiệu nhà

trường đã cho triển khai và áp dụng vào giảng dạy phân môn Luyên từ và câu trong
toàn khối 5 tại đơn vị.
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Luyện từ và Câu
phần “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” đã góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng việt.
- Đối với học sinh: các em thích học phân môn Luyện từ và câu hơn, các em tự
tin và tích cực tham gia học tập. Các em xem mỗi tiết Luyện từ và câu là một cuộc thi
nho nhỏ để các em tìm ra kiến thức mới. Các em như được là người dẫn chương trình
“nhí”, mạnh dạn, tự tin trong việc đặt câu, trong giao tiếp.
Từ hiệu quả trên, năm học 2012 - 2013, Ban giám hiệu nhà trường đã cho triển
khai và áp dụng vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu trong toàn khối 5 tại đơn vị
Trường Tiểu học Cái Đôi Vàm 4.
Có thể triển khai áp dụng để dạy nội dung này đối với các đơn vị trong huyện.
VI. Kiến nghị, đề xuất:
Để việc dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 phần quan hệ từ đạt hiệu quả,
giáo viên cần lưu ý:
- Tùy theo nội dung từng bài để áp dụng những phương pháp, biện pháp dạy
học phù hợp, tổ chức linh hoạt hình thức học tập.
- Tùy theo trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, giáo viên bồi dưỡng hoặc


rèn luyện cho hợp lí để gây hứng thú trong việc học phân môn Luyện từ và câu.
- Trong phương pháp giảng giải đàm thoại tránh đặt những câu hỏi quá khó,
chưa chính xác hoặc không rõ nghĩa hay dài dòng.
- Chú trọng rèn kĩ năng tự tìm tòi, tự khám phá để giúp học sinh nắm vững kiến
thức, động viên, khen ngợi kịp thời giúp học sinh hứng thú trong học tập.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy luyện từ và câu
lớp 5, phần quan hệ từ đạt hiệu quả”.
Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi không

tránh khỏi thiếu sót và chắc hẳn còn nhiều biện pháp tích cực hơn, mong quí đồng
nghiệp, hội đồng thẩm định các cấp đóng góp ý kiến để bản thân tôi rút kinh nghiệm
đồng thời vận dụng vào quá trình giảng dạy đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.

Ý kiến xác nhận

Cái Đôi Vàm, ngày 16 tháng11 năm 2012

Của Thủ trưởng đơn vị
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thanh Bưng



×