DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 BOD Biochemical Oxygen Demand là lượng oxy cần thiết
để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng
4 COD Chemical Oxygen Demand là lượng oxy cần thiết để
oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ
5 CCN Cụm công nghiệp
6 Cu Đồng
7 DT Dễ tiêu
8 Fe Sắt
9 GĐVH Gia đình văn hóa
10 HVS Hợp vệ sinh
11 KCN Khu công nghiệp
12 KHCN Khoa học công nghệ
13 KHKT Khoa học kỹ thuật
14 Mn Mangan
15 Pb Chì
16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
17 UBND Ủy ban nhân dân
18 UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
(United Nations Children’s Fund)
19 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
20 TS Tổng số
21 VSMT Vệ sinh môi trường
22 XLNT Xử lí nước thải
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng.9
Bảng 4.1: Phân loại đất chính huyện Gia Bình 21
Bảng 4.2: Diện tích đất chia theo mục đích sử dụng 21
Bảng 4.3: Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp 22
Bảng 4.4: Thống kê, kiểm kê đất phi nông nghiệp 23
Bảng 4.5: Diện tích đất chưa sử dụng 23
Bảng 4.6: Dân số theo đơn vị hành chính của huyện Gia Bình 30
Bảng 4.7: Nguồn lao động toàn huyện Gia Bình 31
Bảng 4.8: Chất lượng nước mặt tại một số điểm trên địa bàn huyện 35
Bảng 4.9. Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nước mặt xã Đại
Bái 36
Bảng 4.10: Chất lượng nước mặt xã Đại Bái năm 2013 37
Bảng 4.11: Chất lượng nước ngầm huyện Gia Bình năm 2013 38
Bảng 4.12: Đánh giá chất lượng nước huyện Gia Bình năm 2014 39
Bảng 4.13: Nguồn nước cấp cho sinh hoạt 39
Bảng 4.14: Thống kê số hộ gia đình dùng hệ thống lọc xử lý 40
Bảng 4.15: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước
đến sản xuất và đời sống 40
41
Bảng 4.16: Công trình cấp nước sinh hoạt khai thác nguồn nước mặt
trên địa bàn huyện Gia Bình 42
Bảng 4.17: Thành phần và tỷ lệ rác thải rắn huyện Gia Bình 43
Bảng 4.18: Kết quả điều tra về hiện trạng thu gom rác thải của các hộ
gia đình 43
Bảng 4.19: Kết quả điều tra các nguồn xả thải nước thải của các hộ gia
đình 44
Bảng 4.20: Thống kê nguồn lực phục vụ công tác thu gom rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Bình 44
Bảng 4.21: Lượng phát sinh khí thải do đốt than tại làng nghề Đại Bái
trong 1 năm 46
Bảng 4.22. Lượng phát sinh khí thải trên 1 tấn nguyên liệu sản xuất tại
làng nghề Đại Bái 46
46
Bảng 4.23: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi
trường không khí huyện Gia Bình 47
Bảng 4.24. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông nghiệp Xã
Đại Bái 49
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Cơ cấu các loại đất năm 2011 22
Hình 4.2. Biến động cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình từ năm 2005-2010 26
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.1. Khái niệm về môi trường 3
2.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững 3
2.1.3. Chức năng về môi trường 3
2.1.4. Ô nhiễm môi trường là gì? 3
2.1.5. Suy thoái môi trường 4
2.1.6. Tiêu chuẩn môi trường 5
2.1.7. Các khái niệm chất thải 5
2.2 Cơ sở pháp lí 6
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 6
2.3.1 Hiện trạng môi trường nông thôn tại Việt Nam 6
2.3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh 12
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 17
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh 17
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn của huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh(2010- 2013) 17
3.3.3. Đề xuất giải pháp 2014- 2015 và phương hướng giải pháp 2015-
2020 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 17
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường tại
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 18
3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá dựa trên các số liệu thu thập
được 18
3.4.4. Phương pháp kế thừa 18
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Bình -
tỉnh Bắc Ninh 19
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế 25
4.1.3. Thực trạng phát triển xã hội 30
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh 34
4.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước 34
4.2.2. Đánh giá hiện trạng rác thải, nước thải tại huyện Gia Bình 42
4.2.3 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 45
4.2.4 Đánh giá hiện trạng môi trường đất 48
- Hiện tại làng nghề Đại Bái đang được coi là một điểm nóng về vấn đề
môi trường trên địa bàn huyện Gia Bình.Các chất thải từ hoạt động sản
xuất làng nghề qua hệ thống cống rãnh được thải ra sông, hồ và ruộng
lúa trong làng. Do đó, trong đất nông nghiệp tại Đại Bái đã bị tích lũy
KLN 49
4.3. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Bình giai
đoạn 2015- 2020 50
4.3.1. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước 50
4.3.2. Đề xuất giải pháp thu gom và quản lý rác thải 51
4.3.3. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường đất 53
4.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường 53
4.3.5. Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ 54
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thời kì đổi mới nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển rất
quan trọng, đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp và
nông thôn. Khởi đầu sự nghiệp đổi mới đất nước được bắt đầu từ nền nông
nghiệp. Cho đến nay khi chúng ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn, nông dân có vị trí vai trò ngày càng quan trọng.
Tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong các chủ
trương và giải pháp lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến lên.
Với 48% dân số làm nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vậy nông nghiệp nông thôn đóng một vai trò quan trọng mang tính
trước mắt và lâu dài. Và cũng chính nông thôn sẽ là đối tượng có ảnh hưởng
và tác động nhiều mặt đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
Hiện nay nông thôn nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển.
Cùng với quá trình đó đã phát sinh không ít các vấn đề về môi trường. Theo
nhận định của TS Nguyễn Đăng Nghĩa thì “Tình hình của nền nông nghiệp
hiện nay của nước ta sẽ ngày càng tụt dốc, đáng báo động của bức tranh nông
nghiệp là thiếu sự ổn định và bền vững, nguy cơ làm ô nhiễm đất đai trồng trọt và
môi trường nông thôn. Hậu quả này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng và
đe dọa tương lai của sản xuất nông nghiệp”[18]. Đó là vấn đề nông thôn cả nước
nói chung và nông thôn của huyện Gia Bình nói riêng đang diễn ra.
Cùng với cả nước huyện Gia Bình cũng tích cực tham gia vào quá trình
xây dựng và phát triển các vùng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông thôn. Và cũng đạt được rất nhiều những thành tựu về mặt
kinh tế, chính trị, xã hội.
Với đặc thù là một huyện có nhiều các làng nghề truyền thống như làng
Đại Bái: đúc đồng; làng Xuân Lai: làng nghề mây tre trúc; làng Môn Quảng:
làng nghề nón lá;…Vấn đề xử lí nước thải ở các làng nghề này cũng là một
vấn đề đáng quan tâm và cần tìm hướng giải quyết phù hợp.
Cùng với vấn đề nước thải làng nghề là vấn đề quy hoạch quản lí môi
trường tại huyện cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là thách
thức lớn của huyện Gia Bình.
1
Việc quản lí, tổng hợp, hiểu rõ thông tin về môi trường của huyện là việc
cần thiết, là đòn bẩy cho Huyện phát triển kinh tế- xã hội, những vấn đề môi
trường đang là vấn đề được quan tâm chú trọng tại huyện.
Xuất phát từ sự cần thiết và nhu cầu thực tiễn trong khuôn khổ một đề tài
tốt nghiệp. Em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và phương hướng,
giải pháp bảo vệ môi trường 2014- 2020”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2010- 2013.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Bình giai
đoạn 2015- 2020.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đầy đủ, chính xác hiện trạng môi trường nông thôn huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Các giải pháp, biện pháp phải có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm được thực trạng về môi trường tại đơn vị thực
tập. Qua đó liên hệ với phần lí luận ở nhà trường nhằm đưa ra giải pháp công
tác quản lí, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Bằng các kiến thức đã học và thực hành từ đó ứng dụng và áp dụng vào
thực tiễn của địa phương, để góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển toàn
diện của Huyện.
- Qua đợt thực tập sinh viên hiểu được: tính tổ chức, kỷ luật trong nghề
nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, phát huy tích cực
trong học tập.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh 2010-2013.
- Đề xuất đưa ra giải pháp cụ thể để quản lí và bảo vệ môi trường.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật [17].
2.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường [17].
2.1.3. Chức năng về môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hai của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người [15].
2.1.4. Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 [17].
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý - hóa học - sinh học của nước ; với sự xuất hiện của của các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
- Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào có nguy cơ gây tác
3
hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường
xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa
các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch,
có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem ô nhiễm môi
trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây
ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp
và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý các
chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng
của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được
phát ra không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần
khác nhau được tổng hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai
trò riêng trong việc gây ồn. Sự khác nhau của tiếng ồn phụ thuộc vào những
vị trí khác nhau và trong những thời điểm khác nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như
một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con
người và môi trường sống của con người gồm đất đai, công trình xây dựng và
động vật nuôi trong nhà.
2.1.5. Suy thoái môi trường
Suy thoái môi trường là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi
trường, mất nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm [17].
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: sự biến động của tự
nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá
khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng.
Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi trường là
một hoạt động trong quản lý xã hội có tác động điều chỉnh các hoạt động của
con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin,
đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan
điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài
nguyên” [17].
4
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục. các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn
cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình.
2.1.6. Tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 [17].
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lí và bảo
vệ môi trường”.
2.1.7. Các khái niệm chất thải
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 [17].
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng góp lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Lưu trữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu trữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất
thải rắn, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích.
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
5
2.2 Cơ sở pháp lí
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Chỉ thị số 1270/CT- BNN- TL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 12/05/2009 về việc tăng cường công tác chỉ đạo và các giải pháp
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia môi trường nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
- Chỉ thị số 81/2007/CT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 02/10/2007 về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chương trình số 80/CTr/TU ngày 27/05/2005 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về
thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của UBND tỉnh
Bắc Ninh về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
- Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 30 tháng 9 năm 2009 của
Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1 Hiện trạng môi trường nông thôn tại Việt Nam .
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường(VSMT) nông thôn do
bộ y tế và UNICEF thực hiện cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn kém chỉ
còn 18% tổng số hộ gia đình; 11,7% trường học ; 36,6% trạm y tế xã; 21%
UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của bộ y
tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT). Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng
nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn;
14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng
nước máy. Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT
còn rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất bàng quang về vấn đề này [6].
6
Nước ta là một nước nông nghiệp, 70,4% dân số đang sống ở khu vực
nông thôn và miền núi. Những năm gần đây các hoạt động nông nghiệp cùng
với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi
trường có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở
nên bức xúc [6].
Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh thái
nông nghiệp và môi trường sống ở nông thôn của đại đa số bộ phận dân số
của Việt Nam. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường,
giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng
ngày những vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến rộng rãi, len
lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông
thôn và nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%.
Thấp quan trọng nhất hiện trạng trên tác động xấu đến sức khỏe của cộng
đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài không những đối với thế hệ hiện tại mà
cả thế hệ mai sau.
Tính đến năm 2010, tổng số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là
48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 80% thấp hơn kế hoạch
5%, trung bình tăng 3,6%/năm. Trong đó tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT trở lên là 40%, thấp hơn kế hoạch 10%
[6]
.
Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông nam Bộ có tỷ lệ số dân nông
thôn sử dụng nhất là vùng Tây nguyên 72% và Bắc trung Bộ 73%, thấp hơn
trung bình 8% [6].
Nhìn chung đã áp dụng một số tiến bộ khoa học công nghệ cấp nước phù
hợp với điều kiện địa hình, khí tượng, thủy văn của địa phương. Trong cấp
nước nhỏ lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn
mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng
nước ngầm tầng nông. Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp
để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số công trình cấp
nước tập trung đã áp dụng công nghệ lọc tự động không van, xử lý hóa học
(xử lý sắt, mangan, asen, xử lí độ cứng ), xử lý vật lý, xử lý vi sinh, hệ thống
bơm biến tần, hệ thống tin học trong trong quản lí vận hành… Công nghệ hồ
7
treo được cải tiến có quy mô và chất lượng khá hơn góp phần giải quyết khan
hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt
các địa phương đã sử dụng cloramin B và Aqua tab, túi PUR… để xử lý nước
phục vụ ăn uống [6].
Một số mô hình và cơ chế quản lí vận hành, bảo dưỡng công trình cấp
nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả triển
vọng bền vững đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình doanh nghiệp
công tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, tư nhân đấu thầu quản lý.
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi
phí, xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11
tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ sạch;
Thông tư liên tịch số 95/TTLT- BTC- BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê
duyệt giá bán cho người sử dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại
địa phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp
lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ
động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp
nước [6].
Tuy nhiên còn nhiều mô hình và cơ chế quản lý khai thác các công trình
cấp nước tập trung chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động
cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ,
thị trường hàng hóa.
Việc lựa chọn mô hình quản lý nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mô
hình thiếu tính chuyên nghiệp như mô hình UBND xã, cộng đồng, tổ hợp tác quản
lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận hành còn yếu. nhiều địa phương chưa
ban hành quy chế vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung.
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo
hoạt động bền vững của công trình. Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát
chất lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ.
Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát
công trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi đã có công trình cấp nước tập trung
với chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy
để ăn uống, còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh.
8
Vấn đề nước sạch và môi trường: Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi
trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá
nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
(Đơn vị: %)
STT Vùng Tỷ lệ người dân sử
dụng nước sạch (%)
1 Vùng núi phía Bắc 15
2 Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 18
3 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ 36
4 Đông Nam Bộ 21
5 Đồng bằng Sông Hồng 33
6 Đồng bằng Sông Cửu Long 39
(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Chuyên đề Nông thôn Việt Nam,
trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội) [16].
Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y Tế hiện tại ở khu
vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch(nước
máy). Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia
đình sử dụng giếng đào. Số còn lại sử dụng nước ao hồ (11%), nước mưa và
nước đầu nguồn sông nuôi. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng [16].
Tình trạng ô nhiễm nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân
gây bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán,… Các bệnh này gây suy dinh
dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có
88% trường hợp tiêu chảy do thiếu nước sạch,VSMT kém. Có thể thấy
nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn
do các nguyên nhân cơ bản sau:
Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như
phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách tràn lan và không có
kiểm soát.
Còn tồn tại tập tục sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi vào canh tác.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tươi được coi là thức ăn cho cá,
gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng sức khỏe con người [16].
9
Việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai là việc sử dụng tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật
theo nhãn mác không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc.
Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho cữ, hết
niên hạn sử dụng còn nằm dải rác tại các kho cữ trên cả nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là do chất thải rắn, nước thải
từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng
1450 làng nghề, phân bố trên 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là ở Đồng bằng
Sông Hồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh…
Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và
công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó đã và đang nảy
sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường nông
thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe của người
dân làng nghề.
Vấn đề môi trường không khí: Mặc dù đất nước chúng ta nền công
nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra đặc biệt ở các nhà
máy hóa chất. Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc phải các bệnh về
đường hô hấp, da và mắt.
Vấn đề ô nhiễm đất: chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại.
Bên cạnh đó là do bãi rác tại các huyện, chợ nông thôn chưa có cơ quan quản
lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân hủy tự nhiên và gây những
gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
Việc xuống cấp của môi trường nông thôn cũng là do tổ chức trong lĩnh vực
vệ sinh môi trường nông thôn còn phân tán, sự phối hợp các bộ ngành chưa tốt.
nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần
kinh tế dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và
hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường.
Hiện trạng môi trường nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất
lượng của chúng ngày càng tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm
sâu dưới mặt đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con
người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, chế biến các sản phẩm nông
nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư.
10
Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực nông thôn [6].
Khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu chiếm 77%, trong
đó 8.905.988 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ so với
khi bắt đầu thực hiện chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm, nâng
tỷ lệ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối năm 2005 lên
55% năm 2010, thấp hơn kế hoạch 15%.
Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công
trình vệ sinh đạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có công trình vệ
sinh và nước sạch tăng 4.000 trường so với khi bắt đầu thực hiện chương
trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm. Khoảng 8.675 trạm y tế xã có
nước sạch và công trình vệ sinh , tăng 24% so với cuối năm 2005, trung bình
mỗi năm tăng 4,6% đạt 80%, thấp hơn kế hoạch 20%. Số công trình nước
sạch tại và vệ sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình tăng từ 17% cuối
năm 2005 lên 48%, thấp hơn kế hoạch 52%.
Trong số 9.728 trụ sở UBND xã đã có 7.003 trụ sở có nước sạch và công
trình vệ sinh, đạt 72%; trong đó 1.459 công trình được xây mới trong chương
trình giai đoạn 2010- 2020.
Số chuồng trại chăn nuôi được xây dựng và cải tạo mới đáp ứng việc quản
lý chất thải đã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại
chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 chăn nuôi; khoảng
18.000.trang trại chăn nuôi tập trung hầu hết chất thải đã được thu gom và xử lý.
Số chuồng trại đã có công trình Biogas là 1.000.000 chuồng trại chiếm gần 17%.
Việc thu gom, xử lý rác thải cũng bắt đầu được quan tâm, khoảng 3.310 xã
và thị trấn có tổ thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9728 xã trên cả nước.
Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, phân bố không đều giữa các vùng,
miền: miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Một số làng
nghề đã được quy hoạch, chất thải cũng đã được thu gom và xử lý, bước đầu
đã hạn chế ô nhiễm môi trường.
Thông qua hỗ trợ tài chính xây dựng các mô hình thí điểm và chương
trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, các mô hình nhà tiêu
hợp vệ sinh chuẩn theo Quyết định số 08/2005/QĐ- BYT đã được phổ biến
rộng rãi ra cộng đồng. Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế đã biên
11
soạn và ban hành Tài liệu hướng dẫn thiết kế, xây dựng và bảo quản nhà tiêu
hộ gia đình và công trình công cộng, với gần 20 loại nhà tiêu đáp ứng các yêu
cầu về vệ sinh cho các vùng miền. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành
mẫu thiết kế công trình vệ sinh cho trường trung học phổ thông, trung học cơ
sở, tiểu học, trường mầm non thân thiện và phù hợp với các độ tuổi học sinh.
Bên cạnh đó các mô hình bể Biogas mới như bể biogas bằng chất dẻo, bằng
composit đúc sẵn, bằng gạch hay BTCT cải tiến,… cũng đã xuất hiện, xử lý
hiệu quả chất thải chuồng trại chăn nuôi. Công nghệ sản xuất phân vi sinh từ
phế thải nông nghiệp và chất thải chăn nuôi, có hay không sử dụng chế phẩm
vi sinh cũng đang phổ biến ở nhiều nơi.
Công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư được quan tâm hơn
trước. Các đơn vị thực hiện đã xác định mục đích của chương trình chỉ đạt
được khi có cơ chế quản lý khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền
vững. Tuy vậy công tác triển khai, tổ chức thực hiện cũng như năng lực và kỹ
năng về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế và
thách thức.
2.3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh
2.3.2.1 Môi trường nước.
Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước mặt. Môi trường
nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Theo kết quả quan trắc môi trường tại các vị trí được tổng hợp đã cho
thấy xu hướng biến đổi các thành phần môi trường như sau:
Ô nhiễm môi trường nước mặt có sự biến đổi nhiều ở 2 chỉ số amoni và
COD, ở tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có giá trị vượt QCCP với đa số
mức độ ô nhiễm trung bình; riêng tại cầu Phong Khê có mức độ ô nhiễm cao
nhất và tăng dần theo các năm. Năm 2008, tại các vị trí Cầu Nội Duệ, cầu
Song Tháp, cầu Bồ Sơn hàm lượng COD có dấu hiệu giảm hơn so với các
năm trước.
Các chỉ số môi trường khác như pH, chất rắn lơ lửng và các kim loại Zn,
Cd, Pb, Cu, Fe, Mn có giá trị nằm trong giới hạn QCCP.
12
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước tại các điểm quan trắc có giá trị lớn
hơn giới hạn yêu cầu của tiêu chuẩn.
Theo kết quả quan trắc các mẫu nước ngầm cho thấy ở một số điểm lấy
mẫu bị ô nhiễm các chỉ số kim loại ở mức độ cao như: Mn, Fe, Cd, Pb, Clorua.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước làng nghề cho thấy các
mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau;
môi trường không khí bị ô nhiễm, đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng
các nguồn nước suy giảm mạnh.
Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đều không được xử lý,
thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông. Đặc biệt tại làng nghề giấy Phong Khê,
hàng ngày thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000 m
3
nước thải chứa nhiều
độc tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt toàn khu vực. Đến nay, sông Ngũ
Huyện Khê đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành kênh dẫn nước thải của các
làng nghề nằm trong lưu vực sông.
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải so với TCVN 5945-2005 mức B
cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn tiêu chuẩn cho phép 4,5-
11 lần; hàm lượng COD cao hơn 8-500 lần (nước thải của các cơ sở sản xuất
bột giấy từ nguyên liệu tre nứa), hàm lượng Pb cao hơn tiêu chuẩn cho phép
5,5 lần (làng tái chế thép Đa Hội) [12].
2.3.2.2 Môi trường không khí.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí các đô thị cho thấy:
Sự ô nhiễm tại các đô thị chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện
giao thông làm cho tiếng ồn và nồng độ bụi cao hơn giới hạn cho phép. Nồng
độ các khí thải giao thông như SO
2
, NO
2
cũng khá cao nhưng vẫn thấp hơn
giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT. Nồng độ các khí CO, H
2
S,
O
3
đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các khu công
nghiệp (KCN):
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 7 KCN đã hoạt động tại các huyện
Từ Sơn, Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong. Chương trình quan trắc đã được thực
hiện tại 4 KCN là: KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong I, KCN Đại Đồng - Hoàn
Sơn, KCN Quế Võ
13
Môi trường không khí tại các KCN tập trung chưa thấy có sự ô nhiễm.
Các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
05:2009/BTNMT
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cụm công nghiệp (CCN):
Sự ô nhiễm ở các CCN chủ yếu do bụi, SO
2
, NO
2
. Các thông số CO, H
2
S,
O
3
đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề:
Sự ô nhiễm ở các làng nghề chủ yếu do bụi, SO
2
, NO
2
. Các thông số CO,
H
2
S, O
3
đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT.
Kết quả quan trắc môi trường không khí các khu vực nông thôn.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí cho thấy: Các thông
số quan trắc hầu hết đều nằm trong QCCP theo QCVN 05:2009/BTNMT.
Riêng tại khu vực xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có nồng độ bụi cao hơn
QCCP 1,3 lần, nguyên nhân là do đường giao thông ở khu vực này đang trong
giai đoạn thi công xây dựng [12].
2.3.2.3 Môi trường đất.
Kết quả quan trắc môi trường đất
Quy chuẩn áp dụng để so sánh kết quả phân tích chất lượng môi trường:
QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về một số kim loại nặng ở
trong đất.
Kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy tại hầu hết các điểm lấy mẫu ô
nhiễm thể hiện ở ba thông số chính là Pb, Cu và Zn:
Cụ thể:
- Đối với môi trường đất khu vực CCN, KCN và làng nghề:
Các chỉ tiêu Pb, Cu, Zn đều có dấu hiệu ô nhiễm.
+ Chỉ tiêu chì (Pb): 13/42 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm
+ Chỉ tiêu đồng (Cu): có 4/42 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm.
+ Chỉ tiêu kẽm (Zn): có 2/42 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm nặng là mẫu MĐ
37- bùn thải tại cống thải của làng nghề Văn Môn vượt QCCP 5,9 lần; mẫu
MĐ 42- tại ao xóm chùa trước cổng trường tiểu học Đại Bái vượt QCCP 3,5
lần- QCVN 03:2008/BTNMT- đất công nghiệp.
- Đối với môi trường đất khu vực dân sinh:
+ Chỉ tiêu chì (Pb): 5/18 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ;
+ Chỉ tiêu đồng (Cu): có 0/18 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm;
14
+ Chỉ tiêu kẽm (Zn): có 2/18 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ là mẫu MĐ
47- ao tại cống thải chung của thành phố Bắc Ninh gần trạm bơm Kim Chân
vượt QCCP 1,2 lần; mẫu MĐ 48 - tại cống thải chung của thành phố Bắc
Ninh gần trường công nhân kỹ thuật vượt QCCP 1,8 lần- QCVN
03:2008/BTNMT- đất dân sinh.
- Đối với đất nông nghiệp:
Khu vực nông thôn của 8 huyện thị
Kết quả khảo sát cho thấy:
+ Chỉ tiêu chì (Pb): 5/18 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm,
+ Chỉ tiêu đồng (Cu): có 1/16 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm cực kỳ nguy
hiểm là mẫu MĐ 99- đất bùn tại thôn Quảng Bố vượt quy chuẩn cho phép xấp
xỉ 30 lần ;
+ Chỉ tiêu kẽm (Zn): có 1/16 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm cực kỳ nguy hiểm
là mẫu MĐ 99- đất bùn tại thôn Quảng Bố vượt quy chuẩn cho phép 23,3 lần
- QCVN 3:2008/BTNMT - đất nông nghiệp.
Khu vực sông
Sông Ngũ Huyện Khê
Kết quả phân tích mẫu đất thuộc sông Ngũ Huyện Khê cho thấy:
- pH: Giá trị pH của các mẫu trung tính.
- Chỉ số Cu, Zn, Cd của các mẫu có giá trị nằm trong quy chuẩn QCVN
03:2008/BTNMT- Đất nông nghiệp.
- Chỉ số Pb: có 4/10 điểm khảo sát có giá trị vượt quy chuẩn từ 3,5 đến 3,8
lần QCVN 03:2008/BTNMT- đất nông nghiệp là mẫu MĐ 51 đến MĐ 54 [12].
2.3.2.4 Đa dạng sinh học.
Các hệ sinh thái rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu
là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế
Võ (317,9 ha ) và Tiên Du (254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³,
trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2.916 m³.
Trong tình hình các sinh cảnh tự nhiên đang bị suy giảm cả về quy mô
lẫn chất lượng, các loài trong sinh cảnh này đang ngày càng bị đe dọa. Ở Bắc
Ninh có:
Gà Hồ, gà Đông Cảo, gà ri là những giống gà quí của miền Bắc Nhưng
hiện nay chỉ còn hơn 200 con tương đối thuần chủng đang được nuôi ở làng Hồ
15
(thôn Lạc Thổ Bắc, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) trong tình cảnh
lay lắt, Hiện nay đã thành lập “Hội Gà Hồ” nhằm bảo tồn nguồn gen quý này.
Vườn cò, vạc thôn Đông Xuyên: Theo đánh giá sơ bộ của những người
có trách nhiệm ở địa phương, trong 10 tháng qua có khoảng 1/3 số lượng cò,
vạc, tương đương với khoảng 1 vạn con đã mất.
Mức độ suy giảm đàn cò, vạc nghiêm trọng như vậy là do cứ 1 con cò,
vạc trưởng thành bị chết thì sẽ có từ 4-5 con cò, vạc nhỏ chết theo [12].
2.3.2.5 Tình hình xả thải.
Hiện nay, tại các vùng chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm
môi trường nước và không khí. Kết quả quan trắc tại một số vùng chăn nuôi tập
trung cho thấy nước thải chăn nuôi đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Hàm
lượng các chất hữu cơ biểu thị qua các chỉ số BOD, COD đều vượt tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam từ 8 -12 lần, đặc biệt, nguồn nước tại những vùng này có
chứa rất nhiều vi sinh vật, các ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên nước thải từ
các chuồng trại chăn nuôi lại không có biện pháp xử lý hoặc được xử lý thì
không đạt tiêu chuẩn.
Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng ngày càng
gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn
công nghiệp tăng 15%, chất thải y tế tăng 8%; năm 2006 lượng chất thải rắn
phát sinh 512 tấn/ngày đến năm 2009 là 735 tấn/ngày. Trong đó chất thải rắn
sinh hoạt chiếm tới 70%; lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
và y tế. Lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại và y tế tuy phát sinh không lớn
nhưng lại là nguồn chất thải chứa nhiều nguy cơ gây tác hại cho sức khoẻ con người
và môi trường xung quanh nếu không được xử lý đảm bảo an toàn.
Nước thải từ các nhà máy trong KCN là nguồn gây ô nhiễm môi trường
chủ yếu (bao gồm cả các KCN đã có hệ thống XLNT). Ngoài ra, các thủy vực
này còn chịu ảnh hưởng một phần từ hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc
khu dân cư lân cận.
Tình trạng các bãi rác tạm còn tồn đọng tùy tiện nhiều tại các thôn, làng
không theo quy định. Rác vứt bừa bãi cạnh các khu đất trống, ao, hồ, bờ đê,
trong đó chủ yếu là là các chất trơ, các bao bì bằng PE, PVC, giấy láng nhựa,
gạch, gỗ, sành sứ, thủy tinh: bóng đèn điện, chai lọ vỡ không rõ nguồn gốc,
cao su vụn v.v. [12].
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường nông thôn của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
trong những năm 2010- 2013.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 15/01/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Điều kiện tự nhiên của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
- Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn của huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh(2010- 2013)
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước.
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí.
3.3.3. Đề xuất giải pháp 2014- 2015 và phương hướng giải pháp 2015- 2020.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp.
Dự kiến sẽ thu thập thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội(dân số, việc làm,
cơ sở hạ tầng…) của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả
quan trắc môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về công tác quản lí môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
17
- Tài liệu thống kê, số liệu về môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí.
- Các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy liên quan đến quản lí, xử lí môi trường.
- Thu thập các thông tin, dữ liệu trên internet, tivi, sách, báo…
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường tại
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Áp dụng phương pháp lập phiếu điều tra phỏng vấn tại địa phương.
Hình thức phỏng vấn:
+ Phát phiếu điều tra
+ Phỏng vấn trực tiếp
Số lượng phiếu điều tra trên một xã: 15 phiếu.
Điều tra tại 6 xã: Thị trấn Gia Bình, xã Đông Cứu, Xã Lãng Ngâm, xã
Bình Dương, xã Song Giang, xã Giang Sơn.
Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn.
3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá dựa trên các số liệu thu thập
được.
Từ các số liệu điều tra, báo cáo, thu thập được cần phân tích để đưa ra
các kết quả, từ đó đem ra đánh giá tổng hợp, so sánh với quy chuẩn, tiêu
chuẩn được áp dụng hiện nay tại Việt Nam.
So sánh số liệu, thông tin giữa các năm, giữa các xã từ đó đưa ra những
nhận xét khách quan nhất và những đánh giá tổng quan nhất.
3.4.4. Phương pháp kế thừa
Để đạt được những những kết quả khách quan, chuẩn xác, đúng yêu cầu
cũng cần phải dựa vào những tài liệu, các thông tin, dữ liệu đã được công bố
và áp dụng rộng rãi.
Kế thừa những thông tin, tài liệu, dữ liệu đã được công bố và áp dụng
rộng rãi để đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác.
Kế thừa những thông tin dữ liệu một cách có chọn lọc, sáng tạo trong áp
dụng, ứng dụng các nghiên cứu đề tài trước đây.
18
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt để đánh giá hiện trạng
môi trường nước được khách quan hơn. Một số chỉ tiêu phân tích như: pH,
BOD, COD, chất tẩy rửa,…
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Bình
- tỉnh Bắc Ninh.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Gia Bình là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh,
cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 25 Km.
- Phía Bắc giáp huyện Quế Võ.
- Phía Nam giáp huyện Lương Tài.
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
Toạ độ địa lý:
20
0
01
’
14
”
đến 20
0
06
’
51
”
vĩ độ Bắc
106
0
07
’
43
”
đến 106
0
18
’
22
”
kinh độ Đông
Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm: 13 xã, 01 thị
trấn; tổng diện tích tự nhiên 10.779,81 ha chiếm 13,10% diện tích của tỉnh
[1].
Với điều kiện trên, Gia Bình có những thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế- xã hội như:
- Nằm cách không xa thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, đây là hai
thị trường rộng, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công
nghệ và thuận lợi giao thông đến mọi miền đất nước.
- Hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 282, 285, 284 nối liền với quốc lộ
1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38 qua huyện, ngoài ra hệ thống đường sông qua huyện
cũng rất phát triển đây là những thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế, xã hội.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
a) Địa hình:
19
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Gia Bình nhìn
chung tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Nơi có địa hình cao nhất trong huyện là Núi Thiên Thai và nơi có địa
hình thấp nhất là vùng trũng ven sông Ngụ [1].
b) Địa chất:
Đặc điểm địa chất huyện cũng mang những nét đặc trưng của cấu trúc
địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích tứ đệ chịu ảnh hưởng
rõ rệt của cấu trúc mỏng. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy định
luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất
càng dày hơn phía Bắc [1].
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm, mưa
nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80 % lượng mưa
cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ rất lớn kèm theo gió bão
tập trung từ tháng 7 đến tháng 8.
- Mùa khô: Lượng mưa ít, khô hanh kéo dài, nhiều diện tích canh tác, ao,
hồ bị khô cạn.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,5
0
C; nhiệt độ trung bình cao nhất là
28.9
0
C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8
0
C (tháng 1). Sự
chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1
0
C.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Mùa đông
Nam. Gió mùa đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi
ẩm, gây mưa rào cho khu vực [1].
Nhìn chung huyện Gia Bình có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế- xã hội, phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất đai huyện Gia Bình chủ yếu được hình thành bởi quá trình bồi tụ các
sản phẩm phù sa của hệ thống Sông Hồng, bao gồm 8 loại đất chính sau:
20