Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tìm hiểu quá trình phân phối nón huế tại cơ sở bà nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 29 trang )

1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI NÓN
HUẾ TẠI CƠ SỞ BÀ NHƠN
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Minh Hòa
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Quỳnh Châu
Lê Quý Đông
Trần Thị Phương Nhung
Nguyễn Văn Sơn
Huỳnh Văn Ri
Nguyễn Tấn Tài
Hồ Ngọc Thể
Ngô Văn Toàn
Trần Nguyên Vũ
Huế, 2013
Mục lục:
Đề Tài: 3
Tìm hiểu quá trình phân phối sản phẩm nón Huế tại cơ
sở bà Nhơn ( 45- Phạm Văn Đồng-TP Huế) 3
A-MỞ ĐẦU 3
B-CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4
I. HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 4
1. Quản lý đơn hàng trong phân phối 4
2. Kế hoạch phân phối 7
3.Thuê ngoài trong hoạt động cung ứng 10
C. Nội dung và kết quả nghiên cứu thực tế 11
I. Tổng Quan 11


1. Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm: 11
Giới thiệu về cơ sở nón lá 13
II. Các hoạt động thu mua phân phối nón lá tại cơ sở bà Nhơn 14
1.Phương thức thu mua: 16
a. Phương thức thu mua được thể hiện qua sơ đồ sau: 16
b. Nguồn cung cấp nón lá cho bà Nhơn 17
2.Phương thức phân phối: 20
3. Hoạt động dự báo nhu cầu 23
III. Phân tích hoạt động phân phối nón lá tại cơ sở bà Nhơn 24
1.Quản lý đơn hàng 24
2.Kế hoạch phân phối 26
3.Nguồn phân phối 27
D.Kết Luận 28
E.Tài liệu tham khảo 29
Đề Tài:
Tìm hiểu quá trình phân phối sản phẩm nón Huế tại
cơ sở bà Nhơn ( 45- Phạm Văn Đồng-TP Huế).
A-MỞ ĐẦU
Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón
lá được nhiều người biết đến hơn cả. Nón lá có ở ba miền nhưng với Huế thì chiếc
nón lá đã thể hiện được nét đẹp của cả một vùng văn hóa và đã trở thành biểu
trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế. Dù
xuất hiện ở đâu, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương
đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó. Nón lá Huế
từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nghệ sĩ Huế và của những
người yêu Huế.
Hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che
mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế, nó đã trở
thành một đặc sản văn hóa của vùng đất cố đô. Nghề làm nón lá hình thành và
phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ

Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa
Ngày nay nghề làm nón lá vẫn còn tồn tại, vẫn còn đó những làng nghề,
những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Bạn có biết, để làm
ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa nhẹ, vừa bền là cả một nghệ thuật và công
phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong từng công đoạn của
quy trình sản xuất, khó khăn là thế, vất vả là thế, nhưng nghề nón lại rất chông
chênh và thiếu bền vững. Trên đường phố Huế ngày nay, nón lá không còn rợp
bóng như ngày xưa nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện nhiều hơn của những chiếc
mũ vải, mũ thời trang… chiếc nón lá trước kia là một sản phẩm gần gũi quen
thuộc với cuộc sống thì bây giờ, người ta chỉ còn nghĩ chiếc nón là một vật lưu
niệm, một đồ vật trang trí, làm mất dần đi giá trị vốn có của nó, dù biết đó là một
xu hướng khách quan của sự phát triển xã hôi, nhưng chúng tôi những người con
của đất Huế cũng ngậm ngùi tiếc nuối, nhất là khi chiếc nón lá đang mất dần hình
ảnh và chỗ đứng trong tâm trí của các bạn trẻ.
Nhận thấy được thực trạng đó, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài
“Tìm hiểu quá trình phân phối sản phẩm nón Huế ” tại cơ sở bà Nhơn, số 45 Phạm
Văn Đồng, một trong những cơ sở thu gom và phân phối nón lá lớn nhất thành phố
Huế, với ham muốn cháy bỏng là tìm hiểu xem và sau đó là có thể giới thiệu cho
các bạn “hành trình chiếc nón lá”- một sản phẩm thủ công truyền thống, một sản
phẩm gắn liền với hình ảnh, văn hóa, con người cố đô Huế bao đời; được sản xuất
và đến tay người dân, cũng như du khách bốn phương như thế nào, qua con đường
nào, qua ai, qua các công đoạn nào, mất bao lâu? Đồng thời thông qua đó gởi
gắm tình cảm, nhắn nhủ một thông điệp để bạn và tôi thêm trân trọng và biết quý
hơn bàn tay khéo léo, lao động cần cù và rất yêu nghề của người thợ làm nón. Qua
đó, nhận biết những khó khăn, thách thức, ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng
nón lá. Với mong muốn có thể tìm ra một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng,
góp phần chung tay gìn giữ một sản vật đáng quý của địa phương mình.
B-CƠ SỞ LÍ THUYẾT
I. HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG.
1. Quản lý đơn hàng trong phân phối

Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của
khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung
cấp và nhà sản xuất. Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao
hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng.
Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn
hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng. . .
Công ty phác thảo ra đơn hàng và liên hệ với nhà cung cấp để thực hiện
đơn hàng này. Nhà cung cấp hoặc sẽ thực hiện đơn hàng ngay bằng hàng tồn kho
của mình, hoặc sẽ tìm kiếm nguồn thay thế từ nhà cung cấp khác.
Nếu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, nhà
cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng điền vào phiếu xuất hàng,
phiếu đóng gói và hóa đơn báo giá. Nếu sản phẩm là nguồn thay thếtừ những nhà
cung cấp khác, thì nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng đầu tiên
đưa vào đơn hàng của nhà cung cấp thay thế. Nhà cung cấp đó hoặc sẽ thực hiện
đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, hoặc sẽ sử dụng một nguồn thay thế nữa từ
những nhà cung cấp khác. Sau đó, đơn hàng nhà cung cấp nhận được sẽ được đưa
lại vào các chứng từ nhưphiếu xuất hàng, phiếu đóng gói, phiếu lấy hàng và hóa
đơn báo giá. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong suốt chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn. Các công
ty bây giờ luôn giải quyết các vấn đề chọn lựa, xếp hạng cùng lúc nhiều nhà cung
cấp, thuê các nhà cung cấp bên ngoài và những đối tác phân phối. Tính phức tạp
nàycũng làm thay đổi cách phản ứng với những sản phẩm được bán ra, gia tăng kỳ
vọng phục vụ khách hàng và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu ở thị
trường mới.
Quá trình quản lý đơn hàng theo truyền thống tốn nhiều thời gian và hoạt
động chồng chéo. Đó là do sự di chuyển dòng dữ liệu trong chuỗi cung ứng diễn
ra chậm. Sự di chuyển chậm này có thể đảm bảo tốt cho chuỗi cung ứng đơn giản,
nhưng với chuỗi cung ứng phức tạp thì cần phải yêu cầu mục tiêu hiệu quả và
nhanh chóng. Quản lý đơn hàng hiện đại tập trung vào những kỹ thuật có thể giúp
dòng dữ liệu liên quan đến đơn hàng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Trong quá trình quản lý đơn hàng cũng cần xử lý một số trường hợp ngoại
lệ, từ đó đưa ra cách nhận diện vấn đề nhanh chóng và quyết định đúng đắn hơn.
Điều này có nghĩa là quá trình quản lý đơn hàng hàng ngày nên tự động hóa và có
những đơn hàng đòi hỏi quá trình xử lý đặc biệt do nhầm lẫn ngày giao hàng, yêu
cầu của khách hàng thay đổi. . . Với những yêu cầu như vậy, quản lý đơn hàng
thường bắt đầu bằng sự kết hợp chồng chéo chức năng của bộ phận tiếp thị và bán
hàng, được gọi là quản lý mối quan hệ khách hàng - CRM (Customer Relationship
Management). Có một số nguyên tắc cơ bản được liệt kê dưới đây có thể giúp quá
trình quản lý đơn hàng hiệu quả:
• Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: nhập một và chỉ một lần. Sao chép
dữ liệu bằng các thiết bị điện tử có liên quan đến nguồn dữ liệu nếu có thể, và
tránh nhập lại dữ liệu bằng tay dù dữ liệu này lưu thông suốt chuỗi cung ứng.
Thông thường, cách hữu ích nhất là để khách hàng tự nhập các đơn hàng vào hệ
thống đơn hàng của công ty. Sau đó hệ thống này sẽ truyền dữ liệu đến các hệ
thống khác có liên quan là các cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng.
• Tự động hóa trong xử lý đơn hàng: Quá trình xử lý bằng tay nên tối
thiểu và hệ thống nên gửi dữ liệu cần thiết vào những vị trí thích hợp. Xử lý
trường hợp ngoại lệ là xác định những đơn hàng có vấn đề và mọi người cùng
tham gia để giải quyết.
• Đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng. Hãy để
khách hàng theo dõi đơn hàng trong suốt giai đoạn từ đặt đơn hàng cho đến khi
chuyển sản phẩm đến cho họ. Nên để khách hàng thấy trạng thái sẵn sàng phục vụ
của đơn hàng mà không phải nhờ sự hỗ trợ nào khác. Khi một đơn hàng gặp vấn
đề thì lấy đơn hàng đó thu hút sự chú ý của các nhà cung ứng liên quan để giải
quyết.
• Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác
đểduy trì tính toàn vẹn dữ liệu: Hệ thống tiếp nhận đơn đặt hàng cần thiết phải
có dữ liệu mô tả về sản phẩm và giá cả để hỗ trợ khách hàng ra các quyết định lựa
chọn phù hợp. Hệ thống đảm bảo dữ liệu sản phẩm tích hợp với các hệ thống đặt
hàng. Dữ liệu đặt hàng trong hệ thống phải cập nhật thông tin trạng thái tồn kho,

kế hoạch phân phối. . . Dữ liệu này nên tự động hóa cập nhật thông tin vào hệ
thống đúng lúc và chính xác.
2. Kế hoạch phân phối
Kế hoạch phân phối chịu ảnh hưởng mạnh từ quyết định liên quan đến cách
thức vận tải sử dụng. Quá trình thực hiện kế hoạch phân phối bị ràng buộc từ các
quyết định vận tải. Có 2 cách thức vận tải phổ biến nhất trong kếhoạch phân phối
là: phân phối trực tiếp và phân phối theo lộ trình đã định.
a. Phân phối trực tiếp
Phân phối trực tiếp là quá trình phân phối từ một địa điểm gốc đến một địa
điểm nhận hàng. Với phương thức này, đơn giản nhất là lựa chọn lộ trình vận tải
ngắn nhất giữa hai địa điểm. Kế hoạch phân phối gồm những quyết định về số
lượng và số lần giao hàng cho mỗi địa điểm. Thuận lợi trong mô hình này là hoạt
động đơn giản và có sự kết hợp phân phối. Phương pháp này vận chuyển sản phẩm
trực tiếp từ một địa điểm sản phẩm được sản xuất/tồn kho đến một địa điểm sản
phẩm được sử dụng. Nó cắt giảm hoạt động trung gian thông qua vận chuyển
những đơn hàng nhỏ đến một điểm tập trung, sau đó kết hợp thành một đơn hàng
lớn hơn để phân phối đồng thời.
Phân phối trực tiếp đạt hiệu quả nếu điểm nhận hàng đặt hàng theo mô
hình.
EOQ phù hợp với khối lượng phương tiện vận chuyển đang sử dụng. Ví dụ
nếu điểm nhận hàng phân phối bằng xe tải và áp dụng mô hình EOQ có nguyên xe
(tải) -TL (Truck Load) thì phương pháp này thật sự hiệu quả. Nếu như EOQ tại
nơi nhận hàng không bằng với TL thì phương pháp này kém hiệu quả. Điều này
cũng phát sinh chi phí do sử dụng sản phẩm từnhiều nhà cung cấp khác nhau.
b. Phân phối theo lộ trình đã định
Phân phối theo lộ trình đã định là phân phối sản phẩm từ một địa điểm
gốc đến nhiều địa điểm nhận hàng, hay phân phối sản phẩm từ nhiều địa điểm gốc
đến một địa điểm nhận hàng. Kế hoạch phân phối theo theo lộ trình đã định phức
tạp hơn so với phân phối trực tiếp. Kế hoạch này cần quyết định vềsố lượng phân
phối các sản phẩm khác nhau; số lần phân phối. . . Và điều quan trọng nhất là lộ

trình phân phối và hoạt động bốc dỡ khi giao hàng.
Điểm thuận lợi của phương pháp phân phối theo theo lộ trình đã định là sử
dụng hiệu quả các phương tiện vận chuyển sử dụng và chi phí nhận hàng thấp do
địa điểm nhận hàng ít và khối lượng giao hàng nhiều hơn. Nếu EOQ các sản phẩm
khác nhau tại điểm nhận hàng là không đầy xe (tải) –LTL (Less than Truck Load),
phương pháp này cho phép tất cả các đơn hàng của những sản phẩm khác nhau
được kết hợp lại cho đến khi khối lượng bốc hàng bằng với EOQ. Nếu nhiều địa
điểm nhận hàng mà mỗi địa điểm cần một khối lượng sản phẩm ít hơn, thì địa
điểm này có thể được phục vụ bằng một xe tải nhỏ hơn có khối lượng phân phối
bằng với TL của xe tải.
Có hai kỹ thuật để phân phối theo theo lộ trình đã định:
+ Kỹ thuật ma trận tiết kiệm.
+ Kỹ thuật đánh giá suy rộng.
Mỗi kỹ thuật đều có ưu, nhược điểm riêng và hiệu quả tùy thuộc vào tình
huống sử dụng, độ chính xác của dữ liệu sẵn có.
Kỹ thuật ma trận tiết kiệm là một kỹ thuật đơn giản trong hai kỹ thuật
nêu trên. Kỹ thuật này sử dụng đánh giá khách hàng qua phương tiện chuyên chở
và thiết kế lộ trình sao cho thời gian giao hàng tại các điểm nhận hàng theo yêu
cầu đề ra. Đây là kỹ thuật đưa ra các giải pháp về lộ trình hợp lý có thể áp dụng
vào thực tế. Điểm yếu của kỹ thuật này là khó tìm ra giải pháp hiệu quả về chi phí
hơn là sử dụng kỹ thuật đánh giá suy rộng. Kỹ thuật này sẽ sử dụng tốt nhất khi kế
hoạch phân phối có nhiều ràng buộc khác nhau cần được thỏa mãn.
Kỹ thuật đánh giá suy rộng phức tạp hơn nhưng có thể đưa ra giải pháp
tốt hơn kỹ thuật ma trận tiết kiệm khi không có những ràng buộc về công suất
chuyên chở của phương tiện trong kế hoạch phân phối. Điểm bất lợi của phương
pháp này là tốn thời gian lập kế hoạch phân phối khi có nhiều ràng buộc liên quan.
Kỹ thuật này được sử dụng tốt nhất khi có giới hạn các ràng buộc về công suất vận
chuyển hay tổng thời gian trên lộ trình vận chuyển.
c. Nguồn phân phối
Việc phân phối sản phẩm đến khách hàng được thực hiện từ hai nguồn:

+ Địa điểm lẻ dùng cho sản phẩm.
+ Trung tâm phân phối.
Địa điểm lẻ dùng cho sản phẩm như nhà máy, nhà kho. . . có sản phẩm
đơn hay danh mục sản phẩm liên quan sẵn sàng phân phối. Phương tiện này là
thích hợp khi dự báo được nhu cầu sản phẩm có mức cao; phân phối duy nhất cho
nhiều địa điểm nhận số lượng lớn sản phẩm bằng phương tiện vận chuyển có tải
trọng lớn. Điều này đem lại nhiều lợi ích tính kinh tế nhờ sửdụng hiệu quả phương
tiện vận chuyển .
Trung tâm phân phối là nơi tồn trữ, xuất- nhập khối lượng lớn sản phẩm
bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn đến từ nhiều địa điểm khác nhau.
Khi vị trí nhà cung cấp xa khách hàng thì việc sử dụng trung tâm phân phối có tính
kinh tế cao do rút ngắn khoảng cách vận chuyển, và tồn trữ khối lượng lớn sản
phẩm gần địa điểm với khách hàng -người sử dụng cuối.
Trung tâm phân phối là nơi tồn trữ sản phẩm hay sử dụng duy nhất cho
Cross-docking. Cross-docking là kỹ thuật được Wal–Mart áp dụng lần đầu tiên.
Trung tâm phân phối sử dụng Cross-docking mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất,
dòng vận chuyển sản phẩm trong chuỗi cung ứng nhanh hơn do có sự hỗ trợ hàng
tồn kho. Thứ hai, chí phí tồn trữ ít tốn kém do sản phẩm sử dụng nhanh mà không
lưu vào kho. Tuy nhiên, kỹ thuật Cross-docking yêu cầu về mức độ hợp tác chặc
chẽ giữa xuất và nhập sản phẩm là rất cao.
3.Thuê ngoài trong hoạt động cung ứng
Do sức ép từ lợi nhuận biên tế tạo ra động lực thúc đẩy thị trường tự do
phát triển hình thức thuê ngoài (Outsourcing). Công ty A cần thực hiện dịch vụ và
tạo ra lợi nhuận trên tổng chi phí thực hiện dịch vụ đó. Dịch vụ này có thểyêu cầu
công ty B thực hiện. Công ty B có thể cung cấp dịch vụ với mức giá thấp hơn chi
phí mà công ty A tự sản xuất. Lúc đó công ty A có thể xem xét đi thuê ngoài. Theo
truyền thống, những đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng là nhà sản xuất, logistics,
phân phối và nhà bán lẻ. Có bao nhiêu tổ chức có năng lực hoạt động trong chuỗi
cung ứng? Một sốc hoạt động như tín dụng và các khoản phải thu, thiết kế sản
phẩm, quản lý đơn hàng có thể không phải là năng lực cốt lõi của các tổ chức

truyền thống tham gia vào chuỗi cung ứng. Đó là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp
dịch vụ tham gia trong chuỗi cung ứng. Tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng
như là một thể thống nhất, nhưng không cần thiết phải thực hiện tất cả. Và quả
thực không thể làm tốt tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng từ bất kỳ một hình
thức nào. Một ngoại lực khác tác động thúc đẩy hình thức thuê ngoài là tính phức
tạp của thị trường mà chuỗi cung ứng đó phục vụ gia tăng. Công ty Ford Motor
thực hiện chiến lược tích hợp theo chiều dọc: khai thác quặng sắt để có nguyên
liệu thép; thiết kế sản phẩm và sản xuất nên những chiếc ô tô. Chiến lược này là
tối ưu vì thị trường mà công ty Ford Motor phục vụ là thị trường sản phẩm đã tiêu
chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt.
Ngày nay, nhu cầu định hướng thị trường và phải trả giá cho sự đổi mới sản
phẩm/dịch vụ theo nhu cầu. Điều này gia tăng tính phức tạp trong chuỗi cung ứng.
Những đơn vị tham gia vào chuỗi nhận thấy rằng thịtrường mà họ phục vụ cung
cấp những kiến thức cần thiết để quản lý tính phức tạp này.

C. Nội dung và kết quả nghiên cứu thực tế.
I. Tổng Quan
1. Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm:
• Là sản phẩm thuộc ngành thủ công truyền thống , được sản xuất nhỏ lẻ tại
các hộ gia đình (chủ yếu là làm việc bán thời gian)
• Khó bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, và trong vận
chuyển.
• Phục vụ cho nhu cầu cho khách du lịch, làm quà lưu niệm, vật trang trí
nhưng chủ yếu phục vụ cho nông dân,
• Cấu trúc chuỗi cung nón lá
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Nhà cung ứng nguyên
vật liệu
Các hộ chằm nón

Người thu mua
Giới thiệu về cơ sở nón lá
Địa chỉ : 45 Phạm Văn Đồng – TP Huế.
Số điên thoại: 0935365381
Đặc điểm:
• Cơ sở thu mua và phân phối nón lá lớn nhất thành phố Huế. Địa
điểm phân phối nón lá cho các tiểu thương thành phố Huế và 1 số
tỉnh thành phía Nam.
• Hình thành và hoạt động trên 20 năm.
• Thu mua và phân phối đủ các loại nón như nón lá xanh, lá kè, nón
thêu, nón bài thơ.
• Đóng vai trò như là 1 nhà bán lẻ với số lượng nhỏ lớn tùy theo nhu
cầu khách hàng.
• Đây là 1 cơ sở chưa được đăng kí kinh doanh. Không có tên, nhãn
hiệu cụ thể.
• Địa điểm thu mua và lưu kho tại nhà của bà Nhơn.
II. Các hoạt động thu mua phân phối nón lá tại cơ sở bà Nhơn.
o Sơ đồ chuỗi cung ứng nón lá :

Phân phối các tỉnh thành khác

Phân phối ở Huế
• Cơ sở bà Nhơn chủ yếu phân phối nón lá đến các tỉnh thành phía Nam với
tỷ trọng khoảng 70%. Còn phân phối trên địa bàn tỉnh TT Huế chiếm tỷ lệ
khoảng 30% .
• KH trên địa bàn TP Huế: Theo điều tra 1 số cơ sở bán lẻ ở chợ Đông
Ba( như cơ sở Hường Dung,…) thì biết được khách hàng chủ yếu của họ là
người dân mua để dùng chiếm 50%, khách du lịch khoảng 45%( trong đó
khách du lịch trong nước 30% và khách nước ngoài 15%). Ngoài ra còn 1
số khách hàng tổ chức như các tiểu thương nhỏ hơn mua về phân phối ở các

chợ khác, khách hàng mua trang trí, festival chiếm 1 tỷ lệ không lớn 5%
Các hộ
chằm
Người thu
mua ( bán
buôn)
Bà Nhơn Bán buôn Bán lẻ NTD
Bán lẻ KH
• Ảnh hưởng của quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm tới tình hình hoạt
động tiêu thụ nón lá tại cơ sở Bà Nhơn
• Tình hình chung: việc Nhà nước bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển
moto và xe gắn máy năm 12/2007 đã làm tăng nhanh tỷ lệ đội mũ bảo
hiểm từ khoảng 40% số người đi xe máy vào năm 2007 lên tới hơn 90%
vào tháng 2/2011. Điều này làm cho các ngành sản xuất mũ vãi,nón, giảm
mạnh nhu cầu tiêu thụ.
(Nguồn: />ve-chiec-mu-bao-hiem-cua-viet-nam.htm).
• Theo như điều tra tại cơ sở Bà Nhơn : Quy định mới ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh, số lượng nón tiêu thụ giảm mạnh so với trước khi có
quy định thì sản lượng tiêu thụ giảm đến 60%.
 Năm 2007 lượng nón trung bình 1 lần đặt hàng ( trong 1 tuần)
khoảng 50 cây x 480 chiếc nón = 24000 chiếc nón => lượng nón
tiêu thụ trong năm khoảng 1248000 chiếc nón .
 Năm 2012: lượng nón trung bình 1 lần đặt hàng là khoảng 20 cây x
480 chiếc nón = 9600 chiếc nón => lượng nón tiêu thụ trong năm
khoảng 499200 chiếc nón .
 Ta tính được tốc độ tăng (giảm) định gốc:
A
2012
=[(y
2012

-y
2007
)/y
2007
]*100=[(499200-1248000)/1248000]*100= -60%
 Từ năm 2007( trước khi bắt buộc đội mũ bảo hiểm) đến 2012, lượng
tiêu thụ nón lá ở cơ sở bà Nhơn đã giảm khoảng 60%
==> Như vậy không chỉ có những tác động do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi,
sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế thì quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc
cũng tạo nhiều thách thức cho cơ sở về hoạt động kinh doanh.
1.Phương thức thu mua:
a. Phương thức thu mua được thể hiện qua sơ đồ sau:


Nguồn thu mua chủ yếu của bà Nhơn là các hộ chằm nón và các nhà thu
mua:
• Các hộ chằm nón: chủ yếu ở xã Phú Mỹ, ngoài ra còn có ở một số hộ ở
xã khác. Các hộ này sẽ mang nón đến bán cho bà Nhơn, bán số lượng
bao nhiêu bà mua bấy nhiêu.
Các hộ chằm
nón
Người thu
mua ( bán
buôn)
Bà Nhơn
• Những người thu mua: đây là những mối quen, lâu năm của bà Nhơn,
chủ yếu ở huyện Quảng Điền(Thừa Thiên Huế) và Ba Đồn – Quảng
Bình (các mối ở huyện Quảng Điền và Ba Đồn không được bà Nhơn
cung cấp cụ thể), các mối ở chợ Hôm như: bà Mai ,bà Hiệp, bà Bê, )
• Các mối lớn đem nón đến bán khoảng 3-4 ngày mỗi lần bằng xe tải, số

lượng: mỗi lần khoảng 10 cây, 1 cây 480 chiếc, nón lá xanh thì mua với
giá 10.000
đ
- 11000
đ
/chiếc (từ Ba Đồn)
• Các mối trên địa bàn đem tới bằng xe máy. Số lượng nón: Khi cần
nhiều thì đưa đến nhiều, khoảng 500 - 1000 chiếc/ngày với giá khoảng
10000
đ
- 10700
đ
/chiếc.
b. Nguồn cung cấp nón lá cho bà Nhơn
Do một vài lý do bà Nhơn không thể cung cấp đầy đủ thông tin của các mối
quen cung cấp nón cho bà và do đặc điểm của mặt hàng nón là đa chủng loại nên
chúng tôi không thể điều tra toàn bộ. Theo sự giới thiệu của bà Nhơn chúng tôi
theo chân một mối quen lâu năm của bà đó là bà Mai.Bà Mai chuyên cung cấp nón
lá kè cho bà Nhơn. Là người thu mua nón ở chợ Hôm làng Dạ Lê Gót.Chúng tôi
tiến hành điều tra bà Mai, bà Bê, bà Hiệp để tìm hiểu một phần nguồn cung cấp
nón cho bà Nhơn.
Tiến hành điều tra: Bà Mai sđt: 01206105521 Địa chỉ: Xuân Hòa- Thủy
Vân- Hương Thủy.
Bà Mai thường giao cho bà Nhơn số lượng nón từ 100- 200 chiếc nón mỗi
ngày. Với mức giá theo như bảng sau:
Loại nón Các hộ chằm nón bán
cho bà Mai
Bà Mai bán cho bà
Nhơn
13 Vành 7000 – 7300 đồng 7200 - 7500 đồng

16 Vành 10000 - 10500 đồng 10500 – 10700 đồng
Bà Mai thu mua nón ở chợ Hôm chủ yếu là ở các hộ gia đình ở các làng
khác nhau đến bán, theo như quan sát các hộ này đi bằng phương tiện là xe đạp, đi
bộ.Thời gian thu mua nón từ 4h30- 6h sáng.
Ở chợ Hôm tập trung rất nhiều mối đến thu mua nón lá kè, nhưng không
diễn ra việc tranh giành mối của nhau, vì các hộ chằm nón chỉ quen với việc bán
cho một mối quen cố định .Không có hình thức đặt hàng giữa người bán buôn với
người chằm nón.Thông thường từ 2-3 ngày thì khi chằm được số lượng nón vừa
đủ (tùy theo khả năng chằm nón của từng hộ) họ sẽ mang ra bán cho mối
quen.Trong 1 ngày bà Mai có thể thu mua số lượng nón từ 200 -500 chiếc nón
giao cho bà Nhơn khoản 100-200 chiếc, số nón còn lại đem bán cho các mối ở
Chợ Đông Ba. Vào mùa cao điểm thì người thu mua nếu thiếu nón sẽ đến từng hộ
dân để thu gom số nón lá kịp thời giao hàng đủ số lượng cho bà Nhơn . Cũng vào
mùa này nguồn nhân lực ở các hộ chằm nón cũng tăng cao nên số lượng sản xuất
nón cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thời gian cao điểm là vào mùa
khô nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, đều này phù hợp với thông tin bà Nhơn cung
cấp. Khi phiên chợ kết thúc bà Mai vận chuyển về bằng xe máy rồi đính hột xoài
vào đỉnh nón, sau đó đem đến giao hàng cho bà Nhơn.
Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt thường không cho nợ ( lý do: đây
là nguồn hàng mang lại lợi nhuận khá thấp, việc thu mua nón diễn ra thường
xuyên hàng ngày ,đồng thời các mối không có vốn lớn. Vậy để duy trì hoạt động
họ cần xoay vòng vốn nhanh).
Khi tiến hành điều tra bà Bê và bà Hiệp thì chúng tôi nhận thấy mối quan
hệ và phương thức buôn bán tương tự như với bà Mai, nhưng bà Hiệp cung cấp số
lượng nón lớn hơn.
2.Phương thức phân phối:

Phân phối các tỉnh thành khác

Phân phối ở Huế

 Phân phối ở các tỉnh thành khác
Khi phân phối ở các tỉnh thành khác, bà Nhơn thường giao nón cho các mối
quen, có mối quan hệ làm ăn lâu năm với số lượng đặt hàng lớn. Mỗi lần giao
hàng khoảng 8.000-10.000 chiếc, lúc cao điểm có thể lên đến 20.000-30.000 chiếc.
Thường là đặt hàng qua điện thoại là chủ yếu. Khi đủ số lượng nón thì giao hàng
bằng xe tải nếu số lượng nón đặt hàng ít thì giao hàng qua tàu lửa.Nón được giao
đến chợ đầu mối( tại Sài Gòn và các tỉnh miền tây) tại đây các cơ sở bán buôn sẽ
đến lấy nón theo số lượng đã đặt từ trước, phân phối đến các điểm bán lẻ và sau đó
đến tay người tiêu dùng.
Từ khi có đơn đặt hàng cho đến khi giao nón thời gian là 1 tuần. Khi giao
nón hóa đơn sẽ được gởi kèm theo không phải là mẫu hóa đơn theo tiêu chuẩn mà
chỉ là viết tay trong đó bao gồm: số lượng, thành tiền, thời gian, Do là mối lâu
năm, làm ăn uy tín nên bà Nhơn đưa hóa đơn trước rồi mới nhận tiền sau. Thanh
toán qua tài khoản ngân hàng. Còn với các mối mới chưa được sự tin tưởng thì
thanh toán bằng tiền mặt giao ngay khi nhận hàng.
Bà Nhơn Bán buôn Bán lẻ NTD
Bán lẻ NTD
Khi đến mùa cao điểm số lượng đặt hàng nhiều.Vào khoảng tháng 3 hàng
năm thì có nhiều đơn đặt hàng, có lúc không đủ lượng nón để giao hàng, chỉ đáp
ứng được khoảng 50-70% nhu cầu. Bà Nhơn không cung cấp nón theo thứ tự đơn
hàng như các mặt hàng khác cũng không ưu tiên cho các mối quen mà chia ra
phân phối cho mỗi đơn hàng một ít.
Vào mùa thấp điểm thường là tháng 9 đến tháng 10, hàng thường ế ẩm, ít
bán được nón. Vào thời gian này chủ yếu thu mua dự trữ để bán vào mùa cao điểm
(tháng Giêng, tháng Hai âm lịch), để đáp ứng cho mùa cao điểm thì phải dự trữ
khoảng 30.000-50.000 chiếc.Trong mùa này thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, nón
thường ẩm mốc, phương thức bảo quản: mua than về hơ, sấy phai màu, nên phải
được hong kĩ hơn mùa khô, nếu nón lá bị ẩm mốc thì phải ủ trong cái bồ, bỏ lưu
huỳnh vào lò than và sấy khô lúc này nón lá sẽ được tẩy trắng lại.
Khi vận chuyển nón sẽ được bọc nhiều lớp bao bì ni lông bên trong, bên

ngoài được bọc bao tải dày tránh làm nón hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
 Phân phối trên địa bàn TP Huế
Trên địa bàn TP Huế thường xuất hiện các tiểu thương nhỏ lẻ đến mua nón
tại cơ sở bà Nhơn, số khách này xuất hiện không nhiều,phần lớn là bà Nhơn không
quen biết từ trước nhưng chủ yếu là vào mùa cao điểm lượng khách này mới mua
hàng thường xuyên. Lý giải cho điều này thì theo bà Nhơn, các tiểu thương này
thường là người bán lẻ ở chợ Đông Ba, các mối này thường đã có nguồn cung nón
riêng nhưng do vào mùa cao điểm, tháng du lịch từ tháng 3-5 ( chủ yếu khách du
lịch trong nước) không đủ lượng nón cung cấp cho thị trường họ cần tìm nguồn
nón bổ sung . Vậy nên họ tìm đến bà Nhơn mua với số lượng hàng bổ sung, mỗi
lần mua hàng thường thấp khoảng 50 – 100 chiếc nón. Mua chủ yếu là nón lá
xanh, nón bài thơ.
Ngoài ra, người dân thường đến mua lẻ một vài chiếc, bà sẵn sàng cung cấp
với giá cả như là giá bán sỉ
.
3. Hoạt động dự báo nhu cầu
Trong dự báo nhu cầu chủ cơ sở thường phải trả lời được 3 câu hỏi sau: xác
định số lượng sản phẩm yêu cầu? Cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Khi nào cần
sản phẩm này.
Để trả lời 3 câu hỏi đó nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường: Bà Nhơn đã dựa
vào nhu cầu thị trường sản phẩm nhất là dựa vào đặc tính theo mùa của sản phẩm,
đồng thời còn phải dựa vào đặt tính của sản phẩm như đã nêu ở trên, nguồn cung
ứng( số lượng, thời gian giao hàng khác nhau giữa mùa cao điểm và thấp điểm).
Phương pháp dự báo được áp dụng : đó là phương pháp chuỗi thời gian.
Dựa vào nhu cầu, khối lượng, thời gian đặt hàng của các năm trước, cơ sở đã tiến
hành dự báo nhu cầu, áp dụng vào lập kế hoạch tích trữ lượng nón phù hợp cho
từng thời điểm của các năm tiếp theo.
III. Phân tích hoạt động phân phối nón lá tại cơ sở bà Nhơn
1. Quản lý đơn hàng.
a. Cách thức quản lý đơn hàng.

Hình thức đặt hàng: Khách hàng của Bà Nhơn chủ yếu đặt hàng qua điện
thoại chiếm 60%, đặt hàng trực tiếp khoảng 40%, Bà Nhơn không sử dụng máy
tính nên không có hình thức đặt hàng qua fax, email,… Đối với các mối mới quen
thì đặt hàng trực tiếp, do chưa có sự tin tưởng.
Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ các mối ở tỉnh thành phía Nam qua điện
thoại, chủ cơ sở sẽ theo dõi các thông tin từ đơn đặt hàng như số lượng nón, loại
nón ( lá xanh, lá kè, nón thêu, nón bài thơ) và kích thước nón ( loại 13 vành, 16
vành), thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, thương lượng về giá cả theo thị
trường, cách thức thanh toán.
Để tránh tình trạng sai lệch thông tin đơn hàng nhất là khi việc đặt hàng chỉ
thông qua điện thoại là chủ yếu. Vậy nên, khi khách hàng gọi điện thoại đến, thì
khách hàng phải liên lạc trực tiếp bà Nhơn, bà Nhơn rất hiếm khi để người khác
thay bà tiếp nhận đơn hàng, kể cả người thân. đôi lúc, một vài trường hợp, bà phải
gọi điện thoại xác nhận thông tin. Đồng thời, để tránh sai sót. trong quá trình điện
thoại bà ghi chép lại những thông tin 1 cách chính xác nên hiếm khi nào xảy ra
hiện tượng sai lệch thông tin đơn hàng.
Có 2 cách bà Nhơn thường sử dụng để cung cấp nón cho khách hàng khi
nhận được đơn hàng là:
 sử dụng hàng tồn kho và thực hiện ngay cho khách hàng.
 sử dụng nguồn thay thế cung cấp cho khách hàng khi không đủ nguồn
hàng sẵn sàng trong kho
Khi sử dụng hàng tồn kho: dựa vào số lượng mà khách hàng đã đặt quyết
định xuất hàng đúng số lượng và kèm theo hóa đơn báo giá. Do cơ sở của bà Nhơn
chưa đăng kí kinh doanh nên khi phân phối nón cho các mối thì không có phiếu
xuất kho, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại mà chỉ đơn thuần là 1 hóa đơn
thanh toán viết bằng tay. Lý do trong thực tế lợi nhuận từ chiếc nón không cao mà
chủ yếu là ăn theo số lượng sản phẩm, tuy nhiên chi phí vận chuyển, bảo quản,
thuê nhân công, khá cao. Vậy để giảm 1 phần chi phí thì bà đã không đăng kí
kinh doanh để tránh thuế.
Việc không đủ nguồn hàng cung cấp: bà Nhơn tìm nguồn cung từ các mối

quen, việc này chỉ diễn ra vào mùa cao điểm, thông thường thì việc giải quyết đơn
hàng sẽ theo thứ tự, tức là bà Nhơn phải giải quyết và cung cấp số lượng nón cho
người đặt hàng đầu tiên hoặc là phải tiến hành lựa chọn xếp hạng và ưu tiên cho
các mối làm ăn uy tín lâu năm. Tuy nhiên trong thực tế lại khác, bà Nhơn không
thực hiện theo nguyên tắc mà chia nhỏ các đơn hàng ra và chia đều cho mỗi mối
mỗi ít , thêm vào đó các mối đặt hàng muốn có đúng số lượng hoặc số lượng lớn
hơn trong mùa cao điểm, bà Nhơn không thể chủ động nguồn cung mà phải gia
hạn thời gian giao hàng hoặc từ chối đơn đặt hàng đó. Việc này diễn ra và lặp lại
trong vài năm gần đây. Lý giải cho điều này là trong thời gian gần đây do số lượng
nón bán không ổn định có chiều hướng giảm nên việc đáp ứng đầy đủ hàng cho
các mối cũng gặp khó khăn, bà Nhơn không muốn mất các mối lâu năm đồng thời
là muốn tạo lập và duy trì các mối mới.
Việc quản lý đơn hàng của bà Nhơn thưc hiện theo phương thức truyền
thống, qúa trình xử lý đơn hàng bằng tay như hiện nay đang thể hiện bất cập: tốn
nhiều thời gian và hoạt động chồng chéo, dòng thông tin và dữ liệu được diễn ra 1
cách chậm, sự di chuyển này đảm bảo cho chuỗi cung ứng đơn giản nhưng với
mong muốn mở rộng quy mô các mối cung cấp, thì việc quản lý đơn hàng còn
nhiều bất cập, ngoài ra việc lưu trữ dữ liệu bị hạn chế nên việc theo dõi tình hình
phân phối nón lá qua các năm khó khăn, khó dự đoán nhu cầu từ đó ít chủ động
hàng dự trữ vào mùa cao điểm. Cơ sở đã làm ăn lâu năm lại là cơ sở phân phối
nón lá lớn nhất thành phố Huế thì quá trình quản lý đơn hàng cần được diễn ra
nhanh chóng và có những quyết định đúng đắn hơn trong việc giải quyết đơn
hàng.
Trong quản lý đơn hàng có 4 nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả là:

×