Câu 2: Hoạch định cho một tổ chức phi lợi nhuận ví dụ như (hội Ung thư Việt Nam) khác với
hoạch định của tổ chức lợi nhuận (ví dụ công ty sản xuất thuốc chống Ung thư) như thế nào?
“Khái niệ m về tổ chức lợ i nhuậ n và t ổ ch ức phi lợ i nhuậ n:
1. Tổ ch ức lợ i nhu ậ n (Profit organization):
- Là tổ ch ứ c tồ n t ạ i v ớ i m ục đích cơ bả n là t ạ o ra l ợ i nhu ận, nghĩa là
thu tiề n v ề nhi ều hơn chi ra. Ngườ i ch ủ có th ể quy ết định giữ lạ i toàn
bộ lợ i nhu ận cho h ọ, ho ặ c có th ể chi tiêu m ột ph ần nào đó hay toàn bộ
lợ i nhu ận cho b ản thân doanh nghi ệ p c ủa h ọ . Ho ặ c h ọ có th ể quy ế t
định chia s ẻ m ột ph ần cho nhân viên thông qua các k ế ho ạ ch ph ụ c ấp
(compensation plan), ví d ụ như kế ho ạch phân chia l ợ i nhu ận.
2. Tổ ch ức phi lợ i nhuậ n (non-profit organization):
- Là t ổ ch ứ c t ồn t ại để cung c ấp m ộ t d ịch v ụ c ụ th ể cho c ộng đồ ng. T ổ
ch ức này đượ c t ổ ch ứ c theo nh ững quy đị nh c ấ m phân chia l ợ i nhu ận
cho ngườ i ch ủ. “Lợ i nhu ận” ở đây chỉ là m ộ t thuật ng ữ k ế toán c ủa
một hoạt động hiệu quả.”15
Đầ u tiên, nế u mu ố n so sánh việ c ho ạch định c ủa t ổ chức phi lợ i nhu ậ n và
tổ chức lợ i nhu ậ n có s ự khác biệt nhau như thế nào, ta phả i tìm hiể u s ự giố ng
nhau và khác nhau c ủa hai t ổ chức trên.
Những điể m gi ống nhau c ủa t ổ chứ c phi l ợi nhuậ n và lợi nhuậ n:
Tổ chức đượ c hiể u là t ậ p hợ p c ủa hai hay nhiều ngườ i ho ạt độ ng trong
mộ t hệ thố ng nhất định nh ằm đạt đượ c m ục đích chung. Tổ chức có thể phân
thành hai lo ạ i là t ổ chức phi lợ i nhuận (như các quỹ từ thiện, hiệp hội thương
mại, tổ chức cộng đồng…) và tổ chức lợi nhuận (như doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh). Vì vậy, tổ chức phi lợ i nhuậ n và lợ i nhuận đều có ba đặc trưng cơ
bả n c ủa một tổ chức:
Trích từ bài giảng của Thầy Đỗ Văn Khiêm
22
- Th ứ nhất, chúng đều hướng đế n mục đích riêng biệ t th ể hiệ n thông qua các
mục tiêu c ụ thể .
- Th ứ hai, mỗ i t ổ chức bao gồ m t ừ hai ngườ i trở lên, và có s ự ph ố i hợ p các nổ
lực c ủa các thành viên vớ i nhau.
- Th ứ ba, các t ổ chức đều có quy định phân chia, ph ố i hợp lao độ ng và quyề n
lực một cách chặ t chẽ .
Tiếp đến, cơ cấ u c ủa tổ chức lợ i nhu ậ n và t ổ chức phi lợ i nhuận đề u
giống nhau, đề u có các phòng ban chuyên biệt. Nhưng tùy theo loạ i hình và quy
mô ho ạt độ ng, các t ổ ch ức có những điề u ch ỉnh để phù hợp hơn. Ta có thể đơn
c ử các ví d ụ về cơ cấ u c ủa các t ổ chức lớ n mang tính toàn c ầu như Goog le và
quỹ t ừ thiệ n Bill và Melinda Gates.
Google được điều hành bởi Larry Page với vai trò là Giám đốc điều hành.
Nhiệm vụ của Larry là chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của Google
cũng như dẫn dắt chiến lược công nghệ và phát triển sản phẩm của công ty.
Ngoài ra còn có Sergey Brin - Nhà đồng sáng lập, nhiệm vụ của anh là chia sẻ
công việc với Larry. Thêm vào đó, còn có giám đốc điều hành Eric E. Schmidt
và các nhà lãnh đạo cấp cao khác.
N ế u c ỗ máy khổ ng lồ Google đượ c vậ n hành b ở i các nhà quả n lý chuyên
nghiệ p thì cách t ổ chức c ủa qu ỹ t ừ thiện Bill & Melinda Gates cũng bề thế
không kém. Cơ cấ u tổ ch ức c ủa qu ỹ từ thiệ n c ủa Bill Gates bao gồ m các chứ c
vụ đồ ng ch ủ t ịch như Bill Gates, Melinda Gates và William Gates, Bill và
Melinda Gates còn gi ữ ch ức v ụ ủy viên cùng vớ i Warren Buffet. Ngoài ra, qu ỹ
từ thiện Bill và Melinda Gates còn được điề u hành b ở i CEO Jafe Raikes và
giám đốc Chistopher Ellias cùng nhi ề u v ị trí quan tr ọ ng khác. M ỗi ngườ i trong
họ đề u có mộ t nhiệ m v ụ riêng, tương tự vớ i mộ t tổ chức lợ i nhuận bình thườ ng.
Như nhiệ m v ụ c ủa Bill Gates là phê duyệt chiến lược nền tảng, đánh giá kết
23
quả, và giúp định hướng chung cho tổ chức. Nhiệm vụ của Warren Buffet là
giúp hình thành tầm nhìn của quỹ và phát triển các chiến lược để giải quyết sự
bất bình đẳng được xem là thách thức lớn nhất của thế giới. Và nhiệm vụ của
CEO Jafe Raikse là dẫn dắt sứ mệnh của quỹ là thúc đẩy bình đẳng cho tất cả
mọi người trên khắp thế giới.
Ngoài cơ cấu tổ chức, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận còn
giống nhau ở một số hoạt động cơ bản khác như:
Quy trình tuyển dụng: Dù là tổ chức phi lợi nhuận hay lợi nhuận vẫn
cần có quá trình tuyển dụng nhân viên một cách chuyên nghiệp để có được một
đội ngũ nhân viên thích hợp với yêu cầu của tổ chức. Nói cách khác, mọi tổ
chức dù hoạt động theo mục đích nào đều muốn tuyển những nhân viên có năng
lực, có tâm huyết để làm việc cho mình.
Đối với chế độ đãi ngộ, giữ chân nhân viên: Điều này là hoàn toàn cần
thiết khi tổ chức có được đội ngũ nhân viên phù hợp và có năng lực, do đó dù là
tổ chức nào cũng cần những chế độ đãi ngộ, lương thưởng phù hợp để giữ chân
nhân viên của họ.
Một số quan niệm cho rằng tính cạnh tranh chỉ xảy ra ở các tổ chức lợi
nhuận nhưng đó là một quan niệm còn thiếu sót, vì ở các tổ chức phi lợi nhuận
cũng mang tính cạnh tranh thị trường cao. Tổ chức phi lợi nhuận cũng phải cạnh
tranh người tài từ các công ty hoạt động vì mục đích lợi nhuận khác, do đó tổ
chức phi lợi nhuận cần đảm bảo một mức lương thưởng thỏa đáng cho nhân
viên của mình.
Những điểm khác nhau của tổ chức phi lợi nhuận và lợi nhuận:
- Về hình thức pháp lý
24
Tổ chức phi lợi nhuận thường hoạt động dưới hình thức như quỹ xã hội,
quỹ từ thiện, hiệp hội thương mại, các tổ chức vì cộng đồng khác hay có thể là
các tổ chức phi chính phủ16.
Tổ chức lợi nhuận hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các công ty hợp danh.
- Về mục đích hoạt động của hai tổ chức có sự khác biệt nhất định.
Đối với tổ chức phi lợi nhuận thì mục đích hoạt động của họ là cung cấp
dịch vụ cụ thể, các chương trình nhằm phục vụ cho cộng đồng, xã hội. Đối với
tổ chức này, việc tạo ra lợi nhuận không phải là mục đích chính của họ. Mặc dù
vậy, ta không thể nhận định tổ chức phi lợi nhuận sẽ không hoạt động để tạo ra
lợi nhuận. Tổ chức phi lợi nhuận có thể hoạt động kinh doanh sản phẩm hay
dịch vụ để tạo ra lợi nhuận, nhưng nguồn lợi nhuận thu được phải được tái sử
dụng vào chương trình, các dịch vụ phục vụ cho cộng đồng trong tương lai,
không được phân chia cho chủ sở hữu và các cổ đông. Bên cạnh đó, tổ chức có
thể dành một phần lợi nhuận để chi trả kinh phí cho việc hoạt động như khoản
lương cho người quản trị, lãnh đạo, đội ngũ nhân viên hay các kinh phí cho việc
hoạt động khác.
Đối với tổ chức lợi nhuận, mục đích hoạt động chính của họ tập trung vào
lợi nhuận, nguồn lợi nhuận sẽ được phân phối cho chủ sở hữu và (hoặc) các cổ
đông.
- Về nguồn vốn:
Tổ chức phi lợi nhuận thường thiếu sự linh hoạt trong tài chính như một
tổ chức lợi nhuận bởi vì nó phụ thuộc phần nhiều vào nguồn cung cấp vốn từ
bên ngoài như nguồn tài trợ, quyên góp từ các chủ thể khác. Các nguồn vốn
cung cấp cho tổ chức phi lợi nhuận chủ yếu là từ sự tài trợ của chính quyền (đặc
biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe và môi trường), sự quyên góp
tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization–NGO) là tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ
nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường
giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại.
25
của các cá nhân, tổ chức. Và để huy động được các nguồn vốn này thì tổ chức
phi lợi nhuận có thể thực hiện bằng các cách như kêu gọi chính quyền xem xét
tài trợ, tổ chức gây quỹ từ cộng đồng (bao gồm cá nhân, tổ chức hay các nguồn
quỹ khác) hoặc bán sản phẩm và dịch vụ để thu lợi nhuận. Vì vậy, các tổ chức
phi lợi nhuận có nghĩa vụ phải chứng minh các nguồn vốn được tặng cho, quyên
góp, gây quỹ được sử dụng phù hợp với mục đích của tổ chức hoặc được sử
dụng đúng như mong đợi của nhà tài trợ, chủ thể quyên góp. Ngoài ra, tổ chức
phi lợi nhuận cũng phải có trách nhiệm thông báo các khoản vốn cho những chủ
thể được hưởng lợi từ hoạt động của mình và cho công chúng được biết một
cách rõ ràng. Lợi nhuận được tạo ra phải được sử dụng chỉ duy nhất cho hoạt
động của tổ chức. Do đó, hệ thống kế toán, quản lý tài chính, ngân sách của tổ
chức phi lợi nhuận phải được chú trọng không kém gì hệ thống của tổ chức lợi
nhuận.
Ngược lại, tổ chức lợi nhuận thường linh hoạt trong việc sử dụng tài
chính, vì họ chủ động tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh nhằm đem về lợi ích
cho những chủ thể trong tổ chức. Do vậy, tổ chức lợi nhuận có nghĩa vụ phải
giải trình về hoạt động kinh doanh, về nguồn tài chính cho chủ sở hữu, các cổ
đông, có thể là khách hàng và cộng đồng được biết. Nguồn huy động vốn của tổ
chức lợi nhuận rất đa dạng như: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân
hàng và tín dụng thương mại, vốn phát hành cổ phiếu, vốn phát hành trái phiếu.
- Về quyền sở hữu:
Một tổ chức phi lợi nhuận được nhận định là thuộc sở hữu của cộng đồng
vì tài sản của một tổ chức phi lợi nhuận được dành cho các hoạt động từ thiện,
giáo dục, khoa học Tài chính của tổ chức phi lợi nhuận như tiền mặt, thiết bị,
tài sản khác có thể không được sử dụng cho lợi ích riêng của bất kỳ ai. Nhưng
đối với tổ chức lợi nhuận thì nguồn tiền, tài sản, thiết bị của tổ chức là của chủ
sở hữu và (hoặc) các cổ đông.
26
- Về nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước
Các tổ chức phi lợi nhuận không tiến hành kinh doanh và đáp ứng đủ điều
kiện của pháp luật thì có thể được miễn thuế hoặc được hưởng những ưu đãi về
chính sách thuế của nhà nước. Còn tổ chức phi lợi nhuận có tiến hành kinh
doanh như: bán hàng hóa, dịch vụ, thanh lý tài sản thì phải chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng có thể được miễn thuế trong các trường hợp
luật định, như khi có “Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo
dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động
xã hội khác tại Việt Nam. Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng
mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25% trên số tiền nhận tài trợ sử dụng
không đúng mục đích. Tổ chức nhận tài trợ quy định tại Khoản này phải được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định
của pháp luật về kế toán thống kê.”17
Đối với các tổ chức lợi nhuận thì phải đóng thuế cho nhà nước theo quy
định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các văn bản liên quan của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
- Khi tổ chức giải thể hoặc bị giải thể
Tương tự như các tổ chức lợi nhuận, tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể tự
giải thể hay bị các cơ quan có thẩm quyền giải thể khi rơi vào các trường hợp
luật định. Vấn đề khác nhau phát sinh khi tiến hành giải quyết các khoản tiền
còn lại trong tổ chức.
Đối với tổ chức lợi nhuận: tài sản có thể được thanh lý và số tiền thu
được phân phối cho các chủ sở hữu và (hoặc) các cổ đông. Theo pháp luật hiện
hành về doanh nghiệp bao gồm luật doanh nghiệp, luật phá sản và các văn bản
17
Trích từ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008,
Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp
27
có liên quan, ta có nhận thấy cách giải quyết của doanh nghiệp khi tiến hành
giải thể hay phá sản như sau: tài sản còn lại sẽ được dùng để thanh toán các
khoản nợ đối với người lao động, khoản nợ đối với các doanh nghiệp khác, nợ
thuế và các chi phí tiến hành việc giải thể. Sau khi thanh toán toàn bộ khoản nợ
thì tài sản còn lại sẽ được chia cho các cổ đông trong công ty cổ phần hay các
thành viên sáng lập trong công ty trách nhiệm hữu hạn; đối với doanh nghiệp tư
nhân thì phần tài sản còn lại sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp.
Khi giải thể hay bị giải thể, tài sản của tổ chức phi lợi nhuận là quỹ từ
thiện, quỹ xã hội sẽ được giải quyết như sau: đầu tiên là thanh toán các khoản
nợ theo thứ tự: “Tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và các quyền lợi khác của người lao động hợp đồng lao động đã ký kết” rồi
mới đến “Nợ thuế và các khoản phải trả khác” (khoản 4 điều 39 NĐ
30/2012/NĐ-CP về Tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện) . “Sau khi
thanh toán các khoản nợ và chi phí giải thể, số tiền và tài sản còn lại của quỹ
do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp
đó.” ( khoản 5 điều 39 NĐ 30/2012/NĐ-CP về Tổ chức hoạt động của quỹ xã
hội, quỹ từ thiện). Tài sản của các tổ chức phi lợi nhuận có thể được trao cho
các tổ chức phi lợi nhuận khác khi tổ chức này giải thể theo quy định của một số
nước.
So sánh công tác hoạch định của tổ chức phi lợi nhuận và lợi nhuận
Muốn hoạch định, đầu tiên nhà quản trị phải xác định viễn cảnh và sứ
mạng của tổ chức. Sau đó, họ thực hiện các bước đề ra mục tiêu, xác định tình
thế hiện tại của tổ chức, xác định thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành
mục tiêu, xây dựng kế hoạch hay hệ thống chương trình để đạt được mục tiêu và
cuối cùng là thực hiện việc hoạch định. Công việc hoạch định là chức năng đầu
tiên của hoạt động quản trị mà ở mọi tổ chức đều phải có. Vì vậy, để phân biệt
việc hoạch định giữa tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận có gì khác nhau ta phải
căn cứ vào sự giống nhau và khác nhau căn bản của hai tổ chức trên.
28
Điểm khác nhau căn bản của tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận là mục
đích hoạt động và nguồn tài chính. Do vậy, yếu tố khác nhau về hoạch định chủ
yếu cũng sẽ liên quan đến mục đích hoạt động và nguồn tài chính của hai tổ
chức trên mà ta sẽ đi sâu vào phân tích bên dưới. Trừ những điểm khác nhau
căn bản, việc hoạch định của hai tổ chức nhìn chung là giống nhau. Nhà quản trị
cũng sẽ tiến hành những bước cụ thể và sử dụng những công cụ đo lường và
phán đoán để phục vụ cho những bước hoạch định đó.
Điển hình là trong bước xác định tình thế hiện tại của tổ chức, nhà quản
trị phải thu thập được những thông tin liên quan đến việc kinh doanh, thông tin
về các nguồn tài nguyên trong hiện tại để có cơ sở đánh giá toàn diện tình hình
của tổ chức. Kế đó, nhà quản trị cũng phải thu thập thông tin bên ngoài tổ chức
so sánh với tình thế hiện tại để xác định được những thuận lợi và khó khăn của
việc hoàn thành mục tiêu. Và khi đã xây dựng kế hoạch hay chương trình hoạt
động để hoàn thành mục tiêu, bước cuối cùng trong quá trình hoạch định là thực
hiện những kế hoạch và chương trình đó. Kết quả của việc thực hiện kế hoạch
và chương trình như thế nào là còn tùy thuộc vào khả năng quản trị của nhà
quản trị, năng lực của nhân viên và rất nhiều các yếu tố từ môi trường bên ngoài
cũng như nội bộ tổ chức tác động đến.
Những điểm khác biệt cơ bản trong hoạch định của tổ chức lợi
nhuận và tổ chức phi lợi nhuận gồm:
- Do mục đích hoạt động của hai tổ chức là khác nhau, nên các nhà
quản trị sẽ đặt ra viễn cảnh và sứ mệnh của hai loại tổ chức này khác nhau.
Vission (viễn cảnh) là bức tranh toàn thể rõ ràng về việc các nhà lãnh đạo
muốn tổ chức sẽ ra sao. Đó là bản tuyên bố về những gì tổ chức đại diện, những
gì nó tin tưởng và lý do tồn tại của nó. Mission (Sứ mệnh) là bản tuyên bố diễn
tả khái quát về khách hàng, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, định hướng của
doanh nghiệp trong một giai đoạn.
29
Hiện nay, trên thế giới các doanh nghiệp có xu hướng kết hợp viễn cảnh
và sứ mệnh lại với nhau, thường được gọi chung là sứ mệnh. Đơn cử hai sứ
mệnh của tổ chức lợi nhuận Google và sứ mệnh của tổ chức phi lợi nhuận Sife.
“SIFE là tên viết tắt của cụm từ “Students In Free Enterprise” là một tổ chức
phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế, có nhiệm vụ hỗ trợ sinh viên các trường đại học
thực hiện những Dự án hỗ trợ cộng đồng – giúp phát triển trong cộng đồng một môi
trường kinh doanh bền vững và giúp những người hưởng lợi từ dự án có đủ kiến thức
và kỹ năng để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng như phát triển cuộc sống
của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa.”
Sứ mệnh của Sife là “Kết nối những nhà lãnh đạo trẻ tiềm năng để cùng
xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua sức mạnh tích cực của doanh
nghiệp.”18
Sứ mệnh của Google là tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó
được truy cập và hữu ích (“Google's mission is to organize the world's
information and make it universally accessible and useful”) 19
Ta thấ y vi ễ n c ả nh và s ứ mệ nh c ủa t ổ chứ c lợ i nhuậ n và tổ chức phi lợ i
nhuận đề u ẩ n ch ứa một b ức tranh tươi đẹ p về những điề u mà các t ổ chức có th ể
c ống hiến cho tương lai c ủa xã h ội. Nhưng chỉ khác một điề u, ẩ n giấ u bên trong
s ứ mệ nh c ủa t ổ chức lợ i nhuậ n là mục đích tìm kiế m tối đa lợ i nhu ận để không
nhữ ng ph ục v ụ cho xã h ộ i mà còn ph ục v ụ cho nh ững ngườ i sáng lậ p và lãnh
đạ o công ty. Còn t ổ ch ức phi lợ i nhuậ n ch ỉ có s ứ mệ nh ho ạt động để ph ục v ụ
cho c ộng đồ ng và xã h ộ i.
- Do việc xác định viễn cảnh và sứ mạng của hai tổ chức phi lợi nhuận
và lợi nhuận là khác nhau nên trong quá trình cơ bản của hoạch định, việc xác
định mục tiêu của hai tổ chức cũng sẽ khác nhau bởi vì mục tiêu được lập ra
/> />30
phải dựa trên sứ mạng của các tổ chức. Mục tiêu là những mong đợi mà mà tổ
chức mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Mục tiêu phải phù
hợp với việc thực hiện sứ mạng để biến viễn cảnh được mong đợi của tổ chức
thành sự thật.
Có thể nói mục tiêu là nền tảng và là bước thực hiện quan trọng đầu tiên
trong quá trình hoạch định của tổ chức. Khi đã xác lập được mục tiêu thì nhà
quản trị mới có thể quyết định phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên của công ty
một cách hữu hiệu. Mục tiêu có tính đa hướng, thể hiện ở chỗ một tổ chức có
thể đặt ra nhiều mục tiêu trong từng giai đoạn (có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn)
và chúng thường có quan hệ mật thiết với nhau. Các hướng của mục tiêu bao
gồm lợi nhuận, sự tăng trưởng, thị phần của tổ chức, trách nhiệm đối với xã hội,
phúc lợi cho nhân viên, cải tiến chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nghiên cứu và
phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để thâm nhập thị trường mới và
làm tăng hiệu suất qua việc biến đổi các yếu tố đầu vào để đạt được giá thành
thấp nhất.
Do vậy, đối với từng tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, trong mỗi gian
đoạn cụ thể khác nhau, nhà quản trị sẽ đặt ra mục tiêu theo hướng khác nhau.
Tuy vậy, vẫn có một số điều căn bản khác biệt trong việc xác định mục tiêu của
tổ chức bởi vì mục tiêu phải phù hợp với sứ mạng của tổ chức mà sứ mạng của
hai loại tổ chức này thì khác nhau.
Đối với sứ mạng của tổ chức phi lợi nhuận thì luôn hướng đến việc phục
vụ cho cộng đồng. Vì vậy, khi lập mục tiêu, nhà quản trị của tổ chức này sẽ đề
ra những hướng liên quan đến xã hội, cộng đồng nhiều hơn, rõ nhất là các mục
tiêu của các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng và không chú trọng nhiều đến lợi
nhuận. Ví dụ như việc xác lập mục tiêu của Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc
(UNICEF), là một tổ chức phi lợi nhuận mang tầm quốc tế do Liên hợp quốc
thành lập.
“Tôn chỉ mục đích ban đầu của UNICEF chỉ là giúp đỡ trẻ em ở châu Âu
gặp hoàn cảnh khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ khi được
31
ĐHĐ/LHQ chính thức đổi tên thành Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc
(10/1953), UNICEF đã mở rộng tôn chỉ mục đích của mình với các mục tiêu:
chăm sóc, phục vụ và bảo vệ mọi quyền lợi cho sự phát triển của trẻ em trên
toàn thế giới với tập trung ưu tiên số một vào trẻ em ở các nước đang phát
triển và kém phát triển. Các hình thức giúp đỡ phổ biến là: Cung cấp các dịch
vụ cơ bản về y tế kể cả thuốc thiết yếu; Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Dinh
dưỡng; Nước và vệ sinh môi trường; Giới và phát triển và các lĩnh vực khác có
liên quan đến trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt, UNICEF còn tham gia vào các hoạt
động cứu trợ khẩn cấp. Mọi hỗ trợ của UNICEF tập trung vào các chương trình
của cộng đồng với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân nhằm đem lại lợi ích
thiết thực cho trẻ thơ ở khắp mọi nơi trên thế giới.”20
Đối với tổ chức lợi nhuận, sứ mạng chủ yếu là tạo ra được hàng hóa dịch
vụ phục vụ cho khách hàng nhằm mang lại lợi ích (lợi nhuận) cho chủ sở hữu và
các cổ đông. Do vậy, mục tiêu chính mà tổ chức hướng đến phải là việc tối đa
hóa lợi nhuận, phát triển thị phần, doanh thu. Và muốn như vậy thì tổ chức lợi
nhuận cần phải đề ra những mục tiêu không kém phần quan trọng như: sản xuất
sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu phát triển, tăng hiệu suất
sản xuất sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh với các tổ chức khác và đứng vững
trên thị trường. Bên cạnh đó tổ chức cũng phải trách nhiệm đối với xã hội như
xử lý các nguồn ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh doanh của mình tạo ra,
tài trợ cho các hoạt động xã hội…
Một ví dụ cụ thể của tổ chức lợi nhuận là Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk). Vinamilk có sứ mạng là “cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn
dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”. Trong chiến
lược phát triển của Vinamilk, công ty đề ra mục tiêu là tối đa hóa giá trị của cổ
đông. Cụ thể theo thông tin được biết, sau khi đã đạt được mốc doanh thu 1 tỷ
/>32
USD trong năm 2011, Vinamilk đã đặt mục tiêu sẽ đạt doanh thu 3 tỷ USD vào
năm 2017 và phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
Để phát triển trong thời gian tới và trong dài hạn, Vinamilk đưa ra các định
hướng như sau:
“Tiếp tục tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản
xuất sữa và mở rộng phát triển thêm ngành nước giải khát.
Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, mở thêm điểm bán lẻ,
tăng độ bao phủ phân phối sản phẩm.
Đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất đáp ứng nhu cầu phát triển
dài hạn của thị trường. Theo dự kiến “Vinamilk sẽ khánh thành 2 nhà máy chế
biến sữa hiện đại bậc nhất Thế giới hiện nay vào đầu Quý II.2013, với tổng vốn
đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 triệu USD). “Siêu nhà
máy” thứ nhất ở Bình Dương giai đoạn 1 cho 400 triệu lít sữa/năm, công suất
tương đương gần 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk cộng lại, giai đoạn 2 sẽ
nâng công suất lên 800 triệu lít sữa/năm.
Nhà máy này hoàn toàn tự động hóa, với vận hành của robot. Nhà máy
thứ hai chuyên sản xuất sữa bột trẻ em Dielac 2 ở khu Công nghiệp Việt Nam -
Singapore mà Vinamilk đã mua lại của công ty F&N, công suất 54.000
tấn/năm. Đây là 2 công trình trọng điểm, hiện đại phục vụ cho mục tiêu tăng tốc
của Vinamilk, sẽ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 38 năm ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng 30/4/2013.”21
hp://dantri.com.vn/c76/s82-652569/vinamilk-dat-doanh-thu-gan-21-nghin-ty-trong-9-thang-dau-nam.htm
33
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa, đầu tư tăng số lượng bò sữa
tại các trang trại bò sữa hiện có và tìm kiếm chiến lược phát triển trang trại mới
trong và ngoài nước.”22
- Do sự thiếu linh hoạt và hạn chế của nguồn kinh phí cho nên việc hoạch
định các mục tiêu lâu dài hay các kế hoạch trong thời gian dài của tổ chức phi
lợi nhuận thường sẽ có thời gian ngắn hơn tổ chức lợi nhuận. Vì nguồn kinh phí
của tổ chức phi lợi nhuận thường là nguồn thụ động, nó xuất phát từ nguồn gây
quỹ và quyên góp. Còn nguồn vốn của tổ chức lợi nhuận đến từ doanh thu của
họ qua hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó có tính chất chủ động và linh hoạt,
Từ đó, tổ chức lợi nhuận có thể dựa vào nguồn tài chính của mình để hoạch
định các mục tiêu dài hạn và các kế hoạch dài hạn.
- Sau khi đặt mục tiêu, xác định tình thế hiện tại của tổ chức, các thuận lợi
và khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức, các nhà quản trị phải
xây dựng kế hoạch hoặc hệ thống các chương trình hoạt động trong tổ chức.
Những kế hoạch hay chương trình hoạt động đó sẽ không giống nhau giữa hai tổ
chức lợi nhuận và phi lợi nhuận vì nó được lập ra phải phù hợp dựa trên các
mục tiêu khác nhau đã được xác định từ trước của hai tổ chức. Điển hình là các
kế hoạch tài chính của hai tổ chức sẽ khác nhau vì nguồn tài chính phần lớn
được huy động từ các nguồn khác nhau hay các kế hoạch và chương trình hoạt
động của hai tổ chức cũng sẽ khác nhau vì mục đích hoạt động của hai tổ chức
là khác nhau.
Tổ chức phi lợi nhuận có nguồn tài chính được huy động phần nhiều từ
việc gây quỹ và nhờ sự đóng góp của các tấm lòng hảo tâm, do vậy tổ chức phi
lợi nhuận phải có những kế hoạch và chương trình gây quỹ nhằm kêu gọi sự
giúp đỡ từ cộng đồng. Từ nguồn kinh phí đó, tổ chức mới có thể thực hiện các
chương trình hoạt động vì cộng đồng mà mình đề ra. Như chương trình bảo vệ
trẻ em của tổ chức UNICEF tập trung vào hai lĩnh vực. “Một mặt, chương trình
/>2017-6840/
34
góp phần xây dựng và sửa đổi luật và các chính sách bảo vệ trẻ em (cải cách
pháp lý) để luật và các chính sách thân thiện với trẻ em hơn. Đồng thời chương
trình cũng góp phần nâng cao kiến thức cho người dân và giúp người dân hiểu
thêm về vấn đề lạm dụng và bóc lột trẻ em, cũng như các vấn đề khác trong lĩnh
vực bảo vệ trẻ em thông qua các hoạt động nghiên cứu, vận động chính sách,
truyền thông và huy động xã hội tham gia đồng thời cũng khuyến khích sự tham
gia của trẻ.
Lĩnh vực lớn thứ hai mà chương trình tập trung nỗ lực thực hiện là cải
thiện các hệ thống tư pháp và phúc lợi xã hội (hay còn gọi là cải tổ cơ cấu)
thông qua hỗ trợ kỹ thuật cho các thể chế công giữ vai trò quan trọng ở cả cấp
trung ương và cấp địa phương để đưa công tác xã hội trở thành một nghề mới
và nâng cao năng lực cho các đối tượng khác hoạt động chuyên nghiệp trong
ngành (như cán bộ phúc lợi xã hội, công an, công tố viên, luật sư, thẩm phán,
giáo viên, cán bộ y tế cộng đồng…), các đối tượng bán chuyên nghiệp cũng như
các tình nguyện viên trong cộng đồng phụ trách các vấn đề bảo vệ trẻ em.
Trong lĩnh vực thứ hai này, chương trình bảo vệ trẻ em cũng nỗ lực để cải thiện
các cơ chế bảo vệ trẻ em, các cơ chế và các dịch vụ dành cho trẻ em cần được
bảo vệ đặc biệt bao gồm các phương án chăm sóc trẻ tại gia đình và chăm sóc
dựa vào cộng đồng thay vì đưa trẻ em vào các trung tâm bảo trợ xã hội.”23
Tổ chức lợi nhuận huy động nguồn tài chính từ các cổ đông của mình
bằng các quan hệ quen biết, tin tưởng, từ việc phát hành cổ phiếu, cổ phần hay
do doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Từ đó, tổ chức phải đề ra các kế hoạch
kinh doanh nhằm phát triền, tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch kinh doanh là la bàn định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ
chức, giúp tổ chức tranh thủ được nguồn vốn vay của ngân hàng, có được sự
ủng hộ của đối tác, cổ đông và thành viên góp vốn. Kế hoạch kinh doanh đó
phải bao gồm những kế hoạch về tài chính, nhân sự, Marketing, sản xuất,
nghiên cứu và phát triển…
/>35
Kết luận:
Hoạch định là một công việc quan trọng, làm rõ mục tiêu và các bước
hành động trong từng thời gian nhất định của tổ chức. Chính vì lẽ đó, các nhà
quản trị ở bất kì tổ chức nào cũng không thể bỏ qua công tác hoạch định. Nhưng
ngoài các bước cơ bản, công tác hoạch định của tổ chức lợi nhuận và tổ chức
phi lợi nhuận cũng có điểm khác biệt do mục đích hoạt động của hai tổ chức là
khác nhau. Qua đó, việc hoạch định cũng phải phù hợp với sứ mạng, mục tiêu
và chiến lược cụ thể của từng loại hình tổ chức.
Phần kết:
Hoạch định là một việc làm quan trọng trong công tác quản trị của doanh
nghiệp. Để công tác hoạch định được hoàn thành tốt, nhà quản trị phải lựa chọn
những mục tiêu phù hợp với loại hình tổ chức và xây dựng những viễn cảnh có
khả năng xảy ra trên thực tế, không nên sa đà chạy theo những “kịch bản” phức
tạp và xác suất thành hiện thực thấp.
Khi tiến hành hoạch định, cũng không nên xây dựng những kế hoạch quá
tỉ mỉ và chi tiết. Bởi vì khi thực hiện kế hoạch, những yếu tố bất ngờ tác động
làm ảnh hưởng đến những gì được hoạch định trước là không thể tránh khỏi.
Cho nên tổ chức phải chuẩn bị sẵn tâm lý và nguồn lực để xây dựng những đối
sách hợp lý với tình hình để giải quyết những khó khăn. Vì như vậy, tổ chức
mới có thể giữ vững vị thế và phát triển.
Tương tự, quản trị trong tổ chức cũng giống như quản trị cuộc đời mỗi
con người. Điều quan trọng trong cuộc đời của chúng ta cũng là tiến hành tốt
công tác hoạch định. Hoạch định cuộc đời có mấu chốt là xác định mục tiêu mà
ta muốn đạt được. Và những mục tiêu đó cũng phải phù hợp với từng người
riêng biệt, vì mỗi người có một hoàn cảnh và năng lực khác nhau. Chỉ khi xác
định được mục tiêu rõ ràng, ta mới có thể nỗ lực hết sức mình để theo đuổi và
biến mục tiêu đó thành hiện thực. Xác định mục tiêu còn giúp ta tránh khỏi
những phút giây mất định hướng hay đi lạc đường. Ngoài ra, nó còn giúp ta tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Trên bước đường để hiện thực hóa mục tiêu, chắc hẳn sẽ có nhiều yếu tố
bất ngờ tác động làm ảnh hưởng đến những điều đã được hoạch định sẵn.
Nhưng điều quan trọng là ta không thể để cho những khó khăn đánh bại, mà
phải dũng cảm đối đầu và vượt lên làm chủ tình thế. Vì chỉ khi mạnh mẽ dấn
thân và hành động, sẵn sàng điều chỉnh những sai lệch thì ta mới đủ bãn lĩnh để
đạt được thành công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị học – Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
2. Sách chuyên khảo Quản trị học – PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp (biên
soạn).
3. Tài liệu giảng dạy của thầy Đỗ Văn Khiêm.
4. Các website trên mạng Internet.
43