Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.78 KB, 60 trang )


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Việt
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
AQI Chỉ số chất lượng không khí
PM
10
Bụi ≤ 10 μm
TSP Bụi lơ lửng
HC Hydrocacbon
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
BVMT Bảo vệ môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
QL Quốc lộ

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 4.1: Nồng độ khí CO thành phố Thái Nguyên năm 2011 2012 2013
Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2: Nồng độ khí SO
2
thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013
Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.3: Nồng độ khí NO
2
thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013
Error: Reference source not found


Biểu đồ 4.4: Tiếng ồn thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.5: Bụi tổng số TSP thành phố Thái Nguyên nam 2011, 2012, 2013
Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.6: Bụi Pb thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.7. Bụi PM 10 thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Error:
Reference source not found

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, hiện nay môi trường đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Ngày nay cùng với sự phát
triển của xã hội môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng đang bị ô
nhiễm nặng nề bởi sự tàn phá của con người. Loài người chúng ta đã làm cho bầu
khí quyển bị ô nhiễm trầm trọng, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới chính con
người, tới các hệ sinh thái cũng như tới đời sống của các loài sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [5]
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua nguồn phát sinh gây ô
nhiễm môi trường ngày càng lớn nhưng Việt Nam chưa có các biện pháp bảo vệ môi
trường đúng đắn, do đó đã gây ra sức ép lớn đối với môi trường. Tình trạng ô nhiễm
không khí ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đang ngày càng trầm trọng, gây
tác động xấu đến cảnh quan môi trường và sức khỏe con người. Do vậy, bảo vệ môi
trường là một trong những ưu tiên hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.[9]

Với nền kinh tế đang trên đà phát triển của tỉnh Thái Nguyên với xu hướng:
Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương
mại và dịch vụ thì tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn
tỉnh đang diễn ra rất nhanh chóng. [8]
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao với
nhiều khu công nghiệp, các đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ. Các hoạt động này
đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường không khí tỉnh Thái
Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Do đó việc xem xét đánh
giá chất lượng môi trường không khí tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái
Nguyên nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay.[8]

1
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công
tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên và cơ sở thực tập là Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Th.S Nguyễn Quang Thi em thực hiện
đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí và xây dựng bản đồ
chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên” nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Thành
phố Thái Nguyên, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi
trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường. [6]
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí từ đó xây dựng bản đồ
chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và quản lí môi trường.

1.3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá thành phần
môi trường không khí và đánh giá xu thế biến động của các thành phần môi trường
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp quản lý môi trường phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
+ Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này.
+ Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu.

2
+ Bổ sung tư liệu cho học tập.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất : Ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành
môi trường đã góp phần lớn trong việc quản lý dữ liệu về môi trường, kiểm soát
tình hình ô nhiễm, đánh giá hiện trạng môi trường một cách đầy đủ.[4]

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi trường
và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện

bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã
hội, văn hóa, giáo dục Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với
nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra [2]
- Khái Niệm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi
Trường của Việt Nam, 1993) [2]
- Thành phần môi trường:
Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. [3]
- Hoạt động bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi rường là nhưng hoạt động giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh
thái, khắc phục những hậu quả xâu con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. [4]
- Phát triển bền vững:
Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
(Khoản 4 điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005) [2]
- Tiêu chuẩn môi trường:
Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.[1]

1
- Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính
vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… [3]

- Sự cố môi trường:
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng. [4]
- Chất gây ô nhiễm:
Là chất hoặc yếu tố vật lý, hóa học khi xuất hiện trong môi trường thì làm
cho môi trường bị ô nhiễm. [7]
- Chất thải là gì:
Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác. [6]
- Sức chịu tải của môi trường:
Là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các
chất gây ô nhiễm. [4]
- Quan trắc môi trường:
Là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng
môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
- Thông tin về môi trường:
Bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh
thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi
trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn
đề môi trường khác. [2]
- Trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục là gì:
Là trạm quan trắc cố định có khả năng đo tự động liên tục các thông số về
chất lượng không khí
- Quy chuẩn:
Quy chuẩn sử dụng để tính toán AQI là các mức quy định trong Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hiện hành (QCVN
05:2009/BTNMT).


2
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/7/2006.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về viêc quy định Quy chuẩn quốc gia về môi trường;
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và quyết định số
16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường.
- Quyết định số 878/2011/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 về ban hành sổ tay
hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI).
- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 5937-2005 Chất lượng không khí - tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh.
- TCVN 5938-2005 Chất lượng không khí - nồng độ tối đa cho phép một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
2.1.3. Phương pháp chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng môi trường thành phần
2.1.3.1. Khái niệm chỉ số AQI
- Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các

thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất
lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua
một thang điểm.[1]
Chỉ số chất lượng không khí được áp dụng tính cho 02 loại:
+ Chỉ số chất lượng không khí theo ngày.

3
+ Chỉ số chất lượng không khí theo giờ.
- AQI thông số là giá trị tính toán AQI cho từng thông số quan trắc.
- AQI theo ngày (AQI
d
) là giá trị tính toán cho AQI áp dụng cho 1 ngày.
- AQI tính theo trung bình 24 giờ (AQI
24h
) là giá trị tính toán AQI sử dụng số
liệu quan trắc trung bình 24 giờ.
- AQI theo giờ (AQI
h
) là giá trị tính toán AQI áp dụng cho 1 giờ.
2.1.3.2. Các nguyên tắc xây dựng chỉ số AQI
Các nguyên tắc xây dựng chỉ số AQI bao gồm:
- Bảo đảm tính phù hợp.
- Bảo đảm tính chính xác.
- Bảo đảm tính nhất quán.
- Bảo đảm tính liên tục.
- Bảo đảm tính sẵn có.
- Bảo đảm tính có thể so sánh.
2.1.3.3. Mục đích của việc sử dụng chỉ số chất lượng không khí
- Đánh giá nhanh chất lượng không khí một cách tổng quát.
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng

chất lượng không khí.
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu,
trực quan.
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
2.1.3.4. Tính toán chỉ số chất lượng không khí.
a. Các yêu cầu đối với việc tính toán chỉ số chất lượng không khí
- Chỉ số chất lượng không khí được tính toán riêng cho số liệu của từng
trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục đối với môi trường không khí
xung quanh.
- AQI được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định
được một giá trị AQI cụ thể, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các giá
trị AQI của mỗi thông số.
- Thang đo giá trị AQI được chia thành các khoảng nhất định. Khi giá trị
AQI nằm trong một khoảng nào đó, thì thông điệp cảnh báo cho cộng đồng ứng với
khoảng giá trị đó sẽ được đưa ra.

4
b. Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường
không khí xung quanh
Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không
khí xung quanh bao gồm các bước sau:
1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường không
khí tự động cố định liên tục (số liệu đã qua xử lý).
2. Tính toán các chỉ số chất lượng không khí đối với từng thông số theo công thức.
3. Tính toán chỉ số chất lượng không khí theo giờ/theo ngày.
4. So sánh chỉ số chất lượng không khí với bảng xác định mức cảnh báo ô
nhiễm môi trường không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
c. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số liệu quan trắc sử dụng để tính AQI là số liệu của quan trắc của trạm

quan trắc không khí cố định, tự động, liên tục. Số liệu quan trắc bán tự động không
sử dụng trong việc tính AQI.
- Các thông số thường được sử dụng để tính AQI là các thông số được quy định
trong QCVN 05:2009/BTNMT bao gồm: SO
2
, CO, NO
x
, O
3
, PM
10
, TSP.
- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ
các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo kiểm soát
chất lượng số liệu.
d. Tính toán giá trị AQI theo giờ
* Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQI
x
h
):
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau đây:
100.
x
x
h
x
QC
TS
AQI
=

TS
x
: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X
QC
x
: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
Lưu ý: Đối với thông số PM
10
: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ, vì
vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM
10
AQI
x
h
: Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên).
* Giá trị AQI theo giờ:
Sau khi đã có giá trị AQI
x
h
theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của
05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.

5
AQI
h
= max(AQI
h
x
)
Trong 01 ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 01 giờ, vì vậy, đối với

mỗi thông số sẽ tính toán được 24 giá trị AQI
x
h
giờ, tương ứng sẽ tính toán được 24
giá trị AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và
mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người theo giờ.
e. Tính toán giá trị AQI theo ngày
* Giá trị AQI theo ngày của từng thông số:
Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số
theo công thức sau đây:
100.
24
x
x
h
x
QC
TS
AQI =
TS
x
: giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X
QC
x
: giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X
AQI
x
24
: giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X (được
làm tròn thành số nguyên)

Lưu ý: không tính giá trị AQI
24h
O3
.
Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất
trong số các giá trị AQI

theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị AQI trung
bình 24 giờ của thông số đó.
),max(
24 h
x
h
x
d
x
AQIAQIAQI
=
* Giá trị AQI theo ngày:
Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của
các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.
)max(
d
x
d
AQIAQI
=
f. So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định
giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh

hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau. [1]

6
Bảng 2.1: Xác định giá trị AQI
Khoảng giá
trị AQI
Chất lượng
không khí
Ảnh hưởng sức khỏe Màu
0 - 50 Tốt Không ảnh hưởng đến sức khỏe Xanh
51 - 100 Trung bình
Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Vàng
101 - 200 Kém
Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Da
cam
201 - 300 Xấu
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những
người khác hạn chế ở bên ngoài
Đỏ
Trên 300 Nguy hại
Mọi người nên ở trong nhà
Nâu
Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, người già và những người
mắc bệnh hô hấp.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên.
2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên.

a. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa
lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách
trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố
đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành
phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công
nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 186,30 km2 và
dân số 330.707 người (năm 2010).Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của

7
Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965)
Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc và là đầu mối giao thông
trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi
phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc
Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế
để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong
các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực
trung du miền núi phía Bắc. [9]
b. Địa hình khoáng sản
* Địa hình.
Thành phố Thái Nguyên nằm ở mức địa hình thấp và tương đối phẳng. Tuy

nhiên dạng địa hình gò đồi của miền trung du Bắc Bộ vẫn chiếm ưu thế. Xen kẽ những
đồi gò thoải dạng bát úp là những thung lũng đồng bằng nhỏ bằng phẳng, các bậc thềm
phù sa mới và thềm đất dốc tụ. Diện tích khu vực gò đồi chiếm 50,2% diện tích tự
nhiên. Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, bề mặt địa hình vốn có của đô
thị Thái Nguyên đã bị biến cải nhiều, nhất là trong khu vực nội thành [9]
* Khoáng sản.
2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho
thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây
dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt
Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà
thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn
c.Diện tích và dân số
Theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 thì tổng diện
tích của khu vực nghiên cứu bao gồm địa bàn của 9 phường trung tâm thành phố có
tổng diện tích 87.023,14 km
2
với số dân 97.300 người.

8
Bảng 2.2. Bảng thống kê diện tích và dân số các phường trung tâm
STT Tên phường Diện tích (km
2
) Dân số (người)
1 Quang Trung 201,14 20.663
2 Quan Triều 278,99 8.374
3 Quang Vinh 313,35 5.515
4 Đồng Quang 163,06 7.977
5 Phan Đình Phùng 270,20 14.305
6 Hoàng Văn Thụ 159,18 15.768
7 Trưng Vương 102,88 7.022

8 Túc Duyên 289,96 7.198
9 Gia Sàng 410,32 10.478
10 Tổng 87.023,14 97.300
(Nguồn: Niên gián thống tỉnh Thái Nguyên, 2010
d. Điều kiện khí tượng thủy văn
* Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông
bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của
thành phố có những nét riêng biệt.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt
đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp
nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm.
Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn
giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87%
tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa
tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng
lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm
mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng
mưa ít thời tiết khô hanh.[9]

9
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên
Chỉ tiêu Cả năm
Mùa nóng
(tháng 4 - 9)
Mùa lạnh
(tháng 10 - 3)

Nhiệt độ bình quân (
0
C) 23,4 25 – 27 18
Trung bình tối cao (
0
C) - 29 – 32 20
Trung bình tối thấp (
0
C) - 24 – 26 12 - 13
Tối cao tuyệt đối (
0
C) 40,1 40,1 -
Tối thấp tuyệt đối (
0
C) 5,7 - 5,7
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
* Thủy văn
Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt
nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông
mở rộng từ 70 – 100 m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5
m³/giây.
Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi
Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của
thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt,
trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả
năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn
* Tài nguyên nước.
Nguồn nước Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm.
Nước tự nhiên có chất lượng khá tốt, trữ lượng nước hàng năm ở Thái Nguyên
khoảng 6,4 tỷ m

3
/năm. trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 - 1 tỷ m
3
/năm
chiếm 15,6%, dùng trong công nghiệp là 350 - 500 triệu m
3
/năm chiếm 7,8%, sử
dụng cho sinh hoạt là 50 - 70 triệu m
3
/năm chiếm 1%.[8]

10
Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5% tổng
lượng nước tự nhiên, trong khi đó khả năng cung cấp nước còn rất lớn (Nguyễn Thị
Hồng, 2006)
Về nguồn nước mặt: Thái Nguyên có hai lưu vực sông lớn là sông Cầu và
sông Công. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống thủy văn của Tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000ha ao, hồ tổng trữ
lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m
3
.[8]
Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, với 47% diện
tích toàn lưu vực bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Kạn) cao 1527m. Sông chảy
qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái
Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có diện tích lưu vực là 6.030km
2
, chiều dài Sông
tính từ đầu nguồn (Bắc Kạn) đến hết địa phận tỉnh Thái Nguyên dài 19km. Độ
dốc bình quân của sông lớn (i= 1,75%). Cao độ lưu vực giảm dần từ Bắc xuống
Nam. Phía Bắc nhiều thác, ghềnh trong khi đó phía Nam thì lưu vực mở rộng

bằng phẳng. Tuy nhiên về mùa khô mực nước trong sông thấp. Lưu lượng bình
quân mùa lũ của sông là 620m
3
/s, về mua khô là 6,5m
3
/s.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Mật độ
lưới sống biến đổi trong phạm vi từ 0,7 đến 1,2km/km
2
. Hệ số tập trung nước của
lưu vực đạt 2.1; thuộc loại lớn trên miền Bắc. Các nhánh sông chính phân bố tương
đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm phía
hữu ngạn lưu vực, như các sông: Đu, Công, Cà Lô, Trong toàn khu vực có 68
sông suối có độ dài từ 19km trở lên với tổng chiều dài 1.600km, trong đó có 13
sông độ dài 15km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100km
2
.
Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị, sử dụng nước
trên sông trong sinh hoạt sản xuất, đồng thời xả thải nước thải vào đây. Trong
những năm qua, gần đây rừng đầu nguồn bị phá hủy, dòng chảy sông suối đầu
nguồn có xu hướng bị cạn kiệt. Lượng nước sử dụng ngày càng tăng lên. Để khai
thác nguồn nước trong khu vực đã xây dựng một hồ chứa lớn và nhiều hồ chứa, đập
nhỏ. Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành vào
năm 1978, có dung tích 178,5.10
6
m
3
. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới

11

cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung cho sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và
sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu công nghiệp sông Công,
Gò Đầm và tưới cho 20.000ha ruộng ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tuy tổng
lượng nước toàn năm của sông Cầu khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng
do dòng chảy phân phối không đều trong năm nên trong mùa cạn đã xảy ra thiếu
nước, nhất là trong tháng 1 đến tháng 3. Nguồn nước mặt phong phú nhưng phân bố
không đồng đều, đặc biệt là phần diện tích tự nhiên phát triển trên đá voi thuộc
huyện Võ Nhai rất hiếm nước. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sản xuất và
sinh hoạt tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn nếu không có
biện pháp khai thác tốt và bảo vệ nguồn sông Cầu (Sở khoa học và công nghệ môi
trường tỉnh Thái Nguyên, 2001)
Về chất lượng, nước sông Cầu hiện đang lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm
trọng. Sự ô nhiễm chủ yếu thể hiện ở ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dầu mỡ trên toàn
lưu vực và thể hiện cục bộ với mức ô nhiễm rất nặng nề tại một số điểm tiêu biểu
như nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên, sau cửa xả của Công ty Gang
Thép - Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại năng không phát hiện trong nước như kết
quả quan trắc đã ghi nhận sự tích tụ với quy mô lớn các kim loại nặng nguy hiểm
trong trầm tích các con sông. Chủ yếu là ô nhiễm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân
(Hg) rất lớn ở đây có nguồn gốc tự nhiên, từ các mỏ quặng và địa chất mà sông Cầu
chảy qua đó (Trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên, 2007)
Về nguồn nước ngầm:
Nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 đến 2 tỷ m
3
.
Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc
sông Cầu (Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên) và cho thị xã Sông Công (Nhà
máy nước Sông Cầu).
Tuy nhiên một phần dân cư trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hay giếng
đào để sinh hoạt và ăn uống. Đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa
điểm cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa cao. Nhưng do quản lý và vận

hành các giếng này không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc bằng nhiều nguyên nhân
khác nhau trong nước ngầm đã có sự xuất hiện vi khuẩn E.Coli. Mức độ này không

12
quá lớn, nhưng để sử dụng cho ăn uống thì ngoài việc phải xử lý tách cặn, khử sắt,
cần thiết phải khử trùng nước (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2001)
* Tài nguyên đất.
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên
tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên.
Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu. [8]
- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên
nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích
hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.[8]
- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất
xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng,
trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm[8]
* Tài nguyên rừng
Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo
chương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng
hầu như không đáng kể.
2.1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
a. Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,64%. Trong đó, tốc độ tăng
trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2008 – 2012 đạt 17,18%,
tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 19,47% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
bình quân đạt 4,83%. Những năm gần đây, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh
tế, tài chính nhưng thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp đồng

bộ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người
từ 19,49 triệu đồng/ người năm 2008 tăng trên 30 triệu đồng năm 2012.

13
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Giai đoạn
2008 – 2012
TT Chỉ tiêu
ĐV
T
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP)
%
15,50 15,02 14 14,2 14,5
Trong đó:
- Công nghiệp + xây dựng %
16,25 16,90 17,35 17,50 17,90
- Dịch vụ % 18,50 18,75 19,0 20,1 21,0
- Nông nghiệp % 4,50 4,65 4,91 5,0 5,10
2 Cơ cấu kinh tế (GDP) % 100 100 100 100 100
Trong đó:
- Công nghiệp + xây dựng
% 49,12 48,50 48,01 48,20 48,40
- Dịch vụ % 46,28 46,65 47,37 47,30 47,80
- Nông nghiệp % 4,6 4,85 4,62 4,75 4,80
3 GDP bình quân đầu người ttr 19,49 25,09 30,00 30,00 30,00
4 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 25,700 27,730 30,780 30,870 30,910
5 Giá trị sản phẩm trên 1ha canh
tác

tr 29,00 29,80 32,38 32,65 32,80
6 Thu ngân sách thành phố Ttr 269,30 315,22 381,6 385,5 395,6
7 Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 4,59 2,9 2,6 2,4 2,2
8 Giải quyết việc làm bình quân
năm
% 6500 6500 6500 6500 6500
( Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên – Báo cáo giữa nhiệm kỳ 2008 – 2012)
Qua bảng 4.1 ta thấy trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của thành phố Thái
Nguyên đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế của
thành phố Thái Nguyên luôn duy trì cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh
và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
b. Về kinh tế
* Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

14
Bảng 2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2008 – 2011
Tiêu chuẩn 2008 2009 2010 2011
Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Công nghiệp xây dựng (%) 48,50 48,78 49,06 49,54
Dịch vụ (%) 45,52 46,88 47,16 47,36
Nông lâm ngư nghiệp (%) 5,98 4,34 4,32 4,26
(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể phát triển KT-XH TP Thái Nguyên đến năm 2020)
Cơ cấu kinh tế của TP Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2011 đã có dự chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương
mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần
đây, sự phát triển kinh tế của ba ngành kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố theo xu hướng ưu tiên cho công nghiệp và du lịch cho thấy TP đã từng bước đi
vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ

94,02% năm 2008 lên 96,9% năm 2011. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp
giảm tương ứng từ 5,98% xuống 4,26%. [8]
* Về nông – lâm nghiệp- thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I năm 2014 theo giá so
sánh 2010 ước tính đạt 165 nghìn tỷ đồng, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước,
bao gồm: Nông nghiệp đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,01%; lâm nghiệp đạt 5,7
nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%; thủy sản đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,71%. [8]
* Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Thành ủy, UBND TP đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng đi sâu, đi
sát năm vững tình hình và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các đơn
vị, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển đầu tư. Thành phố
đã tổ chức các cuộc giao lưu và gặp mặt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
để các doanh nghiệp thêm cơ hội xúc tiến đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 trên địa bàn đạt 6.747,23 tỷ đồng,
tăng 9,44% so với cùng kỳ, tăng 9,06% so vơi năm 2009. [8]
Giá trị sản xuất CN – TTCN địa phương năm 2010 đạt 2.415,7 tỷ đồng, tăng
11,53% sơ với thực hiện năm 2009.

15
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
2.2.1.1 Hồng Kông
Hồng Kông có một mạng lưới quan trắc không khí hoạt động hiệu quả với 11
trạm quan trắc không khí cố định liên tục. Mạng lưới quan trắc này cung cấp các số liệu
phục vụ việc đánh giá, giám sát chất lượng môi trường không khí cũng như phục vụ quá
trình đưa ra các quy ết định về bảo vệ môi trường. Số liệu quan trắc của mạng lưới này
được tính toán thành chỉ số AQI và công bố theo thời gian thực cho cộng đồng trên nhiều
phương tiện thông tin.
Chỉ số chất lượng không khí đư ợc tính dựa trên số liệu của các thông số :
TSP, SO

2
, CO, O
3
và NO
3
. Khoảng giá trị của AQI từ 0 - 500 và giá trị AQI từ
0 - 100 được coi là chất lượng môi trường không khí tốt. Giá trị AQI lớn hơn 100
có ngh ĩa là môi trường không khí đã bị ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người. Cụ thể các khoảng giá trị AQI như sau:
Bảng 2.6. Các mức AQI và giá tr ị tương ứng tại Hồng Kông
Khoảng giá trị AQI Cảnh báo cho cộng đồng về chất lượng môi trường
0 - 25 Không ảnh hưởng đến sức khỏe
26 - 50 Không ảnh hưởng đến người bình thường
51 - 100
Các tác động mãn tính có th ể xảy ra nếu chịu tác động trong
thời gian dài
101 - 200
Những người bị bệnh tin hoặc bệnh hô hấp có thể nhận thấy
rõ tác động, người bình thường cũng có thể thấy các tác động
đến sức khỏe
201 - 500
Những người mắc bệnh tim hoặc bệnh hô hấp bị tăng đáng kể
các triêu chứng, người bình thường cũng dễ gặp các triệu
chứng như: chảy nước mắt, ho, viêm họng…

16
Công thức tính toán chỉ số chất lượng không khí tại Hong Kong cũng tương
tự như công thức đang được áp dụng tại Hoa Kỳ, tuy nhiên các tham số trong công
thức (các chỉ số trên và chỉ số dưới) có sự khác biệt. Công thức như sau:
I

p
: Chỉ số chất lượng môi trường môi trường không khí của chất ô nhiễm p
C
p
: Nồng độ của chất ô nhiễm p
BP
Hi
: Chỉ số trên của C
p
BP
H0:
Chỉ số dưới của C
p
I
Hi
: Chỉ số AQI ứng với nồng độ BP
Hi
I
L0
: Chỉ số AQI ứng với nồng độ BP
L0
Để xây dựng được các chỉ số phải căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường
quốc gia và các nghiên c ứu về ảnh hưởng của chất ô nhiễm tới sức khỏe. Bảng
dưới đây là tiêu chu ẩn môi trường của Hồng Kông.[10]
Bảng 2.7. Tiêu chuẩn môi trường của Hong Kong
Chất
ô
nhiễm
Loại trung bình
1h 8h 24h 3 tháng 1 năm

SO2 800 350 80
Bụi tổng số 260 80
Bụi lơ lửng 180 55
NO2 300 150 80
CO 30000 10000
O3 240
Chì 1.5
Về cơ bản công thức tính toán áp dụng tại Hong Kong và Hoa K ỳ là tương tự
nhau, tuy nhiên do mỗi nơi có đặc điểm về môi trường không khí khác nhau, mức độ
chặt chẽ cùng tiêu chuẩn khác nhau vì vậy các hệ số trong công thức cũng khác nhau.[
2.2.1.2 Hoa Kỳ
Hoa kỳ là quốc gia có mạng lưới quan trắc môi trường nói chung, mạng lưới quan
trắc không khí nói riêng rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Đây là cơ sở để xây dựng các loại chỉ
số, chỉ thị và đưa ra các cảnh báo kịp thời về hiện trạng và diễn biến của các thành phần
môi trường. Chất lượng không khí của Hoa Kỳ đã được công bố theo thời gian thực trên

17

×