Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.97 KB, 36 trang )

NHỮNG CÔNG CỤ CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
CỦA VIỆT NAM
1. Tổng quan về các công cụ của chính sách ngoại thương
1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của chính sách ngoại thương
1.1.1. Khái niệm
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một thời kì nhất định.
1.1.2. Vai trò
-Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi
nhất nhất cho các doanh nghiệp mở rộng buôn bán với nước ngoài, cũng như thông
qua đàm phán quốc tế để đạt được mở rộng thị trường hợp pháp cho các doanh
nghiệp.
-Góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa , hạn chế cạnh tranh bất lợi cho các
doanh nghiệp trong nước
-Giảm bớt sự bất trắc bằng cách tạo ra một thể chế tương đối ổn định cho
công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp.
-Đảm bảo sự hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và quốc
gia trong hoạt động ngoại thương là mục tiêu quan trọng của chính sách ngoại
thương.
+ Việc ban hành chính sách ngoại thương là công việc nội bộ của mỗi quốc
gia, phải xuất phát từ lợi ích nước mình nhưng không được gây tổn hại đến lợi ích
nước khác.
+ Chính sách ngoại thương làm cầu nối liên kết kinh tế trong nước với kinh
tế thế giới, tạo điều kiện cho một quốc gia hội nhập về kinh tế với các nền kinh tế
khu vực và quốc tế theo những bước đi có hiệu quả.
+ Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toán thuchi.
Các hoạt động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát triển và cân
đối nền kinh tế quốc dân mà còn có nhiệm vụ đặc thù là cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế.
1.2. Các công cụ chủ yếu của CSNT


1.2.1. Thuế quan
1.2.1.1. Khái niệm
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa tại biên giới khi hàng hóa đi từ
lãnh thổ hải quan của một nước này sang lãnh thổ hải quan của nước khác, bao gồm
chủ yếu là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu và còn có thuế đối với hàng quá cảnh.
1
1.2.1.2. Vai trò
-Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước : thuế là khoản thu chủ yếu cho
ngân sách nhà nước.
+ Đối với nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà lại
không gây cản trở, thậm trí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế
không được triệt tiêu thuế mà trái lại thuế phải nuôi thuế.
+ Đối với người chịu thuế, thuế suất cần phải hạ, làm sao để người chịu thuế
bớt cảm thấy gáng nặng của thuế.
-Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân
+Khi kinh tế phát triển, chính phủ có thể gia tăng thuế để làm cán cân thu
nhập nghiêng về phía nhà nước, hạn chế thu nhập có thể sử dụng, tăng tích luỹ nhà
nước, tạo ra một nguồn nhất định dự phòng khi kinh tế bị suy thoái hay
gặp những điều kiện bất lợi.
+Thuế được sử dụng như một biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất.
-Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển :
+Để bảo hộ sản xuất trong nước, chính phủ các nước hay sử dụng là đánh
thuế cao vào hàng nhập khẩu để làm tăng giá thành hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến
giảm mức cạnh tranh với sản phẩm trong nước.
+Thuế quan bảo hộ nói chung là bảo hộ cho công nghiệp nội địa còn yếu
kém và hàng hoá mẫn cảm cạnh tranh.
-Thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại.
-Góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối:
+Thông qua thuế, chính phủ có thể thực hiện điều tiết thu nhập bằng cách
đánh thuế cao đối với những cônty, cá nhân có thu nhập cao và đánh cao vào những

hàng hoá dịch vụ cao cấp mà đối tượng phục vụ chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao
và ngược lại.
+Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã đề xướng tự do
thương mại, huỷ bỏ hoặc cắt giảm các rào cản thương mại. Trong 7 vòng đàm phán
(1948-1994) các thành viên GATT đã đạt được thoả thuận giảm thuế cho 89.900
hạng mục hàng hoá. Tỷ lệ thuế quan nói chung đã giảm đi nhiều, theo hiệp định
Urugoay (kếtquả của vòng đàm phán thứ 8 của GATT), mức thuế quan trung bình
giảm 40%.
1.2.1.3. Phân loại
Phân loại theo mục đích đánh thuế :
- Thuế tài chính (còn gọi là Thuế ngân sách) : là thuế đánh vào hàng hoá để
tăng thu cho ngân sách nhà nước.
2
- Thuế quan bảo hộ : là mức thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu, làm cho
giá cả hàng nhập khẩu cao hơn so với giá hàng trong nước và bị suy giảm sức cạnh
tranh, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước.
Phân loại theo đối tượng chịu thuế :
- Thuế xuất khẩu : chủ yếu đánh vào những mặt hàng mà nhà nước hạn chế
xuất khẩu ra nước ngoài. Những mặt hàng xuất khẩu này sau khi chịu thuế sẽ bị hạn
chế khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới do những bất lợi về giá cả.
- Thuế nhập khẩu : đánh vào hàng nhập khẩu, thực hiện đồng thời cả hai
chức năng về tài chính và bảo hộ.
- Thuế quá cảnh : là loại thuế đánh vào hàng hoá khi đi qua biên giới hay
lãnh thổ của một quốc gia.
Phân loại theo phương pháp tính thuế :
-Thuế tính theo giá : là loại thuế tính theo tỷ lệ phần trăm so với trị giá của lô
hàng.
- Thuế tính theo lượng : là loại thuế tính ổn định theo số lượng hoặc trọng
lượng của lô hàng.
- Thuế hốn hợp : là loại thuế kết hợp cả tính theo giá và tính theo lượng.

Phân loại theo mức tính thuế :
- Thuế suất ưu đãi : áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ những nước hay
những khu vực hợp tác kinh tế trên cơ sơ ký kết các thoả thuận dành cho nhau
những ưu đãi về thuế quan.
- Mức thuế phổ thông : là mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ
những nước hoặc khu vực không có thoả thuận dành cho nhau ưu đãi về thuế quan.
- Mức thuế tự vệ : là mức thuế do chính phủ quyết định áp dụng trong từng
trường hợp cụ thể. Ví dụ : khi hàng hoá nước ngoài được bán phá giá trong thị
trường nước mình hoặc hàng hoá nhập khẩu từ một nước có chính sách bảo hộ, trợ
giá cho hàng xuất khẩu.
1.2.2.Phi thuế quan
1.2.2.1. Khái niệm
Phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan làm cản trở tự do
thương mại. Trước kia các nước thường hay sử dụng biện pháp phi thuế quan với
mục đích chủ yếu là để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng hiện nay cùng với xu thế
quốc tế hoá ngày càng mở rộng, biện pháp này dần dần được xoá bỏ và thay thế
bằng các biện pháp thuế quan.
1.2.2.2. Vai trò
3
-Được sử dụng như là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi
trường - một vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu hiện nay.
-Thực tế, các nước vẫn đưa ra những biện pháp khác nhau để bảo vệ môi
trường đối với hoạt động ngoại thương, trong đó tích cực sử dụng các biện pháp phi
thuế quan như đặt ra những tiêu chuẩn về vệ sinh đối với mặt hàng lương thực thực
phẩm, tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với mặt hàng máy móc thiết bị
1.2.2.3. Các biện pháp phi thuế quan
-Hạn ngạch nhập khẩu :là giới hạn về khối lượng hoặc giá trị đối với những
hàng hóa nhất định được phép mang từ nước ngoài vào trong một thời gian nhất
định, thường là một năm.
-Hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện (VER): là một biến tướng của hạn ngạch

nhập khẩu, là thỏa thuận theo đó một số nước đồng ý hạn chế xuất khẩu của nước
mình sang nước khác đối với một mặt hàng xác định với một mức tối đa, chỉ ở múc
độ nước xuất khẩu muốn tránh một mối đe dọa lớn hơn đối với ngoại thương của
mình và do đó chọn biện pháp ít thiệt hại hơn.
-Giấy phép nhập khẩu: đòi hỏi khi nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép
của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong hiệp định về thủ tục cấp giấy phép của
WTO, giấy phép nhập khẩu được coi là thủ tục hành chính của chế độ giấy phép
nhập khẩu, yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đệ trình đơn hoặc các tài liệu khác cho
cơ quan quản lí hành chính có lien quan như là một số điều kiện để nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu có hai loại thường gặp : giấy phép tự động và giấy
phép không tự động.
Chế độ hạn ngạch thuế.: là chế độ trong đó quy định áp dụng dụng mức thuế
thấp hơn hoặc bằng không (0%) đối với những hàng hoá được nhập khẩu theo đúng
số lượng quy định, nhằm bảo đảm cung cấp với giá hợp lý cho người tiêu dùng. Khi
hàng hoá nhập khẩu vượt quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (thuế
lần 2) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Như vậy chế độ hạn ngạch nhập khẩu, nhà nhập khẩu chỉ được phép
nhập khẩu trong phạm vi số lượng quy định., Còn trong chế độ hạn ngạch thuế, nhà
nhập khẩu vẫn có thể nhập khẩu vượt quá số lượng quy định nhưng phải nộp thuế
theo mức thuế quy định (mức thuế lần 2) đối với phần vượt đó.
-Các biện pháp mang tính hành chính- kỹ thuật hạn chế nhập khẩu: nhằm
gián tiếp ngăn cản, giám sát hàng xuất, nhập khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài
vào, rất phong phú và đa dạng.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng các công cụ CSNT.
4
1.3.1 Kinh nghiệm Trung Quốc trong áp dụng một số công cụ của
CSNT.
1.3.1.1. Thuế quan
Tổng cục Thuế (SAT) và Bộ Tài chính Trung Quốc (MOF) là hai cơ quan
có trách nhiệm đưa ra các chính sách và quản lý thuế.

-Thuế nhập khẩu: Tháng 3 năm 1985, Hội đồng nhà nước Trung Quốc bán
hành quy định của nước CHND Trung Hoa về thuế suất xuất nhập khẩu.
-Thuế suất thuế nhập khẩu của Trung Quốc được tính dựa trên Hệ thống hài
hòa thuế quan chung (HS). Thuế suất thuế nhập khẩu của Trung Quốc được phân
làm hai loại:
+Thuế suất chung (không MFN) : áp dụng cho những nước không có thỏa
thuận tương trợ lẫn nhau với Trung Quốc.
+Thuế suất tối huệ quốc (MFN) được áp dụng với những nước đã ký hiệp
định thương mại hoặc các thỏa thuận tương trợ lẫn nhau với Trung Quốc, hoặc rộng
hơn là các nước thành viên WTO.
->Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Bộ Tài chính
Trung Quốc cho biết, nước này sẽ miễn thuế đối với 90% hàng hoá nhập khẩu từ
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2010, đưa mức thuế trung
bình xuống chỉ còn 0,1%. 5 .
- Cắt giảm mạnh mức thuế quan: Từ ngày 1/1/2002, mức thuế quan chung từ
15,3% được hạ xuống còn 12%. Năm 2003, mức thuế quan chung này lại tiếp tục hạ
xuống còn 11%, trong đó tỷ lệ thuế quan của sản phẩm công nghiệp bình quân là
10,3%; của sản phẩm nông nghiệp bình quân là 16,8%. Mức thuế áp dụng với hàng
dệt may còn 15,2%,
- Thuế suất trung bình cho hàng hóa nhập khẩu khoảng 9,8%, với các sản
phẩm nông sản trung bình khoảng 15,3% và các mặt hàng công nghiệp trung bình
khoảng 8,95%.
-Trong năm 2012, Thuế xuất nhập khẩu trung bình của Trung Quốc đối với
hơn 730 hàng hóa áp dụng là 4,4%- thấp hơn một nửa so với mức ưu đãi đối với các
quốc gia được ưu đãi nhất theo luật lệ của WTO.
1.3.1.2. Về các biện pháp phi thuế quan
- Về hạn ngạch: theo những cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc đã loại bỏ
hình thức cấp phép hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng xăng dầu, cao su tự nhiên,
săm lốp ô tô, xe máy ứng với một số mã thuế quan nhất định và các linh kiện bắt
đầu từ 01 tháng 01 năm 2004 Hiện tại, chỉ có 5 chủng loại hàng còn quản lý hạn

ngạch nhập khẩu và giấy phép.
5
-Trung Quốc có nhiều loại hạn ngạch thuế quan dựa trên hệ thống thuế quan
hai cấp:
+Thuế suất cho loại hạn ngạch nhập khẩu đặc biệt ở mức thấp
+Nếu nhập khẩu vượt hạn ngạch cho phép sẽ bị áp thuế suất cao hơn.
-Trung Quốc cũng cam kết đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong việc
phân bổ hạn ngạch và các đối tượng được phân bổ hạn ngạch không bị cản trở trong
việc sử dụng hạn ngạch.
-Trong xu hướng tự do hoá thương mại, Trung Quốc đang xóa bỏ dần các
loại hạn ngạch và giấy phép đối với hàng hóa và áp dụng hệ thống hạn ngạch quốc
tế chung để kiểm soát lượng hàng nhập khẩu.
+Năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm
hàng, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch với hơn một
nửa nhóm hàng và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất
đến 2005
+Từ 1/1/2005 bãi bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu đối với 2 loại sản phẩm
ôtô, các linh kiện quan trọng của ôtô và thiết bị sản xuất CD. Như vậy, tất cả các
sản phẩm hàng hóa phổ thông sẽ được nhập khẩu tự do vào Trung Quốc kể từ đầu
năm 2005
-Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tiến hành cải tiến quy trình quản lý nhập khẩu
đối với sản phẩm nông nghiệp. Trung Quốc muốn bảo vệ nông dân trong nước và
áp thuế nhập khẩu cao đối với các sản phẩm nông nghiệp nhằm hạn chế việc nhập
khẩu các loại ngũ cốc chủ chốt
+Năm 2014, Trung Quốc giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu đối với bông và
các mặt hàng ngũ cốc chủ chốt nhằm hạn chế các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
NDRC cho biết hiện tại, hạn ngạch nhập khẩu lúa mỳ của Trung Quốc là 9,6 triệu
tấn, ngô là 7,2 triệu tấn, gạo là 5,3 triệu tấn và bông là 894.000.
Bảng 1.3 a. Hạn ngạch xuất khẩu một số mặt hàng quan của Trung Quốc
năm 2013

Loại
sản phẩm
Tên sản phẩm Đơn vị Tổng số lượng
Sản
phẩm nông
nghiệp
Sản phẩm từ cưa Vạn m
3
26
Cây lác (cói bông trắng)
và các sản phẩm từ cây lác
Vạn kg
(10 tấn)
3200
Lợn (loại lớn) Vạn
Con
180
6
Trong đó: Hồng Kông Vạn
Con
165
Ma Cao Vạn
Con
15
Lợn (loại nhỡ) Vạn
Con
8.24
Trong đó: Hồng Kông Vạn
Con
8

Ma Cao Vạn
Con
0.24
Bò Vạn
Con
5.72
Trong đó: Hồng Kông Vạn
Con
5
Ma Cao Vạn
Con
0.72
Gà Vạn
Con
640
Trong đó: Hồng Kông Vạn
Con
300
Ma Cao Vạn
Con
340
Sản
phẩm công
nghiệp
Vônfram và các sản
phẩm từ Vônffram (lượng kim
loại)
Vạn
tấn
1.54

Thiếc và các sản phẩm
từ thiếc (lượng kim loại)
Vạn
tấn
1.7
Stibi và các sản phẩm từ
Stibi (lượng kim loại)
Vạn
tấn
5.94
Môlypđen (lượng kim
loại)
Vạn
tấn
2.5
Inđi (lượng kim loại) Tấn 231
Bạc (lượng kim loại) Tấn 5387
Quặng phốt pho Vạn
tấn
100
Bột đá Vạn
tấn
75
Cam thảo và sản phẩm từ
cam thảo
Tấn 6300
Ma giê Vạn
tấn
167
Nguồn : />1.3.1.3. Trả đũa thương mại của Trung Quốc

7
-Tháng 5/ 2013: Rượu vang: Đòn trả đũa thương mại từ Trung Quốcbằng
điều tra bán phá giá rượu vang nhập khẩu từ EU
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) quyết định sẽ đánh thuế chống bán phá
giá sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng
bằng cách phát động cuộc điều tra bán phá giá, đối với sản phẩm rượu vang được
nhập khẩu từ châu Âu, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 5/6 cho biết.
Ngày 10/5 vừa qua, Trung Quốc quyết định tiến hành điều tra bán phá giá
sản phẩm ống thép nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ, tức chỉ 2 ngày sau đề nghị
tăng thuế nhập khẩu của EC đối với tấm pin mặt trời xuất xứ từ Trung Quốc.
-Tháng 8/2013: Trả đũa thương mại: Trung Quốc cấm nhập gia cầm và các
sản phẩm gia cầm từ bang Arkansas (Mỹ).Đây là hành động trả đũa thương mại
ngay sau khi WTO phán quyết Mỹ thắng kiện Trung Quốc trong việc đánh thuế
không công bằng vào sản phẩm thịt gà nhập từ Mỹ 2 ngày trước đó .Quyết định này
được đưa ra sau khi Vụ An toàn Thực phẩm và Thanh tra của Bộ Nông Nghiệp Mỹ
ra thông báo: “Kể từ ngày 22/7/2013, tất cả các loại gia cầm và sản phẩm gia cầm
có xuất xứ từ bang Arkansas không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.”
1.3.2.Kinh nghiệm của Singapore trong áp dụng một số công cụ CSNT
Công cụ hoàn thuế hàng hóa và dịch vụ GST
-Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, , Kể từ tháng 11 năm 2003 chính sách
hoàn thuế GST của Premier Tax Free đã được Tổng cục Du lịch Singapore phê
chuẩn : nếu mua hàng tại cửa hàng trưng bảng hiệu "PREMIER TAX FREE" ở
Singapore, du khách có thể được hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra
khỏi Singpore qua sân bay quốc tế Changi và Seletar tỏng vòng hai tháng kể từ
ngày mua, không áp dụng cho du khách đi bằng đường bộ hoặc đường biển.
Điển hình là 7% thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ được hoàn trả tại sân
bay Changi trước giờ xuất cảnh.
Bắt đầu từ ngày 19/8/2012, Singapore đã thực hiện Đề án hoàn thuế điện tử
cho khách du lịch (eTRS). Với hệ thống mới này, du khách sẽ không phải thực hiện
quá nhiều bước trong thủ tục hoàn thuế.

-Du khách đáp ứng các điều kiện có thể được hoàn thuế GST từ của hiệu bán
lẻ hoặc tại một chi nhánh hoàn thuế trung tâm, với hai tủng tâm chính là Global
refund Singpore Pte Ltd và Premier Tax Free Singpore Pte Ltd.
2. Thực trạng việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại
thương Việt Nam
2.1. Vài nét về hoạt động ngoại thương Việt Nam thời gian qua
8
-Kim ngạch xuất khẩu (XK) liên tục tăng trưởng. Với tổng kim ngạch XK
năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, thì tốc độ tăng trưởng XK bình quân cả giai đoạn 2006 -
2010 đạt 17,2%. 10 tháng 2011 XK đạt 78 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2010.
Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm
2012 đã đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của năm
2007. Trước đó xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200 tỷ
USD vào những ngày cuối cùng của năm 2011
Biểu đồ 2.1a: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam5 năm
trước và sau khi gia nhập WTO
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
-Cơ cấu XK đã chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến,
chế tạo, có hàm lượng công nghệ, chất xám cao, giảm dần hàng thô.
Biểu đồ 2.1b: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cúa Việt Nam
9
-Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam:
Bảng 2.1c: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu,
nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013
Thị
trường
Xuất khẩu Nhập khẩu
Xuất nhập
khẩu
Trị

giá
(Tỷ USD)
S
o với
2012
(%)
Trị
giá
(Tỷ
USD)
S
o với
2012
(%)
Tr
ị giá
(Tỷ
USD)
S
o với
2012
(%)
Châu Á 68,
57
1
1,5
10
8,20
1
7,8

17
6,77
1
5,3
- ASEAN 18,
47
4
,4
21,
64
2
,7
40
,10
3
,5
- Trung
Quốc
13,
26
7
,0
36,
95
2
8,4
50
,21
2
2,0

- Nhật
Bản
13,
65
4
,5
11,
61
0
,1
25
,26
2
,4
- Hàn
Quốc
6,6
3
1
8,8
20,
70
3
3,2
27
,33
2
9,4
Châu
Mỹ

28,
85
2
2,4
8,9
8
1
0,6
37
,84
1
9,4
- Hoa
Kỳ
23,
87
2
1,4
5,2
3
8
,4
29
,10
1
8,8
Châu Âu 28,
11
1
9,2

11,
43
7
,9
39
,55
1
5,7
- EU
(27)
24,
33
1
9,8
9,4
5
7
,5
33
,78
1
6,1
Châu Phi 2,8
7
1
6,0
1,4
2
3
7,7

4,
29
2
2,4
Châu
Đại Dương
3,7
3
9
,9
2,0
9
-
5,3
5,
82
3
,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
-Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng định
qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm.
Đến năm 2012, cũng theo nguồn số liệu của WTO thì thứ hạng xuất khẩu hàng hóa
của nước ta đã được tăng 11 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh
10
thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam cũng được tăng 9 bậc và
xếp ở vị trí thứ 34
Bảng2.1d : Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế
giớitheo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003-2012
N
ăm

2
002
2
003
2
004
2
005
2
006
2
007
2
008
2
009
2
010
2
011
2
012
X
uất
khẩu
4
8
5
0
5

0
4
9
5
0
5
0
5
0
4
0
4
0
4
1
3
7
N
hập
khẩu
4
3
4
2
4
4
4
4
4
4

4
1
4
2
3
6
3
4
3
3
3
4

Nguồn: wto.org

-Đồng hành với hoạt động XNK còn có việc mở nhiều Khu Kinh tế cửa
khẩu. Việc ra đời và phát triển hình thái này vừa thêm cổng để hàng hoá vào ra
thêm gần, vừa thể hiện thiện chí của Việt Nam luôn rộng cửa đón bạn bè bốn
phương để hợp tác đầu tư, phát triển du lịch.
-Hội nhập về xúc tiến thương mại (XTTM ) với cộng đồng quốc tế, ngày
càng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các đồng nghiệp từ những nền kinh tế có
kinh nghiệm, tiềm lực. Công tác XTTM ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Đồng thời tăng cơ hội quảng bá hình ảnh và vị thế hàng hoá Việt Nam mạnh bước
vào thương trườn
2.2. Tình hình áp dụng các công cụ chủ yếu trong CSNT Việt Nam
2.2.1. Thuế quan
2.2.1.1 Thuế quan Việt Nam trước khi gia nhập WTO
2.2.1.1.1. Giai đoạn 1986-2000
Luật thuế xuất, nhập khẩu đầu tiên Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1987
để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại

thương trước đó
Thuế xuất khẩu :
Giai đoạn này thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu nên nhà nước đánh
thuế thấp đối với mặt hàng xuất khẩu
Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam năm 1999
11
Nguồn : Tổng cục thống kê
Thuế nhập khẩu
Giai đoạn này chính sách thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong
nước nên mức thuế suất khá cao
Biểu thuế nhập khẩu năm 1991
Nguồn : Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng dưới ta có thể thấy giá trị thuế xuất nhập khẩu cũng như tỉ
trọng thuế xuất nhập khẩu trong cơ cấu thuế tăng đều qua các năm. Mặc dù giai
12
đoạn này Việt Nam giai nhập ASEAN và thực hiện việc cắt giảm thuế quan, nhưng
do thương mại Việt Nam với các nước khác phát triển hơn nên số thu từ thuế xuất
nhập khẩu vẫn tăng.
2.2.1.1.2. Giai đoạn 2001-2006
Trong giai đoạn này nhà nước ta thực hiện các chính sách vừa nhằm bảo vệ
sản xuất trong nước vừa tích cực chuẩn bị các điều kiện tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nhà nước chủ chương đánh thuế cao với một số mặt hàng như xe máy
(80% năm 2004), thuốc lá 70% năm 2004 , xì gà Số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ
được điều chỉnh thuế suất dựa tr ên sự cân đối giữa nhu cầu và năng lực sản xuất
trong nước
- Ban hành chính sách ân hạn thuế .Cụ thể, thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối
với hàng xuất khẩu là 15 ngày, với nguyên phụ liệu nhập khẩu để làm hàng xuất
khẩu là 275 ngày kể từ ngày ra thông báo nộp thuế .
- Về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, chủ trương áp dụng bảng giá tối

thiểu và giá tham khảo để tính thuế nhập khẩu với một số mặt hàng: rượu vang,
rượu mạnh, gạch lát, v.v…
Năm 2006, Việt Nam thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
đối với hàng linh kiện, phụ tùng điện tử, và ô tô; cho phép nhập khẩu ô tô cũ kể từ
ngày 1 tháng 5 và ban hành mức thuế tuyệt đối đối với việc nhập khẩu ô tô cũ.
Cũng trong giai đoạn này một sự kiện quan trọng đó là Việc kí kết hiệp định
thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ vào tháng 7-2000. Đây có thể được xem là sự kiện
13
quan trọng, là điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập WTO.Đối với thương mại
hàng hoá, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với 244 mặt hàng trong vongf
3- năm với mức thuế giảm bình quân từ 35% xuống còn 26% (trong đó 80% là sản
phẩm nông nghiệp ) cũng theo cam kết này , Việt Nam đang tiến hành bãi bỏ ưu đãi
thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa và dần tháo bỏ việc áp dụng thu phí và lệ phí
liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu
Số thu hải quan trong giai đoạn này cũng tăng lên qua các năm tuy nhiên
trong nội bộ thu hải quan thì tỷ trọng số thu thuế xuất nhập khẩu giảm đi so với các
năm trước khá nhiều
14
2.2.1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO
Theo đó số dòng thuế có cam kết là toàn bộ biểu thế ( 10.600 dòng ), mức
giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế khoảng 23% (từ mức là 17,4% năm 2006 xuống
còn 13,4% thực hiện dần trong vòng 5-7 năm, số dòng thuees cam kết giảm là
khoảng 3.800 dòng thuế ( chiếm 35,5% số dòng thuế ) số dòng thuế giữ ở mức hiện
hành là khoảng 3.700 dòng (34,5%) , số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần
( cao hơn mức hiện hành ) : 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng thuế) chủ yếu đối
với các nhóm hàng như xăng dầu , kim loại , hóa chất, một số phương tiện giao
thông vận tải .
15
Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO :
Số dòng thuế cắt giảm theo lộ trình gia nhập WTO giai đoạn 2008-2014


m
2
008
2
009
2
010
2
011
2
012
2
013
2
014
16
Số
lượng
1
740
1
770
1
650
9
24
9
45
2

14
2
10
Thu ngân sách nhà nước từ thuế xuất nhập khẩu
2
008
2
009
201
0
2
011
2
012
2
013
Tổng thu ngân
sách nhà nước
3
23.000
3
89.000
461
.500
5
95.000
7
40.500
8
16.000

Thu từ cân đối
ngân sách hoạt động
xuất khẩu
6
4.500
8
8.200
95.
500
1
38.700
1
53.900
1
66.500
Thuế xk,nk,
thuế ttdb hàng nhập
khẩu
2
6.200
5
6.600
66.
500
8
0.400
8
0.500
8
1.022

Thuế GTGT
hàng hóa nhập khẩu
3
8.300
3
1.600
29.
000
5
8.300
7
3.400
8
5.478
Tổng số thu
thuế giá trị gia tăng
5
8.300
6
4.600
65.
000
1
00.300
1
43.400
1
56.478
Tỷ trọng thu
thuế xk,nk thuế ttdb

trong ngân sách nhà
nước
8
,11%
1
4,55%
14,
41 %
1
3,51%
1
0,87%
9,
93%
Nguồn : Bộ tài chính
Thuế quan của Việt Nam đang dần cắt giảm theo lộ trình có thể làm giảm số
thu thuế, giảm tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu so với tổng ngân sách tuy nhiên chưa
hẳn đã làm suy giảm tổng ngân sách
Xét trong trung hạn thì thu ngân sách nhà nước sẽ đứng trước sự đánh đổ
giữa cái được và cái mất . Điều đó phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của nhà nước ,
doanh nghiệp và người dân
Xét trong dài hạn : Việc cắt giảm thuế quan có lợi hơn , thu ngân sách sẽ
tăng trưởng bền vững hơn:
2.2.2. Phi thuế quan
2.2.2.1. Hạn chế định lượng
Hạn ngạch thuế quan
Hạn ngạch thuế quan mới được Việt Nam áp dụng từ năm 2003. Thực hiện
Quyết định số 91/2003/QĐ-TTg ngày 09/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về áp
dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam
Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4

nhóm hàng :trứng , đường, thuốc lá , muối . Mức thuế trong hạn ngạch tương đương
với mức thuế MFN hiện hành : trừng 40% , đường thô 25% , đường tinh 50-60% ,
thuốc lá 30% , muối ăn 30%.
17
Ngày 18 tháng 02 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số
08/2014/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2014.Theo đó, hạn ngạch thuế
quan nhập khẩu trứng gà, trứng vịt, ngan và loại khác được phân giao cho thương
nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nhu cầu nhập khẩu là 44.100 tá;
hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2014 được phân giao cho thương nhân
trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất; làm nguyên liệu sản xuất
thuốc, sản phẩm y tế là 102.000 tấn; hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm
2014 được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản
xuất; sản xuất đường thô để tinh luyện là 77.200 tấn.
Hạn ngạch xuất nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu : Số lượng các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch
thay đổi liên tục, từ 5 mặt hàng (năm 1996) lên 8 mặt hàng (năm 1997) (bao gồm
xăng, phân bón, thép, ximăng, kính xây dựng, xe máy, ô tô 12 chỗ ngồi, giấy và
đường). Đến 1998, 9 mặt hàng nhập khẩu quan trọng phải chịu hạn chế định lượng,
gồm xăng dầu, phân bón, thép, xi măng, kính xây dựng, xe máy, ô tô 12 chỗ ngồi,
giấy, đường và rượu. Trong năm 2000, số mặt hàng thuộc dạng hạn chế định lượng
tăng lên 12 hạng mục. Các mặt hàng áp hạn ngạch nhập khẩu đều là các mặt hàng
công nghiệp Chính phủ khuyến khích phát triển sản xuất lắp rắp trong nước , đặc
biệt là ngành công nghiệp lắp ráp ô tô .
Mặt hàng Mức độ hạn chế số
lượng áp dụng năm 1997
Mức độ hạn chế số lượng áp
dụng năm 2000
Ô tô chở
khách dưới 12

chỗ ngồi
Hạn mức 3000 chiếc - Cấm nhập khẩu loại đã qua
sử dụng.
- Giấy phép nhập khẩu (áp
dụng đối với ô tô dưới 16 chỗ ngồi
loại mới)
Xe 2 bánh
gắn máy nguyên
chiếc
Hạn mức 350000
chiếc (bao gồm cả linh kiện
lắp ráp)
Giấy phép nhập khẩu đối với
xe và linh kiện lắp ráp đồng bộ SKD,
CKD (cấm nhập loại đã qua sử dụng)
Thép xây
dựng
Hạn mức 500000 tấn Giấy phép nhập khẩu
Phôi thép
Hạn mức 900000 tấn
Giấy phép nhập khẩu
Xi măng -Hạn mức 500000 tấn
- 700 000 tấn
-Áp dụng giấy phép nhập
khẩu đối với xi măng đen
18
Clinker Hạn mức 1.100000 tấn Giấy phép nhập khẩu
Giấy in
báo, giấy viết,
giấy in thường,

giấy vệ sinh
Cấm nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
Giấy in
chất lượng cao,
giấy carton
duplex
Hạn mức 200000 tấn Giấy phép nhập khẩu
Đường Hạn mức 10000 tấn
đường RE, cấm nhập các loại
đường khác
Giấy phép nhập khẩu
Năm 2001, hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với clinke, giấy, thép, kính
xây dựng, rượu, dầu thực vật, gạch ốp lát, xe ô tô 10-16 chỗ ngồi. Đến năm 2002,
hạn ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng đã được bãi bỏ, trừ mặt hàng đường.
Hiện nay, mặt hàng đường đã chuyển từ quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu sang
hạn ngạch thuế quan.Như vậy, trước đây chúng ta đã áp dụng hạn ngạch với khá
nhiều mặt hàng tuy nhiên từ năm 2001 đến nay, danh mục hàng áp dụng hạn ngạch
đã từng bước được cắt giảm và hiện nay đã được bãi bỏ hoàn toàn
- Hạn ngạch xuất khẩu
Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo được thiết lập .Năm 1998 ,
hạn ngạch đã được nới lỏng dần , hạn ngạch được phân bổ từ đầu năm dựa trên cơ
sở kết quả hoat động của năm trước và sự xem xét tình hình sản xuât của năm . Bắt
đầu từ năm 2001 Nhà nước thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích xuất khẩu
gạo
Từ năm 1992 Việt Nam duy trì hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may
xuất khẩu sang các nước có thỏa thuận về hạn ngạch với Việt Nam : thị trường EU,
Nauy và Canada.Tuy nhiên Việt Nam đã xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may từ
trước khi gia nhập WTO(2005 )
2.2.2.2. Trợ cấp xuất khẩu
-Là sự ưu đãi về tài chính hay cung cấp tiền bổ trợ của chính phủ một nước,

công đoàn cùng nghề hay tổ chức độc quyền quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu
hay người sản xuất nhằm giảm giá hàng hoá xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
-Hỗ trợ xuất khẩu: Giai đoạn 1999-2001
+ Tổng giá trị cho 4 mặt hàng gạo, thịt lợn, cà phê, rau quả: 1098.5 tỷ
19
+ Tổng khối lượng cho 4 mặt hàng trên: 3124 tấn
Việt Nam sẽ bù lỗ 10 USD/tấn gạo xuất khẩu: Đề nghị Chính phủ bỏ ra 150-
200 tỷ đồng, Bộ Thương mại hy vọng sẽ giải quyết được khó khăn về đầu ra nông
sản. Đặc biệt, đối với mặt hàng số 1 là gạo, Bộ sẽ lần đầu tiên chấp nhận bù lỗ, bỏ
thầu với giá bán thấp trong một số trường hợp, nhằm giữ thị phần.
Hỗ trợ 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: gạo, cà phê, hàng da giày, dệt may,
hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, rau quả và thịt. Biện pháp chính là tăng cường
hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ giá, bù lỗ) thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ
thưởng xuất khẩu sẽ không được sử dụng vào mục đích trợ cấp, nhưng tiêu chí
thưởng kim ngạch của các mặt hàng trên có thể sẽ thay bằng tiêu chí lượng để
khuyến khích doanh nghiệp.
- Một số chương trình trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam theo Hiệp định SCM
-Trợ cấp và các biện pháp đối kháng: ưu đãi đầu tư, thưởng xuất khẩu, xúc tiến
thương mại
-Các cam kết của Việt Nam về trợ cấp sau khi gia nhập WTO:
Trợ cấp đèn đỏ: Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp này (bao
gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu) từ thời
điểm gia nhập. Riêng đối với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí
thành tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hoá mà cơ quan Nhà nước đã cho phép doanh
nghiệp được hưởng từ trước ngày gia nhập WTO thì sẽ được tiếp tục thực hiện cho
đến hết 5 năm kể từ ngày gia nhập.
Các loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối
kháng: Tuân thủ Hiệp định SCM.
Các doanh nghiệp nội địa và FDI đã thành lập và được hưởng ưu đãi thuế

dựa trên tiêu chí xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hoá sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi đến
hết 11/1/2012
Việt Nam hiện đang duy trì Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng kim ngạch, thưởng
thành tích . Sự tồn tại của Quỹ này phù hợp với các quy định của WTO vì giá trị
thưởng vài ngàn USD cộng với bằng khen là giá trị nhỏ. Hiện tại mức thưởng đối
với các sản phẩm thô chưa qua chế biến và mức thưởng đối với các sản phẩm có giá
trị gia tăng cao chưa khác biệt nhiều.
2.2.2.3. Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho
người nhập khẩu (còn được cọi là tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay trung
và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu
hàng hóa
20
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về
tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
*Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng: là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong
các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở
trước những rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả
năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thực hiện thí điểm tại Việt Nam từ năm
2011 đến 2013 theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2010 của
Thủ tướng chính phủ với mục tiêu đến cuối năm 2013 3% kim ngạch xuất khẩu của
chúng ta sẽ được bảo hiểm. ngành hàng được BHTDXK là 21 ngành hàng
Nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu, Chính phủ đã thực hiện
chính sách hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho các DN khi tham gia BHTDXK
Sau 3 năm thực hiện thí điểm, những ưu việt của hình thức bảo hiểm xuất
khẩu đã được khẳng định với số lượng hợp đồng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên,
so với kim ngạch xuất khẩu từ 120-130 tỷ USD mỗi năm thì doanh thu của hoạt
động này chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

*Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Bảo lãnh tín dụng được triển khai tại Việt Nam từ năm 2007 theo Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/12/2006 - Mục 2. Tuy nhiên,
trong thời gian qua do chưa thực sự phát huy hiệu quả nên trong dự thảo Nghị định
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đang được hoàn thiện, Bộ
Tài chính đã không đưa hình thức này vào nội dung của dự thảo.
*Cấp tín dụng xuất khẩu
Ngày 20/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. So với
Quy chế TDXK trước đây, Nghị định 151 có những thay đổi đáng kể, phù hợp với
nhu cầu thực tế và có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2013/TT-BTC ngày 17/1/2013 v/v sửa
đổi Thông tư số 104/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 của Bộ Tài chính qui định lãi
suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch
lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư.
Trước đó, theo quy định tại Thông tư số 104/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính
đang được áp dụng, lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng
Việt Nam là 11,4%/năm.
21
Tại Thông tư số 09/2013/TT-BTC, mức lãi suất này được điều chỉnh giảm
xuống là 10,2%/năm.Mức lãi suất 10,2%/năm được áp dụng từ ngày 17/1/2013./.
2.2.2.4. Biện pháp hành chính kĩ thuật
Sau khi đổi mới, mở cửa hội nhập, Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành bộ
khung pháp lí với các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, kiểm dịch động vật, an toàn
vệ sinh thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường. Các biện pháp này mới chỉ đưa
ra với tính chất sơ bộ chứ chưa thực sự là biện pháp mạnh tay để hạn chế nhập
khẩu.
Nhà nước đã có thêm những chính sách nhất định để điều chỉnh.
- “ Quyết định số 249/205/QĐ- TTg ngày 10/10/2005 quy định lộ trình áp

dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” ; “
Quyết định số 04/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/01/2006 về việc ban hành quy định về
công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa” ; “Quyết định 116/QĐ-TĐC
ngày 01/01/2006 ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của văn phòng thông báo và
điểm hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” ; “ Quyết định
502006/QĐ-TTg ngày 07/03/2006 về việc ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa
phải kiểm tra về chất lượng” ; “ Quyết định 07/2006/QĐ-BKHCN ngày 20/03/2006
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên ngành về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại…
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ,
hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã thay thế Nghị định trên.
Điểm bất cập rõ ràng ở đây là Luật Bảo vệ Môi trường đã có hiệu lực từ ngày
01/07/2006, trong khi đó Nghị định hướng dẫn thi hành lại ban hành sau đó
đến hơn một tháng. Ngày 11/12/2001, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ký
Quyết định ban hành danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo
yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Ngoài
ra còn nhiều Thông tư, Quyết định liên quan tới vấn đề môi trường được ban hành.
2.2.3.5. Chống bán phá giá
-Bán phá giá trong thương mại xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu
từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa nước đó tại
thị trường nội địa.
-Thời gian gần đây, trong tiến trình mở cửa thị trường ngày càng sâu, rộng
và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước ngày càng lớn,
một số Hiệp hội/Doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các công cụ phòng vệ
thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) để bảo vệ lợi ích
hợp pháp của ngành trước hàng hóa nước ngoài.
22
-Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ tiến hành 03 vụ điều tra, gồm có 02 vụ điều
tra tự vệ và 01 vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó,
nhiều loại sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu nhiều, đặc biệt là hóa chất, nhựa,

dệt may, kim loại, điện tử… đã và đang là đối tượng bị kiện chống bán phá giá ở
nhiều nước.
-Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép với nhiều nước:
Ngày 25-12-2013, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) công
bố kết luận điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép
không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan áp
dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà
sản xuất/xuất khẩu nước ngoài với các mức thuế cụ thể như sau:
2.2.3. Các công cụ khác
2.2.3.1. Giấy phép nhập khẩu
23
Đòi hỏi khi nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà
nước. Trong hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của WTO, giấy phép
nhập khẩu phải đệ trình đơn hoặc các tài liệu khác cho cơ quan quản lý hành chính
có liên quan như là một số điều kiện để nhập khẩu.
-Căn cứ theo : QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số:
41/2005/QĐ-TTg, về Ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa.
-Giấy phép nhập khẩu có hai loại thường gặp:
Giấy phép tự động: người nhập khẩu xin phép nhập khẩu thì cấp ngay không
cần đòi hỏi gì cả.
Gấy phép không tự động: người nhập khẩu bị ràng buộc bởi các hạn chế
nhập khẩu.
- Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan, có thể bị phạt đến 60 triệu đồng đối với hành vi xuất nhập
khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép là quy định .
-Năm 2012, đến hết ngày 31/12/2012, Việt Nam sẽ tạm dừng nhập khẩu
hàng hóa có nguồn gốc thực vật từ các nước chưa gửi hồ sơ và chưa được xem xét
công nhận được phép xuất khẩu vào Việt Nam. Hiện nước ta đang nhập khẩu hàng
hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,

nhưng đến nay mới chỉ có 13 nước được công nhận được phép xuất khẩu các mặt
hàng này.
2.2.3.2. Hoàn thuế xuất khẩu
Hoàn thuế là trả lại thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất khẩu,
nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó có quyết định miễn giảm thuế, cụ thể trong các
trường hợp được quy định theo pháp luật. Các doanh nghiệp được phép tham gia
hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể nộp báo cáo hàng tháng lên cục thuế sau khi
tiến hành xuất khẩu theo đúng thủ tục tài chính và khai báo hải quan để xin hoàn
thuế hoặc miễn thuế được cho phép (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng, thuế doanh
thu, thuế sản phẩm).
-Một số điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp
thuế nhập khẩu:
- Mấy năm gần đây tiền hoàn thuế VAT trong xuất khẩu hàng hóa tiểu ngạch
qua Campuchia của các doanh nghiệp (DN) tại An Giang đột ngột tăng vọt.
Cụ thể, năm 2009 chỉ có 15 DN được hoàn thuế 40 tỉ đồng, đến năm 2011 có
137 hồ sơ của 27 DN được hoàn thuế 236 tỉ đồng và năm 2012 là 375 hồ sơ của 63
DN được hoàn thuế 579 tỉ đồng.
24
Đặc biệt, chỉ riêng tháng 1-2013 đã có 48 hồ sơ được hoàn thuế 95 tỉ đồng
(trên doanh số xuất khẩu tiểu ngạch 1.245 tỉ đồng). Từ đó dự kiến trong năm nay
tổng số hoàn thuế VAT cho xuất khẩu tiểu ngạch sẽ lên tới hơn 1.200 tỉ đồng, trong
khi dự toán thu thuế VAT chung của cả năm mà Bộ Tài chính giao cho tỉnh chỉ
1.671 tỉ đồng
-Năm 2013: Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các cục thuế, cục hải
quan tỉnh, thành phố tạm thời chưa xem xét hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối
với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở biên giới.
2.2.3.3. Chính sách ngoại hối
-Là những quy định pháp lý những thể lệ của chính phủ về vấn đề quản lý
ngoại tê, quản lý vàng bạc đã quý, quản lý các giấy tờ có giá trị ngoại tệ cũng như
các quan hện thanh toán tín dụng với nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái:
-Với mức điều chỉnh 2 - 4% và biên độ dao động 1% được giữ đến cuối năm
2014, Trung tâm nghiên cứu của BIDV dự báo, tỷ giá VND/USD năm 2014 sẽ
khoảng 21.400 - 22.000 đồng
-Hướng đến hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại, cán cân tổng
thể.
-Các kịch bản điều hành tỷ giá và biên độ giảm giá đồng Việt Nam phù hợp
với diễn biến của cán cân thương mại, tác động có thể gặp phải của việc kết thúc gói
kích thích kinh tế QE3 của Chính phủ Mỹ trong mối tương quan với lãi suất thị
trường thế giới và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
-Tỷ giá ổn định tác động đến xuất nhập khẩu và đương nhiên là tác động đến
nhập siêu, ngược lại nhập siêu được hạn chế tác động lại việc thực hiện mục tiêu
điều hành tỷ giá
-Dự trữ ngoại hối của Việt Nam được cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu
(thời điểm quí 1-2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (vào quí 1-2013),tính
theo số liệu tuần nhập khẩu của tháng 1/2013 do Hải quan cung cấp thì khối lượng
ngoại tệ dự trữ của Việt Nam đang ở mức từ 37,45 tỷ USD đến 42,8 tỷ USD.Sự gia
tăng này là do các kênh cân đối ngoại tệ của Việt Nam đã được cải thiện cùng với
sự bùng nổ của xuất khẩu và dòng kiều hối về đều.
2.3. Đánh giá chung về việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính
sách ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Thuế quan
2.3.1.1. Thành công
25

×