Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông – đoạn chảy qua huyện bến lức, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.27 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của Luận án
Sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) có ý nghĩa rất quan trọng đối với
phát triển KT-XH của tỉnh Long An và huyện Bến Lức, cần được bảo
vệ an toàn cho mục tiêu phát triển lâu bền. Song, việc bảo vệ dòng
sông VCĐ chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý LVS còn
nhiều hạn chế, nhân lực, phương tiện thiếu thốn, dữ liệu quản lý
nghèo nàn và thiếu các giải pháp quản lý phù hợp. Do đó, Đề tài luận
án tiến sỹ: “Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các
giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy
qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An“ rất cần thiết để giải quyết những
vấn đề bức xúc nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất
và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ, trên cơ sở đánh giá
hiện trạng, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, dự báo tải lượng ô
nhiễm, diễn biến chất lượng, khả năng chịu tải của đoạn sông VCĐ
chảy qua huyện Bến Lức đến năm 2020.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông
VCĐ; Xác định nguồn thải và tải lượng ô nhiễm của nguồn thải
chính; Đánh giá, dự báo khả năng chịu tải của sông VCĐ đến năm
2020; Xác định tồn tại, yếu kém và rút ra bài học kinh nghiệm từ
quản lý chất lượng nước sông; Đề xuất mô hình quản lý thống nhất và
tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ đến năm 2020 và xa hơn
nữa.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Nội dung nghiên cứu: (1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu - đoạn sông VCĐ chảy
qua huyện Bến Lức; (2) Tổng quan các nghiên cứu và mô hình quản
1
lý lưu vực sông trong nước và trên thế giới; (3) Cơ sở lý thuyết về tải


lượng ô nhiễm các nguồn thải và khả năng chịu tải của dòng sông; (4)
Tính toán tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sông VCĐ-
đoạn chảy qua huyện Bến Lức; (5) Đề xuất các giải pháp quản lý
thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ.
Phạm vi nghiên cứu: Sông Vàm Cỏ Đông- Đoạn chảy qua huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và
tổng hợp; Tiếp cận hệ thống kinh tế – sinh thái – môi trường
gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Tiếp cận tích hợp thông
tin (kỹ thuật viễn thám, bản đồ số và công nghệ GIS); Tiếp cận
kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có
liên quan đến luận án và tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, phù
hợp.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổ hợp các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây: (1) Thu thập, kế thừa và tổng hợp tài liệu;
(2) Điều tra, khảo sát thực địa: (3) Giải tích và phân tích thống kê; (4)
Mô hình hoá và công nghệ GIS; (5) Xây kịch bản dự báo và phân tích
xu hướng; và (6) Kỹ thuật Delphi.
5. Ý nghĩa khoa học, tính mới và tính thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: (1) Việc tính toán tải lượng ô nhiễm một số
nguồn thải chính, dự báo diễn biến chất lượng nước, khả năng tiếp
nhận các nguồn thải của sông, tính toán tải lượng tối đa được phép xả
thải, lần đầu tiên được thực hiện bài bản trên LVS VCĐ và là cơ sở
khoa học – quản lý quan trọng để các cấp lãnh đạo hoạch định chủ
trương, chính sách phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, đặc
biệt để kiểm soát tải lượng ô nhiễm cho phép của các nguồn thải từ
các nhà máy, K/CCN,… thải ra nguồn nước sông VCĐ; (2) Luận án
2
đã nghiên cứu thực nghiệm về hiện trạng, dự báo diễn biến chất

lượng nước, tính toán tải lượng ô nhiễm, chỉ số WQI, khả năng chịu
tải của nước sông VCĐ đến năm 2020, là bức tranh tổng thể để đánh
giá hiệu quả quản lý nước sông VCĐ trong thời gian qua và trong
tương lai.
- Tính mới của luận án: (1) Luận án đã dự báo chất lượng nước
sông VCĐ qua việc tính toán chỉ số WQI, khả năng chịu tải của nước
sông, làm cơ sở phân vùng và dự báo chất lượng nước, từ đó xác định
các nguồn thải chính vào nước sông cần kiểm soát chặt chẽ, và đề
xuất các giải pháp quản lý nguồn nước cho từng đoạn sông VCĐ phù
hợp với điều kiện thực tế của LVS VCĐ và điều kiện phát triển KT-
XH các khu vực có liên quan; (2) Từ thực trạng quản lý tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Long An và huyện Bến Lức trong thời gian
qua, kết hợp dựa vào tính đặc thù của sông VCĐ - đoạn chảy qua
huyện Bến Lức là những yếu tố và nhân tố cần thiết để nghiên cứu đề
xuất mô hình quản lý phù hợp với tính đặc thù của sông VCĐ và điều
kiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện Bến Lức; (3) Luận án đề
xuất mô hình quản lý thống nhất, tổng hợp LVS phù hợp thực tế của
địa phương, với một tổ chức điều phối thích hợp, khả thi, với đề xuất
quy hoạch bố trí ngành nghề tiếp nhận vào địa bàn huyện Bến Lức,
quy hoạch di dời các CSSX gây ô nhiễm nghiêm trọng, áp dụng các
giải pháp công trình và phi công trình cần thiết, giúp chính quyền địa
phương, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm
bảo vệ các dòng sông cho mục tiêu phát triển KT-XH bền vững.
- Tính thực tiễn: (1) Kết quả nghiên cứu của Luận án trước hết
góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc trong thực tế - là tìm ra cách
thức, giải pháp, tổ chức hợp lý để triển khai hiệu quả việc bảo vệ môi
trường nước sông VCĐ, kế đến là đáp ứng chủ trương của Trung
ương và địa phương trong quản lý và bảo vệ môi trường LVS; (2)
3
Luận án cung cấp thông tin về hiện trạng, mức độ ô nhiễm của từng

ngành, thông tin liên quan đến khả năng chịu tải của sông VCĐ, giúp
cho cơ quan quản lý có cơ sở để thực thi nhiệm vụ kiểm tra giám sát
của mình và các cơ sở công nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý cần
thiết tại chỗ; (3) Luận án đưa ra mô hình quản lý LVS phù hợp và khả
thi, có thể nhân rộng trong thực tiễn, giúp cho các cấp chính quyền
địa phương, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bảo
vệ chất lượng nước dòng sông VCĐ.
Chương 1
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU
VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Bến Lức nằm ở phía Đông Long An. Phía Bắc giáp Đức Hòa, Đức
Huệ; Phía Đông giáp Bình Chánh - TP. HCM; Phía Nam giáp Cần
Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ; Phía Tây giáp Thủ Thừa;Bến Lức có địa
hình khá bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Nam sang Bắc.
Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu khác nhau: miền Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, chia thành mùa mưa từ tháng
5 - 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân
năm 27,7
o
C; Lượng mưa bình quân năm 1.886,2 mm; Lượng bốc hơi
bình quân năm 1.054 mm; Độ ẩm bình quân năm 80,5%; Tổng số giờ
nắng trong năm 2.700 giờ, ;
Mực nước năm trên sông VCĐ chịu ảnh hưởng của bán nhật triều
biển Đông, với M
max
: +1,48m; M
min
: -1,96m; Q
kiệt

: 57,3 m
3
/s; Q
TB
:
107,4 m
3
/s; Q

: 467 m
3
/s. Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ.
Cơ cấu kinh tế huyện Bến Lức đến năm 2010: nông lâm nghiệp:
6%, công nghiệp xây dựng: 76,5%, thương mại dịch vụ: 17,5%; Dân
4
số huyện Bến Lức có 146.868 người (tháng 04/2009), tốc độ tăng dân
số 1,16%. Giáo dục - đào tạo tiếp tục được xã hội hoá, ngành Y tế
thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, chương trình mục tiêu quốc gia.
Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Bến Lức đến năm
2020: GDP năm 2011-2015 tăng bình quân 19,6%/năm và
17,4%/năm/2016-2020. Diện tích lúa 8.000 ha (2020). Diện tích các
K/CCN lấp đầy 60%. Dân số tăng bình quân 1,36%/năm /2011-2015
và 1,62%/năm/2016-2020. Đến năm 2015: 90% CSSX xử lý chất thải
đạt quy định; Xây dựng hệ thống tách tràn nước thải tại Bến Lức, Gò
Đen; 100% số hộ thành thị, 80% số hộ nông thôn, 100% trường học,
trạm y tế, bệnh viện, cơ quan có hố xí hợp vệ sinh; 100% hộ chăn
nuôi xử lý chất thải. Đến năm 2020: 100% K/CCN có hệ thống
XLNT; Hoàn thành hệ thống tách nước thải tại các đô thị cũ, ;
Sông VCĐ bắt nguồn từ thôn Suông, tỉnh Compong Chàm –
Campuchia ở độ cao 150 m so mực nước biển, chảy qua địa bàn tỉnh

Tây Ninh, sau đó chảy qua tỉnh Long An, đến ngã ba Bần Quỳ (Cần
Đước – Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, rồi theo sông
Vàm Cỏ đổ ra cửa Soài Rạp. Sông VCĐ có diện tích lưu vực 6.200
km
2
, chiều dài 168 km, đoạn qua tỉnh Long An là 145 km, độ rộng
trung bình 400 m, độ sâu đáy sông ở cầu Bến Lức -21m, nối với sông
Sài Gòn, Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức…
Đoạn chảy qua huyện Bến Lức dài 36,5 km, tính từ điểm đầu ở Đức
Huệ đến điểm cuối ở Cần Đước.
Ngoài vai trò là tuyến giao thông thủy quan trọng để vận
chuyển hàng hóa, sông VCĐ còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt,
nông nghiệp, công nghiệp (nhất là cho huyện Đức Hòa, Bến Lức),
tiêu thoát nước, xả phèn, tiếp nhận, pha loãng nước thải công nghiệp
và sinh hoạt dân cư.
5

Hình 1.1: Sơ đồ phân chia từng đoạn sông VCĐ trên địa bàn huyện
Bến Lức, gắn với mạng lưới kênh rạch
1.2 Chất lượng môi trường nước sông Vàm cỏ Đông tại khu vực
nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Vàm cỏ Đông
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường
Long An thực hiện quan trắc nước sông VCĐ theo 04 đợt/năm:
Tháng 11, 3 (đầu và cuối mùa khô); Tháng 5, 8 (đầu và cuối mùa
mưa) với tổng là 44 mẫu/năm tại 11 vị trí trên sông VCĐ (vùng
nghiên cứu). Kết quả phân tích có thể đánh giá, đối với nguồn nước
sông VCĐ – đoạn chảy qua huyện Bến Lức, đã phát hiện thấy hiện
trạng ô nhiễm theo các chỉ tiêu: pH, DO, SS, BOD
5

, COD, NH
3
, tổng
sắt, Mn, dầu mỡ và vi sinh, không đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột
A2 và không bảo đảm chất lượng nước cấp sinh hoạt. Nguyên nhân
chính là do sông VCĐ vừa tiếp nhận trực tiếp các nguồn thải chưa
qua xử lý từ các khu vực lân cận dọc theo bờ sông, đồng thời vừa
chịu ảnh hưởng tồn tích các nguồn thải từ phía thượng nguồn và trên
địa bàn khác nhau xả ra các sông rạch khác của huyện, có liên hệ mật
thiết về thuỷ lực và đều đổ vào sông VCĐ. Điểm đặc thù nhất về chất
6
Km 0
Km 5
Km
10
Km
15
Km
20
Km
30
Km
35
Km 36.5
lượng nước sông VCĐ là có pH thấp (trung bình 4-6) có ảnh hưỡng
rất lớn đến quá trình tự làm sạch của sông
1.2.2. Những nhân tố tác động đến chất lượng nước sông Vàm cỏ
Đông
Nguồn tự nhiên: Yếu tố địa hình, địa chất, thổ nhưỡng; thảm phủ
thực vật; các thủy sinh vật; khí hậu, thủy văn và biến đổi khí hậu;

nước mưa chảy tràn; lũ lụt; rủi ro môi trường trên sông.
Nguồn nhân tạo: Sử dụng đất; sản xuất nông nghiệp (nguồn diện)
và nước thải CN-TTCN, các K/CCN; nước thải sinh hoạt; nước thải
bệnh viện; nước thải chăn nuôi; nước rỉ rác (nguồn điểm).
Thực trạng công tác quản lý LVS VCĐ: Luận án phân tích sâu về
thực trạng quản lý LVS VCĐ và rút ra bài học kinh nghiệm là cần
quản lý thống nhất và tổng hợp LVS dựa trên quy hoạch lưu vực.
Thực trạng triển khai các đề án BVMT tại các lưu vực sông lớn:
Luận án phân tích sâu về thực trạng triển khai các đề án BVMT LVS
Cầu, sông Đồng Nai, sông Nhuệ - sông Đáy, và rút ra bài học kinh
nghiệm là cần đề xuất mô hình và các giải pháp quản lý thống nhất và
tổng hợp để bảo vệ chất lượng nước sông trên cơ sở ứng dụng mô
hình WPA, cụ thể hóa Nghị định số 120/2008/NĐ-CP và, xác định rõ
những vấn đề cần ưu tiên thực hiện.
1.3 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý tổng hợp lưu vực sông
ở trên thế giới và trong nước
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới: (1) Từ lâu trên thế giới, đã áp
dụng hệ thống quản lý tổng hợp LVS cho phát triển lâu bền trên lưu
vực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạt động phát
triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và, công cụ
phân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý. (2)
Quản lý tổng hợp TNN LVS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước,
7
đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích sử dụng khác
nhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình
(thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp, ) về quy hoạch LVS, cân đối
hài hòa quan điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việc
quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ thượng lưu - hạ lưu. (3)
Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước LVS nhằm duy trì chất
lượng nước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ

quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận “Bảo vệ
LVS để quản lý chất lượng nước” (WPA – Watershed Protection
Approach), với các đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng nước sông
gồm: (a) xác định các vấn đề ưu tiên; (b) sự đồng thuận của các bên
có liên quan; (c) những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và,
(d) đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu.
Luận án đã tổng quan về các mô hình điển hình: Mô hình
quản lý LVS thuộc Châu Mỹ La Tinh (El salvador, Ecuador, );
Hội đồng quản lý LVS Murray-Darling và LVS Delaware.
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước: Định kỳ hàng năm, Sở
TN&MT Long An thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng nước sông
VCĐ, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất, tổng
hợp nguồn nước sông, cũng như dữ liệu thu thập còn rời rạc, chưa
cập nhật, do đó hiệu quả sử dụng còn thấp. Dự án Đánh giá khả năng
chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển, bảo
vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ thuộc Chương trình KHCN cấp
nhà nước KC 08/06-10, với việc đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững các hệ sinh thái trên LVS Vàm Cỏ, chưa đi sâu nghiên cứu xác
định nguồn thải, chưa dự báo tải lượng ô nhiễm, khả năng chịu tải,
diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ và các khu vực liên quan.
8
Luận án đã tổng quan về các mô hình điển hình: LVS Đồng Nai;
LVS Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy;… theo hướng hình thành ban chỉ
đạo quản lý LVS, với nhiệm kỳ 5 năm.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CÁC
NGUỒN THẢI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA DÒNG SÔNG
2.1 Cơ sở lý thuyết về tải lượng ô nhiễm
2.1.1. Cơ sở lý thuyết: Để quản lý TNN trên LVS cần ước tính tổng
tải lượng tối đa ngày (TMDLs) mà một đoạn sông còn khả năng tiếp

nhận, nhưng vẫn đáp ứng được quy chuẩn về chất lượng
nước :TMDLs =∑ WLA + ∑LA + MOS, với TMDLs: Tổng tải
lượng tối đa ngày; WLA: Nguồn điểm; LA: Nguồn diện; MOS: Hệ số
an toàn. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT
ngày 19/03/2009 Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước đối với chất ô nhiễm theo phương trình dưới đây:
2.1.2. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm: (1) Phương
pháp tính toán thủ công; (2) Phương pháp tính tải lượng các chất ô
nhiễm theo các mốc thời gian;(3) Phương pháp mô hình hóa chất
lượng nước.
2.1.3. Phương pháp dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm từ các
nguồn thải
2.1.3.1 Nguồn điểm: (1) Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt dự báo đến năm 2020 theo công thức: L
i
= C
i
x Q, với: L
i
: Tải
lượng của thông số i (kg/ngày.đêm); C
i
: Nồng độ trung bình của
thông số i (kg/m
3
) và Q: Lưu lượng nước thải (m
3
/ngày.đêm) - tổng
9
Khả năng tiếp nhận

của nguồn nước đối với
chất ON
Tải lượng ô nhiễm
tối đa của chất ô
nhiễm
Tải lượng ô nhiễm
sẵn có trong nguồn
nước của chất ON
= -
lưu lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ tối đa, tính theo số dân
(người), tiêu chuẩn dùng nước bình quân (l/người/ngàyđêm) lấy theo
TCXDVN 33:2006, hệ số dùng nước lớn nhất trong ngày (1,35), tỷ lệ
dùng nước cho các dịch vụ khác (15%) và hệ số hạo hụt của nguồn
nước sử dụng (0,85). Nồng độ của thông số i lấy theo hệ số của WHO
cho kịch bản 1-nước thải chưa xử lý (KB1) và theo QCVN
14:2008/BTNMT, cột B- xử lý đạt cột B (KB2), cột A- xử lý đạt cột
A (KB3);
(2) Tải lượng chất ô nhiễm i trong nước thải công nghiệp
được tính toán theo công thức: Li = 0,8 x QCN-cấp x Ci, với: 0,8 là
hệ số hạo hụt nguồn nước cấp; Ci là nồng độ trung bình của thông số
i được khảo sát thực tế; QCN-cấp (m
3
/ngày) là lưu lượng nước cấp
tối đa trên diện tích đất công nghiệp lấp đầy (ha), và tiêu chuẩn cấp
nước tối đa (45m
3
/ngày/ha) cho các CSSX nằm trong K/CCN, hoặc
theo lưu lượng nước cấp sinh hoạt và tỷ lệ cấp nước công nghiệp so
với nước cấp sinh hoạt (20%) cho các CSSX nằm ngoài K/CCN.
2.1.3.2 Đối với nguồn diện: (1) Từ hoạt động sản xuất nông

nghiệp: Dư lượng phân bón và hóa chất BVTV đưa vào hệ thống
sông rạch được tính bằng công thức: T = T
1
x K với K: Hệ số rửa
trôi, có giá trị từ 0,1 – 0,25; T
1:
Tổng lượng chất ô nhiễm (phân bón
hoặc hóa chất BVTV); Dựa trên số liệu thống kê về chăn nuôi ở các
địa phương và vào hệ số của WHO để tính toán lưu lượng và tải
lượng ô nhiễm của các loại hình chăn nuôi ở từng địa phương; (2)
Nước mưa chảy tràn: Theo công thức:L
i
= K
i
* A
i
, với L
i
: Tải
lượng chất ô nhiễm i (kg/ngày); K
i
: Hệ số ô nhiễm của nước mưa
chảy tràn trên mặt đất (kg/km
2
/ngày).
2.2. Cơ sở lý thuyết về khả năng chịu tải của dòng sông
2.2.1. Khả năng chịu tải của dòng sông: “Khả năng chịu tải
của môi trường là khả năng tiếp nhận lớn nhất tổng các nguồn thải
10
mà vẫn nằm trong khả năng tự làm sạch của môi trường” (Williams

1996).
2.2.2. Quá trình tự làm sạch của sông
2.2.2.1. Khả năng tự làm sạch: Khả năng làm giảm nồng độ
chất ô nhiễm đến mức độ nào đó của nguồn nước, gọi là khả
năng "tự làm sạch" (self purification) của nguồn nước, thể hiện
qua 2 quá trình: pha loãng lý học giữa nước thải với nguồn
nước và, khoáng hoá các chất hữu cơ trong nước.
2.2.2.2. Quá trình pha loãng giữa nước thải và nước sông: Quá
trình pha loãng; Xáo trộn hoàn toàn.
2.2.2.3. Quá trình khoáng hóa các chất trong dòng sông: Quá
trình chuyển hoá chất bẩn trong nguồn nước: Quá trình ôxi hoá sinh
hoá chất hữu cơ; Quá trình hoà tan ôxy trong nước.
2.2.2.4. Vai trò của thủy sinh vật trong quá trình tự làm sạch:
Quá trình quang hợp, hô hấp và lắng cặn; Hô hấp cặn đáy; Quá
trình diệt khuẩn.
2.2.3. Ứng dụng mô hình MIKE 11 trong tính toán khả năng
chịu tải của dòng sông
Mô hình Mike 11 là mô hình tính toán khả năng chịu tải, dự
báo chất lượng nước khá toàn diện, áp dụng cho sông, hồ, kênh
mương và trên lưu vực. Mike 11 gồm 6 modul chính và nhiều modul
phụ khác, trong đó 2 modul nổi bật là modul HD (tính toán thuỷ lực –
lan truyền) và modul WQ (chất lượng nước).
2.2.4. Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI
Để đánh giá và dự báo chất lượng nước sông VCĐ, Luận án sử dụng
chỉ số chất lượng nước theo hướng dẫn tại quyết định số 879/QĐ-
TCMT ngày 01/07/2007 của Tổng cục Môi trường – Bộ TN & MT.
11
Chương 3
TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

3.1. Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm các nguồn thải chính
hiện tại và dự báo đến năm 2020 xả vào sông Vàm Cỏ Đông –
vùng nghiên cứu
3.1.1 Kết quả tính toán, dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm từ
các nguồn điểm đến sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2009 đến năm
2020
3.1.1.1 Từ nước thải sinh hoạt
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng một số
chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tại huyện Bến Lức từ năm
2009 đến năm 2020 theo các kịch bản dự báo

m
Lưu
lượng
NTSH
(m3/ngày
Các
kịch
bản
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD COD SS ΣN ΣP
2009 13.382 H T 4.683 10.035 6.021 870 107
2015 21.193
KB 1 7.419 15.897 9.538 870 212
KB 2 1.060 1.696 2.120 1.272 212
KB 3 636 1.060 1.060 742 127
2020 31.878
KB 1 11.158 23.909 14.346 2.072 319
KB 2 1.594 2.550 3.188 1.913 319
KB 3 956 1.594 1.594 1.116 191

Bàn luận: Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt (KB1), thì vào
năm 2015 tải lượng ô nhiễm từ nước thải sẽ tăng lên 1,6 lần và 2,4 lần
vào năm 2020 so với năm 2009. Song, nếu xử lý nước thải đạt được
12
QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, A (KB2, 3), thì tải lượng các chất ô
nhiễm sẽ giảm rất mạnh đến năm 2020.
3.1.1.2 Từ nước thải công nghiệp
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả tính toán và dự báo tải lượng chất ô
nhiễm có trong nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức từ
năm 2009 đến năm 2020 theo các kịch bản dự báo
Năm
Lưu
lượng
NTCN
(m
3
/ngày)
Các
kịch
bản
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS BOD COD ΣN ΣP
2009 9.646 KB 1 2.497 2.140 3.805 595 71
2015
36.568
KB1 2.403 1.635 2.797 674 154
KB 2 2.008 1.168 1.936 603 154
KB 3 1.828 1.097 1.828 549 146
2020
53.286

KB1 3.538 2.418 4.139 990 224
KB2 2.937 1.708 2.828 881 224
KB 3 2.664 1.599 2.664 799 213
Ghi chú: KB1-nước thải theo hiện trạng; KB2-nước thải xử lý đạt
QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và KB3- nước thải xử lý đạt QCVN
40:2011, cột A.
Bàn luận: Theo kịch bản 1, tải lượng chất ô nhiễm sẽ tăng nhanh:
năm 2015 tăng hơn 2,5 lần và năm 2020 tăng 3,7 lần so với năm
2009. Theo kịch bản 2,3, tải lượng chất ô nhiễm vào năm 2015, 2020
sẽ giảm mạnh so với năm 2009, chỉ ra lợi ích lâu dài của việc xử lý
nước thải đạt quy chuẩn.
3.1.1.3 Từ nước thải hoạt động chăn nuôi
Bảng 3.3: Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động
chăn nuôi tại huyện Bến Lức năm 2020
Quy mô chăn nuôi
năm 2020
Tải lượng
BOD
(kg/ngày)
Tải
lượng
TSS
(kg/ngày)
Tải
lượng
Tổng N
(kg/ngày)
Tải
lượng
Tổng P

(kg/ngày)
Loại Số lượng
13
(con) *
Trâu 0 0,00 0,00 0,00 0,00
Bò 12.000 5.391,78 39.583,56 1.440,00 371,51
Heo 62.000 5.588,49 12.400,00 1.240,00 390,68
Gà 315.000 1.389,45 3.624,66 3.106,85 0,00
Vịt 500.000 8.767,12 12.465,75 0,00 0,00
Tổng: 21.136,85 68.073,97 5.786,85 762,19
Ghi chú: (*): Số liệu dự kiến năm 2020
3.1.2 Kết quả tính toán và dự báo tải lượng ô nhiễm từ các
nguồn diện
3.1.2.1. Tải lương ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn (theo
WHO): Được tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm (theo WHO) trong
nước mưa chảy tràn qua từng loại đất theo mục đích sử dụng, minh
hoạ kết quả tải lượng nước mưa chảy tràn qua các loại đất
Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Stt Loại đất
Diện
tích
(ha)
Diện
tích A
i
(km
2
)
Tải lượng (kg/ngày)
Tổng

N
Tổng
P
BOD COD TSS
1 Đất trồng lúa 5,680 56.80 39.44 1.26 213.00 1,404.22 2,887.33
2
Đất nông nghiệp
khác
2 0.02 0.08 0.004 0.01 0.10 0.20
3 Đất ở 1,948 19.48 47.89 6.22 0.26 1.69 3.47
4 Đất chuyên dùng 6,087 60.87 149.64 19.44 0.80 5.27 10.83
3.1.2.2. Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Bảng 3.5: Dư lượng phân bón, thuốc BVTV có thể rửa trôi vào
nguồn nước từ trồng trọt
Năm
Dư lượng
phân bón
(kg/ngày)
Dư lượng
thuốc
BVTV
(kg/ngày)
Hệ số rửa
trôi
Tải lượng phân bón
và thuốc BVTV có thể
rửa trôi vào nguồn
nước (kg/ngày)
2009 13.934 73,11 0,175 2.451,24
2015 11.954 77,72 0,175 2.105,55

2020 9.974 82,34 0,175 1.759,86
14
3.2. Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Vàm
Cỏ Đông
3.2.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông:
Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng nước sông trên diện rộng, tác
giả luận án đánh giá chất lượng nước ở 11 tuyến sông rạch của huyện
có mối liên hệ về thuỷ lực và đều đổ vào sông VCĐ. Thời gian lấy
mẫu chia làm 2 đợt: cuối tháng 03 và tháng 08/2009, áp dụng QCVN
08:2008/BTNMT, Cột A2, B1. Dựa trên kết quả phân tích 52 mẫu lấy
trên 11 tuyến sông rạch vào mùa khô và mùa mưa, tác giả rút ra nhận
xét là chất lượng môi trường nước mặt không đạt quy chuẩn cho cấp
nước sinh hoạt, có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng ,
mặc dù mức độ ô nhiễm chưa thật sự nghiêm trọng.
3.2.2 Dự báo diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đến
năm 2020 theo mô hình Mike 11
- Kịch bản 1 (theo hiện trạng) BOD
5
tại các vị trí hầu như đều
vượt mức QCVN 08-2008/BTNMT cột B1. Xu hướng chung là giá trị
ô nhiễm

cao ở khu vực tập trung KCN, dân cư và tăng cao đột biến ở
hạ lưu, cụ thể là tại hạ lưu kênh Thầy Cai nồng độ ô nhiễm cực đại là
154 mg/l, diện tích vùng ô nhiễm 1,09 km
2
.
- Kịch bản 2: Nếu nước thải được xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột B, thì diện tích vùng nước đạt QCVN
08/BTNMT loại A1 tăng lên so với kịch bản 1, trong khi vùng ô

nhiễm cực đại giảm còn 0,3 km
2
. Xu hướng chung ô nhiễm diễn biến
tương tự như trên.
- Kịch bản 3: Nếu nước thải được xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột A, thì chất lượng nước trên các sông không bị
ô nhiễm, chỉ còn 0,34 km
2
vùng hạ lưu kênh Thầy Cai vượt QCVN
08-2008/BTNMT cột B2, ở mức không cao (25 – 28,5 mg/l) và gia
tăng diện tích lưu vực đạt QCVN loại A1 (4,96 km
2
).
15
3.2.3 Dự báo diễn biến chất lượng nước sông VCĐ theo mô
hình chỉ số chất lượng nước WQI
Hình 3.1: Chỉ số WQI VCĐ-2015 Hình 3.2: Chỉ số WQI sông VCĐ-2020
Bàn luận: Chất lượng nước mặt huyện Bến Lức năm 2015, 2020
được dự đoán ở mức trung bình (WQI 51-75), dao động đáng kể giữa
những vị trí khác nhau và trong mùa khô thấp hơn mùa mưa.
3.3. Kết quả đánh giá và dự báo về khả năng chịu tải của nguồn
nước sông VCĐ đến năm 2020
3.3.1. Phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước
sông VCĐ
Sử dụng mô hình MIKE11 với dữ liệu không gian gồm dữ
liệu sơ đồ hoá 18 nhánh sông và 260 nút mạng, sông rộng nhất 334m,
sông hẹp nhất 11m, sông sâu nhất -21,85m và sông nông nhất -2m;
dữ liệu vị trí 8 biên lỏng; Dữ liệu phi không gian gồm dữ liệu biên
thuỷ lực; dữ liệu biên truyền chất; dữ liệu về độ sâu, bề rộng các mặt
cắt ngang của từng sông, rạch; dữ liệu nguồn thải công nghiệp, nông

nghiệp, sinh hoạt, nước chảy tràn và áp dụng QCVN 08:2008, Cột A2
cho sông VCĐ để chọn nồng độ giới hạn so sánh và đánh giá.
3.3.2. Kết quả tính toán tổng tải lượng ô nhiễm: gồm giá trị tải
lượng ngày tối đa từng tháng và tải lượng ngày tối đa nhỏ nhất, lớn
nhất theo từng mùa, tính cho BOD, COD, TSS, Nitrat, Tổng phốt pho
16
ở năm 2009, 2015, năm 2020. Kịch bản 1 (xấu nhất) trình diễn điển
hình cho BOD
5
trên các hình 3.3, 3.4.
Hình 3.3 -3.4: Khả năng tiếp nhận BOD sông VCĐ năm2009; 2020
Bàn luận: Theo hiện trạng 2009, sông VCĐ còn rất ít khả năng
tiếp nhận BOD, COD trong mùa khô, thể hiện BOD với giá trị trung
bình 10 tấn/ngày và 15 tấn/ngày cho COD. Khi chuyển sang mùa
mưa, khu vực hạ lưu có khả năng tiếp nhận trên 75 tấn/ngày cho
BOD và 145 tấn/ngày cho COD, vào mùa lũ trên 150 tấn/ngày cho
BOD và 300 tấn/ngày cho COD. Các chỉ tiêu còn lại có tải lượng tối
đa ngày tăng từ Bắc xuống Nam, cụ thể: mùa khô TSS có thể nhận
400 tấn/ngày, và mùa mưa 800 tấn/ngày; Tổng Phốt pho 5 tấn/ngày
vào mùa khô và 8 tấn/ngày vào mùa mưa; Nitrat 120 tấn/ngày vào
mùa khô và 200 tấn/ngày vào mùa mưa. Vào năm 2015, 2020, khả
năng chịu tải có sự tương đồng về xu thế như năm 2009, với tải lượng
tối đa ngày của các thông số giảm không đáng kể. Cụ thể: trung bình
BOD 30 – 140 tấn/ngày; COD từ 40 – 200 tấn/ngày; TSS 400 – 800
tấn/ngày; Tổng P 4 – 8.5 tấn/ngày; Nitrat 100 – 200 tấn/ngày.
Chương 4
ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỐNG NHẤT VÀ
TỔNG HỢP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ
ĐÔNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN BẾN LỨC
4.1. Quan điểm quản lý thống nhất và tổng hợp

17
4.1.1. Quản lý thống nhất: Tiểu ban sông VCĐ tập trung giải
quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi
trường nước sông VCĐ, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân
gây ô nhiễm; (2) Tập trung phòng chống xói lở bờ sông, hạn chế rửa
trôi đất phèn trong canh tác tại khu vực có độ nhạy cảm cao; (3) Chú
trọng phòng chống, hạn chế tác động do triều cường; (4) Chủ động
phòng chống lũ, lũ quét, hoặc các rủi ro, sự cố có thể xảy ra .
4.1.2. Quản lý tổng hợp: Thực hiện một số biện pháp tổng hợp
căn bản, dài hạn và cần thiết sau: (1)Thực hiện đồng bộ và thống nhất
phân vùng xả thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, du lịch
cho các vùng phân bố nước sông VCĐ giữa các tỉnh trên lưu vực;(2)
Kết hợp các biện pháp vận động, khuyến khích, xử phạt vi phạm,
cưỡng chế các K/CCN, bệnh viện, khu du lịch, khu đô thị, dân cư tập
trung xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường
(3) Áp dụng ngay chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các đối tượng xả thải
trên lưu vực ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiện
đại, để đáp ứng tốt và đầy đủ các quy chuẩn môi trường;(4) Kết hợp
các biện pháp điều tra, đánh giá nguồn nước thải, đăng ký hồ sơ xả
nước thải vào nguồn nước, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công trình
xử lý nước thải; (5)Có chính sách huy động vốn hiệu quả, phát huy
mô hình nhà nước, người dân, tổ chức cùng làm.(6) Chú trọng áp
dụng cơ chế hợp tác bảo vệ môi trường liên xã, huyện và tỉnh ở khu
vực giáp ranh.
4.2. Mô hình tổ chức điều phối lưu vực sông Vàm cỏ Đông và cơ chế
chính sách thích hợp
4.2.1. Mô hình tổ chức điều phối:
18
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Tiểu ban BVMT lưu vực sông VCĐ
Tổ chức Tiểu ban BVMT LVS VCĐ (Tây Ninh, Long An và TP.

Hồ Chí Minh) nằm trong Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai với 02 phần hoạt động rõ rệt: (1) Bảo vệ môi trường LVS VCĐ
trên địa bàn của từng tỉnh liên quan và thống nhất quản lý, kế hoạch
hành động chung; (2) Bảo vệ môi trường lưu vực sông VCĐ với
chương trình, đề án, dự án liên tỉnh. Chủ tịch Tiểu ban sông VCĐ là
19
Thủ tướng Chính phủ
Uỷ ban bảo vệ môi trường
LV hệ thống sông Đồng
Nai
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi
trường
Đề
nghị
Thành lập
Các tiểu ban BVMT lưu
vực sông Sài Gòn, Thị
Vải,
Tiểu ban BVMT lưu
vực sông Vàm Cỏ
Đông
Văn phòng điều phối
LVS Vàm Cỏ Đông
Hội đồng tư
vấn khoa học
Các dự án trên địa
bàn từng tỉnh/thành
phố
Các dự án liên tỉnh/

thành phố trên lưu
vực
một lãnh đạo UBND tỉnh Long An theo chế độ không luân phiên, các
thành viên của Tiểu ban chủ yếu là lãnh đạo các sở ngành liên quan
trên địa bàn tỉnh Long An. Các lãnh đạo UBND, Sở TN&MT tỉnh
Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò phối hợp (nội dung này
được nêu rõ trong quyết định thành lập Tiểu ban). Cơ chế hoạt động
của Tiểu ban là định kỳ 02 năm sơ kết đánh giá và 05 năm tổng kết
rút kinh nghiệm về những việc làm được, chưa làm được, những hạn
chế yếu kém, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho 5 năm tiếp
theo.
- Văn phòng điều phối (Kiêm nhiệm): Các thành viên của Văn
phòng điều phối LVS VCĐ chủ yếu thuộc ngành chuyên môn của tỉnh
nồng cốt là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, gồm những
người có tâm huyết, có trách nhiệm và chuyên môn về BVMT LVS
- Hội đồng tư vấn khoa học (Kiêm nhiệm): Gồm các nhà khoa
học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, tập trung tư vấn chiến lược xây dựng
và triển khai thực hiện các dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm
Cỏ Đông.
4.2.2. Cơ chế, chính sách thích hợp: (1) Đề xuất Quy chế quản lý
LVS VCĐ và xây dựng những quy định về vai trò, tổ chức bộ máy
điều phối; (2) Xây dựng các dự án ưu tiên BVMT liên tỉnh LVS
VCĐ; (3) Xây dựng, thống nhất kế hoạch hành động BVMT LVS
VCĐ trên địa bàn của mỗi địa phương; (4) Tuyên truyền, nâng cao ý
thức, nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước sông VCĐ;
(5) Tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát thực trạng và diễn
biến nguồn xả thải vào sông VCĐ; (6) Xây dựng chính sách xã hội
hóa BVMT, ưu tiên cho vay vốn triển khai công tác BVMT đối với
các cơ sở SX trên lưu vực sông VCĐ.
4.3. Các giải pháp kỹ thuật - công nghệ

20
4.3.1. Giải pháp tổng thể - Quy hoạch tiếp nhận ngành nghề đầu
tư vào địa bàn Bến Lức dựa trên khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ
Đông; Đề xuất việc di dời các CSSX gây ô nhiễm môi trường
4.3.2. Áp dụng công nghệ thích hợp và khả thi xử lý nước thải từ
các nguồn thải trên lưu vực: Áp dụng công nghệ xử lý nước sạch,
nước thải, ưu tiên cho: (i) Nguồn thải sinh hoạt KDC, đô thị; (ii) Nguồn
thải công nghiệp ;(iii) Nguồn thải chăn nuôi; (iv) Xử lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại trên lưu vực sông;
4.3.3. Ứng dụng mô hình MIKE11, chỉ số WQI tính toán diễn biến
chất lượng nước sông VCĐ.
4.3.4. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác giám sát và
kiểm soát ô nhiễm sông VCĐ
4.4. Các giải pháp phi công trình :Nâng cao năng lực quản lý lưu
vực sông cho cán bộ quản lý; Giáo dục nâng cao nhận thức công đồng
trong bảo vệ nguồn nước;Đề xuất tiếp cận xây dựng quy định về định
mức xả thải các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp đối với sông
VCĐ;Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bằng công cụ kinh tế;
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn nước sông.
45. Đề xuất các giải pháp ứng cứu sự cố môi trường trên sông Vàm
Cỏ Đông
4.6. Xây dựng chương trình hành động bảo vệ nguồn nước sông
Vàm Cỏ Đông: Các chương trình tổng hợp: (1) Xây dựng thể chế, cơ
chế, chính sách và giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ; (2)
Xây dựng mạng cơ sở dữ liệu quản lý chất lượng nước sông VCĐ tại
Tiểu ban sông VCĐ; (3) Xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái chất
lượng nước sông VCĐ; (4) Phòng chống xói lở bờ sông, hạn chế rửa
trôi đất phèn trong canh tác nông nghiệp; (5) Phòng chống, hạn chế
tác động triều cường, xâm nhập mặn, tác động do biến đổi khí hậu;
(6) Phòng chống tác động do lũ lụt, lũ quét, hoặc các rủi ro, sự cố; (7)

Đẩy mạnh hợp tác về bảo vệ nguồn nước sông VCĐ; (8) Chương
21
trình quan trắc và giám sát CLN sông VCĐ; (9) Nâng cao năng lực
quản lý và nhận thức cộng đồng về bảo vệ chất lượng nước sông
VCĐ.
Phối hợp với các khu vực giáp ranh để giải quyết đồng bộ các vấn đề
môi trường; Triển khai thường xuyên và hệ thống chương trình kiểm
soát chất lượng nước mặt huyện Bến Lức; Xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý các nguồn thải trên lưu vực sông VCĐ;Tăng cường thanh, kiểm tra
việc xử lý môi trường của các nguồn thải, việc tuân thủ chế độ xả thải.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
(1) Luận án đã nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá hiện trạng, dự
báo diễn biến chất lượng nước sông, tính toán tải lượng ô nhiễm, khả
năng chịu tải của sông VCĐ trong điều kiện thực tế với các số liệu
cập nhật tại vùng nghiên cứu hiện tại và dự báo đến năm 2015, 2020,
là những nội dung cơ bản để đánh giá hiệu quả của quản lý nguồn
nước sông VCĐ trong thời gian qua và trong tương lai;
(2) Những kết quả nghiên cứu có tính mới về ý nghĩa khoa học và
thực tiễn, gồm việc ứng dụng chỉ số chất lượng nước WQI và phần
mềm MIKE11, để đánh giá và đưa ra dự báo cụ thể về diễn biến chất
lượng nước sông VCĐ – đoạn chảy qua huyện Bến Lức đến năm
2020, làm cơ sở phân vùng chất lượng nước phục vụ quản lý, kiểm
soát các nguồn thải trên từng đoạn sông;
(3) Việc ứng dụng phần mềm MIKE11 để đánh giá và đưa ra dự
báo về khả năng chịu tải của nước sông VCĐ đến năm 2020 cho thấy
rõ khả năng chịu tải của sông VCĐ năm 2009, đến năm 2015, 2020
là còn rất ít khả năng tiếp nhận BOD, COD trong mùa khô (10
tấn/ngày cho BOD và 15 tấn/ngày cho COD). Tuy nhiên, vào mùa lũ
22

khả năng tiếp nhận tăng lên gấp 15 lần cho BOD và 20 lần cho COD.
Đối với các chỉ tiêu còn lại: mùa khô TSS có thể nhận 400 tấn/ngày,
và mùa mưa là 800 tấn/ngày; Tổng Phốt pho 5 tấn/ngày vào mùa khô
và 8 tấn/ngày vào mùa mưa; Nitrat 120 tấn/ngày vào mùa khô và trên
200 tấn/ngày vào mùa mưa,nguyên nhân chính làm giảm khả năng tự
làm sạch của sông được xác định do yếu tố đặc thù của sông VCĐ có
pH thấp. Kết quả này là cơ sở khoa học rất quan trọng để quản lý các
nguồn thải, cấp phép xả thải vào nguồn nước sông VCĐ, đặc biệt
phục vụ cho quy hoạch tiếp nhận các ngành nghề đầu tư vào địa bàn
huyện Bến Lức, định hướng di dời một số ngành nghề ô nhiễm nặng
dọc theo sông VCĐ vào các vị trí khác phù hợp;
(4) Những giải pháp quản lý chất lượng nước sông VCĐ đề xuất
là có cơ sở khoa học và thực tiễn, được rút ra từ những kinh nghiệm
thực tế theo quan điểm xuyên suốt là phải quản lý thống nhất và tổng
hợp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông VCĐ nhằm bảo đảm tính
hiệu lực và hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, Luận án còn đề xuất các
giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý các loại nước thải trên lưu
vực, cùng với các giải pháp phi công trình, trong đó vấn đề giáo dục
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng thường xuyên và liên
tục, tăng cường năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
có tầm quan trọng đặc biệt;
(5) Điểm nổi bật của Luận án là đề xuất mới mô hình quản lý thống
nhất và tổng hợp khả thi với chủ tịch cố định không luân phiên và
một văn phòng điều phối phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực
nghiên cứu để bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ một cách bài bản,
có kết quả cụ thể, có tổng kết đánh giá nhận xét từng giai đoạn, có sự
chỉ đạo xuyên suốt của cấp lãnh đạo chuyên trách.
23
KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, nhằm tăng cường ý

nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án, tác giả kiến nghị một số nội
dung sẽ cần quan tâm cho hướng nghiên cứu mở rộng ứng dụng kết
quả nghiên cứu của Luận án, bao gồm:
1. Nghiên cứu toàn diện về đánh giá khả năng chịu tải, kiểm
soát và quản lý các nguồn thải trên toàn bộ tuyến sông VCĐ, để có
giải pháp quản lý kịp thời nhằm bảo vệ chất lượng nước tuyến sông
này, làm mô hình điểm để nhân rộng ra các lưu vực sông khác trong
thời gian tới.
2. Nghiên cứu một cách chi tiết ảnh hưởng của quá trình thau
chua, rửa phèn từ vùng Đồng Tháp Mười đến khả năng tự làm sạch
của sông VCĐ.
3. Nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng đến địa bàn tỉnh Long An nói chung và huyện
Bến Lức nói riêng./.
24

×