Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

diện mạo nhà đất phố cổ hà nội giữa thế kỷ xx qua tư liệu địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 40 trang )

DIỆN MẠO NHÀ ĐẤT PHỐ CỔ HÀ NỘI GIỮA THẾ KỶ XX
QUA TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(TRƯỜNG HỢP PHỐ HÀNG BẠC, HÀNG BUỒM)
PGS.TS. Phan Phương Thảo

Mở đầu
Thăng Long - Hà Nội là kinh đô, thủ đô ngàn năm tuổi của Việt Nam. Trong
suốt dặm dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội là đô thị có tuổi đời cao nhất và
cũng là đô thị duy nhất của đất nước có sự cân đối giữa chính trị và kinh tế,
giữa phần thành và phần thị.
Khu phố buôn bán truyền thống, khu vực 36 phố phường, hay khu phố cổ Hà
Nội, là những tên gọi khác nhau của phần “thị” của Thăng Long - Hà Nội. Đó
là khu vực nằm ở phía đông của thành Hà Nội, trải dài tới sát bờ sông Hồng.
Trong suốt thời trung đại, tuy có những thăng trầm khác nhau nhưng Thăng
Long - Kẻ Chợ luôn được coi là trung tâm hội tụ kinh tế của cả vùng đồng
bằng Bắc Bộ và lan tỏa ra khắp trong nước.
Có rất nhiều tư liệu miêu tả về các hoạt động thương mại ở đây, tuy nhiên,
những miêu tả về cảnh quan, nhà cửa nơi này dường như không được chú
trọng lắm. Nếu qua địa bạ cổ Hà Nội[1] (lập trong nửa đầu thế kỷ XIX), chúng
ta có được những hình dung về quang cảnh Hà Nội nói chung, khu phố cổ nói
riêng, với sự phân chia theo các đơn vị hành chính xã/thôn hay phường, theo
những sở/khoảnh đất thuộc các loại sở hữu khác nhau, hay các loại hình mặt
nước như ao, hồ, đoạn sông những hình ảnh mang nhiều dáng dấp của nông
thôn hơn thành phố (trừ những miêu tả về các dấu ấn của thành Hà Nội) thì
tới nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với những ghi chép của người Pháp và
người bản xứ cùng các nguồn tư liệu lưu trữ, sự chuyển mình đô thị hóa của
Hà Nội đã được phác họa ngày càng rõ nét[2].
Có thể nhận thấy, quá trình biến đổi của Hà Nội giai đoạn cận đại trải qua hai
thời kỳ chính: giai đoạn đầu từ năm 1888-1920 và giai đoạn thứ hai từ năm
1920-1945. Ở mỗi thời kỳ, nhịp độ và mức độ các hoạt động của thực dân
Pháp tác động tới sự biến đổi diện mạo khu phố cổ hoàn toàn khác nhau.


Trong thời kỳ đầu, hai hoạt động chính được tiến hành đồng thời của người
Pháp là phá huỷ và tái tạo cảnh quan tự nhiên khu phố cổ. Những cảnh quan
cũ mang đậm tính chất nông thôn đan xen trong quang cảnh đô thị thời kỳ
trước từng bước nhường chỗ cho những cảnh quan thuần chất đô thị. Ở giai
đoạn tiếp sau, người Pháp đã tiến hành chỉnh trang diện mạo đường xá, nhà
cửa của khu phố cổ trong quá trình quy hoạch tổng thể đô thị Hà Nội. Đặc
biệt, từ năm 1930 đến năm 1944, liên tục những đề án quy hoạch đô thị Hà
Nội được Sở kiến trúc và đô thị đưa ra nhằm cải tạo và mở rộng thành phố
Hà Nội, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành ở châu Âu
đương thời, có sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Đông Dương. Diện mạo
của khu phố cổ có những đổi thay, đặc biệt là những đổi thay về nhà cửa và
phố xá.
Tài liệu địa chính Hà Nội thời cận đại (hay còn được gọi là địa bạ Hà Nội thời
cận đại) là một trong những nguồn tư liệu được hình thành trong giai đoạn
này. Đó là hệ thống các bằng khoán điền thổ được lập vào những năm 40 của
thế kỷ XX, ghi chép lại sự phân bố các loại hình nhà, đất, sân, vườn,… của mỗi
số nhà thuộc các phố của Hà Nội. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú, đồ sộ,
nhưng lại hầu như chưa được khai thác, sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu,
phân tích triệt để các thông tin từ các bằng khoán điền thổ của hai phố Hàng
Bạc và Hàng Buồm là hai phố điển hình trong số 76 phố cổ Hà Nội, kết hợp
với nguồn tư liệu bản đồ, các tư liệu lưu trữ khác, cũng như so sánh với kết
quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước cho phép phác họa diện mạo
nhà đất của phố cổ Hà Nội nói chung, từng con phố nói riêng.
1. Sưu tập tài liệu địa chính
Toàn bộ tư liệu địa chính Hà Nội thời cận đại hiện được lưu giữ tại 2 cơ sở
chính: Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
và tại Phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội.
1.1. Tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
Tài liệu địa chính Hà Nội lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nằm tập
trung nhiều nhất ở phông Sở địa chính Hà Nội hay rải rác ở các phông: phông

Sở địa chính Bắc Kỳ; phông Tòa đốc lý Hà Nội; phông Sở địa chính Hà Đông.
a. Phông Sở địa chính Hà Nội
Phông Sở địa chính Hà Nội cung cấp số lượng lớn hồ sơ địa chính của riêng
khu vực Hà Nội. Hiện nay, phông tài liệu này có 880 hồ sơ với độ dày mỏng
khác nhau. Thời gian của các hồ sơ kéo dài từ năm 1888 đến năm 1956.
Phông tài liệu Sở địa chính Hà Nội đã được chỉnh lý hoàn chỉnh thành hồ sơ.
Nội dung chủ yếu gồm các tài liệu liên quan đến các vấn đề đất đai, nhà cửa,
chùa chiền và các phố của Hà Nội.
b. Tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu khác
* Phông Sở địa chính Bắc Kỳ
Hiện nay, phông Sở địa chính Bắc Kỳ có 598 hồ sơ, thời gian của các hồ sơ kéo
dài từ năm 1901 đến năm 1954. Phông Sở địa chính Bắc Kỳ tập trung toàn bộ
tài liệu quản lý địa chính của cả Bắc Kỳ, vì vậy tài liệu địa chính Hà Nội trong
phông này rất ít ỏi (khoảng hơn 10 hồ sơ). Tuy nhiên, trong đó có những hồ
sơ rất quí về quy hoạch thành phố Hà Nội trong những năm 1924-1944.
* Phông Tòa công sứ Hà Đông
Phông tòa công sứ Hà Đông hiện có 5218 hồ sơ với niên đại từ năm 1883 đến
năm 1938. Trong phông lưu trữ này có rải rác một số tài liệu địa chính Hà
Nội.
* Phông Tòa đốc lý Hà Nội
Phông tài liệu này gồm có 6007 hồ sơ tài liệu về Hà Nội từ năm 1885 đến năm
1945.
Điểm qua các phông tư liệu, có thể nhận thấy khối tài liệu địa chính Hà Nội
tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I mang đậm tính chất qui phạm hành chính
với niên đại kéo dài từ những năm 1888 đến những năm 50 của thế kỷ XX.
Bên cạnh nguồn tài liệu chữ viết, Trung tâm này còn lưu giữ được một số bản
đồ khá phong phú, đa dạng, bao gồm: bản đồ quy hoạch, bản đồ về môi
trường sinh thái, bản đồ cảnh quan, bản đồ hành chính, bản đồ địa hình… của
Hà Nội. Đây là một tài liệu quý hiếm phản ánh diện mạo của Hà Nội một cách
trực quan sinh động.

1.2. Tài liệu địa chính tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội
Năm 2000, Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập
trên cơ sở hợp nhất Sở Địa chính Nhà đất với các tổ chức quản lý nhà nước về
tài nguyên đất, nước, khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản đồ, nhà ở thuộc địa
bàn Hà Nội. Tất cả những hồ sơ tài liệu về tài nguyên đất đai, nhà cửa… ở Hà
Nội đều được lưu giữ tại Phòng Lưu trữ của Sở, trong đó hiện còn một khối
tài liệu lớn có niên đại chủ yếu từ những năm 40 đến những năm 50 của thế
kỷ XX. Khối tài liệu này gồm hơn 30.000 tấm bằng khoán điền thổ và một số
bản đồ thửa đất của Hà Nội. Các bằng khoán điền thổ này do Sở địa chính Hà
Nội thời thuộc Pháp lập. Chúng đều có 2 mặt với nhiều cột ghi đầy đủ các
thông tin về từng ngôi nhà của các phố ở Hà Nội như số nhà, tên phố, có gác,
có sân, không gian, nhà tạm/tôn (T.), vườn, đường,… và một vài ghi chú cụ
thể nếu thửa đất đó là đất công của Thành phố hay sở hữu của đình, chùa, hội
quán,…
Như vậy, những tấm phích đất (hay còn gọi là bằng khoán điền thổ) thực chất
là những phiếu kê khai về diện tích, các loại hình đất đai, chủ sở hữu cụ thể
phục vụ công tác quản lý nhà đất trên địa bàn Thành phố. Đó chính là một
hình ảnh tương đồng với sổ địa bạ (thời Nguyễn) và sổ đỏ (thời hiện đại).
Khối tài liệu địa chính Hà Nội thời cận đại là nguồn tư liệu đồ sộ, phong phú
để nghiên cứu về Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX trên nhiều
phương diện. Những thông tin khai thác từ tài liệu địa chính kết hợp với
những nguồn tư liệu khác cho phép đặt ra và nghiên cứu nhiều vấn đề về kinh
tế, xã hội, văn hoá và đặc biệt là về diện mạo nhà đất Hà Nội giai đoạn này:
+ Diện mạo của Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX
+ Cấu trúc không gian nhà đất của cư dân Hà Nội
+ Những biến động sở hữu đất đai Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
+ Quá trình đô thị hóa của các làng ven đô cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX…
Cả hai kho tài liệu địa chính kể trên đều là những nguồn tư liệu rất quí, có giá
trị khi nghiên cứu về Hà Nội. Tuy nhiên, sưu tập tài liệu lưu trữ tại Trung tâm
Lưu trữ quốc gia I ít nhiều được các nhà khoa học trong và ngoài nước khai

thác, sử dụng. Riêng khối tư liệu lưu giữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường và
Nhà đất Hà Nội thì hầu như chưa được khai thác, công bố. Vì vậy, trong bài
viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các thông tin từ các bằng khoán thuộc hai
phố trong khu phố cổ Hà Nội, mang tính chất nghiên cứu trường hợp (Case
Study), để một mặt giới thiệu và làm rõ giá trị của nguồn tư liệu này; mặt
khác, quan trọng hơn, chúng tôi muốn thông qua đó miêu tả diện mạo các con
phố Hà Nội khoảng giữa thế kỷ XX với những đổi thay trong quá trình đô thị
hóa.
2. Diện mạo phố cổ Hà Nội giữa thế kỷ XX qua tư liệu địa chính
2.1. Hàng Bạc và Hàng Buồm là 2 trong số 76 phố thuộc khu phố cổ Hà
Nội[3] được lựa chọn để nghiên cứu (Case Study) với lý do đây là các phố cổ
được hình thành sớm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thuộc phạm vi bảo tồn
cấp I, lại nằm ở trung tâm của Hà Nội, có đầy đủ các bằng khoán về từng số
nhà. Hơn nữa, chọn hai phố này, chúng tôi còn muốn so sánh sự giống nhau
và khác nhau về diện mạo của 1 phố đặc trưng cho người bản xứ và 1 phố
đặc trưng cho người Hoa.
2.2. Đặc điểm chung
Theo thống kê, phố Hàng Bạc có 173 bằng khoán và Hàng Buồm có 144 bằng
khoán nhưng trong đó có những tấm là của chung 2, 3 hoặc 4 số nhà, thậm
chí nhiều nhất lên tới 12 số nhà (là trường hợp nhà của 1 chủ, ở góc phố, giao
của ba con phố Hàng Buồm, Lương Ngọc Quyến và Hàng Giầy). Ngược lại, có
những bằng khoán của 1 số nhà nhưng lại có 2 chủ sở hữu (trường hợp hai
vợ chồng cùng đứng tên sở hữu). Các tấm bằng khoán này đều được lập vào
các năm 1943 hoặc 1944.
Các số liệu thống kê về từng loại hình nhà, đất, sân, vườn, các công trình công
cộng… của 2 phố cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về sự phân bố nhà đất ở
đó (bảng 1a và 1b).
Bảng 1a: Phân bố các loại hình nhà và đất

Phố

Gác 1
Gác 2
Gác 3
Không gian
Nhà tạm
Vườn
Sân
Tổng diện tích
Diện tích cộng dồn
Hàng Buồm
14541
2514
218
6146
511
0
5298
29593
29228
Hàng Bạc
7428
1384
38
7860
237
0
5009
22182
21956
Bảng 1b: Phân bố các loại hình nhà và đất (đặc biệt)


Phố
Đường
Vỉa hè
Đất công
Công trình công cộng
Hàng Buồm
47m2
13m2
288m2
- Hội quán của người Hoa (2773m2)
- Bệnh viện của người Hoa (104m2)
- Trường học của tổng do người Hoa phụ trách (548m2)
Hàng Bạc
137m2
0m2
632m2
- Đình Phương Thượng (135m2)
- Đình Dung Hà (22m2)
- Đình Kim Ngân hay Đình Thị (574m2)
- Đình Trường Thi (868m2)
- Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở bảng thống kê 1a là loại hình “vườn”
không hề xuất hiện ở cả Hàng Bạc và Hàng Buồm. Phải chăng, đối với khu vực
phố cổ nói chung, 2 phố nói riêng, vốn là nơi đô hội, “đất chật người đông”,
“tấc đất tấc vàng” không còn quĩ đất dành cho loại hình “vườn”. Đây cũng là
đặc điểm riêng của Hà Nội khác hẳn với cố đô Huế. Dưới triều Nguyễn (1802-
1945), Huế là kinh đô của nước ta, và nay tuy chỉ còn là cố đô nhưng ở đó, mô
hình nhà vườn lại là một đặc trưng nổi bật, vẫn còn lưu giữ được đến hiện
nay rất nhiều nhà vườn với tỷ lệ đất dành cho vườn rất nhiều[4].
- Đối với các loại hình nhà và đất còn lại, gác 3 chiếm tỷ lệ không lớn nhưng

đã xuất hiện trên cả hai phố này. Có thể nói, những dấu hiệu của một đô thị
theo kiểu mới du nhập tuy chưa phải đậm nét nhưng cũng phần nào làm thay
đổi đáng kể diện mạo của khu vực phố cổ. Theo những ghi chép về Hà Nội
nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các ngôi nhà bằng tranh, tre, lợp rơm
(hình ảnh của nông thôn) vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đến khi thực dân Pháp
tiến hành chương trình quy hoạch đô thị đã đưa ra các quy định nghiêm cấm
xây dựng mới và dỡ bỏ hoàn toàn khỏi khu vực 36 phố phường các ngôi nhà
bằng tranh, tre nứa, rạ… dưới mọi hình thức[5]. Đến năm 1920, hầu như nhà
tranh hoàn toàn biến mất khỏi quang cảnh nhà cửa, phố xá ở khu phố cổ.
Thay vào đó, là các ngôi nhà bằng gạch với kiến trúc không chỉ 1 tầng mà có
thể lên tới 2 hay 3 tầng gác. Các hoạt động xây dựng và quy hoạch thành phố
Hà Nội của thực dân Pháp, nhất là trong giai đoạn 1920-1945, đã tác động
trực tiếp lên cảnh quan tự nhiên của khu phố cổ. Những cảnh quan cũ mang
đậm tính chất nông thôn đan xen trong quang cảnh đô thị thời kỳ trước từng
bước nhường chỗ cho những cảnh quan thuần chất đô thị. Có lẽ, chỉ có bóng
dáng của các ngôi đình, chùa, đền (của người Việt), hội quán của người Hoa
là những cảnh quan vốn thuộc cộng đồng làng xã, nông thôn nhưng đã “theo
chân” những người dân làng nghề vào cuộc sống nơi đô thành và còn được
bảo lưu đến tận ngày nay.
Bên cạnh đó, việc cắt đất mở rộng lòng đường theo qui chuẩn, nắn thẳng lại
các phố, làm vỉa hè,… là những dấu hiệu mới cho thấy một bức tranh qui
hoạch khu phố cổ tuy không có những biến đổi mạnh mẽ như khu phố Tây
song ngấm ngầm từng bước, khu phố cổ Hà Nội đang dần biến đổi trong quá
trình đô thị hóa, trở thành một khu vực có cấu trúc và chức năng thuần đô
thị.
- Tổng diện tích các loại hình nhà và đất theo kê khai và tổng cộng dồn không
bằng nhau là do:
· Phần đất vốn thuộc những khu đất là sở hữu tư nhưng trong quá
trình chỉnh trang, uốn nắn lại các con phố cũ theo qui hoạch của thực dân
Pháp, đã bị cắt ra để sung công, chủ yếu để làm vỉa hè, mở rộng đường… nên

được lập riêng một bằng khoán. Đất ở các bằng khoán này thường chỉ được
ghi tổng diện tích mà không có phân loại, và do vậy khi cộng dồn theo từng
loại hình nhà, đất với cộng theo tổng diện tích kê khai sẽ khác nhau.
· Một số bằng khoán, thường là những thửa đất công, chưa phân
các loại hình sử dụng cụ thể thì chỉ ghi chép tổng diện tích mà không có số
liệu trong các cột khác.
· Một số thửa đất, tuy đã là sở hữu tư, tức là có chủ sở hữu nhưng
có thể do chuyển từ đất công sang tư, hoặc do san lấp ao hồ mà có, chưa kịp
xây dựng và do vậy chưa có sự phân chia thành các loại hình nhà, sân, vườn,
… khác nhau[6].
- Diện tích đất lấy từ các sở hữu tư để sung công làm đường sá, vỉa hè trên 2
phố là (137 + 13 + 47=) 197m2 chiếm 0,38% tổng diện tích. Ngoài ra, mỗi phố
đều có một số bằng khoán ghi rõ là sở hữu của Thành phố hay đất công, đều
thuộc loại công hữu.
Bảng 2: Số lần xuất hiện của các loại hình nhà đất theo phố

Phố
Gác 1
Gác 2
Gác 3
Không gian
Nhà tạm
Sân
Tổng
Hàng Buồm
115
31
7
103
24

115
136
Hàng Bạc
132
30
1
144
20
147
173
Tổng
247
61
8
247
44
262
309
Tỷ lệ (%)
79.93
19.74
2.58
79.93
14.23
84.78

Bảng 2 lại cho chúng ta một cái nhìn khác về phân bố cụ thể các loại hình nhà
và đất ở Hàng Bạc và Hàng Buồm. Nếu xét về số lượng thì loại hình “sân”
chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên cả hai phố (đều xấp xỉ 85%), hay nói cách khác,
hầu hết các nhà trong phố cổ đều có khoảng đất, dù nhiều hay ít dành làm

sân. Có lẽ vì không có nhiều đất làm vườn như ở Huế song ở những ngôi nhà
trên phố cổ Hà Nội nói chung, 2 phố nói riêng, cho đến giữa thế kỷ XX, người
ta vẫn cố gắng dành một phần diện tích đất để làm sân - nơi có thể trồng cây,
đào giếng, làm bếp, công trình phụ, hoặc để lấy thêm ánh sáng, khí trời cho
các phòng ở, hay có thể đơn giản chỉ là những khoảng trống nối tiếp giữa nhà
trên với nhà dưới, giữa không gian ở với nơi sinh hoạt, buôn bán…
Bên cạnh “sân”, “không gian” được hiểu là các khoảng không với công năng
chủ yếu là cung cấp ánh sáng, không khí cho mỗi căn nhà. Loại hình này
chiếm tỷ lệ ít hơn về số lượng nhưng lại nhiều hơn về diện tích (xem bảng
sau):


Bảng 3: So sánh loại hình “Sân” và “Không gian”

Loại hình
Sân
Không gian

Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lần xuất hiện
262/309
84,78%
247/309
79,93%
Diện tích
10307
19,90%

14006
27,05%
Như vậy, ngoài “sân” và “không gian” được hiểu là những phần đất không
xây dựng thì toàn bộ diện tích còn lại của các số nhà trong phố cổ đều được
sử dụng làm không gian ở. Tuy nhiên, tùy thuộc gia chủ, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, những ngôi nhà trên các phố cổ có thể chỉ là
nhà tạm (hay nhà tôn), hoặc nhà 1 tầng, 2 tầng, thậm chí có một ít nhà 3
tầng. Trong đó, nhà 1 tầng (247/309, »79,9%); còn loại 2 tầng chiếm một tỷ
lệ khá khiêm tốn (61/309, »19,7%), nhiều hơn tỷ lệ nhà tạm (44/309,
»14,2%). Nhà 3 tầng xuất hiện rất ít (8/309, »2,6%).
Từ năm 1920 đến năm 1944 là giai đoạn Sở kiến trúc và đô thị Hà Nội liên
tục đưa ra những đề án quy hoạch đô thị Hà Nội nhằm cải tạo và mở rộng
thành phố, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành ở châu
Âu đương thời. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội nói chung, Hàng Bạc và Hàng Buồm
nói riêng không nằm ngoài những qui hoạch đó. Tuy nhiên, trong các đề án
này có chỉ rõ “…Ưu tiên phát triển các đô thị bản xứ hiện có hơn là xây dựng
thành phố mới…”[7]. Và có lẽ vì thế mà diện mạo các phố cổ Hà Nội tuy có
những đổi thay so với cuối thế kỷ XIX như đã phá bỏ các cổng phố, đường phố
mở rộng hơn, có vỉa hè, phá bỏ nhà tranh, xây nhà gạch , tính chất đô thị hoá
đã rõ rệt hơn song vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của Thăng Long -
Hà Nội, không thể lẫn với bất cứ đô thị nào khác.
Có thể hình dung rằng, đến những năm 40 của thế kỷ XX, diện mạo chung của
nhà đất 2 phố Hàng Bạc và Hàng Buồm, đều là những phố nghề hoặc buôn
bán trong khu phố cổ, đặc điểm chung nhất vẫn là những nhà hình ống,
không gian ở, sinh hoạt và buôn bán được bố trí xen kẽ, hợp lý, tiết kiệm diện
tích vì “đất chật, người đông”. Trong tất cả các nhà ở đó không hề có mét đất
nào dành làm vườn, nhưng trong mỗi số nhà, xen kẽ giữa các phần “nhà” chủ
yếu là 1 tầng và nhà tạm (nhà tôn) thì vẫn có khoảng đất dành làm sân, với
nhiều chức năng sử dụng, hay những khoảng “không gian” không thể thiếu
được để làm giếng trời, làm bếp, hay đơn giản là để thông thoáng, lấy gió, lấy

ánh sáng, là nơi chứa hàng hoá…
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá do ảnh hưởng của phương Tây cũng phần
nào làm đã biến đổi cấu trúc nhà ở phố truyền thống của Hà Nội. Một kiểu
nhà mới bằng gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng (loại 3 tầng vẫn còn chiếm tỷ lệ
rất nhỏ) đã bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của một số ngôi nhà Hà Nội
tại khu vực này. Kiểu nhà mới thể hiện cách tổ chức các không gian chức
năng bên trong tương đối hợp lý và vẫn khai thác được những đặc điểm phù
hợp của hệ thống các sân trong vào mục đích thông thoáng tự nhiên cho các
phòng ở, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu truyền thống của người Việt là gắn
bó với không gian cây xanh thiên nhiên, dù đó là không gian thiên nhiên thu
nhỏ.
2.3. Phân bố theo loại hình sở hữu
Sở hữu nhà đất hay nói cách khác là mối liên hệ giữa chủ sở hữu với nhà đất
là một trong những vấn đề quan trọng được thể hiện khá rõ qua mỗi tấm
bằng khoán điền thổ, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo của một đô thị.
Tính đa dạng của đối tượng sở hữu là một trong những nhân tố xã hội quan
trọng trong việc tạo không khí tấp nập kẻ mua người bán, một cái hồn không
thể thiếu trong đặc trưng khu phố cổ.
Những thông tin về sở hữu được ghi chép ở mặt sau của tấm bằng khoán,
gồm: đối tượng sở hữu, biến đổi chủ sở hữu. Đối tượng sở hữu có thể là người
Việt, người Hoa, người Âu, hay các sở hữu cộng đồng (đình chùa, hội, quán…)
hoặc sở hữu công (đất công, vỉa hè, rãnh nước, đường, thành phố Hà Nội…).
Chủ sở hữu của một miếng đất có khi cố định là một người, có khi chuyển đổi
nhiều lần giữa các cá nhân trong một gia đình, hoặc giữa nhiều đối tượng
khác nhau… Nhìn chung, với những ghi chép ở mặt sau của mỗi tấm bằng
khoán, chúng ta có thể tìm hiểu phần nào về vấn đề sở hữu nhà đất nửa đầu
thế kỷ XX.
Với 309 bằng khoán của 2 phố Hàng Buồm và Hàng Bạc, có bảng thống kê
tóm tắt về đối tượng sở hữu của các phố này như sau:





Bảng 4: Phân bố sở hữu công và tư theo phố

TT
Phố
Loại hình sở hữu
Sở hữu công
Sở hữu tư


Số lượng
Diện tích
Số lượng
Diện tích
1
Hàng Buồm
19
2455
117
27138
2
Hàng Bạc
23
2110
150
20072
Tổng cộng
42

4565
267
47210
Như vậy, trong 309 bằng khoán của 2 phố được lập vào hai năm 1943-1944,
mức sở hữu trung bình của mỗi bằng khoán là 167,56m2. Con số này không
sai lệch nhiều so với số liệu mà Philippe Papin đã thống kê được từ các sổ
thuế đất từ năm 1889-1940. Khi đó, kích thước trung bình của một lô đất tối
thiểu là 150m2 [8]. Trong số 309 bằng khoán trên có 267 bằng khoán
(86,4%) thuộc sở hữu tư với tổng diện tích 47210m2 (chiếm 91,18%), còn 42
bằng khoán (13,6%) là sở hữu công với tổng diện tích 4565m2 (chiếm
8,82%).
Dễ dàng nhận thấy, nếu tính theo tỷ lệ thì diện tích trung bình của mỗi bằng
khoán tư 176,82m2, lớn hơn rất nhiều so với diện tích trung bình mỗi bằng
khoán công 108,69m2. Điều này có thể lý giải do hầu hết các khoảnh đất sở
hữu công thường nhỏ, thậm chí chủ yếu là một vài m2, chỉ có một vài công
trình công cộng, thí dụ như các đình, chùa hay hội quán là có diện tích lớn
khiến mức sở hữu công trung bình không cao. Trong đó, rộng nhất phải kể tới
Hội quán của người Hoa (1940m2) ở phố Hàng Buồm. Đó là Hội quán của
người Quảng Đông, nay vẫn còn ở số 22 Hàng Buồm nhưng diện tích bị thu
hẹp nhiều.
Đất công là loại đất thuộc tài sản chung của thành phố Hà Nội. Mặc dù trong
các tấm bằng khoán nhiều khi không ghi rõ mục đích sử dụng, nhưng trong
hoạt động quy hoạch của thực dân Pháp, các mảnh đất công này có thể có do
cắt từ đất của các sở hữu tư để làm đường, vỉa hè, cống rãnh,… xây dựng cơ
sở hạ tầng nói chung. Từ khi làm chủ được Hà Nội (1888), thực dân Pháp đã
tiến hành cải tạo đường sá nhưng phải từ sau những năm 1920 thì hệ thống
giao thông trong khu phố cổ mới thực sự được sắp xếp, chỉnh trang một cách
có quy mô với các dự án đề xuất tỉ mỉ, chi tiết cho từng khu phố. Công việc này
chủ yếu là “phá bỏ các cổng ngăn giữa các phường nghề trong phố cùng
nhiều lều quán trước nhà, mở rộng, nắn thẳng và trải đá mặt đường đồng

thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoát nước…”.
Bên cạnh đó, đất công còn dùng để đền bù cho các ngôi nhà sát lề đường đã bị
phá bỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế việc chỉnh trang, tu sửa đường trong khu phố cổ chỉ
được người Pháp chú trọng đối với những con đường trọng yếu - trục xương
sống của khu phố hoặc những con đường ở vị trí điểm nút giao thông then
chốt. Lòng đường được mở rộng thông qua việc trưng dụng đất của những
nhà nhô ra bên ngoài so với phần đường quy hoạch. Bộ mặt những con
đường ở khu phố cổ phần nào thay đổi, phố rộng hơn, liên hoàn tạo thành
một mạng lưới liên tục thuận tiện cho các hoạt động giao thương.
Trong khi đó, các nhà tư nhân ở phố Hàng Bạc và Hàng Buồm chủ yếu thuộc
về người Việt, người Hoa, chỉ có 3 người là quốc tịch châu Âu. Thăng Long -
Hà Nội, vùng đất kinh kỳ này đã từng hấp dẫn không chỉ nhiều những người
Việt ở các vùng tứ trấn về đây lập nghiệp mà còn cả thương nhân Hoa Kiều
và người châu Âu đến đây sinh sống từ các thế kỷ trước. Claude Bourrin đã
ước tính cho đến đầu thế kỷ XX, Hà Nội có khoảng 100.000 người An Nam,
1088 người châu Âu và 2.000 người Hoa sinh sống[9]. Riêng khu vực 36 phố
phường tập trung chủ yếu là người Việt và người Hoa. Với không gian kiến
trúc, hoạt động kinh tế và những sinh hoạt văn hóa riêng biệt, người Hoa
cùng với người Việt đã tạo nên sắc thái đa dạng cho diện mạo của khu 36 phố
phường.
Trong phạm vi hai phố Hàng Bạc và Hàng Buồm, phân bố sở hữu của người
Việt, Hoa và những người Âu cụ thể như sau:
Bảng 5: Phân bố sở hữu tư theo phố và quốc tịch (m2)
Phố
Người Việt
Người Hoa
Người Âu
Tổng
Số lượng

Diện tích
Số lượng
Diện tích
Số lượng
Diện tích
Số lượng
Diện tích
Hàng Buồm
59
8690
55
17377
3
1071
117
27138
Hàng Bạc
146
19018
4
1054


150
20072

×