Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

cân đối ngân sách nhà nước việt nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.29 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH




TIỂU LUẬN: CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY


GVHD: PHẠM QUANG HUY
HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC BẢO
LỚP: KẾ TOÁN NGÀY KHÓA 20
MÔN HỌC: KẾ TOÁN CÔNG





TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trước tình trạng nợ công thế giới đang diễn ra trên phạm vi rộng ở các nước trên thế giới
trong những năm gần đây. Từ các khối trong liên minh châu Âu cho đến Mỹ, Nhật … Việt
Nam từ giai đoạn 2008 – đến nay cũng trong tình trạng nợ công đang được cảnh báo, thâm
hụt ngân sách bởi các chính sách đầu từ không hiệu quả,lạm phát gia tăng. Đơn cử như vấn
đền nóng đầu tư công của tập đoàn VINASIN, các tập đoàn tổng công ty đầu tư dàn trãi
không tập trung vào chuyên môn vốn có của ngành làm thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà
nước. Trước tình hình đó đặt ra vấn đề là chính phủ nên làm gì để ổn định lạm phát thúc đẩy


kinh tế phát triển đồng thời không làm thâm hụt ngân sách quá lớn trong việc chi tiêu cho
mục tiêu kiềm chế lạm phát. Với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kết hợp nhất quán
song hành nhằm đạt hiệu quả trong quả lý và thúc đẩy kinh tế gia tăng đầu tư tư nhân mà
không quá làm thâm hụt ngân sách. Do đó, vấn đề cân đối ngân sách trong đó chủ trọng vào
việc quản lý đầu từ công nhà nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Nâng
sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mỗ góp phần tăng trưởng
kinh tế - xã hội. Nhằm đảm bảo tính khả thi của ngân sách với vai trò trên thì tính cân đối của
ngân sách là vấn đề quan trọng. Trong thời gian vừa qua Việt Nam luôn tồn tại kéo dài tình
trạng thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nhằm hạn
chế cũng như khác phục vấn đề trên, chính phủ có nhiều nổ lực trong cải cách thủ tục hành
chính gia tăng công tác thu thuế, quản lý chi hiệu quả hơn nhằm ổn định kinh tế xã hội kiềm
chế lạm phát.
Với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ
năm 2008 đến nay” với mục đích tìm hiểu về bản chất cân đối ngân sách và đâu là nguyên
ngân gây ra mất cân đối và tìm giải pháp phù hợp.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề rất rộng. Tác giả chỉ tập trung vào vấn đề
cơ bản của cân đối ngân sách như tính cân đối của ngân sách.
- Số liệu xem xét từ 2008- nay ngân sách Nhà nước Việt Nam.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lại những quan điểm, những định nghĩa về ngân sách nhà nước và cân đối
ngân sách nhà nước từ đó đưa những quan điểm phù hợp với Việt Nam giai đoạn hiện
nay.
- Tìm hiểu những dung cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam hiện nay,
- Tìm hiểu về tình hình cân đối ngân sách nhà nước ta trong thời gian từ 2008 đến nay,
từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của chính sách cân đối ngân sách nhà nước để đề
xuất những giải pháp tích cực và hữu hiệu về vấn đề cân đối ngân sách nhà nước ở
nước nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững và ổn định.
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khoa học như: Tổng hợp, phân tích và đánh giá. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng
những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên
quan như: Sách, tạp chí, internet .
1.5 Nội dung đề tài
Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương:
 Chương I: Lý luận về cân đối ngân sách
 Chương II: Thực trạng cân đối ngân sách từ 2008- nay
 Chương III: Giải pháp cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cân đối ngân sách nhà nước và các học thuyết cân đối ngân sách
2.1.1 Các khái niệm
 Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1

 Ngân sách: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, nó
phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản
phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà
nước. Sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với sự ra đời và tồn
tại của Nhà nước và sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa
2

 Theo quan điểm của tác giả cho rằng ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế
mang tính lịch sử phản ánh quan hệ kinh tế trong việc phân phối các quỹ tiền tệ nhằm
mục tiêu đảm bảo hoạt động nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
 Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.
Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho

tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để
chủ động trả hết nợ khi đến hạn
3

 Cân đối ngân sách: Cân đối ngân sách Nhà nước là mối quan hệ cân bằng giữa tổng
thu và tổng chi Ngân sách Nhà nước. Cân đối Ngân sách Nhà nước còn được hiểu là
làm cho tổng thu và tổng chi có tương quan cân bằng hay làm cho tổng thu và tổng
chi Ngân sách Nhà nước được cân bằng
4
.


1
Điều 1 – luật ngân sách 2002
2
blog.yume.vn/ /thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap
3
Khoản 2 điều 8 luật ngân sách 2002.
4
blog.yume.vn/ /thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
 Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải
lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư
phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển,
tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách
5
.
 Các loại bội chi: Căn cứ vào nguyên nhân gây ra, người ta chia bội chi Ngân sách Nhà
nước ra làm 2 loại: Bội chi cơ cấu và Bội chi chu kỳ.
 Bội chi cơ cấu: xảy ra do sự thay đổi chính sách thu chi của Nhà nước nhằm kích

thích kinh tế phát triển.
 Bội chi chu kỳ: do sự thay đổi của chu kỳ kinh tế, thường xảy ra trong chu kỳ suy
thoái của nền kinh tế.
2.1.2 Tính cân bằng trong ngân sách
 Cân đối Ngân sách Nhà nước nhằm mục đích đảm bảo tài chính cho Nhà nước thực
hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chứ không phải đơn giản chỉ để tổng thu
và tổng chi bằng nhau.
 Cân đối Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo không chỉ cho tổng thu cân bằng với tổng
chi, mà còn phải đảm bảo cho cơ cấu thu, chi hợp lý; mối quan hệ về lượng giữa thu
chi Ngân sách Nhà nướcvà thực trạng nền kinh tế; mói quan hệ hợp lý giữa ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương…
2.1.3 Vai trò ngân sách nhà nước
 Ngân sách nhà nước ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước cho nên ngân sách nhà
nước đóng vai trò đảm bảo tài chính cho hoạt động của nhà nước và thống trị của nhà
nước. Vai trò của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở các chức năng và
nhiệm vụ cụ thể của nó trong giai đoạn đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ và duy trì quyền lực của Nhà nước.
 Ngân sách đóng vai trò là công cụ động viên tài chính của nhà nước, đảm bảo chi tiêu
của nhà nước
 Ngân sách công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
kiểm soát lạm phát và để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp
dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
2.2 Các học thuyết cân đối ngân sách
2.2.1 Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách
Lý thuyết này cho rằng cân bằng ngân sách tồn tại khi tổng thu bằng với tổng chi. Với một số
lý do bảo vệ cho quản điểm này như sau:
 Trước hết họ cho rằng nếu tổng thu nhỏ hơn tổng chi, thì nhà nước cần tìm các nguồn
tiền nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng cách vay các khoản ngắn hạn. Và điều
này chỉ được thực hiện khi ngân sách năm nay và năm tới có những nguồn thu mới để



5
khoản 1 điều 8 luật ngân sách năm 2002
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
bù đắp cho các khoản vay này hay không phụ thuộc lớn vào tình trạng của nền kinh
tế. khi ngân sách thâm hụt kéo dài, nhà nước buộc phá giá tiền tệ. Sử dụng giải pháp
này, Nhà nước sẽ “chiếm” số lãi do phá giá tiền tệ mang lại và trang trải được hết hay
một phần nào đó của số nợ. Nhưng, một sự phá giá lớn đơn vị tiền tệ sẽ gây ra mức
lạm phát nguy hại cho nền kinh tế.
 Thứ hai, tổng số thu ngân sách cũng không được lớn hơn tổng số chi ngân sách. Khi
số thu lớn hơn số chi sẽ gây hại cho đất nước trên cả hai phương diện: Kinh tế và
chính trị.
 Về phương diện chính trị, khi số thu lớn hưn số chi, xu hướng là số thu trội sẽ
bị chi tiêu hết, mà nhiều khi còn vợt quá. Hưn nữa, còn có thể dẫn đến tâm lý quản lý
Ngân sách Nhà nước một cách dễ dãi, gây ra sự lãng phí và bất bình của xã hội đối
với Nhà nước.
 Về phương diện kinh tế, khi số thu lớn hơn số chi và giả sử không mang ra chi
tiêu, tức là để dành. Số tiền này không sinh lời, nền kinh tế sẽ mất một phần lợi tức,
một số sản phẩm tạo ra không bán được, một số doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng
hoạt động, nề kinh tế có thể bị trì trệ.
Tóm lại, cân bằng ngân sách được thể hiện qua các khía cạnh sau:
 Trước hết, tổng số các khoản thu vào ngang với tổng số các khoản chi ra.
 Thứ hai, một ngân sách cân bằng không được dùng đến công trái, trừ khi phải xuất
tiền ra thực hiện những nhiệm vụ to lớn của đất nước.
Tất cả các khoản chi tiêu thường xuyên cuả Nhà nước phải do thuế tài trợ. Lý thuyết này cho
là không chính đáng khi Nh nước đứng lên vay để chi tiêu thường xuyên. Vay ngắn hạn chỉ
chính đáng khi nào Ngân sách Nhà nước cần tiền mặt và trong thời gian ngắn có thể hoàn trả
một cách chắc chắn. Vởy, Nhà nước có thể vay tiền dài hạn để đầu tư. Trong hoàn cảnh chiến
tranh, Nhà nước cũng có thể vay nợ để chi tiêu cho quốc phòng, vì đó là vấn đề sống còn của
cả nước.

2.2.2 Lý thuyết về ngân sách chu kỳ
Lý thuyết này cho rằng cân bằng ngân sách tồn tại khi tổng thu bằng với tổng chi. Tuy nhiên
theo quản điểm của lý thuyết này họ không quan tâm ngân sách theo năm mà theo chu kỳ
kinh tế. Để thực hiện các nhà kinh tế đưa ra hai phương pháp sau:
 Phương pháp 1: Trong giai đoạn thịnh vượng nền kinh tế thì nhà nước tạo lập một
quỹ dự trữ để chi trả cho những khoản thâm hụt trong những năm nền kinh tế khó
khăn suy thoái nguồn động viên thuế không đủ để chi tiêu. Tuy nhiên khi thực hiện
phương pháp này các nhà lập ngân sách cần lưu ý hai vấn đề:
 Không dữ trữ tiền với tính chất bất động mà để nó vận động nghĩa là chính phủ
có thể dùng quỹ trả nợ
 Dùng quỹ để trả nợ tuy nhiên không làm làm phát tăng trong giai đoạn ngắn
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
 Phương pháp 2: Trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế các nhà lập ngân sách không
tạo ra sự cân bằng mà chính phủ cần chi tiêu nhiều hơn (kích cầu tiêu dùng và đầu tư)
tạo sự phục hồi nền kinh tế.
2.2.3 Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt
Theo giáo sư Barrere người đã mô tả lý thuyết này: tạo ra sự đối lập giữa cân bằng tình trạng
kinh tế và cân bằng ngân sách. Nghĩa là khi nền kinh tế suy thoái cần chi tiêu cao chấp nhận
sự thâm hụt ngân sách nhằm kích thích nền kinh tế, giá tăng đầu tư, giảm thất nghiệp. Nhược
điểm của chính sách này châm ngoài cho lạm phát cao. Lý thuyết này chính là một trường
hợp ngoại lệ của lý thuyết cân bằng ngân sách. Tuy nhiên họ cho rằng sự thiếu hụt này cần
nằm trong giới hạn cho phép, cần điều chỉnh khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi .
3 THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH VIỆT NAM TỪ 2008- NAY
3.1 Thực trạng cân đối ngân sách từ năm 2008 đến nay
3.1.1 Dự toán ngân sách
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010

2011
2012
A
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
323,000
389,900
461,500
595,000
740.500
1
Thu nội địa
189,300
233,000
294,700
382,000
494.600
2
Thu từ dầu thô
65,600
63,700
66,300
69,300
87.000
3
Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
64,500
88,200
95,500
138,700

153.900
4
Thu viện trợ không hoàn lại
3,600
5,000
5,000
5,000
5.000
B
THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN
SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2010
CHUYỂN SANG NĂM 2011
9,080
14,100
1,000
10,000
22.400
C
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
398,980
491,300
582,200
725,600
903.100
1
Chi đầu tư phát triển
99,730
112,800
125,500

152,000
180.000
2
Chi trả nợ và viện trợ
51,200
58,800
70,250
86,000
100.000
3
Chi thường xuyên
208,850
269,300
335,560
442,100
542.000
4
Chi cải cách tiền lương
28,400
36,600
35,490
27,000
59.300
5
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
100
100
100
100
100

6
Dự phòng
10,700
13,700
15,300
18,400
21.700
D
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
66,900
87,300
119,700
120,600
140.200
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
NƯỚC

Tỷ lệ bội chi so GDP
5%
4.82%
6.20%
5.3%
4,8%
E
NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC

87,300
119,700
120,600


1
Vay trong nước
51,900
71,300
98,700
92,600

2
Vay ngoài nước
15,000
16,000
21,000
28,000

(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)
3.1.2 Tình hình quyết toán ngân sách
Đvt: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
A
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
548,529
629,187
777,283


1
Thu nội địa
240,076
236,435


2
Thu từ dầu thô
89,603
43,677


3
Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
91,457
61,137


4
Thu viện trợ không hoàn lại
9,413
105,629


B
THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG NĂM 2010 CHUYỂN
SANG NĂM 2011





C
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
590,714
715,216
850,874

1
Chi đầu tư phát triển
119,462
181,363
183.166

2
Chi trả nợ và viện trợ
58,390
74,328


3
Chi thường xuyên
252,375
303,371
403.151

4
Chi cải cách tiền lương


247


5
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
159
1,964


6
Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu
22,380
74,328


D
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
-67,677
-114,442
-109.191


Bội chi NSNN
-67,677
-114,442
-109.191


Tỷ lệ bội chi so GDP

4.58%
6.90%
5,5%

E
NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
67,677
114,442


1
Vay trong nước
48,009
78,150


Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
2
Vay ngoài nước
19,668
36,292


(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)
3.1.3 Các vấn đề tồn tại ngân sách qua các năm
 Bội chi ngân sách liên tục trong nhiều năm
 Nợ công tăng cao
- Vay nước ngoài tăng lên theo thời gian
- Vay trong nước trong nước tăng

3.2 Một số nguyên nhân bội chi ngân sách
3.2.1 Chi đầu tư và chi thường xuyên tăng cao
 Thứ nhất là bởi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi sau 2 năm khủng
hoảng, tại thời điểm này, nước ta không cần chi nhiều tiền như năm 2009 cho đầu tư
phát triển nữa, mà giữ nó ở mức hợp lý, ổn định (vẫn cao hơn năm 2008).
 Thứ hai, là vì đã có nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng để đáp ứng kịp nhu cầu cấp
thiết của cuộc sống, để tạo điều kiện phát triển trong khi nền kinh tế gặp khó khăn. Và
nay không nhất thiết phải chi nhiều tiền cho xây dựng cơ bản, chỉ cần đủ cho công tác
hoàn thiện các dự án chậm tiến độ, và xây dựng công trình mới hợp hoàn cảnh kinh tế
đất nước.
 Thứ ba, cũng là quan trọng nhất mà Nhà nước cắt giảm chi cho đầu tư xây dưng phát
triển, trong đó cắt giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiều nhất, là vì sự lãng phí, sự
trì trệ trong thi công. Năm 2009, tỷ lệ dự án chậm tiến độ vẫn chiếm khoảng 12,7%.
Con số này không phải mức thấp so với nền kinh tế khủng hoảng lúc bấy giờ.
3.2.2 Chi trả nợ
Năm 2008, Chính phủ quyết toán chi trả nợ, viện trợ là 58.390 tỷ đồng, Năm 2009, con số
này tăng lên thành 74,328 tỷ đồng. Theo Bản tin nợ nước ngoài mới được Bộ Tài chính công
bố cho thấy, đến 31/12/2009, tổng nợ nước ngoài gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được
Chính phủ bảo lãnh là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng. Trong
đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD, bằng 39% GDP và ở mức cao nhất kể
từ năm 2005.







Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay


(Triệu USD, Tỷ VND)

2008
2009
USD
VND
USD
VND
DƯ NỢ
Nợ của Chính phủ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
21,816.50
18,916.05
2,900.46
359,841.20
312,001.02
47,840.18
27,928.67
23,942.51
3,986.16
479,562.99
411,116.64
68,446.35

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ
Nợ của Chính phủ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
1,103.88
820.78
283.10

17,955.79
43,351.10
4,604.70
1,290.93
887.23
403.70
21,861.21
15,025.43
6,835.78
TỔNG TRẢ GỐC TRONG KỲ
Nợ của Chính phủ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
679.49
517.00
162.49
11,055.52
8,413.32
2,642.19
806.56
559.32
247.24
13,671.93
9,482.12
4,189.81
TỔNG TRẢ LÃI VÀ PHÍ TRONG KỲ
Nợ của Chính phủ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
424.39
303.78
120.61

6,900.28
4,937.77
1,962.50
484.38
327.91
156.47
8,189.27
5,543.31
2,645.96
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)
Nhìn qua các con số về chi cho trả nợ, viện trợ các năm 2008-2010 và bảng số liệu trả nợ
nước ngoài trong 2 năm 2008-2009 (tạp chí cộng sản), ta có thể nhận thấy mức chi trả nợ,
viện trợ của Chính phủ đang ngày càng có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong trả nợ trong
và ngoài nước. Thực tế là do khủng hoàng tài chính trên toàn cầu đã ảnh hưởng rất nhiều tới
kinh tế Việt Nam, và bởi Chính phủ không có sự tính toán hợp lý, cụ thể, rõ ràng về các
khoản vay nên làm đội lên số vốn vay. Chính phủ đã phải vay vốn trong nước từ các doanh
nghiệp và tư nhân, bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Có thể nói 2008 - 2009 là năm
khó khăn không chỉ của nền kinh tế trong nước mà cả trên thế giới nên việc phát hành trái
phiếu Chính phủ chưa thành công nên các khoản mà Chính phủ đang nợ vẫn chưa được giải
quyết tại thời điểm đó. Song không vì thế mà Chính phủ ngừng phát hành trái phiếu năm
2010. Với điều kiện, tình hình kinh tế đang dần ổn định, năm 2010, Chính phủ đã phát hành
56.000 tỷ vốn trái phiếu Chính phủ. Số tiền thu về từ việc đầu thầu quyền sử dụng vốn cũng
như tiền của các cá nhân mua tích trữ trái phiếu Chính phủ đều được sử dụng cho việc trả nợ
và thực hiện các dự án được lên kế hoạch bằng vốn trái phiếu Chính phủ.
Dự tính, trong các năm tiếp theo, nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên, mức
cao nhất là khoảng 2 tỷ USD vào năm 2016. Sau đó có thể giảm dần.

Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
3.2.3 Chi sự nghiệp
( ĐVT: Tỷ đồng )

Năm
Số Chi
Chia ra
NSTW
NSĐP
2008
252.375
122.856
129.519
2009
269.300
160.231
109.069
Dự toán 2010
335.560
200.996
134.564
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)
Tính đến hết tháng 10/2010, Chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đạt 262
nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán, NSNN bảo đảm chi kịp thời, đầy đủ các khoản chi theo
tiến độ thực hiện và dự toán được duyệt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh, hoạt động của bộ máy nhà nước và nhất là xử lý kịp thời các nhu cầu bảo đảm an sinh
xã hội. NSNN chi 100% dự toán chuyển vốn cho vay hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn;
 Chính phủ đã giải ngân được 31.690,80 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ,
đạt 79,21%; Các dự án y tế kế hoạch vốn Chính phủ giao là 5.600 tỷ đồng, số
vốn giải ngân là 4.315,9 tỷ đồng đạt 77,07%; Các dự án giáo dục kế hoạch vốn
Chính phủ giao là 6.180 tỷ đồng, số vốn giải ngân là 4.600 tỷ đồng đạt 74,43%;
dự án giao thông đạt 73%; dự án thủy lợi gần 65%, nâng cấp bệnh viện đạt gần
73%; kiên cố trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên gần 86%,

 Ngoài ra, Bộ Tài chính còn triển khai tổ chức thực hiện ứng chi 6.467,5 tỷ đồng
(thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) để bổ sung vốn đẩy
nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn
thành trong năm 2010. Trong đó, đã trích dự phòng ngân sách trung ương 730
tỷ đồng và xuất cấp 14.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các tỉnh
miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ; cứu đói, hỗ trợ dân sinh; khôi phục cơ sở
hạ tầng thiết yếu tại các vùng bị thiên tai
(*) Ở cả 3 năm, Chính phủ ưu tiên đầu tư ngân sách bảo đảm giữ mức tỷ lệ 20% tổng
chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và có thể tăng thêm lên đến 21%-22% đồng thời thực
hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập.
3.2.4 Chi đầu tư
Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nhiều công trình dở
dang, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả không cao, sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng
vẫn nhiều và khắc phục chậm, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản lớn. Tình trạng chấp
hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu
diễn ra khá phổ biến, xảy ra trong tất cả các khâu từ chuẩn bị đầu tư, trong quá trình đầu tư
đến hoàn thành quyết toán đưa vào sử dụng. Việc xử lý sai phạm còn chưa nghiêm, chế tài xử
phạt chưa đủ mạnh, tính răn đe chưa cao nên tái phạm với mức độ lớn.
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
3.2.5 Chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước
Năm 2008, Các khoản góp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, bù lỗ cho các doanh nghiệp
xăng dầu, cho các doanh nghiệp nhà nước vay lại lên đến 35.408 tỷ đồng, khi so với tổng chi
cho khoa học công nghệ chỉ là 3.191 tỉ đồng, chưa bằng 10% khoản chi đó. Không có gì ngạc
nhiên là Việt Nam khó có thể có sức cạnh tranh và khó có khả năng cải thiện về công nghệ!.
Năm 2010, Vốn NSNN cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đã phần nào giúp các
DNNN thực sự khẳng định được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thực tế là 60 tỉ đồng từ
NSNN sẽ được đầu tư vào chương trình “ Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển quy trình sản
xuất theo tiêu chuẩn CMMi “ (Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp). Chương trình dự
kiến thực hiện trong 3 năm, từ 2010 đến 2012, nhằm hỗ trợ đào tạo cho cán bộ cơ quan nhà
nước và doanh nghiệp về phần mềm; một số quy trình sản xuất phần mềm, ứng dụng trong

việc điều hành và quản lý trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
6
.
3.2.6 Chi chương trình mục tiêu quốc gia
(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu
Quyết toán
năm 2008
Dự toán
năm 2009
Dự toán
năm 2010

Tổng số
9,997,000
13,452,456
15,984,568

Chương trình mục tiêu quốc gia
7,074,000
9,168,400
10,858,500

Chương trình xóa đói giảm nghèo
655,000
398,400
780,000

Chương trình về việc làm

413,000
456,000

Chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn
605,000
935,000
1,098,500

Chương trình dân số - kế hoạch hóa
gia đình
594,000
710,000
770,000

Chương trình phòng chống một số
bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS
1,172,000
1,450,000
1,720,000

Chương trình văn hóa
398,000
570,000
626,000

Chương trình giáo dục đào tạo
3,194,000
4,000,000

4,400,000

Chương trình phòng chống tội phạm
209,000
170,000
210,000

Chương trình phòng chống ma túy
142,000
345,000
440,000

Chương trình vệ sinh an toàn thực
phẩm
87,000
137,000
230,000

Chương trình sử dụng năng lượng tiết
kiệm & hiệu quả
18,000
40,000
60,500

Chương trình ứng phó biến đổi khí
hậu
__
__
67,500


Chương trình 135
2,291,000
3,284,056
3,701,068
( GĐ II)


6
blog.yume.vn/ /thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap
Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
631,000
1,000,000
1,425,000
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)
Tổng chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 đều tăng. Ban đầu, chỉ ở mức 9,997,000 triệu đồng (theo
quyết toán năm 2008) tăng lên thành 13,452,456 triệu đồng (mức dự toán năm 2009) tăng thêm
gần 34,5% so với năm 2008, và năm 2010 dự toán là 15,984,568 triệu đồng, tăng gần 60% so với
năm 2008. Chỉ trong 3 năm, Chính phủ đã chi thêm 5,987,568 triệu đồng.
Tất cả các mục chi tiêu của chương trình đều tăng hơn 25% so với năm 2008. Trong đó, các
khoản chi cho chương trình an toàn thực phẩm và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia tăng nhanh, mạnh. Với chương trình an toàn
thực phẩm, năm 2009 tăng khoảng 57.5% và năm 2010 tăng gần 164 % so với năm 2008. Còn với
chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năm 2009 – 2010, tăng 2,2 – 3,3 lần so với
năm 2008. Trong 2 năm 2008-2009, tình hình bệnh dịch lan tràn trên toàn thế giới ở mức độ cảnh
báo cấp cao, Chính phủ phải chi rất nhiều tiền cho chương trình an toàn thực phẩm nhằm hạn chế
sự lây lan của dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, Trái đất ngày càng nóng
lên, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon đang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết thất thường ở Việt

Nam và trên toàn cầu. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả là cần thiết. Trong
năm 2010, Chính phủ phê duyệt thêm 1 chương trình trong chương trình mục tiêu quốc gia, đó là
chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, với khoản chi là 67,500 triệu đồng
7
.
Tuy Chính phủ chi rất nhiều tiền cho các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm,
song không phải ngay lập tức, vốn từ NSNN được rót trực tiếp xuống dự án một cách nhanh
chóng, đúng thời gian. Thực tế là tính đến hết tháng 10/2010, tốc độ giải ngân vốn của 3 năm
còn chậm, ước tính đạt 80%
3.2.7 Quản lý thu
Trãi qua thời gian từ 2008 đến nay nguồn thu giảm trong nhiều nguồn thu chính chỉ riêng
khoản thu từ viện trợ tăng cao. Điều này cho thấy rằng quản lý thu thuế và một số nguồn thu
trọng điểm giảm manh.
Quản lý thu thuế còn có mặt hạn chế. Tình trạng khai man, trốn thuế diễn ra khá phổ biến,
thất thu thuế còn nhiều. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán, thanh tra (từ các DN đến các đơn
vị sự nghiệp) đều kê khai chưa đầy đủ các khoản phải nộp NSNN mà chủ yếu là thuế thu
nhập DN, thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt, tình trạng lỗ giả, lãi thật, trốn thuế thu nhập của các
DN có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức chuyển giá chưa được xử lý có hiệu quả,
còn nhiều lúng túng. Tình trạng trốn thuế của các tập đoàn, tổng công ty thông qua chuyển
giá giữa công ty mẹ và các công ty con, trốn thuế của các DN vừa và nhỏ vẫn diễn ra ở các
mức độ khác nhau. Mặc dù công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã được tăng cường song số
cuộc thanh tra còn ít, quy mô không lớn, xử lý các vi phạm chưa nghiêm theo quy định của
pháp luật, chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên tình trạng vi phạm chính sách thu vẫn lớn. Thu từ
tài nguyên thất thoát khá nghiêm trọng, chính sách quản lý thu NSNN từ đất đai còn bất cập,
có biểu hiện tiêu cực ở một số địa phương. Việc áp dụng giá đất, cách tính giá đất chưa hợp
lý dẫn đến thất thu. Mặc dù cơ quan thuế đã cố gắng đôn đốc thu nợ đọng thuế và các khoản


7
blog.yume.vn/ /thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap

Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
nộp NSNN, song mức độ nợ đọng vẫn còn lớn, thậm chí ở một số địa phương số thuế nợ
đọng còn tăng khá cao so với năm trước. Việc xoá nợ thuế gặp khó khăn, truy thu nợ thuế còn
lúng túng; miễn, giảm thuế, hoàn thuế còn biểu hiện sai sót, gây thất thu cho NSNN
8
.
4 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
4.1 Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách
Chất lượng xây dựng dự toán thu chưa cao, loại trừ yếu tố tích cực, yếu tố của sự biến động
giá cả tăng cao, tỷ giá hối đoái thay đổi thì vẫn bộc lộ chất lượng công tác lập dự toán chưa
tích cực, công tác dự báo thu NSNN chưa sát thực tế. Bên cạnh nguyên nhân khách quan như
sự bất cập trong quy định của pháp luật về lập và giao dự toán thì không ít địa phương đã xây
dựng dự toán thu ngân sách để hưởng chế độ thưởng vượt thu, giảm số điều tiết về trung
ương hoặc tăng số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
4.2 Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách
Xuất phát từ việc thất thoát ngân sách trong việc đầu tư công thiếu tính trọng tâm, đầu tư giàn
trãi, không đúng chuyên ngành mà ngân sách cập phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế và
hoạt động kinh tế. Cho nên trong quá trình xét duyệt các dự án đầu tư chính phủ nhất thiết
cần xem xét tính hiệu quả của dự án, từ đó xem xét đầu tư công nên đấu thầu cho đối tương
tư nhân tham gia hay giao cho đơn vị công lập thực hiện qua ngân sách hoặc vay đồng thời
xem xét chức năng quản lý từng ban ngành chuyên trách theo ngành nhằm tránh trường hợp
quá đầu không đúng trọng tâm theo chức năng vốn có của cơ quan đó.
4.3 Nâng cao quản lý các nguồn thu đặc biệt là thuế
Nhằm tránh thất thoát về thuế, công tác quản lý cần hiệu quả
 Xây dựng chính sách thuế mang tính khuyến kích và đông thời động viên nhiều hơn
 Quản lý thu thuế qua nhiều kênh giảm các thủ tục
4.4 Rà soát nâng cao chất lượng các công trình đầu tư công
5 KẾT LUẬN
Việt Nam trãi qua giai đoạn từ 2008 đến nay tình trạng nợ công kéo dài, nợ trong nước cũng
tăng cao do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan liên quan đến điều hành chính sách

vĩ mô của chính phủ như chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, xử lý nợ của một số tập đoàn,
tổng công ty đầu tư không hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng không hiệu quả gây thất thoát nhiều
cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm.Ngoài ra vấn đề thất thu cũng là một vấn đề gây
tổng thu suy giảm mà xuất phát từ các chính sách thuế chưa hợp lý, các thủ tục hành chính
cũng nhiều bất cập khiến làm suy giảm khả năng kích thích đầu tư tư nhân
Với những nguyên nhân đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tính mất cân đối
ngân sách từ hai khía cạnh


8

Đề tài : Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2008 đến nay
 Khía cạnh dự toán ngân sách: Ngân cao chất lượng lập ngân sách của các cấp sao cho
phù hợp với thực tế hơn thông qua tính phải tính đến các yếu tố khách quan như khả
năng lạm phát, tỷ giá hối đoái…
 Khía cạnh quản lý trong công ty cấp phát quản lý ngân sách
 Hoàn thiện các công cụ pháp luật về chính sách thuế cũng như thủ tục hành chính
nhằm gia tăng khoản động viên thuế cũng như khuyến khích đầu tư tư nhân tăng
6 Tài liệu tham khảo
1.
Luật ngân sách
2.
/>ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-l%C3%B2ng-
tin.html
3.
www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2012/16541/No-cong-
cua-Viet-Nam-Nhung-van-de-va-tac-dong-tiem.aspx
4.
/>phat-tu-ngan-sach-nha-nuoc-viet-nam-hien-nay.35D81D2B.html
5.

/>%E1%BB%9Bc
6.
blog.yume.vn/ /thao-luan-thuc-trang-su-dung-nguon-von-duoc-cap
7.


×