Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
1
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Vàng là một danh từ mà chắc chắn hầu hết mọi người trên thế giới đều
biết đến với những giá trị to lớn của nó. Đặc biệt là ngày này khi mà giá trị
này đã được tăng lên gấp bội. Nhiều năm gần đây, giá vàng thế giới nói chung
và trong nước nói riếng biến động vô cùng phức tạp, nhiều kỷ lục giá vàng
liên tiếp được thiết lập.Thị trường vàng bất ổn kéo theo đó là những hệ lụy to
lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đến cuộc sống của người dân. Không chỉ các
chuyên gia, các nhà quản lý quan tâm tới câu chuyện về vàng mà nó đã trở
thành quen thuộc trong các bữa ăn, các cuộc nói chuyện, buổi họp. Tầm ảnh
hưởng của nó thực sự không hề nhỏ. Cùng với những khó khăn mà nên kinh
tế thế giời đã và đang gặp phải như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
tình hình bất ổn ở Trung Đông, tình hình nợ công ở Châu Âu, giá dầu tăng
mạnh, tình hình giá vàng thực sự là vấn đề đáng lo ngại của mỗi quốc gia.
Đối với thực tế về giá vàng của Việt Nam thì việc quản lý giá vàng là vô
cùng cần thiết. Trước tình hình đó Nhà nước cùng các cơ quan chuyên môn đã
có một số biện pháp và thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên tình
hình biến động giá vàng là bất thường, khó dự đoán. Vì vậy chúng ta cần thiết
lập những khuôn khổ và đưa ra những biện pháp giúp giá vàng ổn trong cả
ngắn hạn và về lâu dài nhằm đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, của cuộc
sống của người dân. Vì vậy em xin trình bài đề án: “Một số giải pháp về
quản lý giá vàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Bài viết là những
phân tích, tổng hợp tài liệu và trình bày của em mong có thể giúp mọi người
có một cái nhìn cụ thể hơn về vần đề giá vàng của Việt Nam hiện nay.
Bài viết được trình bài theo những nội dung sau:
Chương 1 Một số lý luận chung về giá vàng và quản lý giá vàng.
Chương 2 Tình hình biến động giá vàng và quản lý giá vàng của Việt Nam.
Chương 3 Một số giải pháp về quản lý giá vàng ở Việt Nam trong giai
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
2
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀNG VÀ QUẢN LÝ GIÁ VÀNG
1.1. Vàng – Một loại hàng hóa đặc biệt
1.1.1. Khái niệm
Theo góc nhìn từ các nhà khoa học: vàng là một nguyên tố hóa học
ký hiệu là Au (Tiếng Latin: Aurum) và có số nguyên tử là 79.
Trên thực tế vàng là một loại hàng hóa được mạng ra trao đổi mua bán.
Nhưng vàng không chỉ là một loại hàng hóa đơn thuần như những loại hàng
hóa khác, vàng còn là một loại tiền tệ đặc biệt dùng để trao đổi trong hơn
5,000 năm nay. Từ xa xưa vàng đã rất được coi trọng và được xem là một loại
tiền tệ. Trong hệ thống lý luận về tiền tệ của Karx Marx, ông cho rằng:
“Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển, sản
xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật
ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, đó
đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất.khi vật
ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện
hình thái tiền tệ của giá trị”.
Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố
định lại bằng một thứ kim loại quý duy nhất đó là vàng. Chế độ bản vị vàng
được thiết lập và tồn tại tới qua nhiều thời kỳ cho đến khi chiến tranh thế giới
lần thứ 2 bùng nổ và cả thế giới đã quay về hệ thống tỉ giá hối đoái cố định
(cố định các đơn vị tiền tệ theo đồng USD và giá vàng cũng được tính theo
USD)
1.1.2 Đặc điểm
Vàng có những đặc điểm hóa học: có màu vàng nhạt sáng đẹp, không bị
rỉ trong không khí và nước, có khối lượng nặng, mềm và sáng, dễ dát mỏng,
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
3
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
dễ uốn, độ trơ cao. Vì những tính chất đặc biệt cộng với việc lượng vàng trên
thế giới là không đổi nên giá trị của vàng đã được khẳng định và tạo ra một
loại hàng hóa đặc biệt.
Vàng được sử dụng trong các ngành: ngành trang sức, điêu khắc, trang
trí, các ngành công nghiệp công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, công nghiệp hàng
không vũ trụ…. Ngày nay vàng đã được nghiên cứu và ngày càng được sử
dụng trong nhiều ngành. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay vàng đã trở thành
một kênh đầu tư hấp dẫn và hình thành một thị trường mới mà chúng ta hay
biết đến với tên gọi – thị trường vàng.
Đơn vị đo lượng, cách quy đổi giá vàng thế giới và giá vàng trong nước
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo
đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram.
Một chỉ bằng 1/10 cây vàng.
Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay
troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram.
Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một
Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K.
Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng
trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn
gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
Thị trường vàng thế giới
o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce
o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
o 1lượng = 1.20556 ounce
Thị trường vàng trong nước
o Đơn vị yết giá: VND/lượng
o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
4
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
VND/lượng:
Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) *
1.20556 * Tỷ giá USD/VND
1.1.3. Những tác động của vàng
Vàng có những ảnh hưởng đến nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của người dân. Giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ
trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng như sau:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực
tài chính
Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết
kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và
ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại bị
giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
- Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng ( tỷ giá hối đoái)
Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi
ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ
lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng trong nước tăng làm cho nhu
cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá
USD tăng, khó kiểm soát. Ngoài ra một trong những biện pháp khắc phục tình
trạng này là Nhà nước cho nhập khẩu vàng. Khi đó một lượng ngoại tế lớn
được mua để mua vàng ở ngoài, phần nào có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Tỷ lệ lạm phát
Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa
vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
5
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động
sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động
sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát.
- Thâm hụt cán cân thương mại
Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập
khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng
những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại.
- Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ
Tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hưởng khá lớn
đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phương tiện thanh toán
không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia
khoảng 4,8. Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Rõ ràng
rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối
lượng vàng và thị trường vàng đang bành trướng hiện nay.
Như vậy, biến động giá vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh
doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi
phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử
dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý giá vàng là vô cùng cần thiết.
1.2 Quản lý giá vàng
1.2.1. Khái niệm
- Quản lý:
Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những
người khác.
Tailor cho rằng : "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm
việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
6
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Còn theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường
tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
Có nhiều quan niệm về quản lý, mỗi quan niệm đều có một cách nhìn
nhận theo các khía cạnh khác nhau nhưng ta có thể tóm lại: quản lý vừa là
nghệ thuật vừa là khoa học. Đó là nghệ thuật làm cho người khác (nhân viên)
làm việc hiệu quả hơn những điều họ sẽ làm được nếu không có bạn (sếp) còn
khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý.
Nó bảo gồm những hoạt động chính: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo giảm sát.
- Giá vàng:
Như mọi kim loại quý khác, vàng được tính theo trọng lượng troy và
bằng gam. Và giá vàng trên troy ounce theo USD từ năm 1960 và theo US$
danh nghĩa và có điều chỉnh lạm phát theo US$ năm 2008.
Giá vàng được quyết định qua việc buôn bán vàng và các thị trường phát
sinh. Nhưng một quá trình được gọi là Định giá Vàng tại Luân Đôn, bắt đầu
từ tháng 9 năm 1919 đã cung cấp một giá chuẩn cho ngành công nghiệp. Việc
định giá vào buổi chiều được đưa ra năm 1968 để cung cấp giá vàng khi các
thị trường Mỹ mở cửa. Cho tới ngày nay thì giá vàng có những thay đổi lớn.
- Quản lý giá vàng:
Quản lý giá vàng là các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm điều
chỉnh giá vàng biến động theo những mục tiêu nhất định, phù hợp với thực
tế thế giới và tình hình trong nước. Đồng thời kiểm tra giám sát các hoạt
động liên quan tới giá vàng tránh các hiện tượng đầu cơ tiêu cực trong việc
quản lý giá.
1.1.2. Các yếu tố tác động tới giá vàng
1.1.2.1.Giá vàng thế giới
- Giá đô la Mỹ, lãi suất tiền gửi của Mỹ:
Một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
7
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết
định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do
FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC)
đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD. Dù quyết định
tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát
triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn
hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá
trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được
nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định
giá bằng USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED. Ví dụ, trước
khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, 1 ounce vàng có giá là 800 USD nhưng khi
FED cắt giảm lãi suất thì vàng “vô tình” bị định giá thấp do USD mất giá nên
thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách nâng giá vàng lên, trong trường
hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 810 USD.
Mặc dù gần đây, mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa giá vàng và tỷ giá
USD/Euro đã có lúc bị đứt đoạn, thị trường tiền tệ xét trong dài hạn vẫn đóng
một vai trò quan trọng trong việc thiết lập xu hướng của giá vàng. Vàng vốn
được xem là một kênhđầu tư hiệu quả chống lại sự mất giá của đồng tiền.
Đồng USD yếu cùng khiến giávàng tính bằng đồng tiền này rẻ hơn đối với
những ai nắm giữa các đồng tiền không phải là USD, và ngược lại. Mối liên
hệ giữa vàng và USD đôi khi ngắt quãng trong trường hợp thị trường tàichính
trên diện rộng chịu mức độ căng thẳng lớn. Khi đó, cả giá vàng và USD cùng
tăng vì hai kênh đầu tư này cùng được xem là an toàn.
- Sự biến động của giá dầu
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến
động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế
giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
8
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
tế lớn như Nga, Mỹ có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng
cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ
tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu
hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo
theo sự tăng giá của vàng. Mặt khác, giá dầu tăng cũng có thể làm gia tăng
sức hấp dẫn của các loại hàng hóa cơ bản nói chung, bao gồm vàng. Dù vậy,
sự tăng hay giảm giá dầu đều có tác động ít nhiều đến nền kinh tế Mỹ vì Mỹ
là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và thật là thảm họa cho nền kinh
tế Mỹ nếu một ngày nào đó không đủ lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ
thì các hoạt động kinh tế, sản xuất… đều có khả năng ngưng trệ.
- Tương quan cung cầu vàng trên thị trường:
Yếu tố cung cầu thường không đóng vai trò lớn trong việc quyết định giá
vàng như đối với các loại hàng hóa cơ bản khác, vì lượng vàng trên thế giới là
rất lớn. Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng
lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như Nam
Phi, Mỹ, Canada, Nga, Úc Ước tính, lượng vàng được nắm giữ trên toàn cầu
hiện lên tới 160.000 tấn, nhiều gấp trên 60 lần sản lượng vàng hàng năm của
thế giới. Trong khi đó, vàng không phải là một hàng hóa mất đi theo quá trình
tiêu thụ như đồng hay dầu thô. Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, toàn
thế giới đều muốn có thứ kim loại này và tùy vào mục đích sử dụng mà có
những nhu cầu khác nhau: phục vụ cho hoạt động chế tác trang sức, tích lũy,
đầu tư, thanh toán…Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những
thời kỳ khác nhau và đôi khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu
vàng trong cùng thời điểm.
- Những căng thẳng về tài chính và chính trị
Vàng thường được xem là một “vịnh tránh bão” và được mua vào ồ ạt để
đảm bảo giá trị tài sản một khi xảy ra những biến cố về kinh tế, chính trị.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
9
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Những cú sốc trên thị trường tài chính, chẳng hạn sau vụ phá sản của Lehman
Brothers và gần đây hơn là khủng hoảng nợ châu Âu, thường có xu hướng
làm dòng vốn chảy vào vàng tăng mạnh. Những sự kiện về địa chính trị như
ném bom, tấn công khủng bố hay ám sát cũng có khả năng làm giá vàng tăng.
Tuy nhiên, cần phân tích những tác động của biến động giá dầu đến nền kinh
tế Mỹ, qua đó tác động trở lại giá trị đồng USD thì mới dự đoán được diễn
biến dao động giá vàng.
- Các nhà đầu tư
Mức độ quan tâm gia tăng đối với các loại hàng hóa cơ bản - bao gồm
vàng - từ các quỹ đầu tư trong những năm gần đây đã trở thành một nhân tố
chính đẩy giá vàng lên những mức cao lịch sử. Đà lên giá của vàng trong
những năm qua đã thu hút một số lượng lớn hơn các nhà đầu tư, cùng với
dòng tiền lớn hơn, vào thị trường vàng.
- Hoạt động mua bán của các nhà sản xuất vàng
Vào đầu thế kỷ 21, khi giá vàng còn ở quanh ngưỡng 300 USD/oz, nhiều
nhà sản xuất vàng đã bán một phần sản lượng kỳ vọng của họ với cam kết sẽ
giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai, một dạng tương tự như đầu cơ
giá xuống. Nhưng khi giá vàng tăng lên, các công ty đã bán vàng bị lỗ theo.
Khi đó, các công ty này tìm cách mua lại các hợp đồng bán vàng trước
đó của họvới kỳ vọng giá tăng thêm thì mới bán ra. Hoạt động này, gọi là de-
hedging, của các nhà sản xuất vàng lớn có thể làm gia tăng mức độ lạc quan
của thị trường và hỗ trợ cho giá vàng. Tuy nhiên, tốc độ de-hedging đã chậm
lại đáng kể trong những năm gần đây vì số hợp đồng bán vàng trước của các
nhà sản xuất vàng co lại.
1.1.2.2.Giá vàng trong nước:
- Giá vàng trên thế giới:
Nước ta là một lượng nhập khẩu vàng hoàn toàn nên giá vàng trong nước
phụ thuộc phần lớn vào giá vàng thế giới. Khi giá vàng thế giới tăng hay giảm
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
10
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
giá vàng trong nước cũng có chiều hướng biến động tương tự. Do vậy ảnh
hưởng của giá vàng trong nước là vô cùng lớn.
Tuy vậy do có những độ trễ nhất định và do tình hình riêng nên vẫn có sự
khác biệt tương đối giữa chúng. Lý do có thể là những chính sách bảo hộ,
khuyến khích của Nhà nước, hoặc những biến động kinh tế chính trị trong nước.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
11
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
- Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức:
Giống như các hàng hóa thông thường khác, giá vàng trong nước cũng
hình thảnh từ cung cầu của thị trường. Đối với thị trường trong nước, lượng
vàng bạc giao dịch phục vụ cho nhu cầu trang sức, tích trữ và đầu tư là chủ
yếu. Giá vàng thường tăng vào mùa cưới hỏi khi nhu cầu trang sức vàng bạc
tăng cao. Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì đối với các nhà
đầu tư ngoài bất động sản và chứng khoán, vàng là một kênh đầu tư khá hấp
dẫn. Tùy vào những biến động của thị trường mà các nhà đâu tư đổ vốn vào
đó hay không, do vậy ảnh hưởng đến giá vàng.
- Chính sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn
Kinh doanh vàng tuy không phải một ngành kinh doanh mới nhưng trên
thị trường kinh doanh vang nước ta hiện nay chỉ có tầm 8 doanh nghiệp kinh
doanh lớn: SJC. Trong đó, công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý
Sài Gòn đã nắm trong tay hơn 50% lượng vàng tung ra thị trường. Chính vì
vậy mà chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp này có ảnh hướng rất lớn
đến giá vàng trong nước.
1.1.3. Mục tiêu của quản lý giá vàng
Trước những tác động mạnh mẽ của giá vàng tới các yếu tố của nền kinh
tế và những ảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống của người dân Nhà nước thực
hiện công tác quản lý giá vàng với những mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, ổn định thị trường vàng nhằm điểu chỉnh giá vàng biến động
theo những xu hướng nhất định phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ các hoạt động liên quan nhằm để giá vàng theo
đúng giá thực, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ làm giá gây thiệt hại cho
người dân và các nhà đầu tư.
Thứ ba, tạo sự an tâm và ổn định để vàng trở thành một kênh đầu tư hiệu
quả mang lại những nguồn lợi cho đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
12
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VÀ QUẢN LÝ
GIÁ VÀNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng giá vàng trong 2 năm qua
Nhận định chung về tình hình giá vàng hiện này là vô cùng bất ổn, ta có
thể nhận thấy 2 đặc điểm chính về tình hình giá vàng hiện nay của nước ta.
Thứ nhất, giá vàng trong nước nói riêng và thế giới nói chung diễn
biến phức tạp, tăng giảm thất thường trong thời gian ngắn, không theo một
xu hướng ổn định.
Năm 2010 đánh dấu đỉnh cao của một thập kỷ liền tăng giá liên tục, giá
vàng thế giới lập kỷ lục ấn tượng nhất trong lịch sử là 1.430,95 USD/ounce
vào trung tuần tháng 11/2010, so với mức 1.096 USD ngày đầu năm 2010
(tức tăng 30,5%) và mức 270 USD cách đây 10 năm (tăng 530%). Tương tự,
giá vàng trong nước cũng đạt đỉnh cao kỷ lục nhất từ trước đến nay là 3,830
triệu đồng/chỉ vào ngày 9/11/2010 so với mức giá dưới 2 triệu đồng/chỉ vào
quý I/2009 (tăngkhoảng 200%)
Bước sang tháng 1/2011, giá vàng trong nước “phập phồng” trong mốc
từ 3,5 - 3,6 triệu đồng/chỉ và mới vọt qua ngưỡng 3,6 triệu đồng /chỉ vào
ngày 9/2/2011 (khi giá vàng thế giới tăng mạnh mẽ dao động trên biên độ khá
rộng 1.350-1.367 USD trong phiên giao dịch New York ngày 8/2/2011, vượt
mức 1.367 USD/ ounce) Điều đáng chú ý là biên độ giao dịch giá khá rộng
cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Giá vàng thế giới giao động từ
1.350-1.367 USD/ounce. Khoảng cách mua - bán vàng trong nước từ 100.000
-140.000 đồng/chỉ và độ vênh giá trong nước cao hơn giá nước ngoài cũng
khoảng 100.000đ/chỉ.
Tuy nhiên, bước sang những ngày đầu tháng 3/2011, giá vàng thế giới
vượt ngưỡng cao nhất năm 2010 và đã lập kỷ lục mới chạm mốc
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
13
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
1.445,7USD/ounce (cao nhất từ trước đến nay), dù trụ ở mức này không lâu
lại quay đầu giảm giá. Trong khi đó, giá vàng trong nước lại vận động tăng,
giảm không phải lúc nào cũng đồng điệu với giá vàng thế giới.
Từ tháng 4- 9/8/2011, giá vàng SJC đã tăng gần 10 triệu đồng một
lượng. Vào tuần đầu tháng 4/2011, giá vàng thế giới vẫn quanh quẩn dưới
1.480 USD một ounce, và vàng SJC của Việt Nam ngấp nghé 37 triệu đồng
một lượng. Giá vàng thế giới chỉ sau hai ngày đã tăng hơn 130 USD, chạm kỷ
lục gần 1.780 USD trong ngày 9/8/2011, trong khi giá vàng trong nước cùng
thời điểm so sánh đã tăng vọt gần 5 triệu đồng/ lượng, đạt tới 46,2 triệu
đồng/lượng, tạo giãn cách với giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng, gần như lặp
lại kịch bản của tháng 11/2009 và tháng 10/2010. Và cũng chỉ 24 giờ sau khi
Ngân hàng Trung ương cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng, giá trong nước đã dịu
bớt 1.8 triệu đồng và giãn cách mua vào-bán ra của DN kinh doanh vàng đã
thu hẹp từ 900.000đ xuống dưới 200.000đ; Trong khi trên thị trường quốc tế,
giá giao ngay đạt 1.764 USD một ounce).
Biểu đồ giá vàng trong 6 tháng qua
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
14
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Không dừng lại ở đó, vàng còn leo thang cao hơn vào những ngày sau
đó. Giá vàng thế giới từ trưa 22/8 đã leo qua mốc 1.880 USD một ounce rồi
lao thẳng tới 1.891 USD một ounce vào lúc 14h (Hà Nội), tương đương 47,6
triệu đồng một lượng quy đổi.
Cùng lúc đó, giá vàng SJC cũng tăng tốc, lần lượt qua ngưỡng cản 48 rồi
lên 48,6 triệu đồng (bán ra) một lượng tại TP HCM. Trong khi giá mua vào
được đặt ở 48,2 triệu đồng một lượng.
Trong những thời gian tiếp theo vàng có nhiều đợt tăng rồi giảm giá khác.
Và đến ngày 15/11 giá vang niêm yết là 46,6 triệu đồng một lượng quy đổi.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng giá vàng tăng vọt:
Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên
trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào trung
tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1$/oune, tăng 22%
so với đầu năm. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng
trung ương (NHTW) mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm. Giá vàng thế giới
tăng do 3 nguyên nhân chính:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như
một chỗ trú ẩn an toàn
Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh
tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế,
các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã
tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD được
bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng.
Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở
thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
15
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như
mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang
nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Cung yếu
Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng
không thể đáp ứng đủ mức cầu. Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì
cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra
với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai
thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng
thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%.
Cầu bùng nổ
Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như:
nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa
chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì
động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu
vàng năm 2010 tăng vọt. Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào
vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng
kỳ năm 2009. Đồng thời, các nhà đầu tư và một số NHTW, chủ yếu ở Trung
Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng. Trong năm 2009-2010, các
NHTW của Ấn Độ, Sri Lanka và Cộng hòa Mauritius mua 212 tấn,
Bangladesh mua 10 tấn.
Mặc dù giá vàng lên rất cao nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư, thị
trường này vẫn còn nhiều tiềm năng. Kết quả phân tích biểu đồ chu kỳ giá
vàng cho thấy, tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đỉnh, tỷ
trọng cổ phiếu vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu đầu tư toàn cầu. So với
năm 2009, tỷ trọng này chỉ chiếm 0,8% – một con số không đáng kể. Do đó,
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
16
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
các Quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ SPDR vẫn tiếp tục mua vàng với khối lượng
lớn để canh giá cao bán ra kiếm lời. Hoạt động đầu tư vàng riêng lẻ của tư
nhân cũng phát triển rất mạnh ở nhiều nước…
Thứ hai: Tâm lý giữ vàng
Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam.
Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã
được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ
này sang thế kỷ khác. Trước những đợt biến động giá vàng trong thời gian
gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng. Có thể thấy vàng đã
len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá”.
Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn
trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm
2008 nhập 90,5 tấn vàng).
Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư
vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến
các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng. Theo tính toán sơ bộ, lượng
vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều
năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên
tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm và sang năm
2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao. Do đó, việc nhìn nhận vai trò của
vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng.
Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ
Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế.
Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên
hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh
doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ NHNN. Tháng 5/2008, để
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
17
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, NHNN ngừng cấp phép nhập
khẩu vàng. Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại
tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong
nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức,
nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng
USD và đẩy giá USD lên cao.
Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao
Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên
cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD
tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt
quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng
đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD.
Thứ hai, giá vàng trong nước cách xa với giá vàng thế giới.
Trên thực tế, do vàng tại Việt Nam gần như nhập khẩu hoàn toàn nên giá
vàng sẽ biến động tương ứng với giá quốc tế. Trong điều kiện thông thường,
khoảng cách giữa giá trong nước và quốc tế thường nhỏ. Khi mức chênh lệch
này lớn, các công ty kinh doanh thường để mức chênh lệch giá mua và giá
bán lớn, sau đó giá vàng sẽ điều chỉnh trở lại phù hợp với giá quốc tế. Trong
nhiều đợt tăng giá vàng, giá vàng trong nước cách xa giá vàng thế giới, có khi
đến hơn 4 triệu đồng trên một lượng.
Trận “bão” vàng sáng 9/11 tại thị trường vàng trong nước khiến nhiều
người nhớ lại trận “sốt” giá kim loại quý này diễn ra cách đây đúng một năm.
Vào ngày 11/11/2009, giá vàng đã tăng trên 2 triệu đồng/lượng trong vòng
khoảng 4h đồng hồ, nhảy từ 27 triệu đồng/lượng qua ngưỡng 29 triệu
đồng/lượng. Khi đạt đỉnh vào ngày hôm đó, giá vàng trong nước cao hơn giá
thế giới tới 3,6 triệu đồng mỗi lượng.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
18
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Còn sáng ngày 9/11/2010, giá vàng trong nước cũng gây sốc khi lần lượt
nhảy qua hai ngưỡng 37 và 38 triệu đồng/lượng trong vòng 2 giờ đồng hồ. So
với đầu ngày hôm trước, giá vàng tính tới gần 10h sáng đã tăng thêm gần 3
triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, giá vàng thế giới quy đổi (theo giá USD tự
do 21.250 đồng, chưa cộng thêm thuế và các chi phí khác), tương đương xấp
xỉ 36,2 triệu đồng/lượng. Như vậy, ở mức đỉnh 38,2 triệu đồng/lượng, giá
vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 2 triệu đồng/lượng.
Vào ngày 9/11/2009, giá vàng thế giới đã đạt kỷ lục trên 1.110 USD/oz.
Tương tự, trong phiên giao dịch đêm qua (8/11/2010), giá vàng thế giới đã
thiết lập đỉnh cao lịch sử mới trên mức 1.410 USD/oz.
Đỉnh điểm, ngày 26/9, dù đã điều chỉnh gần 20 lần bảng giá và với biên
độ mạnh, nhưng vàng trong nước vẫn bỏ xa vàng thế giới một cách bất hợp
lý, có thời điểm lên gần 5 triệu đồng/lượng
Giá vàng tăng giảm thất thường có khi không theo chiều của thế giới.
Khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đến thời
điểm này đã dần được thu hẹp những vẫn ở khoảng cao và không ổn định.
Sự hỗn loạn mua vàng đã xảy ra khi giá vàng trong nước cao hơn giá quốc
tế có thời điểm đến hai triệu đồng/lượng. Đó cũng là thời điểm lượng vàng
mua vào của các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý chỉ bằng 10 – 20%
lượng bán ra. Giá vàng “nhảy múa” từ sáng thứ hai 8.8, khi thị trường vàng
trong nước bỗng nhiên trở thành một ốc đảo, cách ly hoàn toàn với thế giới
vàng bên ngoài. Có năm yếu tố cùng lúc tác động lên thị trường vàng lúc ấy.
Thứ nhất do ngoài các khoản cộng thêm vào giá khác, các công ty
vàng cộng thêm “chi phí chờ” vào giá vàng. Chi phí này khá cao có khi đến
gần nửa triệu đồng nên khiến giá vàng trong nước khá cao.Trên thị trường
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
19
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
có nhiều thương hiệu vàng nhưng người dân chỉ chọn mua vàng SJC, vì thế
các công ty có nhập vàng cũng phải đưa đến cho Công ty Vàng bạc đá quí
Sài Gòn (SJC) gia công ra vàng SJC mới tiêu thụ được. Theo các doanh
nghiệp kinh doanh vàng, do bị “mắc cổ chai” ở SJC, vì thế các công ty
không thể bán vàng theo giá thế giới. Nhiều công ty mặc dù đã làm hết
cách nhưng vẫn phải xếp hàng chờ ở SJC. Có những lô hàng phải chờ đến
hai tháng sau mới lấy được vàng. Với thời gian chờ đợi này, cơ hội kinh
doanh hoặc bán vàng giá rẻ đã không còn nữa. Trong đó, DN phải cộng
thêm tiền lãi vay ngân hàng cho số vàng phải nằm kho chờ gia công gần hai
tháng trời hình thành nên “chi phí chờ”.
Thứ hai, giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng thế giới là do giới
đầu cơ trong nước và tâm lý của người dân giữ. Khi giá vàng trong nước cao,
các không phải nhà đầu tư nào cũng bán ra để thu lợi mà nhiều nhà đầu tư vẫn
găm hàng chờ những đợt sóng mới, nhà đầu tư nhiều vốn còn mua thêm.
Tâm lý người dân sau nhiều đợt tăng giảm đột ngột khiến họ nghi ngờ về xu
hướng biến động của giá vàng, khiến lượng bán ra là không đáng kể. Vì vậy,
mặc dù nhập khẩu một lượng vàng lớn vào thị trường những giá vàng cũng
không có nhiều biến động tích cực về lâu dài.
2.2. Nhà Nước quản lý giá vàng.
Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát.Tại
Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định 174/1999/NĐ-
CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 64/2003/NĐ-CP), phạm vi hoạt
động kinh doanh vàng khá rộng rãi. Cụ thể, NHNN chỉ quản lý một số hoạt
động về vàng có liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ như: (i) xuất, nhập
khẩu vàng nguyên liệu, (ii) sản xuất vàng miếng. Các hoạt động kinh doanh
vàng khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
20
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoá khác.
Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, hoạt động mua bán, sản xuất gia công
vàng trang sức mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không
cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức, cá nhân muốn
tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư trên địa bàn và
hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoạt động kinh
doanh này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại và Luật Doanh
nghiệp. Ngay cả hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng
không hề có bất kỳ một quy định nào để điều phối và kiểm soát. Không có các
quy định cụ thể để xác định: Thế nào được xem là vàng gia công chế tác;
vàng trang sức, mỹ nghệ. Trong khi đó, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang
sức, mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không cần
có giấy phép của NHNN. Như vậy, khả năng lạm dụng để xuất khẩu vàng có
chất lượng cao (ví dụ, từ 90% trở lên) dưới hình thức vàng trang sức mỹ
nghệ nhưng với khối lượng lớn là rất dễ xẩy ra.
Phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng cũng khiến lượng vàng và
USD trôi nổi ngoài thị trường nhiều (các chuyên gia kinh tế gọi là tình trạng
vàng hóa, đô là hóa) mà ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ
được số liệu thật là bao nhiêu.
Trước những biến động giá vàng gây sức ép tiêu cực lên thị trường tiền
tệ, đặc biệt là thị trường ngoại hối, Chính phủ và NHNN đã có một số giải
pháp quản lý, thậm chí giải pháp quyết liệt như đóng cửa sàn giao dịch vàng
sau ngày 30/03/2010 (tiếp đó, được gia hạn đến hết ngày 31/07/2010); NHNN
ban hành Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
21
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng
chưa thật cao, thị trường vàng vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, còn có dấu
hiệu đầu cơ, làm giá vàng, gây bất ổn cho nền kinh tế và nhiều rủi ro cho
người dân.
2.2.1. Bình ổn giá
Trước diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, NHNN đã
triển khai các biện pháp để bình ổn thị trường vàng, cụ thể:
- NHNN đã có công văn số 539/NHNN-QLNH.m ngày 08/8/2011 và số
565/NHNN-QLNH ngày 26/7/2011 gửi Bộ Tài chính đề nghị quy định giảm
hàm lượng vàng thành phẩm chịu thuế suất thuế xuất khẩu 10% nhằm ngăn
chặn tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng dưới dạng vàng trang
sức, mỹ nghệ. Ngày 02/8/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
111/2011/TT-BTC, trong đó quy định sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu một số
mặt hàng vàng theo đề nghị của NHNN: áp thuế 10% đối với các loại vàng
thành phẩm có hàm lượng vàng từ 80% trở lên.
- Theo dõi sát diễn biến thị trường vàng thế giới và trong nước để chủ động
triển khai các biện pháp ổn định thị trường vàng. Ngày 08/8/2011, NHNN đã
đăng tải thông điệp: NHNN sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng khi cần thiết để
bình ổn thị trường vàng, hạn chế tình trạng đầu cơ, làm giá và nhập lậu.
- Ngày 09/8/2011, để ổn định tâm lý người dân và bình ổn thị trường
vàng trong nước, NHNN đã cấp phép nhập khẩu vàng cho một số doanh
nghiệp và tổ chức tín dụng, đồng thời, yêu cầu các đơn vị này phải khẩn
trương bán vàng ra thị trường để tăng nguồn cung, giảm chênh lệch giữa giá
vàng trong nước và giá vàng thế giới. Sau khi NHNN cho phép nhập khẩu
vàng, tâm lý người dân đã ổn định trở lại, nhu cầu mua vàng giảm mạnh, giá
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
22
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
vàng trong nước đã sát với giá thế giới, mặc dù giá vàng thế giới vẫn liên tục
diễn biến phức tạp.
2.2.2. Kinh doanh vàng miếng:
Vấn đề quản lý kinh doanh vàng miếng được đưa ra bàn luận từ đầu
năm, nay nếu dự thảo được thông qua sớm sẽ tạo điều kiện tổ chức lại thị
trường vàng (Nghị định thay thế Nghị định 174 nhằm đáp ứng các mục tiêu
do Nghị quyết 11 đề ra). Theo dự thảo Nghị định, về sản xuất vàng miếng,
NHNN sẽ là cơ quan tổ chức hoặc cấp phép sản xuất vàng miếng. Tuỳ thuộc
vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, NHNN sẽ tổ chức sản xuất hoặc cấp
phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng nhưng sẽ rất hạn chế.
Về lưu thông vàng miếng, NHNN chỉ cho phép một số doanh nghiệp và
tổ chức tín dụng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng được thực
hiện mua bán vàng miếng với tổ chức, cá nhân nhằm thu hẹp đầu mối, tạo
điều kiện thuận lợi đối với việc quản lý hoạt động mua bán này.
2.2.3. Xuất nhập khẩu vàng
Về xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu, NHNN là cơ quan tổ chức hoặc
cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Đối với sản xuất, gia
công vàng trang sức, mỹ nghệ, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, gia công
vàng trang sức, mỹ nghệ. Riêng hoạt động gia công nhỏ lẻ của cá nhân, hộ gia
đình, hợp tác xã không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mà được
thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Với những điều chỉnh mới, NHNN tham gia trực tiếp quản lý về quá
trình sản xuất và lưu thông vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Đây là các yếu tố đảm bảo cho NHNN can thiệp hiệu quả trên thị trường
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
23
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
vàng, chống đầu cơ lũng đoạn giá vàng.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
24
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
Cùng với siết chặt quản lý thị trường vàng, một trong các nhiệm vụ trọng
tâm từ nay đến cuối năm 2011 được Chính phủ giao Bộ Tài chính, NHNN là
tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng theo tinh
thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, đặc biệt chú ý bảo đảm thanh khoản và an
toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ
chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất dần theo diễn biến
của mức giảm lạm phát.
Đặc biệt, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã tăng lên đáng kể và với con số
này đủ để can thiệp bình ổn thị trường ngoại hối trong mọi tình huống. Thực
tế đó hoàn toàn có cơ sở khẳng định sự chủ động đảm bảo ổn định tỷ giá trong
những tháng cuối năm 2011 bởi ổn định tỷ giá là cơ sở quan trọng để bình ổn
giá vàng theo hướng làm cho giá vàng trong nước bám sát giá vàng quốc tế.
2.3. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp trên
2.3.1.Bình ổn giá:
Biện pháp cho nhập khẩu 5 tấn vàng như vừa qua chưa hẳn đã là ổn vì
cho nhập vàng sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ lên cao, nhưng không cho nhập thì
ngoại tệ cũng sẽ bị gom để nhập vàng lậu, từ đó gây sốc cho giá USD. Cách
giải quyết triệt để lúc này là cần đưa vàng dự trữ ra bán, can thiệp. Bên cạnh,
giải pháp đồng bộ về lâu dài vẫn phải cho phép các ngân hàng thương mại
huy động vàng trong dân.
Sau đó, bơm vốn qua các ngân hàng thương mại bằng việc họ gửi lại một
lượng vàng thế chấp cho NHNN, theo kiểu dự trữ bắt buộc. Khi doanh nghiệp
mua hay người dân lấy vàng để bán, NHNN lại trả số vàng này qua kênh các
ngân hàng thương mại bằng cách hút tiền đồng về. Như vậy, mới không có
chuyện sốt tâm lý và lũng đoạn giá.
SVTH: Đỗ Thị Doãn
Lớp: QLKT 50A
25