Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường cụm công nghiệp hà khánh, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tản

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP
HÀ KHÁNH, PHƢỜNG HÀ KHÁNH, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tản

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP
HÀ KHÁNH, PHƢỜNG HÀ KHÁNH, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HÀ



HÀ NỘI - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
thông tin, số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng, đảm bảo tính chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Học viên

NGUYỄN VĂN TẢN

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Phạm Thị Thu Hà –
Bộ môn Sinh thái Môi trường – Khoa Môi Trường - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - ĐHQGHN đã động viên, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi Trường - Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, các cán bộ UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND
Thành phố Hạ Long, UBND phường Hà Khánh, Ban quản lý cụm Công nghiệp Hà
Khánh, Công ty CP Tập đoàn kinh tế Hạ Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của phòng Thẩm định cấp phép,
phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm quan trắc môi

trường, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp Khoa Môi Trường - Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ
dựa vật chất và tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của
mình.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Học viên

NGUYỄN VĂN TẢN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải Tiếng Anh

Diễn giải Tiếng Việt

API

Air Pollution Index

Chỉ số ô nhiễm không khí

AQI


Air Quality Index

Chỉ số chất lượng không khí

BHYT
BOD5

-

Bảo hiểm y tế

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa sinh học

CCN

-

Cụm công nghiệp

CL

-

Chất lượng

CLKK


-

Chất lượng không khí

CLMT

-

Chất lượng môi trường

CLNM

-

Chấ t lươ ̣ng nước mă ̣t

COD
Cty CP
EQI

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

-

Công ty cổ phần

Environmental Quality Index


Chỉ số chất lượng môi trường

KCN

-

Khu công nghiệp

QCVN

-

Quy chuẩn Việt Nam

RAPI(h)

Relative Air Pollution Index per
hour

Chỉ số ô nhiễm không khí tương đối giờ

ReWQI

Relative Water Quality Index

Chỉ số chất lượng nước tương đối

TC

-


Tiêu chuẩn

TCCP

-

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

-

Tiêu chuẩn môi trường

TCVN

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

-

Trung học cơ sở

TNHH

-


Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

-

Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Total suspended solids

Tổng chất rắn lơ lửng

WQI

Water Quality Index

Chỉ số chất lượng nước

Wi

-

Trọng số cuối cùng của thông số i

Wi'

-


Trọng số tạm thời của thông số i

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1.

Vấn đề chung về khu công nghiệp, cụm công nghiệp ............................... 5

1.1.1.

Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp .........................................5

1.1.2.

Đặc điểm của khu công nghiệp và cụm công nghiệp ................................5

1.1.3.

Các điều kiện và tiêu chí hình thành các khu công nghiệp và cụm công


nghiệp .......................................................................................................................6
1.1.4.

Các vấn đề môi trƣờng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp .........6

1.2.

Công cụ quản lý môi trƣờng khu công nghiệp, cụm công nghiệp ........... 9

1.2.1.

Các vấn đề then chốt ...................................................................................9

1.2.2.

Các nguyên tắc phòng ngừa ......................................................................10

1.2.3.

Quá trình lồng ghép ...................................................................................10

1.3.

Tổng quan về tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam... 11

1.4.

Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Quảng Ninh ................... 12


1.5.

Tổng quan về cụm công nghiệp Hà Khánh ............................................. 12

1.5.1.

Điều kiện tự nhiên......................................................................................12

1.5.2.

Đặc điểm, lịch sử hình thành cụm công nghiệp Hà Khánh ...................15

1.5.3.

Hiện trạng các đơn vị đang hoạt động tại cụm công nghiệp .....................18

1.5.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội phƣờng Hà Khánh .........................................18

1.6.

Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng trên thế

giới và Việt Nam bằng chỉ tiêu tổng hợp ............................................................... 21

iv


1.6.1.


Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trên

thế giới và Việt Nam ................................................................................................21
1.6.2.

Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí

trên thế giới và Việt Nam........................................................................................22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 25
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................... 25

2.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 25

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 25
2.3.1. Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu ..........................................................25
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa....................................................26
2.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia ..............................................................................26
2.3.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ...........27
2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng bằng chỉ số ô nhiễm đơn lẻ
và tổng hợp...............................................................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 40
3.1.

Đánh giá hiện trạng môi trƣờng cụm công nghiệp Hà Khánh, phƣờng


Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 40
3.1.1.

Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt .............................................40

3.1.2.

Đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí ............................................56

3.1.3.

Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động phát triển cụm công nghiệp Hà

Khánh đến môi trƣờng và sức khoẻ ngƣời lao động ............................................66
3.2.

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải của CCN Hà Khánh, Hạ Long,

Quảng Ninh .............................................................................................................. 68
3.2. 1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ................................................................68
3.2.2. Hiện trạng quản lý nƣớc thải sinh hoa ̣t và nƣớc thải công nghiệp ..........69
3.2.3. Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế trong quản lý cụm công nghiệp Hà
Khánh .......................................................................................................................71
3.3.

Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng cụm công nghiệp Hà Khánh ...... 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 76

v



TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CỤM
CÔNG NGHIỆP HÀ KHÁNH ............................................................................... 84
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHỈ
SỐ TỔNG HỢP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................... 92
PHỤ LỤC 3: CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ............................................ 107
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ QUAN TRẮC CỤM CÔNG NGHIỆP HÀ KHÁNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018....................................................................................... 109
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI
TRƢỜNG NƢỚC MẶT BẰNG CHỈ TIÊU RIÊNG LẺ CỤM CÔNG NGHIỆP
HÀ KHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 ............................................................... 114
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI
TRƢỜNG KHÔNG KHÍ BẰNG CHỈ TIÊU RIÊNG LẺ CỤM CÔNG
NGHIỆP HÀ KHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2018............................................... 122
PHỤ LỤC 7: PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................ 125

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 .Các vấn đề môi trƣờng từ khu công nghiệp .............................................. 7
Hình 2 .Vị trí của cụm CN Hà Khánh ................................................................... 14
Hình 3 .Diễn biến thông số BOD5 trong môi trƣờng nƣớc mặt khu vực xung
quanh cụm công nghiệp Hà Khánh giai đoạn 2016 - 2018 .................................. 43
Hình 4 .Diễn biến thông số COD trong môi trƣờng nƣớc mặt khu vực xung
quanh cụm công nghiệp Hà Khánh giai đoạn 2016 - 2018 .................................. 44
Hình 5 .Diễn biến thông số E.coli trong môi trƣờng nƣớc mặt khu vực xung

quanh cụm CN Hà Khánh giai đoạn 2016 - 2018 ................................................. 45
Hình 6 .Diễn biến thông số NH4+ trong môi trƣờng nƣớc mặt khu vực xung
quanh cụm CN Hà Khánh giai đoạn 2016 – 2018 ................................................ 46
Hình 7 .Tần suất CLNM giai đoạn 2016 - 2018 theo TC A2 ............................... 53
Hình 8 .Tần suất CLNM giai đoạn 2016 - 2018 theo TC B1 ............................... 53
Hình 9 . Tần suất vƣợt chuẩn (F*năm ) giai đoạn 2016 - 2018 theo TC A2 ......... 54
Hình 10 .Tần suất vƣợt chuẩn (F*năm ) giai đoạn 2016 - 2018 theo TC B1......... 54
Hình 11 .Diễn biến thông số bụi TSP trong môi trƣờng không khí khu vực cụm
CN Hà Khánh giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................................... 58
Hình 12 .Diễn biến thông số bụi PM10 trong môi trƣờng không khí khu vực
cụm CN Hà Khánh giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................. 59
Hình 13 .Biểu đồ tỷ lệ chất lƣợng không khí khu vực cụm CN Hà Khánh theo
chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................. 65
Hình 14 .Tỷ lệ % ngƣời lao động đánh giá chất lƣợng không khí trong cụm
công nghiệp Hà Khánh năm 2018 .......................................................................... 66
Hình 15 .Tỷ lệ một số bệnh mắc phải của ngƣời lao động sống gần các khu vực
có hàm lƣợng bụi TSP và bụi mịn PM10 cao trong cụm công nghiệp ................ 67
Hình 16 .Sơ đồ thu gom, thoát nƣớc mặt và nƣớc thải công nghiệp .................. 70

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Vị trí tọa độ xác định phạm vi cụm công nghiệp Hà Khánh ................. 13
Bảng 2. Quan trắc môi trƣờng không khí cụm công nghiệp Hà Khánh ............ 28
Bảng 3. Vị trí các điểm quan trắc không khí thuộc khu vực nghiên cứu .......... 28
Bảng 4. Phƣơng pháp phân tích mẫu khí thu đƣợc tại CCN Hà Khánh ............ 29
Bảng 5. Quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt cụm công nghiệp Hà Khánh ............. 30
Bảng 6. Vị trí điểm quan trắc nƣớc mặt thuộc khu vực nghiên cứu .................. 30
Bảng 7. Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc mặt thu đƣợc tại CCN Hà Khánh.. 31

Bảng 8. Bảng phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm không khí (5 cấp) phụ thuộc
n của RAPIh=I (5 cấp) ........................................................................................... 34
Bảng 9. Bảng phân cấp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt (5 cấp) phụ thuộc n của
ReWQI = I ................................................................................................................ 39
Bảng 10. Tỷ lệ % các điểm quan trắc có thông số không phù hợp tiêu chuẩn
cho phép theo TC A2 giai đoạn 2016-2018 ........................................................... 41
Bảng 11. Tỷ lệ % các điểm quan trắc có thông số không phù hợp tiêu chuẩn
cho phép theo TC B1 giai đoạn 2016-2018 ............................................................ 46
Bảng 12. Trọng số tạm thời và trọng số cuối cùng đối với từng thông số khảo
sát .............................................................................................................................. 49
Bảng 13. Thang đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc theo ReWQI ................ 49
Bảng 14. Kết quả tính toán các giá trị Pm, Pk, Pn của CLMT nƣớc năm 2016
theo TC A2 và TC B1 .............................................................................................. 51
Bảng 15. Kết quả tính toán ReWQI theo TC A2 và TC B1 trong giai đoạn
2016-2018.................................................................................................................. 52
Bảng 16. Tỷ lệ % các điểm quan trắc có thông số không phù hợp tiêu chuẩn
cho phép theo giai đoạn 2016-2018 ........................................................................ 57
Bảng 17. Bảng trọng số tạm thời và trọng số cuối cùng đối với từng thông số
khảo sát..................................................................................................................... 60
Bảng 18. Thang đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí theo RAPIh ........ 60

viii


Bảng 19. Kết quả đánh giá CLMT không khí giai đoạn 2016 -2018 theo
QCVN05:2013/BTNMT bằng chỉ số tổng hợp ..................................................... 62
Bảng 20. Tần suất CLMT không khí khu vực cụm CN Hà Khánh theo chỉ tiêu
tổng hợp giai đoạn 2016 – 2018 .............................................................................. 65
Bảng 21. Lƣợng nƣớc thải phát sinh tại Dự án .................................................... 69
Bảng 22. So sánh sự thay đổi giữa các bản quy hoạch chi tiết 1/500 của cụm

công nghiệp Hà Khánh qua các lần điều chỉnh .................................................... 84
Bảng 23. Danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động tại CCN Hà Khánh ........ 85
Bảng 24. Tổng hợp tình hình nghiên cứu và ứng dụng WQI trên thế giới và tại
Việt Nam................................................................................................................... 93
Bảng 25. Tổng hợp tình hình nghiên cứu và ứng dụng API, AQI trên thế giới
và tại Việt Nam ...................................................................................................... 102
Bảng 26. Giá trị giới hạn cho phép đối với từng thông số lựa chọn theo ......... 107
Bảng 27. Giá trị giới hạn cho phép đối với từng thông số lựa chọn theo QCVN
05:2013/BTNMT .................................................................................................... 107
Bảng 28. Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic ........................ 108
Bảng 29. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2016) .............................................................................. 109
Bảng 30. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2017) .............................................................................. 109
Bảng 31. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2018) .............................................................................. 110
Bảng 32. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2016) .............................................................................. 110
Bảng 33. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2017) .............................................................................. 111
Bảng 34. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí của khu vực cụm công
nghiệp Hà Khánh (năm 2018) .............................................................................. 112

ix


Bảng 35. Kết quả tính chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC A2 khu
vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2016) ..................................................... 115
Bảng 36. Kết quả tính chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC A2 khu
vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2017) ..................................................... 116

Bảng 37. Kết quả tính toán chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC A2
khu vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2018) .............................................. 117
Bảng 38. Kết quả tính toán chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC B1
khu vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2016) .............................................. 119
Bảng 39. Kết quả tính toán chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC B1
khu vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2017) .............................................. 120
Bảng 40. Kết quả tính toán chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng nƣớc mặt theo TC B1
khu vực cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2018) .............................................. 121
Bảng 41. Kết quả tính chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng không khí của khu vực
cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2016) ............................................................. 122
Bảng 42. Kết quả tính chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng không khí của khu vực
cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2017) ............................................................. 123
Bảng 43. Kết quả tính chỉ tiêu riêng lẻ qi chất lƣợng không khí của khu vực
cụm công nghiệp Hà Khánh (năm 2018) ............................................................. 124

x


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị, khu công
nghiệp, làng nghề trên cả nước đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Vấn đề
quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm hướng tới xây
dựng nền kinh tế xanh, cân bằng hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường đang là thực tế rất đáng quan tâm hiện nay [1].
Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh là một khu vực có tốc độ phát triển
nhanh, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đem lại những thành tựu to lớn
trong phát triển [6]. Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý môi trường tại
các cụm công nghiệp trong thành phố vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm giải
quyết.
Theo chủ trương của Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, cụm

công nghiệp Hà Khánh, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
được xác định đầu tư phát triển để trở thành cụm công nghiệp kiểu mẫu của tỉnh
với hạ tầng tốt nhất, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phù hợp với định
hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh [1]. Trong thời gian qua, cụm công nghiệp
(CCN) Hà Khánh đã trở thành tâm điểm trong thu hút nguồn vốn đầu tư doanh
nghiệp, góp phần quan trọng vào việc phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, hoàn thành mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc phát triển CCN cũng là điều kiện hình
thành các khu đô thị mới và khu du lịch, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
và dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng
kết cấu hạ tầng - kỹ thuật [1]. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả cao về kinh tế, sự phát
triển cụm công nghiệp Hà Khánh vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như: Phát triển
nhanh nhưng không bền vững; công nghiệp phụ trợ kém phát triển; vấn đề môi
trường và xã hội ở CCN Hà Khánh tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, làm cản trở quá
trình thu hút đầu tư và phát triển [6,10]. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế bất
cập trong quá trình phát triển, đặc biệt giải quyết các vấn đề môi trường và đề xuất
các giải pháp bảo vệ môi trường giúp cho các cấp chính quyền của thành phố trong

1


việc quản lý CCN Hà Khánh theo hướng sinh thái bền vững, sản xuất công nghiệp
thân thiện với môi trường, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của tỉnh
Quảng Ninh.
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của CCN Hà Khánh đối với thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường cụm công
nghiệp Hà Khánh, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và
đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp” đã được đề xuất nghiên
cứu. Đề tài được thực hiện với mong muốn đánh giá hiện trạng môi trường cụm
công nghiệp Hà Khánh, những ảnh hưởng của hoạt động từ cụm công nghiệp đến

môi trường và người lao động. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra các giải pháp bảo vệ
môi trường tại cụm công nghiệp. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để các cấp chính
quyền, nhà quản lý định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đưa ra các
chính sách phù hợp để hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
mang tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CCN Hà Khánh, góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với bảo vệ môi trường,
định hướng phát triển bền vững tại thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng
Ninh nói chung.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh, phường Hà
Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động phát triển cụm công nghiệp Hà Khánh
đến môi trường và sức khoẻ người lao động.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh, phường
Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung nghiên cứu

2


1. Đánh giá hiện trạng môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh, phường Hà
Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí:
 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh bằng
phương pháp chỉ số ô nhiễm đơn lẻ và tổng hợp trong giai đoạn 2016 - 2018 thông
qua chuỗi số liệu quan trắc định kỳ các năm và số liệu bổ sung tại thời điểm nghiên
cứu.

b) Đánh giá chất lượng môi trường nước:
 Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của cụm công nghiệp giai đoạn
2016 - 2018 thông qua chuỗi số liệu quan trắc định kỳ các năm và số liệu bổ sung
tại thời điểm nghiên cứu.
2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động phát triển cụm công nghiệp Hà Khánh đến
môi trường và sức khoẻ người lao động
 Đánh giá ảnh hưởng của môi trường không khí đến sức khoẻ người lao
động trong các cơ sở sản xuất.
3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
a) Đánh giá hiện trạng quản lý CCN Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh:
 Hiện trạng quản lý CCN.
 Hiện trạng về xử lý chất thải rắn, nước thải, tại CNN: các biện pháp quản
lý, giảm thiểu tác động môi trường tại CCN đang triển khai áp dụng.
 Đánh giá những tồn tại và hạn chế của các giải pháp quản lý tại Cụm CN
Hà Khánh
b) Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh
 Dựa trên kết quả đánh giá, đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cụm
công nghiệp Hà Khánh để nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần phát triền bền
vững kinh tế xã hội, môi trường tại CCN Hà Khánh nói riêng và phù hợp với định
hướng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.

3


Cấu trúc của luận văn:
Luận văn chia thành 5 phần: i) Phần Mở đầu; ii) phần nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương, Chương 1: Tổng quan tài liệu; Chương 2. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận; iii)

Kết luận và khuyến nghị; iv) Tài liệu tham khảo và v) Phụ lục.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Vấn đề chung về khu công nghiệp, cụm công nghiệp

1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Theo nghị đinh số 82/2018/NĐ-CP: Khu công nghiệp (KCN) là khu vực lãnh
thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ
sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ
chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác[19].
Cụm công nghiệp (CCN) được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định
68/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/07/2017) về quản lý phát triển cụm công
nghiệp như sau: Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân
cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp có
quy mô diện tích không vượt quá 75ha và không dưới 10ha. Riêng đối với cụm
công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện
tích không vượt quá 75ha và không dưới 5ha [10].
1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp và cụm công nghiệp
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp có các đặc điểm chủ yếu sau:
+ Có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân cư sinh
sống.
+ Được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục vụ sản
xuất công nghiệp.

+ Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
+ Đơn vị chủ đầu tư CCN, KCN thuê đất của Nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu
tiền cho thuê đất, phí điều hành CCN, KCN.
+ Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý CCN cấp quận
huyện, ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ
ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

5


1.1.3. Các điều kiện và tiêu chí hình thành các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp
Việc phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp cần phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất của từng địa phương. Cụ thể:
 Khu vực có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch
phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị, phân
bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ cho công nhân trong KCN,
KCX. Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các
KCN; riêng đối với địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các
KCN để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu
tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
 Khu vực có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề làm việc trong KCN.
 Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng.
 Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việc thành lập mới các KCN chỉ
được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã được
cho thuê ít nhất 60%. Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi
tổng diện tích đất công nghiệp của KCN đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và

đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung
1.1.4. Các vấn đề môi trƣờng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Vấn đề sử dụng đất:
 Kích cỡ của cụm công nghiệp hay khu công nghiệp phải phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
 Hoạt động công nghiệp được xác định vị trí không tốt, có thể hạn chế vấn đề
sử dụng đất tiềm năng, can thiệp hoạt động đô thị, ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái quan trọng và đa dạng sinh học.
 Khi phát triển cụm công nghiệp hay khu công nghiệp, việc thay đổi sử dụng

6


đất có thể gây tác động lâu dài, hệ lụy không thể khắc phục được nếu không có
chiến lược dài hạn, phù hợp. Việc quy hoạch ồ ạt, thiếu yếu tố đánh giá tác
động môi trường, thiếu cái nhìn dài hạn có thể gây mất cân bằng sinh thái,
nhất là bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành các dự án
khu công nghiệp, cụm công nghiệp có thể gây ra những tác động đối với hệ
sinh thái nông nghiệp, sản xuất, an ninh lương thực, ô nhiễm đất, nước... [10]

Hình 1 .Các vấn đề môi trƣờng từ khu công nghiệp
Nguồn : Nguyễn Cao Lãnh, 2005[10]
Sử dụng nước:
 Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tăng cường tiêu thụ nước có thể gây cạn
kiệt nguồn nước địa phương (nước ngầm), xâm nhập mặn (WHO, 1991). Việc

7


khai thác sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sản

xuất thường gia tăng sử dụng nước gấp nhiều lần so với các khu dân cư, hay
hoạt động canh tác nông nghiệp trên cùng diện tích (FAO, 1995). Khai thác
nước ngầm quá mức phục vụ sản xuất làm các tầng địa chất khu vực trở nên yếu,
tăng nguy cơ gây sụt lút. Việc sử dụng nước từ các ao hồ, sông ngòi cho cấp
nước công nghiệp khiến lưu lượng dòng chảy giảm sút, nước sông giảm, dẫn tới
nguy cơ xâm nhập mặn tại các vùng ven biển (Trung tâm Phát triển Thủy sản
Đông Nam Á, SEAFDEC, 2000)
 Diện tích rộng lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chiếm dụng các vùng
đất ngập nước trước đây như ruộng lúa, đầm lầy, kênh mương gây ô nhiễm nước
ngầm, gây ngập úng sau mưa.
 Nước thải của Khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi thải ra ngoài với thải
lượng ô nhiễm cao chưa qua xử lý có thể gây tác động xấu đối với các thủy vực.
Các chất ô nhiễm phát tán vào nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
trong khu vực, gián tiếp ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật [7]
Sử dụng năng lượng:
 Các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tiêu thụ lượng lớn năng lượng trong
sản xuất, sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng, vận chuyển. Việc sử dụng năng lượng
với mức tiêu thụ lớn gây ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất (bụi, khí
thải..). Lượng khí CO2 sinh ra do đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân làm
trầm trọng thêm biến đổi khí hậu toàn cầu…
Chất thải
 Chất thải rắn công nghiệp, nước thải, khí thải, rác thải sinh hoạt, chất thải nguy
hại gây ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước mặt, hệ sinh thái, làm ảnh hưởng
trầm trọng đến môi trường xung quanh khu vực có hoạt động sản xuất công
nghiệp.
Tác động đến kinh tế - xã hội:
 Rủi ro về sức khỏe của người lao động, cộng đồng xung quanh khi tiếp xúc với
hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu giữ, xử lý. Ô nhiễm không khí

8



trong khu công nghiệp, làm suy thoái chất lượng không khí, gây ra các bệnh hô
hấp, bệnh phổi, bệnh về da... Các ngành nghề sản xuất hóa chất có tính độc hại
cao, gây ung thư, gây tổn thương tức thời cho công nhân, ảnh hưởng lâu dài tới
sức khỏe người lao động và gián tiếp ảnh hưởng đến người dân sống xung
quanh. Tình trạng di dân tự phát từ nhiều nơi đến các khu vực xung quanh khu
công nghiệp, cụm công nghiệp để tìm kiếm việc làm gây áp lực đối với các nơi
cư trú, vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội phát sinh do tập trung quá đông dân cư trong
khu vực.
Tổn thất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản:
 Sông, biển là nguồn tiếp nhận và vận chuyển chất ô nhiễm trong nước thải từ các
KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp xả nước thải chứa
chất hữu cơ, chất độc với mức ô nhiễm vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây hiện
tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy trong nước, các loài huỷ sinh bị thiếu
oxy chết hàng loạt. Sự xuất hiện kim loại nặng, hoá chất trong nước sẽ tác động
đến động vật thủy sinh, đi vào chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người. Về lâu dài, các hệ sinh thái thủy vực có giá trị có thể biến mất, các hệ
sinh thái đất ngập nước quan trọng bị ảnh hưởng dẫn đến suy thoái không thể
phục hồi.
1.2.

Công cụ quản lý môi trƣờng khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển sản xuất mang

tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy yêu cầu đối với
công tác xây dựng, quản lý môi trường cần đặc biệt chú trọng.
1.2.1. Các vấn đề then chốt
 Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công ty thuê đất trong phạm vi khu
công nghiệp, cụm công nghiệp phải đề ra chương trình hành động môi trường

toàn diện, đảm bảo đủ căn cứ pháp lý về môi trường trước khi hoạt động bao
gồm : báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, báo
cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, báo cáo xả nước thải
vào nguồn nước, chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn hoạt

9


động. Ban quản lý KCN, CCN đóng vai trò then chốt quan trọng trong xây
dựng các kế hoạch và quản lý có hiệu quả KCN,CCN
 Cần chú ý đặc biệt đối với tác động môi trường tích lũy của tổng thể KCN, CCN
vào giai đoạn hoạt động.
1.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc phòng ngừa tuân theo cách tiếp cận ―an toàn tốt hơn là phiền
toái‖ đối với quản lý môi trường. Cách tiếp cận này khuyến khích nhà quản lý,
người ra quyết định hành động trước khi vấn đề môi trường (bụi, khí thải, nước
thải,…), gây hủy hoại đến sức khỏe con người, môi trường. Đây là cách tiếp cận có
lợi ích về mặt kinh tế, về mặt môi trường lâu dài và bền vững, vì chi phí để phục hồi
các hủy hoại gây ra tì tốn kém hơn chi phí dành cho công tác phòng ngừa.
Nguyên tắc phòng ngừa gồm:
-

Ngăn ngừa những hủy hoại trong tương lai

-

Giảm thiểu rủi ro ở các khâu còn chưa rõ nguyên nhân, hậu quả, hoặc ở các nơi
mà nguồn tài nguyên môi trường đang có nguy cơ tiềm tàng.

-


Bảo vệ năng lực đồng hóa của các hệ thống tự nhiên.

-

Cách tiếp cận theo nguyên tắc phòng ngừa thông qua biện pháp giảm thiểu khả
năng xảy ra sự cố, biến cố: có thể đảm bảo một KCN, CCN được trang bị tốt
hơn trước những thách thức về môi trường kinh tế trong tương lai.[9,10]

1.2.3. Quá trình lồng ghép
Cách tiếp cận liên ngành trong công tác phòng ngừa và kiểm soát chất thải và
ô nhiễm cần có giải pháp tổng hợp để giải quyết các vấn đề môi trường. Lồng ghép
xuyên suốt các hoạt động quản lý đảm bảo tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề
được ưu tiên . Quá trình lồng ghép này liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan có thẩm quyền quản lý KCN, CCN, Công ty trong KCN,CCN cùng hợp tác
với nhau giải quyết vấn đề môi trường chủ chốt, mà trong đó tất cả có vai trò, quyền
lợi. Cách tiếp cận này mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, thông qua các điều kiện
thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên. [9,10]

10


Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường (QHMT) nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng,
vật liệu của một cộng đồng, mà không vượt quá năng lực tải của vùng. Quy hoạch
môi trường cho khu công nghiệp cần cố gắng tạo ra cách tiếp cận hài hòa với quá
trình phát triển, cân nhắc cẩn thận những mối liên hệ mật thiết lâu dài trong quá
trình phát triển. Bổ sung nhu cầu về sử dụng đất, giao thông vận tải, phát triển cơ sở
hạ tầng vào quy hoạch cụ thể nhằm tạo khả năng phát triển một diện tích đất hài hòa

giữa hoạt động của KCN, CCN và bảo vệ môi trường.[ 9,10]
Đánh giá tác động môi trường:
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ được sử dụng để dự báo
những tác động tiềm tàng về môi trường kinh tế xã hội của một dự án phát triển
nhằm mang lại những lợi ích cho dự án, làm cho dự án phát triển bền vững. Trong
quá trình thực hiện cần chú ý đến những tác động tích lũy, rà soát các nguyên nhân
riêng biệt gây nên tác động môi trường, đánh giá được tiềm năng ô nhiễm của
những công nghệ riêng biệt được sử dụng trong KCN,CCN.
1.3.

Tổng quan về tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình khu công nghiệp đang được xây

dựng, hiện tại vẫn phổ biến loại hình: khu công nghiệp truyền thống, khu công
nghiệp tập trung, khu chế xuất. Tuy nhiên, quá trình quản lý, phát triển các khu
công nghiệp vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy còn thấp,
tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, việc thu hút đầu tư mới và phân khu nội bộ KCN
cũng chưa thật sự hiệu quả, triệt để…
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về việc thành lập, hoạt động, chính
sách và quản lý của nhà nước đối với KCN, KCX và KKT ra đời trong năm 2008 đã
tạo ra những bước phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành tựu
quan trọng đối với công tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các
KCN, KKT ở Việt Nam.
Tính đến hết năm 2018, cả nước có 326 KCN được thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên đạt gần 93.000 ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp đạt gần

11


64.000 ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 250 KCN đã đi vào

hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 73% và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản [40].
1.4.

Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Quảng Ninh
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 880/QĐ-TTg ngày 9/6/2014, trên địa bàn Quảng Ninh có 11 KCN (quy hoạch
đến năm 2020) với tổng diện tích là 11.736,86 ha.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã giao Ban Quản lý khu kinh tế là đơn vị đầu mối,
tăng cường phối hợp, trao đổi chuyên môn với các bộ chuyên ngành (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường), đặc biệt trong việc xin
chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm; đề xuất các cơ chế, chính sách
đặc thù đối với KCN, KKT; hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KKT...
Từ đầu năm đến nay, tổng vốn thu hút đầu tư trên địa bàn KCN, KKT đạt
936 tỷ đồng (gồm 40,874 triệu USD và 14 tỷ đồng) đạt 13,63% kế hoạch thu hút
FDI năm 2018. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong
các KKT, KCN khá ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhiều
doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2017, doanh thu các dự án FDI đạt 1,4 tỷ USD, tổng giá trị
xuất khẩu đạt 875 triệu USD, nộp Ngân sách Nhà nước đạt 1.143 tỷ đồng. [41,42]
Trong tương lai việc phát triển các Khu, cụm công nghiệp đồng bộ gắn với
phát triển các khu dịch vụ - đô thị đảm bảo điều kiện sinh hoạt ăn ở và đi lại cho
công nhân. Các Khu, cụm công nghiệp đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập
trung để giảm ô nhiễm môi trường.
1.5.

Tổng quan về cụm công nghiệp Hà Khánh


1.5.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Cụm công nghiệp Hà Khánh đặt tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long,

12


tỉnh Quảng Ninh với chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập
đoàn kinh tế Hạ Long.Vị trí giới hạn khu đất:
- Phía Tây Bắc giáp kênh làm mát Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh và sông
Diễn Vọng.
- Phía Tây Nam giáp hạ lưu mương thoát nước cầu Đôi Cây và khu đô thị Cao
Xanh - Hà Khánh D.
- Phía Đông Bắc giáp hạ lưu mương thoát nước cầu Suối Lại và khu dân cư đô
thị công nghiệp.
- Phía Đông Nam giáp Tỉnh lộ 337.
Bảng 1. Vị trí tọa độ xác định phạm vi cụm công nghiệp Hà Khánh
Điểm mốc

Tọa độ VN 2000, kinh độ 107045’, múi chiếu 30
X

Y

1

2323280.2376

432387.4792


2

2323540.3706

433320.8716

3

2323443.3556

433347.9067

4

2323411.3272

433369.9312

5

2323167.2892

433692.3006

6

2323052.3136

433429.3285


7

2322970.7924

433305.5363

8

2322924.0461

433259.0994

9

2322722.6699

433083.4581

13

Diện tích đất
(m2)

500.175 m2


×