Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN hay: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết tập làm văn đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.34 KB, 22 trang )

SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

A - PHẦN MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:
Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một
cách tồn diện cho học sinh. Mỗi mơn học đều góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục
vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đối
với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói
chung là phần mà các em ngán ngại nhất. Bởi phân môn này đòi hỏi ở học sinh
sự tổng hợp của quan sát thực tế; chọn lọc hình ảnh, nội dung cần thiết, vận
dung kiến thức ngữ pháp, vốn từ ngữ, nắm chắc thể loại văn, sử dụng tốt các
phương pháp nghệ thuật văn học như là nhân hóa, so sánh,… để có thể viết
thành một bài văn theo yêu cầu đề. Mặt khác, nội dung kiểm tra cuối năm ở lớp
5 gần như là tất cả thể loại văn mà các em đã được học ở tiểu học: Tả cảnh, tả
người, tả đồ vật, tả cây cối,…. Chính vì thế, để học sinh có thể hồn thành tốt
bài văn là điều khơng dễ dàng.
Trong các thể loại văn ấy, chỉ có tả cảnh, tả người là các em được học ở
lớp 5 còn các thể loại văn khác các em được học từ năm học trước. Qua một
thời gian không ôn lại các thể loại văn ấy nên các em khó có thể nhớ rõ trình tự
thực hiện cũng như cách chọn lọc ý, sắp xếp ý chặt chẽ, thích hợp,… Vì vậy,
giáo viên cần nhắc lại dàn bài chung của từng thể loại, cách sắp xếp ý theo thứ
tự hợp lí như tả cây cối thì thân bài nên viết theo thứ tự: gốc, thân, cành, lá,
hoa, quả,.. Đối với văn tả con vật thì giáo viên hướng dẫn các em chọn lọc ý,
dùng từ ngữ gợi tả sao cho thấy được sự khác biệt của hai đối tượng như con
chó và con mèo có điểm riêng nổi bật nào? Cịn tả đồ vật thì khi tả bộ phận nào
phải kèm theo công dụng, hoạt động hoặc cách sử dụng chúng… Chẳng hạn, tả
cây kim của chiếc đồng hồ thì ngồi việc tả hình dáng, màu sắc phải cho biết
kim di chuyển nhanh chậm thế nào? Nhiệm vụ của nó là gì?...
Nếu như tả người, tả cây cối, con vật, đồ vật, giáo viên có thể hình thành
cho các em trình tự tả để ghi nhớ thì tả cảnh lại là điều hết sức khó. Vì mỗi


1


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

cảnh khác nhau, cảm nhận và cách quan sát của mỗi người cũng khác nhau. Do
đó, để học sinh nắm trình tự thể loại này chỉ có thể nêu cho các em cách tả
chung theo thứ tự không gian từ xa đến gần, từ gần ra xa, từ cao xuống thấy hay
từ thấp lên cao…Ví dụ. Đề bài: “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học” thì
tả từ trong trường ra đến cổng trường… Với thể loại văn tả cảnh, các em
thường dễ sa đà vào tường thuật như với đề “Tả một cảnh đẹp mà em có dịp
tham quan”, học sinh thường kể lại đi với ai, bằng xe gì, dọc đường ăn sáng ở
đâu, đến nơi mướn phòng thế nào… mà khơng diễn đạt được cảnh đẹp mình
được ngắm. Vì vậy, cần nhấn mạnh cho các em rõ tả cảnh là “vẽ lại hình ảnh
bằng lời văn”. Qua bài văn, người đọc có thể tưởng tượng ra cảnh đó như một
bức tranh hay một ảnh chụp trước mắt.
Vì trong chương trình tiểu học, mơn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan
trọng. Tiếng Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn học
khác, đặc biệt chương trình mới đã chú trọng đến yêu cầu luyện tập thực hành
về kĩ năng luyện nói, viết cho học sinh. Nhưng dạy tập làm văn ở lớp 5 có
những điểm khó, vì nó địi hỏi năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo
viên trên lớp. Bởi vậy, làm thế nào để dạy tốt phân môn tập làm văn là một vấn
đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
Là một giáo viên được phân công dạy lớp 5, qua thời gian giảng dạy tôi
thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là mơn Tiếng Việt. Thực tế
cho thấy khi học phân môn Tập làm văn thì nhiều em cịn lúng túng. Với suy
nghĩ: " Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn hay và tự tin trong học
tập ?” Để tháo gỡ những khó khăn trên, tơi quyết định chọn đề tài: "Một vài
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.”

II - Mục đích nghiên cứu:
Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của phân mơn Tập làm văn
trong mơn Tiếng Việt.

2


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến
thức về phân môn Tập làm văn.
* Qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy phân
môn tập làm văn và khảo sát thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nêu trên.

B - PHẦN NỘI DUNG
I - Vị trí
Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn kĩ năng sản sinh ngơn bản nói và
viết. Khơng học tốt tập làm văn, khả năng nói và viết ngơn bản của học sinh sẽ
bị hạn chế. Vì tập làm văn được thừa hưởng và cần phải tận dụng vốn từ vựng,
nghệ thuật dùng từ, đặt câu … mà học sinh thu nhận được từ các bài tập đọc, kể
chuyện, …không những thế, học sinh cịn được học cách dùng tính từ, động từ,
học được cách dùng các phép so sánh, nhân hóa.., để chắp thêm cánh cho trí
tưởng tượng, liên tưởng… khi làm các bài văn tả cảnh trong chương trình tập
làm văn. Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển, miêu tả là “lấy nét vẽ
hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”. Trong văn miêu tả,
người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu
tượng về sự vật như: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng… Mà văn miêu tả vẽ ra
các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người … bằng ngôn ngữ một cách sinh
động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang
xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dịng sơng,

một con vật, một con người…do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh
được chụp lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết tinh của những nhận
xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan
sát cuộc sống. Vì thế mà văn miêu tả có thể được ví như “hòn đá thử vàng” đối
với các tài năng văn học, tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm văn học. Những
sáng tác (bài văn) đầu tay sẽ như “tiếng chim gọi đàn”đánh thức niềm hứng thú
và năng khiếu văn chương còn ẩn tàng trong những tâm hồn trẻ thơ, khuyến
khích các em bước thêm một bước từ việc học tập môn Tiếng Việt ở nhà
trường: không chỉ tiếp thu cái hay cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, của văn học dân tộc,
3


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

mà còn bắt đầu từ chút vốn liếng ấy, các em muốn tự mình “làm ra” những vẻ
đẹp của riêng mình. Nói theo M. Gor – ki thì con người khi sinh ra vốn đã
mang phẩm chất nghệ sĩ trong tâm hồn, chỉ có điều cái vốn ấy có được đánh
thức và phát huy hay khơng!
II - Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Trong chương trình tiểu học mới, các bài văn thường gắn với chủ điểm
của đơn vị học. Qúa trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát,
viết đoạn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo
các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể
chuyện, miêu tả,…góp phần khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học
sinh. Tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các
biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh, tả người. Học các tiết tập làm
văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên
qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại
có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài.
Những cơ hội đó làm cho tình cảm u mến, gắn bó với thiên nhiên, với người

và việc xung quanh được nảy nở, tâm hồn của học sinh thêm phong phú. Đó
cũng là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho
các em. Muốn có bài tập làm văn tốt, các em cần được bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thơng qua
các mơn học, đặc biệt phải có sự kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn. Để
làm được một bài tập làm văn, điều trước tiên các em phải bộc lộ trên trang
giấy về tình cảm yêu, ghét của mình đối với con đường từ nhà đến trường em
thường đi học, quyển lịch nhà em, cây có bóng mát bên đường, tấm gương miệt
mài luyện tập thành tài…
Bài làm văn nào cũng là sự thể hiện các trạng thái tình cảm của học sinh.
Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn
văn, bài văn đáng yêu và đạt kết quả cao. Vì thế giáo viên phải giúp cho học
sinh tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, dạy cho các em biết kính trọng ơng bà,
4


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

cha mẹ, anh chị,… yêu quý từng quyển sách, cái bút,…những đồ vật gần gũi
hằng ngày, dạy các em tinh thần đoàn kết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn…
Chính những tình cảm ấy giúp cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp
dẫn người đọc. Ngược lại những bài văn đạt điểm chưa cao, giáo viên cần chỉnh
sửa động viên và nhắc nhở để học sinh cố gắng làm tốt hơn.
Vì bài tập làm văn cịn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết đời sống,
trình độ kiến thức văn hóa của học sinh. Tập làm văn là môn học thực hành, kết
quả của tập làm văn dựa trên sự huy động nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng
phát âm và nói, kĩ năng viết chữ, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài, kĩ năng
quan sát. Vì kĩ năng là kết quả của sự luyện tập, thực hành là sản phẩm của
lịng kiên trì. Muốn có bài tập làm văn đạt kết quả cao, đòi hỏi mỗi em phải
chịu khó tập viết, tập nói, tập dùng từ, đặt câu, viết đoạn… nhiều lần. Mà

không ngại tập đi tập lại, không ngại sửa đi sửa lại đoạn văn, câu văn đã viết.
Và chính bản thân người giáo viên cũng kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập
và giúp các em sửa chữa các sai sót. Một câu châm ngơn đã nói: “Tài năng một
phần mười là bẩm sinh, chín phần mười là do lao động kiên trì làm nên”.
III - Q trình thực hiện :
Mỗi mơn học có những phương pháp học khác nhau nhưng cái chung
vẫn là học sinh làm trung tâm của quá trình học tập, giáo viên chỉ đóng vai trị
người tổ chức hoạt động, dẫn dắt để học sinh làm việc. Muốn thực hiện được
yêu cầu trên, khó nhất vẫn là tạo được hứng thú học tập làm văn cho học sinh.
Mặt khác, giáo viên cần tôn trọng độc lập suy nghĩ, sự sáng tạo của học sinh
qua bài làm tập làm văn. Mỗi bài văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh
trước một đề tài. Sản phẩm ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy
nghĩ, cách tả, cách diễn đạt.
Mỗi tiết học tập làm văn phải là một tiết thực hành, cần giảm sự giảng
giải của giáo viên để tăng thời gian cho sự luyện tập của học sinh. Tuy nhiên,
phần lí thuyết của từng kiểu bài cần được truyền đạt chính xác, đầy đủ để soi
sáng cho học sinh trong quá trình thực hành. Giáo viên phải giúp cho học sinh
5


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

viết bài văn giàu cảm xúc, tạo nên “cái hồn”, chất văn của bài làm. Luôn nuôi
dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lịng dễ xúc
động và luôn hướng tới cái thiện. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái
độ giả tạo, giả dối, hoặc biểu hiện bài làm theo cách sao chép nguyên văn bài
mẫu. Kết quả cuối cùng của việc dạy tập làm văn là hiệu quả của những bài
văn. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu
cảm xúc. Vậy, trong mỗi giờ tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt các yêu
cầu này. Ở lớp 5, để viết bài tập làm văn, học sinh thường trải qua các khâu cơ

bản là: Lập dàn ý, trao đổi ý, lời văn qua tiết luyện tập (tập làm văn miệng), làm
văn viết, rồi được học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Trong các tiết học
này, giáo viên và học sinh sẽ lần lượt giải quyết các yêu cầu trên.
1/ Về phương pháp làm bài tập làm văn:
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về
phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần.
Cụ thể các bước của quá trình một bài tập làm văn viết là:
 Tìm hiểu đề bài:
Trước hết, cần tìm hiểu đề bài để xác định rõ thể loại bài (miêu tả hay kể
chuyện,…), kiểu bài như tả cảnh hay tả đồ vật hoặc tả người,…và trọng tâm
của bài (phần nào là chủ yếu cần nói rõ). Việc tìm hiểu đề bài cần được coi
trọng để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề.
 Lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý)
Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm
bài. Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc
hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống…
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm
hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập
dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn
ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài
ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài…
6


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể,
hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh.
Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần:
- Mở bài.

- Thân bài.
- Kết bài.
 Viết thành bài hồn chỉnh
Đây là khâu rất quan trọng trong q trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý vừa
lập, học sinh viết thành câu, thành đoạn, thành bài viết hoàn chỉnh. Lời văn diễn
đạt phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng ngữ pháp; diễn đạt có hình ảnh,
linh hoạt, sinh động và có cảm xúc. Cần tránh lối đạt câu sai ngữ pháp, lộn xộn,
…. Nội dung đúng, lời văn trong sáng và cảm xúc chân thực sẽ tạo nên chất
lượng tốt của bài văn.
Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh ln dành thời gian thích đáng để viết
nháp hoặc chuẩn bị chu đáo trước khi viết bài chính thức. Và đó là một việc
làm tốt cần phát huy (tất nhiên chỉ có thể viết nháp trong một khoảng thời gian
cho phép hoặc đọc dò lại bài chuẩn bị trước để việc làm bài hoàn chỉnh đảm
bảo đúng thời gian quy định).
 Đọc soát lại bài làm
Để tránh những sơ suất trong việc dùng từ và đặt câu, đồng thời để tránh
những lỗi chính tả, học sinh cần đọc lại bài viết của mình để sửa chữa những
chỗ sai, xóa bỏ những chữ thừa hoặc bổ sung những từ ngữ do vơ tình đã bị
thiếu khi viết. Việc làm này là cần thiết để “tu chỉnh” cho bài văn đạt kết quả
tốt hơn.
2/ Về xây dựng nội dung
* Đối với văn tả cảnh: là văn dựa trên sự quan sát, óc nhận xét của mình,
rồi dùng ngơn ngữ (nói hoặc viết) dựng lại một bức tranh với những hình ảnh,
đường nét, màu sắc và gợi ra cả âm thanh…về một cảnh vật cụ thể nào đó.

7


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.


Chính vì vậy mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh phải nắm được ba yêu cầu
cơ bản:
+ Phải dùng ngôn ngữ nói hoặc chữ viết của mình mà vẽ cho ra, trình bày
cho được một cách trung thực quang cảnh mình muốn tả để người nghe, người
đọc cùng thấy được, cùng hình dung được quang cảnh được tả một cách rõ
ràng, tường tận.
+ Phải giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận như chính mình.
+ Phải trình bày bài văn bằng một kết cấu hợp lí, bằng những từ ngữ,
hình ảnh trong sáng, chọn lọc. Đây là yêu cầu về sự diễn đạt, về cách nói, cách
viết.
Về phương pháp làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ba bước
cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả.
Xác định xem đối tượng em định tả là cảnh gì? ở đâu? Phạm vi không
gian, thời gian của cảnh được tả và nội dung chủ yếu cần làm toát lên từ cảnh
đó.
Bước 2: Quan sát
Chọn vị trí quan sát thuận tiện nhất để nắm bắt được những chi tiết, đặc
điểm cơ bản, quan trọng của cảnh.
Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và kết hợp các giác quan khác. Lưu ý
đến các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, âm thanh có hịa hợp với nhau khơng?
Bước 3: Sắp xếp ý, chọn lựa từ ngữ, hình ảnh để xây dựng thành một bài
văn tả cảnh hồn chỉnh.
Ví dụ: Tả cảnh sinh hoạt là sự tổng hợp của tả cảnh thiên nhiên, cảnh vật,
con người…Vì vậy, việc lựa chọn sắp xếp các chi tiết tiêu biểu, hợp lí là hết
sức cần thiết. Phải làm sao toát lên cho được trọng tâm và nội dung của cảnh
cần tả.
Nội dung đủ và phong phú là yêu cầu không thể thiếu của bài văn tốt.

8



SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Giải quyết vấn đề này, ta cần trải qua khâu thứ nhất của mỗi bài văn là:
“Quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết”.
Mỗi bài văn của học sinh cần có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
đủ ý, đúng yêu cầu và diễn đạt phong phú.
Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh phải làm
là tìm hiểu đề.
- Học sinh cần đọc kĩ đề nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính
trong đề.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh gì? Vào lúc nào? Cảnh sinh hoạt này có
đặc điểm gì về người và phạm vi hoạt động?
Hoạt động của học sinh, phụ huynh học sinh khi trường tan học thường
bộc lộ những điểm gì nổi bật?
- Bám sát yêu cầu đề, huy động vốn thực tế tìm ý, xây dựng dàn bài chi
tiết trên cở sở dàn bài chung của mỗi thể loại.
Ở phần chính của bài văn, giáo viên yêu cầu các em phát triển bằng
nhiều ý khác nhau. Ví dụ 1. Đề bài: “Vui nhất và ấn tượng nhất trong đời học
sinh là cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. Em hãy viết một bài
văn tả lại cảnh ấy”.
Phần thân bài gốm các ý:
a/ Vài nét bao quát về cảnh sân trường lúc giờ chơi.
b/ Hoạt động cụ thể của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi.
c/ Khung cảnh sân trường lúc tín hiệu báo giờ ra chơi kết thúc.
Khi học sinh nêu được những phần chính này, tơi yêu cầu các em trả lời
câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học
sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tơi cho các em phát triển ý trong mỗi
phần(chú ý là phần trọng tâm):

GV hỏi: Từ trong lớp học, các bạn học sinh tỏa ra sân trường thế nào?
Cảnh sân trường lúc này có gì nổi bật về âm thanh, màu sắc, sự hoạt động?

9


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Nhóm hoạt động sơi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trị chơi gì?
Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?...
Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt
lại:
+ Sân trường rộn rã tiếng nói cười, … Những bộ đồ đồng phục áo trắng
quần tây đen nổi bật trên sân trường, trông xa như một đàn cò trắng dừng chân
giữa thảm cỏ xanh.
Những hoạt động có nhiều học sinh tham gia với khơng khí sơi nơi, thích
thú, ví dụ: đá cầu, nhảy dây, chơi bóng, …
Và đây là bài văn tả cảnh trường trong giờ ra chơi của em Trần Thị Cẩm
Hiền học sinh lớp 5a1 trường TH Phước Sang.
Ví dụ 2 về bài văn tả ngôi trường của em Nguyễn Hữu Lợi học sinh lớp
5a1 trường TH Phước Sang.
Đề bài: Ngôi trường nơi gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ,
hãy viết một bài văn tả cảnh trường em cho mọi người cùng biết.

Ví dụ 3 về bài văn tả cảnh đẹp của em Hoàng Văn Nam học sinh lớp 5a1
trường TH Phước Sang.
Đè bài: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp của quê
hương mà em thích nhất.
* Đối với văn tả người:
Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý đến ba mặt: hình dáng, tính tình (tính

nết) và sự hoạt động. Vì ba mặt này có liên quan chặt chẽ với nhau và đều
nhằm làm nổi bật rõ tinh thần, tình cảm và tính cách của người được tả.
Về tả hình dáng (ngoại hình) một người, ta thường chú ý đến tầm vóc,
khn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt…cách ăn mặc, dáng đi, tiếng nói cười
10


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

nhưng cần lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật, để tập trung vào
những đặc điểm tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Thông thường,
dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, hồn cảnh sống của mỗi người, ta có thể chọn tả
những nét phù hợp và nổi bật. Ví dụ: nhà văn Ê – min Dô – la tả bác thợ rèn
khỏe mạnh qua các hình ảnh như “vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lị
và bụi búa sắt”, “đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm
dày, đơi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như ánh thép”, “quai hàm bạnh của bác
rung lên với những tràng cười”…; còn nhà văn Chu Văn tả một em bé sống ở
nơng thơn qua những hình ảnh và chi tiết cụ thể: “Bé Cơi lên bốn. Nó mập trịn
như một quả dưa chín mọng. Nước da nâu hồng, cái thứ da chịu đựng gió
sương, mưa dầm nắng lửa của đồng chiêm nước mặn. Mặt nó trịn như bánh
giầy. Đơi mắt to đen lay láy, mở trịn thao láo. Cái miệng rộng lúc nào cũng
tươi như hoa và hai hàm răng thưa thớt như răng chuột…”
Ở những nét nổi bật về hình dáng nói trên, người đọc dễ dàng nhận thấy
cả tinh thần, tình cảm hay tính cách của người được tả: bác thợ rèn lạc quan,
yêu lao động; em bé ngây thơ và rất hồn nhiên.
Về tả hoạt động của người, cũng cần tập trung vào những biểu hiện chính
với từng dáng điệu, cử chỉ, lời nói, động tác…sao cho rõ đặc điểm tính tình hay
phẩm chất tư cách của người đó. Ví dụ, nhà văn Ma Văn Kháng tả anh Hạng A
Cháng – một thanh niên Hmông – đang cày ruộng với sự cần cù chăm chỉ và
lịng u thích, say mê cơng việc: “Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế

ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhồi thành một đường cong mềm mại,
khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vịng theo hình ruộng bậc
thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh
như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn gấp gấp…”;
còn nhà văn Nguyễn Nho tả vài nét về lời nói, cử chỉ của một bác thợ xây
nhưng cho ta thấy rõ tính nết vui vẻ, cởi mở của người lao động:
“Trời vừa đứng bóng, Hịe đang rảo bước trên vỉa hè. Bỗng một tiếng gọi
giật lại:
11


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

- Này Hòe, lại đây!
Hòe vội quay lại. Bác thợ xây quen thuộc đang tươi cười hồ hởi. Khn
mặt rám nắng cịn đọng mấy vệt mơ hơi khơ.
Đói chưa? Đây ăn đi…
- Cháu có thích cái nghề vơi vữa này khơng?
- Cháu rất thích ạ.
Về tả tính tình của một người khơng chỉ liệt kê tất cả các đặc điểm về
tính nết của người ấy. Để làm rõ tính cách của một người, ta thường nêu những
dẫn chứng cụ thể hoặc thông qua các biểu hiện bên ngồi như lời nói, cử chỉ,
hành động, việc làm, cách ăn mặc hay đi đứng… của người được tả. Những ví
dụ về cách tả hình dáng, hoạt động nêu trên đã cho thấy điều đó; hoặc như nhà
văn Đào Vũ tả chị Chấm, một cô gái nơng thơn mộc mạc, giàu tình cảm: “Có
bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc suốt buổi. Đêm
ấy về ngủ, trong giấc mơ Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt…”.
Thơng qua hành động, việc làm…người viết cịn cần bộc lộ được những
suy nghĩ, tình cảm hay tâm trạng của nhân vật. Đó là những biểu hiện về nội
tâm, cho thấy tính cách của người được tả rõ nét và sâu sắc. Ví dụ, nhà văn

Thạch Lam miêu tả tâm trạng của Thanh khi về quê thăm bà: “Thanh đi, người
thẳng, mạnh, cạnh bà lưng cịng. Tuy vậy Thanh cảm thấy chính bà che chở cho
mình cũng như những ngày cịn nhỏ…Thanh đến bên bể múc nước vào thau
rửa mặt. nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lịng bể với những
mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên
như thế…”.
Về bố cục bài văn tả người thường căn cứ vào yêu cầu do đề bài đặt ra
(tùy theo yêu cầu tả kĩ mặt nào mà tập trung làm rõ mặt đó, bằng cách trình bày
lần lượt hoặc kết hợp, xen kẽ các mặt), sau đây là dàn bài chung của văn tả
người:
a. Mở bài: Giới thiệu người muốn tả.

12


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

(Ở đâu, gặp gỡ quen biết trong dịp nào, nghề nghiệp làm gì? Quan hệ
người đó với mình như thế nào?)
b. Thân bài: (nêu đủ 3 mặt)
- Hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, nghề nghiệp; tầm vóc, cách ăn mặc
(quần áo), dáng đi đứng…Tả kĩ những nét nổi bật, đáng chú ý về khn mặt
hay mái tóc, cặp mắt, nụ cười, …
- Tính tình: Nêu rõ lời nói, cử chỉ, thái độ cư xử hay việc làm của người
được tả nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen của người đó.
- Hoạt động: Tả kĩ và có thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy được
cách làm việc, thái độ và tính nết của người được tả.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả: yêu mến, kính
trọng, học tập…và những ảnh hưởng của người đó đối với cuộc sống của mình.
Và sau đây là bài văn tả người của em Trương Thị Thúy Liễu học sinh

lớp 5a1 trường TH Phước Sang.
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình cơ giáo (thầy giáo) đã dạy em
trong những năm học trước mà em nhớ nhất
Nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức về kĩ năng viết bài tập làm
văn đạt kết quả cao. Tôi tiếp tục hướng dẫn và yêu cầu các em làm thêm một số
đề bài về văn tả người như tả bà(ông), tả bạn, tả em bé, …
Ví dụ 2: “Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em
được nhiều người quý mến”, phần thân bài gồm các ý:
a/ Hình dáng người bạn.
b/ Tính tình người bạn.
Khi học sinh nêu được hai phần chính này, tơi u cầu các em trả lời câu
hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học sinh
nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tơi cho các em phát triển ý trong mỗi phần(chú
ý là phần trọng tâm):
13


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

GV hỏi: Bạn có những nét gì riêng biệt, đáng chú ý,..
Ấn tượng sâu đậm hoặc kỉ niệm tốt đẹp của em với bạn là gì?
Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt
lại:
+ Những nét nổi bật khiến em dễ phân biệt bạn với người khác trong lớp
về khn mặt, mái tóc, đơi mắt, nụ cười, giọng nói,..
Sau khi xây dựng xong ý khái quát về hình dáng, giáo viên hướng dẫn
cho học sinh xây dựng về tính tình, hoạt động và việc làm. Cách làm như trên,
tôi yêu cầu các em phải chú ý những mối liên hệ giữa mọi người. Học sinh nêu,
sau đó tơi chốt lại:
+ Em và nhiều người cịn q mến bạn vì những nết tốt gì khác (ví dụ:

dũng cảm, thương người, giúp đỡ các em nhỏ,..), thể hiện qua việc làm, cách cư
xử của bạn thế nào?
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều đảm bảo đủ ý
chính. Tuy nhiên, bài văn hay nếu chỉ đủ ý thì chưa đạt mà cần phong phú về
nội dung. Vì thế, tơi ln cho các em tùy ý lựa chọn nội dung viết theo đề bài
yêu cầu đảm bảo đúng trọng tâm.
Và đây là bài văn tả bạn của em Lường Thị Quỳnh Như học sinh lớp 5a1
trường TH Phước Sang.

Và đây là bài văn tả bà của em Hoàng Thị Thanh Ngọc học sinh lớp 5a1
trường TH Phước Sang.
Đề bài: Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính u (cụ già
đó có thể là ơng, bà em hoặc một người em quen biết).
3/ Về diễn đạt có nghệ thuật:
Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ
thuật, các em thường được trau dồi qua tiết luyện tập(làm văn miệng). Qua tiết
14


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

này, học sinh thể hiện cách diễn đạt của mình và học tập bạn, được luyện cách
mở bài, kết bài và tập vận dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học vào việc
diễn tả nội dung.
a. Luyện cách mở bài, kết bài.
* Phần mở bài:
Các em có thể vào bài trực tiếp hoặc gián tiếp, có em mở bài bằng một
câu nhưng có em bằng cả một đoạn văn, nhưng khơng ai được phép tách rời nội
dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo
viên góp ý, khơng gị bó áp đặt.

Ví dụ: Đề bài “Tả cụ già mà em kính u”.
+ Có em mở bài đi thẳng luôn vào đề: “Trong gia đình em, có một người
mà em rất mực u q, đó là bà nội của em (chỉ bằng một câu, nhưng đủ ý).
Hoặc: Trong gia đình, em yêu nhất là bà nội.
+ Có em mở bài hơi dài nhưng sinh động, gây ấn tượng ngay từ phút đàu:
“ Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm!”
Tôi vừa hát vừa chải mái tóc trắng như cước của bà. Bà là nội của tơi, ở
với bố mẹ tơi từ khi tơi cịn ở tận ngoài miền Trung chuyển vào Nam sống cho
đến bây giờ.
Hoặc: “Bà ơi, cháu đau đầu quá bà ạ!” Vừa về đến nhà, tôi vội cất cặp và
chạy xuống bếp. Bà tôi đang lúi húi nhặt rau. Nghe thấy vậy, bà dừng tay ngay.
Bà lau tay rồi sờ trên trán tôi:
- Thôi chết, cháu tôi ốm rồi! Thế đi học cháu có đội nón khơng?
Tơi mếu máo: “Thưa bà, cháu qn đội”.
Với những tình thương ấy đã làm cho tơi càng u kính bà nhiều hơn.
+ Có em mở bài rất chân thành và xúc động:
“Mùa xuân xinh đẹp lại về rồi. Năm mới, cháu lại thêm một tuổi mới.
Nhưng xuân này, cháu đã vĩnh viễn mất bà, bà ơi. Bà có biết khơng? Nhiều
đêm cháu khơng ngủ được vì nhớ bà, lịng ln mong mỏi bà về với cháu dù

15


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

chỉ trong giấc mơ. Những kỉ niệm xưa vẫn còn sống mãi trong tâm trí cháu, bà
ơi!”.
Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách làm
khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung chính.
* Phần kết bài:

Có nhiều cách kết luận khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội
dung chính. Cũng như mở bài, học sinh nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề
thì cũng có thể bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay.
Có em chỉ liệt kê sự việc, cảm xúc như: “Em rất thích bà vì bà thương em
nhiều nhất”. Tôi yêu cầu học sinh nêu kết bài khác, có em đã nêu: “Cuộc đời bà
là một vầng trăng đẹp tỏa sáng muôn nơi. Bà là hiện thân của đức hi sinh và
chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Thường
thường trước lúc chia tay với bà, chúng em gửi lại bà tất cả tình u thương
kính trọng của những đứa cháu qua lời ca của nhạc phẩm “Cháu yêu bà”: “Bà
ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu
nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”. Với những kết luận giàu cảm
xúc hay được biểu hiện kín đáo, gián tiếp, có biểu cảm. Vì mỗi em mỗi cách,
mỗi em mỗi vẻ nên tôi hướng cho các em thấy cách nào hay hơn. Chính vì vậy,
có rất nhiều kết luận khác nhau khi tả bà của mình.
Ví dụ:
+ Bà của tơi là thế đấy!
+ Đến nay, bà đã đi xa, nhưng những kỉ niệm về bà vẫn cịn sống mãi
trong lịng tơi
+ Tình cảm sâu sắc, đằm thắm giữa tơi với bà tơi là tình cảm sâu lắng
nhất mà tơi cịn giữ mãi trong suốt cuộc đời.
Trong việc hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của giáo
viên là chia thành các ý nhỏ cho nhiều học sinh phát biểu và giáo viên còn chú
ý quan tâm nhất đối với những học sinh cịn yếu làm văn. Sau đó chắt lọc,

16


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

hướng dẫn cho học sinh cách nào được, cách nào chưa được để phát huy hay

sửa chữa.
b. Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật và sử dụng một
số biện pháp nghệ thuật đã học
Để tiến hành, giáo viên gợi ý cho học sinh trong những khi làm miệng
bài văn, bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ.
Giáo viên luôn hướng dẫn cho học sinh biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt
bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như so
sánh, nhân hóa…trong các thể loại, kiểu bài tập làm văn.
Ví dụ. Dạy bài tập làm văn tả người, tơi hỏi: hình dáng (mái tóc, hàm
răng, nước da,..), tính nết con người có thẻ tả bằng câu văn có dùng biện pháp
so sánh như thế nào? Học sinh diễn đạt thành từng câu văn có sử dụng biện
pháp so sánh như:
- Mái tóc dài mượt mà bng thả, thướt tha như dòng suối.
- Hàm răng trắng đều như hai hàng bắp.
- Nước da trắng mịn như trứng gà bóc (nước da ngăm ngăm bánh mật)
- Cô em hiền và dịu dàng như cơ Tấm trong truyện cổ tích.
- Giọng cơ giảng bài ấm áp như vịng tay của mẹ ln che chở cho con
(hoặc: giọng cơ nói êm như lời hát ru của mẹ).
- Mái tóc bà trắng như cước (hoặc: mái tóc ngả sang màu muối tiêu.)
Những câu hỏi gợi ý cách diễn đạt thường được xen vào trong khi học
sinh làm văn miệng. Nếu học sinh chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật thì tơi gợi
ý để các em khác bổ sung, sửa lại bài cho bạn.
Ví dụ: một em nêu: “Mái tóc đen nhánh ơm lấy khn mặt hồng hào của
cô, thật dễ mến”.
Một học sinh khác sửa lại: “Mái tóc đen nhánh mượt mà như dịng suối
ôm lấy khuôn mặt trái hồng hào của cô, thật dễ mến”.

17



SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Trong bài văn tả cảnh sinh hoạt, có em nêu: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa
ra sân trường. Sân trường bỗng trở nên ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Những chiếc
áo trắng, áo màu như những đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn”.
Nội dung như thế là được. Câu văn gọn, đủ ý. Nhưng để sinh động hơn,
học sinh có thể sửa lại: “Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân
trường bỗng trở nên ồn ào. Những chiếc áo trắng, áo hoa, áo màu như những
đàn bướm đủ màu sắc bay rập rờn”.
Tương tự trong bài văn tả cảnh đẹp, có em nêu: “Mặt trời nhô lên từ rất
sớm, phương đông lộ rõ ánh hồng, tỏa những tia nắng ấm áp rực rỡ”
Câu văn gọn, đủ ý. Nhưng để làm cho cảnh vật trở nên sống động, có sức
gợi tả, học sinh có thể sửa lại: “Mặt trời lên, phương đông lộ rõ ánh hồng. Ánh
nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống kẽ lá, đánh thức cơn trùng đang ngủ say sưa
trong lịng đất. Sương treo trên đầu ngọn cỏ lại càng long lanh hơn và tan dần
theo hơi ấm Mặt trời”.
4/ Về bôc lộ cảm xúc trong bài văn:
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc
không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu từng đoạn
của bài văn. Vì vậy, tôi đã gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài. Ví
dụ: Sống với bà, em cảm thấy như thế nào? (Bà gần gũi, chăm sóc em chu đáo
như một bà tiê hiền hậu; muốn mình làm điều gì đó cho bà đỡ vất vả).
- Được bà chăm sóc hằng ngày, em nghĩ gì? (Tình cảm gần gũi thương
yêu của bà như chắp cánh cho tôi vững bước trong cuộc đời).
- Dọn dẹp lớp xong, em có cảm giác gì? (Lớp học sạch sẽ, thật mát mẻ).
- Giờ ra chơi kết thúc, trên khuôn mặt của mọi người thể hiện điều gì?
(Khn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc).
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm
xúc, nhận xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kì. Bài văn của học sinh hạn
chế được nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc, mà thấm đượm cảm xúc của

người viết.
18


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

Kết hợp hài hòa cả ba yếu tố: xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng
biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sinh sẽ trở nên sinh
động, đạt kết quả cao. Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trổi
dậy và vươn lên xanh tốt.
IV/ KẾT QUẢ:
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân môn tập
làm văn, tôi thu được kết quả như sau:
+ Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú và yêu thích học các tiết tập làm
văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
+ Các em biết diễn đạt những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc bài
văn một cách mạch lạc, rõ ràng, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
+ Đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra: điểm K – G đạt 65 – 70%; TB
đạt 30 – 35%
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong
giờ học tập làm văn. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân
môn tập làm văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà cịn giúp các em phát triển tư duy,
có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết bài tập làm văn hay
đạt kết quả.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những kết quả đạt được nêu trên, bản thân tôi rút ra bài kinh nghiệm.
- Tự trau dồi bản thân, phải ln ln học tập, khơng ngừng tìm tịi,
nghiên cứu, đổi mới bằng nhiều biện pháp, hình thức để tạo sự say mê, u

thích học phân mơn tập làm văn cho học sinh. Làm sao người giáo viên giỏi
phải đi từ những điều đơn giản, dễ hiểu vừa với trình độ học sinh trung bình –
yếu rồi mới nâng dần kiến thức lên đối với học sinh khá giỏi bằng sự gợi mở,
19


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

hướng dẫn, làm cho các em không cảm thấy phân môn tập làm văn quá khó và
cảm thấy ngán ngại học phân mơn này.
- Khi các em đã thấy u thích thì sự tự giác học hoặc say mê học phân
môn tập làm văn là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên thành công trong
công tác giảng dạy.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Tôi luôn trau dồi ngôn ngữ cho bản thân
qua việc tìm tịi nghiên cứu tài liên quan đến phân môn tập làm văn, đọc thêm
sách tham khảo, học hỏi đồng nghiệp ... để lời nói, lời giảng trong sáng, tạo sự
hấp dẫn, lôi cuốn học sinh say mê học tập.
Như vậy, muốn trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng về
tiếng mẹ đẻ, tạo cho các em nắm được công cụ giao tiếp và tư duy thì bản thân
mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của mơn Tiếng
Việt nói chung, đặc biệt là phân mơn tập làm văn nhằm trau dồi những kiến
thức cảm thụ và làm văn hay. Đồng thời không ngừng phát huy, tìm tịi, vận
dụng phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
II. KẾT LUẬN:
Kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong q trình nghiên cứu khơng phải
là cái mới so với kiến thức của mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn tập làm
văn nói riêng, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Tuy nhiên bài học tâm
đắc tôi rút ra được sau nhiều năm giảng dạy đó là “SỰ NHIỆT TÌNH”. Vì giáo
viên khơng nhiệt tình giảng dạy, khơng hết lịng vì học sinh thân u thì chẳng
có kết quả nào cao cả. Bài học trên rút ra tưởng như khuôn sáo là sách vở

nhưng bao năm qua, chứng minh sự nhiệt tình là vô cùng cần thiết là điều kiện
tất yếu giúp giáo viên thành cơng trong việc dạy học. Có nhiệt tình mới thấy
được những sai sót để sửa chữa từng lỗi, từng câu giúp học sinh khắc phục và
tiến bộ. Có nhiệt tình mới chú tâm từng bài, suy nghĩ tìm tòi cách dạy hay sao
cho học trò dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp cũng với những kinh nghiệm của bản thân
và sự nghiên cứu, học hỏi tài liệu, đồng nghiệp, tơi nhận thấy phần trình bày
20


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

trên còn có những hạn chế. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của Hội
đồng khoa học để đề tài của tơi hồn thiện hơn.
Sơn Trà, ngày 25 tháng 2 năm 2014
Người thực hiện

Trần Thị Hòa

21


SKKN hay: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết Tập làm văn đạt kết quả tốt.

MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................1
I - Lý do chọn đề tài:...............................................................................1
II - Mục đích nghiên cứu:.......................................................................2
B - PHẦN NỘI DUNG..................................................................................3
I - Vị trí ....................................................................................................3

II - Cơ sở lí luận và thực tiễn:.................................................................4
III - Quá trình thực hiện :.......................................................................5
1/ Về phương pháp làm bài tập làm văn:.........................................6
2/ Về xây dựng nội dung....................................................................7
3/ Về diễn đạt có nghệ thuật:.............................................................20
4/ Về bơc lộ cảm xúc trong bài văn:..................................................23
IV/ KẾT QUẢ:.........................................................................................24
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN............................................24
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:...............................................................24
II. KẾT LUẬN:........................................................................................25

22



×