Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại công ty TNHH hà nam tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.72 KB, 27 trang )



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta
hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều
lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải
tiến để từng bước hoàn thiện hơn nữa. Cùng với chính sách mở cửa hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích phát triển mọi
thành phần kinh tế của đất nước thì nhu cầu xây dựng ngày một tăng, hàng loạt các
doanh nghiệp xây dựng mới ra đời. Chính điều đó đã góp phần thúc đẩy tính cạnh
tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường
đó là cạnh tranh, mà đấu thầu là một hình thức tổ chức cạnh tranh để lựa chọn ra
những nhà thầu có đủ năng lực đảm nhiệm những yêu cầu của chủ đầu tư. Do đó,
đầu thầu nói chung hay đấu thầu xây lắp nói riêng là hoạt động có ý nghĩa quan
trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng. Chính vì thế mà bất cứ một doanh nghiệp
xây dựng nào cũng cần coi trọng, quan tâm tới công tác đấu thầu. Đấu thầu xây
dựng đã rất phổ biến ở các nước phát triển bởi những ưu điểm vượt trội của nó so
với hình thức giao thầu. Tại Việt Nam quy chế đấu thầu được ban hành lần đầu vào
năm 1996 và đến ngày 29/11/2005 luật đấu thầu mới chính thức được thông qua và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006. Luật đấu thầu ra đời tạo nên một hành lang
pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng
và phần nào đã hạn chế được những bất cập trong đấu thầu. Tuy nhiên nó cũng đòi
hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải chuyên nghiệp hơn
trong đấu thầu thì mới hy vọng cạnh tranh được với các nhà thầu có năng lực, kinh
nghiệm trong và ngoài nước.
Công ty TNHH Hà Nam là một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản như cầu đường, thuỷ điện, thuỷ lợi…Với tình hình hiện


nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh
hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất


2

nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác động đến nhiều lĩnh
vực, trong đó có ngành xây dựng. Công ty TNHH Hà Nam cũng không phải là một
ngoại lệ. Việc thắng thầu trong giai đoạn này có ý nghĩa to lớn đối với Công ty bởi
nó không chỉ giúp duy trì sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh
doanh, từng bước tháo gỡ khó khăn, đặc biệt còn giữ cho Công ty không bị thất
thoát về nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cao. Trong thời gian qua Công ty
TNHH Hà Nam đã gặt hái được những thành công nhất định trong đấu thầu, thắng
thầu được những gói thầu lớn có khả năng thanh toán cao với giá bỏ thầu hợp lý.
Tuy nhiên, xác suất trượt thầu vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, trung bình khoảng
20%. Đứng trước thực tế đó Công ty vẫn chưa đưa ra được những giải pháp mang
tính đột phá đến vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu.
Qua quá trình thực tập và làm việc tại Công ty, nhận thức rõ được tầm quan
trọng của việc thắng thầu đối với Công ty, em xin chọn đề tài: “ Giải pháp nâng
cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam ”
làm đề tài luận văn thạc sĩ. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích:
- Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
của cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng.
- Đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây
lắp tại Công ty TNHH Hà Nam trên thị trường xây dựng.
2.2 Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh

và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các nhà thầu.
- Đánh giá khách quan khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công
ty TNHH Hà Nam.
- Chỉ ra mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại làm hạn chế khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam.


3

- Xác định rõ nguyên nhân chủ yếu đã tác động tích cực hoặc tiêu cực tới khả
năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam.
+ Khách quan
+ Chủ quan
- Đưa ra được nguyên nhân chủ yếu.
3. Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam trên thị trường xây dựng.
- Các giải pháp xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu đã tác động tích cực
hoặc tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, các nhân tố ảnh
hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công
ty TNHH Hà Nam từ năm 2006 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp luận nghiên cứu: Phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng:
+ Phương pháp phân tích thống kê các kết quả đấu thầu trong quá khứ
+ Phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương.
Chương I: Những lý luận chung về đấu thầu xây lắp và khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp của nhà thầu xây dựng.
Chương II: Thực trạng đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam.
Chương III: Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam.


4

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY
LẮP CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG
1.1. ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1.1.Khái niệm cơ bản về đấu thầu nói chung
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các
yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp.
1.1.2. Khái niệm, bản chất về đấu thầu xây dựng
Theo luật đấu thầu thì đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình của
bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng. Trên các góc độ khác
nhau sẽ có các cách nhìn nhận khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản.
- Đối với chủ đầu tư
- Đối với các nhà thầu (các đơn vị xây dựng)
- Đối với quản lý nhà nước
* Bản chất đấu thầu xây dựng thể hiện qua các khía cạnh sau:
Đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên 2 phương diện:
+ Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và các nhà thầu (các đơn vị xây dựng).

+ Cạnh tranh giữa các nhà thầu
Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu)thông qua
việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình.
1.1.3 Hình thức, phương thức và nguyên tắc đấu thầu xây dựng
1.1.3.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng thường được thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Đấu thầu rộng rãi:
+ Đấu thầu hạn chế:
+ Chỉ định thầu:


5

1.1.3.2 Phương thức đấu thầu xây dựng
Để thực hiện đấu thầu tuỳ theo từng loại công trình chủ đầu tư có thể áp dụng một
trong các phương thức theo quy định trong luật đấu thầu (ban hành ngày 29 tháng 11
năm 2005):
+ Đấu thầu một túi hồ sơ
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ
+ Đấu thầu hai giai đoạn

1.1.3.3 Nguyên tắc đấu thầu
+ Nguyên tắc công bằng
+ Nguyên tắc bí mật
+ Nguyên tắc công khai
+ Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ
+ Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý
1.1.4 Vai trò của đấu thầu xây dựng
Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể
hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường, cụ thể vai trò

của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:
* Đối với chủ đầu tư
* Đối với các nhà thầu
* Đối với nhà nước
1.1.5 Ý nghĩa của công tác đấu thầu trong xây dựng.
Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện
nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu.
1.2 KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, bản chất cạnh tranh
* Khái niệm cạnh tranh
Là việc đấu tranh hoặc giành giật các chủ thể về khách hàng, thị trường hay
nguồn lực.
* Khả năng cạnh tranh


6

Là việc chủ động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp
biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh và sử dụng chúng như những công cụ cạnh
tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhất định
* Bản chất của cạnh tranh
Là việc các doanh nghiệp (tham gia cung ứng trên thị trường cùng một loại sản
phẩm hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau) phát huy tối đa năng lực
kinh doanh của mình đối phó với các biến động của môi trường kinh doanh để thu hút
được nhiều khách hàng, chiếm được thị phần lớn trên thị trường mà doanh nghiệp có
thể.
1.2.2 Khái niệm và phân loại khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1.2.2.1 Khái niệm khả năng cạnh tranh trong đấu thấu xây dựng
1.2.2.2 Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp.

Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp thường được đánh giá qua
các chỉ tiêu như: năng lực tài chính, chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp, số
lượng công trình trúng thầu, tỷ lệ thắng thầu trong các dự án, chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ
tiêu về kinh nghiệm, giá trị công trình trúng thầu Cụ thể như sau.
1.2.3.1 Chỉ tiêu năng lực tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.3.3 Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu
1.2.3.4 Chỉ tiêu kỹ thuật
1.2.3.5 Chỉ tiêu kinh nghiệm, uy tín của nhà thầu
1.2.3.6 Chỉ tiêu về giá
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp của doanh nghiệp thành 2 nhóm:

1.2.4.1 Nhóm các nhân tố bên trong


7

+ Nguồn lực của Doanh nghiệp
+ Tài chính của Doanh nghiệp
+ Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công
+ Cơ cấu và trình độ tổ chức quản lý của Doanh nghiệp
+ Hoạt động Marketing
+ Khả năng liên doanh, liên kết
+ Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu
1.2.4.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài
+ Tình hình đối thủ cạnh tranh
+ Chính sách của Nhà nước-môi trường pháp lý
+ Nguyên vật liệu đầu vào và các nhà cung ứng

+ Mối quan hệ của Doanh nghiệp và chủ đầu tư
+ Tổ chức tư vấn
1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CẠNH TRANH
ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG













8

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY TNHH HÀ NAM
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÀ NAM
2.1.1. Thông tin chung về Công ty
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.3. Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hà Nam
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Hà Nam từ năm 2009 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh năm 2011 với

2009 2010 2011 2009 2010
1 Sản lượng 338 373 401 118,6% 107,5%
2 Tổng doanh thu 177 225 205 115,8% 91,1%
3 Tổng chi phí 171 217,1 198,3 115,9% 91,3%
4 Tổng lợi nhuận TT 6 7,9 6,7 111,6% 84,8%
5 Thuế TNDN phải nộp 1,5 2 1,7 113,3% 85%
6 Lãi sau thuế 4,5 5,9 5 111,1% 84,7%
7 Tỷ suất LN/DT 2,5 2,6 2,4 96% 92,3%
8
Thu nhập LĐ BQ

(tr/ng/tháng) 0,0045 0,0053 0,0065 148,5% 108,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 - 2011 của Công ty)

2.2 THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH HÀ NAM
Kết quả đấu thầu của Công ty TNHH Hà Nam



9

Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu của Công ty từ năm 2009 – 2011
STT

Chỉ tiêu Đơn vị
Năn

2009
Năn
2010
Năn
2011
1 Tổng hồ sơ dự thầu Hồ sơ 13 18 14
2 Tổng giá trị dự thầu Tỷ đồng 621 823 655
3 Kết quả dự thầu
3.1 Xét theo số lượng trúng thầu 9 13 11
3.2 Xét theo số lượng trượt thầu
Hồ sơ
4 5 3
3.3 Xét theo giá trị trúng thầu 486 638 512
3.4 Xét theo giá trị trượt thầu
Tỷ đồng
135 185 143
4 Tỷ lệ trúng thầu
4.1 Số lượng dự thầu % 69,2 72,2 78,5
4.2 Giá trị dự thầu 78,2 77,5 78,2
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2009 - 2011 Phòng kế hoạch)

Tổng hợp lại số liệu ta có thể thấy rằng tỷ lệ thắng thầu của Công ty trong giai
đoạn 2009 – 2011 là:
+) Tính theo số dự án ( gói thầu dự thầu )
%3,73%100
45
33
%1001 ===



xx
Ddt
Dtt
T

+) Tính theo giá trị dự án ( gói thầu dự thầu )
%78100
2099
1636
%1002 ===


xx
Gdt
Gtt
T

Qua kết quả tính toán trên cho thấy: Tổng số dự án trúng thầu có giá trị 1.636 tỷ
đồng chiếm 78% tổng giá trị công trình tham gia dự thầu, tỷ lệ trúng thầu theo số lượng
công trình tham gia chiếm 73,3% tổng số các dự án tham gia đấu thầu. Mỗi năm Công
ty tham gia đấu thầu, số lượng công trình trúng thầu trung bình là 11 công trình. Giá trị


10

công trình trung bình khoảng 54 tỷ đồng một dự án. Các Công trình này chủ yếu tập
trung tại các huyện vùng cao núi đá phía bắc, một số nằm rải rác ở các Tỉnh khác. Đòi
hỏi Công ty phải có phương án cụ thể và hợp lý trong việc điều phối nhân lực cũng như
phương tiện xe, máy để đáp ứng kịp thời tiến độ thi công của dự án.
Bảng 2.3: Danh sách các hợp đồng có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên đã và đang

được Công ty thực hiện trong giai đoạn 2009 – 2011
Tên hợp đồng
Tổng giá
trị (Tỷ
đồng)
Giá trị
nhà
thầu
thực
hiện
Thời
gian
khởi
công
Thời
gian
hoàn
thành
Nguồn
vốn
Tên cơ
quan ký
hợp đồng
Tên
nước
Đường Cổng
Thành Cán
Tỷ - Na Khê
– Hà Giang
35,8 35,8 2011 2012

Vốn
Ngân
sách
NN
UBND
Huyện
Quản Bạ -
Hà Giang
VN
Đường Tùng
Vài Cao Mã
Cốc18 Quản Bạ
- Hà Giang
49,5 49,5 2011 2013
Vốn
Trái
phiếu
CP
BCH biên
phòng tỉnh
Hà Giang
VN
Thuỷ Nông Xín
Cái Thượng
Phùng - Mèo
Vạc- Hà Giang
41,9 41,9 2011 2013
Vốn
Ngân
sách

NN
BCH biên
phòng tỉnh
Hà Giang
VN
Đường Cán
Tỷ - Thái An
- Quản Bạ -
Hà Giang
57,5 57,5 2010 2012
Vốn
Ngân
sách
NN
BQL dự
án
Huyện
Quản Bạ
VN


11

Đường Y Tý
- Đồn 273 -
Cầu Thiên
Sinh, Tỉnh
Lào Cai
72,9 72,9 2011 2013
Vốn

Trái
phiếu
CP
BCH
biên
phòng
tỉnh Lào
Cai
VN
Cụm Hồ, Bể
chứa, Đường
ống dẫn nước
sinh hoạt Sủng
Nhì B, xã Sủng
Máng, Đồng
Văn - Hà Giang
150,8 150,8

2010 2011
Vốn
Trái
phiếu
CP
Ban
QLDA Hồ
chứa nước
SH 4
huyện vùng
cao núi đá
Phía Bắc

VN
Đường Niêm
Tòng-Khâu Vai
huyện Mèo Vạc,
tỉnh Hà Giang.
119 119 2009 2012
Vốn
Trái
phiếu
CP
UBND
huyện
Mèo Vạc

VN
Kè chống sạt lở
Trung tâm xã
Khâu Vai huyện
Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang
36,7 36,7 2010 2012
Vốn
Trái
phiếu
CP
UBND
huyện
Mèo Vạc

VN

Kè chống sạt
lở suối Bản
Tòng, xã
Niêm Sơn,
huyện Mèo
Vạc, tỉnh Hà
Giang
84 84 2009 2011
Vốn
Trái
phiếu
CP
UBND
huyện
Mèo Vạc

VN


12

Cụm thuỷ
nông xã Nậm
ban huyện
Mèo vạc, tỉnh
Hà Giang
56 56 2010 2013
Vốn
Trái
phiếu

CP
UBND
huyện
Mèo Vạc

VN
Cụm thuỷ
nông xã Tả
Lủng huyện
Mèo vạc, tỉnh
Hà Giang
36 36 2009 2010
Vốn
Ngân
sách
NN
UBND
huyện
Mèo Vạc

VN
Cụm hồ chứa
nước sinh hoạt
huyện Mèo Vạc
63,2 63,2 2010 2011
Vốn Trái
phiếu
CP
UBND
huyện

Mèo Vạc

VN
Cụm hồ chứa
nước sinh hoạt
huyện Đồng Văn

127 127 2010 2012
Vốn Trái
phiếu CP
UBND
huyện
Đồng Văn
VN
Thuỷ điện
Sông Miện 5
250 250 2010 2013
Vốn tập
đoàn
điện lực

Điện lực

Giang
VN
Kè đê biển
huyện Giao
Thủy Nam
Định
97 97 2009 2012 ADB

Sở Nông
Nghiệp
tỉnh Nam
Định
VN
Nâng cấp quốc
lộ 2 Tuyên
Quang - Hà
Giang
167 167 2011 2014
Vốn
Trái
phiếu
CP
Sở Giao
Thông Vận
Tải tỉnh
Tuyên
Quang
VN
( Nguồn: Số liệu thống kê năm 2009 – 2011 Phòng Kế toán )



13

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH HÀ NAM TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu xây dựng ta đánh
giá thông qua một số các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động đấu

thầu của Công ty
2.3.1 Những nhân tố bên trong
2.3.1.1 Nguồn nhân lực của Công ty
2.3.1.2 Năng lực tài chính của Công ty
Bảng 2.6: So sánh năng lực tài chính của Công ty TNHH Hà Nam năm
2011 với một số một số đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: Tỷ đồng

Công ty
STT

Chỉ tiêu
Công ty
TNHH
Hà Nam
Công ty
TNHH
307
Công ty
CP XD
số 1
Công ty
TNHH Hoa
Cương
Công ty CP
khai thác
khoáng sản

1 Tổng nguồn vốn 1042,7 998,4 975 1250 898

2 Tổng nợ phải trả 943 977 962 1112 864
3 Vốn chủ sở hữu 99,7 68 53 112 79
4 Hệ số nợ 0,9 0.97 0.99 0.89 0,96

(Nguồn: Hồ sơ năng lực các Công ty năm 2011)

Qua biểu trên nếu xét về quy mô nguồn vốn ta thấy Công ty TNHH Hà Nam
tương đối lớn, đứng thư hai. Đây là một trong những lợi thế của Công ty, nó thể hiện
về mặt tiềm lực tài chính, khả năng đáp ứng trang thiết bị, kỹ thuật thi công. Công ty đã
chú trọng đến việc tích lũy về nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư tăng năng lực sản xuất.
Nhưng hệ số vay nợ của Công ty vẫn còn cao. Đây là một trong những hạn chế của
Công ty và cũng là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung.
Nhược điểm này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các khoản nợ đọng
vốn cấp phía chủ đầu tư. Đây mới chỉ là nững đánh giá sơ bộ, để đánh giá rõ hơn năng


14

lực tài chính của Công ty cần xem xét phân tích một số chỉ tiêu tài chính; cơ cấu nguồn
vốn của Công ty qua các bảng dưới đây:
Bảng 2.7: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty từ năm 2009 – 2011
Kết quả phân tích
TT

Nội dung phân
tích
Công
thức
Năm
2009

Năm
2010
Năm
2011
Ý nghĩa
Phân tích khả năng sinh lời. Mục đích: Đo lường năng lực có lãi và khả năng sinh lời của Công ty
Năm 2009: bỏ ra 1 đồng tài sản
thì thu được 0,047 đồng LNST
Năm 2010: bỏ ra 1 đồng tài sản
thì thu được 0,060 đồng LNST

1
Tỉ suất sinh lời
trên tổng tài
sản (ROA)
Lợi
nhuận
sau thuế
/ Tổng
tài sản
bình
quân
0,047

0,060

0,048

Năm 2011: bỏ ra 1 đồng tài sản
thì thu được 0,048 đồng LNST

Năm 2009: bỏ ra 1 đồng VCSH
thì thu được 0,048 đồng LNST
Năm 2010: bỏ ra 1 đồng VCSH
thì thu được 0,058 đồng LNST
2
Tỉ suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu (ROE)
Lợi
nhuận
sau thuế
/ Vốn
chủ sở
hữu bình
quân
0,048

0,058

0,050

Năm 2011: bỏ ra 1 đồng VCSH
thì thu được 0,05 đồng LNST
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán Công ty)

Qua phân tích ta thấy ROA năm 2009 < 2010 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản
của Công ty giai đoạn này ngày càng hiệu quả. Năm 2011 do tác động xấu của thị
trường, cùng với chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đã làm tăng các
khoản nợ đọng vốn cấp (phải thu khách hàng), hàng tồn kho tăng lên. Các yếu tố bất lợi
trên làm tăng tổng tài sản, mặt khác làm giảm lợi nhuận của Công ty đây là các nguyên

nhân chính dẫn đến ROA năm 2011 giảm so với năm 2010.


15

Tương tụ ROE năm 2009 < 2010 điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn
CSH của Công ty giai đoạn này hiệu quả. Năm 2011 với khó khăn đã nêu trên đã làm
giảm lợi nhuận của Công ty dẫn đến ROE năm 2011 giảm so với năm 2010. Mặc dù cả
hai chỉ tiêu ROA và ROE năm 2011 có giảm nhưng đều dương và lớn hơn so với năm
2009 đó là điều không phải dễ trong hoàn cảnh hiện tại.
Bảng 2.8: So sánh chỉ tiêu tài chính của Công ty từ năm 2009 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
STT

Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 Tổng tài sản
944 982 1042,7
1.1 Tài sản có lưu động 903 936 996
1.2 Tài sản cố định 41 46 46,7
2 Tổng nguồn vốn
944 982 1042,7
2.1 Tài sản nợ lưu động 851 881 943
Ngắn hạn 851 881 943
Dài hạn 0 0 0

2.2 Vốn chủ sở hữu 93 101 99,7
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 93 101 99,7
Nguồn kinh phí khác 0 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ

177 225 205
4 Lợi nhuận gộp 18 20 14
5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 7,9 6,7
6 Lợi nhuận trước thuế 6 7,9 6,7
7 Lợi nhuận sau thuế 4,5 5,9 5
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả SXKD năm 2009 - 2011 của Công ty)


Trong giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn
đạt hiệu quả, lợi nhuận sau thuế tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 5,9 tỷ đồng (tăng 131%), năm
2011 lợi nhuận đạt 5 tỷ chỉ đạt 85% so với năm 2010. Do khó khăn chung của nền


16

kinh tế nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009 là 111% .Công ty hoàn thành và nộp đầy
đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Công ty có quy mô tổng tài sản lớn và không ngừng tăng lên qua các năm cho
thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn trong sản xuất. Tuy nhiên
trong đó giá trị tài sản cố định có tỷ trọng trung bình chiếm khoảng 4,5%. Tài sản lưu
động lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản điều này cho thấy lượng vốn đưa vào kinh
doanh lớn. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn
vốn, trung bình chỉ khoảng 9,8%. Qua chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự bảo đảm về
mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp chưa cao, khả năng
quay vòng vốn thấp do sự chậm trễ trong thanh quyết toán của chủ đầu tư. Khả năng

thu hồi vốn còn yếu tạo ra cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý: tỷ trọng vốn lưu động quá
cao so với vốn cố định. Nếu Công ty cứ kéo dài tình trạng như vậy và không có sự điều
chỉnh trong chiến lược tài chính hoặc đẩy mạnh việc thu hồi vốn thì xu hướng giảm khả
năng thanh toán, cùng với các khoản nợ đọng và sản phẩm dở dang sẽ rất cao.
2.3.1.3 Năng lực về máy móc thiết bị
Bảng 2.10: So sánh tổng giá trị trang thiết bị máy móc của Công ty TNHH Hà
Nam so với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị: Tỷ đồng
STT

Tên Công ty
Tổng giá trị
thiết bị
So sánh
1 Công ty TNHH Hà Nam 46,7 100%
2 Công ty TNHH 307 28 60%
3 Công ty CP XD số 1 25 53,5%
4 Công ty TNHH Hoa Cương 43 92%
5 Công ty CP khai thác khoáng sản 30.6 65,5%
(Nguồn: Hồ sơ năng lực các Công ty năm 2011)

2.3.1.4 Hoạt động Marketing


17

2.3.1.5 Trình độ lập hồ sơ dự thầu
2.3.2 Những nhân tố bên ngoài
2.3.2.1 Môi trường kinh tế pháp lý của nhà nước
2.3.2.2 Chủ đầu tư

2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Bảng 2.11 : So sánh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
STT

Các chỉ tiêu
Công
ty
TNHH

Nam
Công
ty
TNHH
307
Công
ty CP
XD số
1
Công
ty
TNHH
Hoa
Cương

Công ty
CP KT
khoáng
sản
1 Số năm kinh nghiệm 19 13 15 17 19
2 Vốn kinh doanh 1042,7 1010 975 1250 898

3 Số lượng lao động 567 310 353 764 409
4
Sản lượng TB trong 3
năm gần nhất
370,1 280,6 304 400 312
5
Tốc độ tăng trưởng hàng
năm ( % )
<10 <10 <10 >10 <10
6
Năng lực về máy móc
thiết bị Khá TB TB Tốt Khá
7
Uy tín trong kinh doanh
của Công ty Rất tốt Tốt Tốt Rất tốt Tốt
8 Quan hệ với khách hàng Rất tốt Tốt Tốt Rất tốt Tốt
9
Tổ chức HĐ, SX, KD
trong Công ty
Khá Khá Khá Rất tốt Khá
10
Khả năng tiếp thị trong
đấu thầu Tốt Khá Khá Tốt Khá


18

11
Khả năng thích nghi với
hoàn cảnh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt

12 Quy mô sản xuất Lớn Lớn Lớn Lớn Lớn
13 Khả năng tăng trưởng TB TB TB Khá TB
(Nguồn: Năng lực các nhà thầu giai đoạn 2009 - 2011 của phòng Kế hoạch)

2.3.2.4 Các nhà cung cấp
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH
HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
2.4.1. Những thành tựu đạt được trong công tác đấu thầu
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đấu thầu
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan
2.5 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Nam
Để có thể xây dựng được một chính sách cạnh tranh phù hợp, những giải pháp
hợp lý với năng lực hiện tại của Công ty TNHH Hà Nam với đòi hỏi ngày càng khắt
khe của thị trường xây dựng, ta tiến hành đánh giá, phân tích những cơ hội, nguy cơ
cũng như mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đấu
thầu xây lắp của Công ty.
2.5.1 Đánh giá về mặt mạnh và mặt yếu của Công ty
* Về mặt mạnh (Strengths)
* Về những mặt yếu (Weaknesses)
2.5.2 Đánh giá những cơ hội và nguy cơ của Công ty
* Cơ hội (Opportunities):
* Các nguy cơ (Threats)




19


ĐIÊM MẠNH (S)
- Mối quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan Bộ,
Sở, Ban ngành tốt.
- Chất lượng sản phẩm tốt, ấn tượng về
sản phẩm đã giúp Công ty ngày càng được
nhiều khách hàng lựa chọn.
- Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo,
có nghiệp vụ. Cán bộ quản lý được đào
tạo bài bản đúng chuyên môn, có kinh
nghiệm lâu năm trong nghề.
- Quy mô tài chính lớn và khả năng huy
động vốn tốt.
- Năng lực máy móc thiết bị tốt, đồng bộ,
hiện đại có những công nghệ thi công tiên
tiến, vượt trội đáp ứng được yêu cầu kỹ
thuật cao.
- Sản xuất kinh doanh hiệu quả, liên tục có
lãi, vốn CSH tích lũy tăng qua các năm.
CƠ HỘI (O)
- Môi trường chính trị, xã hội ổn định.
- Nhu cầu về xây dựng cơ bản của nhà
nước và cư dân ngày càng tăng.Vốn đầu
tư nhà nước vào xây dựng lớn.
- Hệ thống thông tin ngày một phát triển
giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin về
gói thầu dễ dàng, kịp thời.
- Hệ thống pháp luật cơ bản hoàn thiện
tạo hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp xây dựng hoạt động tốt, nâng
cao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong
nước.
- Thị trường được mở rộng nhờ chính
sách mở cửa hội nhập kinh tế.

ĐIỂM YẾU (W)
- Tình hình tài chính chưa thực sự ổn định
và bền vững, cơ cấu phân bổ vốn chưa
hợp lý, khả năng quay vòng vốn thấp.
- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân sự còn
hạn chế, chưa đồng đều.
- Công tác lập hồ sơ dự thầu còn nhiều
hạn chế. Chưa có bộ phận chuyên trách về
lập hồ sơ dự thầu.
- Giá bỏ thầu còn cao.
- Sử dụng máy móc thiết bị chưa đạt hiệu
NGUY CƠ (T)
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn
mạnh cả về năng lực và số lượng.
- Yêu cầu ngày càng cao của các chủ
đầu tư.
- Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu xây
dựng đầu vào biến đổi ngày càng tăng,
thời gian biến đổi ngày càng ngắn.
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đặc biệt
là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Chiếm dụng vốn của chủ đầu tư.


20


quả cao nhất. Đầu tư mới còn hạn chế.
- Công tác Marketing quảng bá sản phẩm
còn yếu, và chưa được coi trọng đúng
mức.

Hình 3.1: Sơ đồ ma trận SWOT của Công ty TNHH Hà Nam

Bằng các số liệu cụ thể thông qua phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
chương II của luận văn đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Hà Nam trong giai đoạn 2009 -
2011. Chương này phân tích các đối thủ cạnh tranh của Công ty và những nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng của Công ty, đồng thời tập trung phân tích các mặt mạnh, mặt yếu,
xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả trong đấu
thầu xây dựng của Công ty TNHH Hà Nam.
Những vấn đề thực tiễn được trình bày tại chương II sẽ là cơ sở, căn cứ cho việc
đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hà
Nam trong đấu thầu xây dựng sẽ được trình bày ở chương III của luận văn.















21

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY
LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HÀ NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH HÀ NAM
3.1.1. Xu thế phát triển của cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
Để dự báo xu hướng biến động và đánh giá về mức độ cạnh tranh đấu thầu
trên thị trường xây dựng cơ bản ta có thể phân tích dựa trên hai nhóm nhân tố cơ
bản sau: nhóm nhân tố từ phía cung và nhóm nhân tố từ phía cầu.
* Nhóm nhân tố từ phía cung
* Nhóm nhân tố từ phía cầu
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hà Nam
- Công ty TNHH Hà Nam là một đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, hạch toán kinh
tế độc lập nên Công ty xác định lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho
sự phát triển bền vững.
- Giữ vững và phát huy những thành tựu đã đạt được trong suốt quá trình phát
triển của Công ty. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước lành
mạnh hoá hệ thống tài chính. Củng cố vị thế là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp
của Tỉnh nhà, hướng tới chiếm lĩnh thị trường ngoài Tỉnh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đảm bảo quyền lợi,
nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Công ty xác định cơ cấu ngành nghề chính của mình là: Đầu tư xây lắp, khai
thác khoáng sản, kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch.
Kế hoạch sản lượng giai đoạn 2012 – 2014. Công ty dự kiến năm 2012 sẽ phấn
đấu tăng mức sản lượng xây lắp lên 457 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011. Quyết

tâm phấn đấu đến năm 2014 đạt giá trị sản lượng 600 tỷ đồng, tăng 49,6% so với năm 2011.


22

Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch sản lượng giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng
Kế hoạch sản lượng giai đoạn 2012 – 2014
TT

Ngành nghề
2012 2013 2014
1
Đầu tư xây lắp
457 510 600
2
Khai thác khoáng sản
33 39 50
3 Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch 5,7 8 11
(Nguồn: Báo cáo kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011)

Kế hoạch nộp ngân sách giai đoạn 2012 – 2014: Năm 2011 mặc dù sản xuất
kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu giảm sút, vốn cấp eo hẹp nhưng Công ty
TNHH Hà Nam vẫn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Năm 2012 Công
ty phấn đấu đạt mức nộp ngân sách là 3,9 tỷ đồng, tăng 229% so với năm 2011. Đến
năm 2014 phấn đấu đạt mức nộp ngân sách là 6 tỷ đồng, tăng 353% so với năm 2011.
Bảng 3.2: Dự kiến kế hoạch nộp ngân sách giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Tỷ đồng


Kế hoạch nộp ngân sách giai đoạn 2012 – 2014
Tên Công ty
2012 2013 2014
Công ty TNHH Hà Nam
3,9 4,6 6
(Nguồn: Báo cáo kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011)


Qua phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp,
định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014,
Em xin được đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm góp phần tăng năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam.
3
.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ NAM TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ các bộ công nhân viên nói chung và cán bộ tổ


23

chức lập hồ sơ dự thầu nói riêng
* Thực hiện tốt công tác tuyển dụng
* Thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo
* Tạo môi trường làm việc năng động cho nhân viên.
3.2.2 Nâng cao năng lực tài chính
* Huy động vốn tự có
* Huy động vốn vay từ các ngân hàng
* Tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, máy móc,
các cơ quan nhà nước
* Tạo vốn bằng cách liên kết với các đơn vị khác


*
Giảm tối đa việc bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.3 Nâng cao năng lực máy móc thiết bị
* Sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có.
* Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị
* Lựa chọn hình thức đầu tư
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện về kỹ năng lập hồ sơ dự thầu
* Nghiên cứu hồ sơ mời thầu
* Hoàn thiện chất lượng hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu.
* Hoàn thiện các giải pháp tài chính, giá cả
3.2.5 Hoàn thiện về chiến lược phân tích, định giá để đảm bảo thắng thầu
+ Xác định giá dự thầu:
n
Gdth = Σ Q
I
Đ
gi

i = 1
Trong đó:
- Q
I:
là khối lượng xây lắp I do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở dự toán được
bóc ra từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công;
- Đ
gi
: là đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ I, do nhà thầu lập ra theo qui



24

định chung về giá xây dựng được ấn định trong hồ sơ mời thầu;
- n: là khối lượng xây lắp xác định trong hồ sơ mời thầu.
+ Chi phí tạo thành đơn giá dự thầu.
Đơn giá dự thầu (Đ
gi
) bao gồm chi phí vật liệu (VL); chi phí nhân công (NC);
chi phí tiêu hao máy móc (MM); lãi của nhà thầu; thuế VAT. Ta có thể tính đơn giá
dự thầu theo công thức:
Đ
gi
= ĐG
dth
(1 + K
trg
+ K
rr
)
Trong đó:
- Đ
gi
: Đơn giá dự thầu
- ĐG
dth:
Cộng các chi phí, lãi và thuế trong đơn giá dự thầu
- K
trg
: Hệ số trượt giá

- K
rr
: Hệ số rủi ro
+ Mức lãi khi lập đơn giá dự thầu.
Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh được tính toán theo công thức:
Lợi nhuận (trước thuế) = Doanh thu - Chi phí
Khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, trong lĩnh vực xây
dựng người bán hàng (nhà thầu) bao giờ cũng phải xác định trước cho mình mức lãi
(dự kiến) khi đề xuất mức giá bán, theo đó giá bán của công trình sẽ là:
Giá bán ≥ (CP vật liệu + CP máy móc + CP nhân công + CP quản lý)
Thứ hai, Công ty cần xây dựng các phương án bỏ giá thầu hợp lý, lựa chọn
phương án xây dựng giá thông qua việc xác định mức giá cao nhất, mức giá thấp
nhất và dự kiến mức giá bỏ thầu có thể trúng.
G
max
≥ Gdt ≥ G
min

Trong đó:
- G
max
: Mức giá tối đa


25

- G
min
: Mức giá tối thiểu
- Gdt: Mức giá bỏ thầu

3.2.6 Giải pháp về hoạt động Marketing
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
3.3.1 Những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho nhà thầu xây lắp
3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu xây dựng
3.3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu
3.3.4 Tăng cường cơ chế giám sát và thanh tra hoạt động đấu thầu
3.3.5 Tiếp tục quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính




















×