Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGHIÊN CỨU HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.47 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

GIẢNG VIÊN HD : ĐỖ THỊ MINH LIÊN
SINH VIÊN TH :
MSSV :
Lớp :
THANH HÓA, THÁNG 07 NĂM 2014
PHOTO QUANG TUẤN
ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176
Gmail: ; Fabook: vttuan85
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


















……………… ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên
Sinh viên:
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
DANH MỤC BẢNG
Sinh viên:
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
MỤC LỤC
Sinh viên:
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
MỞ ĐẦU
Quá trình hình thành biểu tượng số lượng (BTSL), con số và phép đếm cho
trẻ mẫu giáo đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển các quá trình nhận thức của
trẻ, giúp trẻ nhận biết được các dấu hiệu số lượng và mối quan hệ số lượng có
trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ, hình thành ở trẻ biểu
tượng về con số, mối quan hệ giữa chúng và qui luật hình thành dãy số tự nhiên,
hình thành ở trẻ những kĩ năng nhận biết như: so sánh số lượng, đếm, thêm, bớt,
chia số lượng. . .
Tất cả những kiến thức, kĩ năng đó là cơ sở để trẻ dễ dàng học phép đếm và
các phép tính đại số ở trường tiểu học.
Hiện nay giáo dục mầm non (GDMN) đã và đang diễn ra quá trình đổi mới
các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo
theo hướng tích hợp nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
trẻ trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình giáo dục này chưa
cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do giáo

viên chưa biết sử dụng các biện pháp hình thành BTSL theo hướng tích hợp cho trẻ
sao cho linh hoạt và phù hợp. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu các biện pháp hình
thành BTSL cho trẻ mẫu giáo và cách thức sử dụng chúng nhằm nâng cao hiệu quả
của quá trình dạy học này.
Sinh viên: Trang 1
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Sự hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hướng tích hợp
BTSL được hình thành sớm ở trẻ nhỏ trong quá trình trẻ tri giác và thao tác
với tập hợp đa dạng, như: tập hợp các vật, các âm thanh, các chuyển động Dần
dần, trẻ bắt đầu nhận biết dấu hiệu số lượng của nhóm đối tượng bất kì và bỏ qua
nhiều dấu hiệu không liên quan. Càng lớn, trẻ càng chú ý tới khía cạnh số lượng và
có nhu cầu so sánh số lượng các nhóm đối tượng để nắm được mối quan hệ số
lượng giữa chúng, trẻ học cách phản ánh số lượng và mối quan hệ giữa các nhóm
đối tượng bằng các từ: một, nhiều, ít, bằng nhau, không bằng nhau, nhiều hơn, ít
hơn
Tiếp đó, ở trẻ xuất hiện nhu cầu xác định chính xác số lượng nhóm đối tượng,
vì vậy trẻ bắt đầu có nhu cầu đếm xác định số lượng và sử dụng các từ số để biểu
thị số lượng. Khả năng đếm của trẻ là rất khác nhau và phụ thuộc vào sự tác động
của người lớn. Trên cơ sở đếm số lượng các nhóm đối tượng, ở trẻ dần hình thành
biểu tượng về con số và hiểu ý nghĩa khái quát của nó: Số lượng là chỉ số cho độ
lớn của một lớp các tập hợp tương đương. Trẻ cũng có nhu cầu biến đổi số lượng
nhóm đối tượng, vì vậy trẻ bắt đầu tiến hành thêm, bớt số lượng của đối tượng
trong nhóm.
Trên cơ sở thao tác với các nhóm đối tượng, biểu tượng về con số của trẻ
được trừu tượng hóa và trẻ nắm được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số
tự nhiên.
Dưới tác động của dạy học, kĩ năng đếm của trẻ ngày càng thành thạo, trẻ
không chỉ đếm số lượng các vật, mà còn cả số lượng các âm thanh, chuyển động,
Nhờ vậy, khả năng xác định số lượng của trẻ ngày càng phát triển.

Ngoài khả năng nhận biết số lượng của trẻ 4-5 tuổi, cũng cần hướng dẫn trẻ
tạo nhóm đối tượng theo dấu hiệu chung (mầu sắc, kích thước, hình dạng ), hình
thành kĩ năng so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng tương ứng 1:1, dạy trẻ
nhận biết và phản ánh bằng lời nói mối quan hệ số lượng, dạy trẻ đếm và nhận biết
số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và
Sinh viên: Trang 2
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
đếm, tách một nhóm thành các nhóm nhỏ hơn.
Nội dung hình thành BTSL được đưa vào các hoạt động cho trẻ làm quen với
toán (LQVT) ở trường mầm non theo hướng tích hợp. Để hình thành BTSL cho trẻ
có hiệu quả cần có sự đan cài, lồng ghép các nội dung hoạt động của trẻ với nhau
trong từng chủ đề giáo dục dưới sự tổ chức linh hoạt và sự hướng dẫn có kế hoạch,
có mục đích của giáo viên nhằm giúp trẻ tìm hiểu, khám phá từng chủ đề trong một
khoảng thời gian nhất định theo nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở đó hình thành ở
trẻ những biểu tượng số lượng và mối quan hệ số lượng, hình thành những kĩ năng
nhận thức như: kĩ năng so sánh số lượng, kĩ năng đếm, thêm, bớt số lượng
Trong các hoạt động nhận biết, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tự mình
trải nghiệm, quan sát, khám phá để nắm được dấu hiệu số lượng và mối quan hệ số
lượng có trong môi trường xung quanh trẻ, giúp trẻ phát huy v à vận dụng tối đa
những BTSL và kĩ năng nhận biết đã có để giải quyết những tình huống đặt ra
trong cuộc sống. Như vậy, các trải nghiệm học tập của trẻ được tích hợp thành một
thể thống nhất, giúp trẻ hiểu các kiến thức, kĩ năng liên kết với nhau.
Dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết về số lượng và mối quan hệ số lượng
đã có của trẻ mà giáo viên tổ chức các hoạt động hình thành BTSL theo hướng tích
hợp cho trẻ. Trong các hoạt động này, trẻ được chủ động hoạt động theo nhu cầu,
hứng thú của mình, được trải nghiệm phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ
học ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên cần biết cách hướng dẫn, giúp đỡ, gợi mở trẻ
mẫu giáo tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi - học tập để nắm kiến thức,
kĩ năng nhận biết số lượng.
Để việc hình thành BTSL cho trẻ có hiệu quả, giáo viên cần chú trọng tổ chức

môi trường hoạt động với phương tiện học liệu và những hoạt động đa dạng,
những tình huống có vấn đề phù hợp nhằm lôi cuốn trẻ tích cực tham gia v ào hoạt
động tìm tòi, giải quyết nhiệm vụ nhận biết số lượng, trẻ được học qua thực hành,
qua hoạt động vui chơi.
Giáo viên cần dựa trên những yêu cầu về mức độ hình thành BTSL cho lứa
tuổi trẻ để điều chỉnh, bổ sung những hoạt động mới nhằm thúc đẩy sự phát triển
Sinh viên: Trang 3
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
những BTSL cho trẻ. Mặt khác, giáo viên phải tăng cường sử dụng các tình huống
thực tế để tổ chức các hoạt động nhận biết BTSL phong phú, hấp dẫn cho trẻ theo
quan điểm tích hợp.
2. Thực trạng về việc hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hướng
tích hợp ở trường mầm non hiện nay
* Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề hình thành BTSL cho trẻ 4-5
tuổi theo hướng tích hợp.
Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2009 chúng tôi tiến hành điều tra với
100 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi đang thực hiện chương trình đổi mới
GDMN tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Nam
Định, Đắc Lắc và Trà Vinh. Kết quả điều tra cho thấy:
- Tất cả các GVMN (100%) thuộc diện điều tra đều khẳng định vai trò quan
trọng của việc hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi đối với phát triển tư duy và chuẩn
bị cho trẻ vào học lớp 1 tiểu học. Họ đều cho rằng việc hình thành BTSL cho trẻ
theo hướng tích hợp là cần thiết và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ nhỏ.
- Hầu hết các GVMN cho rằng việc hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi có thể
diễn ra trong hoạt động học toán có chủ đích, hoạt động vui chơi và các hoạt động
khác của trẻ trong trường mầm non, 83% số giáo viên cho rằng hoạt động học có
chủ đích là hình thức quan trọng nhất và 56% số giáo viên đánh giá cao vai trò của
hoạt động vui chơi đối với việc hình thành BTSL cho trẻ.
- 85% GVMN không hiểu đúng và đầy đủ về dạy học tích hợp, mặc dù trên
thực tiễn họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này. Có tới 74% giáo viên không nắm

đầy đủ các tiêu chí đánh giá sự hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi. Phần lớn giáo
viên (68%) chưa nhận thức được vai trò của các biện pháp dạy học đối với hiệu
quả hình thành BTSL cho trẻ.
* Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo
hướng tích hợp.
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy 100% GVMN thuộc diện điều tra đánh
giá cao sự cần thiết và vai trò quan trọng của các biện pháp hình thành các BTSL
Sinh viên: Trang 4
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
cho trẻ 4-5 tuổi. Để hình thành BTSL cho trẻ 4 tuổi, giáo viên sử dụng các biện
pháp rất đa dạng, tuy nhiên mức độ sử dụng chúng của các giáo viên là khác nhau.
Cụ thể:
Bảng 1. Thực trạng sử dụng một số biện pháp nhằm hình thành BTSL cho trẻ
4-5 tuổi qua hoạt động cho trẻ LQVT
STT Các biện pháp hình thành BTSL
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1
Lập kế hoạch cho nội dung hình
thành BTSL theo hướng tích hợp
30 55 15
2
Xây dựng môi trường hoạt động
nhận biết số lượng theo hướng phát triển
12 48 40

3 Sử dụng hành động mẫu 73 27 0
4 Hệ thống câu hỏi gợi mở 65 35 0
5 Hệ thống bài tập 83 17 0
6 Tình huống có vấn đề 16 17 67
7 Sử dụng trò chơi học tập 45 38 17
8 Phiếu học tập 0 18 82
9 Hoạt động thể dục 7 20 73
10 Hoạt động tạo hình 10 35 55
Kết quả điều tra thể hiện ở bảng trên cho thấy:
- Nhiều giáo viên chưa chú ý tới lập kế hoạch cho nội dung hình thành BTSL
cho trẻ theo hướng tích hợp. Phần lớn do giáo viên còn chưa biết lập kế hoạch hình
thành BTSL theo hướng tích hợp như thế nào, nên họ ngại và không thực hiện.
Việc xây dựng môi trường hoạt động nhận biết số lượng theo hướng phát triển
cũng chưa được giáo viên quan tâm nhiều. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa
đúng của nhiều giáo viên về việc làm cần thiết này cũng như họ chưa biết cách xây
dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
- Tất cả các giáo viên đều sử dụng biện pháp sử dụng hành động mẫu, như:
hành động tạo nhóm, so sánh số lượng bằng thiết lập tương ứng 1:1, hành động
đếm,. . . trong hoạt động học toán để hình thành BTSL cho trẻ. Tuy nhiên, mức độ
sử dụng chúng của các giáo viên là khác nhau, hơn nữa khi làm mẫu còn có giáo
Sinh viên: Trang 5
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
viên chưa làm đúng trình tự các thao tác, tốc độ diễn ra hành động còn nhanh, vị trí
đứng chưa hợp lí, lời hướng dẫn chưa phù hợp, vì vậy làm giảm hiệu quả của biện
pháp dạy học này.
- Để hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi, tất cả giáo viên thường xuyên sử dụng
hệ thống câu hỏi gợi mở theo trình tự nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên
đặt các câu hỏi thiếu tính lôgic, nhiều câu hỏi thiếu tính chính xác, thiếu tính hệ
thống và đôi khi thiếu yếu tố toán học.
- Để kích thích hoạt động tư duy của trẻ 4-5 tuổi, các giáo viên thường sử

dụng các tình huống có vấn đề. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 67% số giáo viên
không sử dụng biện pháp dạy học này. Điều này cho thấy nhiều giáo viên chưa
hiểu rõ bản chất và cấu trúc của bài học theo cách đặt và giải quyết vấn đề, khả
năng sáng tạo của giáo viên còn thấp, vì thế mà họ thực sự lúng túng trong việc tạo
ra các tình huống có vấn đề để hình thành BTSL cho trẻ trong quá trình hoạt động.
- 100% giáo viên sử dụng các bài tập đa dạng như: bài tập đếm, so sánh số
lượng các nhóm đối tượng, bài tập tạo nhóm vật theo các dấu hiệu khác nhau, bài
tập thêm, bớt số lượng các nhóm vật,. . . và các trò chơi học tập. Tuy nhiên, trên
thực tế hệ thống bài tập, trò chơi học tập của giáo viên thường đơn điệu, thiếu tính
hệ thống và thiếu nội dung tích hợp, cũng như không phù hợp với khả năng nhận
thức và hứng thú của trẻ 4-5 tuổi. Hiệu quả dạy học của các biện pháp này vì thế
vẫn chưa cao.
- Một trong những biện pháp dạy học có tính ưu việt trong việc cá biệt hóa
hoạt động nhận thức của trẻ là biện pháp sử dụng phiếu học tập. T uy nhiên kết quả
điều tra lại cho thấy có tới 82% số giáo viên không sử dụng biện pháp dạy học
trên, chỉ có 18% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng. Nguyên nhân của thực trạng trên
là do giáo viên ngại sưu tầm, ngại nghĩ hoặc không biết thiết kế phiếu học tập, hơn
nữa nhiều giáo viên còn không hình dung phiếu học tập là gì và cách sử dụng
chúng vào quá trình hình thành BTSL cho trẻ như thế nào.
Kết quả ở bảng trên còn cho thấy nhiều giáo viên chưa chú trọng và chưa biết
cách sử dụng các hoạt động khác nhau như: tạo hình, thể dục. . . v ào quá trình
Sinh viên: Trang 6
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
hình thành BTSL cho trẻ. Nguyên nhân là do giáo viên còn ngại và lúng túng chưa
biết sử dụng các hoạt động này vào việc hình thành BTSL cho trẻ sao cho phù hợp.
* Thực trạng mức độ hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích hợp.
Để tìm hiểu thực trạng mức độ hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi theo hướng
tích hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát với 120 trẻ thuộc các trường mầm non Sao
Vàng, thành phố Nam Định và trường mầm non Liên cơ, Mỹ Hào, Hưng Yên. Trẻ
cả 2 trường trên đều đang học theo chương trình đổi mới GDMN.

Mức độ hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi được đánh giá theo các tiêu chí:
- Khả năng tạo nhóm đối tượng theo dấu hiệu chung.
- Khả năng so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng các biện pháp đã biết.
- Biết đếm xác định số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi số đã học.
- Biết khái quát số lượng các nhóm đối tượng bằng các thẻ số và con số.
- Biết thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng và mối quan hệ số lượng trong phạm
vi số lượng đã học.
Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đánh giá mức độ hình thành BTSL của trẻ
bằng bài khảo sát. Dựa vào quả thực hiện bài khảo sát của trẻ chúng tôi phân loại
sự phát triển BTSL của trẻ theo các mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát cụ thể
như sau:
Bảng 2. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích hợp
Số trẻ
Mức độ hình thành BTSL của trẻ 4 -5 tuổi %
Giỏi Khá Trung bình Kém
120 10 (12 trẻ) 25,8 (31 trẻ) 32,5 (39 trẻ) 31,7 (38 trẻ)
Kết quả ở bảng trên cho thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ 4-5 tuổi theo
hướng tích hợp ở một số trường mầm non thuộc diện điều tra đều chưa cao do
nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Nhiều giáo viên còn nhận thức chưa đầy đủ về
nhiệm vụ hình thành BTSL cho trẻ theo hướng tích hợp. Đa số giáo viên chưa hiểu
rõ bản chất của dạy học tích hợp nên họ thường chú ý tới việc trang bị nhiều kiến
thức và khả năng, dẫn tới ôm đồm quá nhiều nội dung trên một hoạt động học, vì
vậy BTSL được hình thành ở trẻ không đầy đủ và sâu sắc, hơn nữa, các biện pháp
Sinh viên: Trang 7
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
tác động được giáo viên sử dụng chưa linh hoạt và phù hợp, điều kiện cơ sở vật
chất của cơ sở còn khó khăn. . . Tất cả điều đó dẫn tới mức độ hình thành BTSL
của trẻ còn hạn chế.
3. Đề xuất một số biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích
hợp

Các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích hợp được
chúng tôi xây dựng dựa trên những cơ sở như:
- Nội dung chương trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 4-5 tuổi đang
hiện hành.
- Đặc điểm phát triển biểu tượng số lượng của lứa tuổi trẻ.
- Khả năng nhận thức của trẻ 4-5 tuổi.
- Đặc điểm của quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo
theo hướng tích hợp.
Chúng tôi đề xuất 3 nhóm biện pháp nhằm tổ chức, hướng dẫn các hoạt động
hình thành BTSL cho trẻ. Cụ thể:
* Nhóm các biện pháp chuẩn bị điều kiện cho việc hình thành BTSL cho trẻ
theo hướng tích hợp. Bao gồm:
+ Khảo sát mức độ phát triển BTSL của trẻ trong nhóm.
+ Khảo sát môi trường học tập của trẻ theo mục đích đặt ra.
+ Lập kế hoạch cho nội dung hình thành BTSL cho trẻ theo hướng tích hợp.
+ Xây dựng môi trường hình thành BTSL cho trẻ theo chủ đề giáo dục.
* Nhóm các biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hoạt động hình thành BTSL
cho trẻ theo hướng tích hợp. Bao gồm:
+ Sử dụng hành động mẫu và vật mẫu nhằm hình thành BTSL và kĩ năng
nhận biết số lượng, mối quan hệ số lượng cho trẻ.
+ Tổ chức cho trẻ tạo nhóm, so sánh, đếm, thêm, bớt số lượng của các nhóm
đối tượng.
+ Luyện tập nhằm củng cố BTSL qua hệ thống các bài tập, trò chơi học tập có
nội dung toán học tích hợp.
Sinh viên: Trang 8
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
+ Sử dụng các dạng hoạt động khác nhau luyện tập cho trẻ khả năng áp dụng
BTSL vào các hoạt động.
* Nhóm các biện pháp đánh giá hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ. Bao gồm:
+ Lôi cuốn trẻ tham gia đánh giá bạn và tự đánh giá mức độ hình thành BTSL

của bản thân.
+ Lập hồ sơ cho từng trẻ về hoạt động hình thành BTSL.
4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã đề ra
Các biện pháp trên được chúng tôi phối hợp sử dụng trong các hoạt động hình
thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo 2 chủ điểm giáo dục: “Thế giới thực vật” và “Thế
giới động vật”. Thực nghiệm được tiến hành vào tháng 9 và 10/2009 với 2 lớp trẻ
4-5 tuổi, mỗi lớp gồm 50 trẻ đang học tại các trường: Mầm non Sao Vàng, thành
phố Nam Định và Mầm non Liên Cơ, Hưng Yên. Số trẻ mỗi lớp được chia thành 2
nhóm: thực nghiệm và đối chứng, mỗi nhóm gồm 25 trẻ.
Để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích hợp mà chúng tôi đã xây dựng,
chúng tôi tiến hành dạy trẻ các nhóm thực nghiệm bằng các biện pháp chúng tôi đã
đề xuất, còn trẻ nhóm đối chứng được học bằng các biện pháp thông thường.
Sinh viên: Trang 9
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
Bảng 3. Mức độ hình thành BTSL theo hướng tích hợp của trẻ các nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm
Nhóm trẻ
Thời
gian
Mức độ hình thành BTSL của trẻ
(%)
X S
Giỏi Khá TB Yếu
TN Sao
Vàng
Trước
TN
8 16 40 36 11,48 3,66
Sau TN 28 32 28 12 14,52 3,26

ĐC 1
Sao vàng
Trước
TN
8 17 40 35 11,5 3,42
Sau TN 14 22 36 28 12,8 3,27
TN 2
Liên Cơ
Trước
TN
12 20 36 32 11,76 4,00
Sau TN 32 32 28 8 14,5 3,21
ĐC 2
Liên Cơ
Trước
TN
13 19 37 32 12,12 3,34
Sau TN 16 24 32 28 12,76 3,08
Chúng tôi đo mức độ hình thành biểu tượng số lượng theo hướng tích hợp của
trẻ các nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng hệ thống bài kiểm tra được chúng tôi
biên soạn. Dựa trên tổng số điểm thực hiện bài kiểm tra của trẻ, chúng tôi phân loại
mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ thành các mức độ: giỏi, khá, trung
bình, yếu. Kết quả thực nghiệm các biện pháp đã xây dựng được thể hiện ở Bảng
3.
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, mức độ hình thành BTSL theo hướng tích hợp
của trẻ 4-5 tuổi các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều
cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, mức độ này của trẻ các nhóm thực
nghiệm tăng cao hơn hẳn so với mức độ này của trẻ nhóm đối chứng. Sau thực
nghiệm tác động, trẻ các nhóm thực nghiệm nắm BTSL chính xác hơn và nhanh
hơn. Hầu hết trẻ rất tích cực, độc lập giải quyết và hoàn thành các bài tập đếm,

thêm, bớt, tạo nhóm vật, khá dễ dàng. Ở nhóm đối chứng, so với kết quả kiểm tra
trước thực nghiệm, số trẻ đạt kết quả giỏi và khá tăng lên không nhiều, nhưng kết
Sinh viên: Trang 10
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
quả trung bình và yếu vẫn chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân là do các biện pháp sử
dụng để dạy trẻ ít sáng tạo, không linh hoạt, dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán,
làm giảm hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Chính vì vậy mà mức độ hình
thành BTSL của trẻ qua hoạt động này là không cao.
Kết quả độ lệch chuẩn về điểm kiểm tra của trẻ hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng cho thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực
nghiệm hình thành là tương đối đồng đều. Kết quả kiểm định Tstudent khẳng định
độ tin cậy của độ chênh lệch điểm kiểm tra của trẻ các nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm là có ý nghĩa. Điều đó khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của
các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ đã xây dựng.
Sinh viên: Trang 11
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu và xây dựng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi
cần tiến hành theo hướng tổ chức các hoạt động nhận biết tích cực của trẻ. Trong
các hoạt động đó, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, quan sát, khám
phá phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ để nắm dấu hiệu số lượng
và mối quan hệ số lượng có xung quanh trẻ, giúp trẻ vận dụng tối đa những BTSL
đã có vào các hoạt động khác nhau của trẻ.
Để nâng cao mức độ hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng tích hợp
cần sử dụng linh hoạt các biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu. Mặt khác, cần
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của quá
trình giáo dục này.
Để áp dụng được các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng
tích hợp cần chuẩn bị tốt các tài liệu hướng dẫn GVMN áp dụng các biện pháp
hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GVMN mục đích, nội dung, biện pháp,
hình thức hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hướng tích hợp. Hướng
dẫn GVMN cách thức phối hợp sử dụng các biện pháp đã nghiên cứu khi thực hiện
nhiệm vụ hình thành BTSL cho trẻ.
Chú trọng xây dựng môi trường hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ 4-5 tuổi
thực hiện các nhiệm vụ nhận biết số lượng và mối quan hệ số lượng đan xen, hòa
quyện cùng các nhiệm vụ giáo dục khác, trên cơ sở đó BTSL của trẻ được hình
thành và phát triển. Tăng cường tạo cơ hội cho trẻ áp dụng BTSL đã nắm được vào
các hoạt động khác nhau của trẻ.
Sinh viên: Trang 12
Bài tiểu luận môn nghiệp vụ sư phạm GVHD: Đỗ Thị Minh Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] B.B. Danhilôva, 1998. Chuẩn bị cho trẻ học toán ở trường Tiểu học. Nxb
Akademi Matxcơva.
[2] Copeland, R. W., 1984. Mathematics to early children. Macmillan.
[3] Kennedy, L.M., 1984. Guiding children learning of mathematics (4th
edition). Belmont, CA: Wadsworth.
Sinh viên: Trang 13

×