Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Học thuyết kinh tế của Lenin về chủ nghĩa tư bản và những vấn đề kinh tế chính trị của CNTB Hiện Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.26 KB, 15 trang )

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Kim Hoa
Thực hiên: Nhóm 8
(Thành viên:
1. Khái quát về chủ nghĩa tư bản và các giai đoạn phát triển
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền:

Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền

Sự hoạt động của các quy luật kinh tế trong chủ nghĩa tư bản độc quyền

Vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
+ Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB hiện đại
+ Những điều chỉnh mới về kinh tế của CNTB hiện đại
+ Đặc trưng của CNTB hiện đại
4. CNTB trong xu hướng toàn cầu hóa và thời cơ thách thức đối với Việt
Nam
+ CNTB trong nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa
+ Thời cơ – thách thức đối với Việt Nam khi tham gia hội nhập
+ Một số vấn đề đặt ra khi tham gia hội nhập

Chủ nghĩa tư bản: phương thức sản xuất dựa trên sự sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất và sự bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.

Các giai đoạn phát triển của CNTB:

Thời kỳ hình thành phương thức sản xuất TBCN: từ thế kỷ 15-18 với đặc trưng tích
lũy nguyên thủy và phát triển công trường thủ công;

Giai đoạn tự do cạnh tranh: giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, diễn ra cách mạng
công nghiệp, lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc;



Giai đoạn độc quyền tư nhân: cuối thế kỷ 19 đến chiến tranh thế giới lần 2;

Giai đoạn độc quyền nhà nước: từ sau chiến tranh thế giới 2 đến nay với sự xuất
hiện của sở hữu nhà nước và các hoạt động can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước vào
các quá trình kinh tế;
2.1 Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
+ Tập trung sản xuất với tốc độ cao, quy mô lớn dẫn đến độc quyền.
+ Độc quyền: sự tập trung những ưu thế và quyền lực về kinh tế vào một
nhóm nhỏ các nhà tư bản làm cho họ có thể loại trừ đối thủ cạnh tranh, độc quyền
về giá và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
+ Sự thâm nhập vào nhau giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc
quyền ngân hàng làm ra đời tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính.
+ Tư bản tài chính phát triển làm xuất hiện bọn đầu sỏ tài chính là một nhóm
nhỏ độc quyền chi phối đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản.
+ Công cụ của tư bản tài chính để thống trị nền kinh tế trong nước là “chế độ
tham dự”.
c) Xuất khẩu tư bản
+ Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư
và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
2.1 Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
c) Xuất khẩu tư bản (tiếp)
+ Hình thức xuất khẩu tư bản: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;
d) Sự phân chia thế giới của các tập đoàn tư bản:
+ Sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức độc quyền giành thị trường tiêu thụ,
nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi ở nước ngoài dẫn đến xu hướng thỏa
hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị thống trị của chúng.
+ Ra đời các tổ chức độc quyền quốc tế.

e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc
+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa là những nơi đảm bảo
nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, an toàn trong cạnh tranh.
+ Sự phân chia lãnh thổ thế giới không đều giữa các nước đế quốc già và các
nước đế quốc trẻ làm cho các nước đế quốc trẻ tìm cách gây chiến tranh thế giới để
phân chia lại lãnh thổ.
2.2 Sự hoạt động của các quy luật kinh tế trong CNTB độc quyền:
Các quy luật kinh tế của CNTB vẫn tồn tại trong giai đoạn độc quyền
nhưng có hình thức biểu hiện mới:
+ Quy luật giá trị thặng dư -> QL tỷ suất lợi nhuận độc quyền cao.
+ Quy luật giá trị -> QL giá cả độc quyền: giá cả độc quyền thấp khi
mua và giá cả độc quyền cao khi bán nhưng xét trong toàn bộ hệ thống
kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng giá cả = tổng giá trị.
2.3 Vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a) Vai trò
+ Thúc đẩy sự phát triển của trình độ xã hội hóa sản xuất;
+ Góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường (vận động theo cơ chế thị
trường thuần túy sang cơ chế hỗn hợp);
b) Giới hạn
+ Gây ra sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo, gây ra 2 cuộc chiến tranh
thế giới, tạo hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo…;
Bản chất kinh tế của CNTB hiện đại là CNTB độc quyền nhà nước
phát triển gắn liền với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế thị
trường hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa.
3.1 Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB hiện đại:
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
+ Tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên cả ở quy mô ngành và quy mô nền
kinh tế (tăng tỷ trọng thị phần của các công ty lớn; xu hướng chuyển từ ngành
truyền thống sang ngành mũi nhọn, dịch vụ; mua các công ty đang hoạt động).
+ Tổ chức độc quyền: liên kết theo ngành và đa ngành, tổ chức theo các công

ty xuyên quốc gia.
+ Giữa tổ chức độc quyền và các công ty vừa và nhỏ có mối quan hệ bổ sung.
b) Tư bản tài chính:
+ Quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản độc quyền công
nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng mở rộng ra nhiều ngành với nội dung liên
kết tinh vi, đa dạng và phức tạp;
+ Hình thành tập đoàn tư bản tài chính theo 2 hướng: công ty holding và liên
minh độc quyền phi tập trung
3.1 Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB hiện đại (tiếp):
c) Xuất khẩu tư bản:
+ Hướng xuất khẩu tư bản thay đổi: chuyển xuất khẩu tư bản sang các nước
phát triển;
+ Các nước kém phát triển hơn xuất khẩu tư bản sang các nước phát triển;
d) Sự phân chia thế giới của các liên minh tư bản:
+Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa: các tổ chức độc quyền giữa các quốc
gia thực hiện ký kết những hiệp ước mang tính quốc tế và hình thành các tổ chức
độc quyền quốc tế (các công ty xuyên quốc gia) lấy thị trường thế giới làm địa bàn
kinh doanh.
+ Xu hướng khu vực hóa: ra đời nhiều liên minh khu vực.
e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc
+ Các cường quốc tư bản độc quyền vẫn thực hiện các cuộc chiến tranh biên
giới mềm để nhằm ràng buộc các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, về
công nghệ đi tới lệ thuộc về chính trị;

3.2 Những điều chỉnh mới về kinh tế của CNTB hiện đại:
a) Về lực lượng sản xuất
+ Tư liệu lao động: áp dụng tự động hóa, thời gian ra đời và thay thế các
phát minh khoa học được rút ngắn.
+ Đối tượng lao động: sử dụng năng lượng thay thế, vật liệu nhân tạo;
+ Lực lượng lao động: người lao động có trình độ cao và lao động trí tuệ

là đặc trưng.
b) Về quan hệ sản xuất:
+Quan hệ sở hữu: người lao động cũng trở thành người đồng sở hữu với chủ
tư bản và nhà nước về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
+ Quan hệ quản lý: người lao động tham gia bàn bạc kế hoạch của công ty;
+ Quan hệ phân phối: thu nhập của người lao động gồm lương lấy từ V và
phần lợi tức cổ phẩn (1 phần m).
e) Khác: về cơ cấu kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế, kết cấu xã hội, chu kỳ tái sản
xuất TBCN

3.3 Đặc trưng của CNTB hiện đại:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất;
+ Nhà nước trở thành trung tâm điều tiết vĩ mô đời sống kinh tế xã hội:
Nhà nước xuất hiện ở tầm vĩ mô của nền kinh tế với tư cách là người điều
tiết chung để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, giải quyết
các vấn đề xã hội.;
+ Hình thành sở hữu nhà nước và sự gia tăng tính xã hội hóa sở hữu cổ
phần ở tầm quốc gia và xuyên quốc gia;
+ Các tổ chức độc quyền tư nhân vẫn tồn tại, phát triển mạnh, quy mô lớn
trở thành các công ty đa ngành, xuyên quốc gia;
+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phát triển;
+ Các nước tích cực tham gia hoạt động kinh tế quốc tế hình thành các tổ
chức kinh tế quốc tế và các tập đoàn kinh tế mang tính khu vực;
+ Các nước tư bản không ngừng khống chế, bóc lột các nước đang phát
triển bằng biện pháp kinh tế: xuất khẩu tư bản, chuyển nhượng kỹ thuật,
viện trợ kinh tế…

4.1 CNTB trong nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa
+ Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực
lượng thao túng thị trường thế giới (hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên

quốc gia chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp
FDI, 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật của thế
giới).
+ Thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa:

Tính tiên tiến của lực lượng sản xuất TBCN, thúc đẩy sự phân công lao
động và hợp tác quốc tế, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế
các nước;

Bản chất của CNTB độc quyền: luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên
ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm giá trị của phương
thức sản xuất TBCN.
+ CNĐQ chuyển sang dùng sức mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý
và thị trường làm công cụ, cùng những thủ đoạn về chính trị, ngoại giao,
văn hóa tư tưởng để thực hiện “diễn biến hòa bình” với mục tiêu tạo lực
lượng tại chỗ để tiến hành cuộc thay đổi chế độ.
4.2 Thời cơ – thách thức đối với Việt Nam khi tham gia hội nhập
+ Đảng ta đề ra chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm
tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường để phát triển lực
lượng sản xuất phục vụ đời sống nhân dân và công cuộc xây dựng đất
nước. Vừa qua, chúng ta đã gia nhập WTO.
+ Thời cơ:

Tham gia quá trình phân công lao động quốc tế để hình thành hệ thống
kinh doanh phù hợp với sự phát triển của sản xuất;

Tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, tiếp thu kỹ thuật, kỹ năng
quản lý;

Đối diện với cạnh tranh quyết liệt, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước

đổi mới, năng động hơn;

Cải thiện vị trí khi tham gia các quy chế thương mại toàn cầu;

Cải cách đảm bảo thống nhất, minh bạch của các chính sách thương mại;
hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp thông lệ quốc tế;
4.2 Thời cơ – thách thức đối với Việt Nam khi tham gia hội nhập
(tiếp)
+ Thách thức:

Đất nước ở thời kỳ đầu của CNH, HĐH: 95% doanh nghiệp vừa và
nhỏ, sức cạnh tranh yếu; thị trường chưa hoàn thiện, hệ thống thể
chế kinh tế và pháp luật chưa hoàn thiện;

WTO là sân chơi với 150 thành viên, kiểm soát 85% thương mại
hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu và hầu hết hoạt động
thương mại và đầu tư của thế giới. Nền tảng lý thuyết “ tự do mới”
coi thị trường và kinh tế tư nhân là tất cả.

Đối diện với hàng hóa nhập khẩu được trợ giá của các nước đang
phát triển trong khi hàng hóa của chúng ta lại phải cắt giảm phần trợ
giá.
4.3 Một số vấn đề đặt ra khi tham gia hội nhập
+ Xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế ở khía cạnh chính trị,
văn hó, xã hội, an ninh, quốc phòng;
+ Hiện nay, cái thiếu của nền kinh tế nước ta là một lực lượng sản xuất phát
triển. Do đó, cần tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa,
hội nhập để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất
XHCN;
+ Phát huy nội lực, kết hợp ngoại lực trong công cuộc xây dựng đất nước;

+ Tranh thủ ngoại lực nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng
XHCN trong xây dựng đất nước;
+ Thực hiện hội nhập nhưng không hòa nhập, hợp tác nhưng không từ bỏ việc
đấu tranh với các âm mưu của các thế lực thù địch.

×