Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.77 KB, 37 trang )

BÁO CÁO CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG KINH TẾ SAU ĐẠI HỌC
"Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk"
NHÓM 3 GỒM:
TT Họ Và Tên Đơn vị
1. Bùi Văn Quảng PGĐ Điện lực M’Đrăk
2. Nguyễn Tấn Phùng TP. Phòng kế hoạch Công ty Điện lực ĐăkLăk
3. Lê Thị Nguyệt Nga TP. Tổng hợp Điện lực Cư M’Gar
4. Trần Văn Minh CV. Phòng Kỹ thuật Điện lực Bắc Buôn Ma Thuột
5. Ngô Văn lập GĐ. Điện lực Ea Soup
6. Nguyễn Quang Hòe TP. Kinh doanh Điện lực Cư Kuin
7. Kiều Thanh Liêm PTP. Điều độ Công ty Điện lực ĐăkLăk
Trang
1/38
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong
quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường thì vốn nói riêng, tài chính nói chung là vũ khí cạnh tranh quan trọng
của công ty. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng các nguồn
vốn là tiền đề để doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh, tăng trưởng và phát
triển ở hiện tai và trong tương lai.
Điện là loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong
mọi quá trình kinh tế và sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta
đang tiến lên thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì năng lượng điện lại
càng có vị trí quan trọng. Chình vì vậy, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng
có hiệu quả hay không nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nền kinh tế và sinh
hoạt của người dân.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhóm 3 xin chọn đề tài "Nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk" làm chuyên đề báo cáo
tốt nghiệp cuối khóa của nhóm. Do trình độ kiến thức mới học còn hạn chế và thời


gian lám có hạn nên nhóm chỉ viết trong phạm vi quản lý sử dụng vốn của Công ty
Điện Điện lực ĐăkLăk.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa này bao gồm những phần sau:
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂKLĂK
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực ĐăkLăk
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực ĐăkLăk
3. Hệ thống tổ chức của Công ty Điện lực ĐăkLăk
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐĂKLĂK
1. Tình hình vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk
3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ
DỤNGVỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂKLĂK
1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Điện lực
ĐăkLăk
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dung tài sản lưu động của Công
ty Điện lực ĐăkLăk
3. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn
Trang
2/38
Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trong Viện Đào Tạo sau Đại
học và cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh đã giúp đỡ nhóm trong quá trình học tập và
hoàn thành bản báo cáo cuối khóa này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂKLĂK
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực ĐăkLăk:
Ngày 28/12/1976 Bộ Điện và Than đã ban hành quyết định số 3799/QĐ-
TCCB về việc thành lập Sở quản lý và phân phối điện tỉnh ĐắkLắk trực thuộc
Công ty Điện lực 3. Chức năng chủ yếu là quản lý lưới điện phân phối, phân phối
và kinh doanh điện năng tại địa phương.

Ngày 30/06/1993 Bộ năng lượng ban hành quyết định số: 557/ NL-TCCB LĐ
thành lập lại và đổi tên Sở Điện lực ĐắkLắk thuộc Công ty điện lực 3.
Ngày 08/3/1996 Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo quyết
định số 264/ĐVN-TCCB đổi tên Sở Điện lực ĐắkLắk thành Điện lực ĐắkLắk
trực thuộc Công ty Điện lực 3 .
Ngày 20/02/2004 Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban
hành quyết định số 49/QĐ-EVN- HĐQT về việc thành lập lại Điện lực ĐắkLắk
trên cơ sở chia tách ra từ Điện lực ĐắkLắk cũ thành Điện lực Đăk Nông và Điện
lực ĐắkLắk mới.
Ngày 14/4/2010 Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ra quyết
định số 230/QĐ-EVN đổi tên Điện lực ĐắkLắk thành Công ty Điện lực ĐắkLắk
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, tiếp quản cơ sở Điện lực của chính
quyền cũ để lại, các cán bộ của Uỷ ban Quân quản tỉnh ĐắkLắk đã vận động lực
lượng thợ đường dây, thợ vận hành máy tiếp tục trở lại làm công việc cũ. Đây là
giai đoạn tập trung củng cố, bảo dưỡng 5 tổ máy diesel, 4 tổ máy thuỷ điện với
công suất khoảng vài ngàn kW; 30km đường dây 15kV với gần 60 trạm biến áp
phụ tải, với khoảng 40 cán bộ, công nhân viên. Từ đó đến nay, Công ty Điện lực
ĐắkLắk đã có bước phát triển rất lớn về lưới điện, khách hàng và về cơ cấu tổ
chức. Số liệu minh hoạ như sau:
Số lượng cán bộ công nhân viên:
Năm 1978: 127 người.
Đến nay: 965 người.
Tổng số lượng khách hàng:
Trang
3/38
Năm 1978: 2.760 khách hàng.
Đến nay: 341.923 khách hàng.
Quản lý kỹ thuật đến thời điểm hiện nay:
Đường dây cao thế (gồm 35, 22, 10 KV): 3.520,728 Km

Đường dây hạ thế 0,4 KV: 3.861,089 Km
Số máy biến áp phụ tải đang sử dụng : 2.693 máy
Tổng dung lượng máy biến áp phụ tải: 421.931,5 kVA.
Trạm biến áp trung gian (do Công ty Điện lực ĐắkLắk quản lý): 16 trạm.
Tổng dung lượng: 98.800 kVA.
Công ty Điện lực ĐăkLăk có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân
hàng, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế theo
phân cấp và uỷ quyền của Tổng GĐ Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
Trụ sở đóng tại: số 02 Lê Duẩn – TP. Buôn Ma Thuột – Tỉnh ĐăkLăk.
Điện thoại: 0500 2210235
Fax: 0500 2226801
Từ khi thành lập, ý thức được vai trò quan trọng của mình Công ty Điện lực
ĐăkLăk đã nỗ lực hết sức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp điện
của mình. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: bảo tồn và phát triển
nguồn vốn do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung giao; cung cấp điện thường
xuyên và an toàn trên toàn địa bàn tỉnh ĐăkLăk bao gồm cơ quan nhà nước, các
các Doanh nghiệp, các tổ chức đóng trên địa bàn và các hộ dân sử dụng chiếu
sáng sinh hoạt; Với vai trò đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất, thực hiện đầy
đủ trách nhiệm đối với ngân sách nhà nước, tạo công ăn viêc làm cho cán bộ
công nhân viên trong công ty…
2. Vị trí, Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực ĐăkLăk:
2.1. Vị trí:
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía
Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phia
Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó
có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của
tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ

14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc
lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt
(Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được
xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối
Trang
4/38
giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng
như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
Chính vì vậy nhiệm vụ của Công ty Điện lực ĐăkLăk có một vị trí rất quan
trọng trong việc cung ứng điện để bảm bảo tốt cho an ninh chính trị và Quốc
phòng.
Công ty Điện lực ĐăkLăk phải thường xuyên bảo đảm cung cấp điện an
toàn, ổn định cho các cơ ban ngành trên địa bàn tỉnh. Trong số các phụ tải cấp
điện có một số phụ tải rất quan trọng như: Ban chỉ đạo tây nguyên, Bộ chủ huy
Quân sự tỉnh…
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực ĐăkLăk:
− Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh điện năng
và kinh doanh Viễn thông công cộng và các ngành nghề được đăng ký kinh
doanh tại Sở Kế hoạch- Đầu tư.
− Khách hàng chủ yếu của Công ty Điện lực Đắklắk là các cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình, các cá nhân, sử dụng điện và sử dụng dịch vụ viễn thông công
cộng thuộc các thành phần kinh tế trong toàn tỉnh Đắklắk.
− Sản phẩm kinh doanh của Công ty: sản xuất và kinh doanh điện năng; các
dịch vụ viễn thông công cộng; các dịch vụ Thí nghiệm, Cân chỉnh công tơ
điện; Tư vấn khảo sát, thiết kế, xây lắp các công trình điện có cấp điện áp đến
35kV; Tư vấn thiết kế, xây lắp các công trình viễn thông công cộng; kinh
doanh các thiết bị viễn thông; kinh doanh các vật tư, thiết bị điện, phụ kiện
điện, đồ điện dân dụng; kinh doanh bất động sản, văn phòng cho thuê
• Khách hàng thường xuyên của Công ty là : Các hộ sử dụng

điện cho các mục đích quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt ,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng các dịch vụ viễn thông
Điện lực;
• Khách hàng không thường xuyên : Là các khách hàng có
nhu cầu thí nghiệm thiết bị điện; cân chỉnh công tơ điện các loại; các dịch
vụ thiết kế, thi công, giám sát công trình điện, các nhà cung cấp dụng cụ
KTAT, vật tư, thiết bị điện; các thiết bị , vật tư viễn thông;
• Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty :
Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ tiêu dùng cho các thành
phần kinh tế-xã hội trong tỉnh Đắklắk; bảo đảm tốc độ tăng trưởng hàng
năm từ 14- 15%
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty theo Giấy đăng ký kinh doanh:
Vốn kinh doanh được xác nhận theo số đăng ký kinh doanh 0400101394-012
ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ĐăkLăk và giấy phép
hoạt động điện lực số 3211 ngày 01/12/2004 của Bộ Công Nghiệp.
Trang
5/38
 Lĩnh vực kinh doanh:
− Sản xuất kinh doanh điện năng.
− Quản lý, vận hành lưới điện phân phối.
− Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến
cấp điện 35KV.
− Xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35KV.
− Sửa chữa, thí nghiệm các thiết bị điện đến cấp điện áp 35KV.
− Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
− Kinh doanh thiết bị viễn thông
− Xây lắp các công trình viễn thông.
Điện năng là một hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh
tế, khách hàng của ngành điện vô cùng phong phú và đa dạng: các cơ quan, nhà
máy xí nghiệp và cả người dân… Ở Việt Nam hiện nay ngành điện được nhà

nước bảo hộ và Chính phủ quyết định giá cả. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy
hiểm cao trong cung ứng và sử dụng điện.
Một đặc điểm nữa đó là điện năng được khách hàng sử dụng trước sau đó
Công ty mới đi đo lượng điện và tính tiền mà khách hàng phải nộp, do đó mà
nhiều khách hàng thành toán chậm, khiến các khoản phải thu của công ty có thể
tăng lên, gây ứ đọng vốn. Ở Việt Nam hiện tại ngành Điện lực được nhà nước
bảo hộ và quyết định giá cả, do đó những chính sách của nhà nước có ảnh hưởng
không nhỏ đến việc kinh doanh của các Công ty điện.
3. Hệ thống tổ chức của Công ty Điện lực ĐăkLăk:
Tất cả các phòng ban trong Công ty Điện lực ĐăkLăk, các Điện lực trực thuộc
và các xí nghiệp trong toàn Công ty Điện lực ĐăkLăk đều có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của Công ty Điện lực ĐăkLăk. Lãnh đạo Công ty
Điện lực ĐăkLăk sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng các
mục tiêu của các cấp lãnh đạo.
Hệ thống tổ chức của Công ty Điện lực ĐăkLăk được thiết kế theo mô hình
trực thuộc chức năng .
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra quyết định thành lập Công ty Điện lực
ĐăkLăk; Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung bổ nhiệm Giám đốc Công ty
Điện lực ĐăkLăk theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của Công ty Điện lực ĐăkLăk trước Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, trước pháp
luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty Điện lực ĐăkLăk.
Giám đốc công ty có quyền quản lý lực lượng lao động trong toàn công ty, ra quyết
địng đề bạt, bãi miễn điều chuyển công tác đối với cán bộ công nhân viên chức trong
toàn Công ty Điện lực ĐăkLăk.
- Các phó Giám đốc Công ty Điện lực ĐăkLăk do Giám đốc Tổng Công ty
Trang
6/38
Điện lực Miền Trung bổ nhiệm và chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề
trong lĩnh vực được giao và chụi trách nhiệm trước Giám đốc Tổng Công ty Điện
lực Miền Trung và Giám đốc Công ty Điện lực ĐăkLăk.

Trang
7/38
Trang
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Văn
phòng
Phòng
Kế
Hoạch
Phòng
TC
&
NS
Phòng
TCKT
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC DAKLAK
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC DAKLAK
Phòng
Kinh
doanh
NM Thủy điện Đrây
Hlinh
Điện lực Nam BMT
Điện lực Krông Ana
Điện lực Krông Bông
Điện lực Lăk
Điện lực Buôn Đôn
Điện lực ÉaSup

Điện lực CưM’gar
Điện lực Buôn Hồ
Điện lực EaHleo
Điện lực Krông Pắk
Điện lực Krông Năng
Trung tâm viễn thông
Xí nghiệp Điện cơ
Điện lực M’Đ’răk
Điện lực EaKar
PHÓ GIÁM ĐỐC
XDCB
PHÓ GIÁM ĐỐC
KD VIỄN THÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
KD ĐIỆN NĂNG
Phòng
KTAT
Phòng
KTSX
Phòng
Điều
độ
Phòng
QLĐT
Phòng
Vật tư
Điện lực Bắc BMT
Điện lực Cư Kuin
Xí nghiệp TV&XLĐ
Phòng

TT-PC-
BV
8/38
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐĂKLĂK
I.Tình hình vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk:
Dựa vào báo cáo tài chính các năm 2003, 2004, 2005 của Công ty Điện lực
ĐăkLăk ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:
BẢNG PHÂN CƠ CẤU TÀI SẢN
Bảng số 1 Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2003 2004 2005
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSLĐ và ĐTNH 27.374 26.55 39.692 30.51 41.155 23.20
I. Tiền 2.65 2.57 3.254 2.50 2.763 1.56
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu 19.338 18.76 31.864 24.49 33.445 18.85
IV. Hàng tồn kho 2.012 1.95 2.162 1.66 1.982 1.12
V. TSLĐ khác 3.374 3.27 2.412 1.85 2.965 1.67
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và DTDH 75.717 73.45 90.399 69.49 136.26 76.80
I.TSCĐ 73.334 71.14 87.43 67.21 133.12 75.03
II. Đầu tư TCDH
III.Chi phí XDCBDD 2.383 2.31 2.969 2.28 3.143 1.77
IV. Ký quỹ ký cược dài
hạn
Tổng tài sản 103.091 100 130.09 100 177.41 100
Nguồn: Báo cáo tài chính
Công ty Điện lực ĐăkLăk năm 2003, 2004, 2005
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản các năm từ năm 2003 đến 2005

tăng lên khá nhanh( tăng hơn 74 tỷ đồng). Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô
sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật
cũng được đầu tư đáng kể, đây là một trong những nhân tố tạo tiền đề để Công
ty Điện lực ĐăkLăk tồn tại và phát triển.
TSLĐ và ĐTNH năm 2004, 2005 có xu hướng tăng so với năm 2003 trong
khi đó TSCĐ và ĐTDH cũng có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ trong những năm
gần đây công ty đã chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH. Điều này sẽ làm
cho công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì TSCĐ
là một yếu tố rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm. Tuy đã được đầu tư khá nhiều, nhưng trang thiết bị của công ty vẫn
cần nâng cấp hơn nữa để bảo đảm an toàn, tổn thất điện năng và nâng cao năng
suất lao động của công nhân viên trong công ty. Công ty cần tích cực trong việc
tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ.
Trang
8/38
Mặt khác, ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2005 cũng tăng so với
năm 2003 trong đó đáng kể nhất là sự tăng lên của các khoản phải thu và tồn
kho. Việc đầu tư này làm thay đổi kết cấu tài sản. Điều này chứng tỏ vốn tồn
đọng trong khâu dự trữ khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản cố địng tăng và tài snả lưu động cũng
tăng, tuy nhiên lại tăng do các khoản phải thu và tồn kho tăng lên. Cơ cấu tài
sản như vậy là chưa hợp lý, công ty cần cố các biện pháp để khắc phục, giải
quyết việc ứ đọng vốn trong các khoản phải thu và tồn kho đồng thời đầu tư đổi
mới trang thiết bị nhằm bảo đảm an toàn và giảm tổn thất điện năng trong quá
trình cung cấp điện cũng như nâng cao năng suất lao động cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc quản lý sử dụng vốn thì ngoài cơ cấu
tài sản của doanh nghiệp ta sẽ xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp trong
những năm gần đây:
BẢNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂKLĂK

Bảng số 2 Đơn vị: Tỷ đồng
NÔỊ DUNG
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Nợ phải trả 88.489 85.84 94.71 72.80 136.625 65.74
1. Nợ ngắn hạn 84.129 81.61 90.921 69.89
135.03
1
64.84
2. Nợ dài hạn 4.314 4.18 3.452 2.65 1.563 0.88
3.Nợ khác 0.046 0.04 0.337 0.26 0.031 0.02
B. NVCSH 14.602 14.16 35.38 27.20 40.789 34.26
1. Nguồn vốn
quỹ
14.602 14.16 21.742 16.71
140.89
5
79.42
Tổng nguồn vốn
103.09
1
100 130.09 100 177.414 100
Nguồn: Báo cáo tài chính
Công ty Điện lực ĐăkLăk năm 2003, 2004, 2005
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm 2004, 2004
tăng nhiều hơn so với năm 2003. Nguồn vốn tăng nhanh là do nợ phải trả tăng
nhanh, vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ
công ty đã đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay nợ.
Các khoản cấu thành nên nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác
trong đó nợ dài hạn và nợ khác giảm chỉ có nợ ngắn hạn tăng khá nhanh. Như

vậy chứng tỏ công ty đã huy động vốn vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư vào
tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất: mua máy móc thiết bị điện, công cụ dụng cụ,
Trang
9/38
trả lương cho công nhân viên nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh án điện được
liên tục.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn và quỹ
nhưng trong vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ, quỹ phát triển
kinh doanh không biến động, điều này chứng tỏ trong năm khả năng tự đảm bảo
về tài chính và mức độc lập của Điện lực Ba Đình vẫn chưa hiệu quả.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản và sử dụng nguồn vốn của Công ty
Điện lực ĐăkLăk ta thấy công ty có chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và việc
vay nợ ngắn hạn là để đầu tư vào khoản này. Trong cơ cấu đầu tư vào tài sản
lưu động thì đầu tư nhiều nhất là khoản phải thu và hàng tồn kho, do đó làm cho
vốn của Công ty bị ứ đọng. Trong khi nợ dài hạn trong năm giảm chứng tỏ việc
đầu tư vào tài sản cố định ngày càng giảm đây là một dấu hiệu không tốt cho
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai vì việc đầu tư vào tài
sản cố định là rất quan trọng, máy móc thiết bị có hiện đại thì mới có năng suất
lao động cao và cho ra những sản phẩm tốt. Do vậy, trong những năm tới công
ty cần có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh lại cho hợp lý hơn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Ngoài ra tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện rã nét qua các chỉ
tiêu tài chính sau:
Bảng số 3
CHỈ TIÊU 2003 2004 2005
Khả năng thanh toán hiện
hành (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
0.325 0.437 0.305
Khả năng thanh toán nhanh
(TSLĐ-Dự trữ/Nợ ngắn hạn)

0.301 0.413 0.287
Hệ số nợ
(Nợ/Tổng tài sản)
0.858 0.728 0.770
Qua bảng phân tích ta thấy:
- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh qua các năm
đều khá cao đây là điều khá tôt đối với công ty, tuy nhiên nó đang có dấu hiệu
giảm. Điều này số nợ phải trả của công ty ngày càng tăng. Công ty cần có
những biện pháp khắc phục.
- Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm tức là trong những năm gần đây
công ty vẫn vay nợ nhưng ngày càng giảm.
II. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một
lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn
đề quản lý sử dụng sao cho hiệu quả mới là nhân tố quyết định tăng trưởng và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả quản lý sử dụng
Trang
10/38
vốn là việc làm rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác quản lý sử dụng
vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao
hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty.
Hiệu quả quản lý sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất
kinh doanh mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Trình độ quản lý điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế chính trị-xã hội-
văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ…nên hiệu quả quản lý sử dụng vốn
cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Công ty Điện lực ĐăkLăk là một công ty kinh doanh điện năng hạch toán
phụ thuộc vào Tổng Công ty Điện lực Miền Trung nhưng có tư cách pháp nhân
và có con dấu riêng. Sản phẩm của Công ty Điện lực ĐăkLăk là một dạng hàng
hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế cũng như tiêu dùng

hàng ngày nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực ĐăkLăk
cũng thay đổi theo thời gian. Để phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn của
Công ty Điện lực ĐăkLăk, ta lần lượt phân tích hiệu quả quản lý sử dụng của
toàn bộ vốn và từng nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn:
Hiệu quả sử dụng tổng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ta xem xét, phân tích các chỉ tiêu sau:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN
Bảng số 4 Đơn vị : tỷ đồng

* Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2003: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,66
Trang
CHỈ TIÊU
2003 2004 2005
2004/2003 2005/2004
+/- % +/- %
1. Doanh thu 274.67 335.67 356.17 60.99 22.21 20.50 6.11
2. Lợi nhuận 72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82
3. Tổng vốn 103.09
130.0
9
177.41 27.00 26.19 47.32 36.38
4. Hiệu suất sử
dụng toàn bộ
vốn = (1):(3)
2.66 2.58 2.01 -0.08 -3.16 -0.57
-22.19
5. Tỷ suất

LN/DT = (2):
(1)
0.264 0.014 0.003 -0.25 -94.86 -0.01
-77.22
6. Tỷ suất
LN/Vốn = (2):
(3)
0.70 0.03 0.01 -0.67 -95.02 -0.03
-82.27
11/38
đồng doanh thu.
Năm 2004: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,58
đồng doanh thu giảm 0.08 đồng (tương ứng 3,16%) so với năm 2003.Ta thấy
doanh thu tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng tổng vốn vẫn giảm, điều này là do
tổng vốn của công ty tăng lên và tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu.
Năm 2005:1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được
2,01đồng doanh thu giảm 0.57( tương ứng với 22,19% ) so với năm 2004. Cũng
tương tự như 2004, năm 2005 doanh thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn
kinh doanh lớn hơn nên làm cho hiệu suất sử dụng của tổng vốn vẫn bị giảm.
Hơn nữa trong năm này tỷ suất trên tổng vốn lại giảm rất nhanh cho thấy việc
tăng vốn kinh doanh của công ty là chưa hiệu quả.
Như vậy hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng
tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, do đó doanh thu được tạo ra bởi một đồng vốn
giảm theo các năm. Như vậy, công ty đã huy động được các nguồn vốn để mở
rộng sản xuất kinh doanh tuy nhiên do hiệu suất của tổng vốn giảm hàng năm
nên việc sử dụng vốn của công ty là chưa hiệu quả, công ty cần có những giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
* Tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu được xác định bằng cách chia
lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó cho biết một đồng doanh thu thi tạo ra

được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2003: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.264 đồng lợi nhuận.
Năm 2004: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.016 đồng lợi nhuận giảm 0.25
đồng (tức 94,86%). Đây là mức giảm khá mạnh, tuy doanh thu tăng nhưng lợi
nhuận năm 2004 lại giảm khá nhanh so với năm 2003 nên tỷ suất lợi nhuận của
tổng vốn giảm.
Năm 2005: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.003 đồng lợi nhuận giảm 0.01
đồng (tức 77,22%), tuy doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận giảm do đó tỷ suất
lợi nhuận giảm.
Như vậy, ta thấy rằng so với năm 2003 năm 2005 doanh thu tăng lên khá
nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm nên tỷ suất lợi nhuận năm 2005 giảm khá nhiều
so với năm 2003( giảm 0.26 đồng) . Điều này chứng tỏ chi phí, các khoản phải
thu và tồn kho tăng rất nhanh làm cho doanh thu tăng nhưng lợi nhuận và tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Công ty cần có các giải pháp để thu hồi các
khoản phải thu và giải phóng tồn kho, đồng thời tiết kiệm chi phí để tăng lợi
nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vố. Chỉ tiêu này phản
ánh một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2003: 1đồng vốn thu được 0,7đồng lợi nhuận.
Trang
12/38
Năm 2004: 1đồng vốn thu được 0,03 đồng lợi nhuận, giảm 0.67 đồng ( tức
95,02%) so với năm 2003. Do lợi nhuận giảm 67.83 tỷ đồng trong khi vốn kinh
doanh lại tăng lên 27 tỷ đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm với tỷ lệ
cao.
Năm 2005: 1đồng vốn thu được 0,01đồng lợi nhuận giảm 0.03 đồng
(tương ứng với 82,27% )so với năm 2004. Đây là tỷ suất lợi nhuận nhỏ, năm
2005 giảm rất nhiều( giảm 0.69 đồng) so với 2003, điều này là hiển nhiên vì
vốn ngày càng tăng trong khi lợi nhuận lại giảm.

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận qua các năm giảm dần. Tốc độ giảm khá nhanh,
một phần là do vốn ngày càng tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm còn
phải kể đến lợi nhuận giảm nhanh, điều này cho thấy công ty đã quản lý sử
dụng vốn chưa hiệu quả. Công ty cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh
doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau:
Trang
13/38
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Bảng số 5 Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
+/- % +/- %
1. Doanh thu
274.67 335.67 356.17 61.00 22.21 20.50 6.11
2. Lợi nhuận 72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82
3. VCĐ bình
quân
79.14
105.3
7
143.3
0
26.23 33.14 37.92 35.99
4. Hiệu suất
sử dụng
VCĐ= (1):

(3)
3.47 3.19 2.49 -0.29 -8.21 -0.70 21.97
5. Hàm
lượng VCĐ=
(3):(1)
0.29 0.31 0.40 0.03 8.95 0.09 28.16
6.Mức doanh
lợi VCĐ=
(2):(3)
0.91 0.04 0.01 -0.87 -95.28 -0.04 82.22
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh
doanh thi tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2003: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 3.47đồng
doanh thu. Đây là hiệu suất khá cao, chứng tỏ công ty đã vận dụng công suất
tương đối hiệu quả.
Năm 2004: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 3.19đồng
doanh thu giảm 0.29 đồng(tương ứng với 8,21%) so với năm 2003. Do vốn cố
định bình quân năm 2004 tăng 26.23 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ tăng 61 tỷ
đồng làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Như vậy năm 2004 công ty
đã huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mở rộng sản xuất nhưng
những công trình này vẫn chưa phát huy hết tác dụng, do đó mà hiệu suất sử
dụng vốn cố định giảm.
Năm 2005: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2.49 đồng
doanh thu giảm 0.7 đồng ( tương ứng với 21,97%) so với năm 2004. Cũng như
năm 2004, năm 2005 công ty cũng đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở vật chất,
đầu tư sửa chữa và xây mới các trạm điện, lưới điện tuy nhiên vẫn chưa phát
huy hiệu quả.
Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tại Điện lực Ba Đình là tốt do khả
năng sinh doanh thu của một đồng vốn cố định là khá cao, tuy nhiên xu hướng

đang ngày càng giảm. Doanh nghiệp đã khai thác sử dụng tưong đối hiệu quả
công suất của tài sản cố định. Tuy nhiên, với sự đầu tư may móc thiết bị trong
Trang
14/38
năm 2004, 2005 Điện lực Ba Đình cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công
nhân viên của mình hơn nữa để vận dụng công suất máy móc thiết bị. Hàng
năm công ty cũng phải đầu tư nâng cấp các máy móc thiết bị nhằm nâng cao
hơn nữa năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Dựa vào phương pháp thay thế liên hoàn, ta xem xét sự ảnh hưởng của câc
nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Mức ảnh hưởng của doanh thu:
∆2004/2003(DT) =
14.79
67.335
-
14.79
67.274
= 0.7707
Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
∆2004/2003(VCĐ)=
37.105
67.335
-
14.79
67.335
= -1.056
Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 so với 2003 là:
0.7707 - 1.056= - 0.2853
Vậy doanh thu tăng 61 tỷ đồng( tương ứng với 22,2%) làm hiệu suất sử
dung vốn năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0.7707 đồng và vốn bình quân

tăng 26.23tỷ đồng( tức là tăng 45,5 %) làm hiệu suất sử dụng vốn giảm
1.056đồng. Do đó làm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 giảm so với
năm 2003 là 0.2853đồng( tức là giảm 8.2%).
Tương tự như trên ta so sánh năm 2005 so với năm 2004:
∆2005/2004(DT) =
37.105
17.356
-
37.105
67.335
=0,1945
∆2005/2004(DT) =
3.143
17.356
-
37.105
17.356
= - 0.895
Doanh thu năm 2005 tăng 20.5 tỷ đồng với 2004( tăng 6.11%)làm cho hiệu
suất sử dụng vốn cố định năm 2005 tăng 0.1945 so với năm 2004 và vốn cố
định bình quân tăng 37.93(tương ứng là 35.99%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố
định giảm 0.895. Do đó, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 so với năm
2004 là: 0.1945 - 0.895 = - 0.7( tương ứng là 21,97%).
* Hàm lượng vốn cố định:
Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu .
Công thức tính:
Hàm lượng vốn cố định =
Qua bảng phân tích ta thấy, hàm lượng vốn cố định hàng năm tăng dần tức là
lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu qua các năm tăng:
năm 2004 tăng so với 2003 là 0.3 đồng; năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0.9

đồng . Điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp để điều chỉnh để tiết
Trang
15/38
kiệm chi phí.
* Mức doanh lợi vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lai bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Công thức tính:
Mức doanh lợi vốn cố định =
Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn cố định giảm. Năm 2004 giảm
0.87 đồng so với năm 2003( tức 95.28%), năm 2005 giảm 0.03 đồng so với
2004 ( tức 82,22%). Do không tiết kiệm được chi phí cố định cho sản xuất kinh
doanh cộng với các khoản chi phi như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
bán hàng … khá cao nên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
Theo phương pháp thay thế liên hoàn, ta xét mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến mức doanh lợi vốn cố định.
∆2004/2003(LN) =
14.79
55.4
-
14.79
38.72
= - 0.857
∆2004/2003(VCĐ) =
37.105
55.4
-
14.79
55.4
= -0.014

Do lợi nhuận năm 2004 giảm 67.83 tỷ đồng so với năm 2003 (tức 93.71%)
làm mức doanh lợi vốn cố định giảm 0.857 đồng. Vốn cố định tăng 26.23 tỷ
đồng (tức 33.14%) làm mức doanh lợi giảm 0.014tỷ đồng. Do vậy làm cho mức
doanh lợi của vốn cố định giảm : - 0.857 - 0.014 = 0.87tỷ đồng ( tức 95.28%).
Tương tự ta tính được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận và vốn
cố định đến mức doanh lợi năm 2005 so với 2004.
∆2005/2004(LN) =
37.105
1.1
-
37.105
55.4
= - 0.033
∆2005/2004(VCĐ) =
3.143
1.1
-
37.105
1.1
= -0.003
Do vậy năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận giảm 3.35tỷ đồng (tức
75,82%) làm mức doanh lợi vốn cố định giảm 0.033đồng và vốn cố định tăng
37.93tỷđồng (tức 35.9%) làm mức doanh lợi giảm 0.003đồng. Do đó tổng cả
hai yếu tố làm cho mức doanh lợi giảm 0.04 đồng(tức 82.22%).
Như vậy nguyên nhân dẫn đến mức doanh lợi của vốn cố định giảm là do lợi
nhuận qua các năm giảm trong khi đó vốn cố định bình quân lại tăng lên.
Tóm lại, Công ty Điện lực ĐăkLăk đã sử dụng vốn cố định chưa có hiệu
quả, mặc dù đã đầu tư mở rộng sản xuất, tăng doanh thu đều đặn qua các năm,
song lợi nhuận của công ty ngày càng giảm làm cho mức doanh lợi của vốn cố
định giảm. Công ty cần tìm cách khắc phục.

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Trang
16/38
Vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong tổng vốn sản xuất kinh
doanh. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường
xuyên và liên tục. Sự luân chuyển vốn lưu động phản ánh rõ nét nhất tình trạng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu
động tại Công ty Điện lực ĐăkLăk ta xét một số chỉ tiêu sau:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Bảng số 6 Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm
Chênh lệch
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
/- % /- %
1. Doanh thu
274.67 335.67 356.17 61.00 22.21 20.50 6.11
2. Lợi nhuận
72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82
3. VLĐ bình quân
21.74 26.40 27.38 4.65 21.40 0.99 3.74
4. Số vòng quay
= (1):(3)
12.63 12.72 13.01 0.08 0.66 0.29 2.28
Hệ số đảm nhiệm
= (3):(1)
0.079 0.079 0.077 -0.001 -0.660 -0.002 -2.233
6. Mức doanh lợi
VLĐ= (2):(3)
3.329 0.172 0.040 -3.157

-
94.822
-0.132
-
76.696
Qua bảng phân tích ta thấy trong những năm gần đây vồn lưu động của công
ty đã tăng đều đặn và khá ổn định. Doanh thu qua các năm tăng lên khá nhanh
và do đó mà vòng quay vốn lưu động cũng tăng lên. Tuy nhiên mức độ tăng lên
không đáng kể.
* Vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn và
cho biết một năm vốn lưu động quay được mấy vòng. Nó được xác định như
sau:
Vòng quay vốn lưu động =
VLDbq
th thu nhDoa
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2004 tăng 0.08 vòng( tương ứng
0.66%) so với năm 2003, năm 2005 tăng 0.29 vòng( tức 2.28 %)so với năm
2004. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của công ty được sử dụng ngày càng
hiệu quả hơn.
Xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động bình quân đến số
vòng quay vốn lưu động:
- Năm 2004 so với năm 2003:
∆2004/2003(DT) =
74.21
67.335
-
74.21
67.274
= 2.806
Trang

17/38
∆2004/2003(VLĐ) =
4.26
67.335
-
74.21
67.335
= - 2.725
Do doanh thu tăng 61tỷ đồng( tức 22.21%) làm vòng quay của vốn lưu động
tăng 2.806 vòng, nhưng do lượng vốn lưu động tăng 4.65 tỷ đồng (tức 21.4%)
nên vòng quay của vốn giảm xuống 2.725 vòng. Như vậy, tổng hợp cả hai nhân
tố thì số vòng quay vốn lưu động tăng lên : 2.806 - 2.725 = 0.08 vòng.
Tương tự như vậy ta xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động
bình quân tới số vòng quay vốn lưu động trong năm 2005 so với năm 2004:
∆2005/2004(DT) =
4.26
17.356
-
4.26
67.335
= 0.776
∆2005/2004(VLĐ) =
38.27
67.335
-
4.26
67.335
= - 0.455
Như vậy, doanh thu tăng 20.5tỷ đồng( tức 6.11%) làm vòng quay vốn lưu
động tăng 0.776 vòng; vốn lưu động bình quân tăng 0.99tỷ đồng( tức 3,74%)

làm vòng quay vốn lưu động giảm 0.455vòng. Như vậy tổng hợp cả hai nhân tố
thì số vòng quay của vốn lưu động tăng là:
0.776 - 0.455 = 0.3 vòng (tương ứng 2.28%).
Qua phân tích ở trên ta thấy công ty đã mở rộng sản xuất có hiệu quả, tăng
cường tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu đồng thời tăng tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu
động.
Công thức tính như sau:
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Hệ số đảm nhiệm qua các năm giảm dần tức số vốn lưu động mà công ty
bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu hàng năm giảm dần. Năm 2004 giảm
0.001đồng ( tức 0.66%) so với năm 2003. Năm 2005 giảm 0.002đồng (tức
2,23%) so với năm 2004. Vậy do doanh thu tăng 81.5 tỷ đồng trong khi đó vốn
lưu động bình quân chỉ tăng 5.64 tỷ đồng nên so với năm 2003, năm 2005 hệ số
đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0.003 đồng ( tương ứng với 2.89%).
Như vậy so với năm 2003, năm 2004 công ty đã tiết kiệm được số vốn là:
0.079×335.67-26.4 = 0.1754(tỷ đồng)
Năm 2004, công ty đã tiết kiệm được là:
0.079×356.17-27.38=0.6252(tỷ đồng)
Như vậy, qua các năm chi phí mà công ty tiết kiệm đã ngày càng tăng lên,
hay công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ còn nhỏ,
công ty cần có những giải pháp để tiết kiệm chi phí hơn nữa, qua đó làm tăng
Trang
18/38
lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Mức doanh lợi vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.

Công thức tính:
Mức doanh lợi VLĐ =
Qua bảng phân tích trên ta thấy mức doanh lợi vốn lưu động năm 2004 giảm
khá mạnh so với năm 2003(giảm 3.157 đồng tương ứng với 94.82%). Nguyên
nhân chính là do một số chi phí tăng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp… Hơn nữa do vốn tồn đọng khá nhiều trong các khoản phải thu
và tồn kho. Năm 2005 cũng giảm so với năm 2004 nhưng tỷ lệ ít hơn (giảm
0.123đồng tương ứng với 76.7%).
Xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức doanh lợi của vốn lưu động
:
+ Năm 2004 so với năm 2003:
∆2004/2003(LN) =
74.21
55.4
-
74.21
38.72
= - 3.12
∆2004/2003(VLĐ) =
4.26
55.4
-
74.21
55.4
= - 0.037
Tổng mức độ ảnh hưởng = - 3.12 - 0.037= - 0.3157
Do lợi nhuận giảm 68,83tỷ đồng (tương ứng là 93,71%) làm mức doanh lợi
của vốn lưu động giảm 3.12 đồng và do vốn lưu động bình quân tăng 4.65 tỷ
đồng làm cho mức doanh lợi giảm 0.037 đồng. Tổng hợp mức ảnh hưởng của
các nhân tố làm mức doanh lợi giảm:

-3.12 - 0.037 = 3.157đồng(tức 94.82%)
Năm 2005 so với năm 2004:
∆2005/2004(LN) =
4.26
1.1
-
4.26
55.4
= - 0.1307
∆2005/2004(VLĐ) =
38.27
1.1
-
4.26
1.1
= - 0.002
Tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố đến mức doanh lợi cảu vốn lưu động
là: - 0.1307 - 0.002 = - 0.132đồng.
Lợi nhuận năm 2005 giảm 3.45tỷ đồng (tương ứng 75.82%) so với năm
2004 làm mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0.1307đồng.
Vốn lưu động bình quân năm 2005 tăng 0.99tỷđồng(tức 3.74%) so với
năm 2004 làm mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0.002đồng. Do vậy đã làm
cho mức doanh lợi của vốn lưu động giảm 0.132đồng( tương ứng 76.7%).
Như vậy, do lợi nhuận qua các năm giảm trong khi vốn lưu động ngày
Trang
19/38
càng tăng nên làm cho doanh lợi vốn lưu động giảm mà mức giảm là rất đáng
kể. Mặc dù công ty đã huy động được các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về
vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình tuy nhiên vẫn chưa có hiệu
quả trong việc sử dụng vốn của mình. Điện lực Ba Đình cần có những giải pháp

để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
III. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk
3.1. Những kết quả đạt được:
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk ta có thể
nhận xét rằng: nhìn chung, Công ty Điện lực ĐăkLăk đã sử dụng vốn có hiệu
quả, cụ thể là:
- Khả năng bảo đảm về tài chính của Công ty Điện lực ĐăkLăk khá tốt được
thể hiện thông qua khả năng thanh toán của của công ty là rất cao, có được điều
này là do tổng tài sản cố định của công ty tăng rất nhanh trong những năm gần
đây.
- Sản lượng điện cung cấp ngày càng tăng, đáp ứng kịp thời, an toàn và liên
tục phục vụ cho các hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước, các cuộc hội
nghi quan trọng khác trong trên địa bàn tỉnh; cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao: không
làm hư hỏng, mất mát tài sản hoặc thất thoát lãng phí vốn, tự bổ sung và huy
động vốn đầu tư tài sản mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty Điện lực
ĐăkLăk ngày càng khẳng định vai trò vị thế của mình trong nền kinh tế quốc
dân.
- Công ty Điện lực ĐăkLăk đã thiết lập mở rộng mối quan hệ rộng rãi trên
cơ sở hợp tác tin tưởng lẫn nhau hai bên cùng có lợi đặc biệt là các ngân hàng.
Việc thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng là một điều kiện rất quan trọng
trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong quan hệ giao
dịch với khách hàng, bạn hàng tạo cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài uy tín,
hai bên cùng có lợi.
- Doanh thu của Công ty Điện lực ĐăkLăk tăng đều qua các năm đặc biệt
năm 2005 thì doanh thu của Điện lực đạt mức 356.17tỷ đồng. Điều này cho
thấy quá trình sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Đình ngày càng mở rộng.
- Công ty Điện lực ĐăkLăk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho cán
bộ công nhân viên chức của công ty và luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy

định của pháp luật về an toàn cung cấp điện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước: năm 2004 Công ty Điện lực ĐăkLăk đã nộp ngân sách nhà
nước 35.856 tỷđồng.
- Cùng với sự phân cấp ngày càng mở rộng của Tổng Công ty Điện lực Miền
Trung đối với Công ty Điện lực ĐăkLăk về quy chế phân cấp tài chính về quản
lý công nợ, về công tác đầu tư XDCB, khâu thiết kế hạ thế và duyệt quyết toán
công trình, tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng đã thực sự thúc đẩy việc triển khai
Trang
20/38
công tác quyết toán kịp thời. Công ty Điện lực ĐăkLăk đã triển khai thi công
nhanh quyết toán đúng thời hạn đảm bảo chất lượng công trình. Năm 2003 công
ty đã triển khai thi công và quyết toán 29 công trình sửa chữa lớn đồng thời làm
chủ đầu tư và triển khai thi công xong 9 công trình. Những công trình này nhằm
cấp điện phục vụ cho Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á(SEAGAMES22),
góp phần vào thành công của Đại hội, các công trình này cũng góp phần cấp
điện cho các phụ tải phát triển mới và san tải cho các trạm cũ nhằm chống quá
tải mùa hè năm 2003. Trong năm 2004 Điện lực triển khai thi công và hoàn
thành phê duyệt quyết toán xong 33 công trình với trị giá 3.12 tỷ đồng đạt
100% kế hoạch được giao. Cũng trong năm này Công ty Điện lực ĐăkLăk đã
làm chủ đầu tư và triển khai thi công xong 17 công trình với giá trị 4.9 tỷ đồng.
* Nguyên nhân:
- Hoạt động của Công ty Điện lực ĐăkLăk phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Đây là một điều kiện thuận lợi khách quan đối với Công ty Điện lực ĐăkLăk: Ở
Việt Nam, điện năng được nhà nước bảo hộ và quyết định giá cả; được nhà
nước ưu tiên như miễn giảm một số thuế… giúp công ty thuận tiện, giảm bớt
chi phí trong quá trình kinh doanh.
Việc Chính phủ ban hành một số luật thuế mới như VAT, thuế TTĐB, thuế
thu nhập doanh nghiệp tuy còn một số điều chưa thích hợp song nhìn chung nó
cho phép Công ty Điện lực ĐăkLăk nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung có một sân chơi công bằng thông thoáng hơn.
- Việc bố trí lao động ngày càng hợp lý, trình độ cán bộ công nhân viên
trong công ty ngày càng được nâng cao, đặc biệt là những người quản lý. Có
được như vậy là do Công ty Điện lực ĐăkLăk luôn quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi cho những người có khả năng học tập và nghiên cứu thêm để nâng cao
trình độ và chuyên môn.
- Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, thường xuyên
bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống lưới điện cũng như các trạm biến áp… giúp
cho việc cung cấp điện an toàn và giảm tổn thất điện năng.
- Công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
được tổ chức tốt và thường xuyên giúp Công ty Điện lực ĐăkLăk luôn năm
được tình hình vốn, nguồn hình thành, tình hình tăng giảm vốn trong kỳ, khả
năng đảm bảo vốn lưu động, tình hình về khả năng thanh toán… Trên cơ sở đó,
giúp doanh nghiệp đề ra được những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn,
xử lý các vấn đề về tài chính qua đó làm giảm mức độ lãng phí vốn, sử dụng
vốn đúng mục đích và làm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
3.2. Những tồn tại trong quá trình quản lý sử dụng vốn:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc quản lý sử dụng vốn của Công ty
Điện lực ĐăkLăk còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết. Qua phân tích ở
trên ta thấy, trong một số khâu công ty đã quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả,
đó là:
Trang
21/38
3.2.1. Trong khâu sản xuất và tiêu thụ điện:
+ Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn
vốn lưu động và ngày càng tăng qua các năm: các khoản phải thu tương ứng là:
2003 là 19.338 tỷ đồng; năm 2004 là 31.864 tỷ đồng; năm 2005 là 33.445 tỷ
đồng. Điều này làm nguồn vốn của công ty bị ứ đọng, điều này được thể hiện
qua số vòng quay vốn lưu động của công ty bị giảm qua các năm. Tình trang
chiếm dụng vốn ngày càng cao sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh

toán của mình. Tiếp nữa là công ty luôn phải đi vay để tiếp tục hoạt động kinh
doanh, trả lãi vay trong khi có vốn nhưng không sử dụng được, đây là một điều
rất bất hợp lý.
+ Một vấn đề nữa mà ta không thể không quan tâm ở đây đó là trong những
năm gần đây lợi nhuận của công ty ngày càng giảm, so với năm 2003, năm
2005 giảm 71.28 tỷ đồng, đây là mức giảm khá lớn.Tỷ suất lợi nhuận / doanh
thu và lợi nhuận / vốn cũng giảm qua các năm mặc dù mặc dù doanh thu và vốn
đầu tư tăng. Do đó mức doanh lợi của cả vốn cố định và vốn lưu động đều
giảm, đây là điều công ty cần quan tâm và giải quyết kịp thời.
* Nguyên nhân:
- Do những đặc điểm về hệ thống quản lý theo mô hình Tổng công ty: Công
ty Điện lực ĐăkLăk là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền
Trung hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Điện lực Miền Trung nên Công
ty Điện lực ĐăkLăk không dễ dàng tự quyết định đầu tư vào TSCĐ cũng như
đầu tư để thu hút nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đầu tư vào
các nguồn lực doanh nghiệp cần nguồn vốn dài hạn trong khi quy mô vốn nhỏ,
không huy động được vốn dài hạn mà phải đi vay các nguồn vốn ngắn hạn gây
khó khăn cho công tác quản lý vốn, cơ cấu vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk là
chưa hợp lý.
- Do đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp: Điện năng là một hàng hoá đặc
biệt – khách hàng dùng trước trả tiền sau nên doanh nghiệp thường không thu
được tiền ngay mà khách hàng của công ty thường nợ. Cho nên, tại một thời
điểm nhất định luôn tồn tại một khoản phải thu khá lớn nhưng sau một thời gian
ngắn khách hàng sẽ trả hết nợ cho doanh nghiệp.
- Một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được quản lý chặt
chẽ, chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao, việc sử dụng vốn còn lãng phí, kém
hiệu quả.
3.2.2. Trong khâu đầu tư XDCB:
Giá trị hàng tồn kho cao dưới dạng nguyên vật liệu trong các công trình xây
dựng do Điện lực Ba Đình làm chủ đầu tư và thi công sửa chữa (năm 2003 là

2.012 tỷ; năm 2004 là 2.162tỷ ; năm 2005 là 1.982tỷ) làm vốn lưu động của
công ty bị ứ đọng dẫn đến thiếu vốn kinh doanh lại phải vay ngân hàng, phải trả
chi phí lãi vay cho khoản vay đó tạo ra một vòng luẩn quẩn "vốn có nhưng phải
đi vay". Vốn lưu động tồn tại dưới dạng hàng tồn kho làm chúng chậm luân
chuyển, vòng quay của đồng vốn bị chậm lại từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng
Trang
22/38
vốn.
* Nguyên nhân:
- Do trong nhưng năm gần đây Công ty Điện lực ĐăkLăk phải triển khai thi
công sửa chữa khá nhiều công trình và làm chủ đầu tư thực hiện một số công
trình (số công trình năm 2004 là 33 với tổng mức đầu tư là 3.12 tỷ, năm 2005 là
17 với tổng mức đầu tư là 4.9 tỷ ) làm hàng tồn kho tăng, chi phí sản xuất kinh
doanh tăng và xuất hiện hiện tượng ứ đọng vốn.
- Trong những năm gần đây hiện tượng thời tiết bất thường, làm cho lưới
điện, các trạm biến áp, các phụ tải do công ty quản lý bị hư hỏng…
Chi phí sửa chữa tăng, quá trình sản xuất điện năng của công ty bị gián đoạn
gây tổn thất về doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu cụ thể và phân tích tình hình sản xuất
kinh doanh của Công ty Điện lực ĐăkLăk trong thời gian qua ta thấy: nhìn
chung tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực ĐăkLăk tương đối
hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế làm hiệu quả quản lý sử dụng vốn
của doanh nghiệp chưa thật sự cao.
Do vậy trong thời gian tới Công ty Điện lực ĐăkLăk cần có những giải pháp
thích hợp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đơn vị mình.

Trang
23/38
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ

DỤNGVỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂKLĂK
I. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Điện
lực ĐăkLăk:
1.1. Tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị:
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
đã ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống côn người. Lĩnh vực
sản xuất kinh doanh cũng là một trong những nơi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật
được ứng dụng khá mạng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh chính là một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp công ty tiết kiệm chi phí
đầu tư, chi phí nhân công, rút ngắn chu kì sản xuất, từ đó tăng tốc độ luân
chuyển của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả công ty không thể không
chú trọng nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị cho tương xứng với trình độ công
nghệ định áp dụng. Việc đầu tư, nâng cấp đổi mới trang thiết bị phải dựa trên cơ
sở đánh giá thực tế yêu cầu và tiến hành thanh lý tài sản cũ không còn sử dụng
nữa, bảo đảm sử dụng đúng mục đích yêu cầu tránh lãng phí. Trong những năm
gần đây hiện tượng thiên nhiên ở nước ta diễn biến rất phức tạp gây hư hỏng
cho hệ thống lưới điện, các trạm biến áp và các phụ tải của công ty nói riêng và
của ngành điện lực nói chung. Do đó công ty cần có sự sửa chữa, nâng cấp
thường xuyên các nhân tố này nhằm bảo đảm an toàn cung cấp điện và giảm
thiểu lãng phí do thất thoát điện năng trong qua trình truyền tải. Ngoài ra công
ty cũng cần thường xuyên nâng cấp sửa sang hệ thống nhà máy, văn phòng
trong công ty đảm bảo an toàn sản xuất, đầu tư đổi mới các tiện nghi để tạo ra
môi trường lao động làm việc thoải mái, khuyến khích cán bộ công nhân viên
cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên công tác này phải
được tính toán kỹ lưỡng tránh những lãng phí không cần thiết thì mới đem lại
hiệu quả thực sự.
Trước khi quyết định mua máy móc thiết bị mới, công ty cần biết rõ nguồn
gốc của máy móc, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn đánh giá kỹ thuật,

chất lượng, đánh giá khả năng thích ứng của máy móc với điều kiện của công ty
nhằm tránh tình trạng thiết bị, máy móc mua về không đáp úng được yêu cầu kỹ
thuật, chất lượng hoặc có công nghệ quá cao so với trình độ chuyên môn của
đội ngũ lao động và trình độ quản lý của công ty. Do đó không sử dụng được
hoặc sử dụng không hiệu quả gây khó khăn lãng phí vốn.
Riêng đối với tài sản thuộc loại thanh lý, nhượng bán công ty phải thành lập
hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá tài sản.
+ Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai.
+ Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ bỏ, dỡ bỏ, hỏng hóc phải tổ chức hội
đồng quản lý do Giám đốc Công ty Điện lực ĐăkLăk quyết định.
Trang
24/38

×