SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri
thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn
hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu
cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó,
người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động,
vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng
kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ
động, sáng tạo.
Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học
sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh
khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự
khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với
những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn
có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả
tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập.
Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.
Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để
khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì
người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn
đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết
được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong
1
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới
trong việc lĩnh hội kiến thức.
Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là
trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặc khác, nếu quan
tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp,
công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công
tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. Những năm qua, được sự quan tâm
sâu sát của ngành, chính quyền địa phương, của ban giám hiệu nhà trường và
ban đại diện cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của tập thể
thầy cô trường Tiểu học Thiện Hưng A thì nhà trường luôn là một trong những
trường đứng đầu trong toàn huyện về chất lượng giáo dục, công tác PCGDTH-
XMC và PCTHCS ở địa phương đã đạt chuẩn và duy trì tốt.
Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi
giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu. Đây sẽ
là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri
thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.
Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu” để tiếp tục áp dụng vào thực tế
lớp 5A
3
nói riêng và học sinh khối 5 trường Tiểu học Thiện Hưng A nói chung.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục đích
Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được
tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Nếu các em được sống trong sự yêu thương,
chăm sóc, quan tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì
các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất
2
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình.
Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục
không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì vậy,
đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm
ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu
chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đây
cũng chính là mục đích của đề tài này.
2.2 Nhiệm vụ
Khảo sát tình hình học yếu của học sinh khối 5 hiện nay.
Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để tìm
ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.
Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn (nếu có)
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
Giáo viên và học sinh khối 5 trường Tiểu học Thiện Hưng A về việc giúp đỡ các
em là học sinh yếu.
3.2 Thời gian
Từ ngày 10/9/2010 đến 30/9/2010: Lập đề cương.
Từ ngày 1/10/2010 đến 30/11/2010: Nghiên cứu và áp dụng thử trong khối.
Từ ngày 1/12/2010 đến 15/12/2010: Áp dụng rộng rãi trong toàn khối.
Từ ngày 15/12/2010 đến 30/12/2010: Cùng tập thể giáo viên trong khối, trường
rút ra bài học kinh nghiệm và hoàn tất đề tài.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG:
1.1 Thuận lợi
Đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học
tập của các em tương đối cao.
Học sinh lớp 5 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong
đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu giảm
bớt phần nào khó khăn trong học tập.
Đội ngũ giáo viên khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng
học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và
Đoàn thể nhà trường.
Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội
dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân
môn, từng bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động
hơn.
1.2 Khó khăn
Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. Và hơn thế nữa, trong
từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì
vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau.
Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một môn học xếp loại yếu
khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn
Toán, Tiếng Việt thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi
sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao.
Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế,
cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân
tộc thiểu số, ít quan tâm đến việc học tiếng Việt.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục:
• Đội ngũ giáo viên
• Cơ sở vật chất
4
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
• Chất lượng đầu vào
Trường chúng tôi luôn đứng trước khó khăn về cơ sở vật chất và chất lượng đầu
vào. Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên
trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất
lượng giáo dục.
Thực tế, trong lớp 5A
3
mà bản thân chủ nhiệm, phần lớn các em nhà ở xa
trường, nhà em Nhung cách trường đến 9 km, nhà em Điểu Thị Oanh nhà cách
trường đến 10 km, ngày ngày em phải đi về 4 lượt 40 km. Nhà xa, chưa có điện,
mỗi buổi tối em phải học bài bên ngọn đèn dầu, thậm chí Oanh nói: “ Có những
hôm hết dầu, con phải ngồi học bên bếp lửa cô ạ!”.
Bên cạnh đó, địa bàn xã Thiện Hưng là nơi tâp trung nhiều thành phần dân tộc
sinh sống, nhiều gia đình từ miền Bắc, Miền Trung, …đến định cư xây dựng
kinh tế mới. Với đặc thù như vậy nên học sinh trường Tiểu học Thiện Hưng A
thuộc rất nhiều vùng miền khác nhau. Vì vậy, có một số học sinh thuộc con em
gia đình đồng bào dân tộc STiêng, một số học sinh thuộc con em gia đình lao
động nghèo, vì cuộc sống mưu sinh, vì mãi lo cho kinh tế gia đình, một số phụ
huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Điều này phần nào đã ảnh
hưởng đến kết quả học tập của các em.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH YẾU:
2.1 Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri
thức thì nguyên nhân học sinh yếu có thể là do:
Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học
sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào
việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp
sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục
đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi
ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không
hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
5
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Ở một số vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người thì ngoài thời gian học trên lớp,
khi ở nhà các em phải phụ giúp gia đình việc đồng áng, chăn trâu, chăn bò,….
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với
chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của
giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
2.2 Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở
học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì
mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì
đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao,
tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương
pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung
kiến thức. Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận
nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học
sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực,
chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình
của từng học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh
học yếu mà bản thân nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích
những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo
học sinh yếu. Trong phạm vi của bài viết, bản thân chỉ đề cập đến biện pháp
giúp đỡ học sinh yếu ở hai môn công cụ: Toán và Tiếng Việt.
3. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1 Những biện pháp chung:
3.1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm
6
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những
việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có
thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các
em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”…
3.1.2 Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung
và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ
kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong
cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng
của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông
qua đặc trưng này.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm
tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví dụ
khi học bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (Toán–lớp 5 ), đối với các em học sinh
yếu thì các em chỉ cần nắm mục tiêu thứ nhất: “Biết cách tìm tỉ số phần trăm của
hai số” là đạt yêu cầu rồi.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí
7
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các
em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1
đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp
với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá
tải, nặng nề.
3.1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết
dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng
dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham
thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò
chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn
lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời,
giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện
nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và
quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để
các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của
gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
3.1.4 Kèm cặp học sinh yếu:
Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh
yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 5A
3
mà bản thân chủ nhiệm,
sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 3 học sinh yếu và bản thân đã lên
kế hoạch phụ đạo cho các em.
8
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc biệt đến
những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả
lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP …
Chủ động gặp phụ
huynh trao đổi về việc
học của học sinh, cùng
với phụ huynh tìm biện
pháp khắc phục.
3.2 Những biện pháp cụ thể:
3.2.1 Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt và biện
pháp khắc phục:
+ Tập đọc: Dù là học sinh lớp 5, nhưng trong khối còn một số em đọc rất yếu.
Như em Điểu Đức Trọng lớp 5A
3
, em Hồ Viết Đức, Lương Duy Dư lớp 5A
4
.
Nguyên nhân đọc yếu ở các em là ngắt nghỉ hơi chưa đúng dấu câu, cụm từ,
không phân biệt được các dấu câu (em Trọng), chưa đạt được tốc độ đọc của học
sinh lớp 5, với những từ có vần khó thì phải đánh vần thật lâu, tùy tiện lượt bớt
hoặc thêm từ vào khi đọc. Bên cạnh đó, khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm
thụ một tác phẩm, một văn bản còn hạn chế.
STT
Họ và
tên
TIẾNGVIỆT TOÁN
Con
ông
(bà)
Nơi ở
Đọc
yếu
Viết
yếu
Không
biết tính
Tính
yếu
1
2
…
9
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
+ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng. Vì vậy, các em đọc yếu
thường cũng viết yếu. Nguyên nhân các em viết yếu là do không hiểu và nắm
nghĩa của từ, không nắm vững âm, vần, dấu thanh và cách ghép, một số mắc lỗi
do phát âm chưa đúng nên dẫn đến.
+ Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết câu.
+ Tập làm văn:
Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng lời, diễn đạt khi
viết. Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết của các em. Vì
vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ
điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn.
v Biện pháp:
+ Tập đọc:
Đối với những học sinh đọc yếu thì giáo viên cần:
Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: thường xuyên
gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho các
em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. Nếu thời gian của tiết học không đủ thì giáo
viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ giải lao 5 hoặc 10 phút.
Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, một bài
tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải kiểm tra và
nhận xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên khuyến khích kịp
thời. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên có thể đến nhà gặp
phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà của các em như thế nào, nếu thấy
cần thiết thì giáo viên đưa ra biện pháp giúp đỡ.
Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ
tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Giáo viên nên dành thời gian để các em thể hiện
giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, cho các bạn
nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần. Làm được điều này, ta
sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các em say mê
rèn đọc.
10
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
Khi các em đã đọc đúng thì giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc trôi chảy
thông qua các hình thức đọc trước lớp, đọc trong nhóm. Giúp học sinh mở rộng
vốn từ và hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải và nghe bạn trình bày nghĩa một số
từ trong bài đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc.
+ Chính tả:
Đối với những học sinh viết yếu thì giáo viên cần:
Tổ chức cho các em ôn lại âm, vần đã học. Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi ngày
viết khoảng một trang vở gồm cả âm, vần, tiếng, từ. Sau đó, giáo viên đọc cho
học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết. Chúng ta có
thể cho các em viết vào giờ ra chơi hoặc về nhà viết. Các em sẽ có một vở riêng
để luyện viết và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kịp
thời.
Nếu có điều kiện thì yêu cầu các em đến nhà của giáo viên để luyện viết thì các
em sẽ tiến bộ nhanh hơn. Chỉ cần các em nắm hết các âm, vần thì dần dần các
em sẽ viết đúng chính tả.
Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sách giáo
khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần,
nhiều từ. Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm.
Đối với chính tả nhớ viết, các em này thường nhớ rất ít so với yêu cầu nên có
thể chấp nhận em viết đến hết phần nhớ được nhưng khuyến khích viết đúng
chính tả.
+ Luyện từ và câu:
Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày.
Hướng dẫn các em tra từ điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từ nhằm
giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu.
+ Tập làm văn:
Nhận dạng thể loại, sửa phần tìm ý, viết đoạn.
Giáo viên chỉ ra lỗi cụ thể trên bài làm của học sinh.
Học sinh tự viết lại.
11
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
Cần tạo điều kiện để các em nhận xét bài của bạn, ghi chép lại ý hay nếu thích.
Khuyến khích các em trình bày bài viết trước lớp.
Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách thay đổi những đề bài tập làm văn
thành những tình huống, nhằm tạo ra cho các em một hoàn cảnh giao tiếp. Nhờ
có hoàn cảnh giao tiếp, các em dễ bày tỏ suy nghĩ của mình hơn.
• Ví dụ:
Với đề bài : Tả cơn mưa ( Sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 1 )
Giáo viên có thể chuyển thành tình huống: Trường em tổ chức “ Lễ hội trăng
rằm”, tất cả đã sẵn sàng nhưng cơn mưa chợt đến. Em hãy tả lại cơn mưa đó.
Giáo viên có thể gợi mở thành nhiều tình huống khác nhau nhằm gây hứng thú,
cảm xúc, sự quan tâm ở các em để giúp các em hình dung ra điều mình sẽ tả.
3.2.2Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Toán và biện pháp
khắc phục
Trong lớp bản thân chủ nhiệm có em Điểu Thị Huyền thì hầu như là không biết
tính khi học toán. Nguyên nhân thì có rất nhiều, bản thân chỉ xin nêu một số
nguyên nhân tiêu biểu: Không nắm được các phép tính cộng, trừ có nhớ, không
thuộc bảng nhân, bảng chia. Vì vậy, các em cũng không nắm được các phép tính
cộng, trừ, nhân, chia phân số. Không nắm được lí thuyết bài (công thức, quy
tắt).
Không nắm được cấu tạo số tự nhiên (hàng, lớp, cách đặt tính)… Từ chỗ không
nắm được cấu tạo số tự nhiên nên các em cũng không nắm được cấu tạo số thập
phân. Mà đối với học sinh lớp 5, các em phải làm rất nhiều bài tập về số thập
phân.
Vậy, đối với những học sinh không biết tính thì giáo viên cần: Hướng dẫn để các
em hiểu, cộng có nghĩa là thêm vào, trừ là bớt đi. Khi thực hiện các phép tính
cộng, trừ, giáo viên nên sử dụng nhiều hình ảnh trực quan cho các em cầm, nắm,
sờ vào và thực hành đếm. Được thực hành nhiều lần, dần dần các em sẽ nhớ và
biết cách tính. Đối với những em không thuộc bảng nhân, chia thì giáo viên gọi
12
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
lên kiểm tra thường xuyên vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên có thể lấy
nhiều ví dụ minh họa trong cuộc sống, tạo thành các tình huống liên quan đến
các phép tính nhân, chia cho học sinh thực hiện.
Ôn lại các hàng, lớp và cách đặt tính số tự nhiên. Giáo viên cho học sinh làm các
bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ban đầu, cho học sinh đặt tính
các số có các chữ số thuộc cùng một hàng.
Ví dụ: 125 +217
Sau đó, cho học sinh đặt tính các số có các chữ số lệch hàng.
Ví dụ: 56 +1024
Để biết đặt tính thì các em phải thuộc tất cả các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
hoặc từ lớn đến nhỏ. Tương tự như số tự nhiên thì khi dạy số thập phân, giáo
viên cũng phải yêu cầu các em thuộc các hàng trong số thập phân, nắm được dấu
phẩy ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân thì mới tính toán chính xác
được.
Bên cạnh những học sinh không biết tính thì có những em tính còn yếu. Nguyên
nhân các em tính yếu có thể là do: Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân,
chia trong bảng chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi
thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ và nhân, chia ngoài bảng.
Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, lười tính và thường chọn kết quả
theo cảm tính hoặc xem bài của bạn. Mặt khác, các em chưa biết cách suy luận
khi giải toán. Các em rất sợ các bài tập về giải toán vì ảnh hưởng bởi khả năng
đọc hiểu và không biết tính hoặc tính thiếu chính xác.
Vậy đối với những học sinh tính yếu thì giáo viên cần:
Chú trọng vào việc giúp các em thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia mức
độ đơn giản.
Khi giải toán, giáo viên có thể yêu cầu các bạn khá, giỏi phân tích đề bài, tóm tắt
và trình bày bài giải. Sau đó, ra một bài tập tương tự như vậy chỉ cần thay đổi
một vài con số và yêu cầu các em học yếu làm lại. Các em có thể làm vào giờ ra
13
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
chơi hoặc giờ rèn vào buổi chiều. Khi các em làm bài, giáo viên theo dõi, sửa sai
(nếu có) kịp thời.
Bước đầu, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú khi làm đúng những bài toán cơ
bản.
Động viên, giúp đỡ các em hoàn thành các bài tập cơ bản ngay tại lớp.
Nâng dần mức độ luyện tập theo khả năng từng em.
Trên lớp, bạn học hoặc giáo viên cần giúp đỡ kịp thời để tránh những khó khăn
thường trực, dần dần giúp các em tự kiểm tra, biết nhờ bạn, thầy giúp đỡ khi
cần.
Khuyến khích các em tự rèn vào vở bài tập đối với các dạng bài thường sai, xem
trước bài mới.
Giáo viên cần có sự kiểm tra việc rèn qua vở bài tập để có hướng khắc phục và
động viên kịp thời.
14
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
TÓM LẠI:
Ngoài những giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh yếu, biện
pháp lâu dài là tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập. Thông qua những
phương pháp dạy học tích cực, người thầy phải chuyển yêu cầu học tập thành
nhu cầu vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu. Khi học sinh có
nhu cầu thì tự các em sẽ tìm kiếm tri thức. Đó chính là khả năng tự học.
Hơn nữa, các em học sinh tiểu học là thế hệ Măng non của đất nước. Nên bản
thân luôn luôn hướng các em theo khẩu hiệu “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Học
để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành những người công dân
có ích cho xã hội. Bản thân cũng tin tưởng rằng, mình đã đưa ra những biện
pháp thích hợp trong công tác phụ đạo học sinh yếu. Đây là yếu tố cần thiết,
giúp cho chất lượng học tập của các em ngày một được nâng cao.
15
SKKN: Một số biện pháp đổi mới cơng tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ:
Sự đổi mới cơng tác dạy và học những năm gần đây ở bậc tiểu học đã tạo điều
kiện cho chúng tơi phát huy sở trường trong dạy học, mạnh dạn trong việc đề ra
những giải pháp trong giảng dạy, giáo dục học sinh phù hợp với từng đối tượng.
Từ đó giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phát huy ưu điểm và khắc phục, sửa
chữa những hạn chế của bản thân. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn, đầy
đủ về quan điểm đổi mới để vận dụng vào thực tiễn. Những biện pháp trên có
thể áp dụng cho vào việc đổi mới dạy và phụ đạo học sinh yếu các khối 4, 5 đạt
hiệu quả.
Theo dõi bảng số liệu trong hai năm học của học sinh khối 5, ta sẽ thấy
sự tiến bộ vượt bậc của các em :
NĂM HỌC
TỔNG SỐ
HS KHỐI 5
SỐ HỌC SINH YẾU
Số lượng Tỉ lệ
2008 - 2009 136 9 66%
2009 - 2010 85 2 24%
Đặc biệt trong năm học này, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
thì việc phụ đạo học sinh yếu trong khối, trong lớp 5A
3
bản thân mình chủ
nhiệm đến thời điểm này đạt kết quả rất cao:
NĂM HỌC
TỔNG SỐ
HS KHỐI 5
SỐ HỌC SINH YẾU
Số lượng Tỉ lệ
2010 –
2011(CKI)
108 1 0,9%
NĂM HỌC TỔNG SỐ SỐ HỌC SINH YẾU
16
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
HS LỚP 5A
3
Số lượng Tỉ lệ
2010 –
2011(CKI)
27 0 0%
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối
tượng học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm cần:
Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến
phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường,
với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các
phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo
viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời
lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình,
chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo
dục phù hợp.
Học sinh lớp 5 cũng thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên
dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm
tin để các em an tâm học tập.
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa
học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong
học tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất
nhiều để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của
người thầy và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin
tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. Và có lẽ rằng, vai trò của
chúng ta:
“ Người Thầy của mọi Thầy” đã hoàn thành.
17
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
3. KẾT LUẬN:
Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng: Đây sẽ là một tài
liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình
huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách
18
SKKN: Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu
nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và
hãy nhận lấy trách nhiệm về mình.
Bản thân xin kết thúc bằng hai câu chuyện sau:
Bản thân muốn giới thiệu đến đồng nghiêp một cuốn sách hay “Bách khoa toàn
thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney,
Darwin và Picasso…được thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không
phải ai cũng biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi
cắp sách đến trường nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói trong lịch sử văn minh
loài người. Câu chuyện trên là một thông điệp mà bản thân muốn gởi tới các em
học sinh, các bậc phụ huynh, quí thầy cô, những người luôn có ước vọng nuôi
dưỡng tài năng tiềm tàng chứ không đơn thuần chỉ đặt niềm tin vào những điểm
số nổi bật trong lớp.
Lớp 5A
3
mà bản thân chủ nhiệm có một em học sinh năng lực học còn chậm vì
em hay bị bệnh động kinh hành hạ. Một lần tỉnh dậy sau cơn động kinh, em liền
nói: “Cô ơi, mấy bạn của con đâu rồi? Con xuống lớp học tiếp nghe cô.”, bản
thân chợt hiểu thêm về niềm vui thích của em khi đến trường. Hãy chia sẻ những
kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu của các thầy cô với chúng tôi, để chúng ta
cùng giảm bớt những khó khăn trong học tập cho các em và giúp các em vươn
xa hơn trên con đường học vấn của mình.
Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương
châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự
chia sẽ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối
tượng học sinh yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc
nghiên cứu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết
quả cao nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu. Trong bài
viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quí thầy, cô đóng góp, sửa
chữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.
19