Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.85 MB, 239 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
_______________________________

NGUYỄN MINH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TỈNH LONG AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

TP. Hồ Chí Minh năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
_______________________________

NGUYỄN MINH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM
CỎ ĐÔNG TỈNH LONG AN

Chuyên ngành : SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Mã só : 62.85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT


NGƯỜI PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1.PGS.TS. LÊ TRÌNH
2. GS.TS LÊ QUỐC HÙNG

NGƯỜI PHẢN BIỆN
PB1: GS.TS NGUYỄN TẤT ĐẮC
PB2: GS.TS TRẦN HIẾU NHUỆ
PB3: PGS.TS LÊ MẠNH HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2013


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh Long An và huyện Bến Lức, ngoài việc giữ vai trò là tuyến giao
thông thuỷ quan trọng để vận chuyển hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu từ địa bàn
tỉnh Long An đi nơi khác và ngược lại, sông VCĐ còn tạo cảnh quan sông nước đặc
trưng cho tỉnh Long An, là nơi cấp nước quan trọng cho hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực.
Tuy nhiên, sông VCĐ cũng là nguồn tiếp nhận các nguồn xả thải nhân tạo tồn
tích từ phía thượng nguồn (Tây Ninh) đến trung – hạ nguồn (Long An, TP.HCM),
vì thế, nó chịu tác động ô nhiễm tích luỹ do thải lượng của nước thải công nghiệp và
sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải sản xuất nông nghiệp có chứa dư lượng
phân bón, thuốc trừ sâu,... sinh ra từ các vùng lân cận phân bố dọc theo dòng sông.
Mặt khác, nguồn nước sông VCĐ cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng tháu chua, rửa
phèn và cải tạo đất phèn hàng năm từ vùng Đồng Tháp Mười, làm giảm khả năng tự
làm sạch của nguồn nước sông.
Do vậy, sông VCĐ cần được bảo vệ an toàn cho mục tiêu phát triển lâu bền

của toàn LVS, nhất là trong bối cảnh các tỉnh, thành trên lưu vực đang đẩy nhanh
tiến trình CNH, HĐH đến năm 2020 và xa hơn nữa.
Trong khi đó, trên phạm vi toàn lưu vực thì việc bảo vệ dòng sông VCĐ chưa
được quan tâm đúng mức, công tác quản lý LVS có rất nhiều hạn chế, nhân lực,
phương tiện thiếu thốn, dữ liệu quản lý nghèo nàn, thiếu các giải pháp quản lý phù
hợp và các nỗ lực tổng hợp của các tỉnh, thành, cũng như vai trò của cộng đồng trên
LVS còn chưa được chú trọng phát huy và chưa có tính đồng thuận cao.
Tuy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008
về Quản lý LVS và đã thành lập Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai,
song cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức điều phối LVS nào chính thức đảm nhận
trách nhiệm quản lý LVS Vàm Cỏ Đông, bởi vì về nguyên tắc, Uỷ ban BVMT lưu


2
vực hệ thống sông Đồng Nai chỉ có chức năng và nhiệm vụ thực hiện Đề án bảo vệ
môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã được phê duyệt, và chưa được trao
quyền quản lý các nhóm LVS liên tỉnh trực thuộc, trong đó có nhóm LVS VCĐ.
Tại các địa phương trên lưu vực, thì công tác quản lý và bảo vệ chất lượng
nước sông VCĐ cũng còn nhiều yếu kém và thiếu sót. Việc đánh giá khả năng chịu
tải, dự báo diễn biến chất lượng nước sông và công tác quản lý các nguồn thải đổ
vào nước sông VCĐ còn chưa được thực hiện. Các giải pháp bảo vệ và cải thiện
chất lượng nước sông VCĐ chưa được áp dụng đúng mức và chưa được triển khai
một cách bài bản, đầy đủ, hiệu quả.
Vì vậy, nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của các vấn đề này,
đề tài Luận án tiến sỹ kỹ thuật “Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất
các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An” đã
được đề xuất thực hiện.
Theo Đề cương Luận án tiến sỹ đã được Hội đồng Khoa học Viện Môi trường
và Tài nguyên, phê duyệt thông qua tháng 9/2009, nội dung chính luận án gồm 03
chuyên đề cơ bản như sau: (1) Chuyên đề 1 - Tổng quan về quản lý và bảo vệ các

dòng sông; (2) Chuyên đề 2 - Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải nước sông
Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An; và (3) Chuyên đề 3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông.
Các chuyên đề này tác giả đã hoàn thành và được thông qua Tiểu ban chấm đề
cương ngày 27/11/2010, ngày 29/4/2011 và ngày 7/10/2011; bảo vệ Luận án cấp cơ
sở vào ngày 10/9/2012.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng
nước sông Vàm Cỏ Đông - đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trên cơ sở
đánh giá được hiện trạng chất lượng nước và công tác quản lý LVS, xác định được
các nguyên nhân gây ô nhiễm, cũng như đưa ra được các dự báo tin cậy về tải lượng


3
ô nhiễm, khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng nước của sông VCĐ đến năm
2015, 2020 phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải và chất lượng nước sông,
đoạn qua huyện Bến Lức,
- Đánh giá hiện trạng và dự báo khả năng chịu tải của sông theo các giai
đoạn 2009, 2015-2020 .
- Xác định những tồn tại, yếu kém trong quản lý và rút ra những bài học để
cải thiện và bảo vệ chất lượng nước sông.
- Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng
nước sông VCĐ.
3. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu đề ra trên, nội dung nghiên cứu chính của Luận án bao gồm:
- Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại huyện
Bến Lức, tỉnh Long An, có xét đến các vùng lân cận;
- Tổng quan về quản lý tổng hợp lưu vực sông ở trong nước và ngoài nước;

- Tổng quan về các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có liên
quan tới đề tài của Luận án;
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về tải lượng ô nhiễm các nguồn thải và khả năng
chịu tải của dòng sông;
- Khảo sát, điều tra, đánh giá bổ sung về hiện trạng chất lượng nước mặt năm
2009 trên địa bàn huyện Bến Lức;
- Ứng dụng các phương pháp toán phù hợp để tính toán lưu lượng, tải lượng ô
nhiễm từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Bến Lức;
- Ứng dụng mô hình toán phù hợp (MIKE 11, chỉ số chất lượng nước WQI) để
tính toán, đánh giá khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ
Đông - đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An;
- Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng
nước sông Vàm Cỏ Đông;


4
4. Phạm vi nghiên cứu
Tải lượng ô nhiễm các nguồn thải, khả năng chịu tải và chất lượng nguồn nước
sông Vàm Cỏ Đông được giới hạn nghiên cứu chi tiết và trọng tâm của đề tài ở
phạm vi đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, dài 36,5
km tính kể từ điểm đầu chảy vào ở huyện Đức Huệ và điểm cuối chảy ra ở huyện
Cần Đước. Đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức được chọn là trọng
tâm để nghiên cứu với các lý do như sau:
Đây là đoạn sông trung tâm ở vùng trung – hạ lưu sông VCĐ, nên chịu các
tác động rất tập trung từ các nguồn thải thượng nguồn (Tây Ninh) và trung – hạ
nguồn (huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Thủ Thừa, TP.HCM), cũng như chịu tác động
tháu chua, rửa phèn thường xuyên từ vùng Đồng Tháp Mười, nguy cơ ô nhiễm rất
cao, nên cần được ưu tiên quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông
Nghiên cứu sinh là người nắm rỏ địa bàn nghiên cứu, có số liệu kế thừa và
thực nghiệm và đây còn là vùng đang phát triển nhanh về mặt kinh tế xã hội và có

thể coi đây là vùng ảnh hưởng triều điển hình cho những khu vực tương tự ở Đồng
bằng sông cửu Long
Mặt khác, nếu xét theo quan điểm quản lý LVS là cần tập trung ưu tiên quản
lý cho vùng trung – hạ lưu sông có mức độ và nguy cơ ô nhiễm cao nhất, thì việc
lựa chọn đoạn sông này làm phạm vi nghiên cứu điển hình nhằm giải quyết vấn đề
quản lý LVS Vàm Cỏ Đông là hợp lý. Đây cũng là những lý do mà Nghiên cứu sinh
chọn đoạn sông này làm phạm vi nghiên cứu chính của Luận án.
5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu chính
Ứng dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá khả năng chịu tải của đoạn sông
VCĐ chảy qua huyện Bến Lức là đối tượng nghiên cứu chính.
Trong đó Luận án sẽ xem xét, nghiên cứu làm rõ các thành phần nghiên cứu chính,
bao gồm:
- Xác định và ước tính tải lượng của các nguồn gây ô nhiễm chính.


5
- Thu thập, kiểm tra và chạy hiệu chỉnh các thông số đầu vào của mô hình
MIKE 11 sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu.
- Chạy mô hình MIKE 11 để đánh giá khả năng chịu tải của dòng sông.
Ngoài ra, mô hình quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông với các giải
pháp quản lý tổng hợp và thống nhất là đối tượng nghiên cứu hướng tới của Luận
án, trong đó sẽ xem xét, nghiên cứu làm rõ các thành phần nghiên cứu, bao gồm:
- Mô hình tổ chức điều phối LVS.
- Các giải pháp quản lý tổng hợp và thống nhất.
- Các giải pháp và công cụ hỗ trợ.
5.2. Đối tượng nghiên cứu cơ sở
Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông là đối tượng nghiên cứu cơ sở. Trong
đó, các thành phần nghiên cứu chính về chất lượng nước sông, bao gồm:
- Hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông.

- Dự báo diễn biến chất lượng nước sông (chỉ số WQI) và khả năng chịu tải
của sông Vàm Cỏ Đông.
Quy chuẩn để xem xét và đánh giá các thành phần nghiên cứu này là QCVN
08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột A1,
A2, B1, B2) [35], cùng các phương án kịch bản dự báo khác nhau theo điều kiện và
bối cảnh phát triển cụ thể của LVS Vàm Cỏ Đông đến năm 2020, thể hiện trước hết
ở khả năng xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT [36] và
nước thải công nghiệp đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT [37].
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp: Khu vực nghiên cứu của
Luận án là một hệ thống thống nhất, trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống gồm
địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, đất, nước, sinh vật, con người, phương thức
quản lý, khai thác…, là các thành phần của hệ thống tương tác quan hệ ràng buộc và
tác động lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu đặt ra, đòi hỏi luận án phải xem xét bối
cảnh chung của toàn lưu vực một cách toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp, để


6
làm rõ các nguồn tác động đến môi trường nước và từ đó đề xuất các giải pháp kiểm
soát tác động xấu đến môi trường và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý.
Trong đó, đối với một LVS thì cách tiếp cận phổ biến là cách tiếp cận hệ thống
quản lý tổng hợp LVS, gồm cả hệ thống quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS và
hệ thống quản lý chất lượng nước LVS.
- Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường và phát triển bền vững: Mục
tiêu cơ bản của Luận án là đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo
vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông - đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long
An phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước sông nhằm thích
ứng và có lợi cho đời sống kinh tế - xã hội của khu vực. Việc phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là quy hoạch và triển khai các khu dân cư và sản xuất, nhà máy, khu

trung tâm thương mại,… đã và đang tác động trực tiếp tới cộng đồng dân cư và hệ
sinh thái, môi trường. Vì vậy, cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ số và công nghệ GIS):
Vùng triển khai nghiên cứu có cao độ địa hình thấp, hệ thống kênh tiêu thoát nhiều,
điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng bị ảnh hưởng bởi lũ thượng nguồn từ sông
Mekong, thủy triều biển Đông và mưa địa phương. Do đó, để nắm bắt thông tin cập
nhật về tài nguyên đất, nước,…, phục vụ đánh giá tác động đến môi trường, đòi hỏi
phải tích hợp các nguồn thông tin như ảnh vệ tinh; khai thác bản đồ chuyên ngành,
hệ thống thông tin địa lý (GIS) và so sánh, đối chiếu với tài liệu khảo sát.
- Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có liên
quan đến luận án và tiếp thu công nghệ: (i) Tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến
ở nước ngoài, xem xét, chọn lọc một số công nghệ tiên tiến phù hợp vùng nghiên
cứu, trong đó chủ yếu tiếp thu và ứng dụng các mô hình toán mô phỏng chất lượng
nước nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng nước của
sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An; (ii) Kế thừa các
nghiên cứu trong nước, tận dụng các kết quả từ các đề tài nghiên cứu trước đó trong
vùng nghiên cứu, để tạo nền tảng và điểm xuất phát ứng dụng các phương pháp và


7
công nghệ tính toán mới; (iii) Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, sử dụng kinh nghiệm
thực tiễn tích lũy nhiều năm về chuyên môn và quản lý, để giải quyết các nội dung
nghiên cứu đặt ra trong quá trình thực hiện luận án, từ tổng hợp tài liệu đến khảo sát
thực địa, phân tích thí nghiệm, lập mô hình mô phỏng và viết luận án.
6.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Việc điều tra, khảo sát, lấy mẫu đánh giá chất lượng nước mặt huyện Bến
Lức tiến hành theo Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ
TN&MT V/v Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường. Số lượng chỉ tiêu phân tích lựa chọn theo QCVN 08:2008/

BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột A2, B1).
Việc điều tra, khảo sát phục vụ tính toán khả năng chịu tải của nguồn nước
sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện Bến Lức được tiếp cận như sau:
Sơ đồ tiến trình nghiên cứu chung của Luận án như trên hình i:
Tính toán khả năng chịu tải của nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm
tối đa chất ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm sẵn
có trong nguồn nước

Hiện trạng mạng lưới sông

Quan trắc, đánh giá
chất lượng nước

Tải lượng ô nhiễm có khả
năng thải vào nguồn nước

Thống kê nguồn gây ô nhiễm

Đo đạc các yếu tố thủy
văn, thủy lực, địa hình,..

Lựa chọn các thông số chỉ
thị và phương pháp tính

Điều tra, khảo sát, thu mẫu, thu thập số liệu

Kế hoạch nghiên cứu


Phạm vi, đối
tượng khảo sát

Kế hoạch điều
tra, khảo sát

Hình i: Khung định hướng nghiên cứu
Yêu cầu chung:

Công tác chuẩn
bị khảo sát

Xử lý nguồn số
liệu thu thập


8
- Các luận cứ, nhận định đưa ra trong Luận án phải có cơ sở khoa học và phù
hợp với thực tiễn trong vùng nghiên cứu.
- Các số liệu điều tra thực tế phải xác thực và đại diện cho vùng nghiên cứu.
- Các đánh giá dự báo phải khách quan, thống nhất và logic với nhau.
- Mô hình và các giải pháp quản lý đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp luận để triển khai các hướng nghiên cứu chính của Luận án phải
đi từ phạm trù tư duy lý luận đến phương thức giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ dự
báo tải lượng chất thải đến việc đánh giá những mặt còn hạn chế và tồn tại của mô
hình quản lý hiện hữu, để đề xuất mô hình quản lý nâng cấp phù hợp hơn, kết hợp
với các giải pháp quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông một cách
thống nhất và khả thi nhằm triển khai ứng dụng mô hình vào thực tế.

Hệ thống sông VCĐ qua huyện Bến
Lức
Lựa chọn các thông số/chỉ thị để
tính toán và dự báo tải lượng ô

Thống kê các nguồn gây ô nhiễm
Lựa chọn các nguồn gây ô nhiễm
chính cần tiếp cận nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp tính toán và dự báo tối ưu
Thu thập thông tin, số liệu về các nguồn thải
Nguồn điểm
Công
nghiệp

Sinh
hoạt

Nguồn diện
Nông
nghiệp

Nước mưa
chảy tràn

Trình diễn số liệu và viết báo cáo

Hình ii: Tiếp cận tính toán tải lượng chất ô nhiễm phục vụ đánh giá khả năng
chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông tại địa bàn huyện Bến Lức
6.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nội dung và nhiệm vụ đặt ra, Luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu, phân tích và luận giải sau đây:


9
1- Thu thập và tổng hợp tài liệu: Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của
luận án này là rà soát, thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến khu vực
nghiên cứu, để đánh giá về đặc điểm kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế
của địa phương, điều kiện tự nhiên khu vực (lượng mưa, lượng bốc hơi, chế độ thủy
triều…), các điểm và lượng xả thải, cùng các hoạt động liên quan đến diễn biến chất
lượng nước và quá trình ô nhiễm nguồn nước sông, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các
văn bản nhà nước về đánh giá, quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước…
2- Điều tra khảo sát thực địa: Trong quá trình thực hiện luận án, việc khảo sát
thực địa là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, hệ thống sông,
chế độ dòng chảy, các điểm xả thải vào nguồn nước, tập quán sinh sống của cộng
đồng dân cư ven sông… trên toàn bộ phạm vi nghiên cứu và vùng lân cận, để có cơ
sở đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông:
o

Làm việc với các địa phương vùng nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội

dung nghiên cứu. Thu thập bổ sung các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tếxã hội của địa phương khảo sát.
o

Khảo sát nghiên cứu hiện trường để thu thập bổ sung các dữ liệu về kinh tế -

xã hội, các cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp/cụm công nghiệp, điều tra hiện
trạng các công trình xây dựng liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển
tài nguyên nước trên hệ thống kênh rạch;
o


Định vị bằng GPS trên bản đồ vị trí ô nhiễm, các điểm xả thải vào nguồn

nước, lấy phiếu điều tra, quay phim, chụp ảnh, thí nghiệm ngoài hiện trường và lấy
mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu lý hoá, sinh hóa để đánh giá
chất lượng nước, mức độ ô nhiễm, tính toán chỉ số chất lượng nước WQI.
3- Giải tích và phân tích thống kê: Dùng để lập các bảng liệt kê số liệu, phân
tích, đánh giá, xử lý và so sánh các nguồn số liệu, kết quả xử lý thống kê... quá trình
thực hiện này được sự hỗ trợ tích cực của các công cụ và phần mềm máy tính:
o Thống kê, tổng hợp và phân tích các loại dữ liệu, so sánh và chồng lớp,
phân tích và lập ma trận phục vụ cho việc tìm lời giải tối ưu;
o Tiến hành nghiên cứu sử dụng các qui trình, qui phạm và các quy chuẩn


10
hiện hành của Nhà nước Việt Nam để xây dựng các qui định, quy chuẩn chuẩn về
quy hoạch tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên nước;
o Tổng hợp, phân tích số liệu, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn, dân sinh, kinh
tế dựa trên phương pháp thống kê và phương pháp giải tích đang được ứng dụng để
đánh giá biến động của chúng dưới tác động của các quá trình tự nhiên, biến đổi khí
hậu và khai thác sử dụng của con người;
o Đánh giá tổng quan các nghiên cứu đã có về quản lý tổng hợp và sử dụng
hợp lý tài nguyên nước dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá trực quan có sự kế
thừa và phát triển, nâng cấp phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam;
o Do khối lượng số liệu khảo sát và thu thập rất lớn và đa dạng, nên luận án
sử dụng các phương pháp toán phân tích hệ thống (system analysis) tích hợp trong
các phần mềm toán thống kê chuyên dụng, để trợ giúp phân tích, luận giải và đưa ra
các thống kê dự đoán và dự báo phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào
cho mô hình toán được ứng dụng;
o Xác định những vấn đề tồn tại trong nghiên cứu tài nguyên, nhất là trong

bối cảnh phải đối diện với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Long An, từ đó lập ra kế hoạch và đưa ra các giải pháp bảo vệ chất
lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tại vùng nghiên cứu;
o Phân tích các tính đặc trưng, đặc thù và xây dựng phương trình tương quan
tuyến tính/phi tuyến để đánh giá dự báo nhanh (phương pháp đánh giá nhanh) theo
các kịch bản được xây dựng căn cứ trên điều kiện thực tế và dự báo: Dự báo mức độ
gia tăng ô nhiễm (thành phần, tải lượng, phạm vi ô nhiễm...) nhằm xác định các giải
pháp phù hợp cần đáp ứng theo các kịch bản được xây dựng. Phương pháp đánh giá
nhanh đang được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu quản lý trên diện rộng, tức
là sử dụng các số liệu phát thải thu thập điển hình, xây dựng hệ số ô nhiễm trung
bình, để từ đó tính toán mở rộng ra cho phạm vi nghiên cứu lớn hơn về không gian
và thời gian theo các kịch bản được xây dựng phù hợp với bối cảnh phát triển.
4- Mô hình hoá và công nghệ GIS: Sử dụng mô hình chỉ số chất lượng nước
WQI và mô hình MIKE 11 với các điều kiện biên được chọn thực tế ở đoạn sông


11
nghiên cứu, để dự báo diễn biến chất lượng nước và đánh giá khả năng chịu tải của
nước sông Vàm Cỏ Đông - đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là
những bộ mô hình toán đã ứng dụng thành công ở nhiều nơi trên thế giới, cũng như
ở Việt Nam. Mô hình DPSIR (Động lực- Áp lực- Hiện trạng- Tác động - Đáp ứng)
cũng được quan tâm ứng dụng nhằm làm rõ các tác động môi trường từ phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu đến chất lượng nước sông và mục tiêu phát
triển bền vững LVS VCĐ, đồng thời để đề xuất các giải pháp đáp ứng có tính chất
ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu,
bản đồ trên nền ArcGIS và Mapinfo, phục vụ quản lý, khai thác, xử lý dữ liệu và
cung cấp số liệu cho nghiên cứu tính toán trong quá trình thực hiện luận án.
Để xác lập ranh giới LVS và các tiểu LVS nghiên cứu, thông thường phương
pháp GIS được sử dụng do các phương pháp khác không khả thi, bởi vì ranh giới
LVS không trùng lặp với địa bàn quản lý hành chính của các địa phương trên LVS.

Đối với ranh giới LVS Vàm Cỏ Đông đã sử dụng mô hình số độ cao (DEM), được
xây dựng từ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000, với quy trình gồm các bước sau:
(i) Lấp đầy các phần trũng (fill sinks);
(ii) Xác định hướng dòng chảy (flow direction);
(iii) Tích tụ dòng chảy (flow accumulation);
(iv) Chiết tách mạng lưới sông suối (drainage network extraction);
(v) Chiết tách cấp độ mạng lưới sông suối (drainage network ordering) và
(vi) Chiết tách các tiểu lưu vực.
Phương pháp mô hình toán (mô hình phần mềm MIKE 11, chỉ số WQI) ứng
dụng trong nội dung nghiên cứu Chương 3 của Luận án, sẽ được giới thiệu chi tiết
trong nội dung của Chương 2.
7. Ý nghĩa khoa học, tính mới và tính thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả tổng quan về vai trò của hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông
trên thế giới và trong nước, cũng như tại tỉnh Long An (trong đó có sông Vàm Cỏ
Đông), Luận án đã xác định được một trong những mục tiêu chiến lược lâu dài để


12
phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nói
riêng, là cần phải quản lý và bảo vệ cho bằng được nguồn nước các sông chính trên
địa bàn tỉnh, đặc biệt là lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Hệ thống dữ liệu hiện tại liên quan đến chất lượng môi trường nước nói
chung, chất lượng nước mặt nói riêng và tải lượng các chất ô nhiễm thải vào hệ
thống sông rạch huyện Bến Lức còn rất nghèo nàn. Việc tính toán tải lượng ô nhiễm
của một số nguồn chính, dự báo diễn biến chất lượng nước, xác định được khả năng
tiếp nhận các nguồn thải của sông, tính toán được tải lượng tối đa được phép xả
thải…, là cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan quản lý xem xét hoạch định các
chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên và
môi trường nước sông, đặc biệt là việc kiểm soát tải lượng ô nhiễm cho phép của

các nhà máy, các khu công nghiệp… thải ra nguồn tiếp nhận.
Luận án đã nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến
chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, cũng như tính toán tải lượng ô nhiễm, chỉ số
WQI, khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông ở thời điểm hiện tại và dự báo đến
năm 2015, 2020, là bức tranh tổng thể để có thể đánh giá được hiệu quả công tác
quản lý nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông thời gian qua và những thách thức mới sẽ
nảy sinh trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước này trong tương lai.
7.2. Tính mới của Luận án
1- Đi từ kết quả đánh giá về thực trạng chất lượng nước sông và công tác
quản lý tổng hợp LVS tại tỉnh Long An, đến kết quả tính toán tải lượng các nguồn ô
nhiễm chính, Luận án đã ứng dụng mô hình MIKE 11, chỉ số WQI để tính toán kết
quả đánh giá khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An ở thời điểm hiện tại và dự báo đến
năm 2015, 2020. Đây là những kết quả nghiên cứu mới của Luận án, mà trước đây
chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào thực hiện.
2- Các giải pháp quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước
sông Vàm Cỏ Đông - đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An được đề xuất,
cũng là một kết quả nghiên cứu mới có tính hệ thống, tổng hợp cao của Luận án, mà


13
trước đây cũng chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào thực hiện, đặc biệt là
mô hình tổ chức, điều phối thích hợp, khả thi, hiệu quả để tổ chức triển khai kế
hoạch hành động cụ thể với tinh thần nói và làm có tính đột phá về quản lý và bảo
vệ nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông.
7.3. Tính thực tiễn
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề thực tiễn bức xúc, kể từ khi Chính phủ
ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản
lý lưu vực sông, cho đến nay lưu vực sông Vàm Cỏ Đông vẫn chưa được quản lý
phù hợp. Do đó, kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm
góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, đáp ứng các chính sách của Chính phủ

và địa phương về quản lý lưu vực sông VCĐ.
Luận án góp phần cung cấp thông tin tin cậy về thực trạng chất lượng nước,
tải lượng ô nhiễm các nguồn thải chính, khả năng chịu tải và diễn biến chất lượng
nước sông VCĐ, hỗ trợ tích cực cho các cơ quan quản lý trong việc xem xét, hoạch
định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ chất lượng nước sông
VCĐ, cũng như trong việc kiểm soát, xử lý các nguồn thải chính, cấp phép đầu tư,
di dời các cơ sở gây ô nhiễm, xây dựng hạn mức xả thải tải lượng chất ô nhiễm vào
trong nước sông,… nhằm bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ.
Luận án góp phần làm rỏ thêm việc ứng dụng hệ thống các giải pháp quản lý
thống nhất và tổng hợp bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ khả thi trên toàn lưu vực,
là cơ sở tin cậy để các cơ quan quản lý xây dựng chương trình/kế hoạch hành động
cụ thể bảo vệ dòng sông VCĐ trong hiện tai và tương lai, và phát huy các nỗ lực
tổng hợp của các tỉnh, thành, vai trò của cộng đồng trên lưu vực sông cho nhiệm vụ
này.


14
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG
HỢP LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Bến Lức
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bến Lức nằm ở phía Đông Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam
Bộ, cửa ngõ phía Tây của TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược
lại [51]. Huyện Bến Lức có tọa độ: từ 10035’48’’ đến 10047’48’’ độ vĩ Bắc và từ
106019’43’’ đến 106033’55’’độ kinh Đông, diện tích 289,54 km2 và các giáp ranh:
- Phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ.
- Phía Đông giáp huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ.
- Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa.
Sông Vàm Cỏ Đông cho phép phát triển các tuyến đường thuỷ quan trọng đi
ra biển và kết nối với Tây Ninh ở phía thượng nguồn sông, và TP. HCM ở phía
Đông của vùng trung – hạ lưu sông.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Bến Lức có địa hình bằng phẳng, song nếu xét theo tiểu địa hình thì địa hình
huyện Bến Lức cao ở các xã phía Nam và thấp ở các xã phía Bắc, địa hình thấp dần
từ Nam sang Bắc và được chia làm hai vùng địa hình khác nhau [49]:
Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Nam
huyện) diện tích có cao độ trên 0,5 – 1,0 m chiếm tới 87,5% diện tích toàn vùng.
Đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức.
Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Bắc
huyện), có cao độ trung bình 0,4 – 0,76 m và cao độ thấp hơn 0,4 m so với mực
nước biển chiếm 2%.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu – khí tượng


15
Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trưng
khác nhau:
Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, được chia thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [50]:
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân năm 27,7oC.
- Nhiệt độ bình quân cao nhất 38oC.
- Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14oC.
* Lượng mưa:
Lượng mưa bình quân năm là 1.886,2 mm, lượng mưa giảm dần về phía Tây
(Tân An 1.532 mm) và phía Nam (Gò Công 1.209 mm). Số ngày mưa cả năm là

199 ngày và chia theo mùa:
- Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15%
tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm).
- Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% lượng
mưa cả năm (khoảng 1.450 – 1.600 mm).
- Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp.
- Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện
thời gian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây
trồng, mà nhân dân thường gọi là hạn Bà Chằng.
- Các tháng 8, 9, 10 là các tháng có mưa lớn, chiếm tới 49% tổng lượng mưa
cả năm, lại trùng vào mùa lũ, nên vấn đề giải quyết tiêu thoát nước là rất quan trọng
để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt dân cư.
*. Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm 1.054 mm. Những tháng trong mùa khô cũng
là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm tới 57,12% lượng bốc hơi cả năm.
Lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 3: 127 mm/tháng.
Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng.
*. Độ ẩm:


16
- Độ ẩm bình quân năm 80,5%
- Độ ẩm bình quân tháng cao nhất 91,2% (tháng 10)
- Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất 76,1% (tháng 1)
* Số giờ nắng:
- Tổng số giờ nắng trong năm 2.700 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,4 giờ
nắng.
- Tháng có số giờ nắng cao nhất: tháng 3 với 305 giờ nắng.
- Tháng có số giờ nắng thấp nhất: tháng 9 với 176 giờ nắng.
* Gió:

Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam và Nam.
Hướng gió thay đổi theo mùa:
- Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam.
- Từ tháng 11 đến tháng 12 là gió Bắc.
- Tốc độ gió bình quân là 2,8 m/s.
- Tốc độ gió bình quân tháng lớn nhất: tháng 8: 3,4 m/s.
- Tốc độ gió bình quân nhỏ nhất: tháng 11, 12: 2,3 m/s.
Hàng năm Bến Lức có khoảng 140 ngày mưa giông, tập trung từ tháng 4-11,
mỗi tháng có từ 12 - 22 ngày giông. Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn.
1.1.1.4. Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt
* Mực nước và thủy triều:
Chế độ mực nước toàn năm trên sông Vàm Cỏ Đông ít chịu ảnh hưởng chế
độ bán nhật triều Biển Đông. Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0,66 – 0,95m, nên
khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, chỉ có các vùng ven sông vào mùa mưa có chân
triều thấp, nên việc tiêu nước dễ dàng. Đến tháng 9, tháng 10 khi có nước lũ về,
đỉnh triều cao, nên cần có đê cao từ +1,9 đến +2,2 m để bảo vệ [56].
Theo tài liệu của trạm Gò Dầu Hạ, sông Vàm Cỏ Đông có các đặc trưng sau:
 Mực nước max: + 1.48
 Mực nước min: - 1.96


17
 Lưu lượng mùa kiệt: Qkiệt : 57.3 m3/s
 Lưu lượng trung bình: QTB : 107.4 m3/s
 Lưu lượng mùa lũ: Qlũ : 467 m3/s
Sau khi xây dựng hồ chứa Dầu Tiếng, thì diễn biến dòng chảy của sông Vàm
Cỏ Đông có những thay đổi đặc trưng như sau:
 Trong mùa kiệt hàng năm vào các tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 lưu lượng xả từ hồ
Dầu Tiếng xuống sông Vàm Cỏ Đông bình quân là 5-13 m3/s dẫn đến hiện tượng:

- Từ Bến Lức ngược lên phía thượng nguồn độ mặn mùa kiệt giảm. Tại Bến
Lức, trước khi có hồ, lượng muối lớn hơn 4 g/l, sau khi có hồ lượng muối đã nhỏ
hơn 4 g/l.
- Từ phía dưới ranh Bến Lức đến cửa Soài Rạp do độ mặn quá cao nên khả
năng đẩy mặn của lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng ít có tác dụng.
 Nước sông Vàm Cỏ Đông chua, độ pH ở các tháng 5,6,7 nhỏ hơn 5.
Số liệu đo đạc mực nước max, min, trung bình qua nhiều năm được thể hiện ở
bảng 1-PL1 đến bảng 2-PL1, trang1-PL1, phụ lục 1 của Luận án
* Lưu lượng:
Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông Vàm Cỏ Đông
được bổ sung 1,8 lần, cải thiện được chất lượng nước cho khu vực huyện Đức Hoà,
Đức Huệ và Bến Lức. Cùng với việc xây dựng hồ Phước Hoà khả năng đẩy mặn
của sông VCĐ tiếp tục được cải thiện tốt về phía hạ nguồn ra sông Soài Rạp [1].
* Tình hình lũ:
Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cường
gây ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông. Để giải quyết vấn đề này, huyện
đã xây dựng hệ thống đê bao và cống dưới đê hoàn chỉnh.
* Vấn đề tưới tiêu:
- Về tưới: Nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức lấy từ sông Vàm
Cỏ Đông được bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng. Việc chuyển nước ngọt từ sông
Vàm Cỏ Đông vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tiết, cống qua đê và nước
được dự trữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.


18
- Về tiêu: Ngập úng trong khu vực do mưa lũ và triều cường, do đó cần phải
xây dựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều để tiêu theo
hướng tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Bến Lức
1.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức năm 2010

Cơ cấu kinh tế năm 2010: nông - lâm - ngư nghiệp: 6%, công nghiệp - xây
dựng: 76,5%, thương mại - dịch vụ: 17,5% [48-50].
* Lĩnh vực kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Diện tích trồng lúa cả năm là 12.058 ha, giảm 640 ha so với
năm 2008. Diện tích trồng mía vụ 2008-2009 chỉ còn 8.647 ha, giảm 1.978 ha do
chuyển sang trồng chanh và sản xuất công nghiệp. Diện tích trồng chanh toàn huyện
là 1.950 ha.
+ Chăn nuôi: Tổng đàn heo là 35.300 con, tăng 21% so với năm 2008, đàn
gia cầm là 346.900 con, tăng 8,4% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng
từ 15,65% năm 2008 lên 16,7% năm 2009 so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp và xây dựng: Nhóm sản phẩm tiêu dùng trong nước
tăng so với năm 2008 như: đường, thuốc lá, đồ gia dụng, vải, quần áo may sẵn.
Trong khi đó, nhóm sản phẩm xuất khẩu giảm như: thủy sản đóng hộp, quần áo,
giầy dép thể thao, sợi dệt, gạch ceramic, thép…
- Thương mại - dịch vụ: Cơ cấu khu vực III được cải thiện từ 16% năm 2008
tăng lên 17,5% năm 2009. Nguyên nhân do tỷ trọng khu vực II chỉ đạt 76,5% và
giảm 1% so với năm 2008, làm cho cơ cấu của các ngành thay đổi.
* Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
- Giáo dục - đào tạo: Công tác xã hội hoá trên lĩnh vực giáo dục được các
ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm, ủng hộ tạo thuận lợi cho huyện thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Huyện có thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng
tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 13/52 trường, đạt tỷ lệ 25%.


19
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trong năm 2010 đã tổ chức khám
chữa bệnh với số lượt người tăng hơn so với năm 2008. Có 15/15 xã đạt chuẩn về y
tế, số bác sỹ ở tuyến xã đạt 93%. Về chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình,
duy trì mức giảm sinh 0,04%, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%.

- Văn hóa thông tin - thể thao: Công tác củng cố và nâng cao chất lượng đời
sống văn hóa ở cơ sở được chú ý tăng cường, đã ra mắt 2 ấp, khu phố văn hóa, nâng
tổng số ấp, khu phố văn hóa trong toàn huyện là 66/102 ấp, khu phố.
- Chính sách xã hội: Trong năm 2010, giảm 320 hộ nghèo; đến cuối năm
2009 toàn huyện còn 1.719 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 5,9%; giải quyết việc làm mới cho
6.323 lao động.
- Dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở
(tháng 4/2009), huyện Bến Lức có tổng cộng 146.868 người, trong đó dân số
thường trú là 146.729 người – chiếm 99,9% (với 22.280 người ở thành thị - chiếm
16,9% và 124.449 người ở nông thôn - chiếm 86,12%), và dân số đặc thù là 139
người. Tốc độ tăng dân của toàn huyện năm 2008 ở mức khoảng 1,16%.

Hình 1.1: Mật độ phân bố dân cư trên địa bàn huyện Bến Lức năm 2009


20
Mật độ phân bố dân cư huyện Bến Lức năm 2009 không đồng đều, chủ yếu
tập trung tại trung tâm thị trấn Bến Lức.
1.1.2.2. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020 [49]
* Quan điểm phát triển:
Tiếp tục phát triển nhanh kinh tế, từng bước điều chỉnh phát triển hướng đến
cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại dịch vụ ổn định và bền vững, phát triển
mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao mức sống và phúc lợi xã
hội, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao.
* Các mục tiêu:
- Sử dụng đất: Nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 còn 12.300 ha. Nhóm
đất phi nông nghiệp đạt trên 16.500 ha vào năm 2020 (sông rạch chiếm 1.398 ha).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
+ Giai đoạn 2011 – 2015: GDP tăng bình quân 19,6%/năm.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: GDP tăng bình quân 17,4%/năm.

- Phương hướng phát triển các ngành kinh tế:
+ Trồng trọt: Diện tích gieo trồng lúa giảm từ 12.300 ha (2010) xuống còn
8.000 ha (2020); khoai mì tăng từ 600 ha năm 2010 lên 1.000 ha năm 2020; các loại
rau đậu tăng từ 400 ha năm 2010 lên 670 ha năm 2020; mía giảm từ 9.500 ha năm
2010 xuống còn 4.800 ha năm 2020 và cây ăn trái tăng lên 2.100 ha năm 2020.
+ Đàn heo: Tổng đàn tăng từ 29.700 đầu con năm 2010 lên trên 34.800 đầu
con năm 2020, với sản lượng thịt 3.300 tấn năm 2020.
+ Đàn bò tăng từ 1.700 đầu con năm 2010 lên 2.100 đầu con năm 2020, với
sản lượng thịt khoảng 370 tấn năm 2020.
+ Đàn gia cầm: 410 ngàn đầu con năm 2020, với sản lượng 600 tấn thịt, 2,9
triệu quả trứng năm 2020.
+ Công nghiệp – TTCN: Diện tích các K/CCN trên địa bàn đạt 6.200 – 7.000
ha. Trong cơ cấu công nghiệp năm 2020, ngành LTTP - đồ uống chiếm 25%, hóa
chất 11%, nhựa 1%, cơ kim khí, điện, điện tử 27%, dệt - may - da 17%, VLXD 3%..


21
- Dân số và phân bố dân cư: Dân số huyện Bến Lức dự kiến sẽ tăng bình
quân 1,36%/năm giai đoạn 2011-2015 và 1,62%/năm giai đoạn 2016-2020. Về cơ
cấu, dân số đô thị tăng từ 15% năm 2010 lên 23% năm 2015 và 28% năm 2020.
Diện tích tự nhiên, dân số, mật độ dân số trên địa bàn huyện Bến Lức năm
2009 và dự báo dân số đến năm 2020 thể hiện ở bảng 4-PL1, trang 9- PL1, phụ lục
1 của Luận án.
- Các chỉ tiêu môi trường:
+ Đến năm 2015:
* 90% cơ sở công thương nghiệp và y tế đảm bảo xử lý chất thải đạt quy
chuẩn quy định.
* Xây dựng hệ thống tách tràn nước thải tại 2 đô thị (Bến Lức, Gò Đen).
* Đảm bảo 100% số hộ ở thành thị và 80% số hộ ở nông thôn xóa bỏ tình
trạng hố xí không hợp vệ sinh. 100% đơn vị văn hóa, trường học, trạm y tế, bệnh

viện, cơ quan có công trình hố xí hợp vệ sinh; 100% các hộ chăn nuôi đầu tư
hầm/túi biogas hoặc các công trình xử lý chất thải.
+ Đến năm 2020:
* 100% các CSCN trong các K/CCN có hệ thống tách và XLNT.
* Hoàn thành hệ thống tách tràn nước thải tại các đô thị cũ; các đô thị mới
phải có hệ thống tách nước thải riêng.
1.1.3. Khái quát về đặc điểm khu vực nghiên cứu - sông Vàm Cỏ Đông, đoạn
chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Sông Vàm Cỏ Đông có nguồn sinh ra độc lập, nằm trong phần đất miền
Đông Nam Bộ, nên được xem là thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông thuộc địa phận tỉnh Compong
Chàm – Campuchia ở độ cao 150 m so với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân
Biên, Châu Thành, thị xã Tây Ninh, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây
Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa
phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, chảy


22
đến ngã ba Bần Quỳ (Cần Đước – Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, cuối
cùng theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Soài Rạp ra biển Đông [4,19].
Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chảy qua địa bàn huyện Bến Lức. Với diện
tích lưu vực sông 6.200 km2, chiều dài sông là 168 km, đoạn qua tỉnh Long An là
145 km, độ dốc mặt nước và đáy sông nhỏ, độ rộng sông lớn dần, độ rộng trung
bình 400 m, độ sâu đáy sông ở cầu Bến Lức là -21m. Sông Vàm Cỏ Đông là phụ
lưu cấp 1 của sông Đồng Nai và LVS Vàm Cỏ Đông là LVS liên tỉnh nằm trong lưu
vực hệ thống sông Đồng Nai, hợp thành do hai nhánh: sông Vàm Cỏ Đông và Vàm
Cỏ Tây; sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các kênh ngang, nối
với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức…
Đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức dài 36,5 km, tính từ điểm
đầu ở huyện Đức Huệ đến điểm cuối ở huyện Cần Đước, là nguồn cấp nước chính

cùng với nguồn nước mưa. Lượng mưa hàng năm tuy lớn, song lại phân bố không
đều, lượng mưa lớn trùng vào mùa lũ của sông Mêkong, nên thường xảy ra ngập
úng, còn mùa khô có lượng mưa thấp, chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm, do đó
việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gặp khó khăn [49].
Sông Vàm Cỏ Đông không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp nên thơ và những trang sử
hào hùng, mà còn cùng với sông Sài Gòn từ bao đời nay vẫn không ngừng bồi đắp
cho vùng đất Long An nhiều nguồn lợi cần thiết cho sản xuất và đời sống của con
người. Ngoài ra, sông Vàm Cỏ Đông còn có thể được xem là vành đai thủy của
Vùng KTTĐPN. Với độ sâu trung bình của sông khoảng 17 – 21 m, tiện lợi cho
việc lưu thông vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển.
Sông Vàm Cỏ Đông hợp với sông Vàm Cỏ Tây tại ngã ba sông Vàm Cỏ lớn.
Sông này nối liền với sông Soài Rạp và đổ ra biển, nên việc vận chuyển hàng hóa từ
các nơi khác về Long An và ngược lại theo tuyến sông Vàm Cỏ rất thuận lợi. Do
đó, hiện nay trên LVS Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An đã quy hoạch và xây dựng
nhiều cầu cảng cho các tàu có tải trọng đến 100.000 tấn ra vào, để luân chuyển hàng
hóa phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh Long An và huyện Bến Lức [49].


23
Km 0

Km 36,5

Hình 1.2: Sơ đồ mạng lưới các tuyến sông rạch trên địa bàn huyện Bến Lức
Ngoài vai trò đóng góp vào hệ thống giao thông thủy nội địa để vận chuyển
hàng hóa, sông Vàm Cỏ Đông còn cung cấp nguồn nước phong phú cho cộng đồng
địa phương sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, với chế độ bán nhật
triều của sông việc tiêu thoát nước, xả phèn gặp nhiều thuận lợi, giúp cho năng suất
cây trồng không ngừng được nâng lên.
Sông Vàm Cỏ Đông còn là nơi cung cấp nguồn nước mặt khá phong phú cho

hoạt động sản xuất công nghiệp, đăc biệt là các khu vực thuộc huyện Đức Hòa, Bến
Lức… Bên cạnh đó, sông Vàm Cỏ Đông có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu
thoát nước, là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuyến
sông này cũng dẫn đến các điểm du lịch nổi tiếng của Long An như: khu di tích lịch
sử Bình Thành huyện Đức Huệ, Vàm Nhật Tảo…
1.2. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông


×