Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU TẠI CÁC CHỢ BẢN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.83 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
------   ------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU
TẠI CÁC CHỢ BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ THỊ HỒNG THẮM

Chuyên ngành

: KINH TẾ

Lớp

: KTB – K55

Giáo viên hướng dẫn

: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên

ĐỖ THỊ HỒNG THẮM

2

2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện và hồn thành tại Bộ mơn Kinh tế nơng
nghiệp và Chính sách thuộc Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn của Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
GS.TS Đỗ Kim Chung, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định
hướng tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu khoa học và hồn thiện
khóa luận. Bản thân tơi đã học được ở GS.TS. Đỗ Kim Chung rất nhiều kiến
thức mới về công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt về phương pháp tư duy để
giải quyết các vấn để trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu, tơi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và
Chính sách, Khoa kinh tế và Phát triển nơng thơn. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới
các thầy, cô về sự hỗ trợ quý báu này.
Tôi xin cảm ơn đến lãnh đạo các Ban quản lý chợ trên địa bàn Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian đi thực tế tại các đơn vị. Tôi cũng xin

cảm ơn đến các hộ bán rau tại các chợ bán lẻ đã nhiệt tình giúp đỡ tơi thực
hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Thị Tân Lộc, thuộc bộ
môn Kinh Tế Thị Trường, Viện Nghiên cứu Rau quả. Đồng thời, ở đây tôi
cũng rất biết ơn sự tạo điều kiện của các lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả,
các cô, chú cán bộ nghiên cứu tại Bộ môn Kinh tế thị trường, Viện Nghiên
cứu Rau quả đã rất dày công giúp chúng tôi tiếp cận thực tế địa bàn khảo sát
và trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến bạn bè và gia đình: bố, mẹ tơi
ln ln động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như
vật chất để tơi hồn thành khóa luận này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm
ơn tới tất cả mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

ĐỖ THỊ HỒNG THẮM
3

3


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Được sự phân cơng giúp đỡ của Khoa Kinh tê và Phát triển Nông thôn,
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Kim
Chung và sự hỗ trợ của Th.S Nguyễn Thị Tân Lộc bộ môn Kinh tế Thị trường
thuộc viện Nghiên cứu Rau quả. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
tình hình tiêu thụ rau tại chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: đánh giá tình hình tiêu
thụ rau tại các chợ bán lẻ và nghiên cứu đặc điểm mạng lưới chợ bán lẻ trên
địa bàn thành phố Hà Nội, tìm hiểu một số đặc điểm của chợ bán lẻ rau, đặc
điểm của người bán lẻ rau tại chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu
là điều tra chọn mẫu, thu thập thơng tin, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu,
phân tích và xử lý số liệu.
Những nội dung và kết quả nghiên cứu chính
1) Mạng lưới chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội: hiện tại Hà Nội có
khoảng 411 chợ bán lẻ trong đó thì có khoảng 67 chợ kiên cố, chiếm 16,3%;
213 chợ bán kiên cố, chiếm 51,7% và 131 chợ lán tạm, chiếm 32%; bình quân
1 quận nội thành có 10,3 chợ và 1 huyện ngoại thành có khoảng 16,5 chợ.
2)

Quy mơ, đặc điểm của chợ: trong tổng số 7 chợ tiến hành khảo sát (5 chợ nội
thành và 2 chợ ngoại thành, 5 chợ quy hoạch và 2 chợ tạm) thì các chợ có
diện tích từ 3000 – 6000m² đều thuộc chợ nội thành (chợ Nghĩa Tân, chợ
Hôm và chợ Gia Lâm). Trong tổng số 71% chợ nội thành có 60% chợ có trên
400 hộ kinh doanh cố định; 28,6% chợ có trên 200 hộ kinh doanh cố định cịn
100% các chợ tạm là có dưới 200 hộ kinh doanh cố định. Cơ sở vật chất và
hình thức quản lý: trong tổng số 7 chợ tiến hành khảo sát thì có 2 chợ kiên cố,
3 chợ bán liên có và 2 chợ tạm; có 4 chợ theo hình thức Ban quản lý, 1 chợ
4

4


thao hình thức doanh nghiệp quản lý, 2 chợ trực thuộc UBND xã, phường
3)

quản lý.
Các đối tượng tham gia tiêu thụ rau tại chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà
Nội bao gồm: người chuyên bán lẻ, người sản xuất, người thu gom ở đây họ
được gọi chung là người bán lẻ và một đối tượng nữa là người tiêu dùng cũng

góp phần khơng nhỏ trong việc tiêu thụ rau. Trong tổng số 92 phiếu điều tra
người bán lẻ thì có 60,9% trong số đó có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ
nhiều nhất và hầu hết người bán lẻ là nữ, có đến 94,6% khơng qua lớp tập

4)

huấn nào về kinh doanh.
Hoạt động tiêu thụ của người bán lẻ: có 40,2% người bán lẻ trong tổng số 92
phiếu điều tra người bán lẻ có chủng loại rau bày bán trên 50 chủng loại;
32,6% người bán lẻ có chủng loại rau bày bán từ 20 – 50 chủng loại cong lại
27,2% người bán lẻ có chủng loại rau bày bán dưới 20 chủng loại. 66,3%
người bán lẻ lấy rau từ chợ bán bn cịn lại lấy trực tiếp từ người sản xuất
hoặc doanh nghiệp. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp được người bán lẻ quan
tâm nhiều nhất đó là giá cả chiếm khoảng từ 96,8% - 100,0%. Hình thức
thanh tốn đối với nhà cung cấp 94,6% người bán lẻ là trả ngay còn lại 5,4%
là trả sau; phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy. Đối tượng khách hàng
chính của người bán lẻ là hộ gia đình. Hầu hết rau bán tại chợ bán lẻ là khơng
có nhãn mác, giá khơng được niêm yiết công khai mà chỉ qua sự mặc cả trao
đổi giữa hai bên bán và bên mua. Xu hướng, giá bán của các chủng loại rau:
rau muống, bí xanh, cà chua, dưa chuột, bắp cải, cải ngọt.
Trong tổng số 92 phiếu điều tra có 34,8% người bán lẻ có lượng rau
bán từ 100 – 150 kg chiếm tỷ lệ nhiều nhất; ít nhất là có 6,5% người bán lẻ
bán được trên 200 kg. Một số thuận lợi khó khăn của người bán lẻ.

5)

Hoạt động mua rau của người tiêu dùng theo ý kiến của người bán lẻ: tiêu chí
được người tiêu dùng lựa chon nhiều nhất để mua rau là giá cả và độ tươi của

5


5


sản phẩm cũng là tiêu chí được quan tâm nhiều không kém. Lượng mua của
6)

người tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ 1 – 2 kg chiếm 47,8%.
Tiêu thụ rau tại chợ bán lẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tính chất, vị trí
của chợ; quy mô, cơ sở vật chất của chợ; tổ chức và quản lý chợ;đối tượng

7)

tham gia tiêu thụ; có bao nhiêu chủng loại rau bày bán.
Những biện pháp nhằm phát triển tiêu thụ rau tại chợ bán lẻ trên địa bàn thành
phố Hà Nội: tổ chức và phát triển mạng lưới chợ, nâng cao cơ sở vật chất các
chợ, nâng cao trình độ Ban quản lý chợ bán lẻ, giải pháp cho các đối tượng
tham gia tiêu thụ rau, đa dạng hóa các chủng loại rau bày bán

6

6


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7

7


8

8


9

9


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Bộ NN
BQL
HTX
KT – XH
PTNN
VSATTP
THCS
THPT
TP. Hà Nội
Triệu USA

UBNN

Diễn giải
Bộ Nông nghiệp
Ban quản lý
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Phát triển nông thôn
Vệ sinh an tồn thực phẩm
Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Thành phố Hà Nội
Triệu đơ la
Uỷ ban nhân dân

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
10

10


Rau quả là loại thức ăn thiết yếu của con người. Rau quả cung cấp cho
con người nhiều vitamin và muối khoáng. Gluxit của rau quả chủ yếu là các
thành phần đường dễ tiêu hóa. Hàm lượng chất đạm trong rau quả tuy ít
nhưng có vai trị quan trọng trong trao đổi chất và dinh dưỡng. Chất béo trong
rau quả khơng nhiều nhưng dễ tiêu và có những axit béo khơng thể thay thế
được. Rau quả cịn cung cấp cho cơ thể chất xơ, có tác dụng giải các độc tố
phát sinh trong q trình tiêu hóa thức ăn và có tác dụng chống táo bón... Do

vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau quả không thể thiếu và ngày
càng quan trọng. Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá,
đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng tăng cả
về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ sinh thái
phong phú có nền nơng nghiệp truyền thống lâu đời là điều kiện tốt để phát
triển nông nghiệp. Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số
lượng, chủng loại rau rất phong phú đa dạng 60 – 80 loại rau trong vụ đông
xuân và 20 – 30 loại rau trong vụ hè. Vì vậy vấn đề tiêu thụ là hết sức quan
trọng đối với các nhà sản xuất.
Với một thành phố lớn như Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực
phẩm trong đó có rau là lớn nhất. Rau là những sản phẩm chủ yếu được sử
dụng tươi có hàm lượng nước cao nên dễ bị thối, hỏng, dập nát. Tổ chức bảo
quản tốt và tiêu thụ nhanh có ý nghĩa đảm bảo được chất lượng, giảm tỷ lệ hao
hụt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Khối lượng rau được cung cấp đến
người tiêu dùng chủ yếu qua các siêu thị và các chợ bán buôn, bán lẻ. Đặc
biệt đối với chợ bán lẻ, người tiêu dùng có thể mua rau tại đâu thuận tiện cho
mình từ các chợ có quy hoạch hay các chợ cóc, chợ tạm.
Từ nhu cầu mua hàng trên của người tiêu dùng, em tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá tình hình tiêu thụ rau tại các chợ bán lẻ trên địa bàn
thành phố Hà Nội”.
11

11


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau tại các chợ bán lẻ trên địa bàn thành
phố Hà Nội, từ đó đề suất ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ rau.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình tiêu thụ rau tại các chợ bán
lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ rau tại các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
- Xác định yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rau tại các chợ bán lẻ.
- Đề suất một số giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ rau tại các chợ bán lẻ.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đơn vị sản xuất: các chợ bán lẻ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu nội dung
- Phạm vi nội dung của đề tài, nghiên cứu về hiện trạng tiêu thụ rau tại các chợ
bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi không gian
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi nội thành và ngoại thành Hà Nội, bao gồm 7
chợ: 5 chợ nội thành và 2 chợ ngoại thành.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014

12

12


PHẦN II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
RAU TẠI CÁC CHỢ BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Cơ sở lý luận về tình hình tiêu thụ rau
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiêu thụ rau tại chợ bán lẻ

2.1.1.1 khái niệm về chợ, chợ bán lẻ

-

Khái niệm
Chợ là một nơi (địa điểm) cơng cộng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ
của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi

-

hàng hóa, dịch vụ với nhau.
Chợ được hình thành do u cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do
quá trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy, trên thực tế có nhiều chợ
đã được hình thành từ việc quy hoạch xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của
các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất
nhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi
hàng háo của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt

-

chẽ.
Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ thường được diễn
ra theo một quy luật và chu kì thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kì
họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tập quán của

-

từng vùng, từng địa phương quy định.
Bán lẻ là loại hình mua bán hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng giá cả tùy

thuộc vào người bán hàng mà khơng có qyi định rõ ràng. (Là hình thức tiệm
tạm hóa bán cho người tiêu dùng hiện nay)

13

13


Vậy, chợ bán lẻ là nơi công cộng để mua bán trao đổi hàng hóa cần thiết
đến tận tay người tiêu dùng giá cả tùy thuộc vào bên bán và bên mua trao đổi
thống nhất.


Phân loại:
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo
những tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
a) Theo địa giới hành chính
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn:
- Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở
đây đời sống và trình độ văn hố có phần cao hơn ở nơng thơn, cho nên các
chợ thành phố có tốc độ hiện đại hố nhanh hơn, văn minh thương mại trong
chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung
và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền
thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
-

Chợ nông thôn:
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình


thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi như ở một số vùng núi, người
dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy,
sạp có quy mơ nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm
đà bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ
khác nhau.
b) Theo tính chất mua bán
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn và
bán lẻ:
- Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá
14

14


lớn. Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các
nơi. Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ,
các chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho
xuất khẩu. Các chợ này có doanh số bán bn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%),
đồng thời vẫn có bán lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ.
- Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm
dân cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu
dùng.
c) Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Có chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh:
- Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác
nhau. Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo,

giày dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao
động nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật ni…, chợ đáp
ứng tồn bộ các nhu cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể
hiện khái quát những đặc trưng của chợ truyền thống và ở nước ta hiện nay
loại hình này vẫn chiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành
và phát triển.
- Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng
khác, các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức
chợ này cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây
dựng, chợ rau quả, chợ giống cây trồng…

15

15


d) Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ
loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3.
 Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của
tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và
được tổ chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trơng giữ xe, bốc xếp hàng hố, kho bảo

quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hố, vệ
sinh an tồn thực phẩm và các dịch vụ khác.
 Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố
hoặc là bán kiên cố theo quy hoạch;
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức
họp thường xun hay khơng thường xun;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trơng giữ xe, bốc xếp hàng hố, kho bảo
quản hàng hoá, dịch vụ đo lường.


Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư

xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.

16

16


e) Theo tính chất và quy mơ xây dựng
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và
chợ tạm:
-

Chợ kiên cố:

Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một cơng trình

kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố
thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất
từ 6000 - 9000 m2. Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn,
các huyện lỵ, thị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là
trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
- Chợ bán kiên cố:
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây
dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) cịn có những hạng mục xây dựng
tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10
năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất
3000 - 5000 m2. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn
xa xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn.
- Chợ tạm:
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm
có tính chất tạm thời, khơng ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh
chóng và ít tốn kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng q, các
xã, các thơn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất
định (như tết, lễ hội…).
2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển sang hình
thái giá trị của sản phẩm, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp
nhận thanh toán theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa vào
17

17


lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong.

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều
khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán
hàng và thực hiện các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo
quan điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ
chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa
các chủ thể kinh tế. Q trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình
thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vịng quay chuyển vốn của đơn vị sản xuất
kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tạo điều
kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để thực hiện tái sản xuất
mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển sang
hình thái giá trị của sản phẩm, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng
chấp nhận thanh toán theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa
vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều
khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán
hàng và thực hiện các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo
quan điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ
chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất,
là q trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ
thể kinh tế. Q trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình thái vật
chất sang hình thái tiền tệ, vịng quay chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh
doanh được hồn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tạo điều kiện thu
hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng.

18

18



2.1.1.3 Khái niệm vể tiêu thụ sản phẩm rau
Rau là loại cây trồng ngắn ngày, mật số loại rau trông một lần cho thu
hoạch trong nhiều lứa, thời gian thu hoạch rau khá tập trung. Rau chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Rau được trồng dưới nhiều dạng khác
nhau như trồng thuần, trồng xen, trồng gối. Trồng rau cần nhiều nhân công.
Tiêu thụ sản phẩm rau là quá trình người sản xuất rau bán sản phẩm
của mình ra thị trường để mang lại thu nhập. Thu nhập từ việc tiêu thụ sản
phẩm rau giúp người sản xuất sử dụng nhanh chóng thực hiện q trình tái
sản xuất.o
Hoạt động tiêu thụ rau trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các
yếu tố khác nhau, chủ thể kinh tế tham gia bao gồm:
-

Người sản xuất: là người trực tiếp tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thị

-

trường
Người thu gom: thu mua sản phẩm hàng hóa của người sản xuất và bán lại

-

cho người bán buôn, bán lẻ.
Người bán bn: là người mua hàng hóa với số lượng lớn rồi bán lại cho

-

những người bán lại hoặc bán lẻ.

Người bán lẻ: là người trực tiếp chuyển giao sản phẩm hàng hàng hóa đến

-

người tiêu dùng.
Người tiêu dùng: là những người tham gia vào khâu cuối cùng của kênh phân
phối, có nhu cầu về sản phẩm. Họ mua sản phẩm để tiêu dùng cho cá nhân và
gia đình.
2.1.1.4 Khái niệm về thị trường
Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường:

- Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất
định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần
thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chât, thị trường là tổng thể các khách hàng

19

19


tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả
năng tham gia rao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
- Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
- Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có
quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.
Chức năng của thị trường:
- Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa dịch vụ

-

Chức năng thực hiện giá cả

-

Chức năng điều tiết kích thích tiêu dùng xã hội

-

Chức năng thơng tin thị trường
Các quy luật của thị trường:

-

Quy luật về giá trị: Là quy luật cơ bản của tiền sản xuất hàng hóa, quy luật
này yêu cầu trao đổi hàng hóa phải dựa trên chi phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất hàng hóa đó.

-

Quy luật cạnh tranh: Đây chính là cơ chế vận động của thị trường.
+ Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nó cũng
đào thải những hàng hóa khơng được thị trường chấp nhận.

-

Quy luật cung cầu:
+ Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh tốn cho nhu cầu đó; là sự
cần thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn

20

20


sàng có khả năng thanh tốn cho hàng hóa hay dịch vụ đó.
+ Cung là một thuật ngữ dùng để chỉ thái độ của người bán và khả năng
bán về một loại hàng hóa nào đó.
-

Quy luật cầu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cung về
hàng hóa dịch vụ.

21

21


2.1.1.5 Kênh tiêu thụ
Qúa trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ và đến người tiêu dùng sẽ
hình thành lên các kênh phân phối. Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp
những cá nhân hay tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau
tham gia vào q trình tạo ra dịng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng. Tất cả những người tham gia kênh phân phối gọi là
thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu
dùng gọi là trung gian thương mại.
Có rất nhiều định nghĩa về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ có thể được coi
là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi
chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau. Một số ý kiến khác lại cho

rằng, kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các cơng ty để thực
hiện mục đích thương mại.
Các loại kênh tiêu thụ:
 Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất tiếp xúc gồm có:
Kênh trực tiếp là kênh khơng có trung gian, là cầu nối gắn liền người
sản xuất với người tiêu dùng. Kênh trực tiếp thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ
truyền, ở miền núi, vùng dân tộc ít người, quy mơ sản xuất nhỏ, người sản
xuất gần người tiêu thụ (kênh tiêu thụ đến thẳng người sản xuất để mua hoặc
người sản xuất phục vụ tận nhà) và sản phẩm tươi sống khó bảo quản.
- Ưu điểm của kênh trực tiếp là sản phẩm nhanh đến tay người tiêu dùng, chủ
động, đơn giản về thời gian và khách hàng, nhanh thu hồi vốn.
- Nhược điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp là:
+ Khó khăn đối với sản xuất quy mô lớn như các trang trại hoặc các
doanh nghiệp tư nhân. Khó khăn đối với những nơi sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm tập trung như từ ngoại thành vào nội thành phố lớn.
+ Hạn chế đối với sản xuất hàng cao cấp vì sản xuất hàng cao cấp đòi
22

22


hỏi phải phân loại, phân cấp sản phẩm và đòi hỏi cơng nghệ bao bì và đóng
gói cơng phu khơng phù hợp với loại kênh này.
+ Hạn chế phát triển thương mại và khó khăn cho phát triển phân cơng
hợp tác lao động xã hội vì khơng điều kiện hình thành tầng lớp trung gian,
không tạo ra sự phân công lao động mới trong nơng nghiệp.
• Kênh gián tiếp là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu nối giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm: Người thu
gom, đại lý, hợp tác xã tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn,
trung thị, siêu thị, đại lý siêu thị, các công ty và tổng công ty xuyên quốc gia.

- Trung gian là cần thiết là quan trọng, song trung gian có tính hai mặt, cần phải
phát huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó.
 Những tính tích cực của trung gian cần được phát huy:
- Phải sử dụng trung gian như là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng
để đảm bảo hình thành mạng lưới phân phối ổn định, tiến bộ và hợp lý.
- Giúp cho ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng chiến lược quan trọng như thóc,
gạo. Những năm vừa qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần ổn định
giá cả thóc, gạo.
- Giúp phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt trung gian Nhà nước đứng ra làm trung
gian xuất nhập khẩu rất có lợi nếu thực hiện đúng chức năng yêu cầu.
 Một số mặt tiêu cực của trung gian cần phải hạn chế:
- Qua nhiều trung gian làm cho giá mua tăng lên đối với người tiêu
dùng, nếu không quản lý chắt chẽ những người này sẽ làm ảnh hưởng đến
chính sách, chữ tín của những người sản xuất.
- Độc quyền của các trung gian lớn: Phải hạn chế độc quyền của các
trung gian lớn, phải cạnh tranh lành mạnh.
 Phân loại theo độ dài kênh:
- Kênh phân phối ngắn: Là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến
người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian tham gia xen
23

23


giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Kênh phân phối dài: Là kênh phân phối có nhiều loại, nhiều cấp mua trung
gian. Hàng hóa của doanh nghiệp có thể được chuyển dần quyền sở hữu cho
một loại các nhà buôn bán lớn đến nhà buôn bán nhỏ rồi qua nhà bán lẻ đến
tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Phân loại theo số cấp:

Kênh 1: Là kênh trực tiếp từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối
cùng. Kênh này có đặc điểm nhanh, giảm chi phí lưu thơng, quan hệ giao dịch
và chi phí mua bán.
Kênh 2: Lưu chuyển phân phối qua trung gian, người bán lẻ. Đây là
loại kênh ngắn. Thuận lợi cho người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hóa nhanh,
người cung ứng cuối cùng được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ như siêu
thị, cửa hàng lớn.
Kênh 3: Nhiều khâu trung gian và bán buôn, bán lẻ, từng khâu được
chun mơn hố, thuận lợi mở rộng thị trường, sử dụng hiệu quả cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Kênh 4: Hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng như kênh 3.
Nhưng trong quan hệ mua bán, giao dịch xuất hiện mơi giới trung gian. Nó
giúp cả người sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ thơng tin về thị trường,
đem lại hiệu quả cho các bên tham gia.
Kênh tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của sản
phẩm nhưng phải đảm bảo các yếu tố như:
+ Đảm bảo tính linh hoạt và đồng bộ của hệ thống.
+ Giảm tối thiểu chi phí lưu thơng.
+ Đạt được mục tiêu mở rộng thị trường.
+ Quản lý và điều tiết, kiểm soát được hệ thống kênh tiêu thụ.
- Mục tiêu các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ.
 Mục tiêu định lượng gồm: Tối đa hố lượng tiêu thụ, tối đa hóa doanh thu, tối
24

24


thiểu hố chi phí trung gian và tối thiểu hóa chi phí tiêu thụ.
- Mục tiêu chiến lược: Đó là mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, chiếm lĩnh thị
trường.

- Các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ
1- Yếu tố thị trường
2- Đặc điểm của sản phẩm
3- Đặc điểm của xuất khẩu nông nghiệp và sản phẩm cây liên quan đến
kênh tiêu thụ sản phẩm.
4- Mức độ và tính chất phân phối sản phẩm.
5- Năng lực của tổ chức trung gian.
2.1.2 Vai trò của tiêu thụ rau
Tiêu thụ đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người
sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm có thể góp phần tăng vịng quay của vốn, là cầu
nối đưa sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua lưu thông
trên thị trường.
Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng hóa
đóng vai trị quyết định. Sản phẩm mà sản xuất ra không tiêu thụ được báo
hiệu sự bế tắc không phát triển được của cơ sở sản xuất, nguy cơ thua lỗ phá
sản là không thể tránh khỏi. Mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình
sản xuất kinh doanh nó chỉ diễn ra sau khi quá trình sản xuất kết thúc nhưng
lại là khâu đóng vai trò định hướng phát triển cho các cơ sở.
-

Giai quyết đầu ra cho các sản phẩm rau sản xuất ra, bù đắp cho phí, có tích
lũy để tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ nói chung đó là q trình thực hiện sản phẩm, là giai đoạn làm
cho sản phẩm ra khỏi q trình lưu thơng, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông
sang lĩnh vực tiêu dùng. Tiêu thụ rau cũng vậy, nó giải quyết đầu ra cho các
sản phẩm rau. Hơn thế, sản phẩm rau được tiêu thụ mang lại một số tiền
tương ứng với chi phí bỏ ra để sản xuất rau và phần lơi nhuận đem lại từ việc
25

25



×