ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THCS
Đề Tài: “ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất
nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài
thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng
cao chất lượng giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ
thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên.
Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi
hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để
giúp học sinh vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là
chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới
từng bộ phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học
mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiến học thì
người thầy người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới.
Trong những phương pháp mà tổ chúng tôi đã sử dụng trong khoảng 6 năm
thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học như “ sử dụng đồ dùng
trực quan và hệ thống bài tập trong tiết dạy” Lập dàn ý và hệ thống câu hỏi cho
tiết học sau trong bước dặn dò của tiết lên lớp… Các thành viên trong nhóm sau
khi thảo luận, bàn bạc quyết định chọn chuyên đề “Giúp học sinh thảo luận
nhóm có hiệu quả trong tiết dạy”.
1
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Trong lớp học thường có học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu. Trong nội
dung bài học có tiểu mục có nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu mục có nội
dung trừu tượng… khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì
giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên tự
giải thích, thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này (Đưa học
sinh đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết kiến thức) thì nên cho các em cùng
nhau trong một tổ, nhóm đọc sách giáo khoa cùng bà bạc - phân tích - mổ xẻ - so
sánh một nội dung ở tiểu mục giáo viên cho câu hỏi thảo luận rồi các em đánh
giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung trong đó.
* Với tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các
em sẽ tự tin dạn dĩ yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn.
Các em còn có được sự đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong
học tập theo hướng tích cực
Giáo viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp
đặt kiến thức.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG :
Theo kinh nghiệm và trong thực tế cho thấy khi hoạt động cả lớp, có một số
em tâm trí để đâu đâu, một số em thì nói chuyện hoặc làm việc riêng… khi giáo
viên gọi đế thì giật mình hoặc gọi đứng dậy thì không biết trả lời một vấn đề gì.
Chỉ có những học sinh khá, giỏi, tập trung thì thường hay phát biểu và trả lời câu
hỏi dạn dĩ lưu loát và chính xác nội dung yêu cầu.Chính vì vậy để tất cả các em
cùng làm việc,cùng động não phát huy tốt tư duy sáng tạo hiện có theo từng bản
năng của mỗi em . Chúng tôi bàn bạc và thống nhất đưa ra phương pháp thảo
luận nhóm trong một họăc hai tiểu mục trong một tiết dạy,nhằm mục đích trong
khi thảo luận tất cả các đối tượng học sinh (giỏi,khá,trung bình, yếu ) đều có
2
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
điều kiện tiếp xúc kiến thức ,nắm được kiến thức ( học sinh ở dạng trung bình
,yếu ) thuộc bài tại lớp (học sinh ở dạng khá, giỏi )
* Chúng tôi đã nhiều lần gặp một nhóm học sinh đang cùng nhau giải một
bài tập khó.Trong một thời gian khá lâu nhưng không bạn nào giải ra (vì chưa
tìm ra chìa khoá của bài tập, câu hỏi đó ) .Thì bất ngờ sau vài phút nghĩ giải lao
thì có một bạn đã ồ lên là giải được rồi ,xong bạn đó lại nêu lại cách giải cho các
bạn ,và các bạn cùng ồ lên một câu quen thuộc là “Dễ À!” Chính vì vậy chúng
tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất cao ,không thể
thiếu được trong tiết dạy.
III- ĐỂVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY
HỌC CÁC BỘ MÔN ỞTRƯỜNG THCS ĐẠT HIỆU QUẢ:
1- Giáo viên cần phải tìm hiểu đăc điểm của phương pháp thảo luận
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng như giữa
học sinh với nhau.
Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc
các ý kiến khác nhau của HS, và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại
sự thay đổi thái độ của những người tham gia.
2- Giáo viên cần phải hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp thảo luận:
Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở
nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát
triển được tư duy khoa học.
Giúp HS phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các
phương pháp nghiện cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài liệu
tham khảo, phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách giáo
khoa, sách có liên quan…
3
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở
các sự kiện, thông tin một cách lôgic từ các HS trong nhóm, lớp.
Quá trình thảo luận dưới sự hứơng dẫn của GV còn tạo ra mối quan hệ hai
chiều giữa GV và HS, giúp cho GV nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt
nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
3- Để việc thảo luận đạt kết quả tốt,GV cần phải quan tâm đến các khâu quan
trọng như sau :
a ) Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung thảo luận
- Tổ chức thảo luận
- Tổng kết thảo luận
b) Những yêu cầu cơ bản của mỗi khâu trong quá trình thảo luận
- Chuẩn bị nội dung thảo luận :
+ Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận.
+ Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã
biết gì về chủ đề đã nêu ra.
+ Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho
học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
+ Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính,
kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân…
- Tổ chức thảo luận :
+ Mở đầu thảo luận.
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận.
+ Hướng dẫn thảo luận.
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không
tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu câu
4
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng
thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc
nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí
thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận. Khi
thảo luận, GV phải nghe cẩn thận những điều học HS nói để hiểu HS định nói
cái gì.
- Tổng kế thảo luận :
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống
những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều
cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau
- GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc
chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS.
- Các hình thức thảo luận.
Thảo luận theo nhóm nhỏ
Thảo luận cả lớp.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
ĐỀ TÀI CÓ HIỆU QUẢ LÀ :
1/ Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm :
Theo thống nhất của các GV trong tổ bộ môn thì mỗi lớp có 12 bàn nên chia
thành 6 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2
bàn quay mặt lại là được).
Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thuớc không nhỏ và cũng không quá to,
quy định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây
màu xanh hoặc đen.
5
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó (phòng khi nhóm
trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
2/ Về phương pháp cách thức hoạt động :
a) Về phía giáo viên.
Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng
tâm, có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể rõ
ràng có dàn ý hệ thống chi tiết, giúp Hs dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ
thống (vì thời gian có hạn).
GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là toàn bài học mới,
nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm
chuẩn bị một nộI dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc
ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy.
b) Về phía học sinh :
Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà
Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào
SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo
luận.
Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm,
phải làm sao ( giảng giải, phân tích…) cho các học sinh trung bình, yếu trong
nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp.
HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp,
khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục
chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến…
6
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
* Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải
thích…) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập
(hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
V. CÁC GIÁO NÁ SOẠN GIẢNG THEO ĐỀ TÀI VÀ CÓ ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM
Ví dụ 1 : Môn địa lí 9- Giáo viên thực hiện: Đinh Văn Hải
Bài 9Tiết 9
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN
- Giáo viên chia lớp ra thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn) GV phải chuẩn bị
dàn ý, hệ thống câu hỏi cho 6 nhóm bằng cách : Giáo viên chép sẵn ra giấy hoặc
photo giao cho nhóm trưởng và nhóm trưởng đọc cho cả nhóm chép hoặc photo
đủ số lượng mỗi thành viên 1 bản thì càng tốt.
* Hệ thống cho 6 nhóm trong bài 9 như sau :
Nhóm 1 và nhóm 2 :
Trả lời câu hỏi ở phần I như sau :
1- Trình bày vị trí, vai trò của ngành lâm nghiệp ?
2- Hãy so sánh, đánh giá , nhận xét lại tài nguyên rừng trước đây, hiện nay
như thế nào ?
3- Đọc, phân tích bảng 9.1, nhận xét, tổng diện tích rừng và từng loại rừng.
4- Nêu chức năng của mỗi loại rừng.
Nhóm 3 +4 :
1- Đọc hình 9.2 chỉ và nêu sự phân bố của các loại rừng.
2- Đọc hình 12.3 xác định các khu công nghiệp chế biến lâm sản.
3- Cơ cấu ngành công nghiệp gồm những hoạt động nào ?
4- Nhận xét ở hình 9.1 mô tả mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.
7
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
5- Như thế nào là khai thác rừng hợp lí ? Cần làm những công việc cụ thể nào
để giữ được tài nguyên rừng ?
Nhóm 5 +6 :
1- Ngành thủy sản có vai trò như thế nào ?
2- Dựa vào lược đồ hình 9.2 phân tích các hoạt động khai thác thủy sản nước
mặn, nước ngọt, đọc tên những ngư trường lớn : (Xác định các ngư trường trên
bản đồ)
3- So sánh bảng số liệu 9.2 nhận xét sự phát triển của ngành về khai thác và
nuôi trồng ? Kể các loại thủy sản được nuôi thích hợp ở các nguồn nước ? Loại
nào được nuôi trồng phổ biến.
4- Liên hệ địa phương Lagi ?
5- Đọc (ghi) tên các tỉnh thành có biển.
* Cho mỗi thành viên trong một nhóm chuẩn bị vào phiếu học tập ở nhà sau đó
đến giờ lên lớp đến giờ học hội ý lại và ghi ra những ý đúng ghi vào bảng phụ
lên để trình bày.
Ví dụ 2 : Môn Sử 6 – Giáo viên thực hiện : Phan Thị Hồng Lan
Tiết 10 bài 9
ĐỜI SỐNG NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Sau khi dạy hết phần 1 & 2 hoạt động cả lớp đến phần 3 giáo viên chọ học
sinh hoạt động nhóm như sau :
Mục 3 : ĐỜI SỐNG TINH THẦN
Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn)
* Nhóm 1 + 2 :
Quan sát hình 26 trả lời những câu hỏi sau :
1- Cho biết trong những hoạt động ở Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long các nhà
khảo cổ còn tìm thấy những gì ?
8
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
2- Có những loại hình nào ? Và làm bằng gì ?
3- Sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì ?
* Nhóm 3 + 4 :
Quan sát hình 27 cho biết những hình ảnh đó thể hiện điều gì ?
* Nhóm 5 + 6 :
Dựa vào nội dung SGK và suy nghĩ của mình em hãy cho biết :
- Tại sao người ta chôn cất người chết cẩn thận ?
- Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì ?
Ví dụ 3: Môn công dân Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lộc
Bài15 tiết 28
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG
DÂN
Khi dạy nội dung phần 2: trách nhiệm pháp lý GV soạn hệ thống câu hỏi như
sau:
1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trách nhiệm pháp lý
GV hỏi: Trách nhiệm pháp lý là gì? HS: trả lời nội dung 2( sgk)
GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với nội dung các loại trách nhiệm pháp
lý:
Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để tiến hành thảo luận :
Nhóm 1+2: Thảo luận câu hỏi : Có mấy loại trách nhiệm pháp lý? Cho biết đối
tượng áp dụng trách nhiệm pháp lý của từng loại
Nhóm 3+ 4: Thảo luận câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách
nhiệm pháp lý?
Ví dụ 4: Môn Lịch sử lớp 9 – Giáo viện thực hiện : Lê Thị Hiếu
Tiết 10 Bài 8: NƯỚC MỸ
Ở nội dung phần III: Chính sách đối nội , đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh:
9
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
giáo viên chia lớp thành 6 nhóm với các yêu câu cho các nhóm như sau:
Nhóm 1+2+3 thảo luận nội dung câu hỏi: Nêu những nét chính về chính sách đối
nội của Mỹ ?
Nhón 4+5+6: thảo kuận câu hỏi: Nêu những nét nổi bật về chính sách đối ngoại
của Mỹ
* Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy các giáo án trên của các
giáo viên khi bàn bạc và rút ra những đặc điểm chung là:
1. Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận, ghi lên bảng phụ
2. Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động
3. Quy định thời gian hảo luận
4. Tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý
kiến
a. Đại diện nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ
b. Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất
vào phiếu học tập( hoặc vở ghi)
5. Cử một đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận
của nhóm( bất kì một học sinh nào không nhất thiết phải cử học sinh
khá , giỏi. Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất)
6. Giáo viên cho các nhóm khác góp ý bổ sung nội dung của nhóm vừa
trình bày cho đầy đủ
7. Giáo viên gút lại và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn
thiếu sót …
VI- NHỮNG KINH NGHỊÊM SAU MỘT NĂM HỌCTHỂ HIỆN
CHUYÊN ĐỀ “ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ
HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY”
10
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
• - Ưu điểm :
* Giáo viên : Chuẩn bị tốt nội dung các câu hỏi thảo luận cho học sinh rất rõ
ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm bài học. Vì thời gian có hạn, đối với những
tiết dạy có nhiều đòi hỏi sự hoạt động tập thể thì giáo viên phân nhiệm vụ cụ thể
cho từng nhóm. Câu hỏi thảo luận được ghi cụ thể trên bảng phụ kể cả phân
công nhóm đã giúp học sinh nắm được yêu cầu làm việc của mình mà không
nhầm lẫn.
* Học sinh : Chuẩn bị đồ dùng học hoạt động nhóm, phân công cụ thể người
viết bảng, nhóm trưởng điều hành. Học sinh đã quen cách hoạt động nên làm
việc rất nhanh, trình bày bảng phụ đủ, ngắn gọn hình thành cho các em tính dạn
dĩ khi đứng trước tập thể trình bày kết quả. Qua các tiết làm việc như vậy giúp
các em có thói quen làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng
nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học. Từ đó,
học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm.
- Khuyết điểm :
* Giáo viên : Chưa thống nhất, qui định rõ thời gian trên bảng phụ ghi câu hỏi
cho một hoạt động nên học sinh chưa hình thành khả năng. Phân bố thời gian
cho từng ý trong nội dung cần làm. Khi giáo viên gõ hiệu lệnh thì nhiều nhóm
còn lún túng vì chưa hoàn thành.
Lúc gọi đại diện nhóm lên trình bày đa số giáo viên gọi các học sinh khá, giỏi
hoặc nhóm trưởng lên , những em còn lại khi giáo viên gọi lên thì nhút nhát,
không thể trình bày rõ trứơc lớp được.
Có những tiết dạy, giáo viên nêu quá nhiều nội dung thảo luận mà không lựa
chọn những nội dung trọng tâm của bài , làm mất nhiều thời gian
* Học sinh : Vẫn còn nhiều em chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến đùn đẩy trách
nhiệm cho nhóm trưởng trình bày.
11
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
- Thống nhất các bước tiến hành :
+ Ghi rõ các câu hỏi dành cho từng nhóm trên bảng phụ có cả thời gian hoạt
động.
+ Trong thời gian các nhóm làm việc giáo viên báo quát lớp, khảo sát các
nhóm, nhắc nhở những học sinh chưa tập trung.
+ Gõ hiệu lệnh kết thúc hoạt động thì một trong các nhóm có cùng nội dung
sẽ lên trình bày kết quả. Giáo viên gọi bất kì 1 học sinh nào trong nhóm, nhất là
những học sinh ít hoạt động để rèn cho các em thói quen trình bày trước lớp. Các
nhóm còn lại sẽ bổ sung những gì chưa hoàn chỉnh. Sau đó giáo viên chuẩn xác
kiến thức rồi nhận xét, đánh giá. Nếu nóm nào hoạt động tốt, đồng bộ có thể ghi
điểm và tuyên dương trước lớp.
VII . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
ở đối tượng học sinh:
+ Học sinh : khoảng 90% đã biết cách thảo luận , mạnh dạn đóng góp ý kiến,
nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một
số học sinh khá giỏi thộc bài ngay tại lớp
+ Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi
đến lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài
tập
+ Khoảng 60% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp
phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết
học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
Ở giáo viên:
12
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
+ Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến
thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong phần
thảo luận. Hình thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung
của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới.
+ Tiết kiệm được thời gian trong một tiết giảng 45 phút giáo viên không phải
làm việc nhiều chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động bàn bạc thảo luận phát huy
tính tự lập , khai thác và hoàn thành kiến thức trong bài.
VIII. HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ
+ Sáng kiến không những sử dụng trong những bộ môn của tổ mà còn phổ biến
rộng ra ở các bộ môn khác
+ Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy, có phổ biến dạy thực
nghiệm ở tất cả các giáo viên trong tổ và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy , sau
mỗi đợt thi đua.
+ Các tiết dạy áp dụng đề tài sáng kiến thời gian đầu thường không kịp giờ( Vì
kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa
khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa
học, rút ngắn được ½ thờI gian so với lúc đầu.
+ Giáo viên cần phải có biện pháp kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh một cáh
thường xuyên, tránh không để cho các em chép bài của nhau mà phải bàn bạc
thảo luận và thống nhất với nhau để hiểu nội dung của bài.
VIII. KẾT LUẬN :
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường THCS
nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu
rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là
13
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với
đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể.
Tân An ngày 23 tháng 4 năm 2007
Nhóm giáo viên thực hiện chuyên đề
TỔ SỬ- ĐỊA – CÔNG DÂN
14
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Công văn hướng dẫn viết SKKN:
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 8510 /SGD&ĐT-KHCN
V/v: Hướng dẫn công tác SKKN &
NCKH năm học 2012- 2013
Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2012
Kính gửi : - Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị, trường học trực thuộc Sở
Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013; Căn
cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012- 2013 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Nghiên
cứu khoa học (NCKH), Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) năm học 2012 - 2013 như
sau:
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.
2. Yêu cầu
Các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ các nội dung công tác SKKN, NCKH;
tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường phổ biến, áp dụng SKKN, NCKH vào thực
tiễn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác SKKN, NCKH thực sự có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
B. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
I. CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TIÊN TIẾN
1. Nội dung đúc rút, tổng kết SKKN giáo dục tiên tiến
Trọng tâm hoạt động SKKN năm học 2012- 2013 là tập trung nâng cao chất lượng, phổ
biến và áp dụng SKKN giáo dục tiên tiến vào thực tiễn, nội dung SKKN giáo dục tiên tiến có
thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong
nhà trường.
- Ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý và giảng dạy, các phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh
vực giáo dục; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm quản lý, hỗ trợ giảng dạy.
15
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
- Hoạt động tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển
nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên.
- Tổ chức khai thác, sử dụng các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học,
phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành,
thực tập.
- Phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại trong
dạy và học.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh
phù hợp yêu cầu đổi mới của Ngành.
- Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể và các
hoạt động đoàn thể .
2. Công tác lưu trữ, phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN, NCKH
Trong năm học 2012- 2013, các đơn vị cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng
kế hoạch và triển khai công tác SKKN; tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH và
SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị. Sở GD&ĐT đánh giá hoạt động phổ biến, ứng
dụng kết quả NCKH, SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học này và
yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả cụ thể vào cuối năm học.Các đơn vị có thể áp dụng phối
hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo các chuyên đề NCKH, SKKN; báo cáo, phổ biến trao đổi
thảo luận về SKKN theo qui mô toàn đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn;
- Tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới;
- Chủ động lưu trữ tại thư viện các SKKN được xếp loại trước khi nộp lên Phòng
GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT.
- Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội lưu trữ SKKN
được xếp loại cấp Ngành và có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức phổ biến SKKN được xếp
loại cao cho các ngành học, bậc học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Sở GD&ĐT tổ chức biên tập các SKKN có chất lượng cao theo từng ngành học, môn
học để phổ biến tới các đơn vị.
II. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa
học sư phạm ứng dụng nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong
quá trình quản lý, giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của đơn vị và của Ngành.
Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khả năng nghiên cứu khoa học của
cán bộ, giáo viên, học sinh, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học
cấp Thành phố, cấp Ngành, cấp Trường, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán
bộ, giáo viên, học sinh tham gia NCKH. Tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
phù hợp với cấp học và độ tuổi như phương pháp bàn tay nặn bột (HS tiểu học), cuộc thi
nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học INTEL ISEF, thi sáng tạo thanh thiếu niên
nhi đồng ; phân công giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh NCKH. Các đề tài NCKH phải
phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn
16
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
hiện nay, đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ
sở, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của các cuộc thi trong nước và quốc tế.
C. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC SKKN,
NCKH
1. Tổ chức hướng dẫn viết SKKN và qui định sử dụng kết quả chấm SKKN
Các đơn vị, trường học phổ biến và hướng dẫn viết SKKN, biểu điểm chấm, nguyên tắc
sử dụng kết quả chấm SKKN cấp Ngành đến từng cá nhân. Tham khảo trên Website của Sở
GD&ĐT Hà Nội ) và văn bản 9757/
SGD&ĐT- KHCN ngày 28/10/2009 qui định việc sử dụng kết quả chấm SKKN để xét các
danh hiệu thi đua như sau:
- SKKN xếp loại A hoặc B cấp Ngành được sử dụng kết quả để xét danh hiệu thi đua
trong 03 năm (năm được xếp loại và 02 năm tiếp theo).
- SKKN xếp loại C cấp Ngành được sử dụng kết quả để xét các danh hiệu thi đua trong
02 năm (năm được xếp loại và 01 năm tiếp theo).
2. Quy trình nộp SKKN cấp Ngành: Sau khi có kết quả chấm của Hội đồng chấm
SKKN cấp cơ sở, các đơn vị sử dụng Phần mềm Quản lý SKKN của Sở GD&ĐT tại địa chỉ
www.hanoi.edu.vn/skkn để nhập dữ liệu những SKKN được cơ sở xếp loại A, in danh sách
SKKN đề nghị chấm cấp Ngành.
Thời gian thu nhận và chấm SKKN cấp Ngành:
- Đợt 1: Dự kiến từ ngày 27/3 đến 29/3/2013: Thu nhận SKKN của các cá nhân đăng
ký danh hiệu thi đua khen cao (
!"#$% !!&'(!)*
&+,-".).
- Đợt 2: Dự kiến từ ngày 05/6 đến 15/6/2013: Thu nhận SKKN của các cá nhân khác.
/01234567689!:;<-==>?@AB>C
3. Hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH
Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc phòng đăng ký đề tài NCKH với UBND
quận/ huyện/thị xã; các đơn vị trực thuộc Sở đăng ký đề tài NCKH với Sở GD& ĐT. Kinh
phí đề tài khoa học cấp Ngành được Sở cấp 50% kinh phí và đơn vị thực hiện cấp 50%, trung
bình một đề tài từ 25 triệu đến 45 triệu. Kinh phí đề tài NCKH cấp Thành phố do UBND
Thành phố phê duyệt, mức cấp kinh phí tuỳ theo nội dung nghiên cứu của từng đề tài.
Hồ sơ đăng ký đề tài gồm: 01 công văn đăng ký thực hiện đề tài của đơn vị và 01 bản
đề cương NCKH (đề cương đề tài cấp Ngành và cấp Thành phố thực hiện theo mẫu tại địa
chỉ Sau khi được sơ duyệt và
chỉnh sửa sẽ nhân bản theo yêu cầu của Hội đồng khoa học và tiến hành bảo vệ đề cương
trước Hội đồng Khoa học.
Thời gian nộp hồ sơ: Đối với đề tài cấp Thành phố cần nộp hồ sơ cho Hội đồng Khoa
học Sở trước ngày 15 tháng 5 năm 2013; đối với đề tài cấp Ngành cần nộp hồ sơ trước ngày
01 tháng 11 năm 2012.
Địa điểm thu nhận SKKN và hồ sơ đăng ký đề tài NCKH:
17
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Phòng Khoa học và Công nghệ thông tin, tầng 4 - số 23 phố Quang Trung, quận Hoàn
Kiếm. ĐT: 3.9363257; 091.253.4148.
4. Quy định về khen thưởng công tác SKKN, NCKH
4.1. Đối với cá nhân
- Đối với các nhân đề nghị danh hiệu “chiến sĩ thi đua thành phố “ và “ chiến sĩ thi đua
toàn quốc”: thực hiện theo Qui chế hoạt động của Hội đồng Khoa học- sáng kiến thành phố
Hà Nội ban hành theo Quyết định số 256/QĐ-HĐKH, SK ngày 30/5/2011 của chủ tịch Hội
đồng Khoa học, sáng kiến TP Hà Nội (cập nhật trên Website của Sở GD&ĐT).
- Cá nhân có SKKN được Hội đồng xét duyệt cấp Ngành xếp loại A hoặc cá nhân là chủ
nhiệm đề tài khoa học cấp Ngành, cấp Thành phố có kết quả nghiệm thu với số điểm từ 9,5
trở lên sẽ được Sở GD& ĐT khen thưởng và có thể được Liên đoàn lao động Thành phố xét
tặng Bằng lao động sáng tạo.
- Cá nhân có SKKN được xếp loại cấp Ngành được Sở GD& ĐT cấp giấy chứng nhận,
được đơn vị khen thưởng.
4.2. Đối với tập thể
Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT xét khen thưởng các đơn vị về hoạt động SKKN theo 3
tiêu chuẩn sau:
- Tỉ lệ SKKN của đơn vị được Hội đồng chấm SKKN Sở GD& ĐT xếp loại A, B, C trên
tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị cao (tiêu chuẩn này thể hiện chất lượng
SKKN);
- Thực hiện đúng và có chất lượng qui trình chấm SKKN ở đơn vị (thể hiện tỷ lệ SKKN
không được xếp loại ở Hội đồng chấm cấp Ngành thấp). Thực hiện nhập dữ liệu, nộp SKKN,
báo cáo cho Hội đồng khoa học Sở đúng quy định.
- Tổ chức tốt các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả NCKH và SKKN giáo dục tiên tiến
ở đơn vị (thể hiện ở số lượng buổi tổ chức, hình thức tổ chức, hiệu quả).
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào văn bản này, lãnh đạo Phòng GD& ĐT các quận, huyện, thị xã, lãnh đạo các
đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai quán triệt văn bản này
tới cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn đơn vị. tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác SKKN và
NCKH.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đ/c lãnh đạo đơn vị quan tâm chỉ đạo và thực hiện
nghiêm túc để công tác SKKN và NCKH thực sự hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
18
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Giám đốc (để báo cáo);
- Website của Sở GD&ĐT;
- Lưu VT, KHCNTT.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Phạm Thị Hồng Nga
NHỮNG YÊU CẦU CẦN THỰC HIỆN KHI GIAO NỘP SKKN
CHẤM CẤP NGÀNH
1. Sau khi tổ chức chấm SKKN tại các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở (gọi
chung là cấp cơ sở), các đơn vị sử dụng Phần mềm Quản lý SKKN của Sở GD&ĐT tại địa
chỉ để nhập những SKKN đã được cơ sở chấm và xếp loại A.
Thời gian nhập bắt đầu từ ngày 20/3/2013 đến 27/3/2013 (đối với đợt 1), từ ngày 25/5 đến
05/6/2013 (đối với đợt 2), tên truy cập và mật khẩu vẫn giữ nguyên như các năm trước. Sau
thời hạn trên, các đơn vị sẽ không nhập được dữ liệu mà chỉ xem và tra cứu kết quả chấm
SKKN.
2. Các thông tin được cập nhật trong phần mềm quản lý SKKN phải chính xác, không
viết tắt tùy tiện, đặc biệt không viết tắt tên tác giả; yêu cầu nhập đầy đủ tên SKKN - trong
trường hợp đặc biệt, chỉ được phép viết tắt một số từ thông dụng;
3.Phân loại SKKN theolĩnh vực hoặc môn học mà nội dung SKKN đề cập tới như đã
phân loại trong phần mềm Quản lý SKKN/DEF*, ,G<H<:II(JEC,
tránh nhầm lẫn giữa nội dung SKKN đề cập với chức vụ được giao của tác giả. Ví dụ: SKKN
của Giáo viên toán nhưng viết về công tác chủ nhiệm thì xếp vào lĩnh vực chủ nhiệm. SKKN
của Hiệu trưởng viết về lĩnh vực hoạt động ngoại khóa thì xếp vào Hoạt động GD tập thể.
4. Các đơn vị cần tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin nhập vào phần mềm Quản lý
SKKN trước khi in và gửi lên Sở GD&ĐT vì cơ sở dữ liệu do đơn vị xây dựng sẽ được sử
dụng để chấm cấp Ngành và in chứng nhận SKKN.
19
PHỤ LỤC 1
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
0&KL:II6-MNO-,&POQRSE,.T
5. Hồ sơ SKKN gửi lên Sở GD&ĐT gồm:
5.1 Danh sách SKKN của cả đơn vị kết xuất từ Phần mềm Quản lý SKKN: 01 bản, nộp
cùng báo cáo;
5.2 Bảng tổng hợp SKKN theo cấp học/môn/lĩnh vực (có sẵn trong Phần mềm Quản lý
SKKN): 02 bản: 01 bản để vào từng bó SKKN theo môn học/ lĩnh vực, 01 bản nộp cùng báo
cáo;
5.3 Biên bản chấm SKKN có đủ các thông tin: 2 thành viên chấm ký, có chữ ký của Chủ
tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng chấm (-EU(JE), kẹp vào trang đầu của mỗi
SKKN;
5.4 Bản SKKN được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word,
Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm;
lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm. Bìa SKKN theo mẫu đính kèm. Nếu có phụ lục
kèm theo (VD: đĩa CD có nội dung minh họa cho SKKN (không phải đĩa chứa tệp nội dung
SKKN), sản phầm, mô hình ) cần ghi rõ và đóng gói cẩn thận và gắn cùng quyển SKKN để
tránh thất lạc.
Lưu ý: Cuối mỗi bản SKKN, có chữ ký của Tác giả và lời cam đoan theo mẫu sau:
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
)" V5E@AB>
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Yêu cầu: Bó các bản SKKN theo cấp học; trong từng cấp học xếp theo môn học/lĩnh
vực; ngoài bó có nhãn ghi rõ đơn vị, SKKN môn/lĩnh vực và số lượng (-EU);
5.5 Đĩa CD chứa các tệp đề tài SKKN của đơn vị (ghi chung vào 01 đĩa); sắp xếp theo
thư mục của từng cấp học/ Môn học hoặc lĩnh vực viết SKKN (đối với phòng GD&ĐT). Tên
tệp SKKN qui đinh như sau: Môn hoặc lĩnh vực_lơp_tentacgia_tendonvi.doc . Ví dụ:
SKKN môn Toán lớp 3 của cô Minh, trường TH Thăng Long sẽ đặt tên tệp:
toan_3_Minh_ththanglong.doc.
5.6 Báo cáo hoạt động SKKN năm học 2012 - 2013 (-EUCT
6. Sau khi có kết quả chấm được cập nhật trên Website của Sở GD&ĐT, yêu cầu các đơn vị
rà soát lại thông tin của SKKN: tên tác giả, tên SKKN nếu phát hiện sai sót cần thông báo
ngay cho Phòng Khoa học Công nghệ thông tin, Sở GD&ĐT để kịp thời chỉnh sửa trước khi
in Giấy chứng nhận. Nếu quá thời gian quy định, các đơn vị cần gửi công văn đề nghị và chịu
chi phí in lại Giấy chứng nhận.
20
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
PHÂN LOẠI LĨNH VỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THEO CẤP HỌC
/-*, W-=EXEPO,K:II!:;#$%)"C
STT TÊN LĨNH VỰC STT TÊN LĨNH VỰC
CẤP MẦM NON
1 Quản lý
2 Chăm sóc nuôi dưỡng 4 Giáo dục mẫu giáo
3 Giáo dục nhà trẻ 5 Lĩnh vực khác
CẤP TIỂU HỌC
1 Tiếng việt 11 Thể dục
2 Toán 12 Tự chọn
3 Đạo đức 13 Giáo dục tập thể
4 Tự nhiên xã hội 14 Chủ nhiệm
5 Khoa học 15 Quản lý
6 Lịch sử và Địa lý 16 Công tác Đoàn, Đội
7 Âm nhạc 17 Thanh tra
8 Mỹ thuật 18 Công đoàn
21
PHỤ LỤC 2
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
9 Thủ công 19 Thư viện
10 Kỹ thuật 20 Nhân viên
21 Lĩnh vực khác
CẤP THCS
1 Ngữ văn 13 Ngoại ngữ
2 Toán 14 Tự chọn
3 Giáo dục công dân 15 Giáo dục tập thể
4 Vật lý 16 Chủ nhiệm
5 Hoá học 17 Giáo dục hướng nghiệp
6 Sinh học 18 Quản lý
7 Lịch sử 19 Công tác Đoàn, Đội
8 Địa lý 20 Thanh tra
9 Âm nhạc 21 Công đoàn
10 Mỹ thuật 22 Nhân viên
11 Công nghệ 23 Thư viện
12 Thể dục 24 Lĩnh vực khác
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên Phòng giáo dục và Đào tạo viết SKKN áp
dụng cho môn học/lĩnh vực của cấp học nào thì phân loại vào môn học hoặc lĩnh vực
của cấp học đó. Nếu SKKN có nội dung chung cho nhiều cấp học thì xếp vào cấp học
cao nhất.
CẤP THPT
1 Ngữ văn 13 Tự chọn
2 Toán 14 Giáo dục tập thể
3 Giáo dục công dân 15 Chủ nhiệm
4 Vật lý 16 Giáo dục hướng nghiệp
5 Hoá học 17 Giáo dục nghề phổ thông
6 Sinh học 18 Quản lý
7 Lịch sử 19 Công tác Đoàn, Đội
8 Địa lý 20 Thanh tra
9 Công nghệ 21 Công đoàn
10 Thể dục 22 Nhân viên
11 Ngoại ngữ 23 Thư viện
12 Tin học 24 Giáo dục quốc phòng và an ninh
25 Lĩnh vực khác
Ngành GDTX
1 Toán 11 Hoạt động tập thể
2 Vật lý 12 Giáo dục hướng nghiệp
3 Hoá học 13 Chủ nhiệm
4 Sinh học 14 Quản lý
5 Ngữ văn 15 Công tác Đoàn, Đội
6 Lịch sử 16 Thanh tra
22
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
7 Địa lý 17 Công đoàn
8 Giáo dục công dân 18 Nhân viên
9 Ngoại ngữ 19 Thư viện
10 Tin học-Công nghệ 20 Lĩnh vực khác
Ngành TCCN
1 Phương pháp dạy học 7 Công tác Đoàn, Đội
2 Chuyên ngành 8 Thanh tra
3 Cơ bản 9 Công đoàn
4 Hoạt động tập thể 10 Nhân viên
5 Chủ nhiệm 11 Thư viện
6 Quản lý 12 Lĩnh vực khác
Lưu ý: Riêng đối với Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội: Cán bộ quản lý,
chuyên viên, nhân viên viết SKKN áp dụng cho môn học/lĩnh vực của cấp học nào thì
phân loại vào môn học hoặc lĩnh vực của cấp học đó. Nếu SKKN có nội dung chung cho
nhiều cấp học thì xếp vào cấp học cao nhất.
CÁC TTKTTH
1 Tin học 5 KT nông nghiệp
2 KT điện tử 6 Quản lý
3 Cơ khí 7 Nhân viên
4 KT phục vụ 8 Thư viện
9 Lĩnh vực khác
23
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SKKN:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Đơn vị………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
)" VYTTYT5E@AB>
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SKKN NĂM HỌC 2012 - 2013
I. Tình hình chung:
Nêu ngắn gọn quá trình triển khai hoạt động SKKN của đơn vị trong năm học 2012 - 2013
(Hướng dẫn, phổ biến SKKN, đăng ký, viết SKKN, tổ chức chấm tại cơ sở).
II. Số liệu thống kê:
Bảng 1: Kết quả chấm SKKN của đơn vị
Tổng số
cán bộ,
GV, NV
Tổng số
SKKN
Loại A Loại B Loại C
Không xếp
loại
Số lượng
(SL) SL SL % SL % SL % SL %
Bảng 2: Hoạt động phổ biến, ứng dụng SKKN
Tổng số buổi tổ chức phổ biến, ứng dụng SKKN (phân theo qui mô)
Toàn đơn vị Tổ bộ môn Nhóm
chuyên môn
Khác Cộng
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)
24
PHỤ LỤC 3
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY
Ở TRƯỜNG THCS
Mẫu nhãn bên ngoài bó SKKN
a. Của từng cấp học và từng môn/lĩnh vực
TÊN ĐƠN VỊ……………….
CẤP HỌC
MÔN hoặc LĨNH VỰC:
SỐ LƯỢNG SKKN:
b. Nhãn chung của cả đơn vị
TÊN ĐƠN VỊ……………….
TỔNG SỐ SKKN:
25
PHỤ LỤC 4