Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn thịt tại xã lùng vai, huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.38 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong tình hình khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội khơng ngừng phát triển thì
mỗi sinh viên khi ra trường không chỉ phải vững về lý thuyết mà cịn phải giỏi về
tay nghề chun mơn. Ngồi khối lượng kiến thức lý thuyết trên giảng đường,
những giờ thực hành, những đợt rèn nghề thực tế...thì sinh viên rất cần có điều kiện
cọ sát, áp dụng những kiến thức đã dược học vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là
khâu cuối cùng giúp sinh viên củng cố và hệ thống kiến thức, hoàn thiện các kỹ
năng, đồng thời học hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu về thực tế, nắm được
tác phong làm việc đúng đắn, hiệu quả của một kỹ sư tương lai.
Được sự nhất trí và cho phép của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Kinh
tế và PTNT, trong suốt thời gian thực tập em được phân công thực hiện nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả mơ hình chăn ni lợn thịt tại xã Lùng Vai, huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai ”. Trong q trình thực hiện đề tài, ngồi sự cố
gắng của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, các
thầy cơ giáo cùng bạn bè người thân...đã giúp em vượt qua những khó khăn trở ngại
và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, các thầy cô giáo
trong trong khoa Kinh tế và PTNT, các bác, cơ chú, anh chị trong Phịng NN &
PTNT huyện Mường Khương, UBND xã Lùng Vai, huyện Mường Khương cùng
tồn thể bạn bè người thân đã hết lịng giúp đỡ em và đặc biệt gửi lời cảm ơn chân
thành tới cô giáo ThS. Tống Thị Thùy Dung giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT
đã tận tình hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho em
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên khi thực hiện đề
tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Vùi Văn Cường




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng số lượng sản xuất chăn nuôi lợn của một số
nước trên thế giới (tấn)............................................................16
Bảng 2.2: Bảng số lượng sản xuất chăn nuôi lợn ở Việt Nam
(tấn).........................................................................................16
Bảng 4.1. Thống kê số liệu về nông nghiệp............................30
Bảng 4.2. Số lượng các vật nuôi của xã trong giai đoạn 2011 –
T5/2014...................................................................................31
Bảng 4.3. Bảng cơ cấu nhân khẩu, dân số và số lao động của
xã Lùng Vai qua 3 năm 2011 – 2013......................................33
Bảng 4.4. Số liệu đất đai và mục đích sử dụng.......................34
Bảng 4.5. Bảng tỷ lệ hộ nghèo của xã Lùng Vai.....................35
Bảng 4.6. Thống kê về giáo dục của xã Lùng Vai..................35
Bảng 4.7. Số hộ chăn nuôi lợn thịt trên toàn địa bàn nghiên cứu
giai đoạn 2011-T5/2014..........................................................39
Bảng 4.8. Tổng số con lợn tại các hộ được nghiên cứu 2011 –
t5/2014.....................................................................................40
Bảng 4.9. Bảng số lượng sản xuất và tiêu thụ lợn thịt tại xã
Lùng Vai..................................................................................41
Bảng 4.10. Mức chi phí đầu tư cho chăn ni lợn (tính cho 10
con lợn)....................................................................................42
Bảng 4.11: Năng suất, giá thành, doanh thu, giá bán và lợi
nhuận khi ni 10 con lợn.......................................................44
Bảng 4.12. Hạch tốn kinh tế và so sánh giữa hai mơ hình chăn
ni lợn thịt với chăn nuôi gà thả vườn...................................46
Bảng 4.13. Tổng số hộ được điều tra đối với các chỉ tiêu về
hiệu quả môi trường................................................................48
Bảng 4.14. Số hộ tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi lợn qua

số liệu điều tra được................................................................50
Bảng 4.15. Sự tham gia của 2 giới vào mơ hình chăn nuôi lợn
tại 50 hộ được điều tra.............................................................52
Bảng 4.16. Số hộ tham gia, khơng tham gia mơ hình trong giai
đoạn tới....................................................................................53
Bảng 4.17. Số liệu đánh giá khả năng nhân rộng của mơ hình
.................................................................................................54
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ quan tâm của hộ gia đình khác
đối với các hộ chăn ni lợn được điều tra.............................55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ xã Lùng Vai [23].....................................28
Hình 4.2. Tỷ lệ hộ nắm được kiến thức tập huấn................51


DANH MỤC CÁC TỪ CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN & PTNT
TTTA
KL
PTNT
ĐVT

BQ
CP
UBND
NQ/T.Ư
NSX
NXBNN
ATCT

TTATXH
HQKT
PTCS
VTM

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Tiêu tốn thức ăn
: Khối lượng
: Phát triển nơng thơn
: Đơn vị tính
: Lao động
: Bình qn
: Chính phủ
: Ủy ban nhân dân
: Nghị quyết trung ương
: Nhà sản xuất
: Nhà xuất bản nơng nghiệp
: An tồn chính trị
: Trật tự an tồn xã hội
: Hiệu quả kinh tế
: Phổ thông cơ sở
: Vitamin


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết..........................................................................................1
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài.................................................................2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.......................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài..............................................................2

1.3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học...............................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất......................................................3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................4
2.1.1. Lý luận chung về mơ hình...............................................................4
2.1.2. Đánh giá khuyến nơng.....................................................................6
2.1.3. Hiệu quả..........................................................................................9
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng cho
thịt của lợn...............................................................................................13
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chăn ni lợn trong và ngoài nước............15
2.2.2. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam...........................................18
2.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn lợn thịt......................23
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu:...........................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
3.3.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp....................................................24
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp..................................................................24
3.4.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................25
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................26
3.4.5. Phương pháp so sánh.....................................................................26
Phần 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................27
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu của xã Lùng Vai, huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai.................................................................................................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Lùng Vai..............................................27

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................29


4.1.3. Nhận xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội –
văn hóa tới việc phát triển mơ hình ni lợn thịt....................................36
4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả của mơ hình chăn nuôi lợn
thịt tại xã Lùng Vai......................................................................................38
4.2.1. Thực trạng mô hình chăn ni lợn trên địa bàn xã Lùng Vai.......38
4.2.2. Đánh giá hiệu quả mơ hình chăn ni lợn.....................................42
4.3. Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mơ hình..............52
4.3.1. Đánh giá tính bền vững của mơ hình.............................................52
4.3.2. Đánh giá khả năng nhân rộng của mơ hình...................................54
4.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mơ hình chăn ni lợn
thịt............................................................................................................56
4.4. Giải pháp..............................................................................................57
4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật....................................................57
4.4.2. Nhóm các giải pháp quản lý..........................................................59
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................61
5.1. Kết luận................................................................................................61
5.2. Kiến nghị..............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nơng nghiệp và nơng thơn có vai trị quan trọng đối với các nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chăn nuôi và trồng trọt đặc biệt
là chăn nuôi gia súc, gia cầm đã góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở nhiều

khu vực. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và chú trọng, nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI ra đời như thổi thêm một luồng gió mới cho
nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân Việt Nam. Trong đó, chăn ni cũng
như các chính sách hỗ trợ cho người chăn ni sẽ chú trọng vào mục tiêu giữ
vững sản lượng và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi, tăng tỷ lệ
sản phẩm chăn nuôi đã qua chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
Về quy mô, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng phát triển cả chăn ni hộ
gia đình, trang trại và chăn ni đại cơng nghiệp để vừa thực hiện mục tiêu
đưa chăn nuôi Việt Nam tiến lên hiện đại, vừa từng bước giải quyết vấn đề
việc làm và đảm bảo thu nhập cho người nông dân ( Theo hội nghị triển khai
kế hoạch năm 2012 của Bộ NN&PTNN).
Mường Khương là huyện vùng cao biên giới nằm phía Đơng bắc của
Tỉnh Lào Cai, có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc,
là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phịng - an ninh, có cửa khẩu
quốc gia và các cửa khẩu tiểu ngạch tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng
hoá và giao lưu văn hoá phát triển giữa hai nước. Là địa phương có điều kiện
phát triển các loại cây nông, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đảm
bảo nguồn lương thực, thực phẩm ổn định đời sống nhân dân. Riêng lĩnh vực
chăn nuôi của huyện trong các năm qua đã và đang phát triển, tuy nhiên chăn
nuôi của huyện Mường Khương vẫn mang tính quảng canh, truyền thống là
chính, giá trị sản xuất không cao, hàng năm lượng gia súc xuất bán không
nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương [22].
Xã Lùng Vai là một xã thuộc khu vực vùng thấp của huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai. Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp,
trồng trọt chủ yếu lúa, ngô, cây chè và chăn nuôi như lợn, gà, … Trong những


2


năm gần đây xã đã có rất nhiều thay đổi trong các sản phẩm nông nghiệp
trồng trọt, chăn nuôi sản lượng lương thực thực phẩm ngày một tăng, số
lượng gia súc, gia cầm tăng lên, cơ cấu cây trồng, vật ni đang dần được
chuyển dịch theo hướng có lợi, nâng cao năng suất và sản lượng, đồng thời
góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tận dụng triệt để
các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, góp phần làm cho kinh tế hộ nơng
dân đi lên trông thấy. Vừa mang lại hiệu quả về việc làm, vừa góp phần tích
cực vào việc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước hướng tới.
Lợn là một loại vật dễ nuôi, dễ tiêu thụ hiện nay, nguồn thức ăn phổ
biến, tận dụng các nguồn nông nghiệp như cám thóc, cám ngơ, rau xanh,
….Vậy làm sao để nghề chăn nuôi lợn ngày một được nhân rộng ra nhiều địa
phương, làm sao để nghề là một hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho
người dân khơng chỉ có trong huyện Mường Khương mà còn mở rộng ra
nhiều địa phương khác, làm thế nào cho nghề trở thành một giải pháp thực
hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Trước
tình hình đó, đề khắc phục được những khó khăn, thực trạng trên tơi đi tới
thực hiện đề tài : “ Đánh giá hiệu quả mơ hình chăn ni lợn thịt tại xã
LùngVai, huyệnMườngKhương, tỉnh Lào Cai ”.
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả mơ hình ni lợn thịt tại xã Lùng
Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả nuôi lợn thịt tại xã.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất các mơ hình ni lợn thịt tại xã
Lùng Vai, huyện Mường Khương
- Đánh giá hiệu quả mơ hình ni lợn thịt trên địa bàn xã Lùng Vai,
huyện Mường Khương
- Đánh giá tính bền vững của mơ hình và khả năng nhân rộng của mơ hình
- Xác định những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mơ hình, từ đó đề

xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho mô hình.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức đào tạo chun mơn trong q trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc
và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi,
củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ
thực hiện tốt công việc với đúng chuyên ngành của mình.
Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tịi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Qua đề tài, giúp cho người nông dân hiểu biết thêm những lợi ích kinh
tế và lợi ích khác mà mơ hình ni lợn mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa
phương khác trên toàn huyện Mường Khương nói riêng và tồn tỉnh Lào Cai
nói chung.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các
nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch
phát triển, mở rộng mơ hình trên tồn địa bàn nghiên cứu cũng như khu vực
nông thôn khác mà lúa là cây trồng chính.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu sau này phục vụ cho những hộ

nông dân tham khảo, tìm hiểu trước khi quyết định tham gia chăn ni hay để
mở rộng diện tích ni lợn của gia đình mình, cũng như để lựa chọn nghành
nghề cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu
thị trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý ḷn chung về mơ hình
* Khái niệm mơ hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có
những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hồn cảnh cụ thể. Mơ
hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc
biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mơ hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mơ hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mơ hình là sự mơ phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu [18] .
Khi mơ hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mơ hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu [7]. Mơ hình cịn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng
nghiên cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mơ hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mơ

hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu [1].
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mơ hình. Có nhiều loại mơ hình khác nhau, mỗi loại mơ hình chỉ đặc trưng
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mơ hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mơ hình được sử dụng để


5

mơ phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mơ hình để mơ phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
thống nhất đó là: Mơ hình là hình mẫu để mơ phỏng hoặc thể hiện đối
tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ
nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu [11].
* Mơ hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm
tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và
sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã
chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu
trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng
những công cụ sản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một
đơn vị sản phẩm, đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mơ hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế
của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mơ hình sản xuất là hình mẫu
trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều kiện sản

xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích ích kinh tế [17].
* Mơ hình trồng trọt [4].
Mơ hình trồng trọt là mơ hình tập trung vào các đối tượng cây trồng
trong sản xuất nơng nghiệp, là mơ hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới về cây trồng như: lúa, ngơ, rau, khoai tây, lạc…
Mơ hình trồng trọt giúp hồn thiện q trình nghiên cứu của nhà khoa
học trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là
nhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho
các nông dân khác cùng làm theo. Mơ hình trồng trọt cần được thực hiện trên
chính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trị
chính trong q trình thực hiện, cịn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nơng
đóng vai trị là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nơng dân thực hiện và giải quyết
những khó khăn gặp phải.


6

* Vai trị của mơ hình
Mơ hình là cơng cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mơ hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mơ hình mà ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn
các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mơ hình là giúp ta lựa chọn
quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để
điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mơ hình giúp cho nhà khoa học cùng người nơng dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mơ hình cây trồng
vật ni tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nơng dân, phát huy hiệu quả những gì nơng dân đã có.

2.1.2. Đánh giá khuyến nơng
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá mơ hình là nhìn nhận và phân tích tồn bộ q trình triển
khai thực hiện mơ hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế
đạt được của mơ hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục
tiêu ban đầu [11].
Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thơn
bản và những hỗ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
Đáng giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thơn bản
và những hỗ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mơ hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là q trình thu thập và phân tích thơng tin để khẳng định:
+ Liệu mơ hình có đạt được các kết quả và tác động hay khơng.
+ Mức độ mà mơ hình đã đạt được so với mục tiêu của mơ hình thơng
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống
các kết quả và hiệu quả của mơ hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện mơ hình nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.


7

- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa
học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.2.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành
3 loại chính như sau:

* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mơ
hình, để xem xét xem liệu hoạt động hay mơ hình có thể thực hiện được hay
không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức
tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mơ
hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mơ hình hay hoạt động
có được đưa và thực hiện hay khơng.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là
đánh giá tồn bộ các cơng việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh
giá từng cơng việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mơ hình dài hạn.
Tùy theo mơ hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ,
có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những
khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều
chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mơ hình hay
hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó.
Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại tồn bộ q trình thực hiện
mơ hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành cơng và hạn chết, nguyên
nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều
chỉnh cho mơ hình hay hoạt động khác.


8

- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển
khai thực hiện các nội dung của mơ hình hay nói cách khác là xét xem hoạt
động có đúng thời gian dự định hay khơng, nhanh hay chậm thế nào…

- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo ngun tắc đã được quy định hay khơng để có điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp
thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích cơng tác tổ
chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc
phối kết hợp giữa các mơ hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu
quả của sự phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mơ hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mơ hình
đã đưa vào có phải là mới khơng, q trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra khơng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của tồn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm
đến vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là q trình xem xét kết quả của mơ hình
có thể áp dụng rộng rãi hay khơng, nếu có áp dụng thì cần diều kiện gì khơng.
* Tổng kết
Thơng thường sau khi kết thúc một mơ hình hay hoạt động, người ta tổ
chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về
những thành cơng hay chưa thành cơng, phân tích các ngun nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mơ hình sau này.
2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số
có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay
một mơ hình nào đó.


9


* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng: Là các tiêu chí đo đếm
được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ công
việc. Thơng tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu
thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn… cũng có thể đo lường trực
tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường: sự sinh trưởng của cây trồng, tăng
trọng của vật nuôi, năng xuất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính: Là các chỉ tiêu khơng thể đo đếm được.
Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định
tính nhiều hơn: cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc
xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định
của những người tham gia giám sát cũng như của người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính
tồn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mơ hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mơ hình hay hoạt động khuyến
nơng: tổng thu, tổng chi, thu- chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mơ hình hay hoạt động khuyến
nơng đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến mơi trường đất (sói mịn,
độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo cơng ăn
việc làm, bình đẳng giới,…).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động
khuyến nơng với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
2.1.3. Hiệu quả
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tê
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng

của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình


10

tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên
nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn
nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì
phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn
lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này,
hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái
quát hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng
chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan
này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ
thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
có hiệu quả các nguồn lức sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả
kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh

giá này là không thể hiện được quy mơ hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh
giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản
xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh giá
này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó.
Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo


11

chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên
cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách
đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí bỏ ra.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm tồn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh

tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số cơng thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Cơng thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [5].
Hiệu quả kinh tế =

Kết quả thu được
Chi phí sản xuất

H =
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí sản xuất

Q
C


12

+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
H=Q-C
+ Cơng thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ
sung. Nó được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
* Một số cơng thức có liên quan

- Doanh thu = Giá cả đơn vị * Lượng hàng hóa tiêu thụ (thống kê nông nghiệp)
- Giá thành = Đơn giá * Số lượng (kế tốn trang trại).
2.1.3.2. Hiệu quả xã hợi
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mơ
hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện
công bằng xã hội [6].
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông, nghiệp
nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ
tương lai [6].
* Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng:
Xác định các vấn đề cần được giải quyết là việc làm cần thiết trong mọi
công tác đánh giá. Sau đây là nhóm câu hỏi cơ bản sẽ được đặt ra:
† Tính thích ứng
- Mơ hình có ý nghĩa trong mơi trường hồn cảnh của nó khơng?
- Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển, và
liệu mục đích, mục tiêu chung và các kết quả của mơ hình có phù hợp với nhu


13

cầu và các mong muốn của những người được hưởng lợi và với mơi trường
chính sách của mơ hình hay khơng?
† Sự tác động
- Điều gì sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra như một kết quả/hậu quả
của mơ hình?

- Các tác động liên quan: liệu có một sự thay đổi tích cực nào tác động
lên đời sống xã hội sau khi các can thiệp được thực hiện? Khi xem xét cần
chú ý tới tác động đã được dự kiến hoặc khơng được dự kiến.
† Tính hiệu quả
- Mục đích của mơ hình đã đạt được hay có thể đạt được tới mức độ
nào và kết quả của mơ hình sẽ đạt được ở mức độ nào?
- Tính hiệu quả mô tả các kết quả đạt được tốt như thế nào để giúp cho
việc đạt tới mục đích của mơ hình.
† Tính bền vững
- Các yếu tố được đánh giá là bền vững là: Mơi trường chính sách, tính
khả thi về kinh tế và tài chính, năng lực thể chất và khía cạnh văn hóa - xã hội,
sự tham gia và quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và cơng nghệ thích hợp?
- Điều gì đã hay sẽ diễn ra đối với các tác động tích cực của mơ hình
sau khi sự hỗ trợ từ bên ngồi kết thúc?
† Tính hiệu lực
Tính hiệu lực của một mơ hình hay một hoạt động nào đó là giới hạn
tác động của mơ hình hay hoạt động đó theo thời gian, theo không gian (lãnh
thổ), và phạm vi đối tượng của mơ hình hay hoạt động đó.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng cho thịt
của lợn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt.
* Giống: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục,
năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các loại giống lợn nội cho năng
suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái ni
khoảng 10 tháng tuổi trung bình đạt 60 kg. Trong khi đó , lợn ngoại
( Landrace, Yorkshire …) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 – 100 kg lúc 6


14


tháng tuổi . Lợn nội tiêu tốn thức ăn thường rất cao từ 4,5 – 5 kg trên 1 kg
trọng lượng, lợn ngoại nhập (Landrace, Yorkshire,…) chỉ cần từ 3,2 – 3,5 kg
thức ăn trên 1 kg trọng lượng. Các giống khác nhau có thể cho phẩm chất thịt
xẻ và phẩm chất thịt khác nhau. Lợn Móng Cái có tỷ lệ nạc 37%, trong khi đó
lợn Yorkshire có tỷ lệ nạc từ 52 – 53% .
* Thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh chi
phối đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Các yếu tố di truyền không
thể phát huy tôi đa, nếu khơng có mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hồn
chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn
các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ
thể. Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích lũy
mỡ nhiều hơn so với những khẩu phần có mức năng lượng thấp và hàm lượng
protein cao. Khẩu phần có mức protein cao, thì gia súc nói chung và lợn nói
riêng, sẽ có tỷ lệ nạc cao hơn.
Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợ, hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4 % lên 11% thì
trọng lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 556g xuống 480g và thức ăn cần cho
1kg tăng trọng tăng lên 62%.
* Môi trường: yếu tố môi trường xung quanh bao gồm nhiệt độ, độ ẩm,
mật độ và ánh sáng. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và
phẩm chất thịt, khi lợn được nuôi ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khơng thích
hợp. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 – 18 0 C, cho lợn sinh sản
không thấp hơn 10 – 120C. Nhiêt độ chuồng ni có liên quan mật thiết với
ẩm độ khơng khí, ẩm độ khơng khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
Ánh sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của lợn. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi nếu khơng đủ ánh
sáng, thì khối lượng tăng trưởng sẽ giảm từ 9,5 – 1,5 %, so với lợn con được
vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có tác dụng tăng cường
hoạt động sống và q trình sinh lyscuar cơ thể vật nuôi.
Mật độ lợn trong chuồng ni có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất. khi

ta nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng
trọng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn.


15

Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính khơng ổn định trong đàn, sự khơng
ổn định này là do tăng sự tấn công lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của
lợn. Nghiên cứu của Mỹ (bord) cho thấy : khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ
làm tăng tốc độ tăng trọng cũng như giảm mức tiêu tốn thức ăn. Chăm sóc
ảnh hưởng chủ yếu năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi
ồn ào, không yên tĩnh đều làm năng suất giảm.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chăn ni lợn trong và ngồi nước
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu chăn ni lợn ở ngồi nước
Chăn ni lợn là một trong ngành quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất hiện
nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở
hầu hết các nước trên thế giới ( trừ một số nước do ảnh hưởng của đạo giáo
hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt
lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu
thụ thịt lợn trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ ( do ảnh hưởng tơn
giáo ) chỉ có 0,5 kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất
là Đan Mạch đạt 66,2 kg/người/năm và 50,9kg/người/năm là Ba Lan. Bình
quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao
nhất 24,3kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt bò 19,12kg/người/năm và thịt gà là
12kg/người/năm. Rõ ràng nhu cầu thịt lợn vẫn là nhu cầu lớn nhất hiện nay
trên thế giới.
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và châu

Á cách đây khoảng một vạn năm. Kỹ thuật chăn nuôi được hoàn thiện theo
thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ XX đến nay chăn nuôi lợn đã phát triển theo
hướng sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay lợn
được nuôi trên khắp thế giới, tuy nhiên đàn lợn thế giới phân bố không đều ở
các châu lục. Trong đó, châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc
5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6%. Một số quốc gia chăn ni lợn có cơng
nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà
Lán, Đan Mạch, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Nói chung ở


16

các nước tiên tiến và cơng nghiệp đều có chăn ni lợn phát triển theo hình
thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hố cao.
Bảng 2.1: Bảng số lượng sản xuất chăn nuôi lợn của một số nước
trên thế giới (tấn)
Nước

2010

2011

2012

Trung Quốc

49.591.001

49.421.450


49.997.765

Đức

4.573.980

4.660.656

4.522.251

Pháp

2.304.000

2.090.258

2.090.300

Brazil

3.195.920

3.369.145

3.465.216

(Nguồn: Fao, 2012)[21]
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chăn nuôi lợn trong nước
Ở Việt Nam chăn nuôi lợn xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nghề
truyền thống của nơng dân, tuy nhiên trình độ chăn ni lạc hậu cùng việc sử

dụng các giống nguyên thủy sức sản xuất thấp nên hiệu quả không cao. Chăn
nuôi lợn ở nước ta chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI. Trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp cùng với các khó khăn của chăn ni trong thời gian khủng hoảng
kinh tế toàn cầu làm cho số lượng đầu lợn cả nước bị giảm nhẹ, tuy nhiên việc
nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất và sản
lượng thịt lợn ln có xu hướng tăng lên.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012 cho thấy số lượng sản
xuất chăn nuôi lợn của cả nước ta:
Bảng 2.2: Bảng số lượng sản xuất chăn nuôi lợn ở Việt Nam (tấn)
Năm
Việt Nam

2010

2011

2012

Số lượng
sản xuất

Năng
suất

Số lượng
sản xuất

Năng
suất


Số lượng
sản xuất

Năng
suất

3.037.944

699

3.098.77
0

700

3.159.950

700

(Nguồn: Fao, 2012)[21]


17

Qua bảng cho thấy số lượng sản xuất chăn nuôi lợn trong nước với số
lượng khá lớn, hàng năm số lượng sản xuất càng tăng lên năm 2010 là 3.037.944
tấn tăng lên 3.159.950 tấn trong năm 2012. Năng suất lợn có hiện tượng tăng lên
nhưng tăng chậm năm 2010 là 699 đến năm 2012 chỉ là 700 tấn.
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu lợn trong huyện Mường Khương.

Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn ni lợn đã
thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành
điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra
đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để
các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp
cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội.
Trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các giống lợn đã xếp giống lợn
Mường Khương có vai trị đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và lợn Móng Cái làm nền lai
kinh tế ở miền Bắc.
Năm 1964, nhà nước và tỉnh xây dựng trại giống lợn Bát Xát nhằm
nhân giống lợn Mường Khương cung cấp lợn giống trong vùng. Sau chiến
tranh biên giới xảy ra (1979) trại bị phá hoại và các tư liệu cũng bị thất lạc.
Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã
điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn,
Tả thàng, La pán Tẩn.Từ năm 1999, Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường
Khương và Nấm Lư huyện Mương Khương.Năm 1982 đến nay nhiều cơ sở
giống phía Nam và phía Bắc đã nhập giống Yorkshire từ Nhật, Mỹ, Anh,
Canada nhằm cải tạo đàn lợn nội trong nước cũng như làm tươi máu giống
lợn Đại Bạch hiện có. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lai kinh tế giữa các
giống lợn như: Ỉ x Móng Cái, Đại Bạch x Móng Cái, Đại Bạch x Ỉ.Trước sức
ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương phát triển chăn
ni lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý đúng mức tới việc
khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay theo báo cáo của
chương trình lưu giữ quỹ gen vật ni Việt Nam (allat gia súc, gia cầm Việt
Nam, 2004), có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng như dòng Ỉ mỡ Nam
Định, giống lợn Lang Việt Hùng, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.


18


Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, giống lợn Cỏ
Nghệ An.Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989
Bộ khoa học và cơng nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen
vật ni Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức
có liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện
một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách
và tạp chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ
nguồn gen vật nuôi bản địa [14].
2.2.2. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam
Các giống lợn nội Việt Nam rất phong phú, có trên 60 giống
khác nhau và chúng được phân bố khắp các vùng của nước ta,tại mỗi vùng có
những giống đặc trưng của riêng nó. Trong đó phổ biến nhất là các giống:
Móng Cái, Ỉ, Lang Hồng ni ở vùng đồng bằng là chủ yếu, còn các giống
lợn miền núi phổ biến là: lợn Cỏ, lợn Mẹo, lợn Mường Khương, lợn Táp
Ná, lợn Vân Pa.
* Giống lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái có tính di truyền tương đối ổn định, sự biến dị không
lớn lắm, nhất là màu lông rất thống nhất. Tất cả đầu lợn đen, giữ a trán có
một điểm trắng, tất cả đều có cổ khoang chia lợn ra 2 phần. Có 2 loại hình.
Loại Móng Cái xương to, và loại Móng Cái xương nhỏ. Loại xương nhỏ có tầm
vóc nhỏ, đầu nhỏ, mõm hơi dài và thẳng, chân nhỏ đi bàn, lưng hơi võng.
Loại hình xương to thì ngược lại, đầu to, mõm dài vừa phải và bè, trán có nếp
nhăn, tai to ngang, chân to, tầm vóc trung bình, có 12 vú trở lên, thể chất yếu [5].
Lợn Móng Cái ni ở Tràng Bạch qua 95 lứa đẻ từ năm 1987 - 1991
cho thấy: Trung bình số con sơ sinh đẻ ra còn sống là 11,64 con, lúc 30 ngày
tuổi là 8,65 con, lúc 60 ngày tuổi 8,51con. Những số liệu trên cho thấy rõ
tính đẻ sai con của lợn Móng Cái (chắc chắn nhờ cùng 1 cơ chế di truyền có
được từ giống lợn Trung Quốc). Sở dĩ số lượng con 1 tháng tuổi và 2 tháng
tuổi thấp là do chăm sóc ni dưỡng kém. Như vậy lợn Móng Cái Việt Nam

phải có được giá trị như một nguồn dự trữ gen, về tính sinh sản cao bằng
nhân thuần chủng một cách có hệ thống, có thể pha thêm máu những lợn
giống Thái Hồ của Trung Quốc nhất là giống Mai Sơn để kế thừa và phát


19

triển tính cao sản của nó. Tác giả cho biết có một lợn Móng Cái ở Quảng
Uyên, Quảng Ninh, trong 5 năm lứa nào cũng đẻ trên dưới 20 con, kỷ lục là
27 con. Một lợn Móng Cái khác cũng ở Quảng Ninh qua 3 năm nuôi đẻ
2lứa/năm và mỗi lứa 17 - 18 con, kỷ lục là 24 con. So với lợn Thái Hồ của
Trung Quốc kỷ lục 32 con/lứa thì lợn Móng Cái của ta cũng chẳng kém lợn
Thái Hồ là mấy [5].
Tóm lại: Lợn Móng Cái có ngoại hình đồng nhất, thành thục sớm, đẻ
nhiều con, ni con khéo. Có nhiều mặt cải tiến hơn lợn Ỉ, có tầm vóc to hơn
và dài mình hơn. Có khả năng đẻ 10 con/ổ, khả năng tiết sữa đạt và
vượt chỉ tiêu 30 kg, khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn thơ xanh tốt.
Lợn Móng Cái có nhược điểm như tầm vóc cịn nhỏ, thể chất yếu, lưng võng,
bụng sệ, chân đi bàn, tăng trọng chậm, mình ngắn, ngực mỏng. Do vậy,
phương hướng là tăng cường công tác chon lọc và nhân thuần để nâng cao
tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn mẹ, cho lai tạo với các giốn g lợn
ngoại để nâng cao tầm vóc.
* Giống lợn Ỉ
Giống lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, là
một trong những giống lợn được nhân dân ta chọn lọc, nhân giống và ni
dưỡng từ lâu.Về nguồn gốc: Chưa có một tài liệu nào xác định một cách chính
xác, đầy đủ và khoa học. Nhưng qua một số đặc điểm chủ yếu là địa bàn phân
bố của lợn Ỉ, nhiều ý kiến nhận định rằng: Lợn Ỉ bắt nguồn từ Nam Định (cũ)
tức là Hà Nam ngày nay, do lợn Ỉ ở đây thuần chưa bị pha tạp. Hiện nay, có
thể do khả năng tăng khối lượng thấp, tỷ lệ mỡ cao và sức sinh sản thấp hơn

so với giống Móng Cái, dẫn đến hiệu quả ni giống lợn này khơng cao. Vì lý
do đó giống lợn Ỉ bị giống Móng Cái chiếm chỗ và số lượng lợn Ỉ bị giảm
nhanh và hiện tại có nguy cơ bị mất trong sản xuất. Thực tế giống lợn Ỉ chỉ
tồn tại với một số lượng ít ở Thanh Hoá và một vài vùng khác, nhưng với độ
thuần chủng khơng cao [8].
+ Đặc điểm ngoại hình: Tồn thân có lơng đen tuyền, đầu nhỏ thơ,
mõm ngắn cong, bụng sệ, có 10 vú, chân yếu, lợn có hướng sản xuất mỡ. Lợn
ỉ có 2 nhóm là Ỉ pha và Ỉ mỡ.
+ Đặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn Ỉ lúc 2 tháng tuổi đạt 5,0 kg,


×