Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã hoàng lâu, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 89 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viêt tắt Ý nghĩa
1
HVS
Hợp vệ sinh
2
BVTV
Bảo vệ thực vât
3
UBND
Ủy ban nhân dân
4
KT - XH
Kinh tế - xã hội
5
KHCN
Khoa học công nghệ
6
BVMT
Bảo vệ môi trường
7
VSMT
Vệ sinh môi trường
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
UNICEF
Qũy nhi đồng liên hiệp Quốc tế (United Nations
Children's Fund)
10


COD
lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học
trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
11
Fe
Sắt
12
Zn
Kẽm
13
BOD
Biochemical oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hoá) là
lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu
cơ theo phản ứng)
14
BNN
Bộ Nông Nghiệp
15
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
16
KCN, CCN
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
17
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
18
TTYT, BV
Trung tâm y tế, bệnh viện
19

HTXDV-NN
Hợp tác xã dịch vụ, nông nghiệp
20
THCS
Trung học cơ sở
21
ĐH
Đại học
22

Cao đẳng
23
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
24
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
25
THPT
Trung học phổ thông
26
KHKT
Khoa học kỹ thuật
1
27
GTGT
Gía trị gia tăng
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp hơn 70% dân số đang sống ở khu
vực nông thôn và miền núi (2009). Trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu,
Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, và
nông thôn Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi từng ngày.
Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh
về ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị , khu công nghiệp … mà ít khi đề cập
đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vục nông thôn. Tình trạng ô
nhiễm môi trường nông thôn lại đang ở mức báo động. Nhiều nơi đã và đang
trở thành nỗi bức xúc của người dân do việc xử lý chất thải, thuốc bảo vệ thực
vật… làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến người dân các vùng ở nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên
các vùng nông thôn ở nước ta có những nét đặc thù riêng và chất lượng môi
trường có sự biến đổi khác nhau.
Tam Dương là một huyện trung du, nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc , dân
số 100,244 người (2012), diện tích 10.821,44ha. Huyện Tam Dương có 13 xã,
thị trấn ( 3 xã đồng bằng, 6 xã trung du, 1 thị trấn, 3 xã miền núi).Trong
những năm qua, quá trình phát triển kinh tế của huyện cũng có những biến
đổi tích cực, đời sống cá nhân đã được nâng cao về vật chất và tinh thần. Để
đảm bảo cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao,
huyện đã luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế của các xã đặc biệt với các
xã còn gặp nhiều khó khăn. Hoàng Lâu là một trong những xã cũng có những
bước phát triển trông thấy trong những năm vừa qua. Tuy nhiên đằng sau
những bước phát triển tích cực vẫn còn tồn tại những dấu hiệu bền vững của
quá trình phát triển như: môi trường bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên của xã
chưa được khai thác hiệu quả, bên vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mạnh.Vậy phải làm thế nào để
đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội và bền vững về môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo

TS. Dư Ngọc Thành tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :” Điều tra, đánh giá
1
hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.”
1.2.Mục đích, yêu cầu cua đề tài
1.2.1.Mục đích của đề tài
- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường các hộ gia đình trên toàn xã.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
- Điều tra tình hình quản lý về môi trường của xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực tại xã
Hoàng Lâu - huyện Tam – tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài.
- Xây dựng phiếu điều tra: dễ hiểu, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cân
thiết cho việc đánh giá.
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã
Hoàng Lâu - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏ, bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các
thông tin cần thiêt cho việc đánh giá.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường.
- Chỉ ra hiện trạng môi trường, nguyên nhân và các tác động của môi
trường đến sưc khỏe, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái khu vực xung quanh xã.
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có
tính khả thi cao.
1.2.3.Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
*Khái niệm về môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005 chương 1, điều
1 xác định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 thì ô nhiễm môi
trường là: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc

năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp
nhận” ( từ điển OXFORD).
+ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự thay đổi thành phần, tính
chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ
không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất.
+ Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi
các tính chất vật lý – hóa học – sinh hoc của nước, với sự xuất hiện các chất lạ
ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. ( Hoàng Văn Hùng giáo trình ô
nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên).
3
+ Ô nhiễm môi trường không khí: Là hiện tượng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sưc khỏe con người và môi
trường xung quanh. ( Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông
Lâm – Thái Nguyên).
+ Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong
muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của
con người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.
( Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên).
* Suy thoái môi trường:
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:” Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động
của con người dưa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất

phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”.
* Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: “ Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường”.
* Các khái niệm chất thải rắn:
- Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
4
- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lưu
trữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ
sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ
thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
2.1.2 Cơ sở pháp lý

- Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
- Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
sửa đổi 2005.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực
hiện luật BVMT.
- Căn cứ nghị định 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 xử phạt vi
phạm hanh chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
- Căn cứ vào Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND về Quy định cơ chế
hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015
5
- Quyết định 14/2012/QĐ – UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quyết định ban
hành quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2012 – 2015.
- Nghị quyết số 27/2011/NQ – HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về cơ cấu hỗ trợ bảo
vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 423/QĐ – BNN – TCTL về việc phê duyệt kế hoạch
hành động năm 2011, dự án cấp nước và môi trường nông thôn” do UNICEF
hỗ trợ.
- Quyết định số 04/2014/QĐ- UBND ngày 23/01/2014 của UBND Tỉnh
Vĩnh Phúc ban hành quy định về bảo vệ môi trường nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 2508/QĐ-CT ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương, dự toán Đề án bảo vệ môi trường

Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 hướng tới mục tiêu “Thành phố Xanh”.
- Chị thỉ số 1270/CT – BNN – TL về việc tăng cường công tác chỉ đảo
và các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Chỉ thị số 81/2007/CT- BNN về việc triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
2.2 Thực trạng về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diên biến môi trường trên thế
giới
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề
đáng lo ngại hiện nay, nó không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên Thế giới.
Hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô nhiễm
môi trường gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của con người chưa
cao trong vấn đê bảo vệ môi trường. Cùng với đó là sự gia tăng dân số dẫn
đến nhiều chất thải sinh hoạt thải ra môi trường sống. Quá trình đô thị hóa
cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm
nghìn tấn rác, chất thải, khí thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,
khu chế xuất…. Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở thành thị, mà còn
xảy ra ở nông thôn. Ở mỗi nơi, mỗi địa phương có những nguyên nhân khác
6
nhau, nhưng chung quy lại đều do sự chủ quan, thiếu ý thức của mọi người.
Nếu như ở thành thị ô nhiễm môi trường xuất phát từ các chất thải của các
khu công nghiệp, khu chế xuất, thì ở nông thôn lại xuất phát từ ý thức của
người dân chưa cao: phóng uế, vứt rác, xác động vật bừa bãi…Phần lớn ô
nhiễm môi trường tại các thành thị đều do chưa có hệ thống xử lý chất thải
hợp lý. Còn ở nông thôn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phần lớn do
các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, hay xử lý chưa thích
hợp. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi những hóa
chất, thuốc trừ sâu từ việc phun, xịt của người nông dân.

Theo Lê Thạc Cán (1995) [2]. Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, tình hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả
nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên coe những đặc
điểm sau:
- Tăng trưởng dân số nhanh: dân số thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người
và sẽ tiếp tục tăng 8,5 tỷ người trong 3 thập kỷ tới. Sau năm 2025, tốc độ tăng
dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050.
- Suy giảm tài nguyên đất: hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia
tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất.
- Đô thị hóa mạnh mẽ: dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là
3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 – 5% cho khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Dự báo đến 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50%
dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%.
- Hình thành các siêu đô thị: xu thế đô thị hóa này sẽ dẫn đến sự hình
thành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người.
Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó
khăn và phức tạp về chất lượng môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp,
giao thông vận tải, vấn đề rác thải
- Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn: sự mất cân đối này diễn ra
qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Với xu thế
này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng, đô thị thì
ngày càng căng thẳng về chất lượng môi trường, nông thôn do thiếu lực lượng
lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vấy sẽ gặp nhiều khó khăn.
7
- Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều: sự không đồng
đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữa các quốc gia ngày càng
tăng. Do sụ phân bố không đồng đều đó đã tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối
với tài nguyên thiên nhiên.
- Nhu cầu về lương thực tăng nhanh.
- Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm.

- Gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu: Nhìn chung trên
toàn thế giới, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào
nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân.
- Gia tăng sa mạc hóa.
- Mất rừng.
- Suy giảm sản lượng thủy sản.
- Tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ dầu khí.
- Gỗ củi tiếp tục bị cạn kiệt nhanh chóng.
- Chất lượng khí quyển tiếp tục bị suy thoái.
- Rác thải rắn cũng tăng lên: Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứu
môi trường quốc tế có trụ sở tại NewYork (Mỹ), công bố danh sách 10 thành
phố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006. Đó là các
nước: Nga, Trung Quốc, Zambia, Cộng hòa Domica, Ấn Độ, Ukraine, Peru,
Kyrgzstan.
Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng,
ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chất
gây ô nhiễm môi trường.
2.2.2 Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn
do Bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy
VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ
tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/ QĐ
– BYT). Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp,
7,8% khu chợ nông thôn, 11,7% dân cư nông thôn, 14,2% trạm y tế xã, 16,1%
UBND xã, 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy. Ngoài ra, kiến
8
thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế, thái độ của
người dân còn bang quang về vấn đề này.
Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh thái

nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần
môi trường, giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bền
vững. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức khỏe cộng
đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà
cả thế hệ mai sau.
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đề này phải kể đến hiện
tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang
bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
TT Vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn
được cấp nước sạch (%)
1 Vùng núi phía Bắc 15
2 Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 18
3 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 35 - 36
4 Đông Nam Bộ 21
5 Đồng bằng sông Hồng 33
6 Đồng bằng sông Cửu Long 39
( Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)
Qua bảng trên, ta thấy rõ rang tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác
động trưc tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả,
thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu
máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy
là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm môi
trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như
phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.
- Còn tồn tại tập tục sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL), phân tươi được dùng làm thức ăn

9
cho cá, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước ảnh
hưởng đến sưc khỏe con người.
- Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do
chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước
có khoảng 2.700 làng nghề, phân bố trên 63 tỉnh thành và đông đúc nhất ở
đồng bằng Sông Hồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội),
Thái Bình, Bắc Ninh… Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất
thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuât lạc hậu chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%). Do đó
đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi
trường đất, nước, không khí, sức khỏe của người dân làng nghề.
Ô nhiễm không khí: Mặc dù đất nước ta có nền công nghiệp chưa phát
triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra đặc biệt ở các nhà máy hóa chất, dân
cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh về đường hô hấp, da và mắt.
Ô nhiễm môi trường đất: Tập trung chủ yếu tại các làng nghề tái chế
kim loại. Bên cạnh đó là do bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có
cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân hủy tự nhiên
và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông
thôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp
giữa các Bộ, Ngành chưa tốt.
Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều vẫn còn nhiều vấn đề
bức xúc. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do
những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừu nấm,
thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng. Các loại này có đặc điểm là rất độc đói với
mọi sinh vật, tồn dư lâu trong môi trường đất – nước gây ra ô nhiễm. có tác
dụng gây độc không phân biệt nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại
và có lợi trong môi trường.

Hiện nay nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV mà
ohair nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để
sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
10
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 –
40% sản lượng nên việc đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5
lần. Chính vì vậy lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho
phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Điều đáng quan tâm là tình hình
ngộ độc thực phẩm do các chất hóa học, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra
phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ở
các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguốn gốc từ nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV
còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm có khoảng 10% khối
lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về
chủng loại, chất lượng không đảm bảo mà vẫn lưu hành trên thị trường.
Thứ hai là việc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ
thuật về nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc.
Thứ ba do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ,
hết niên hạn sử dụng còn nằm dải rác tại các tỉnh thành trên cả nước.
Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hóa học
(2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuôcs BVTV có nhiều chất nằm trong số
12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Và cuối cùng việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tùy tiện, không có nơi
bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong
chuồng nuôi gia súc. ( Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [4].
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tich Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam cho biết, nếu vào cuối những năm 1960 chỉ có khoảng
0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuôc BVTV thì hiện nay là 100% với
trên 1.000 chủng loại thuốc, có nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi

trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải
nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc
có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. ( Đào Đức Thắng, 2009) [8].
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lưu tại hàng
chục kho bãi, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đnag
11
đượ lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất
lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
* Chợ nông thôn.
Bên cạnh đó có khoảng 3600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi
ngày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe
cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập
trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa cơ quan quản lý và
biện pháp xử lý. Chủ yếu là tập trung để phân hủy tự nhiên và gây nên những
gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường. (Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân
Cơ,2004)[5]
Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất
thải sinh hoạt (tấn/năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000
Chất thải nguy hại từ công
nghiệp (tấn/năm)
128.400 125.000 2.400
Chất thải không nguy hại từ
công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải y tế lây nhiễm
(tấn/năm)
21.000 - -

Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị
trung bình theo đầu người
(kg/người/ngày)
- 0.8 0.3
(Nguồn : Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
Ở hầu hết các cụm chợ xã, chợ lẻ có các đội vệ sinh môi trường thu
gom rác thải, nhưng hình thức xử lý vẫn chỉ là đốt và tự chôn lấp. Tuy nhiên,
ở các chợ xã còn gặp khó khăn vì không có bãi xử lý rác thải, vì vậy rác
thường được tập trung vào một bãi góc chợ, hoặc đốt gần khu vực dân cư, gây
ô nhiễm môi trường cũng rất bức xúc cho người dân xung quanh.Mặc dù nhà
nước đã có nhiều quy định, giải pháp thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi
trường, nhưng việc bảo vệ môi trường ở nông thôn vẫn còn bị buông lỏng
( Thái Bình, 2009)[1].
12
* Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm ở một số vùng nông thôn còn
mang tính truyền thống, thiếu khoa học. Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chăn
nuôi gia suc, gia cầm rất phát triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình.
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng tại dưới nhà
sàn, phân thải lâu ngày không được xử lý mà xả thẳng vào nguồn nước. Ngoài
ra, việc nuôi gia súc gia cầm gần nơi ở đã làm cho môi trường nông thôn ngày
càng ô nhiễm.
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm
thì nguyên nhân cơ bản là do ý thức, nhận thức về BVMT của người dân sinh
sống ở nông thôn chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan
tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo
thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu. (Đào Đức Thắng,2009) [9].
2.3. Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Môi trường không khí

Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc là
thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ ô
nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi vượt 4,0 ữ
4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ữ 1,09 lần so với
TCVN 5949 - 1998.
Tại khu công nghiệp Bình Xuyên và thị trấn Hương Canh nồng độ bụi
vượt từ 7,1 đén 8,1 lần so với TCVN 5937 - 1995.
Các khu vực nông thôn (tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễm
bụi ở mức độ trung bình (vượt 1,15 - 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt
1,03 lần TCVN 5949 - 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian.
Môi trường không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau:
- Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả
thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
- Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng các
phương tiện tham gia giao thông gia tăng.
- Cả tỉnh Vĩnh Phúc như một đại công trường xây dụng do quá trình đô
thị hóa nhanh.
13
2.3.2. Môi trường nước
Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại
Lải phải tiếp nhân nhiều nguồn thải: sinh hoạt. công nghiệp và y tế. Các
nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (
hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý
rác và chất thải sinh hoạt).Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy,
bệnh viện trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn được để trực tiếp vào các
mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các
ao, hồ, đầm.
Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm
nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tại Đầm Vạc, nhiều chỉ
tiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942 - 1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần;

BOD vượt 1,5 lần; NH
4
+
vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 - 2,7 lần.
Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũng
đang ô nhiễm ở mức độ tương đối năng và có xu thế tăng dần theo thời gian.
Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước đều vượt tiêu chuẩn loại
B của TCVN 5942 - 1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 - 2 lần, NH
3
vượt 1,6 - 4,3 lần); các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt tiêu
chuẩn loại A của TCVN 5942 - 1995.
Nước dưới đất tại hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm
Mn và Fe ở mước độ trung binh, cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ
1,2 - 3,6 lần so với TCVN 5944 - 1995 và TCB YT - 02.
2.3.3 Môi trường đất
Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 -15%, trong
đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20%. Thuốc BVTV họ Clo là loại
thuôc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện
có trong 10 mẫu, chiếm 23,03 %.
Tình trạng ô nhiễm đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng
nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trước
mắt cũng như lâu dài.
14
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc
BVTV và phân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai
vứt bừa bãi trên đồng ruộng, trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả
trực tiếp ra môi trường (điển hình xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơi
còn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới.
2.3.4 Đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống, thực vật rất phong phú và đa dạng, có
giá trị kinh tê, khoa học cao, tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo. Vườn quốc
gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ thống thực vật rừng
ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vât), nhiều loài
đặc hữu và quí hiếm.
Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ
nguy câp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa. Việc khai thác lâm sản
mà đặc biệt là côn trùng, cây cảnh là một tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đa dạng sinh học ở khu vực Tam Đảo. Nhiều loài động, thực vật,
đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, đã bị khia thác cạn kiệt, thậm chí có
loài đã bị tuyệt chủng ở khu vực này.
2.3.5 Tình hình xả thải
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình xả thải diễn ra rất bừa
bãi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Nhận xét chung về
mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động của kinh tế xã hội theo
thứ tự giảm dần sau đây.
1.Các KCN, CCN chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước
thải sản xuất và sinh hoạt. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất có lắp đặt hệ thống
xử lý nước thải và khí thải đạt TCVN, còn lại hầu hêt xử lý sơ bộ hoặc xả trực
tiếp ra môi trường.
2.Hầu hết các TTYT và BV từ trung ương đến địa phương không lắp
đặt hệ thống xử lý nước thải và rác thải nguy hại ( chỉ có bệnh viện quân y
109 và bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh Yên có hệ thống xử lý rác thải
nguy hại đạt TCVN).
3.Tại các trung tâm du lịch, rác thải và nước thải sinh hoạt, không được
thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường.
15
4.Một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chất thải
liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền
thống, hoạt động thương mại) hiện nay không được thu gom xử lý.

5.Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Phan, Cà
Lồ, Đầm Vạc, đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoắc
sông, hồ.
*Vài nét về hiện trạng môi trường huyện Tam Dương
- Môi trường nước:
Chế độ thuỷ văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó
Đáy với hệ thống hồ đập thuỷ lợi tích nước khá lớn và các dòng sông suối nhỏ
chảy từ khu vực chân núi Tam Đảo chi phối
- Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống
các ao, hồ đập thuỷ lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp. Do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữ
nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản của
huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường
về lượng mưa.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ
lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai
thác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu
nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện.
- Môi trường đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2009 là
10.718,55 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,89%, đất lâm nghiệp chiếm
13,29% đất chuyên dùng chiếm 18,83% đất ở chiếm 13,09% và còn lại 3,14%
là đất chưa sử dụng. Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém,
đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng,
thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Đất nông nghiệp được sử dụng
theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay
vòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên một số khu vực còn
gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.
16
Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy

lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở, nhà
văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và
mở rộng thị trấn và các khu dân cư trên địa bàn. Đất chưa sử dụng giảm do
khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
-Môi trường không khí.
Tam Dương là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng
Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp chưa phát triển, khí thải chủ yếu là
do hoạt động giao thông vận tải.
- Vệ sinh môi trường:
Quá trình sử dụng đất đai chưa hợp lý đã tác động đến môi trường đất
mặt, làm rửa trôi, làm bạc màu tầng đất mặt trong quá trình khai thác. Vùng
các xã ở khu vực địa hình đồng bằng và vùng trũng dân cư tập trung, đất đai
được khai thác với cường độ cao, môi trường, nguồn nước không khí, bị ảnh
hưởng xấu một phần.
Sản xuất công nghiệp mới thu hút ban đầu chưa tạo ra áp lực về rác thải
công nghiệp. Huyện Tam Dương chưa tổ chức được việc thu gom rác thải
sinh hoạt dân cư thường xuyên, do dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn.
Việc ô nhiễm môi trường từ rác sinh hoạt của dân cư không bức xúc như một
số địa phương khác.
-Tình hình thu gom và xử lý rác thải.
Trên địa bàn toàn huyện mới chỉ có 30% số hộ dân đăng ký thu gom,
xử lý rác thải, 90% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trang trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm không chịu đầu tư hệ thống xử lý chất thải.
Ô nhiễm môi trường của Tam Dương chủ yếu phát sinh từ các mô hình
kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản và đặc biệt là chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Công tác quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều
bất cập. Dịch vụ vệ sinh môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý
rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về bảo vệ môi
trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc vật chết ra các kênh

mương…còn phổ biến.
17
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề môi trường trên địa bàn xã Hoàng
Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa điểm: xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
- Thời gian: từ ngày 20 tháng 1 năm 2014 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Hoàng Lâu
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.2 Công tác quản lý môi trường tại xã Hoàng Lâu
- Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường.
- Tài chính cho quản lý môi trường.
- Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường.
- Công tác vệ sinh môi trường tại địa phương.
3.2.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của dân tại xã Hoàng Lâu.
- Hệ thông xử lý nước thải sinh hoạt của dân tại xã Hoàng Lâu.
- Hiện trạng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn
nuôi của các hộ gia đình tại xã Hoàng Lâu.
-Đánh giá hiện trạng nước mặt của xã .
-Đánh giá không khí của xã.
- Công tác vệ sinh môi trường tại xã Hoàng Lâu.
- Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp của người dân trong xã Hoàng Lâu.
- Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường.

3.2.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp từ: mạng internet, sách,
18
báo,…; các tài liệu trên thư viện; từ các phòng thuộc UBND xã.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
+ Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn; Bộ câu hỏi gồm 2 phần chính:
Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn
Phần 2: Hiện trạng môi trường nông thôn xã Hoàng Lâu - huyện Tam
Dương - tỉnh Vĩnh Phúc: Phần này bao gồm các câu hỏi cụ thể về môi trường
đất ,nước, không khí, vấn đề quản lý chất thải tại địa phương.Các câu hỏi đơn
giản, rõ ràng ,đúng nội dung , không gây khó khăn , hiểu lầm cho đối tượng
điều tra.
+ Số lượng hộ câu hỏi điều tra : 120 hộ
+ Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên các hộ trong thôn, xóm của
xã (Xã Hoàng lâu có12 thôn), ở mọi lứa tuôỉ, công việc…
+ Tiến hành điều tra phỏng vấn
Bảng 3.1 Thông tin vơ bản về số hộ điều tra
Tên thôn
Số
đ
iề
u
t
r
a
Giới tính Nghề nghiệp
Nam Nữ

Làm
ru
ộn
g
CBCNVCNN
Nghỉ
h
ư
u
Nghề
k
h
á
c
Đoàn kết 7 7 0 5 0 0 2
Thôn
thượn
g
17 8 9 11 3 0 3
Thôn Liên
Kết
10 9 1 7 0 0 3
Thôn mới 10 9 1 4 0 1 5
Thôn Lá 6 6 0 3 1 1 1
Thôn Lau 12 9 3 6 3 1 2
Thôn Gia 5 5 0 4 1 0 0
Thôn Vỏ 13 11 2 8 1 1 3
thôn
Vườn
9 9 0 8 1 0 0

19
Chùa
Thôn Cây
Da
10 10 0 7 1 0 2
Thôn
Đồng

10 10 0 7 1 0 2
Thôn Lực
Điền
11 11 0 7 1 0 3
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi tham khảo và trực tiếp điều tra được tổng hợp, phân loại và
phân tích .Số liệu được phân tích trên phầm mềm Microsoft Excel
3.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
- Phương pháp lấy mẫu:
Trước tiên là phải lựa chọn và rửa kỹ trai đựng mẫu. Dùng tay cầm chai
nhúng vào nhúng vào dòng nước cách bề mặt nước khoảng 30- 40 cm. Để
miệng chai lấy mẫu hướng về dòng nước tới đồng thời tránh không cho những
chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây vào được chai lấy mẫu. Sau đó
đậy kín miệng chai và ghi rõ tên mẫu, ngày, giờ lấy mẫu lên vỏ chai. Tiếp
theo là tiến hành bảo quản mẫu. Lấy 03 mẫu ở các địa điểm khác nhau để
phân tích.
- Phương pháp bảo quản mẫu
Mẫu được đựng trong chai có dung tích 500ml, đậy kín miệng. Cho
mẫu vào hộp đậy kín, trong hộp có đựng đá để đảm bảo cho mẫu được bảo
quản lạnh. Sau đó mang mẫu đi phân tích trong vòng 24h để tránh mẫ bị xáo
trộn thành phần
- Các chỉ tiêu phân tích: PH, độ cứng, TDS, DO, BOD5, COD ,

NO3-, TSS(nước sinh hoạt), PH, TSS, DO, COD, BOD5, NO3-, Zn, Fe
( nước thải sinh hoạt)
- Cơ quan thực hiện phân tích: Phòng Thí Nghiệm- Khoa Môi Trường.
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải
sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn xã.
STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
20
1 pH TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994).
2 COD TCVN 6491: 1999
3 BOD TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989)
4 TSS TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992)
5 Fe TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988)
6 DO Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu
7 NO3- TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988)
8 Zn TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986)
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lương nước sinh
hoạt của người dân.
STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
1 pH TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994).
2 COD TCVN 6491: 1999
3 BOD TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989)
4 TSS TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992)
5 Fe TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988)
6 DO Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu
7 NO3- TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986)
21
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hoàng Lâu là xã đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của huyện Tam Dương,
có vị trí địa lý rất thuận lợi. Phía Đông giáp xã Duy Phiên huyện Tam Dương,
Phía Tây giáp xã Kim Xá huyện Vĩnh Tường, phía Nam giáp xã Yên Bình
huyện Vĩnh Tường, phía Bắc giáp xã Hoàng Đan huyện Tam Dương. Do xã
Hoàng Lâu nằm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường, là xã có điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội tương đối thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại
cây trồng, có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện: Tuyến tỉnh lộ 305 và
tuyến đường Hợp Thịnh Đạo Tú chạy qua, các tuyến đường xã, có cơ sở hạ
tầng thuật đồng đều, hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Ngoài ra xã Hoàng Lâu còn gần một số cụm, khu công nghiệp nên ít nhiều
cũng được thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Xã nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình không cao
không có đất lâm nghiệp. Tại đây về phía Bắc xã có vùng chiêm trũng có
than bùn dưới lòng đất khoảng 27ha, được khai thác vào thời kỳ bao cấp. Còn
lại chủ yếu là đất phù sa có nhiều sét. Qua quan trắc, thu thập số liệu và các
công trình đã xây dựng cho thấy: tại đây không có mỏ quặng, mạch nước
ngầm, địa chất công trình ôn định, cường độ chju tải của đất tốt.
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam lượng nước tiêu của xã chủ yếu dựa
vào các kênh, ngòi chảy của sông Phan.
4.1.1.3 Khí hậu thủy văn
Hoàng Lâu có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè,
khô hanh lạnh về mùa đông, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 22 độ C –
23 độ C, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%, thích hợp với nhiều loại
cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần
có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây
trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.
22
Thủy văn:

Do đặc điểm vị trí, địa mạo lượng nước được dùng chủ yếu cho sản xuất là
nước mưa vè hệ thống kênh tưới, nước dự trữ trong các ao hồ ( kênh Liễn Sơn
và kênh số 3).
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất màu, có thể cho phép thâm canh cao,
phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp: ớt, bí, ngô, lúa…
- Tài nguyên nước
Hệ thống nước mặt chủ yếu được khai thác từ công trình thủy lợi ( kênh Liễn
Sơn, kênh số 3) và nước mặt ao, hồ trên địa bàn xã.
Hệ thống nước ngầm chưa được khai thác đánh giá, điều tra kỹ và hiện tại
đang được khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giếng
khơi, giếng khoan.
23

×