TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN NHÓM
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỀ TÀI:
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Thùy Dương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Nhiệm vụ của đề tài 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM
CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 6
1.1. Khái luận về người làm chứng 6
1.1.1. Khái niệm người làm chứng 6
1.1.2. Đặc điểm của người làm chứng 6
1.1.3. Vai trò của người làm chứng 8
1.1.4. Phân loại người làm chứng 9
1.1.5. Những trường hợp không được làm chứng 11
1.2. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng 12
1.2.1. Quyền của người làm chứng 12
1.2.2. Nghĩa vụ của người làm chứng 14
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM 15
2.1. Quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng 15
2.2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của người làm
chứng 16
2.3. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần 18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM 20
3.1. Giải pháp bảo đảm quyền của người làm chứng 20
3.1.1. Đối với quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng 20
3.1.2. Đối với quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, tinh thần của người làm chứng 20
3.2. Định hướng hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hơn nữa
quyền của người làm chứng 22
3.2.1. Quyền được trở thành người làm chứng 22
3.2.2. Quyền được mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình
tố tụng 23
3.2.3 Quyền được đối đáp, trình bày ý kiến tại phiên tòa 23
3.2.4. Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng 23
3.2.5 Quyền kháng cáo 23
3.2.6 Quyền tố cáo của người làm chứng 24
KẾT LUẬN 25
Trang 2/25
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, pháp luật Tố tụng Hình sự ngày càng đề cập nhiều đến vị trị, vai trò,
quyền lợi, nghĩa vụ của người làm chứng. Cụ thể, điều này quy định trong Bộ
luật Tố tụng Hình sự 2003 và thông qua các văn bản pháp luật như: Nghị quyết
số 04/2004/NQ-HĐTP và Nghị quyết 05/2005/NĐ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán; Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-
BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự đối
với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Gần đây nhất, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 về chi phí
giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố
tụng, bên cạnh đó là những Quyết định do Bộ công an ban hành nhằm quy định
quy trình dẫn giải người làm chứng không được xâm phạm trái pháp luật tính
mạng, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị dẫn giải, gồm: Quyết định số
810/2006/QĐ-BCA-C11 và quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA.
Những bổ sung tiến bộ về bảo đảm quyền của người làm chứng trong Tố tụng
Hình sự hiện hành đã quan tâm đến quyền con người theo nghĩa rộng, cụ thể là
đã bảo đảm một số quyền hiến định và luật định cho người làm chứng. Liệu rằng
việc ban hành những quy định trên lý thuyết có đi kèm với việc thực hiện hay
chưa, ngoài ra khi thực hiện đã và đang gặp phải những bất cập như thế nào, nay
để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này và đưa ra những giải pháp cụ thể dựa trên thực
trạng hiện nay, nhóm quyết định thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền, lợi ích của
người làm chứng theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.”
Trang 3/25
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về chế định người làm chứng
nhưng chỉ mới dừng lại ở việc phân tích về những vấn đề lý luận của người làm
chứng nói chung, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của người làm chứng…nhằm
đưa ra các vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật về người làm chứng
vào thực tiễn. Tuy nhiên lại chưa có một đề tài nào nghiên cứu tổng quát và khai
thác cụ thể các bất cập của pháp luật trong việc bảo đảm quyền lợi của người làm
chứng như quyền được bảo đảm về vật chất; quyền được bảo đảm an toàn về sức
khỏe, tính mạng; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần để từ đó đưa
ra các kiến nghị hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp, các chế tài để
giải quyết các vấn đề trên nhằm bảo vệ quyền lợi cho người làm chứng. Dưới đây
là các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, bài viết trên báo, tạp chí trong và
ngoài trường có liên quan mà nhóm tác giả thu thập, thống kê được trong quá
trình tìm hiểu để thực hiện đề tài “BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI
LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM”:
Trong trường:
Nguyễn Hữu Việt (2012), Chế định người làm chứng trong pháp luật Tố tụng
hình sự Việt Nam, luận văn cử nhân luật.
Phan Thị Thanh Thảo, Đoàn Thị Yến Vi (2006), Vai trò của người làm chứng
trong tố tụng hình sự, Công trình dự thi nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp
trường lần thứ X.
Ngoài trường:
Nguyễn Văn Cừ, (2006), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 3/2006, Bảo
vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại, trang 61.
Nguyễn Văn Cừ (2006), Tạp chí Kiểm sát số tháng 8/2006, Bàn thêm về việc
bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình
sự, trang 26.
Đinh Tuấn Anh (2008), Tạp chí Kiểm sát số tháng 4/2008, Một số vấn đề cần
chú ý về tâm lý xã hội của người làm chứng, trang 46.
Trang 4/25
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận:
+ Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chế định người làm chứng.
Trong đó đi sâu vào tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm, phân loại người làm
chứng cũng như vị trí, vai trò của họ trong quá trình tham gia tố tụng.
+ Hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Tổng hợp những nguyên nhân, thực trạng, hệ quả và những vấn đề phát
sinh từ việc áp dụng quy định pháp luật về người làm chứng.
+ Đưa ra các kiến nghị, các giải pháp để điều chỉnh một số vấn đề về mặt lý
luận nhằm hoàn thiện chế định người làm chứng.
+ Từ việc đưa ra các kiến nghị, các giải pháp, đề tài hướng đến việc giải quyết
các vướng mắc trong thực tế và quan trọng nhất là giúp các cơ quan nhà nước
thực thi pháp luật hiệu quả hơn, hạn chế các bất lợi, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người làm chứng.
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người nhất là cho người làm chứng,
giúp họ có thể hiểu một cách cơ bản nhất về quyền lợi mà họ được hưởng trong
quá trình vụ án được đưa ra xét xử, giúp họ mạnh dạn hơn khi ra tố giác tội
phạm và ra làm chứng bảo vệ công lý.
Trang 5/25
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái luận về người làm chứng
1.1.1. Khái niệm người làm chứng
Khoản 1 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đưa ra khái niệm người
làm chứng như sau: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án
đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.
Từ quy định trên của pháp luật, ta có thể hiểu người làm chứng là người
biết được tình tiết có liên quan đến vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng triệu tập tham gia tố tụng.1 Khái niệm này đã xác định một cách
chính xác về phạm vi, nội dung và tính chất pháp lý của người làm chứng, đó là
bất cứ người nào biết được tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến
hành tố tụng triệu tập đến để khai báo nên người làm chứng phải trực tiếp tham
gia tố tụng chứ không thể ủy quyền cho người khác hoặc cho người khác đại
diện.
1.1.2. Đặc điểm của người làm chứng
a) Người làm chứng phải là những người biết được các tình tiết có liên
quan đến vụ án.
Người làm chứng tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự không
chỉ là “người đứng ra xác nhận những gì mình đã chứng kiến, đã nghe thấy” mà
họ tham gia vào quá trình tố tụng là để trình bày một cách trung thực và chính
xác tất cả những tình tiết liên quan đến vụ án để các cơ quan tiến hành tố tụng sử
dụng làm chứng cứ trong vụ án hình sự, nhằm xác định sự thật khách quan của
vụ án. Do đó, nhận thức của người làm chứng về các tình tiết của vụ án có thể là
trực tiếp (trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy) hoặc gián tiếp (được người khác kể lại).
Việc người làm chứng biết được những tình tiết của vụ án một cách trực tiếp hay
gián tiếp chỉ liên quan đến việc đánh giá chứng cứ chứ không ảnh hưởng tới tư
cách tố tụng của họ. Đồng thời, theo tinh thần của luật, phạm vi “những tình tiết
liên quan đến vụ án” là phạm vi rộng. Nếu so sánh với “những vấn đề cần chứng
minh trong vụ án” quy định tại Điều 63 thì phạm vi này rộng hơn bởi lẽ Điều 63
chỉ quy định phạm vi tối thiểu những vấn đề cần phải được làm rõ trong bất kì vụ
án nào. Trong khi đó, phạm vi thông tin mà người làm chứng biết được là những
thông tin bất kì nào có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong quá
trình khai báo, người làm chứng phải nói rõ vì sao họ biết được những tình tiết có
liên quan đến vụ án, nếu không lời khai của họ sẽ không được chấp nhận, không
được dùng làm chứng cứ chứng minh và trong trường hợp này, tư cách của họ sẽ
bị bác bỏ.
b) Phải được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập.
Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự, trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, trang 122
Trang 6/25
Một người biết được các tình tiết của vụ án mà không được cơ quan tiến
hành tố tụng triệu tập thì không thể xem là người làm chứng. Hay nói cách khác
không có triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng thì một công dân cụ thể không
thể tham gia vào vụ án với tư cách người làm chứng. Quyết định triệu tập công
dân đến làm chứng của cơ quan tiến hành tố tụng chính là cơ sở pháp lý phát sinh
quyền và nghĩa vụ tố tụng hình sự của người làm chứng, đồng thời nó làm phát
sinh trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi triệu tập, lấy lời khai người làm
chứng. Về hình thức triệu tập người làm chứng, bên cạnh hình thức phổ biến là
giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng còn có thể có hình thức giản đơn là
thể hiện quyết định của điều tra viên về việc chấp nhận cá nhân cụ thể là người
làm chứng ngay trong biên bản lấy lời khai đầu tiên với người đó.
Trong thực tiễn điều tra có nhiều người biết tình tiết của vụ án đang điều tra
nhưng không trở thành người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền xét thấy
không cần thiết phải triệu tập họ để lấy lời khai với tư cách người làm chứng
trong vụ án. Trường hợp có nhiều người biết các thông tin liên quan đến vụ án,
các cơ quan tiến hành tố tụng phải có sự lựa chọn. Những người biết được nhiều
tin tức quan trọng, biết được các tình tiết một cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ;
những người có khả năng mô tả lại một cách tốt nhất những hiểu biết của họ mà
cơ quan điều tra đang cần; những người có thiện chí, có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ người làm chứng thường được các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn.
Việc lựa chọn triệu tập ai là người làm chứng sẽ làm giảm được khối lượng công
việc cũng như thời gian thu thập chứng cứ.
Bên cạnh đó, bởi vì người làm chứng là người biết về các tình tiết trong vụ án,
nên trong nhiều trường hợp chính các bị can, bị cáo, bị hại … trong vụ án hình sự
có thể yêu cầu tòa triệu tập người do mình chỉ định tham gia tố tụng với tư cách
là “người làm chứng” (Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003) – nhằm mục đích
làm sáng tỏ những vấn đề có lợi cho mình. Điều này cũng có nghĩa là bị can, bị
cáo cần chủ động tìm người làm chứng, chứ không nên chỉ trông chờ vào việc để
tòa án “tự động” triệu tập. Vì Tòa đâu thể biết hết mọi việc, trong khi luật qui
định quyền chứng minh – tức là quyền làm sáng tỏ sự thật – thuộc về bị can, bị
cáo (theo Điều 10 Luật Tố tụng hình sự 2003).
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc quy định điều kiện để trở thành người
làm chứng là phải được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thì chưa đáp ứng yêu
cầu phòng chống tội phạm mà cần thiết phải có quy định “mở” về người làm
chứng, đó là trường hợp biết được sự việc và tự mình đến làm chứng. Bởi lẽ
người làm chứng tham gia tố tụng trình bày những tình tiết sự việc cho các cơ
quan tiến hành tố tụng không phải chỉ để buộc tội hoặc tăng nặng trách nhiệm
hình sự cho bị can, bị cáo mà nó còn có thể gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho bị can, bị cáo (nếu có). Đồng thời, việc người làm chứng tự mình tìm
đến cung cấp, trình bày những tình tiết sự việc cho cơ quan tiến hành tố tụng
cũng là nhằm đảm bảo cho việc xử lý được đúng người đúng tội, tránh xảy ra oan
sai và cũng là để thực hiện tích cực nghĩa vụ công dân của họ (với điều kiện là
những thông tin họ cung cấp là có ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án và điều này lại thuộc khả năng nhận thức và đánh giá
của những người tiến hành tố tụng).
Trang 7/25
c) Tính không thể thay thế được.
Người làm chứng là người không thể thay thế trong tố tụng nên người làm
chứng không thể cử đại diện cho mình tham gia tố tụng.2 Bởi lẽ, lời khai người
làm chứng là loại chứng cứ mà nguồn của nó là lời khai của những con người cụ
thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách và nhân
cách … Ngoài ra, khác với những người tham gia tố tụng khác có thể tự mình
hoặc ủy quyền cho người đại diện thay mặt tham gia tố tụng (người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…) thì người làm chứng có nghĩa vụ tự mình
cung cấp và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến vụ án cho các cơ
quan tiến hành tố tụng (điểm b khoản 4 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003)
nên họ không thể cử người khác thay thế. Và cũng chính vì người làm chứng là
người tái hiện lại các tình tiết, sự kiện có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án nên
một người trong một vụ án không thể vừa là bị can vừa là người làm chứng, vừa
là người làm chứng vừa là giám định viên,… Do vậy nếu một người đã bị khởi tố
bị can thì không thể lấy lời khai của người đó theo trình tự lấy lời khai của người
làm chứng. Trường hợp người làm chứng chết hoặc không tìm được do thay đổi
địa chỉ thì lời khai của người làm chứng không thể thay thế bằng người khác
hoặc bằng những chứng cứ khác.
1.1.3. Vai trò của người làm chứng
Trong lịch sử phát triển của khoa học tố tụng hình sự, chế định người làm
chứng đã trải qua những thăng trầm nhất định và ngày nay lời khai của người làm
chứng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chứng cứ để giải quyết vụ án
hình sự. Mặt khác, người làm chứng tham gia vào quá trình tố tụng cũng là để
thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước và xã hội: “Đấu
tranh phòng chống tội phạm là nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và
mọi công dân” (theo nguyên tắc quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự
2003). Vì vậy, việc người dân tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội
phạm mà biểu hiện cụ thể ở đây là tham gia làm chứng trong vụ án hình sự có ý
nghĩa rất quan trọng, đó là biểu hiện của người làm chủ trong xã hội, tham gia
giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức xã hội nói chung và các cơ quan bảo
vệ pháp luật nói riêng. Bên cạnh đó, sự có mặt của người làm chứng cũng tác
động đến các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Đối với các chủ thể như nguyên đơn dân sự, người bị hại, họ cần sự có mặt
của người làm chứng để xác định những thiệt hại do người phạm tội gây ra cho
họ, làm căn cứ để xác định bồi thường thiệt hại.
Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, thông tin có được từ người làm chứng
có ý nghĩa trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự. Qua việc
khai báo, người làm chứng sẽ cung cấp các tình tiết mà họ biết về vụ án, từ đó cơ
quan có thẩm quyền sẽ cùng với các nguồn chứng cứ khác dùng làm căn cứ để
xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội
cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Hoạt
động tố tụng càng có tính tranh tụng cao bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 1999
Trang 8/25
các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì
vai trò người làm chứng càng được khẳng định. Những tình tiết mà người làm
chứng biết được vẫn là một trong những chứng cứ không thể thiếu được trong
quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc giải quyết vụ
án được nhanh chóng, chính xác, không bỏ sót tội phạm, không làm oan người vô
tội, tăng niềm tin của nhân dân vào pháp luật, công lý.
Đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu người làm
chứng là người biết các thông tin có thể giúp gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự hoặc hình phạt cho họ thì sự hiện diện của người làm chứng trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự sẽ có lợi cho họ. Trong trường hợp này, khả năng
người làm chứng gặp nguy hiểm do người phạm tội gây ra nhằm che giấu hành vi
mình đã thực hiện hầu như là không có. Ngược lại, nếu một người biết các tình
tiết trong vụ án hình sự là những thông tin có tính chất khẳng định sự việc, hành
vi phạm tội, lỗi, các tình tiết có tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự … thì khi
đó sự hiện diện của người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đối
với người phạm tội là không có lợi. Chính vì vậy, người đã thực hiện hành vi
phạm tội có thể có những hành vi gây nguy hiểm cho người làm chứng (có thể
trực tiếp với người làm chứng hoặc gây nguy hiểm cho người thân của người làm
chứng để tác động đến họ).
Như vậy, lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ
quan trọng được sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề cần được chứng minh
trong vụ án hình sự. Do đó, người làm chứng có thể tham gia tố tụng ở tất cả các
giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Kết hợp lời khai của người làm
chứng với những tình tiết của vụ án, với những chứng cứ, tài liệu thu thập được
từ những nguồn khác, các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể kết luận được
hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Ngược lại, có nhiều trường hợp do không thu
thập được lời khai cần thiết của người làm chứng và cơ quan tiến hành tố tụng
không thể khẳng định được sự thật khách quan và vì thế vụ án trở nên bế tắc.
Điều này cho thấy, chính giá trị và ý nghĩa của lời khai người làm chứng mới là
yếu tố có tính quyết định đến vai trò của họ khi tham gia tố tụng.
1.1.4. Phân loại người làm chứng
Yêu cầu của việc nghiên cứu người làm chứng trong tố tụng hình sự đòi
hỏi phải có sự phân loại những người làm chứng một cách cụ thể dựa trên những
căn cứ khác nhau. Việc phân loại người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng,
trong lựa chọn phương hướng điều tra, cách thức lấy lời khai, … sao cho đạt hiệu
quả cao nhất. Mỗi loại người làm chứng đều có đặc điểm riêng. Thực tế cho thấy,
ở mỗi lứa tuổi, mỗi trình độ nhận thức, hoàn cảnh khác nhau, … người làm
chứng có một cách tiếp cận thông tin khác nhau. Khả năng nhận thức của ng ười
làm chứng tham gia tố tụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức xã hội, sự
nhạy bén của các giác quan, mức độ chú ý, sự hứng thú và trạng thái tâm lý khi
nhận thức, sức khỏe, nghề nghiệp, mối quan hệ với người tham gia tố tụng
khác,… điều này cho thấy thông tin mà các cơ quan tiến hành tố tụng có thể khai
thác được ở những người làm chứng khác nhau là khác nhau và do vậy ảnh
hưởng rất nhiều đến kết quả chứng minh. Vì vậy, nắm bắt được những đặc điểm
Trang 9/25
tâm lý, suy nghĩ, nhận thức,… và những đặc điểm liên quan khác của người làm
chứng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lấy lời khai.
Muốn vậy phải dựa trên những kết quả phân loại người làm chứng để rút ra
những kết quả và đánh giá chính xác về đối tượng. Thông thường, có 5 cách phân
loại chủ yếu sau đây:3
- Căn cứ vào độ tuổi:
Người làm chứng dưới 16 tuổi
Người làm chứng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Người làm chứng từ đủ 18 tuổi trở lên
- Căn cứ vào đặc điểm thể chất, tâm thần:
Người làm chứng bình thường về thể chất và tâm thần
Người làm chứng có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần (nhưng
vẫn có khả năng làm chứng)
- Căn cứ vào đặc điểm quốc tịch và ngôn ngữ mà người làm chứng có khả
năng diễn đạt:
Người làm chứng là công dân Việt Nam
Người làm chứng là người nước ngoài
Người làm chứng là công dân Việt Nam nhưng không biết tiếng
phổ thông (như một số đồng bào thuộc dân tộc thiểu số)
- Căn cứ vào nguồn tài liệu chứng cứ phản ánh thông tin mà người làm
chứng nhận thức được:
Người làm chứng biết sự việc trực tiếp
Người làm chứng biết sự việc gián tiếp
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị cáo hoặc
người bị hại:
hại
người bị hại
Người làm chứng có mối quan hệ với bị can, bị cáo hoặc người bị
Người làm chứng không có mối quan hệ với bị can, bị cáo hoặc
Như vậy, việc phân loại người làm chứng giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng nắm bắt được các đặc điểm, các tác động tích cực hoặc hạn chế đối với
người làm chứng. Từ đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng kỹ thuật
lấy lời khai người làm chứng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để nhanh
chóng thu thập chứng cứ cũng như bảo đảm độ tin cậy của lời khai người làm
chứng trong quá trình chứng minh tội phạm và người phạm tội.
3
người làm chứng
Tham khảo trực tuyến tại:
/>Trang 10/25
Hoàng Quốc Hùng, Nghiệp vụ xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra bằng phương pháp lấy lời khai
1.1.5. Những trường hợp không được làm chứng
Khoản 2 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định những trường hợp
sau đây không được làm chứng:
“a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả
năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo
đúng đắn”.
Xét trường hợp thứ nhất, đối với người bào chữa của bị can, bị cáo mặc dù
biết rõ các tình tiết liên quan đến vụ án, lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng đối
với việc giải quyết vụ án nhưng do đã tham gia tố tụng với tư cách người bào
chữa của bị can, bị cáo thì không được tham gia làm chứng. Thực tiễn xét xử cho
thấy, người bào chữa của bị can, bị cáo có thể biết được các tình tiết của vụ án từ
nhiều nguồn và trong những khoảng thời gian khác nhau: có thể biết được các
tình tiết đó do có mặt ở nơi xảy ra tội phạm, do quen biết bị can, bị cáo hoặc do
được người khác kể lại; có thể người đó biết được các tình tiết vụ án trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa do được đọc hồ sơ vụ án, do tiếp xúc với bị
can, bị cáo … Nắm bắt được những thông tin này nhưng người bào chữa không
được tiết lộ những bí mật của bị can, bị cáo mà họ biết được trong khi làm nhiệm
vụ. Hơn nữa, người bào chữa tham gia tố tụng để thực hiện chức năng gỡ tội nên
chỉ đưa ra các chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo. Họ không thể làm chứng với
nghĩa vụ của người làm chứng là khai báo trung thực những gì họ biết về vụ án,
nghĩa vụ này mâu thuẫn với nghĩa vụ của người bào chữa. Do đó, quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là hợp lý nhằm đảm bảo sự
khách quan, vô tư cần thiết trong hoạt động tố tụng, bởi lẽ một người không thể
đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách là người bào chữa và người làm chứng
và với hai chức năng là buộc tội và gỡ tội.
Xét trường hợp thứ hai, đối với trường hợp người có nhược điểm về thể
chất hoặc tâm thần mà không có khả năng nhận thức hoặc khai báo đúng đắn
cũng là điều kiện hạn chế làm chứng. Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định căn
cứ để xác định trường hợp nào không có khả năng nhận thức và trường hợp nào
không có khả năng khai báo đúng đắn. Vì vậy để áp dụng, có thể chia thành hai
trường hợp:
- Trường hợp có nhược điểm về thể chất như câm, điếc, mù bị hạn chế về
khả năng nghe, nhìn, nói nhưng nếu có căn cứ cho rằng nhược điểm đó không
ảnh hưởng quyết định đến khả năng nhận thức và khai báo thì họ vẫn có thể tham
gia làm chứng khi có người thân hoặc người khác có thể giúp họ diễn đạt những
nội dung muốn trình bày. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật thì người làm
chứng là người biết được các tình tiết liên quan tới vụ án và những người có
nhược điểm về thể chất biết được các tình tiết theo cách riêng của họ. Người điếc
không nghe thấy được nhưng có thể nhìn thấy, người mù không thể nhìn thấy
được nhưng có thể nghe thấy … Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc xác định tư cách
làm chứng của ngững người này rất khó khăn vì đối với người hạn chế về thính
lực, thị lực, khả năng nghe, nhìn không tốt thì vấn đề cần phải quan tâm ở đây
Trang 11/25
không phải là tư cách làm chứng của họ mà là vấn đề đánh giá tính xác thực
trong lời khai của họ như thế nào.
- Những trường hợp có nhược điểm về tâm thần thì không được tham gia
làm chứng. Điều quan trọng ở đây là xác định có hay không nhược điểm về tâm
thần và nhược điểm tâm thần đến mức nào có thể hạn chế hoặc loại trừ khả năng
nhận thức của họ. Những vấn đề này các cơ quan tiến hành tố tụng không thể tự
mình trả lời được mà cần có sự trợ giúp của giám định tâm thần. Tuy nhiên lời
khai của họ nhiều khi rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn điều tra nhằm tìm ra
chứng cứ khác, định hướng điều tra để loại bỏ hay khẳng định các giả thiết điều
tra. Do vậy vấn đề quan trọng là cần đánh giá lời khai đó. Bởi lẽ trong giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử mọi thông tin liên quan đến tội phạm dù nhỏ vẫn có ý
nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
1.2.1. Quyền của người làm chứng
Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 không quy định về bảo đảm quyền của
người làm chứng mà chỉ có những nghĩa vụ mà người làm chứng phải thực hiện
khi tham gia vào quan hệ tố tụng. Do đó, việc quy định một số quyền về nhân
thân và quyền tài sản của người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là
một điểm tiến bộ so với Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và điều này là rất cần thiết
vì các lý do sau:
- Thứ nhất, người làm chứng tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, trước hết
với tư cách là một con người và đồng thời là người tham gia đảm bảo công lý.
Vậy nên họ xứng đáng được hưởng các quyền dân sự và được pháp luật hình sự
bảo đảm các quyền con người, quyền công dân của họ được thực thi trên thực tế.
- Thứ hai, tuy pháp luật quy định nhiều nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự
nhưng theo ý nghĩa nguyên thủy của chứng cứ thì có hai loại chứng cứ quan
trọng nhất đó là vật chứng và nhân chứng. Người làm chứng có vị trí, vai trò đặc
biệt trong quá trình chứng minh tội phạm, đôi khi lời khai của họ còn có tác dụng
hơn cả vật chứng trong quá trình điều tra tội phạm. Do đó việc bảo đảm pháp luật
các quyền tố tụng của người làm chứng sẽ góp phần giúp các cơ quan tiến hành
tố tụng xác định sự thật của vụ án hình sự một cách khách quan, toàn diện, đầy
đủ.
Ngoài ra, những sửa đổi bổ sung tiến bộ về bảo đảm quyền của người làm
chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành đã quan tâm đến quyền con người
theo nghĩa rộng, bảo đảm một số quyền hiến định cho người làm chứng. Xuất
phát từ nguyên tắc có tính chất hiến định “ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội
được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp
và luật” (Điều 50 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992). Phần lớn các quyền của người làm chứng quy định tại điều 55 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003 được cụ thể hóa từ các quyền hiến định của công dân quy định
trong đạo luật cơ bản của Nhà nước (Hiến pháp) cụ thể là:
Trang 12/25
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu đối với tài sản, thu nhập
hợp pháp (quy định tại Điều 58 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992).
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm (quy định tại Điều 71 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992);
+ Quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào (quy định tại Điều 74 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992)
Xét ở khía cạnh luật định, các quyền của người làm chứng được quy định
tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau:
- Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng.
Với sự giúp đỡ của người làm chứng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể dễ
dàng hơn trong việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, khi ra làm chứng, người
làm chứng đã vô tình tạo ra sự xung đột về mặt lợi ích với bị can, bị cáo hoặc
người bị hại. Chính vì vậy, họ có thể gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, bị
tổn hại về danh dự, nhân phẩm trước sự đe dọa từ những chủ thể đó hoặc từ
những người thân thích của họ. Do đó, pháp luật quy định quyền này cho người
làm chứng để giúp họ an tâm khi tham gia vào hoạt động tố tụng cũng như đảm
bảo thực thi pháp luật trên thực tế.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng.
Đây là quyền của người làm chứng được cụ thể từ nguyên tắc "bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự" quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003. Từ đó, người làm chứng có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình khi có sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại về vật
chất và tinh thần cho họ.
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác
theo quy định của pháp luật.
Khi người làm chứng tham gia vào quá trình tố tụng, họ phải sắp xếp thời
gian của mình để có thể hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà
nước. Họ phải xin phép nghỉ việc, chịu tổn thất về tiền l ương để có mặt theo sự
triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, họ cũng phải tự bỏ tiền ra để
trả cho các chi phí ăn ở, đi lại nếu như họ ở cách quá xa nơi cơ quan tiến hành tố
tụng triệu tập họ. Với vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng giải quyết vụ án hình sự, người làm chứng xứng đáng được pháp luật đảm
bảo quyền này để bù đắp những chi phí đó.
Như vậy, những sửa đổi bổ sung tiến bộ về bảo đảm quyền của người làm
chứng trong tố tụng hình sự 2003 đã đảm bảo nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ
các quyền cơ bản của công dân” được quy định tại Điều 4 - một trong những
Trang 13/25
nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự nhằm đề cao và tôn trọng các quyền
của con người theo nghĩa rộng trong mọi hoạt động tố tụng. Đây chính là dấu
hiệu thể hiện pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quan tâm đến quyền con
người theo nghĩa rộng cụ thể là đã bảo đảm một số quyền hiến định và luật định
cho người làm chứng - một chủ thể tham gia tố tụng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc góp phần giúp cơ quan tiến hành tố tụng, chứng minh tội phạm.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quyền tiến bộ này của người làm chứng vẫn còn
tồn tại rất nhiều bất cập, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đề ra
và nhóm tác giả sẽ phân tích kĩ lưỡng hơn trong chương 2 của bài tiểu luận này.
1.2.2. Nghĩa vụ của người làm chứng
Nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại khoản 4 Điều 55 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng
mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b)Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do
chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự;
khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật
hình sự”.
Thông qua những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người làm
chứng có những quyền lợi hợp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi người làm
chứng phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Nhà nước chỉ có thể đảm
bảo quyền cho họ khi họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nhưng điều ta cần
khẳng định ở đây là lý do mà họ tham gia vào vụ án hình sự không phải là vì lợi
ích cá nhân của riêng họ mà là vì lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần làm
sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Vì thế có ý kiến cho rằng những quy định
về nghĩa vụ của người làm chứng còn quá nghiêm khắc bởi lẽ người làm chứng
khi tham gia tố tụng thực chất chỉ nhằm mục đích giúp đỡ các cơ quan tiến hành
tố tụng, họ không có quyền lợi gì trong vụ án nhưng họ lại có thể bị dẫn giải, bị
truy cứu trách nhiệm hình sự … Ngoài Điều 55 là điều luật quy định một cách
tương đối toàn diện về nghĩa vụ của người làm chứng, trong Bộ luật Tố tụng hình
sự 2003 còn có một loạt các điều luật khác nằm rải rác ở các chương quy định về
các nghĩa vụ của họ trong các giai đoạn khác của hoạt động tố tụng hình sự (Điều
133 quy định về việc triệu tập người làm chứng; Điều 134 quy định về dẫn giải
người làm chứng; Điều 138 quy định về việc tiến hành đối chất có sự tham gia
của người làm chứng; Điều 139 quy định về việc tham gia nhận dạng của người
làm chứng; khoản 2 Điều 150 quy định về việc tham gia khám nghiệm hiện
trường của người làm chứng; khoản 2 Điều 153 quy định về việc tham gia trong
quá trình thực nghiệm điều tra của người làm chứng; Điều 192 quy định về sự có
mặt của người làm chứng tại phiên tòa). Điều đó giải thích một thực tế là mặc
dù người làm chứng có vai trò rất quan trọng giúp làm sáng tỏ sự thật của
vụ án nhưng nghĩa vụ của người làm chứng lại nặng nề hơn rất nhiều so
với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng.
Trang 14/25
CHƯƠNG HAI
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
Dù rằng, pháp luật đã quy định quyền lợi của người làm chứng và những quy
định bảo vệ người làm chứng tránh khỏi những thiệt hại về vật chất, tinh thần,
danh dự, nhân phẩm, tuy nhiên hiện nay việc áp dụng vẫn còn những bất cập.
Một số nơi thực hiện đúng quy định, người làm chứng được bảo đảm quyền lợi
một cách tối đa, nhưng cũng có một số nơi, việc thực thi chưa rõ ràng làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người làm chứng. Một số thực trạng được nêu ra sau
đây sẽ minh chứng cho điều này.
2.1. Quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã tiến bộ hơn Bộ luật Tố tụng Hình
sự 1988 trong quy định người làm chứng được cơ quan triệu tập thanh toán chi
phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật theo điểm c khoản 3
Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Bên cạnh đó là Pháp lệnh số
02/2012/UBTVQH13 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm
chứng, người phiên dịch trong tố tụng được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban
hành, theo đó chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả
cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng tính
căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan và chi phí này được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan
tiến hành tố tụng. Chi phí cho người làm chứng bao gồm một hoặc một số chi
phí: chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng; chi phí đi lại; chi phí lưu
trú; các chi phí khác theo quy định của pháp luật và đây là mức tạm ứng chi phí
cho người làm chứng. Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, đây
cũng là một sự bổ sung, hoàn thiện những thiếu sót về quyền được bảo đảm về
vật chất của người làm chứng.
Trước đây, khi chưa có những quy định về chi phí cho người làm chứng đối
với pháp luật tố tụng Hình sự nói riêng và những ngành luật yêu cầu người làm
chứng, họ bị thiệt thòi rất nhiều. Họ bị triệu tập bất cứ lúc nào, và không được trả
chi phí thích đáng, đến nổi có một số người sửa đổi lời khai để được một phần lợi
ích vật chất nào đó. Cụ thể, mới đây, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
xử một vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại phiên tòa,
Hội đồng xét xử đã xét hỏi người làm chứng vì sao cho lời khai gian dối, thì bà
cho biết bên nguyên đơn hứa nếu thắng kiện sẽ tặng bà điện thoại di động xịn
nhất hiện nay nên bà mới làm vậy.4
4
Tham khảo trực tuyến tại: />chung-khai-sai.htm
Trang 15/25
Hoàng Yến (2011) Khó xử khi người làm chứng khai sai, báo Pháp luật
Hơn nữa, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 chưa tạo ra được cơ sở pháp lý phù
hợp để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của
mình - hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm và xác lập
chân lý của vụ án. Cơ sở pháp lý liên quan đến những quyền lợi vật chất của
người làm chứng chưa được hướng dẫn cụ thể, thủ tục như thế nào để quyền lợi
của họ được bảo đảm, được nhận đúng và đủ số tiền mà họ đáng được hưởng khi
ra tòa làm chứng bảo vệ công lý.
2.2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của người làm
chứng
Cùng với sự tiến bộ về quyền được đảm bảo vật chất cho người làm chứng, Bộ
luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định người làm chứng được quyền yêu cầu cơ
quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình.5 Theo quy định tại điều 7
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 thì người làm chứng cũng như người thân
thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân
phẩm thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp
cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một số quy định nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người
làm chứng, cụ thể Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 ngày 04/07/2006 ban
hành quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa
và quy trình thi hành án tử hình và Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA ngày
10/09/2008 ban hành quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi
hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ
trợ tư pháp thuộc công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự.
Theo đó, khi tổ chức dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, công an không
được khóa tay, xích chân người làm chứng6 và khi đến nơi xét xử, đưa người làm
chứng vào khu vực riêng và chỉ đưa người làm chứng ra trước tòa khi có yêu cầu
của Hội đồng xét xử.7 Trường hợp người làm chứng ở xa nơi xét xử, thời gian
dẫn giải phải qua đêm thì trước khi dẫn giải, đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư
pháp phải trao đổi thống nhất với Tòa án về việc bố trí phương tiện dẫn giải, nơi
ăn, nghỉ cho người làm chứng.8
Thực tiễn xét xử ở nước ta cũng cho thấy trong nhiều vụ án lớn liên quan đến
băng nhóm xã hội đen như vụ án Năm Cam tại Thành phố Hồ Chí Minh9 thì gần
như những người làm chứng được tòa án triệu tập đã không có mặt. Gần đây
trong một vụ án về tội cố ý gây thương tích Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã phải hoãn phiên tòa vì vắng mặt nhiều người làm chứng quan trọng. Sau
đó Tòa xuống địa phương xác minh và làm việc với từng người làm chứng. Họ
5
6
810/2006/QĐ-BCA-C11
7
8
9
Tham khảo trực tuyến tại: />neu-khong-den-toa/10833002/218/
Trang 16/25
Điểm a khoản 3 Điều 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự
Điểm b khoản 2 Điều 9 Quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA và khoản 1 Điều 10 Quyết định số
Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11
Khoản 3 Điều 10 Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11
Nhân chứng vụ Nam Cam sẽ bị dẫn giải nếu không đến Tòa
đều khẳng định đã nhiều lần khai với cơ quan điều tra về các tình tiết của vụ án,
cam đoan lời khai của mình là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của
mình nhưng kiên quyết từ chối ra tòa. Họ giải thích trong vụ án còn có một người
đi theo “bảo kê” cho bị cáo nhưng cơ quan điều tra không làm rõ lai lịch và vai
trò của người này trong vụ án. Vì ngại “người chưa lộ mặt ” này nên họ không
dám ra tòa làm chứng. Tòa tiếp tục xử và chấp nhận cho những người làm chứng
vắng mặt. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho rằng áp dụng dẫn giải người làm
chứng trong trường hợp này là “ làm khó” cho họ.10
Theo như Thiếu tướng Trần Văn Nho đề cập thì để mọi người vượt qua sự e
ngại này, thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã kiên quyết tấn công tội
phạm, đánh mạnh, đánh nhanh, đánh trúng các đối tượng phạm tội và răn đe
những kẻ có manh nha gây nguy hiểm cho người làm chứng. Thực tế cũng đã
chứng minh điều đó. Trong phiên toà sơ thẩm xử vụ án Khánh “trắng", có rất ít
người làm chứng đến dự và khai báo trước Hội đồng xét xử vì sợ đồng bọn của
Khánh “trắng" trả thù. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm, Công an Thành phố Hà
Nội có công văn gửi đến từng địa bàn có người làm chứng ở, quy định rõ: nếu
người làm chứng hoặc bị hại nào bị đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng,
sức khỏe thì thủ trưởng trực tiếp của địa bàn đó phải chịu trách nhiệm trước cấp
trên. Nhờ sự kiên quyết đó mà đến phiên tòa phúc thẩm, hầu hết các người làm
chứng đã có mặt.11
Một số người làm chứng đã bị vạ lây đến tính mạng khi vô tình phát hiện ra án
mạng, cụ thể là vụ việc của Liệt, sau khi bóp cổ người hứa cho mình mượn vàng
là bà Tha chết, Liệt cạy tủ lấy tài sản thì ông Đúng (hàng xóm của bà Tha cũng là
người làm chứng trong vụ việc này) đi vào. Sợ bị phát hiện, Liệt đã lấy búa đập
ông Đúng chết tại chỗ. Hắn dựng hiện trường giả, đi mua xăng rồi quay lại đốt
xác 2 nạn nhân …12
Bên cạnh lý do lo sợ cho sự an toàn của bản thân và người thân của mình thì
sự vắng mặt của người làm chứng còn có lý do khác nữa: đối xử không thiện chí,
không khách quan từ phía những người tiến hành tố tụng đối với họ. Trong vụ án
bị cáo Nguyễn Minh Hùng hai lần bị Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh kết án tử
hình và cả hai lần đều bị Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao hủy án để điều
tra lại, xung quanh lời kêu oan của bị cáo còn có nỗi đau và nước mắt của những
công dân lương thiện bị đối xử thậm tệ khi họ tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng. Báo chí đã phải dùng cụm từ là “hành hạ nhân chứng”. Bị cáo Hùng
và vợ đã đưa ra trước tòa chứng cứ chứng minh sự vô tội của Hùng là sự kiện họ
đã tham dự sinh nhật của chị Thuyết - người bạn của hai vợ chồng – vào thời
điểm xảy ra vụ án. Chị Thuyết đã được cơ quan điều tra và Tòa án triệu tập tham
gia vào vụ án với tư cách là người làm chứng. Cơ quan điều tra đã nhiều lần mời
chị đến làm việc trong hai ngày liên tục cả sáng và chiều. Tại phiên tòa người
làm chứng đã phải bật khóc khi bị tòa xét hỏi theo kiểu áp đặt “Chị là một giáo
10
11
Tham khảo trực tuyến tại: />12
Tham khảo trực tuyến tại: />Trang 17/25
Thanh Tâm (2007), Khi nào nhân chứng hết “ngán“ ra tòa, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
T. Hóa (2006), Để nhiều người sẵn sàng làm chứng, báo Công an nhân dân
Nam Giao (2008), Giết nhân chứng vụ cướp rồi đốt xác
viên đào tạo cả một thế hệ mà khai báo như vậy à?” Người làm chứng khác trong
vụ án này là Nguyễn Tuấn Bình cũng bất bình không kém: “Tôi gặp Hùng thì nói
là gặp Hùng nhưng không hiểu sao cơ quan điều tra làm tôi mất thời gian nhiều
quá. Lúc đầu thì điều tra viên nói chuyện thấy được, nhưng sau đó gắt gỏng quá.
Tôi thấy vậy phản ứng lại rằng tôi là người làm chứng mà sao mấy anh đối xử
như vậy? Nhưng các điều tra viên cứ ép tôi nói theo hướng phản lại những lời
khai ban đầu của tôi. Rồi các anh công an mặc sắc phục vào tận cơ quan tôi gửi
giấy mời nhiều người trong cơ quan cứ nghĩ tôi là tội phạm gì hay sao mà công
an cứ mời tôi hoài”.13
Người làm chứng là một trong những người quan trọng giúp cho vụ án được
khách quan và làm cơ sở cho Tòa quyết định một cách sáng suốt và công bằng
nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp người làm chứng vì bị đe dọa mà
vắng mặt tại buổi xét xử14 và không dám tố giác vì sợ trả thù.15
2.3. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần
Pháp luật Tố tụng hình sự còn quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, tinh thần của người làm chứng tại điểm a khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng
Hình sự.
Người làm chứng ở bất kỳ vụ án hình sự nào cũng đều có quyền yêu cầu bảo
vệ. Đã là vụ án hình sự thì mọi trường hợp rủi ro đều có thể xảy ra và người làm
chứng được yêu cầu bảo vệ không chỉ trong thời gian làm chứng mà trong cả
cuộc sống hàng ngày. Khi người ta đã yêu cầu thì cơ quan tố tụng, cán bộ tố tụng
phải đáp ứng quyền đó, tất nhiên không phải bằng lời hứa mà phải bằng một hình
thức có giá trị pháp lý, theo Thẩm phán Đinh Văn Quế là bằng văn bản.16
Một vụ việc cụ thể gây ảnh hưởng tinh thần của người làm chứng đó là việc
một thẩm phán và thư ký tòa trực tiếp thụ lý vụ án đến nhà riêng của người làm
chứng thuyết phục và đọc lời khai cho người làm chứng viết theo hướng có lợi
cho một bên đương sự đã gây bức xúc trong dư luận tại thành phố Thái Nguyên,
thậm chí ngay trước mặt bố mẹ của người làm chứng những vị “quan tòa” này
còn dùng lời lẽ lăng mạ, xúc phạm người làm chứng sau khi không thuyết phục
được người làm chứng khai theo ý đồ của họ.17
Trường hợp bà Lưu Thị Gấm, 47 tuổi, là mẹ của bị cáo Nguyễn Văn Cường
đứng trước cổng Tòa án Nhân dân Thành phố Uông Bí liên tục văng ra những lời
13
Tham khảo trực tuyến tại: />14
Tham khảo trực tuyến tại: />doa/45235587/218/
15
Tham khảo trực tuyến tại: www.baomoi.com/Home/PhapLuat/www.anninhthudo.vn/Khong-dam-to-cao-
vi-so-tra-thu/7413961.epi
16
Tham khảo trực tuyến tại: />17 Tổ PVĐT (2011), Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên: Thẩm phán bị tố dụ dỗ, ép buộc nhân
chứng ?
Tham khảo trực tuyến tại: />thanh-pho-thai-nguyen-tham-phan-bi-to-du-do-ep-buoc-nhan-chung.html
Trang 18/25
M.T (2007), Nước mắt và nỗi đau của người làm chứng, báo Thanh niên
N.V.C (2007), Hoãn phiên tòa vì nhân chứng bị đe dọa
Bảo Linh (2011), Không dám tố cáo vì sợ bị trả thù, báo An ninh Thủ đô
Đức Minh (2007), Để họ không còn sợ đến tòa, báo Pháp luật
lẽ thô tục để lăng mạ người làm chứng tại tòa (một bảo vệ của Công ty Than
Vàng Danh). Không dừng lại ở đó, bà Gấm ra một cửa hàng thuốc gần tòa án
mua một xi-lanh rồi chích vào ven lấy máu đe doạ là mình đã bị nhiễm AIDS và
sẽ đâm người làm chứng. Trước tình hình đó, Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp, Công an
Thành phố Uông Bí đã triển khai lực lượng ngăn chặn.18
Hơn nữa, thay vì dẫn giải người làm chứng thì Cơ quan có thẩm quyền lại thực
hiện điều đó như là việc bắt người làm ảnh hưởng tinh thần của người làm chứng.
Cụ thể, trong một vụ việc, khi đang ngồi chơi nhà người em họ, chị Đỗ Thị Liễu
(người làm chứng trong vụ án) bị cảnh sát ập vào rút súng, còng tay bắt đi. Theo
phản ánh của người nhà chị Liễu, một cán bộ công an yêu cầu gia đình chị nộp
60 triệu đồng sẽ thả người.19
Để người làm chứng thực hiện tốt công tác bảo vệ pháp luật khi ra làm chứng,
thì họ phải có một tinh thần tốt, được cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ tinh thần
cho họ. Nhưng vẫn có một số trường hợp, người làm chứng lâm vào tình trạng
tinh thần không tốt khi bị bắt làm chứng. Cụ thể, trường hợp câu chuyện của một
cô bé 13 tuổi phải ra làm chứng trong phiên tòa xử vụ bố bạo hành dẫn đến cái
chết của mẹ khiến bất cứ người nào có lương tâm cũng phải đau xót,20 trường
hợp khác là ép một em bé 13 tuổi là người làm chứng cho bị cáo nói theo lời của
người tố cáo.21
So với quy định đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người làm chứng thì quy
định bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người làm chứng không được quy
định đầy đủ. Quyền bảo đảm về vật chất thì có Pháp lệnh số
02/2012/UBTVQH13 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm
chứng, người phiên dịch trong tố tụng, về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì có
Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 và quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA.
Nhưng về danh dự, nhân phẩm, tinh thần thì chưa có văn bản cụ thể nào quy
định, hướng dẫn ngoài trừ Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
18
Tham khảo trực tuyến tại: />19
Tham khảo trực tuyến tại: />chung-nao-dong-thon-que/4412700.epi
20
Tham khảo trực tuyến tại: sao-tan-
nhan-the html
21
Tham khảo trực tuyến tại:
/>Trang 19/25
Nổ súng trong phiên toà xét xử
Nguyễn Trường (2010), Dẫn giải “nhân chứng” náo động thôn quê, Báo Tiền Phong
Quỳnh Anh (2012), Bắt em ra tòa làm chứng, sao tàn nhẫn thế?
Ép nhân chứng của bị cáo nói theo người tố cáo
CHƯƠNG BA
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM
CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Giải pháp bảo đảm quyền của người làm chứng
Người làm chứng trong vụ án hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần
làm sáng tỏ sự thật khách quan, tạo cơ sở cho tòa án ra phán quyềt đúng người
đúng tội, đảm bảo nguyên tắc “không để lọt tội phạm và không làm oan người vô
tội”, do đó việc hoàn thiện chế định người làm chứng cùng với những biện pháp
bảo đảm quyền của người làm chứng là hết sức quan trọng và cần thiết trong tình
hình mới hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định quyền
và lợi ích hợp pháp của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam, nhóm tác giả xin đưa ra một số giải pháp bảo đảm quyền của người làm
chứng như sau:
3.1.1. Quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng
Để khuyến khích người làm chứng có thái độ khai báo tích cực, hợp tác cung
cấp những thông tin có giá trị giúp cơ quan điều tra giải quyết vụ án hình sự một
cách nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật thiết nghĩ cần sớm ban hành
các quy định sau:
- Khen thưởng cho người làm chứng. Có thể nhận xét rằng quyền của người
làm chứng được quy định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 là rất khiêm tốn.
So với nghĩa vụ của người làm chứng thì thấy dường như nghĩa vụ của người làm
chứng nhiều và nặng nề hơn rất nhiều so với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ
được hưởng mặc dù họ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp làm sáng tỏ vụ
án. Do đó, việc có cơ chế khuyến khích vật chất sẽ giúp người làm chứng tự
nguyện và có trách nhiệm hơn trong việc khai báo những tình tiết mà mình biết
được cho cơ quan tiến hành tố tụng, giúp nhanh chóng phát hiện tội phạm và giải
quyết vụ án.
- Bồi thường cho người làm chứng nếu họ không được bảo vệ kịp thời.
Theo quy định thì người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của mình khi tham gia tố tụng. Do đó, khi người làm chứng có yêu cầu mà
cơ quan triệu tập chậm trễ trong việc bảo vệ thì phải bồi thường các thiệt hại cho
người làm chứng do việc chậm trễ gây ra. Việc bảo đảm cho người làm chứng
quyền này vừa bảo đảm nguyên tắc công bằng trong hoạt động tố tụng hình sự,
thể hiện bản chất dân chủ của tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hiện
đại, góp phần quan trọng trong việc khắc phục các sai sót trong quá trình tiến
hành tố tụng và giúp nâng cao trách nhiệm của cơ quan triệu tập trong việc bảo
vệ người làm chứng.
3.1.2. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tinh thần của người làm chứng
Người làm chứng là người đưa ra lời khai, cung cấp các thông tin về những
vấn đề liên quan đến vụ án góp phần làm sáng tỏ sự thật và giải quyết đúng đắn
vụ án. Vì vậy họ và những người thân thích của họ có nguy cơ bị người phạm tội,
Trang 20/25
thân nhân hoặc “đàn em, chiến hữu” của người phạm tội đe dọa, gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe, uy hiếp tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm là rất cao.
Tuy nhiên, luật lại không quy định cụ thể đó là những biện pháp nào. Do đó, để
góp phần bảo vệ an toàn về tính mạng sức khỏe cũng như tinh thần, danh dự,
nhân phẩm cho người làm chứng và những người thân thích của họ các cơ quan
chức năng có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Bố trí người bảo vệ người làm chứng suốt đời. Theo quy định của Bộ luật
Tố tụng Hình sự 2003 thì người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập
bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình khi tham gia tố tụng nhưng không chỉ đợi
đến khi người làm chứng có yêu cầu thì cơ quan triệu tập mới bố trí người bảo vệ
họ mà cần phải bố trí người bảo vệ người làm chứng kể cả khi họ không yêu cầu.
Trong một số vụ án sau khi đã thi hành xong bản án, người bị kết án quay lại tìm
người làm chứng để trả thù do đó việc bố trí người bảo vệ người làm chứng
không chỉ đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định mà cần phải bảo vệ người
làm chứng suốt đời.
- Giữ bí mật thông tin về người làm chứng. Việc tiết lộ thông tin cá nhân về
người làm chứng có thể giúp những đối tượng có ý định trả thù người làm chứng
lần theo và tìm ra người làm chứng để thực hiện ý định của mình, do đó những
thông tin cá nhân của người làm chứng cần phải được nhìn nhận là thông tin
thuộc bí mật điều tra. Các cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp cụ thể
sau để giữ bí mật thông tin về người làm chứng:
+ Thay đổi giấy tờ tùy thân của người làm chứng, yêu cầu các tổ chức chủ
quản của người làm chứng (cơ quan, công ty nơi làm việc, trường học…) không
được cung cấp thông tin của người làm chứng cho bất kì cá nhân và tổ chức nào
nếu không được các cơ quan tiến hàng tố tụng đồng ý bằng văn bản.
+ Không thể hiện những thông tin cá nhân của người làm chứng trong
biên bản lấy lời khai. Theo quy định chung thì biên bản lời khai của người làm
chứng phải phản ánh những thông tin cá nhân về người làm chứng như họ và tên,
địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại Điều này luôn tạo ra khả năng
cho những người thứ ba có thể tiếp xúc với người làm chứng, tác động và ảnh
hưởng đến lời khai của họ. Do vậy, việc không thể hiện thông tin về cá nhân
người làm chứng trong biên bản lấy lời khai là giải pháp nhằm mục đích hạn chế
một cách thấp nhất khả năng tác động trái pháp luật đến người làm chứng từ phía
những người quan tâm đến kết cục của vụ án.
+ Cắt những thông tin cá nhân về người làm chứng ra khỏi hồ sơ vụ án và
quyết định truy tố (cáo trạng) khi chuyển giao hồ sơ cho bên bào chữa nghiên
cứu chuẩn bị cho việc bào chữa. Sau khi người bào chữa kết thúc nghiên cứu hồ
sơ, những thông tin này sẽ được khôi phục, đưa vào trong hồ sơ chuyển tòa để
xét xử. Việc không thể hiện thông tin về người làm chứng trong hồ sơ vụ án có
thể hạn chế phần nào quyền bào chữa của bị can, bị cáo khi nghiên cứu tài liệu
trong hồ sơ tuy nhiên những hạn chế này không liên quan đến nội dung lời khai
mà chỉ là để giữ bí mật thông tin cá nhân của người làm chứng.
+ Tại phiên tòa, cấm báo chí không được phát hành hay đăng báo, chụp
ảnh về người làm chứng, không được ghi âm lời khai của người làm chứng.
Trang 21/25
+ Trang bị những phương tiện kĩ thuật nghe nhìn hiện đại để hạn chế sự
tiếp xúc mặt đối mặt giữa người làm chứng và đối tượng cần đối chất, nhận dạng
khi cần tiến hành đối chất hoặc nhận dạng. Đồng thời, giúp Tòa án có thể thẩm
vấn người làm chứng mà không cần có sự hiện diện của người làm chứng ngay
tại phiên tòa.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa những
đối tượng có hành vi đe dọa, gây nguy hiểm cho người làm chứng. Khi có đủ căn
cứ xác định rõ những đối tượng có hành vi đe dọa, khống chế hoặc xâm phạm
đến người làm chứng thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể trực tiếp thực hiện
hoặc đề nghị cơ quan Công an nhanh chóng bắt giữ và xử lý những đối tượng
trên hoặc triệu tập các đối tượng để răn đe, cảnh cáo và yêu cầu chấm dứt ngay
hành vi gây nguy hiểm cho người làm chứng.
- Kiểm soát các cuộc điện thoại, tin nhắn, thư từ gọi đến hoặc gởi cho
người làm chứng để có thể chủ động áp dụng những biện pháp bảo vệ người làm
chứng thích hợp khi đó là những cuộc gọi, tin nhắn, thư từ của những đối tượng
đe dọa người làm chứng. Bên cạnh đó kết quả của biện pháp này có thể làm cơ sở
cho việc khởi tố trách nhiệm hình sự của những người tác động người làm chứng
cản trở điều tra, xét xử. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp này cần phải thực hiện
một cách nghiêm túc tránh việc lạm dụng nhầm xâm phạm bí mật đời tư của
người làm chứng.
- Thay đổi tạm thời hoặc lâu dài nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của người
làm chứng. Biện pháp này rất tốn kém về tài chính và khi áp dụng nó không được
gây bất kỳ thiệt hại nào về tài sản, về quyền lao động, học tập hay hưu trí cho đối
tượng áp dụng đồng thời phải bảo đảm cho họ có thể sinh sống, làm việc, học tập
bình thường trong điều kiện mới. Cần lưu ý là phải giữ bí mật địa chỉ nơi cư trú,
nơi làm việc, học tập mới của người làm chứng.
3.2. Định hướng hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hơn nữa
quyền của người làm chứng
Trong quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền, việc bảo đảm quyền của con
người, quyền công dân trong đó có quyền của người làm chứng là rất quan trọng.
Để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về vấn đề bảo đảm hơn nữa quyền của
người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, thiết nghĩ cần bổ sung cho
người làm chứng các quyền sau:
3.2.1. Quyền được trở thành người làm chứng
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 không hề quy định về quyền được trở thành
người làm chứng trong vụ án hình sự mà chỉ coi đó là nghĩa vụ làm chứng của
những người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hình sự khi được cơ quan
tiến hành tố tụng triệu tập. Trong thực tế vẫn có trường hợp có người biết rõ mọi
tình tiết liên quan đến vụ án hình sự nhưng không được ra làm chứng tại tòa vì
không được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến cho vụ án không được giải quyết một cách nhanh chóng và đúng pháp
luật. Do đó, cần sớm quy định bất cứ ai biết các tình tiết về vụ án thì đều có thể
trở thành người làm chứng, trừ những trường hợp không được làm chứng theo
quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Trang 22/25
3.2.2. Quyền được mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá
trình tố tụng
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì những người tham gia tố tụng
khác như người bị hại, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đều có
quyền được mời người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, riêng người làm
chứng thì không có quyền này. Việc thiếu quy định trên đã vi phạm các quyền cơ
bản của công dân quy định trong Hiến pháp như: quyền bình đẳng trước tòa án,
quyền được bào chữa. Mặt khác, khi tham gia vào quá trình tố tụng, quyền lợi
của người làm chứng rất dễ bị xâm phạm nếu cơ quan tiến hành tố tụng không
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình do đó việc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp chắc chắn sẽ giúp người làm chứng tích cực và an tâm hơn khi tham gia vào
quá trình giải quyết vụ án.
3.2.3 Quyền được đối đáp, trình bày ý kiến tại phiên tòa
Theo quy định hiện hành, trong các quyền của người làm chứng không hề có
quyền được tham gia đối đáp, trình bày ý kiến tại phiên tòa. Tuy nhiên, lời khai
của người làm chứng có đặc điểm là thường bị lôi kéo, thay đổi, hiểu sai; do đó
có nhiều trường hợp người làm chứng đã thay đổi lời khai của họ khác đi so với
lời khai tại cơ quan điều tra hay người làm chứng chưa khai báo hết về các tình
tiết mà mình biết hoặc trường hợp có nhiều người làm chứng mà họ lại đưa ra
các lời khai mâu thuẫn nhau (người này đưa ra lời khai có tính chất “buộc tội”,
trong khi người khác đưa ra lời khai có tính chất “gỡ tội”) thì việc để cho những
người làm chứng tham gia đối đáp sẽ góp phần làm sáng tỏ lời khai nào là gần
với sự thật khách quan nhất. Ngoài ra, để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong Tố
tụng Hình sự, để cho các cuộc tranh tụng hình sự thực sự dân chủ nên quy định
cho người làm chứng có quyền đưa ra ý kiến khẳng định, bảo vệ quan điểm của
mình hoặc thay đổi lời trình bày của họ liên quan đến những gì họ biết về vụ án.
3.2.4. Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Nhằm thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố
tụng, Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy định cụ thể những trường hợp phải từ chối
hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng và những người có quyền đề nghị thay đổi
người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, người làm chứng lại không có quyền đề nghị
thay đổi người tiến hành tố tụng. Vì luật không quy định quyền của người làm
chứng được mời luật sư tham gia trong hoạt động làm chứng do đó chỉ có người
làm chứng mới biết được những người tiến hành tố tụng có thật sự khách quan,
vô tư trong khi lấy lời khai hay không (hỏi người làm chứng có tính chất gợi ý,
người làm chứng biết nhiều thì không hỏi hoặc hỏi qua loa, người làm chứng
không biết rõ và có thể đưa ra ý kiến phù hợp với hướng điều tra thì lại được hỏi
nhiều …). Vì vậy, trong trường hợp người làm chứng có căn cứ rõ ràng người
tiến hành tố tụng không khách quan trong việc lấy lời khai và không tuân thủ quy
định của pháp luật tố tụng thì phải cho phép người làm chứng có quyền đề nghị
thay đổi người tiến hành tố tụng, việc bổ sung quyền này cho người làm chứng
đồng thời cũng là biện pháp đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố
tụng.
3.2.5 Quyền kháng cáo
Trang 23/25
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, hầu hết những người tham gia tố
tụng đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nhưng riêng người
làm chứng thì không được phép. Mặc dù, người làm chứng hoàn toàn có thể
kháng cáo đối với phần nhận định lời khai của họ vì trong thực tế nhiều bản án đã
trích dẫn thiếu, sai ý kiến của người làm chứng hoặc thư ký ghi chép không chính
xác dẫn đến làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án tiềm ẩn nguy cơ xét xử
oan sai vì vậy việc cho phép người làm chứng có quyền kháng cáo không chỉ bảo
vệ lợi ích của người làm chứng mà còn giúp công tác xét xử được chính xác
khách quan hơn.
3.2.6 Quyền tố cáo của người làm chứng
Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự, người làm chứng chỉ có
quyền khiếu nại không được quyền tố cáo như vậy đã làm hạn chế một quyền
quan trọng của người làm chứng, không đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Việc bảo đảm cho người làm chứng
quyền được tố cáo đối với quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ bảo đảm thực hiện dân chủ trong
hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tiến hành tố
tụng, hạn chế các hành vi trái pháp luật xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự,
góp phần đề cao trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng.
Trang 24/25
KẾT LUẬN
Chế định người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất trong lịch
sử tố tụng hình sự, được ghi nhận như một chế định quan trọng với vai trò không
thể thay thế được trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự. Do
vậy, pháp luật quy định cho người làm chứng các quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ được tốt nhất cũng như để giúp cho
việc xác định sự thật khách quan của vụ án được hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa
có sự “tương xứng” giữa quyền và nghĩa vụ của người làm chứng khi mà Bộ luật
Tố tụng hình sự 2003 quy định nghĩa vụ của người làm chứng nhiều và nặng nề
hơn so với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng mặc dù họ có vai trò rất
quan trọng trong việc giúp làm sáng tỏ vụ án. Thêm vào đó, sự chưa thống nhất
giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn là trở ngại lớn đối với
người làm chứng. Mặc dù họ muốn thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã
hội thông qua việc cung cấp thông tin về hành vi phạm tội, những rào cản về vật
chất và cả tinh thần đã không ít lần ngăn cản người làm chứng thực hiện tốt trách
nhiệm của mình.
Do đó, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình tố tụng, cần có những
giải pháp đồng bộ và cụ thể từ phía các cơ quan chức năng để bảo vệ tốt quyền,
lợi ích của người làm chứng, phát huy vị trí và vai trò của chủ thể này trong việc
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, góp phần duy trì pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trang 25/25