Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.52 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--o0o--

LÝ HOÀNG PHÚ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THỐI
KINH TẾ TỒN CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 62.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI- 2013


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Ngoại Thương

Người hướng dẫn khoa học

1: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
2. PGS, TS Vũ Chí Lộc

Phản biện 1: …………………………………………………………….

Phản biện 2: …………………………………………………………….


Phản biện 3: …………………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Ngoại Thương
Vào hồi….. giờ….. ngày….. tháng…..năm……

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương


Đ. DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠNG BỐ KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.

Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 35/2009, “Khủng hoảng tài chính: thách
thức với các nước ĐPT”.

2.

Tham luận Hội thảo Khoa học quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương
tháng 9/2009, “FDI into Viet Nam and response to the new economic
context”.

3.

Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 41/2010, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các nước ĐPT trong khủng hoảng: thực trạng và giải pháp”.


4.

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số tháng 8/2011, “Vận động hành lang tại
Mỹ và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam”.

5.

Tham luận Hội thảo Khoa học quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương
tháng 12/2011, “Administrative Barriers for FDI: a comparative
analysis among some groups of developing countries and situation in
Việt Nam”

6.

Tham luận Hội thảo Khoa học quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương
tháng 12/2011, “Global Financial Crisis: Impact and Policy regarding
FDI in developing countries”.

7.

Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 52/2012,“Rào cản hành chính đối với FDI
vào các nước ĐPT: lý luận, thực tiễn và hàm ý chính sách”.

8.

Tham luận Hội thảo Khoa học quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương
tháng 6/2013, “FDI into developing countries: Which policies towards
sustainable development?”.



1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng ngày càng
thể hiện vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân
tố như dân số, thu nhập quốc dân, trình độ học vấn, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ… Nghiên cứu về các nhân tố này là điều kiện để tìm ra được xu hướng vận động của
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên thế giới đồng thời tìm ra các giải pháp để các
nước nhận đầu tư có thể thu hút nhiều hơn luồng vốn này cho phát triển kinh tế.
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế tại các nước nhận đầu tư, là một trong các yếu tố then chốt giúp cho các
quốc gia đang phát triển (ĐPT) hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không phải
nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nào trong thực tế cũng có thể sinh lợi và khơng phải
quốc gia ĐPT nào cũng thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát
triển kinh tế. Trong khi đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chịu tác động từ các yếu
tố mang tính dài hạn như quy mơ dân số, trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân
đầu người, trình độ lao động nên thường được đánh giá cao hơn đầu tư gián tiếp cũng như
có vai trị lớn hơn đối với sự tăng trưởng bền vững và dài hạn của các nền kinh tế. Việc
xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới luồng vốn này trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước ĐPT trong đó có Việt Nam. Điều này càng có
ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh các nước ĐPT ngày càng đóng vai trị quan trọng
hơn trên bản đồ kinh tế thế giới. Bởi vậy, NCS đã chọn đề tài «Các yếu tố tác động tới
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng hoảng tài chính,
suy thối kinh tế tồn cầu và các khuyến nghị cho Việt Nam» làm đề tài luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Trên cơ sở làm rõ các yếu tố tác động lên dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các

nước phát triển và phân tích thực trạng các yếu tố tác động tới FDI vào các nước ĐPT
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, Luận án bổ sung vào
lý luận về đầu tư nước ngoài, đặc biệt là lý luận về các yếu tố tác động tới dòng vốn và
đề xuất các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam nói riêng nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát
huy mặt tích cực của các yếu tố tác động và cuối cùng nhằm tăng cường thu hút nguồn
vốn FDI trong những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn
cầu. Các yếu tố tác động tới FDI này được chia thành các yếu tố kinh tế và các yếu tố
phi kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
 Về mặt nội dung: Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào các nước phát triển được chia thành các yếu tố tác động
chung tới tất cả các nước ĐPT như bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố mang tính đặc trưng quốc gia
(country specific) có tác động tới việc thúc đẩy FDI từ phía chủ đầu tư và thu hút
FDI từ phía nước nhận đầu tư như quy mơ thị trường, thu nhập bình qn đầu người,
trình độ nguồn nhân lực, mức độ ổn định chính trị…


2

 Về mặt không gian: Luận án tập trung phân tích các vấn đề thuộc đối tượng
nghiên cứu tại các quốc gia ĐPT trên thế giới như các quốc gia ĐPT châu Phi, châu
Mỹ La tinh, châu Á… thông qua các dữ liệu về các yếu tố tác động lên đầu tư nước
ngồi, các dữ liệu về dịng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và tại các nước ĐPT
trong những năm gần đây và dùng công cụ kinh tế lượng để đánh giá các kết luận
mang tính lý thuyết.

 Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng các yếu tố tác động
đến FDI vào các nước ĐPT cũng như thực trạng dòng vốn này trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu hiện nay. Để tập trung nghiên cứu các
vấn đề của Luận án trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu hiện
nay, nghiên cứu sinh chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1999, năm kết thúc giai
đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á. Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh
tổng hợp số liệu trong mơ hình kinh tế lượng của chương 2 trong giai đoạn 11 năm
1999-2010. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các yếu tố tác động tới dòng
vốn FDI vào các nước ĐPT, nghiên cứu sinh sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho Việt
Nam nhằm tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh hậu khủng hoảng và trên cơ sở
trung hạn đến năm 2030.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết, trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,
nghiên cứu sinh làm rõ các vấn đề lí luận về đầu tư nước ngồi nói chung và về FDI nói
riêng. Trên cơ sở hệ thống các cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu, tổng hợp tình hình
nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án, nghiên cứu sinh phân tích
thực trạng của đối tượng nghiên cứu và cuối cùng rút ra các kết luận rồi so sánh, đối
chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó.
Thứ hai, Luận án làm rõ thực trạng các yếu tố kinh tế và phi kinh tế có tác động tới
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT cùng với các phân tích cụ thể về sự biến
động của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thế giới các nước ĐPT trong những
năm đầu của thế kỷ XXI.
Thứ ba, thông qua công cụ kinh tế lượng tác giả cũng muốn chỉ ra được mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố tác động này tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
nước này thơng qua một mơ hình nghiên cứu độc lập với các dữ liệu thực tế. Đặc biệt,
Luận án làm rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT trong những năm gần đây. Ảnh
hưởng này cũng được lượng hóa trong mơ hình hồi qui được phân tích trong Luận án.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động lên dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào các quốc gia ĐPT trên thế giới trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một số

khuyến nghị đối với Việt Nam (liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng tới việc thu hút
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi) để tăng cường thu hút hiệu quả dòng vốn trong
bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới với một tầm nhìn trung hạn đến năm
2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Để hoàn thành Luận án, các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp dưới đây cũng được sử dụng như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tốn học, phương pháp mơ
hình hóa, đồ thị hóa và đặc biệt là phương pháp hồi qui kinh tế lượng.
Trong mối quan hệ với phương pháp nghiên cứu, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
trong Luận án, nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu từ ba nguồn chủ yếu. Nguồn dữ liệu
chính về dòng vốn FDI vào các nước ĐPT được thu thập từ các Báo cáo đầu tư thế giới


3

của UNCTAD. Nguồn dữ liệu thứ hai được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới.
Nguồn cơ sở dữ liệu này được phục vụ để chạy mô hình kinh tế lượng trong chương 2
của Luận án. Các dữ liệu liên quan đến dòng FDI đăng ký hằng năm, chỉ số kiểm sốt
tham nhũng, ổn định chính trị, GDP đầu người, quy mô dân số… được lấy từ cơ sở dữ
liệu thứ hai này. Ngoài ra, các số liệu về dòng vốn FDI qua các năm tại Việt Nam được
thống kê từ cơ sở dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam. Cơ sở dữ liệu của các biến số cụ thể được trình bày trong chương 2 của Luận án.
6. Các đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, Luận án góp phần hồn thiện lí luận về các yếu tố tác động tới FDI cũng
như sự phát triển của lí luận về các yếu tố tác động tới dịng vốn với hai dịng lý luận
chính là các nghiên cứu kinh tế thuần túy và các nghiên cứu định lượng.
Thứ hai, Luận án làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn
FDI vào các nước ĐPT với cơ sở dữ liệu cập nhật hơn, đầy đủ hơn. Đồng thời Luận án

đề cập đến ảnh hưởng của chính bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới hiện nay đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác
động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một
số khuyến nghị cho các quốc gia này nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước
ngồi trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cịn có thể được sử dụng để tham khảo trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước, góp phần hồn
thiện các tài liệu, bài giảng về đầu tư nước ngoài hay kinh tế phát triển. Những kiến nghị
của Luận án có thể là những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tại các nước ĐPT
trong đó có Việt Nam.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các nước ĐPT
Chương 2: Tác động của các yếu tố tới FDI vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
trong thời gian tới
B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGỒI
1.1. Các nghiên cứu lí luận
Các nghiên cứu lí luận chủ yếu đề cập đến các yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện hành vi đầu tư trực tiếp. Mặc dù số lượng các nghiên cứu kinh tế thuần
túy là khá phong phú, nhưng có thể chia thành các nhóm chính gồm các lý thuyết xoay
quanh yếu tố tư bản, các lý thuyết liên quan tới thương mại quốc tế, các lý thuyết về chi
phí và tổ chức cơng nghiệp và các lý thuyết liên quan tới chu kỳ sản phẩm và một vài
định hướng khác.

1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Trong phần này, nghiên cứu sinh trình bày tổng quan về các nghiên cứu thực
nghiệm, chủ yếu tiếp cận theo hướng vĩ mô. Các nghiên cứu này xác định những yếu tố
tác động tới FDI như quy mô thị trường khả năng chi trả, chất lượng và giá cả của lao
động, mở cửa kinh tế…, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này trong các mô


4

hình định lượng. Nghiên cứu sinh tổng hợp các kết quả chính của các nghiên cứu ở nước
ngồi trước đó liên quan đến FDI vào các nước ĐPT trên thế giới, liên quan đến FDI
vào Việt Nam và các nghiên cứu ở Việt Nam với tiêu biểu là các Luận án được thực
hiện trước đây.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Khơng có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu về các yếu tố tác động tới FDI,
đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới các yếu tố tác động đối với FDI vào
các nước ĐPT. Nếu theo hướng nghiên cứu có liên quan, có nhiều khóa luận tốt nghiệp
đã đề cập đến việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh thu hút FDI,
một số Luận án có nghiên cứu chi tiết hơn về môi trường đầu tư, các yếu tố tác động tới
FDI vào Việt Nam như Luận án của Triệu Hồng Cẩm (bảo vệ năm 2003), luận án của
Nguyễn Thị Ái Liên (bảo vệ năm 2011).

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG
HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản
Phần này nghiên cứu sinh đề cập đến khái niệm đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp
nước ngồi và một số khái niệm có liên quan trong luận án như các yếu tố tác động tới

FDI, nước ĐPT, đầu tư gián tiếp, tham nhũng…
1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư
Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư được thể hiện ở những đóng góp
của dịng vốn đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Có thể kể đến những đóng góp quan
trọng về việc làm, ngân sách, nguồn vốn cho phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế....
Ngồi những đóng góp tích cực, FDI có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc phát triển kinh tế tại nước nhận đầu tư như làm ô nhiễm môi trường, tăng
khoảng cách giàu nghèo…
1.2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI FDI
Khái niệm: Khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho
mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ
phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh tốn tại một thời điểm nào đó.
Ngun nhân và đặc điểm : Sự mất cân đối toàn cầu về lượng tiền cho vay và sự
bng lỏng quản lí hệ thống tài chính. Khủng hoảng tài chính 2008 có một số đặc trưng
riêng như trung tâm của cuộc khủng hoảng là tại các nước phát triển chứ không phải tại
các nước ĐPT; các khu vực tài chính của các nước ĐPT không chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ cuộc khủng hoảng và một trong những hậu quả mà cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới 2008 để lại chính là suy thối kinh tế thế giới.
Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế 2008 đã, đang và vãn cịn mang lại tác
động tiêu cực tới các luồng tài chính trên thế giới trong đó có FDI tới các nước ĐPT.
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI
Dòng vốn FDI xuất phát từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư về cơ bản sẽ
chịu tác động của những yếu tố chung và các yếu tố liên quan đến việc thúc đẩy FDI từ
phía chủ đầu tư cộng với các yếu tố liên quan đến việc thu hút FDI từ góc độ nước tiếp
nhận đầu tư.


5

- Các yếu tố tác động chung tới sự di chuyển của dòng vốn bất kể là FDI vào hay ra

và có nguồn gốc cũng như đích đến là nơi đâu, có thể kể đến yếu tố về tình hình kinh tế
vĩ mơ của thế giới, tình hình hội nhập quốc tế, bối cảnh chính trị quốc tế, các thảm họa
thiên nhiên có quy mơ quốc tế...
- Các yếu tố liên quan tới việc thúc đẩy FDI từ góc độ chủ đầu tư : Đối với loại FDI
tìm kiếm thị trường gồm có quy mơ thị trường tại nước tiếp nhận đầu tư, khả năng chi
trả tại nước tiếp nhận đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường: vị trí địa lí (khoảng cách giữa
hai nước), khung chính sách liên quan đến FDI tại nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ
đầu tư, các yếu tố khác như tham nhũng, ổn định chính trị, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
tại nước tiếp nhận đầu tư…Đối với loại FDI tìm kiếm tài nguyên, các yếu tố sau sẽ có
tác động tới quyết định của chủ đầu tư : Lao động chất lượng cao tại nước tiếp nhận đầu
tư, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại nước tiếp nhận đầu tư, khung chính sách liên
quan đến FDI tại nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư, các yếu tố khác… Đối với
loại FDI tìm kiếm hiệu quả kinh tế, yếu tố Chi phí lao động rẻ tại nước tiếp nhận đầu tư
và sự sẵn có và khả năng áp dụng cơng nghệ, trình độ đội ngũ lao động tại nước tiếp
nhận đầu tư sẽ là các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy loại FDI này.
Ngồi ra, thơng qua FDI, các chủ đầu tư có thể góp phần nâng cao uy tín chính trị, vị thế
của quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy, việc đầu tư ra nước ngoài trong nhiều
trường hợp được khuyến khích đặc biệt bởi các chính phủ nước chủ đầu tư.
Bảng 5: Tổng hợp về các yếu tố tác động tới FDI từ góc độ nhà đầu tư- yếu tố đẩy
Yếu tố tác động tới việc thúc đẩy hoạt động FDI
Nhằm tìm kiếm thị
Nhằm tìm kiếm tài nguyên
Nhằm tìm kiếm hiệu quả
trường
Quy mơ thị trường tại Lao động chất lượng cao tại Chi phí lao động rẻ tại nước
nước tiếp nhận đầu tư nước tiếp nhận đầu tư
tiếp nhận đầu tư
Khả năng chi trả tại Nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự sẵn có và khả năng áp
nước tiếp nhận đầu tư sẵn có tại nước tiếp nhận đầu dụng cơng nghệ, trình độ đội
tư.

ngũ lao động tại nước tiếp
nhận đầu tư
Khả năng tiếp cận thị trường: vị trí địa lí (khoảng cách giữa hai nước), khung chính sách
liên quan đến FDI tại nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư
Các yếu tố khác như tham nhũng, ổn định chính trị, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước
tiếp nhận đầu tư
- Các yếu tố liên quan đến sức hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư có thể được chia
thành 3 nhóm: các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế và một số yếu tố khác
(UNCTAD, 1998). Các yếu tố kinh tế gồm: Quy mô thị trường nội địa của nước tiếp
nhận đầu tư, tài nguyên thiên nhiên tại nước tiếp nhận đầu tư ; Tình hình kinh tế vĩ mơ;
Nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp ; Tình hình hội nhập quốc tế và khu vực ; Tình
trạng cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận FDI. Các yếu tố phi kinh tế gồm: Khung pháp lí
tại nước tiếp nhận đầu tư; Vị trí địa lý; Sự ổn định chính trị; Tình trạng tham nhũng….
Ngồi ra có một số yếu tố tác động khác như việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước
nhận FDI, sự bất ổn của tỷ giá, nợ nước ngồi, thâm hụt tài chính, việc tư nhân hóa, các
chiến lược xúc tiến đầu tư…
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI DÒNG VỐN FDI VÀO CÁC
NƯỚC ĐPT
2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC NƯỚC ĐPT
TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
Thực trạng FDI vào các nước ĐPT trên thế giới được phân tích theo các khu vực
địa lí gồm: các nước ĐPT châu Á, các nước ĐPT châu Phi, các nước ĐPT châu Mỹ La


6

tinh, các nước có nền kinh tế chuyển đổi tại châu Âu với các số liệu được trình bày cụ
thể và chi tiết thông qua các bảng biểu, đồ thị trong Luận án. Nhìn chung các nước ĐPT
trên thế giới thu hút được ngày càng nhiều FDI kể từ đầu thế kỷ XXI. Tỷ trọng luồng
vốn FDI vào các nước ĐPT trên thế giới không ngừng tăng lên, vượt mốc 50% tổng giá trị

dòng vốn trên thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và kéo theo đó là suy thoái
kinh tế thế giới đã gây ra những tác động tiêu cực đối với dòng vốn này. Cụ thể, dòng vốn
FDI vào các nước ĐPT châu Phi giảm nhiều nhất, dòng vốn vào các khu vực khác chịu
ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng song đã quay lại đà tăng để dần tiếp cận với giá
trị đạt được trước khủng hoảng. FDI vào các nước ĐPT châu Á ít chịu tác động nhất của
cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khi giá trị dòng vốn chỉ giảm nhẹ vào năm 2009 nhưng
sau đó lại tăng nhanh chóng và năm 2011 đã vượt mốc những năm trước khủng hoảng
(xem bảng 12). Chi tiết về sự biến động của dòng vốn FDI đến các nước ĐPT trước, trong
khủng hoảng và suy thối kinh tế được trình bày cụ thể trong Luận án.
Bảng 12: Dòng vốn FDI trước và trong khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế thế giới phân theo các khu vực địa lí (đơn vị : triệu USD)
Năm

2006

2007

Thế giới
Tổng các nước
ĐPT
Các nước có
nền KT
chuyển đổi
Các nước ĐPT
Châu Phi
Các nước ĐPT
Châu Mỹ
Các nước ĐPT
Châu Á
Các nước ĐPT

Châu Đại
Dương
Các nước ĐPT
trừ Trung
Quốc
Các nước ĐPT
trừ các nước
chậm PT
Các nước ĐPT
khơng có biển
Các tiểu đảo –
ĐPT
(UNCTAD)
Các nước ĐPT
có thu nhập
cao
Các nước ĐPT
có thu nhập
trung bình
Các nước ĐPT
có thu nhập
thấp

1.463.351,2

2008

1.975.537,1 1.790.705,7

2009


2010

2011

1.197.823,7

1.309.001,3

1.524.422,2

427.163,4

574.311,5

650.016,8

519.225

616.660,7

684.399,3

54.318,4

90.800,1

121.040,9

72.386,4


73.754,5

92.162,9

36.782,9

51.478,9

57.841,5

52.644,9

43.122,1

42.651,9

98.175,4

172,281

209.517

149.402,4

187.400,7

216.988,3

290.907


349.412,2

380.360,4

315.237,6

384.063

423.157

1.298,2

1.139,5

2.297,8

1.940,1

2.074,9

1.602,1

354.448,4

490.790,5

541.704,8

424.225


501.926,7

560.414,3

415.424,7

559.074,1

631.520

500.882,6

599.761,5

669.388,4

11.943

15.637,3

25.010,5

28.016,6

28.190,8

34.836,9

5.566,3


6.477,5

8.640,2

4.431,5

4.230,9

4.142,3

228.898,8

314.931,3

318.728,4

259.057,3

317.197,9

332.983,1

148.312,8

190.326,7

230.795,5

178.247,5


222.544,6

257.223,5

49.951,8

69.053,5

100.492,9

81.920,3

76.918,2

94.192,8

Nguồn: WIR 2011 và Thống kê của Ngân hàng thế giới


7

2.2.THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐPT
2.2.1.Các yếu tố tác động chung
Như đã phân tích trong chương trước, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
(inflow) và dịng vốn ra (outflow) đều chịu tác động của các yếu tố có tác động chung như
tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mơ quốc tế. Hay nói cách khác, các
yếu tố này đều có tác động tới cả hai phía nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư.
2.2.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế với FDI trên toàn thế giới liên quan đến giá

trị của dòng vốn FDI vào các nước trên thế giới là rất đáng kể. Theo các Báo cáo về đầu
tư thế giới của UNCTAD, vào năm 1991, con số này là 158,9 tỷ USD, đến năm 1995 là
331,2 tỷ và hơn 900 tỷ USD năm 2005, đạt tới mức kỷ lục gần 1500 tỷ USD năm 2007,
rồi sau đó mới giảm sút do chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính. Việc FDI
ln có xu hướng tăng lên trong giai đoạn gần đây cũng phù hợp với xu hướng phát
triển của tồn cầu hóa trên thế giới. Nó càng chứng minh tính đúng đắn của các quốc gia
khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, FDI trên thế giới nói chung và FDI
vào các nước ĐPT nói riêng chịu tác động của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mà đặc
biệt là việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay trên thế giới hầu
hết các nước ĐPT đều đã và đang là thành viên của WTO đồng nghĩa với việc yếu tố hội
nhập kinh tế quốc tế có thể đóng một vai trị quan trọng đối với toàn bộ các nước này trong
việc thu hút FDI cho phát triển kinh tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể hơn
là việc tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới có tác động quan trọng tới sự vận động
của dịng vốn FDI. Trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, việc mở rộng
tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ giúp cho các quốc gia giảm bớt được các rủi ro do hậu
quả của khủng hoảng tài chính đem lại. Ví dụ, hiện nay đối tác thương mại lớn nhất của
Nga hiện nay là Liên minh châu Âu (EU) nhưng mối quan hệ về kinh tế, chính trị đang lên
với khu vực châu Á là một cơ hội mà Nga không thể bỏ lỡ trong bối cảnh châu Âu đang
ngập trong nợ nần. Nga muốn tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư với phương
Đơng nhằm đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu cũng như sử dụng vốn hiệu quả hơn. Việc
hội nhập kinh tế quốc tế với một trong các biểu hiện cụ thể là tự do hóa thương mại và đầu
tư được thể hiện trong các cam kết của các quốc gia khi gia nhập vào Tổ chức thương mại
thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng thể tăng trưởng như mong đợi nếu như khơng
có q trình tự do hóa thương mại. Việc WTO hiện đang có tới 157 thành viên và 27 quan
sát viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là một biểu hiện rõ nét nhất của thực
trạng hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, có thể nói, liên quan đến yếu tố có tác động
chung tới FDI là hội nhập kinh tế quốc tế, các nước ĐPT nhận đầu tư và các nước chủ đầu
tư đang có thuận lợi rất lớn để phát triển dòng vốn này nhờ vào sự hỗ trợ của q trình tự
do hóa thương mại và đầu tư.
2.2.1.2. Thực trạng kinh tế vĩ mô quốc tế

Thứ nhất, kinh tế thế giới ghi nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ
vừa qua. Sau 3 thập kỷ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, năm 2010, Trung Quốc đã
vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng đã trở
thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành cơng tàu vũ trụ có người lái vào khơng gian,
phá vỡ thế độc quyền của Nga và Mỹ.
Thứ hai, đối lập các mảng tối của các nền kinh tế đầu tàu trong bức tranh toàn cầu,
các nền kinh tế mới nổi, nhất là tại châu Á, đã vươn lên dẫn đầu tiến trình phục hồi kinh
tế tồn cầu. Hầu hết các nền kinh tế châu Á, từ Ấn Ðộ tới Ô-xtrây-li-a (trừ Nhật Bản)
phục hồi nhanh và nhiều quốc gia đã lấy lại được đà tăng trưởng trước khủng hoảng,
được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất 20 năm qua.
Thứ ba, khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế thế giới với nhiều dấu
hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mơ: khó khăn kinh tế tại các nước phát triển, khủng hoảng


8

nợ công, lạm phát, thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 2008-2009 được
đánh giá là tồi tệ nhất sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933.
2.2.1.3. Các yếu tố khác
Ngồi hai yếu tố quan trọng có tác động chung tới sự di chuyển và phát triển của
dòng FDI trên thế giới vừa nêu trên, có thể kể đến một số các yếu tố khác như bối cảnh
chính trị quốc tế, các thảm họa thiên nhiên có tác động với quy mô quốc tế…
2.2.2.Thực trạng một số yếu tố tác động liên quan đến việc thúc đẩy và thu hút
FDI vào các nước ĐPT
2.2.2.1. Các yếu tố kinh tế
- Thị trường nội địa
Thị trường nội địa với một số đặc trưng cơ bản như quy mô và khả năng thanh toán là
yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào các nước ĐPT nói riêng. Quy mô thị trường nội địa của từng quốc gia có
thể giúp cho quốc gia đó có lợi thế rất lớn trong việc thu hút loại FDI tìm kiếm thị trường.

Một số quốc gia ĐPT có quy mơ thị trường nội địa đáng kể như Trung Quốc với trên 1.3 tỷ
dân, Ấn Độ với trên 1.2 tỷ dân, Indonesia với trên 240 triệu dân. Đây chính là nguồn cầu
quan trọng đối với các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra bởi các doanh nghiệp FDI tại các
nước tiếp nhận đầu tư này.
Nhìn chung các quốc gia ĐPT đơng dân nhất thế giới tập trung tại khu vực Châu Á,
nơi có tới 5 trên tổng số 10 quốc gia đơng dân nhất trong số tất cả các nước ĐPT. Và xét
về mặt lý thuyết, giá trị FDI đăng ký vào các quốc gia này cũng có tỷ lệ thuận với quy
mô thị trường, tức quy mô dân số tại các quốc gia này. Điều này sẽ được kiểm chứng
thông qua mơ hình hồi quy kinh tế lượng. Các nước đơng dân số sẽ có lợi thế lớn khi thu
hút FDI. Bảng 16 cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về mối tương quan lý thuyết giữa
quy mô dân số và FDI đăng ký tại 10 nước ĐPT có dân số đông nhất thế giới. Trong số 10
quốc gia ĐPT đơng dân nhất thế giới, có 5 quốc gia nằm trong tốp 11 quốc gia ĐPT thu
hút FDI nhiều nhất thế giới năm 2011. Việt Nam đứng thứ 14 trong bảng tổng sắp về giá
trị FDI đăng ký năm 2011 và đứng thứ 11 về dân số trong các nước ĐPT. Các quốc gia
đơng dân số cịn lại cũng nằm trong số các quốc gia thu hút được nhiều FDI trong những
năm gần đây hay nói ngược lại các quốc gia còn lại nằm trong số những nước thu hút FDI
hàng đầu thế giới các nước ĐPT cũng là các nước có quy mơ dân số đơng.
Bảng 16 : Mối quan hệ giữa quy mô dân số và FDI
Các nước ĐPT có quy mơ dân số lớn nhất1
Stt

Trung Quốc

1.344.130.000

1

Trung Quốc

2

3
4

Ấn Độ
Indonesia
Brazil

1.241.491.960
242.325.638
196.655.014

2
3
4

Brazil
Ấn Độ
Mexico

5

Pakistan

176.745.364

5

Indonesia

6


Nigeria

162.470.737

6

Chile

17.299,02

7
8
9

2

Nước

1

1

Dân số 2011 (người)

Các nước ĐPT có FDI đăng ký nhiều
nhất năm 20112
FDI (triệu
Stt
Nước

USD)

Bangladesh
Nga
Mexico

150.493.658
141.930.000
114.793.341

7
8
9

Thổ Nhĩ Kỳ
Colombia
Kazakhstan

16.400
13.234,16
12.910,48

/> />
123.985
66.660,14
65.788,48
64.003,24
18.906



9

10

Philippines

94.852.030

10

Malaysia

11.966,01

11

Việt Nam

87.840.000

14

Việt Nam

7.430

Nguồn: NCS tổng hợp từ Thống kê của Ngân hàng thế giới và UNCTAD
- Đội ngũ lao động: trình độ và chi phí nhân cơng
Đội ngũ lao động tại nước tiếp nhận đầu tư có tác động tới FDI theo hai hướng. Một
là thị trường lao động có giá rẻ sẽ thu hút được loại FDI tìm kiếm hiệu quả thơng qua chi

phí rẻ. Tuy nhiên, lao động giá rẻ cũng đồng nghĩa với chất lượng lao động thấp. Đây cũng
được xem là lợi thế của nhiều nước ĐPT trong việc cạnh tranh thu hút FDI theo truyền
thống. Hướng tác động thứ hai của đội ngũ lao động tới FDI mang màu sắc hiện đại hơn:
đó là loại FDI tìm kiếm tới nguồn lao động chất lượng cao. Theo đó, quốc gia nào có đội
ngũ lao động chất lượng càng tốt sẽ càng thu hút thêm được nhiều đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Và đây cũng là xu hướng mới của FDI trong bối cảnh hiện nay: FDI vào các ngành
cơng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao thay thế dần FDI vào các
ngành công nghiệp khai thác. Cho dù trong thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi chịu ảnh
hưởng của trình độ đội ngũ lao động không phải là hiện tượng phổ biến khi mà chúng ta
thấy tại các nước ĐPT các ngành thơ và sơ chế, các ngành có sử dụng lao động nhiều vẫn
chiếm lợi thế tuyệt đối trong thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong bảng dưới đây là so sánh về tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trên tổng số dân tại
10 nước ĐPT thu hút FDI nhiều nhất năm 2011. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 14 trong số
các nước tiếp nhận FDI hàng đầu năm 2011. Trong số các quốc gia ĐPT nhận đầu tư
hàng đầu, các nước thuộc Mỹ La tinh và Đông Âu có trình độ giáo dục tương đối cao
hơn, song điều này khơng hồn tồn có nghĩa là trình độ giáo dục có thể là một yếu tố
tác động hàng đầu lên FDI vào các nước ĐPT này. Trên thực tế, FDI vào các nước ĐPT
hiện nay vẫn ưa chuộng lao động giá rẻ, đồng nghĩa với chất lượng không cao, trình độ
tay nghề thấp. Song trong tương lai, trình độ lao động sẽ là một trong các yếu tố then
chốt giúp tăng khả năng cạnh tranh thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư (xem
bảng 17).
Bảng 17: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH trên tổng số dân tại 10 nước ĐPT tiếp nhận FDI
hàng đầu năm 2011.
Stt
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
14

Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thơng trung học
Năm 2009
Năm 2010
24,35
25,95
Khơng có số liệu
16,23
17,87
27,04
28,03
22,35
23,12

Nước
Trung Quốc
Brazil
Ấn Độ
Mexico
Indonesia

Năm 2008
22,42

Chile

Thổ Nhĩ Kỳ

55,01
39,62

59,18
45,82

Colombia

35,50

37,09

39,13

Kazakhstan
Malaysia
Việt Nam

45,89
37,46
18,59

40,02
40,24
19,75

38,48


15,15
26,55
20,20

22,29

Nguồn: NCS tổng hợp từ Thống kê của Ngân hàng thế giới3
- Thu nhập bình quân đầu người
Xét về lý thuyết, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đối cao hơn sẽ
có lợi thế hơn trong việc thu hút loại FDI tìm kiếm thị trường. Loại FDI này ưu tiên những

3

/>

10

thị trường đông dân số, khả năng chi trả cao và thu nhập bình quân đầu người là một biến
số tốt phản ánh sức mua của thị trường nước nhận đầu tư. Nghiên cứu về thực trạng thu
nhập bình quân đầu người vào các nước phát triển cho thấy mặc dù có những điểm tương
đồng về mức thu nhập bình quân đầu người theo quy định để là một nước ĐPT, song giữa
các nước ĐPT vẫn tồn tại sự khác biệt rõ nét về mức sống của người dân hay mức GDP
đầu người. Bảng 18 cho thấy mối tương quan lí thuyết về thu nhập bình qn đầu người và
FDI đối với nhóm 10 nước nhận đầu tư hàng đầu năm 2011 trong đó có Việt Nam là
khơng rõ ràng. Điều này có thể cho thấy lí do chính của các dòng vốn FDI vào khu vực các
nước ĐPT này chịu tác động của nguồn lao động rẻ mạt hơn là hướng tới một thị trường
với khả năng chi trả cao. Rất nhiều các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào
khu vực chế biến hàng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu chứ không phải để tiêu dùng trên
thị trường nội địa nước sở tại. Đây cũng là thực tế của rất nhiều cơng ty có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam (xem bảng 18).

Bảng 18 : Thu nhập bình quân đầu người tại 10 nước nhận đầu tư lớn nhất năm
2011 (đơn vị: triệu USD)
Stt

Nước

1

Trung Quốc

2

FDI đăng ký 2011

GDP đầu người năm 2011

123.985

5.429,60

Brazil

66.660,14

12.593,89

3

Ấn Độ


65.788,48

1.488,52

4

Mexico

64.003,24

10.064,31

5

Indonesia

18.906

3.494,60

6

Chile

17.299,02

14.394,45

7


Thổ Nhĩ Kỳ

16.400

10.498,31

8

Colombia

13.234,16

7.067,44

9

Kazakhstan

12.910,48

11.244,91

10

Malaysia

11.966,01

9.656,25


14

Việt Nam

7.430

1.411,21

Nguồn: NCS tổng hợp từ thống kê của Ngân hàng thế giới4
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Một trong các lí do quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngồi trên thế giới nói
chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi tại các nước ĐPT nói riêng đó chính là hướng tới
nguồn tài ngun thiên nhiên, đặc biệt là nguồn khoáng sản, mối quan tâm hàng đầu của
ngành cơng nghiệp khai khống. Các nước ĐPT trên thế giới sở hữu các tài nguyên khá
đa dạng. Từ khoáng sản đến tài nguyên rừng, đất đai đến những tài nguyên về nguồn
nước, thủy hải sản… Khoáng sản của châu Á tuy chưa được khai thác đầy đủ song rất
phong phú và có số lượng lớn. Các loại có trữ lượng đáng kể là dầu mỏ, than, sắt, các
kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bơxit. Các khu vực nền cổ là nơi tập trung nhiều
sắt, mangan, bôxit, vàng và một số kim loại quý hiếm. Ví dụ: các mỏ sắt lớn ở Ấn Độ,
Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Siberi và vùng nền Nga. Ở Ấn Độ ngồi sắt
cịn có mangan với hàm lượng cao và trữ lượng đứng đầu thế giới, vàng, kim cương; Ở
Trung Quốc và Trung Siberi có nhiều vonfram, kim cương, vàng, bôxit… Thiếc ở Đông
Nam Á tập trung trong một dải kéo dài từ cao nguyên Vân Quý qua bán đảo Trung Ấn

4

/>

11


đến các đảo Bangka và Billiton thuộc Indonesia. Thiếc ở đây chiếm tới 70% trữ lượng
thế giới. Giờ đây, sản lượng khai thác thiếc của Trung Quốc, Indonesia và Malaysia
đang đứng hàng hai, ba, tư thế giới sau Brazil. Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là
bồn địa than, có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mơng Cổ và Trung Siberi thuộc Nga. Các
mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở đồng bằng Tây Siberi, vùng Trung Á, đảo Sakhalin
và Nhật Bản. Ở Trung Quốc, dầu khí tập trung ở các vùng bồn địa Tarim, Xaidam,
Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi... Giá trị tài nguyên của Trung Quốc chủ yếu
nằm ở các mỏ than và khoáng sản đất hiếm. Hai nguồn tài nguyên này chiếm tới hơn
90% tổng giá trị tài nguyên của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cũng có
nhiều mỏ than lớn, chiếm hơn 13% tổng trữ lượng than của thế giới. Gần đây, Trung
Quốc cũng đã phát hiện nhiều mỏ khí đá phiến lớn (An Huy, 2012). Thềm lục địa phía
Nam Biển Đơng, Indonesia, Myanma và đồng bằng Ấn-Hằng, vùng đồng bằng Lưỡng
Hà và ven vịnh Ba Tư là những nơi có trữ lượng dầu thuộc hàng lớn nhất châu Á.
Các quốc gia châu Phi có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, là địa điểm đầu tư hấp dẫn của
các tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới (xem bảng 19). Trong số 12 thành viên hiện nay
của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, có tới 4 thành viên là các quốc gia ĐPT
châu Phi: Angerie, Angola, Lybia và Nigeria. Châu Phi còn nổi tiếng về nhiều tài
nguyên quan trọng và phong phú:chiếm 8% trữ lượng dầu, 7% trữ lượng khí đốt (BP
Statistical Review, 2012). Ngồi ra, châu Phi sản xuất tới 46% cr ôm, 48% kim cương
và 48% platinum của thế giới. (Jenne Mannion, 2006).
Bảng 19: Trữ lượng dầu mỏ của các nước ĐPT trên thế giới tại 3 châu lục năm
2011 (đơn vị: tỷ thùng)
Châu Mỹ
Argentina

Trữ
lượng
2.5

Brazil

Colombia
Ecuador
Mexico

15.1
2.0
6.2
11.4

Peru
Trinidad
& Tobago
Venezuela
Các nước
khác
Tổng

1.2

Tỷ
trọng Châu Phi
0.2% Algeria
0.9%
0.1%
0.4%
0.7%

Angola
Chad
CH Congo

Egypt
Guinea
0.1% xích đạo

Trữ
lượng
12.2

Tỷ
trọng
0.7%

13.5
1.5
1.9
4.3

0.8%
0.1%
0.1%
0.3%

Châu Á
Brunei
Trung
Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Malaysia


1.7

0.1%

Thái lan

0.4

Việt nam

4.4

0.3%

Các nước
khác

1.1

0.1%

0.8
296.5

0.1% Gabon
17.9% Libya

3.7
47.1


0.2%
2.9%

1.1
336.8

0.1% Nigeria
20.4% Sudan
Tunisia
Các nước
khác
Tổng

37.2
6.7
0.4

2.3%
0.4%

2.2
132.4

Trữ
lượng
1.1

Tỷ
trọng
0.1%


14.7
5.7
4.0
5.9

0.9%
0.3%
0.2%
0.4%

0.1%
8.0%

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2012
Mỹ La tinh vốn nổi tiếng với tài nguyên dầu mỏ tại Venezuela và Arghentina, tài
nguyên rừng, quặng sắt tại Brazil. Nhờ có trữ lượng lớn các khoáng sản vàng và
uranium mà Brazil lọt vào danh sách những nước nhiều tài nguyên nhất thế giới. Nước
này chiếm 17% trữ lượng quặng sắt của thế giới, chiếm vị trí thứ hai về tài nguyên này.
Kho tài nguyên giá trị nhất của Brazil là rừng, với 485,6 triệu hectare, trị giá 17,5 nghìn
tỷ USD. Xếp hạng này cịn chưa tính đến trữ lượng dầu lửa tiền muối (pre salt) lên tới
44 tỷ thùng mới được phát hiện gần đây của Brazil. Venezuela nằm trong nhóm 10 nước
sở hữu trữ lượng lớn nhất các tài nguyên quặng sắt, khí tự nhiên và dầu lửa. Trữ lượng
khí tự nhiên của Venezuela đứng thứ 8 thế giới, dù chỉ chiếm 2,7% nguồn cung toàn cầu.


12

Trữ lượng dầu lửa hơn 99 nghìn tỷ thùng của Venezuela đứng thứ 6 trên thế giới, chưa
tính tới trữ lượng dầu chua loại cực nặng lên tới 97 tỷ thùng (An Huy, 2012).

Tại Việt Nam, mặc dù là nước có diện tích khơng lớn nhưng chúng ta có nguồn tài
nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với gần 40 chủng loại từ khống sản năng
lượng (dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khống sản khơng kim loại, vật liệu xây dựng đến
khoáng sản kim loại. Tuy nhiên hầu hết các khống sản ở Việt Nam có trữ lượng khơng
lớn, lại phân bố tản mạn không tập trung. Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản về than
Triasic muộn (6,6 tỉ tấn), quặng titan (34,5 triệu tấn), bơ xít (hơn 2 tỷ tấn), đất hiếm (22
triệu tấn). Nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào Cai với tổng trữ lượng
khoản 1700 triệu tấn., Đá vôi xi măng, tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc
với diện tích chứa đá vơi gần 30.000 km2 với 96 mỏ và đá xây dựng bao gồm các loại
đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi,
dolomit) và đá biến chất như đá phiến, quăczit (Theo Tổng hội địa chất, hội Khống sản
Việt Nam5). Ngồi ra, Việt Nam còn giàu tài nguyên rừng và tài nguyên biển. Đây là lợi
thế lớn cho nước ta cho việc phát triển kinh tế. Chi tiết về tài nguyên thiên nhiên của tất
cả các nước ĐPT trên thế giới trong đó có Việt Nam được tổng hợp trong Phụ lục 3 của
Luận án.
- Mức độ mở cửa kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư
Trong số các yếu tố tác động tới việc thu hút FDI vào mỗi quốc gia, có thể kể đến
việc mở cửa kinh tế. Mở cửa kinh tế (economic openness) có thể được hiểu là khả năng
hội nhập của một quốc gia vào thị trường thế giới, nó được thể hiện ở một số các tiêu
chí như việc tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc việc ký kết các hiệp định bảo hộ đầu
tư song phương và đa phương. Mỗi quốc gia ĐPT có thể là thành viên của nhiều tổ chức,
diễn đàn hay hiệp hội quốc tế. Ví dụ Việt Nam hiện là thành viên của ASEAN, APEC,
ASEM, WTO; các nước ĐPT khu vực châu Phi có thể là thành viên của WAEMU (West
African Economic và Monetary Union), CAEMC (Central African Economic và
Monetary Community), ECOWAS (West African Monetary Zone) hay phong trào
không liên kết. Các quốc gia Mỹ La tinh có thể là thành viên của LAEA (Latin
American Economic Association), phong trào không liên kết. Và tổ chức lớn nhất mà
hầu hết các quốc gia ĐPT trên thế giới đều là thành viên chính là Tổ chức Thương mại
thế giới WTO.
Hiện nay, khoảng hai phần ba số thành viên của Tổ chức thương mại thế giới là các

nước ĐPT. Việc các nước ĐPT hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thể hiện sự
năng động của mỗi quốc gia khi tham gia vào sân chơi lớn trên thế giới. Chính vì hầu
hết các nước ĐPT đều đã và đang hội nhập vào WTO nên không dễ để xác định mức độ
hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi nước để từ đó chỉ ra yếu tố này có tác động
như thế nào tới việc thu hút FDI. Một số nhà nghiên cứu đã xem xét và bình luận về độ
mở cửa của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hoặc tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu so với GDP. Tuy nhiên đây cũng không được xem là một cách đo lường
chính xác bởi vì GDP và kim ngạch xuất khẩu (hay kim ngạch xuất, nhập khẩu) là hai
chỉ tiêu khác nhau về phạm vi, về cách tính tốn nên đem so sánh với nhau là không
đồng chất và cơ cấu xuất nhập khẩu mỗi quốc gia là khác nhau, thậm chí có một số
trường hợp tính trùng (ví dụ nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất rồi xuất khẩu đều
tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu).
- Tình trạng cơ sở hạ tầng của quốc gia tiếp nhận đầu tư
Bản chất của FDI là đầu tư tư nhân với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Các doanh
nghiệp FDI sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong một mơi trường đầu tư có cơ sở hạ
tầng thuận lợi, đặc biệt là giao thông vận tải (xem bảng 21). FDI hướng tới thị trường sẽ ưu

5

/>

13

tiên những thị trường có hạ tầng cơ sở tốt, đặc biệt là hệ thống giao thông nội địa, FDI
hướng tới xuất khẩu lại thích hợp với những địa điểm gần các cảng, sân bay, có hệ thống
giao thơng quốc gia và quốc tế thuận lợi. Nhìn chung tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều
ưu tiên những địa điểm đầu tư gần các thị trường, các trung tâm kinh tế lớn và khả năng
tiếp cận các thị trường là dễ dàng thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Ngồi hệ thống giao thơng vận tải, tình trạng cơ sở hạ tầng cịn được thể hiện ở một
số tiêu chí khác như tình trạng cung cấp điện, nước sạch, viễn thông và internet tại nước

tiếp nhận đầu tư. Dữ liệu tổng hợp về các nước ĐPT liên quan đến các tiêu chí về cơ sở
hạ tầng này được nêu trong phần phụ lục của Luận án.
Có thể nói, những tiêu chí trên chưa thể hiện rõ ưu thế của quốc gia này so với
quốc gia kia liên quan đến cơ sở hạ tầng trong việc thu hút FDI. Chẳng hạn, Ấn Độ và
Trung Quốc là hai quốc gia có dân số đơng nhất thế giới nên nhu cầu đi lại của người
dân sẽ lớn hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Hơn nữa diện tích của hai nước này
cũng thuộc hàng lớn nhất thế giới nên số ki lô mét đường bộ, đường sắt, đường thủy
cũng phải tương đối lớn hơn các nước khác có diện tích bé. Tiêu chí số ki lơ mét đường
trên đầu người có thể giúp loại bỏ yếu tố quy mơ dân số hoặc tiêu chí số ki lơ mét đường
trên tổng diện tích đất liền có thể loại bỏ yếu tố quy mơ diện tích quốc gia. Song, các so
sánh đơn giản giữa hai quốc gia tiếp nhận đầu tư chỉ liên quan đến một hoặc một vài tiêu
chí về cơ sở hạ tầng là không đủ để một nhà đầu tư quyết định chọn nước này hay nước
khác để đầu tư. Cho nên, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là một lợi thế lớn cho các nước ĐPT
tiếp nhận đầu tư nhưng các nhà đầu tư vẫn còn căn cứ vào nhiều yếu tố tác động khác để
đưa ra quyết định của mình.
Bảng 21: Một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng tại 10 nước ĐPT nhận đầu tư hàng đầu
năm 20116
Stt

Nước

Đường sắt
(km)

Đường bộ
(km)

Đường thủy
(km)


Số sân bay
và nơi máy
bay có thể
hạ cánh
497 (2012)

2

Ấn Độ

4

Indonesia

6

Chile

7

Thổ Nhĩ Kỳ

8

Cơlơmbia

9

Kazakhstan


1.751.887 (2004)

50.000 (2012)

63.974 (2009)

3.320.410 (2009)

14.500 (2012)

366.095 (2008)

2.900 (2012)

5.042 (2008)

437.759 (2008)

21.579 (2011)

1.724
(2012)
676 (2012)

7.082 (2008)

80.505 (2004)

Khơng có


58 (2012)

8.699 (2008)

352.046 (2008)

1.200 (2010)

98 (2012)

874

141.374 km (2010)

24.725 (2012)

862 (2012)

15.079 (2008)

93.612 (2008)

4.000 (2010)

97 (2012)

1.849 (2008)

98.721 (2004)


7.200 (2011)

117 (2012)

2.157 (2008)

180.549 (2008)

17.702 (2011)

44 (2012)

Mexico

5

110.000 (2011)

Brazil

3

3.860.800 (2007)

17.166 (2008)

Trung Quốc

86.000 (2008)
28.538 (2008)


1

10

Malaysia

14

Việt Nam

(2008)

4.105
(2012)
352 (2012)

Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA)7

6
7

Trong ngoặc là năm điều tra
/>

14

2.2.2.2. Các yếu tố phi kinh tế
- Vị trí địa lí
Vị trí địa lí thuận lợi bao hàm nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, quốc gia tiếp nhận đầu tư có

vị trí địa lí gần các nước chủ đầu tư hoặc các trung tâm kinh tế lớn, gần các thị trường đông
dân để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, vị trí địa lí thuận lợi cịn có thể được
hiểu là quốc gia nhận đầu tư nằm gần các cảng biển, sân bay quốc tế lớn, giao thông thuận
tiện cho thương mại quốc tế và thứ ba, vị trí địa lí tốt cũng được hiểu là một nước có sở hữu
biển, khơng phải là nước bị bao quanh bởi lục địa (landlocked country- xem Phụ lục 2A). So
sánh tương quan giữa nhóm các nước ĐPT có biển và các nước ĐPT khơng có biển, giá trị
FDI vào các nước ĐPT khơng có biển đạt giá trị khơng đáng kể (xem phụ lục 2B).
- Sự ổn định chính trị
Ổn định chính trị tại các quốc gia ĐPT xét về mặt lý luận như đã đề cập trong
chương 1 là một trong số các yếu tố có tác động tới quyết định của nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Hiện nay, các vụ xung đột vũ trang, nội chiến, tranh chấp biên giới xảy ra
tại nhiều nơi trên thế giới. Các xung đột, đặc biệt là những xung đột quy mơ lớn có thể
mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các nước nơi xảy ra xung đột về mặt kinh
tế nói chung và về việc thu hút FDI nói riêng. Tại nhiều nước ĐPT trên thế giới xuất
hiện các nhóm vũ trang, lực lượng nổi dậy chống chính quyền, là mầm mống gây bất ổn
định chính trị. Châu Phi là nơi bất ổn chính trị diễn ra khá trầm trọng. Có thể kể đến
những vụ nổi dậy tại các nước thuộc khu vực Magreb, châu Phi những năm đầu thế kỷ
21, có liên quan đến nhiều nước như Algeria, Chad, Mali, Mauritania, Ma rốc, Niger, và
Tunisia; vụ nổi dậy của người Shia tại Yemen năm 2004, tại Ả rập Xê út năm 20092010; xung đột vũ trang tại lưu vực sông Niger thuộc Nigeria năm 2004; những xung
đột tại Lybia trong những năm gần đây với sự kiện nổi bật là việc thay đổi một chính
quyền mới. Khu vực Trung Đơng vẫn ln là điểm nóng chính trị trong thời gian gần
đây với nhiều sự kiện nổi bật như chiến tranh Iraq năm 2003, những xung đột liên miên
tại Palestine có liên quan tới các nhóm vũ trang Fatah và Hamas và gần đây nhất là
“Mùa xuân Ả rập” với những xung đột, nổi dậy liên tục tại các quốc gia Ả rập như
Bahrain, Ai cập, Syria, Yemen, Liban, Ả rập Xê út, Oman và Iraq. Tại khu vực châu Á,
cịn có thể kể đến một số vụ xung đột điển hình như cuộc nổi dậy của lực lượng chống
đối chính phủ tại miền nam Thái Lan năm 2004, tranh chấp biên giới khu vực khu đền
Cổ giữa Cambodge và Thái Lan từ năm 2008 đến nay; xung đột Bắc Capcas tại Nga
năm 2009. Bảng 23 dưới đây là thống kê về một số xung đột điển hình tại một số quốc
gia ĐPT trong 10 năm gần đây và giá trị vốn FDI đăng ký trước và sau thời điểm xảy ra

xung đột (in đậm và trong ngoặc đơn là giá trị FDI đăng ký năm xảy ra xung đột).
- Tình trạng tham nhũng
Có thể nói, tham nhũng là một vấn đề chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng
vì những đặc trưng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế, thu nhập, hệ thống luật pháp nên
có thể thấy tại các quốc gia ĐPT, tham nhũng phổ biến hơn và trầm trọng hơn. Theo thống kê
của Tổ chức minh bạch quốc tế, chỉ số nhận thức về tham nhũng năm 2010 đo lường mức độ
tham nhũng của khu vực công cộng tại 178 quốc gia trên thế giới. Các khu vực có tình trạng
tham nhũng trầm trọng nhất thường tập trung vào các nước ĐPT và chậm phát triển tại châu
Á, châu Phi và châu Mỹ. Theo điều tra của tổ chức Minh bạch quốc tế, tại Cameroon, Liberia,
Sierra Leone và Uganda, có tới hơn 50% số người được hỏi trả lời rằng họ đã trả một khoản
tiền trà nước trong năm. Tỷ lệ đó nằm vào khoảng 23 đến 49% tại nhóm các nước như
Bolivia, Cam pu chia, Mông cổ, Venezuela và Nga. Tham nhũng có tác động tiêu cực đối với
mọi mặt của đời sống kinh tế trong đó có việc thu hút FDI.


15

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YỂU TỐ TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
ĐPT BẰNG MƠ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG
2.3.1.Cơ sở kinh tế của mơ hình
2.3.2.Phương trình hồi quy và các biến số của mơ hình
Mơ hình đề xuất phản ánh mối quan hệ giữa các biến số tác động tới dòng vốn FDI
tới các nước ĐPT nghiên cứu sinh đề xuất sẽ có dạng sau:
LnFDIi,t = α0 + α1LnPopi,t-1+ α2lnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4LnPolistabi,t-1 +
α5LnCorrupi,t-1+α6 Di+ εi
Trong đó, i là chỉ số phản ánh các quốc gia ĐPT i và t phản ánh thời gian (thường
được xác định theo năm). Các chỉ số αi là các tham số cần ước lượng ( j = 0 – 6) và i là
nhiễu ngẫu nhiên.
Biến được giải thích: LnFDI
Các biến giải thích gồm: LnPop, LnEduc, lnGDPpercap, lnPolistab, LnCorrup và

biến khủng hoảng D
Biến LnPop phản ánh quy mô thị trường tại nước ĐPT nhận đầu tư.
Biến polistab phản ánh mức ổn định chính trị tại nước ĐPT nhận đầu tư.
Biến Educ phản ánh trình độ nguồn nhân lực được đào tạo tại nước ĐPT nhận đầu tư.
Biến LnGDPpercap phản ánh thu nhập bình quân theo đầu người tại quốc gia ĐPT
nhận đầu tư.
Biến Corrupt phản ánh tình hình kiểm sốt tham nhũng tại nước ĐPT nhận đầu tư
Biến Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế: Di..
Một số yếu tố khác
2.3.3.Giới thiệu về cơ sở dữ liệu liên quan đến mơ hình
Cơ sở dữ liệu liên quan đến các biến số của mơ hình được thu thập thống nhất từ
một nguồn: cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới. Ngoài hệ thống chỉ số phát triển thế
giới (WDI) liên quan đến các biến số về giá trị FDI đăng ký hằng năm, dân số, thu nhập
bình quân và trình độ giáo dục tại mỗi nước ĐPT, luận án còn sử dụng hệ thống chỉ số
WGI (Worldwide Governance Indicators) hay còn gọi là các chỉ số quản trị thế giới
2.3.4.Các giả thuyết đặt ra để kiểm định với mơ hình
Như đã đề cập ở phần trên, mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới FDI vào
các nước ĐPT như sau:
LnFDIi,t = α0 + α1LnPopi,t-1+ α2LnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4LnPolistabi,t-1 +
α5LnCorrupi,t-1+α6 Crisisi+ εi
Để nghiên cứu, đánh giá dòng vốn FDI vào nước i ở thời điểm t thì cần dựa vào các
yếu tố ảnh hưởng tới FDI được quan sát tại thời điểm t-1.
Mơ hình trên được nghiên cứu cùng với các giả thiết sau:

Để nghiên cứu, đánh giá dòng vốn FDI vào nước i ở thời điểm t thì cần dựa
vào các yếu tố ảnh hưởng tới FDI được quan sát tại thời điểm t-1.

Tham nhũng có tác động tiêu cực đến dịng vốn FDI vào các nước ĐPT do đó
kiểm sốt tham nhũng có tác động tích cực đến FDI.


Các yếu tố khác như quy mơ thị trường, trình độ lao động, ổn định chính trị, độ
mở cửa kinh tế… có tác động cùng chiều đối với dòng vốn FDI vào các nước ĐPT.
Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện kiểm định các giả thiết trên đồng thời xác định
mức ý nghĩa, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Theo dữ liệu của Ngân hàng thế
giới, giá trị của hai biến Polistab và Corrup nằm trong khoảng[-2.5 -2.5] do đó khi lấy
logarit tự nhiên sẽ bị mất nhiều quan sát, để khắc phục ta cộng vào số liệu của Polisatb
và Corrup giá trị 2.51, theo đó giá trị của Polistab và Corrup nằm trong khoảng [0.01;
5.01] về mặt ý nghĩa không thay đổi.


16

2.3.5.Kết quả hồi quy
2.3.5.1.Đối với mẫu tổng thể các nước ĐPT trên thế giới
Trong dữ liệu panel: Mơ hình POLS (Pool Ordinary Least Square) hay cịn gọi là
mơ hình hồi quy gộp được sử dụng nếu biến bỏ sót khơng có tác động đến tổng thể. Nếu
biến bị bỏ sót là có ảnh hưởng đến tổng thể và giữa biến bỏ sót với các biến giải thích
khơng có tương quan với nhau thì dùng mơ hình Random Effect (RE), ngược lại nếu
giữa biến bỏ sót và các biến giải thích có tương quan với nhau thì dùng Fixed Effect
(FE). Trong mơ hình đề xuất của nghiên cứu sinh, chắc chắn vẫn còn một số yếu tố tác
động tới dòng vốn FDI mà mơ hình chưa đề cập tới và chúng có mối tương quan ít
nhiều đến các biến giải thích. Ví dụ lịch sử thuộc địa dẫn tới ngơn ngữ và văn hóa gần
nhau của nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, vị trí địa lí, mức độ dân chủ của thể chế
chính trị, mức độ hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư… Ngồi ra, qua các
kiểm định chuẩn đoán (xttest0 và Hausmantest) cho kết quả cuối cùng là sử dụng mơ
hình FE cho cả 3 trường hợp mẫu nghiên cứu đã đề xuất. Tổng hợp các kết quả nghiên
cứu được nêu trong bảng số 28 ở dưới.
Mơ hình 1:
LnFDIi,t = α0 + α1LnPopi,t-1+ α2lnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4Crisis+ εi
Mơ hình 2:

LnFDIi,t = α0 + α1LnPopi,t-1+ α2lnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4Polistabi,t-1+
α5Crisis+ εi
Mơ hình 3:
LnFDIi,t = α0 + α1LnPopi,t-1+ α2lnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4Polistabi,t-1+
α5Corrupi,t-1+ α6Crisis+ εi
Trong 3 mơ hình trên, mơ hình 1 đơn giản nhất, chỉ nghiên cứu tác động của quy
mơ thị trường, khả năng chi trả và trình độ lao động tới FDI vào các nước ĐPT. Nghiên
cứu sinh lần lượt bổ sung các biến số phản ánh các yếu tố ổn định chính trị (vào mơ hình
2) và kiểm sốt tham nhũng (vào mơ hình 3). Với mỗi mơ hình, vì giả thiết khác nhau
nên mức độ tác động của mỗi yếu tố tới FDI sẽ là khác nhau. Điều này cho thấy trong
trường hợp càng có đầy đủ các dữ liệu về tất cả các yếu tố tác động thì kết quả hồi quy
càng đáng tin cậy hơn. Cũng có thể tiếp cận theo quan điểm khác khi định hướng rằng
với mơ hình 1, chúng ta có các yếu tố cơ bản nhất tác động tới FDI, và mơ hình 2 và 3
sẽ bổ sung thêm tác động của các yếu tố khác lên dòng vốn này.
Theo kết quả ở bảng 28, với mơ hình 1: FDI vào các nước ĐPT được giải thích bởi
GDP theo đầu người, dân số, trình độ giáo dục và trong bối cảnh có khủng hoảng (năm
2009, 2010) hoặc khơng có khủng hoảng (các năm còn lại).
LnFDIi,t^ = 6.84 + 1.04lnGDPpercapi,t-1 + 0.22lnPOPi,t-1 + 0.87lnEDUCi,t-10.39Crisis
Dựa vào kết quả hồi quy, các yếu tố này (thu nhập bình qn đầu người, quy mơ thị
trường, trình độ giáo dục) giải thích 38% FDI vào các nước ĐPT (R2 = 0.38). Khủng
hoảng tài chính có tác động ngược chiều với thu hút FDI, thể hiện ở chỗ dịng vốn FDI
bình qn vào các nước ĐPT trong thời kỳ có khủng hoảng ít hơn so với thời kỳ không
khủng hoảng với hệ số của biến Crisis trong mơ hình nhận dấu âm (-0.39), khủng hoảng
có thể làm FDI bình quân giảm đi tới 39%. GDP bình qn, dân số và trình độ giáo dục
đều có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới FDI. Cụ thể, khi GDP bình quân tăng (giảm)
1% thì FDI sẽ tăng (giảm) 1.04%, dân số tăng (giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.22% ,
trình độ giáo dục tăng (giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.87%. Các kết quả này đều có ý
nghĩa với độ tin cậy là 95%.
Với mơ hình 2, ngồi GDP bình quân, dân số, trình độ giáo dục và bối cảnh cịn có
thêm yếu tố ổn định chính trị cùng giải thích cho FDI vào các nước ĐPT:

LnFDIi,t^ = 7.23 + 1.01lnGDPpercapi,t-1 + 0.20lnPOPi,t-1 + 0.90lnEDUCi,t-1 +
0.13lnPolista i,t-1 - 0.38Crisis


17

Theo kết quả này, FDI của các nước ĐPT năm tới sẽ tăng (giảm) 1.01% nếu GDP
bình quân tăng (giảm) 1%/năm; tăng (giảm) 0.20% nếu dân số tăng (giảm) 1%/năm;
tăng (giảm) 0.9% nếu trình độ giáo dục tăng (giảm) 1%/năm và FDI tăng (giảm) 0.13%
nếu mức độ ổn định chính trị tăng (giảm) 1%/năm. Yếu tố khủng hoảng tài chính có tác
động ngược chiều tới thu hút FDI, thể hiện ở chỗ FDI vào các nước ĐPT trong bối cảnh
có khủng hoảng sẽ nhỏ hơn khi khơng có khủng hoảng. Hệ số của biến Crisis trong mơ
hình này nhận dấu âm (-0.38), khủng hoảng có thể làm FDI bình qn giảm đi tới 38%.
Trong mơ hình 2 các yếu tố giải thích (GDPpercap, Pop, Educ, Polistab, Crisis) đã giải
thích được 40% sự biến động của FDI. Các kết quả này có ý nghĩa với độ tin cậy 90%.
Mơ hình 3 :
LnFDIi,t^ = 7.52 + 0.99lnGDPpercapi,t-1 + 0.17lnPOPi,t-1 + 0.92lnEDUCi,t-1
+0.13lnPolista i,t-1 +0.38lnCorrupi,t-1-0.38Crisis
Theo mơ hình 3, ta có 42% sự biến động của FDI được giải thích bởi GDP bình
qn, dân số, trình độ giáo dục, mức độ ổn định chính trị và mức độ tham nhũng và bối
cảnh khủng hoảng kinh tế. Theo đó, nếu năm trước GDP bình qn tăng (giảm)1% thì
FDI năm tới sẽ tăng (giảm) 0.99% (giảm so với mơ hình 2); tương tự nếu dân số tăng
(giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.17% (giảm so với mơ hình 2), nếu trình độ giáo dục
tăng (giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.92% ( tăng so với mơ hình 2) và nếu mức độ ổn
định chính trị tăng (giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.13% (khơng đổi so với mơ hình 2),
nếu mức độ kiểm sốt tham nhũng tăng (giảm) 1% thì FDI tăng (giảm) 0.38%.
Bảng 28: Kết quả hồi quy của các mơ hình
Biến phụ thuộc:ln(FDI) i,t
Biến độc lập
Const

Ln(GDPpercap) i,t-1
Ln(Pop) i,t-1
Ln(Educ) i,t-1
Crisis

Mơ hình 1

Mơ hình 2

Mơ hình 3

6.84
(0.027)**
1.04
(0.000)***
0.22
(0.009)**
0.87
(0.000)***
-0.39
(0.003)**

7.23
(0.020)**
1.01
(0.000)***
0.20
(0.06)*
0.90
(0.000)***

-0.38
(0.003)**
0.13
(0.039)**

0.38
510

0.40

7.52
(0.017)**
0.99
(0.000)***
0.17
(0.038)**
0.92
(0.000)***
-0.38
(0.004)**
0.13
(0.040)**
0.38
(0.004)**
0.42

Ln(Polistab) i,t-1
Ln(Corrup) i,t-1
R2
Số quan sát


Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là giá trị p- value. *, ** và *** là hệ số hồi quy có
ý nghĩa ở mức 10%; 5% và 1%.
Riêng về biến số về khủng hoảng tài chính, Logarit tự nhiên của dịng vốn FDI
bình qn vào các nước ĐPT trong thời kỳ khơng có khủng hoảng lớn hơn so với thời
kỳ có khủng hoảng là 0.38, hay khủng hoảng có thể làm FDI bình qn giảm đi tới 38%.
Điều này có thể được hiểu là giá trị dịng vốn FDI vào các nước ĐPT chịu tác động
ngược chiều của khủng hoảng. Khủng hoảng làm dòng vốn giảm đi và ngược lại. Các
kết quả có ý nghĩa với mức độ tin cậy là 95%. Có thể nói, trong 3 mơ hình trên, mơ hình
hợp lý hơn cả là mơ hình 3, mơ hình này phản ánh đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng tới
FDI của các nước ĐPT, đưa ra kết quả định lượng về sự ảnh hưởng của mức độ ổn định
chính trị và tham nhũng tới FDI. Bảng 29 dưới đây so sánh kết quả nghiên cứu của Luận
án với các nghiên cứu trước đó trên mẫu tổng thể các nước ĐPT.


18

Bảng 29: Ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới FDI vào tổng thể các nước ĐPT so
sánh với các nghiên cứu trước
Yếu tố tác động Biến số
tới FDI

Hướng tác
động

Tác giả nghiên cứu

A. Các yếu tố kinh tế
1. Liên quan đến
thị trường nước

nhận đầu tư

Tổng số dân
(Population)

+

Alan A. Bevan và Saul Estrin (2000); Hollvà
(2000); Tsai (1994); Campos và Kinoshita
(2003); Garibaldi (2001); Asiedu (2002);
Aseidu (2004); Meyer và Nguyễn (2005);
Ngọc Anh (2007); Lê Việt Anh, (2004);
Hoang Thi Thu (2008)
Nunnenkamp và Spatz (2002)

hai chiều
Thu nhập
bình quân
(GDP đầu
người)
2. Liên quan đến Nguồn nhân
lực tốt (trình
lao động
độ giáo dục)

+
+

+


Luận án
Root và Ahmed (1979); Nunnenkamp và
Spatz, 2002; Erdal Demirhan và Mahmut
Masca (2008); Hoang Thi Thu (2008)
Lun ỏn
Marcelo Braga Nonnemberg v Mario Jorge
Cardoso de Mendonỗa, Nunnenkamp và Spatz,
2002; Aseidu (2004); Meyer và Nguyễn (2005);
Ngọc Anh (2007); Hoang Thi Thu (2008)

+
B. Các yếu tố phi kinh tế
3. Khoảng cách Khoảng cách
giữa các thủ đơ
địa lí

+

Luận án

-

Alan A. Bevan và Saul Estrin, 2000
Luận án nghiên cứu theo các khu vực địa lí

4. Ổn định
chính trị

Ổn định
chính trị


+

Schneider và Frey (1985); Aseidu (2004);
(Beirhanu và Kibre, 2003)

+

5. Tham
nhũng

6. Khủng
hoảng tài
chính 2008

Tham nhũng

Crisis

Luận án
+
Luận án nghiên cứu về biến kiểm soát tham
nhũng, kiểm sốt tham nhũng có tác động tích cực tới thu
hút FDI.
Aseidu (2004); (Mauro 1995); (Tanzi và
Davoodi 1997); (Gupta, Davoodi, và
Alonso-Terme 1998; Li, Xu, và Zou
2000); Abed và Davoodi (2000)
Hai chiu
Houston; Swaleheen v Stansel (2007);

Khụng cú ý
ngha thng kờ
-

Akỗay (2001)
Luận án

Các nghiên cứu trước đó chưa đề cập vấn đề này

2.3.5.2.Đối với mẫu so sánh giữa các nước ĐPT theo các châu lục
Trong phần này, nghiên cứu sinh bổ sung một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với
các nghiên cứu trước đó, đó là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT phân theo khu vực địa lí. Theo đó, mơ hình đầy
đủ các yếu tố tác động sẽ được nghiên cứu với 4 mẫu các nước ĐPT riêng biệt tại các
châu lục khác nhau. Mục đích của nghiên cứu theo khu vực địa lí để có cái nhìn so sánh


19

giữa các nước ĐPT tại các khu vực địa lí khác nhau, nơi có những điểm tương đồng
nhất định giữa các nước nhận đầu tư cùng một khu vực. Để có các đánh giá tồn diện
hơn về quy mơ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới FDI đặc biệt là yếu tố ổn định
chính trị và tham nhũng, nghiên cứu sinh bổ sung thêm dữ liệu của một số quốc gia
thuộc Đông Âu, chủ yếu là các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Theo
Ngân hàng thế giới, các quốc gia này có trình độ phát triển kinh tế cao hơn tương đối so
với mặt bằng chung của các nước ĐPT. Các kết quả hồi quy theo mẫu các nước ĐPT
thuộc các khu vực địa lý khác nhau được mô tả trong bảng 28 ở dưới đây.Cụ thể, kết
quả theo mơ hình tại các nước ĐPT châu Á
LnFDIi,t^ = 12.04 + 1.02lnGDPpercapi,t-1 + 0.11lnPOPi,t-1 + 0.11lnEDUCi,t-10.21Polista i,t-1 -1.43Corrupi,t-1+ 0.17Crisis
Tại các nước ĐPT châu Phi:

LnFDIi,t^= - 42.2 + 1.16lnGDPpercapi,t-1 + 3.29lnPOPi,t-1 + 0.91lnEDUCi,t-1 0.04Polista i,t-1 -1.30Corrupi,t-1 - 0.53Crisis
Tại các nước ĐPT Mỹ La tinh:
LnFDIi,t^= -138.9 + 1.43lnGDPpercapi,t-1 + 9.21lnPOPi,t-1 - 0.18lnEDUCi,t-1 0.25Polista i,t-1 -0.45Corrupi,t-1 - 0.46Crisis
Tại các nước thuộc Đông Âu:
LnFDIi,t^= 9.54 + 0.71lnGDPpercapi,t-1 + 0.40lnPOPi,t-1 - 0.79lnEDUCi,t-1 +
1.19Polista i,t-1 + 1.53Corrupi,t-1 - 0.33Crisis
Bảng 30: Kết quả hồi quy theo khu vực địa lí
Biến phụ thuộc:ln(FDI) i,t
Biến độc lập
Const

Châu Á

Châu Phi

Mỹ La tinh

Đông Âu

12.04
(0.011)**

-42.22
(0.364)

-138.91
(0.001)**

9.54
(0.023)*


Ln(GDPpercap) i,t-1

1.02
(0.000)***
0.11
(0.076)*
0.11
(0.051)*

1.16
(0.038)**
3.29
(0.083)*
0.91
(0.050)**

1.43
(0.000)***
9.21
(0.001)**
-0.18
(0.530)

0.71
(0.017)**
0.40
(0.007)**
-0.79
(0.040)**


-0.21
(0.057)*
-1.43
(0.038)**

-0.04
(0.026)**
-1.30
(0.078)*

-0.25
(0.022)**
-0.45
(0.062)*

1.19
(0.015)**
1.53
(0.024)**

R2

0.17
(0.011)**
0.41

-0.53
(0.082)*
0.20


-0.46
(0.096)*
0.36

-0.33
(0.008)**
0.63

Số quan sát

119

213

101

76

Ln(Pop) i,t-1
Ln(Educ) i,t-1
Ln(Polistab) i,t-1
Ln(Corrup) i,t-1
Crisis

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là giá trị p- value. *, ** và *** là hệ số hồi quy có ý
nghĩa ở mức 10%; 5% và 1%.
Về biến số phản ánh tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế
giới – Crisis. Tại châu Á, dịng FDI bình qn vào các nước ĐPT trong bối cảnh có
khủng hoảng lại lớn hơn so với thời kỳ khơng có khủng hoảng, thể hiện ở một hệ số

dương (0.17) hay khủng hoảng có thể làm FDI bình quân tại châu Á tăng lên 17%. Cịn
ở các châu lục khác thì FDI bình qn khi khơng có khủng hoảng lớn hơn so với có
khủng hoảng : khủng hoảng tài chính làm FDI bình qn vào các nước Đông Âu giảm
33%; FDI vào các nước ĐPT Châu phi giảm tới 53%; FDI vào các nước ĐPT châu Mỹ


20

la tinh giảm 46%. Kết quả này có ý nghĩa ở mức tin cậy 90%. Đây là một kết quả ngược
với lý thuyết nhưng lại hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Tại các khu vực các nước ĐPT
trên thế giới trong khủng hoảng và suy thối kinh tế, dịng vốn FDI vào các nước châu Á
vẫn có xu hướng tăng lên, trong khi ảnh hưởng của suy thoái tới dòng vốn này vào các
khu vực khác là theo hướng tiêu cực.
Giữa các mẫu châu lục khác nhau chúng ta không dễ đưa ra những khẳng định chắc
chắn để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn nhưng giữa các
yếu tố tác động trong cùng một mẫu khu vực địa lí nghiên cứu, chúng ta có thể đưa ra
những nhận định để so sánh mức độ ảnh hưởng của chúng tới dòng FDI.
2.3.6. Một số đánh giá rút ra từ mơ hình định lượng
Thứ nhất, có thể nói phương pháp nghiên cứu định lượng trong Luận án không phải
là mới trên thế giới nhưng vẫn được xem là khá mới mẻ ở Việt Nam. Việc xây dựng các
mơ hình, các biến số cũng như cơ sở dữ liệu đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và công
sức. Mẫu dữ liệu phải đủ lớn để các kết quả có tính tin cậy đủ cao. Nhưng độ tin cậy của
các kết quả rút ra từ việc hồi quy đối với các mẫu dữ liệu và các mơ hình khác nhau
cũng chỉ mang tính tương đối. Nguyên nhân có thể do việc xây dựng các biến số trong
mơ hình có thể chưa thực sự chính xác hoặc giữa các biến số có hiện tượng đa cộng
hưởng, hoặc đơn giản là tại một số mẫu nước ĐPT, chúng ta bỏ sót các biến số (ví dụ
lạm phát hoặc mức lương bình qn). Ngồi ra các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp
nước ngoài xét về mặt lí luận thì hồn tồn hợp lí nhưng trong thực tiễn, đo lường tác
động cụ thể của mỗi một yếu tố lên dòng vốn FDI vào các quốc gia này không phải là
điều đơn giản.

Thứ hai, trong tất cả các mẫu nghiên cứu, một nhận định chung là yếu tố dân số và
thu nhập bình quân đầu người có tác động đáng kể đến FDI vào các nước ĐPT. Điều
này là phù hợp với các nhận định lý luận về tác động của quy mô thị trường và khả năng
chi trả tới quyết định của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, tại một số mẫu
nghiên cứu, yếu tố trình độ học vấn cũng có tác động dương, phản ánh xu thế của dịng
FDI tìm kiếm tới nguồn lực có chất lượng cao. Xuất phát từ những nhận định trên, có
thể đưa ra định hướng chính sách nhằm tăng cường mức độ ảnh hưởng tích cực của các
yếu tố tác động mạnh tới FDI như lao động, thị trường, ổn định chính trị, tính minh
bạch… và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố có tác động ngược chiều tới
việc thu hút dịng vốn như tham nhũng, hay bất ổn chính trị, bất ổn kinh tế vĩ mô….
Thứ ba, khi nghiên cứu độc lập các khu vực địa lí, chúng ta cũng loại bỏ được yếu tố
khu vực địa lí tác động tới việc thu hút dịng vốn bởi vì các quốc gia trong mẫu nghiên cứu
đều thuộc một khu vực địa lí như nhau. Một trong các kết quả đáng ghi nhận là tại các quốc
gia tương đối phát triển hơn các quốc gia khác như khu vực Đông Âu, biến số ổn định chính
trị và kiểm sốt tham nhũng có tác động thuận chiều với việc thu hút FDI, và đây là điều phù
hợp với giả thiết cần kiểm định cũng như trong thực tiễn. Tuy nhiên việc các biến số ổn định
chính trị và tham nhũng có tác động ngược chiều hoặc khơng rõ ràng tới dịng vốn FDI tại
các nước ĐPT các khu vực địa lí khác, nơi có trình độ phát triển kinh tế tương đối thấp hơn,
hệ thống luật pháp tương đối yếu hơn, lại cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế một số quốc gia.
Việc các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và các tập đồn xun quốc gia và đa quốc gia nói
riêng sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không lớn so với lợi nhuận thu về để giành được
những hợp đồng béo bở hoặc những ưu đãi đặc biệt từ các quan chức các nước sở tại là một
điều không mới. Nhiều nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp gọi các khoản tiền kiểu
này là phí bơi trơn và chấp nhận hợp thức hóa (mặc dù khơng được hợp pháp hóa) các khoản
chi phí này trong đời sống kinh doanh hoặc đời sống thường ngày. Vậy nên chăng các quốc
gia ĐPT trên thế giới hợp pháp hóa loại phí bơi trơn này trong hệ thống pháp lí của mình.
Thứ tư, trong mơ hình định lượng trên,Việt Nam chỉ là một trong số các quốc gia liên
quan đến các biến số nằm trong mẫu quan sát. Chính vì vậy từ mơ hình này chưa thể rút ra



21

được những kết luận trực tiếp liên quan đến các yếu tố tác động tới FDI vào nước ta. Tuy vậy,
trên cơ sở các kết quả rút ra từ nghiên cứu hồi quy này, nghiên cứu sinh cũng sẽ đưa ra
các đề xuất đối với các nước ĐPT thông qua việc tác động vào các yếu tố quyết định
FDI để có thể cải thiện luồng vốn này vào quốc gia mình trong chương sau của Luận án
đồng thời những định hướng chính sách nói chung và trong một số trường hợp là các giải
pháp cụ thể có thể áp dụng cho Việt Nam hồn tồn có thể rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình
này.
Bảng 31: Tổng hợp các yếu tố tác động tới FDI vào các nước ĐPT theo khu vực địa lí
Biến số
Yếu tố tác
động tới FDI
1. Quy mơ dân số (population)
2. Thu nhập bình qn (GDP đầu
người)
3. Tính chất nguồn nhân lực (trình
độ giáo dục)
4. Ổn định chính trị (hệ số ổn định
chính trị)
5.Tham nhũng (kiểm sốt tham
nhũng)
6. Khủng hoảng tài chính thế giới

Châu Á

Châu Mỹ
La tinh

+


+

+

Châu Phi

Đơng Âu

+

+

+

+

+

+

-

Khơng có ý nghĩa
thống kê

+

-


+

-

-

-

+

-

-

+

-

-

-

Nói tóm lại, phương pháp nghiên cứu với mơ hình kinh tế lượng nhằm xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT là một
trong các phương pháp nghiên cứu mới được áp dụng trong các nghiên cứu kinh tế hiện
nay. Tuy nhiên, có một số nhược điểm khi áp dụng phương pháp nghiên cứu trong mơ
hình của luận án. Thứ nhất, sự vắng mặt cúa một số yếu tố khác có tác động tới dịng
vốn FDI trong mơ hình như sự hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư, vị trí địa lí
gần các cảng biển lớn hoặc quốc gia có cảng biển, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ…có
thể làm cho các kết quả sai lệch. Thứ hai, dữ liệu về các biến số là không được thống kê

đầy đủ tại rất nhiều nước ĐPT, điều này làm giảm quy mô của các quan sát, làm giảm
độ tin cậy của các kết quả. Thứ ba, một số dữ liệu về các biến số, đặc biệt là số liệu liên
quan đến FDI vào các nước ĐPT được cập nhật bởi Ngân hàng thế giới vào các thời
điểm khác nhau lại có thể khác nhau. Số liệu được công bố sau là chính xác hơn và có
độ tin cậy cao hơn năm trước. Song khi thực hiện mơ hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh
không thể cập nhật được số liệu mới nhất và chính xác hơn cả là số liệu được cập nhật
năm 2012. Chính vì thế, độ chính xác của các kết quả rút ra từ mơ hình sẽ chỉ mang tính
tương đối.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI
THIỆN VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI VÀO
CÁC NƯỚC ĐPT TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới trong thời gian tới
3.1.1.1. Dòng vốn FDI đang và sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới
3.1.1.2. Các nước ĐPT ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn với tư cách cả là nước chủ
đầu tư lẫn nước tiếp nhận đầu tư.
3.1.1.3. Các tập đoàn nhà nước ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đầu tư quốc tế
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.


22

3.1.1.4. Xu hướng FDI vào các ngành công nghiệp chế biến
3.1.2. Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào các nước ĐPT
3.1.2.1. Về triển vọng
3.1.2.2. Về thách thức
- Đối với các chủ đầu tư vào các nước ĐPT
- Đối với các nước ĐPT tiếp nhận đầu tư
3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

3.2.1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam
3.2.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI
3.2.2.1. Những thuận lợi
- Về mức độ tín nhiệm
- Lợi thế của khi thực hiện các cam kết quốc tế trong WTO
- Các lợi thế khác
3.2.2.2. Một số thách thức cụ thể đối với Việt Nam
Thứ nhất, mơi trường kinh tế vĩ mơ cịn tồn tại nhiều bất ổn do cả các nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
Thứ hai, mặc dù nhiều nỗ lực từ phía cơ quan quản lí, các nhà hoạch định chính
sách, song thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn cịn rườm rà, phức tạp.
Thứ ba, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến FDI còn thiếu, và chưa hiệu
quả.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng cịn chưa hồn thiện, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của
các nhà đầu tư. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn cịn nhiều thiếu sót và
trậm trễ nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên
tỉnh, cầu, cống…
Cuối cùng, chất lượng nguồn nhân lực cịn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập
Tóm lại, liên quan tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, có hai vấn đề then
chốt đặt ra đối với các nước ĐPT trong đó có Việt Nam: (1) làm sao để hướng ngày
càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là vào các nước với mức thu nhập thấp
nhất; và (2) làm sao để đảm bảo là những khoản đầu tư này sẽ được chuyển thành
những kết quả phát triển bền vững.
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN
VIỆC THU HÚT FDI
3.3.1. Các quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam tới năm 2030
Thứ nhất, chính sách FDI cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn, đặc biệt là FDI
nhằm phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ hai, thực hiện chiến lược thu hút FDI có chọn lọc.
Thứ ba, chính sách FDI cần được hồn thiện thơng qua việc đẩy mạnh cơng tác xúc

tiến đầu tư.
Cuối cùng, chính sách FDI cần phải phù hợp với pháp luật quốc tế và bối cảnh kinh tế
mới.
3.3.2. Một số khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
trong thời gian tới
3.3.2.1.Liên quan tới các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô quốc tế
a. Tiếp tục tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới
b. Tiếp tục các biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới


×