Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 84 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Phần 1 12
MỞ ĐẦU 12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
1.4. Ý nghĩa của đề tài 15
1.5. Bố cục của khóa luận 15
2.1. Cơ sở lý luận 16
2.1.1. Cây ăn quả 16
2.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay 16
2.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả 16
2.1.2. Cây Quýt (citrus reticulata) 18
2.1.2.1. Nguồn gốc 18
2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng 19
2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt 19
Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt 20
2.2. Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới 21
Bảng 2.2. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình sản xuất quýt ở việt Nam 22
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 22
2.2.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn 23
2.2.4. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 23
Bảng 2.4. Sản xuất quýt tại huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 24
2.2.5. Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương 25
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26


3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.2.1. Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 26
3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 26
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27
3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 28
3.4.1. Đối với thông tin thứ cấp 28
3.4.2. Đối với các thông tin sơ cấp 28
Phần 4 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình 29
4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 29
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2013 của huyện Chợ Đồn 30
4.1.1.3. Môi trường 31
4.1.1.4. Đất đai. 32
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Đồn qua 4 năm (2010 - 2013) 33
4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 37
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 37
4.1.2.2. Điều kiện xă hội 38
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn qua 4 năm 2010 - 2013 40
Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình về y tế cấp cơ sở 44
4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 45
4.1.3.1. Những thuận lợi 45
4.1.3.2. Những khó khăn: 45

4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất CAQ trên địa bàn của huyện Chợ Đồn 46
Bảng 4.5. Diện tích một số cây trồng chủ yếu của huyện giai đoạn
2010 - 2013 47
Bảng 4.6: Diện tích đất trồng quýt của huyện Chợ Đồn 48
giai đoạn 2010 - 2013 48
Bảng 4.7. Năng suất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 49
giai đoạn 2010 - 2013 49
4.3. Thực trạng phát triển cây quýt trên các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn 50
Bảng 4.8: Diện tích quýt trên địa bàn các xã điều tra năm 2013 50
4.3.1. Đặc điểm của các hộ trồng quýt 51
Bảng 4.9: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt 52
Bảng 4.10. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2010 - 2013 53
4.3.2. Diện tích, Cơ cấu giống quýt tại các hộ điều tra 54
4.3.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra 55
4.3.4. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra, 57
Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã nghiên cứu 57
4.4. Tình hình tiêu thụ quýt 62
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra 64
Bảng 4.12. Chi phí sản xuất 1 ha quýt kinh doanh (4-12 năm tuổi) của các hộ điều tra 65
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế cây quýt trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra 66
4.6. Đánh giá hiệu quả xã hội 66
4.7. Đánh giá hiệu quả môi trường 67
4.8. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại
huyện Chợ Đồn 67
4.8.1. Thuận lợi 67
4.8.2. Khó khăn 68
4.8.3. Cơ hội 68
4.8.4. Thách thức 68
4.9. Định hướng và một số giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện
Chợ Đồn 69

PHẦN 5 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.2. Kiến nghị 73
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Phần 1 12
MỞ ĐẦU 12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
1.4. Ý nghĩa của đề tài 15
1.5. Bố cục của khóa luận 15
2.1. Cơ sở lý luận 16
2.1.1. Cây ăn quả 16
2.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay 16
2.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả 16
2.1.2. Cây Quýt (citrus reticulata) 18
2.1.2.1. Nguồn gốc 18
2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng 19
2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt 19
Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt 20
2.2. Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới 21
Bảng 2.2. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình sản xuất quýt ở việt Nam 22
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 22
2.2.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn 23
2.2.4. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 23
Bảng 2.4. Sản xuất quýt tại huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 24

2.2.5. Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương 25
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.2.1. Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 26
3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 26
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27
3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 28
3.4.1. Đối với thông tin thứ cấp 28
3.4.2. Đối với các thông tin sơ cấp 28
Phần 4 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình 29
4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 29
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2013 của huyện Chợ Đồn 30
4.1.1.3. Môi trường 31
4.1.1.4. Đất đai. 32
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Đồn qua 4 năm (2010 - 2013) 33
4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 37
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 37
4.1.2.2. Điều kiện xă hội 38

Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn qua 4 năm 2010 - 2013 40
Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình về y tế cấp cơ sở 44
4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 45
4.1.3.1. Những thuận lợi 45
4.1.3.2. Những khó khăn: 45
4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất CAQ trên địa bàn của huyện Chợ Đồn 46
Bảng 4.5. Diện tích một số cây trồng chủ yếu của huyện giai đoạn
2010 - 2013 47
Bảng 4.6: Diện tích đất trồng quýt của huyện Chợ Đồn 48
giai đoạn 2010 - 2013 48
Bảng 4.7. Năng suất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 49
giai đoạn 2010 - 2013 49
4.3. Thực trạng phát triển cây quýt trên các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn 50
Bảng 4.8: Diện tích quýt trên địa bàn các xã điều tra năm 2013 50
4.3.1. Đặc điểm của các hộ trồng quýt 51
Bảng 4.9: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt 52
Bảng 4.10. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2010 - 2013 53
4.3.2. Diện tích, Cơ cấu giống quýt tại các hộ điều tra 54
Hình 4.1: Diện tích trồng quýt trong tổng diện tích vườn CAQ tại các hộ
điều tra 54
4.3.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra 55
4.3.4. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra, 57
Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã nghiên cứu 57
4.4. Tình hình tiêu thụ quýt 62
Hình 4.2: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại huyện Chợ Đồn 63
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra 64
Bảng 4.12. Chi phí sản xuất 1 ha quýt kinh doanh (4-12 năm tuổi) của các hộ điều tra 65
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế cây quýt trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra 66
4.6. Đánh giá hiệu quả xã hội 66
4.7. Đánh giá hiệu quả môi trường 67

4.8. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại
huyện Chợ Đồn 67
4.8.1. Thuận lợi 67
4.8.2. Khó khăn 68
4.8.3. Cơ hội 68
4.8.4. Thách thức 68
4.9. Định hướng và một số giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện
Chợ Đồn 69
PHẦN 5 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.2. Kiến nghị 73
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAQ Cây ăn quả
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
UBND Ủy ban nhân dân
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 12
MỞ ĐẦU 12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
1.4. Ý nghĩa của đề tài 15
1.5. Bố cục của khóa luận 15
2.1. Cơ sở lý luận 16
2.1.1. Cây ăn quả 16
2.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay 16

2.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả 16
2.1.2. Cây Quýt (citrus reticulata) 18
2.1.2.1. Nguồn gốc 18
2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng 19
2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt 19
2.2. Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình sản xuất quýt ở việt Nam 22
2.2.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn 23
2.2.4. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 23
2.2.5. Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương 25
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.2.1. Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 26
3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 26
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27
3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 28
3.4.1. Đối với thông tin thứ cấp 28
3.4.2. Đối với các thông tin sơ cấp 28
Phần 4 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29

4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình 29
4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 29
4.1.1.3. Môi trường 31
4.1.1.4. Đất đai. 32
4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 37
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 37
4.1.2.2. Điều kiện xă hội 38
4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 45
4.1.3.1. Những thuận lợi 45
4.1.3.2. Những khó khăn: 45
4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất CAQ trên địa bàn của huyện Chợ Đồn 46
4.3. Thực trạng phát triển cây quýt trên các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn 50
4.3.1. Đặc điểm của các hộ trồng quýt 51
4.3.2. Diện tích, Cơ cấu giống quýt tại các hộ điều tra 54
4.3.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra 55
4.3.4. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra, 57
4.4. Tình hình tiêu thụ quýt 62
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra 64
4.6. Đánh giá hiệu quả xã hội 66
4.7. Đánh giá hiệu quả môi trường 67
4.8. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại
huyện Chợ Đồn 67
4.8.1. Thuận lợi 67
4.8.2. Khó khăn 68
4.8.3. Cơ hội 68
4.8.4. Thách thức 68
4.9. Định hướng và một số giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện
Chợ Đồn 69
PHẦN 5 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.2. Kiến nghị 73
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét
độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú…Điều kiện tự nhiên đó đã ưu
đãi cho nước ta rất nhiều loại cây trái đặc trưng của từng vùng khác nhau.
Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm
hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt
chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền
kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây ăn quả trở
thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây
ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang
các nước trong khu vực; Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản
phẩm cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến
nước giải khát, đóng hộp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở
thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, là cây
góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói
giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả đó là cây quýt.
Quýt là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và
miền núi bởi đó mà cây quýt không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn
góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc.
Những năm gần đây sản phẩm quýt trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu
dùng biết đến với màu vàng tươi, mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được nhiều
người ưa chuộng, cây cho quả sớm, sản lượng cao dễ tiêu thụ nên cây quýt đã
chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của
tỉnh Bắc Kạn nói chung và của huyện Chợ Đồn nói riêng. Cây quýt đem lại
thu nhập cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực

vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Chợ Đồn có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây quýt
sinh trưởng phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây quýt là cây trồng
cho thu nhập chủ yếu của người dân trong một số xã. Năm 2013, có hơn 70 ha
quýt được trồng mới ở các xã Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo,… và chuyện thu
về mấy chục triệu đồng từ quýt đã không còn là chuyện xa lạ đối với người
trồng quýt nơi đây nữa.[12]
Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện Chợ Đồn thì cây
quýt là cây đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác.
Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế
mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, suy
thoái rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất
còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây quýt mới chỉ phát triển ở một số hộ
trong xã chứ chưa mở rộng ra toàn xã. Để sản xuất quýt thực sự có hiệu quả
đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành.
Từ chính những lý do trên em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn -
tỉnh Bắc Kạn” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế của việc
sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ quả quýt trên địa bàn huyện
Chợ Đồn
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn phát triển cây Quýt từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây quýt mang lại hiệu quả kinh tế
cho người dân trên địa bàn nghiên cứu.
*Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.

- Đánh giá thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt theo kết quả điều tra từ đó đưa
ra nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây quýt.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của việc phát triển
cây quýt.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây quýt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quýt.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ nông dân trồng quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn cụ thể là các hộ trồng quýt trong 3 xã Đông Viên, Phương Viên, Rã Bản
trong 4 năm 2010 - 2013.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu tại các xã Đông
Viên, Phương Viên, Rã Bản trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong
4 năm 2010 - 2013.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ 8/1/2014 đến 27/04/2014 với
những số liệu, thông tin đã được công bố trong những năm gần đây, số liệu
thống kê của huyện, xã, số liệu điều tra từ các hộ sản xuất quýt trong 4 năm
gần đây.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã Rã Bản,
Đông Viên, Phương Viên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực
tập ở cơ sở; Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức kỹ năng đã
được học ở nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá

được tình hình sản xuất của nghề trồng quýt tại địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở
ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng hướng tới
phát triển kinh tế bền vững.
1.5. Bố cục của khóa luận
- Phần 1: Mở đầu: Nêu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
- Phần 2: Tổng quan tài liệu: Hệ thống hóa và phân tích các lý luận đã
được phát triển trong và ngoài nước; Các khái niệm về vấn đề nghiên cứu,
thực trạng sản xuất quýt trên thế giới và Việt Nam.
- Phần 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp các hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Mô tả đặc điểm địa bàn,
trình bày kết quả đạt được của vấn đề nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân của kết
quả đạt được, đưa ra giải pháp khắc phục mặt tồn tại, cụ thể và khả thi.
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày ngắn gọn kết quả của khóa
luận.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cây ăn quả
2.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay
Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng
làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp
chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây
ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều
vitamin nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tuỳ
theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt
đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới

Lịch sử loài người cho thấy rằng ngay từ xa xưa trái cây đã là nguồn
thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người nguyên thuỷ. Giá trị dinh dưỡng
và sinh tố của các loại quả đã khiến chúng được con người sử dụng ngày càng
nhiều trong cuộc sống hàng ngàn năm nay.
Do giá trị dinh dưỡng và hương vị phong phú mà các loại hoa quả và
rau quả nói chung là loại thức ăn không thể thiếu được trong đời sống con
người và mức tiêu thụ ngày càng tăng.
2.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả
Cây ăn quả là loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong
những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường
sinh thái nhất là các tỉnh trung du miền núi. Trong xu thế phát triển kinh tế -
xã hội hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời
sống nông dân được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng
cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết
sức to lớn đối với con người cụ thể là:
* Quả dùng cho bữa ăn hàng ngày
Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi
và ngành nghề khác nhau. Trong quả có loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ,
protein, lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các chất khác
có nhiều loại vitamin khác nhau A, B1, B2, B6, C, PP. Đặc biệt là vitamin C
rất cần thiết cho cơ thể con người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu
phần ăn của con người không những cần đầy đủ clo mà cần có Vitamin, muối
khoáng, các axit hữu cơ và các hoạt chất khác để các hoạt động sinh lý được
tiến hành bình thường. Nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp chất đạm, mỡ,
hydrat, các bon từ động vật và thực vật, còn vitamin và các hoạt chất khác thì
chủ yếu dựa vào quả và rau.
* Sản xuất cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến - xuất khẩu
Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã

tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự
phát triển kinh tế nhất là những nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.
Vào đầu những năm 60, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt
Nam đã được hình thành và phát triển. Nó phát triển mạnh vào những năm 70
với nhiều chủng loại sản phẩm như: rau quả hộp, rau quả sấy, bán thành phẩm
của quả. Trước những năm 75, song song với việc phát triển các nhà máy ở
phía Bắc, việc sản xuất phục vụ và các sản phẩm chế biến ngày càng phong
phú đa dạng. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về rau quả chế
biến nhiều nhà máy chế biến rau quả đã hình thành và phát triển như: Nhà
máy chế biến rau quả Bình Minh nằm ở phía tây nam thành phố Hải Phòng,
nhà máy chế biến rau quả nước giải khát Bắc Kạn, Mặt hàng chế biến rau
quả ngày càng phong phú, đa dạng như:
Mặt hàng sấy có: chuối sấy, vải sấy, long nhãn
Mặt hàng nước giải khát:
Nước quả tự nhiên (nguyên chất): Là sản phẩm mà thành phẩm chủ yếu
là dịch quả, trong đó có một phần thịt quả hoặc không chứa dịch quả. Nước
quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, cảm quan hấp đẫn do có màu sắc
của sản phẩm gần giống với hương vị màu sắc nguyên liệu
- Necta quả: còn gọi là nước quả đục, nước quả nghiền với thịt quả.
Necta quả khác nước quả tự nhiên ở chỗ chứa nhiều thịt quả và ở dạng sệ, chế
biến bằng cách chà mịn các loại quả khó ép lấy dịch như: chuối, xoài, đu đủ,
mãn cầu Do chứa thành phần quả là chủ yếu nên Necta quả cũng có giá trị
dinh dưỡng cao tương tự như nước quả tự nhiên
- Nước quả cô đặc: Là nước quả ép, lọc xong rồi được cô đặc tới hàm
lượng chất khô 60-70%.
* CAQ còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo
cảnh quan môi trường tốt.
- Sản xuất CAQ góp phần lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn, về cơ bản đã đưa nước ta ta thoát khỏi tình trang nghèo nàn, lạc

hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh. Đời sống của nông
dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trên một số mặt đáp ứng được
nhu cầu của người dân nông thôn. Bên cạnh đó còn không ít những hạn chế
như: tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng. Một trong
những vấn đề rất được quan tâm đó là ô nhiễm môi trường sinh thái. Sử dụng
một cách bất hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón đã làm cho tài nguyên đất, nước,
không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc chuyển dịch
cơ cấu giống cây trồng sang trồng những giống cây vừa mang lại hiệu quả
kinh tế, ít ảnh hưởng đến môi trường là một hướng đi mới của nước ta. Trong
những năm gần đây những mô hình sản xuất CAQ không những đã mang lại
hiệu quả về mặt kinh tế, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, hạn chế sâu bệnh
hại, duy trì độ phì nhiêu màu mỡ của đất, không khí trong lành.
2.1.2. Cây Quýt (citrus reticulata)
2.1.2.1. Nguồn gốc
Quýt thuộc chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ
Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
ở đông nam châu Á.
Là giống cây ăn quả có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam có tên khoa
học là citrus reticulata. Cây quýt là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng
cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng,
mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ,
vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan
hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt. [3]
2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng
Quả quýt dùng để ăn tươi, vắt lấy nước uống, là loại quả có giá trị dinh
dưỡng phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ hàm lượng protein của quýt
gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần,
vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần lê.
Các thành phần dinh dưỡng trong quýt chống lại sự phá vỡ acid uric trong
máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi

chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch,
phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng
hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch
máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.
Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn
dich, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại
tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có
thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính.[13]
2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt
Quýt là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi
phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu
hoạch, vận chuyển…và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển
cây quýt cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác
lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây quýt.
* Nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây quýt từ 12 - 39 độ
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29 độ, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150 độ
là trồng được quýt.
- Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là
trồng quýt tốt.
- Ánh sáng: Quýt ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng
kém, khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh
sáng thích hợp 10.000 đến 15.000 lux.
- Đất đai: Vùng có tầng đất dày >1m, thoát nước tốt nhất trong mùa
mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5 đến 6,5.
* Nhân tố kỹ thuật
- Giống: Chọn giống sạch bệnh, những giống cây đã được tuyển chọn tốt.
- Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai
đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt
Năm
tuổi
Phân
chuồng
(kg/cây)
Đạm
(g/cây)
Lân
(g/cây)
Kali
(g/cây)
Vôi bột
(kg/cây)
1 - 2 25-30 80-150 100-150 100-150 0,5
4 - 5 35-40 200-250 150-200 150-250 0,7-0,8
6 - 7 45-50 300-400 250-300 300-400 1,0
Trên 10 50-60 400-800 350-400 240
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Đồn)
- Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây
họ đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác lại
giúp tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó. Các cây trồng xen phải
cách gốc quýt từ 0,8 - 1m.
Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây phân cành,
để lại 3 - 4 tầng cành, các tầng cách nhau từ 50 - 60 cm, mỗi tầng cành chọn
lấy 3 cành mập, khoẻ, đều nhau, phân bố đều ra các hướng, những cành chọn
để lại hàng năm bấm ngọn cho ra nhiều cành ngang để có tán to và thấp.
Cắt tỉa cành đã có quả:
+ Cành quả hàng năm thường cho chồi ngọn và chồi nách lá ở gần ngọn
phát triển thành, do đó không được cắt bớt cành nụ.

+ Những cành đã có quả rồi phần lớn năm sau không ra quả nữa, nên
cắt bớt 1/3 cho mọc ra cành mới để năm sau ra quả.
+ Những cành cắt bỏ: Cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành mọc
thẳng đứng, cành bị sâu bệnh nặng, những cành mọc dầy để tạo cho tán
thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua.[3]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới
Quýt là cây ăn quả có múi được trồng và phát triển ở nhiều nơi trên thế
giới. Các vùng trồng quýt hiện nay trên thế giới chủ yếu nằm ở những vùng
khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng ven biển chịu ảnh hưởng
chính của khí hậu đại dương. Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay
phải kể đến là vùng biển Địa Trung Hải và châu Âu như Tây Ban Nha, Italya,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ; Vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Mêhicô; Vùng Nam Mỹ
như Braxil, Venezuela, Achentina; Các hòn đảo châu Mỹ như Cu Ba, Jamaica,
cộng hòa Đôminica; Các nước Châu Á có diện tích trồng quýt lớn hiện nay
như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam….[3]
Bảng 2.2. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới
ĐVT: ha
Nước Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm
2011
Năm 2012
Italya 36.124 38.000 38.640 38.648 38.568 35.515
Mêhicô 32.620 35.270 34.668 34.871 31.229 33.137
Braxil 59.637 53.892 54.814 57.513 53.244 51.841
Achentina 32.000 34.000 33.000 34.930 34.042 36.000
Cu Ba 1.343 9.020 2.474 3.149 2.474 2.006
Trung Quốc 1.360.399 1.439.032 1.375.013 1.379.543 1.994.000 1.569.000
Thế giới 2.128.430 2.163.753 2.107.075 2.077.529 2.680.504 2.345.020
(Nguồn: FAO năm 2013)[16]

Qua bảng trên cho thấy diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước
trên thế giới từ năm 2007 đến năm 2010 tăng đáng kể. Cho đến năm 2011,
2012 diện tích cho thu hoạch có phần giảm bớt bởi một số diện tích đã già cỗi
và được thay thế bằng những diện tích trồng mới. Tổng diện tích cho thu
hoạch trên thế giới năm 2007 là 2.128.430 ha đến năm 2012 là 2. 345.020 ha
tăng 216.590 ha so với năm 2007, tuy nhiên so sánh với diện tích thu hoạch
quýt năm 2011 so với 2012 thì diện tích lại giảm xuống 335.484 ha, so sánh
về diện tích cho thu hoạch của các nước năm 2012 thấy Trung Quốc là nước
có diện tích lớn nhất là 1.569.000 ha chiếm hơn nửa diện tích cho thu hoạch
của thế giới, tiếp đến là Braxil, Achentina , Italya có diện tích thu hoạch lần
lượt là 51.841 ha, 36.000 ha, 35.515 ha và nước có diện tích thu hoạch nhỏ
nhất là Cu Ba 2.006 ha.
Vùng Châu Mỹ sản xuất quýt nhiều phải kể đến là Hoa Kỳ, Mêhicô,
Braxil, Achentina các nước này có diện tích tương đối lớn, năng suất tương
đối cao bởi có điều kiện khí hậu thuận lợi và khoa học kỹ thuật phát triển.
Vùng Châu Á được coi là quê hương của quýt, hầu hết các nước này
đều trồng quýt. Diện tích lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản tuy nhiên năng
suất sản xuất quýt của các nước Châu Á vẫn còn thấp do điều kiện kinh tế, xã
hội chưa phát triển đồng đều, canh tác theo phương pháp truyền thống.
2.2.2. Tình hình sản xuất quýt ở việt Nam
Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho
phát triển nghề trồng cây ăn quả. Ở Việt nam cây quýt là một trong những cây
ăn quả dài ngày có năng suất cao, dễ khai thác, được trồng nhiều ở nhiều nơi
trong cả nước như Bắc Kạn, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Vinh, Nghệ An, Từ
sản xuất quýt bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập
cao. Sản phẩm từ quýt chủ yếu được dùng để ăn tươi và cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2009 66.737 10,76 717.981

2010 63.724 11,85 754.938
2011 63.636 12,13 772.009
(Nguồn: Fao năm 2013)[16]
Qua bảng 2.3 cho thấy diện tích trồng quýt của cả nước tương đối lớn,
cao nhất là năm 2009 với diện tích là 66.737 ha đạt 717.981 tấn. Năm 2011 là
63.636 ha đạt 772.009 tấn, đây là nguồn thu lớn cho sản xuất nông nghiệp
Việt Nam, gần đây diện tích quýt có xu hướng giảm bởi có một số diện tích
đã già cỗi, người dân chưa kịp thời trồng mới nhưng một điều cho thấy năng
suất, sản lượng hằng năm tăng, cụ thể năng suất bình quân năm 2009 là 10,76
tấn/ha, năm 2010 là 11,85 tấn/ha đến năm 2011 là 12,13 tấn/ha chứng tỏ
người dân có sự đầu tư chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiếp tục mở rộng diện tích trồng quýt trong
những năm tới là một trong những hướng phát triển sản xuất của người dân.
2.2.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn
Do cây quýt có giá trị kinh tế cao, được sự hưởng ứng của người dân,
sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, và các chính sách hỗ trợ phát triển
của tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay toàn tỉnh bắc kạn có khoảng trên 1.200 ha diện
tích trồng quýt, sản lượng hàng năm từ 7000 tấn đến 9.000 tấn. Cây quýt được
trồng tập trung tại vùng quy hoạch như xã Quang Thuận, Đôn Phong (Bạch
Thông), xã Đông Viên, Rã Bản, Phương Viên (huyện Chợ Đồn). Bên cạnh các
huyện trồng quýt theo vùng quy hoạch, cây quýt còn được trồng ở nhiều
huyện trong toàn tỉnh như: Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Pắc Nặm và Ba Bể.
Trong những năm qua người dân trong vùng đã nắm được khoa học kỹ
thuật đặc biệt là hiệu quả của việc trồng quýt bằng phương pháp ghép.
Khoảng 80% các hộ dân trong vùng đã chuyển sang trồng cây ghép bỏ dần
tập quán trồng cây quýt gieo hạt, cành triết.[3]
Hiện nay, Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Quýt
Bắc Kạn” một cơ hội để khẳng định giá trị của quýt Bắc Kạn, đồng thời góp
phần tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ đó nâng cao giá trị,
hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.[14]

2.2.4. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn
Chợ Đồn là huyện có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho cây quýt
phát triển. Cây quýt đã được đưa vào trồng cách đây khá lâu và phát triển
mạnh từ năm 2006, càng ngày người dân tích cực mở rộng diện tích trồng
quýt, đầu tư chăm sóc để đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện, đến nay Chợ Đồn có trên
275 ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 130 ha. Từ
trồng quýt, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả và
làm giàu. Trong đó, tiêu biểu có các hộ gia đình anh Liêu Văn Giang, anh Hà
Văn Đội, anh Hà Văn Liêm ở Rã Bản, Nông Văn Khanh ở Đông Viên mỗi
năm thu nhập từ 80 - 90 triệu đồng từ quýt.
Bảng 2.4. Sản xuất quýt tại huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013
Năm ĐVT 2010 2011 2012 2013 So Sánh (%)
2011
2010
2012
2011
2013
2012
BQC
Tổng diện
tích
Ha 159,83 174,64 203,07 275,01 109,27 131,73 135,42 125,47
Diện tích cho
thu hoạch
Ha 80,02 103,08 118,09 132,90 128,82 114,56 112,54 118,64
Năng suất Tấn/ha 5,800 6,350 7,180 6,200 109,48 113,07 86,35 102,97
Sản lượng Tấn 464,12 654,56 847,89 823,98 141,03 129,54 97,18 122,58
Gía trị sản
xuất

Tỷ
đồng
5,11 6,55 8,48 10,71 128,18 129,47 126,29 127,98
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn năm 2013)
Nhìn vào tình hình sản xuất quýt của xã qua bảng trên cho thấy diện
tích trồng quýt của huyện ngày càng tăng dần, qua 4 năm (2010 - 2013) diện
tích trồng quýt đã tăng gần 120 ha bình quân chung tăng lên 25,47%, cụ thể
năm 2010 là 159,83 ha, năm 2011 là 174,64 ha , năm 2012 là 203,07 ha và
đến năm 2013 tổng diện tích trồng quýt là 275,01 ha, tăng 115,18 ha so với
năm 2010.
Và năng suất cũng tăng qua các năm, năm 2010 năng suất chỉ đạt 5,800
tấn/ha, năm 2011 là 6,350 tấn/ha tăng 9,48% so với năm 2010; Đến năm 2012
năng suất toàn huyện lên đến 7,180 tấn/ha, tăng 13,07% so với năm 2011.
Tuy nhiên bước sang năm 2013, năng suất đã giảm so với năm 2012, giảm
13,65% so với năm 2012. Do trong năm 2013, điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
xuất hiện nhiều loại sâu bệnh đã làm ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất
lượng của quýt. Với kết quả đã đạt được như trong bảng trên, cho thấy người
dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây quýt,
tích cực sử dụng giống
có năng suất cao,
chú trọng,
tăng mức đầu tư thâm canh
và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.

Sản lượng tăng từ 464,12 tấn năm 2010 lên 823,98 tấn vào năm 2013,
tăng 359,86 tấn so với năm 2010.
Năm 2013 sản lượng toàn huyện đạt 823,98
tấn với giá bán trung bình là 13.000 đồng/kg đã thu về 10,71 tỷ đồng nâng cao
giá trị ngành sản xuất nông nghiệp cho toàn huyện.

Như vậy có thể thấy qua 4 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng
quýt của huyện Chợ Đồn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có được điều đó là do có
sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ Nông
nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông các xã cùng với sự tham gia, ủng hộ nhiệt
tình của người dân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cây quýt
trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung.
2.2.5. Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương
Cây quýt góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền
vững, thu nhập từ quýt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện.
Cây quýt góp phần tạo môi trường sinh thái trong lành, phủ xanh đất
trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nâng tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm
của địa phương.
Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công
trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá nhanh như: Đường giao thông, hệ
thống kênh mương thuỷ lợi, tưới tiêu các công trình thiết chế văn hoá, công
trình công cộng
Thu nhập từ sản xuất quýt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên
địa bàn các xã, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hàng ngày,
có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí; Đến nay trên địa bàn không còn
hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm, số hộ giàu, số hộ khá tăng lên.
Sản phẩm từ cây quýt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân
dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức
sống dân cư nông thôn.
Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ
cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương
tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt; Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục
góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương.
Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân
dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả
trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

×