Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

skkn - vận dụng kiến thức môn ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập địa lý ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.64 KB, 15 trang )

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Bộ môn Địa lý trong chương trình THCS thường được đánh giá là một môn học khô
khan, thậm chí là môn phụ, không đóng vai trò quan trọng. Thực tế đó là một cách nhìn
phiến diện, duy ý chí. Để có cách nhìn đúng đắn về bộ môn cần phải trên 2 phương diện;
trước hết là đối với người học: mọi môn học đều có ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan
trọng như nhau, không được xem nhẹ hay quá coi trọng môn học nào. Đối với giáo viên bộ
môn, ngoài việc không ngừng nâng cao tay nghề, tiếp nhận thêm kiến thức mới còn phải
tạo ra được hứng thú của học sinh đối với môn mình phụ trách. Một trong những cách
mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy của mình, đặc biệt
là đưa kiến thức môn môn ngữ văn vào dạy học địa lý một cách linh hoạt, uyển chuyển sẽ
mang lại hiệu quả rất cao. Lợi thế của giáo viên môn Địa lý chính là khi thi đầu vào ngành
sư phạm thường là khối C với môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Ngoài ra, trong thời gian
qua ngành giáo dục đang có các đợt phát động, các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn
trong dạy học. Với những thế mạnh và thời cơ đó, giáo viên địa lý hoàn toàn có thể làm
giảm bớt tính khô khan, lý thuyết của môn địa lý bằng những câu thơ, những áng văn phù
hợp, đặc biệt kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam là cơ sở để giáo viên tích hợp một cách
tối đa nội dung này vào bài giảng của mình. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã khai thác tối đa
những hiểu biết của bản thân, tìm tòi trong sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp để tạo hứng
thú hơn cho học sinh trong khi học môn Địa lý. Chính vì thế với mong muốn chia sẽ, cùng
đúc rút và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Vận
dụng kiến thức môn Ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập Địa lý ở cấp THCS”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
a. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc lựa chọn các kiến
thức Ngữ văn áp dụng cho việc dạy học Địa lý cho học sinh THCS
b. Phạm vi nghiên cứu : Chương trình địa lý THCS, tập trung chủ yếu vào các khối
lớp 6, 8 và 9.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ :
a. Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lý qua việc lồng ghép, tích
hợp các kiến thức của môn Ngữ văn.


2
b. Nhiệm vụ :
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần phải giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu, tham khảo qua sách vở, học hỏi qua đồng nghiệp để có vốn hiểu biết cơ
bản về môn Ngữ văn
- Lựa chọn, xác định các nội dung Địa lý có thể sử dụng Ngữ văn để minh họa hoặc
dùng làm bài dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học:
a. Cơ sở lý luận:
“Giáo dục là sự nghiệp đào tạo là xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ kinh
tế - xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu
dài và nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động
có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động tích cực sáng
tạo” ( Dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội năm 1991 )
Giáo dục là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ
thông phải dựa vào đặc trưng của môn mà xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của
mình trong nhiệm vụ chung. Trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, tất cả các môn
học đều có một vai trò vị trí, nhằm giáo dục cho học sinh tiến tới: chân, thiện, mỹ và đào
tạo con người toàn diện, tuy nhiên đôi lúc có một bộ phận học sinh cho rằng: môn địa lí là
môn học khô khan, vì vậy mà một số em ngại và không thích học môn Địa lí.
b. Cơ sở thực tiễn :
Cũng như tất cả các môn học khác, môn Địa lí phải góp phần giáo dục và đào tạo
những người công dân tương lai phù hợp, đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế đất nước

trong tình hình mới và yêu cầu xã hội. Môn Địa lý có khả năng bồi dưỡng cho học sinh
3
một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kỹ năng, kỹ xảo
hết sức cần thiết cho cuộc sống, học sinh vận dụng các kiến thức của địa lý vào thực tiễn,
làm quen với các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra làm việc với lược đồ, bản đồ,
các số liệu thống kê để sau này các em không khỏi bỡ ngỡ trong cuộc sống, vận dụng
chúng trong những điều kiện cụ thể.
Môn địa lý còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan đúng đắn. Ngoài ra, môn địa lý có nhiều khả năng hình thành cho học sinh nhân
cách con người mới trong xã hội, và làm cho học sinh hiểu rằng: Đất nước ta đã bị kìm
hãm, trì trệ và tàn phá trong chiến tranh như thế nào, đời sống nhân dân vì đó mà nghèo
khổ. Hiểu được như vậy các em càng có quyết tâm lao động, xây dựng đất nước, càng
thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả lao động của mình. Như vậy,
môn Địa lý không chỉ giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, thái độ nhiệt tình lao động mà
còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, lòng mong muốn góp phần cho đất nước, quê
hương thêm giàu đẹp.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là
đối với công tác giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở, các phương pháp giáo dục,
cách thức truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu
kiến thức cho học sinh, người giáo viên phải biết khai thác những lợi thế, những điểm
mạnh của các em dựa trên tâm sinh lí lứa tuổi của các em, tạo cho các em lòng đam mê
sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, nếu một hoạt động nào mà các em cảm thấy hứng
thú thì các em hoạt động, học tập sẽ rất hăng say, nhiệt tình, hiệu quả cao.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Là một giáo viên giảng
dạy bộ môn Địa lí, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng,
nó góp phần vào việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học,
đồng thời tháo gỡ được những nghi ngờ và thờ ơ của các em trong việc học địa lí, giúp các
em thấy được những lợi ích vai trò của môn địa lí trong cuộc sống và công việc.
2. Thực trạng vấn đề:
Môn Địa lý trước hết là có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức

phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết trong đời
sống, đồng thời có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa
4
học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. Mặt khác, môn Địa lý cũng có nhiều khả
năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội mới. Đó là nhiệm vụ
nặng nề, phức tạp đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng
của môn mà xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung.
Muốn đạt được mục tiêu nói trên thì trước hết các kiến thức cấu thành nội dung kiến thức
Địa lí phải được khai thác một cách triệt để, trong đó đặc biệt chú ý đến việc gây hứng thú
cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do khách quan và chủ
quan mà nhiều giáo viên và học sinh còn coi nhẹ môn Địa lí xem đó là môn phụ, là môn
học khô khan khó lĩnh hội kiến thức, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định
hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học,
dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn thấp. Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư
tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê, kích
thích tính tò mò, hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác,
tích cực và có khả năng tự học, tự sáng tạo.
Qua thực tiễn theo dõi, khảo sát, bản thân tôi nhận thấy một thực tế là đại đa số học
sinh không mấy hứng thú với môn học Địa lý.
Kết quả chất lượng trước khi thực nghiệm đề tài
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
9
38
1
2.8
15
39,4
18
47,3
4
10,5
8A
21
8
38
10
47.6
3
14.4
8B
22
7
31.8
11

50
4
18,2
6A
23
1
4.6
10
43.4
10
43.4
2
8.6
6B
24
10
41,6
11
45.8
3
12.6
Qua số liệu trên cho thấy chất lượng học tập môn Địa lý còn rất thấp. Tại sao lại như
vậy ? Câu hỏi này khiến tôi không khỏi băn khoăn, và mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng
sáng kiến này vào quá trình dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Các giải pháp thực hiện:
5
Hiện nay dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học địa lí rất dài và nặng,
điều đó đã làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích thú với môn học, xem
thường môn học và coi đây là môn học phụ nên chất lượng của môn Địa lí chưa cao. Để
kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong việc học Địa lí, tôi đã lồng ghép kiến thức văn

học vào trong các bài dạy địa lí nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng
hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tâp. Tuy nhiên, việc lồng ghép sử dụng văn học vào bài
dạy Địa lí như thế nào để đạt được kết quả cao nhất và không sa đà làm mất đi tính đặc thù
của bộ môn là một việc rất khó khăn và cần phải cân nhắc, cẩn trọng. Vì vậy, để làm tốt
được công việc trên thì người giáo viên và học sinh phải làm một số công việc như sau:
* Đối với giáo viên:
- Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ càng những nội dung mà mình cần đưa vào
bài giảng, cần phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho học
sinh đạt được
- Phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch.
- Phải sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến bài dạy; phải
đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình cần đưa vào bài dạy.
- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan để
hình thành cho các em khái niệm mang tính trực quan cao.
- Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến các em, tránh tình trạng
ồn của học sinh, không sa đà vào nội dung văn học.
* Đối với học sinh:
- Tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
- Tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học.
- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam.
4. Các biện pháp thực hiện:
Trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra cho học sinh một môi
trường học tập thoái mái, sôi nổi, phát huy tính tích cực, tự giác của các em trong việc lĩnh
hội kiến thức, giúp cho các em, động viên, kích thích các em có những sáng kiến, đưa ra
những nhận xét của chính mình về nội dung kiến thức. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm
sao để có một không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh. Theo
6
tôi nếu chúng ta biết kết hợp nhuần nhuyễn những ưu điểm của các phương pháp dạy học
khác nhau từ truyền thống cho đến các phương pháp hiện đại vào một bài dạy, nhưng điều
quan trọng nhất là kích thích được lòng ham mê, tính tự học của học sinh.

* Sử dụng văn học gây hứng thú trong dạy học Địa lí:
Dạy học địa lí có nên sử dụng văn học? Văn học và địa lí có liên hệ với nhau không?
Theo suy nghĩ của bản thân tôi thì việc kết hợp giữa văn học và địa lí là một cách làm rất
tốt, hiệu quả để gây hứng thú cho việc học môn Địa lí của các em. Hơn nữa, trong dạy học
chúng ta cũng phải biết kết hợp những tri thức, kiến thức liên môn, làm cho môn học của
mình có chiều sâu, các môn học có thể bổ trợ cho nhau về kiến thức, làm cho bài dạy trở
nên sinh động, khai thác triệt để được những nội dung mà bài học cần đề cập tới. Vấn đề là
người giáo viên phải kết hợp nó như thế nào cho hiệu quả, để làm sáng tỏ được những kiến
thức Địa lí mà lại không sa đà vào văn học, không làm mất đi tính đặc thù của môn Địa lí.
Văn học bằng một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật - một thứ ngôn ngữ đã
được chọn lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể, sinh
động hiện thực khách quan. Chính vì vậy mà văn học là một “phương thức”dễ đi vào lòng
người. Trong dạy học địa lý chúng ta cần có sự miêu tả giàu hình ảnh, cần có những câu
văn rõ ràng, truyền cảm giúp học sinh dễ “tiêu hoá” kiến thức. Vậy, tại sao chúng ta
không dùng văn học để mô tả, giải thích các sự vật hiện tượng mang tính địa lý? Tại sao
chúng ta không dùng những câu văn, câu thơ, tục ngữ có nội dung địa lý để học sinh khai
thác kiến thức, đặc biệt khi chúng ta sử dụng văn học, có kết hợp với các phương tiện trực
quan sẽ tạo được sự hấp dẫn ở học sinh, tạo được cho các em những biểu tượng, khái niệm
địa lý sinh động.
a. Thơ :
Ở thể loại thơ, nhờ có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh nên giúp học sinh
dễ nghe, dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức.
Ví dụ 1
Ở bài 22 Địa lý 8 : Việt Nam – Đất nước con người có thể sử dụng hai câu thơ của Tố
Hữu để giới thiệu với học sinh:
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam”
7
Hoặc :
“Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng cháy Sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”
Giáo viên giúp học sinh cảm thấy tự hào về phong cảnh hữu tình của đất nước và
những giá trị về kinh tế mà nó mang lại.
Ví dụ 2
Bài 24: Địa lý 6 Biển và đại dương, trong mục Sự chuyển động của nước biển và đại
dương khi giải thích thêm cho học sinh nguyên nhân sinh ra sóng ta có thể sử dụng các câu
thơ trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh:
‘’ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình.
Sóng tìm ra tận bể

Sóng bắt đầu từ gió’’
Qua đó các em có thể nhận thấy rằng gió là nguyên nhân sinh ra sóng và cũng biết
được vì sao sóng cũng có lúc dữ dội, ồn ào nhưng cũng có lúc dịu êm và lặng lẽ?
Ví dụ 3
Cũng trong bài Bài 24: Địa lý 6 Biển và đại dương, khi dạy về vận động của nước
biển : Thuỷ triều ta cũng có thể đọc các câu thơ của nhà thơ Tế Hanh:
‘’ Con sông quê ta từ thuở xưa
Thuỷ triều lên xuống theo gió mùa
Nồm nam thổi lộng triền sông thấp
Nước biển tràn lên nước mặn chua.’’
Qua bốn câu thơ trên giáo viên sẽ giải thích cho học sinh biết được hoạt động thuỷ
triều có ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ví dụ 4
8
Bài 17 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lý 9 ), khi nói đến “Thế mạnh về
khai thác khoáng sản và thuỷ điện” ta có thể gợi ý cho học sinh các câu thơ sau:

‘’Than Phấn Mễ - thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như mang giữa trời’’
( Tố Hữu )
Cao Bằng thuộc vùng nào? Câu thơ trên giúp em biết được điều gì về tài nguyên ở
Đông Bắc ?
“Sông Đà ơi Sông Đà
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.’’
( Nguyễn Tuân )
“Đi ta khai phá rừng hoang
Hỏi núi cao đâu sắt, đâu vàng
Hỏi biển khơi đâu nguồn cá chạy
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều”
( Tố Hữu )
Khi dạy phần này, giáo viên yêu cầu học sinh xác định đựơc các con sông của vùng và
thấy được thế mạnh của của sông ngòi của vùng trong việc phát triển thuỷ điện, tiềm năng
khoáng sản của vùng và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ 5
Khi dạy về bài 28 : Vùng Tây Nguyên ( Địa lý 9) có thể giới thiệu Tây Nguyên bằng
những lời thơ của Tế Hanh :
“ Bác Hồ ơi Tây Nguyên giàu đẹp
Kon Tum, Pleiku, Đắc Lắc, Lâm Đồng
Màu đất đỏ như tấm lòng son sắt”
Vậy theo em, sự giàu đẹp của Tây Nguyên thể hiện ở những điểm nào ?
Ví dụ 6
Bài 23: Vị trí , giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (lớp 8) ở phần vị trí địa lý, khi
xác định điểm cực Bắc, cực Nam của Tổ quốc có thể dùng hai câu thơ của Tố Hữu :
9
“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa. ‘’

Ví dụ 7
Khi dạy bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta ( lớp 8) trong mục “Những thuận
lợi và khó khăn do khí hậu mang lại”. Ta có thể dùng các câu thơ của nhà thơ Nguyễn
Khuyến:
“Tị trước tị này chục lẻ ba
Thuận dòng nước cũ lại bao la
Bóng thuyền thấp thoáng vờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà’’
Em hãy cho biết những khó khăn do lũ mang lại? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời
sống và trong sản xuất ?
Hoặc cũng trong phần này ta có thể sử dụng các câu tục ngữ như:
“ Ba ngày gió nam
Mùa màng mất trắng”
Gió Nam là gió gì? Tác hại của loại gió này tới mùa màng Vì sao người ta nói “ Ba
ngày gió nam, mùa màng mất trắng? (Gió về ngay lúc lúa trổ bông làm cho mùa màng thất
bát )
Ví dụ 8
Khi dạy về bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số ( lớp 9 ) mục : “Sự gia tăng dân
số”, nói đến hậu quả của sự gia tăng dân số :
“Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên núi ở non.”
(Tú Xương )
Qua câu thơ trên giáo viên giải thích cho học sinh thấy được hậu quả của việc gia tăng
dân số quá nhanh có tác động đến tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Ví dụ 9
Trong bài 17 Địa lý 9: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc .
10
Sau khi đặt câu hỏi cho học sinh: Dựa vào đâu người ta kết luận là vùng có thế mạnh

về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cân nhiệt đới và ôn đới. Sau khi học sinh trả lời
xong, giáo viên có thể bổ sung, khẳng định bằng bài thơ của Xuân Diệu viết về Sa Pa và
chuyển sang mục chăn nuôi:
“ Sa Pa hè mát hơn thu
Chỉ làn không khí cũng ru dịu người
Ở đâu nắng hạn rang trời
Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình
Trời đất nhẹ, núi non xanh
Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi”
Ví dụ 10
Khi đến khó khăn do thiên tai đưa ra ở bài 23 Địa lý 9: Vùng Bắc Trung Bộ. Ta dùng
hai câu thơ của Tố Hữu:
“Nổi lòng chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên”
Giáo viên có thể giải thích cho học sinh biết vì sao ở vùng này lại mưa lớn và mùa
mưa trùng vào thời điểm nào trong năm, hậu quả của nó là gì ?
Ví dụ 11
Ở chương trình địa lý 7, khi dạy cho học sinh về phần tự nhiên khu vực Đông Âu có
câu thơ rất hay:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Rừng bạch dương sương trắng nắng tràn”
Hoặc giới thiệu về thế mạnh của đất nước Cuba, vùng Trung và Nam Mỹ:
“Em ạ, Cu Ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương
Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương”
b. Ca dao, tục ngữ:
Ví dụ 12
Khi dạy bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất - mục II : “Núi già, núi trẻ” (lớp 6)
11

Để so sánh về thời gian hình thành giữa núi già và núi trẻ ta có thể đọc câu ca dao sau:
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non”
Qua câu thơ trên học sinh sẽ nhận thấy rằng ngoài việc phân loại núi theo độ cao thì
người ta còn phân loại núi thành núi già, núi trẻ dựa vào thời gian hình thành.
Ví dụ 13
Khi dạy bài: Hơi nước trong không khí. Mưa. ( bài 20 – Địa lý 6)
Giáo viên có thể dùng hai câu sau:
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
Từ hiện tượng của con côn trùng như vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải thích
được độ ẩm của không khí trong từng điều kiện nhất định, và giúp cho học sinh cách quan
sát các sự vật hiện tượng của tự nhiên và thấy được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng.
Ví dụ 14
Khi dạy bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( lớp 9 ) chúng ta có thể nêu 2 câu ca
dao sau để học sinh trả lời:
“Bãi biển Nha Trang mịn màng trắng trẻo
Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh”
Với cảnh thiên đó có thể khai thác để phát triển ngành kinh tế gì? Ngoài Nha Trang
còn có nơi nào khác nữa?
Hoặc khi nói đến khó khăn do thiên tai gây ra vào mùa hè ta dùng 2 câu:
“Gió nam thổi kiệt bảy ngày
Ruộng đồng nứt nẻ cỏ cây úa tàn”
Ví dụ 15
Cũng ở bài : Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. khi nói đến vấn đề hình thành cơ cấu
kinh tế của vùng, giáo viên cho học sinh nghe các câu ca dao sau:
“Đá than thì ở Nông Sơn
Bồng Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè
Thanh Châu buôn bán nghề ghe

12
Thanh Hà vôi ngói, nứa tre Đa Hoà
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim bồng thợ mộc Ô Gia thợ rừng
Ngà voi, tê giác, gỗ rừng
Trân Châu hải vị, chẳng từng thiếu chi ‘’
Qua đó yêu cầu học sinh trả lời cơ cấu kinh tế ở nơi đây như thế nào?
c. Ở thể loại truyện:
Bằng lời văn gọt giũa, giàu hình tượng, nên dùng nó sẽ làm cho việc truyền đạt kiến
thức thêm sâu sắc rõ ràng, lôi cuốn.
Ví dụ 16
Khi giới thiệu cho học sinh thế mạnh về du lịch của vùng Trung du, miền núi Bắc bộ,
ta dùng câu văn trong văn bản : Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
“Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ
đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”
Ví dụ 17
Khi dạy bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng (lớp 9) trong mục Điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển lương thực, thực phẩm chúng ta không thể không kể đến vai trò của
sông Hồng:
“Con sông Hồng chảy qua quê hương em, sông chảy giữa bãi mía bờ dâu ngan ngát.
Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp
như dãi lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.”
Ví dụ 18
Khi dạy bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, (Bài 35 Địa lý 9) ta dùng đoạn văn
sau để miêu tả vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm:
“Vùng đất này có thể nói không một thứ cây trái nào mà ở đây không có: dừa, xoài,
chôm chôm, mãng cầu, lê -ki- ma, sầu riêng, măng cụt, ổi, mận, đào lộn hột, cam, chanh,
vú sữa, mít, thơm chẳng thiếu thứ gì.”
( Thóc - Thái Vượng)
Qua đoạn văn ta thấy được tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng là rất lớn, là

vùng trọng điểm sản xuất lương thực và cây ăn quả của cả nước.
13
d. Tư liệu khác:
Ở dạng văn học.
Ví dụ 19
Khi dạy bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á ( lớp 8) trong mục “Đặc
điểm kinh tế-xã hội” :
Nói về nông nghiệp lệ thuộc của Ấn Độ người dân Ấn Độ đã diễn đạt “Xương trắng
của ngững người thợ dệt Ấn Độ đã phủ kín những cánh đồng bông.”
Câu nói đó đã thể hiện điều gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình cảnh đó?
Ví dụ 20
Cũng ở bài Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á: Ấn Độ được mệnh danh là
viên ngọc trên vương miện của nữ hoàng Anh. Nhưng tại sao Tagor - nhà văn lớn của Ấn
Độ lại nói quê hương mình: Ấn Độ nghèo khổ và mến thương?
Ví dụ 21
Khi dạy bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á ( lớp 8 ) đến phần sông ngòi phía
đông phần đất liền ta có thể dùng câu nói: “ Vạn thuỷ giai đông lưu” để nói các con sông ở
đây đều đổ ra biển theo hướng Đông.
Tóm lại , việc sử dụng văn học trong dạy học Địa lí có một ý nghĩa quan trọng, nếu
chúng ta biết sử dụng hợp lí, nhuần nhuyễn, đúng lúc, đúng chỗ, và có sự kết hợp với các
phương tiện dạy học trực quan và các phương pháp khác tôi tin chắc rằng sẽ mang lại hiệu
quả cao, làm cho học sinh hiểu bài nhanh và khắc sâu được những kiến thức cần thiết trong
các bài học. Và điều quan trong nhất là đã tạo ra hứng thú cho học sinh, làm cho các em
yêu quý và thích học môn địa lí.
III. KẾT LUẬN
Sau khi vận dụng đề tài vào giảng dạy Địa lí 6, Địa lí 8, Địa lí 9 và một phần nhỏ ở
đại lý 7, tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, đều đạt kết quả cao.
Kết quả chất lượng sau khi thử nghiệm đề tài
Giỏi
Khá

TB
Yếu
Kém
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
38
4
10.5
15
39.4
18
47.3
1
2.8
14
8A
21
2
9.5

10
47.6
8
38
1
4.9
8B
22
2
9.0
9
40.9
10
45.4
1
4.7
6A
23
2
8.6
10
43.4
10
43.4
1
4.6
6B
24
1
4.2

9
37.5
12
50
2
8.3
Như vậy, qua bảng thống kê trên đối chứng với kết quả thu được trước khi thực
nghiệm đề tài cho thấy kết đạt cao hơn, đã có bài đạt loại giỏi, số bài khá chiếm tỉ lệ cao
và đặc biệt số bài yếu đã giảm, không có bài kém, đây là một trong những dấu hiệu đáng
mừng cho cả một quá trình bồi dưỡng học sinh trong giai đoạn tiếp theo. Và một phần nào
cho thấy tính hiệu quả của việc gây hứng thú trong học tập của học sinh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ
cho bản thân và hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy
bộ môn Địa lí. Đó là:
Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ
phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt
sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng
hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học
như một yếu tố gây xúc cảm
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho
các em sự hứng thú vui tươi, tránh gò ép đối với học sinh.
- Chất lượng dạy học ở các nhà trường không chỉ đơn thuần dựa vào phương pháp dạy
của thầy mà còn phụ thuộc không ít vào phương pháp học tập của trò. Người giáo viên
15

ngoài việc cải tiến phương pháp dạy của mình còn phải làm nhiệm vụ hướng dẫn học sinh
học tập, sao cho các em hiểu được đặc điểm bộ môn và cách truyền thụ của thầy thì việc
dạy học mới có kết quả.
- Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề và với phương châm "Tất cả vì học sinh
thân yêu - vì tương lai con em chúng ta" phải là sợi chỉ xuyên suốt quá trình dạy học thì
mới đạt kết quả tốt.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không
ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường
xuyên học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
Trên đây là những kinh nghiệm rất nhỏ của tôi trong việc sử dụng văn học gây hứng
thú cho học sinh trong học tập Địa lý. Kiến thức liên môn giữa Ngữ văn và Địa lý có thể
bổ trợ cho nhau còn rất nhiều, nhưng do vốn hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian
để tìm tòi, phát hiện ra các mối liên hệ chưa nhiêu nên kết quả đạt được chưa cao. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến, sự quan tâm giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thế Anh – Trường THCS Sơn Kim – Hương Sơn - Hà Tĩnh

×