Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.49 KB, 52 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi trâu bò là ngành đã và đang phát triển mạnh không chỉ ở trong
nước mà còn ở trên thế giới. Hiện nay ở nước ta, sản phẩm từ chăn nuôi trâu bò
còn thấp, chủ yếu là do số lượng thức ăn không đảm bảo, thiếu cân đối trong
khẩu phần và chất lượng thức ăn còn quá thấp. Nguồn thức ăn chính cho chăn
nuôi gia súc phần lớn dựa vào đồng cỏ tự nhiên, sản phẩm phụ công, nông
nghiệp. Sự phát triển chăn nuôi bò đang đặt ra yêu cầu phải cung cấp đủ, đều
nguồn thức ăn xanh thô giàu protein, dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng sản xuất
các giống cỏ, cây thức ăn gia súc. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu
tạo nguồn thức ăn thô xanh. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào
tuyển chọn và xác định các giống cỏ nhập nội có năng suất, chất lượng cao phù
hợp với các vùng sinh thái nước ta. Các giống cỏ hòa thảo: P. purpureum
Kinggrass, P. maximum, Pangola, Bermuda đã cho năng suất vật chất khô 18-26
tấn/ha, 17,8 tấn/ha, 13,8 tấn/ha và 14,8 tấn/ha (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995).
Cỏ B.ruziziensis cho năng suất chất xanh 50-60 tấn/ha (Dương Quốc Dũng và
cs, 2000). Một số giống cỏ họ đậu như: Stylo cook đã cho năng suất 12,5 tấn
VCK/ha/năm (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995). Cây keo dậu (Leucaena K636,
KT48, KX2) cho năng suất VCK 12-15 tấn/ha chứa 22-23% Protein (tính theo
VCK) trên vùng đất Ba Vì, Hòa Bình (Nguyễn Thị Mùi và cs, 1998).Vì thế, cỏ
trồng là chiến lược để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại. Trồng cỏ để chủ
động thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào những tháng khô hạn nhất, khi
nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt
Xác định nhu cầu của nông hộ về chăn nuôi bò đã cho thấy chiến lược cải thiện
hệ thống chăn nuôi bò thịt tập trung cải thiện chế độ dinh dưỡng cho gia súc
thông qua sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có và phát triển cây thức ăn
(Nguyễn Xuân Bả và cs, 2010). Do đó, cần phát triển đồng cỏ và cây thức ăn
trên qui mô rộng và cơ cấu cây giàu protein phải được chú trọng. Phát triển tập
đoàn giống cỏ đã được nghiên cứu nhiều năm trong các mô hình sản xuất với
qui mô lớn và thâm canh cao đã đưa việc trồng cỏ thành ngành sản xuất hàng


hoá nhằm cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh trong cả năm cho chăn nuôi
bò là công việc cần được ưu tiên trong phát triển chăn nuôi.
1
Tại xã An Chấn, huyện Tuy An đã có xu hướng phát triển ngành chăn nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi gia súc nhai lại. Hoạt động chăn nuôi bò của xã trong những
năm qua có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn hình thức. Chính vì điều đó
nên hoạt động chăn nuôi bò của địa phương cũng chịu những áp lực từ nhiều
hướng khác nhau trong đó có áp lực về nguồn thức ăn. Nhận thấy vai trò không
thể thiếu của cỏ trong khẩu phần thức ăn của bò cho nên địa phương đã chủ
động chỉ đạo cho người dân tiến hành nhập và phát triển các giống cỏ cao sản,
nhằm bảo đảm cung ứng đủ nguồn thức ăn cho đàn bò trên địa bàn xã. Trong
những năm vừa qua, địa phương đã tiến hành gieo trồng và phát triển nhiều
giống cỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng giải quyết vấn đề về nguồn thức
ăn cho chăn nuôi bò của địa phương.
Trước thực tiễn đó để tìm hiểu về tình hình về sử dụng trồng cỏ trong chăn nuôi
bò tại Phú Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”
Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho
gia súc nhai lại tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng suất và chất lượng các giống cỏ mới cho năng suất cao phù hợp
với vùng đất cát thay thế các giống cỏ năng suất thấp nhằm cung cấp đầy đủ
thức ăn xanh cho gia súc nhai lại.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi bò ở xã An Chấn.
- Đánh giá chung về tình hình trồng cỏ ở xã An Chấn.
- Đánh giá năng suất và chất lượng các giống cỏ mới làm thức ăn cho gia súc
nhai lại.
2
3

PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam
Trong những năm qua chăn nuôi trâu bò nước ta có những bước phát triển
mạnh. Số lượng đàn gia súc và sản phẩm chăn nuôi đã không ngừng tăng lên ,
đặc biệt đàn bò sữa tăng tới 35%, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng
nhằm cải tiến phương thức chăm sóc nuôi dưỡng, giải quyết vấn đề thức ăn và
công tác thú y được quan tâm nhiều hơn.
Những nét cơ bản về tình hình chăn nuôi bò ở nước ta trong những năm gần
đây có thể khái quát như sau:
2.1.1. Tăng trưởng đàn
Trong vòng 10 năm qua, tốc độ tăng đàn bò thịt nước ta đạt 3% mỗi năm.
Tuy vậy bình quân số gia súc bao gồm cả trâu và bò trên đầu người vẫn còn rất
thấp, khoảng 0.1 con/ người (PGS.TS Đinh Văn Cải, 2007). Số lượng đàn bò cả
nước có xu hướng tăng nhanh ở giai đoạn 2004-2007, năm 2008, 2009 đàn bò
giảm mạnh, năm 2009 ước tính chỉ còn 6,1 triệu con, giảm 3,7% so với cùng kỳ
năm 2008.
Bảng 2.1. Số lượng và tốc độ tăng trưởng đàn bò giai đoạn 2004 -2009
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số lượng (triệu con) 4,91 5,54 6,51 6,73 6,33 6,10
Tốc độ tăng đàn (%) 12,83 17,51 3,29 -5,8 -3,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng
12/2009 Ngành Nông nghiệp và PTNT)
Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi (2008) đã có hơn 55.000 con gia
súc bị chết, ước tính thiệt hại lên tới 190 tỷ đồng. Con số gia súc bị chết ước tính
cao hơn cả thiệt hại trâu bò bị bệnh của hai năm 2006 và 2007 cộng lại, làm
giảm giảm thiệt hại lên khoảng 5% tổng đàn trâu, bò trong cả nước. tình hình
dịch bệnh xảy ra nhiều trên đàn gia súc: Lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết
trùng … thêm vào đó ở các địa phương bước đầu cơ giới hóa sản xuất nông
nghiệp nên đàn bò trong cả nước có xu hướng giảm.

Hiện nay trong tổng đàn bò Vàng chiếm gần 70%, 30% bò lai để nuôi thịt,
điều này chứng tỏ bò Vàng vẫn chiếm vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi
bò nước ta , nhất là trong điều kiện hộ gia đình. Mặt khác trong những năm gần
4
đây một số tỉnh đã mạnh dạn đầu tư lớn mở các trang trại tư nhân nuôi bò thịt
với quy mô lớn như: Bình Thuận, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm
Đồng, Nghệ An … đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi bò thịt
nước ta tiếp tục phát triển chăn nuôi tốt hơn.
2.1.2. Sự phân bố đàn bò theo các vùng sinh thái
Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng
đầu tư. Tiếp tục cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò Vàng Việt Nam theo hướng
Zêbu hóa, lai tạo giống bò thịt chất lượng cao khác.
Bảng 2.2 Số lượng đàn bò 2008 và phân bố đàn bò theo vùng sinh thái
(nghìn con)
Vùng sinh thái Đàn bò Tỷ lệ so với cả nước
Cả nước 6337,7 100,0
Đồng bằng sông Hồng 730,0 11,52
Vùng Đông Bắc 762,9 12,04
Vùng Tây Bắc 295,9 4,67
Vùng Bắc Trung Bộ 1.180,3 18,62
Vùng Duyên hải miền Trung 1.105,6 17,44
Vùng Tây Nguyên 721,3 11,38
Đông Nam Bộ 828,2 13,07
Đồng Băng Sông Cửu Long 713,5 11,26
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008)
Qua bảng 2.2 cho thấy, năm 2008 tổng đàn bò cả nước khoảng 6,3 triệu
con, phân bố hầu hết khắp các vùng sinh thái. Đàn bò phân bố không đồng đều
giữa các vùng và tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền
Trung có khoảng 2,29 triệu con chiếm 36% tổng đàn bò cả nước. Ngoài hai

vùng sinh thái trên đàn bò tập trung khá cao ở vùng Đông Nam Bộ và vùng
Đông Bắc. Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn có nhiều đất đai và đồng cỏ phù
hợp cho chăn nuôi bò nhưng ở đây tỷ lệ đàn bò chỉ chiếm 11,38% so với cả
nước.
2.1.3. Năng suất, sản phẩm chăn nuôi bò
Trong cơ cấu đàn bò hiện nay, bò Vàng địa phương chiếm khoảng 70%, bò
Vàng có khối lượng thấp, trung bình bò đực là 180 – 200 kg, bò cái từ 150 – 160
kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 43% - 44%. Đàn bò lai, bò ngoại chỉ chiếm 30%,
5
chủ yếu đàn bò lai Zebu, nơi có đàn bò lai cao là Đồng Bằng Sông Hồng 53,7%,
Đông Nam Bộ 37,65%. Bò lai có tốc độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng nhanh,
khối lượng trưởng thành từ 230 – 270 kg và tỷ lệ thịt xẻ 49% - 50%. Tổng sản
phẩm chăn nuôi của nước ta giai đoạn 2005– 2009 được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Sản lượng và tỷ lệ thịt bò so với tổng sản lượng thịt các loại
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Thịt hơi các loại (1000 tấn) 2513 3161 3510 3185 3487 3800
Thịt bò (1000 tấn) 119,8 142,4 159,0 206,1 227,1 257,8
Tăng trưởng (%) 18,70 11,81 28,5 17,75 13,7
Thịt bò/Tổng sản lượng thịt (%) 4,77 4,50 4,53 6,47 6,51 6,74
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)
Qua bảng 2.3 cho thấy, tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh so với
tốc độ tăng đàn, điều đó chứng tỏ chất lượng giống bò ngày được cải tiến và
trọng lượng xuất chuồng ngày càng cao. Sản lượng thịt hơi các loại cũng như
thịt bò tăng khá nhanh qua các năm. Như vậy trong những năm tới cần đẩy
mạnh ngành chăn nuôi bò thịt phát triển hơn nữa để có sự chuyển biến trong
việc điều chỉnh tỷ lệ các loại thịt gia súc gia cầm phù hợp với xu thế phát triển
chung của thế giới.
2.1.4. Quy mô chăn nuôi
Trâu bò ở nước ta chủ yếu nuôi trong các hộ gia đình với quy mô bình quan
1 đến 2 con, một số ít hộ gia đình có quy mô từ 10-12 con. Chăn nuôi bò với

quy mô vừa chủ yếu ở miền núi và trung du thuộc các tỉnh duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò quy mô trang trại vừa ở tỉnh nào cũng có,
tuy nhiên quy mô lớn kết hợp bò, dê, cừu đã xuất hiện một số địa phương như
Bình Thuận có hộ nuôi trên 1000 con bò, dê, cừu. Một số hộ khác ở Bình Thuận
và Ninh Thuận nuôi trên 300-600 con bò, dê và cừu.
Chăn nuôi bò trang trại hiện nay của nước ta chủ yếu theo phương thức quảng
canh để tận dụng các lợi thế về diện tích tự nhiên như đồi gò, ven rừng, bãi đồi
ven sông biển… và sử dụng các giống bò địa phương. Một số trang trại chú ý
đến chăn nuôi bò thịt thâm canh với các giống bò thịt nhập nội, sử dụng các loại
cây cỏ trồng thâm canh năng suất cao kết hợp với sử dụng thức ăn hỗn hợp. Số
lượng trang trại chăn nuôi bò và phân bố theo quy mô và các vùng sinh thái
được thể hiện như bảng 2.4.
6
Bảng 2.4. Số lượng và quy mô trang trại bò phân bố theo vùng sinh thái nông
nghiệp năm 2005
Vùng sinh thái Tổng số
trang
trại
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
10-49 con
Quy mô
>50 con
Quy mô
>100con
Cả nước 3404 100 2499 420 245
Đồng bằng Sông Hồng 261 7,7 253 6 2
Đông Bắc 612 18,0 514 18 0
Tây Bắc 170 5,0 130 0 0

Bắc Trung Bộ 21 0,6 20 1 0
Nam Trung Bộ 210 6,2 162 43 5
Tây Nguyên 638 18,7 384 254 0
Đông Nam Bộ 782 23,0 418 96 238
Đ.B S Cửu Long 710 20,9 618 2 0
(Nguồn: Nguyễn Đăng Vang, 2006)
Theo báo cáo số liệu của địa phương năm 2005, cả nước có 3404 trang trại
chăn nuôi bò sinh sản và thịt, trong đó miền Bắc có 1064 trang trại (chiếm 31,26
%), ở miền Nam 2340 trại (chiếm 68,74 %) tổng trang trại. xu hướng chăn nuôi
trang trại ngày càng tăng. Chăn nuôi bò thịt trang trại thường kết hợp với các
loại cây trồng khác để sử dụng hiệu quả các sản phẩm phụ là chất thô xanh của
cây trồng. Đồng thời chăn nuôi bò hàng năm cung cấp phân hữu cơ khoảng 15
triệu tấn góp phần rất quan trọng đối với việc cải tạo đất và tăng năng suất cây
trồng.
2.1.5. Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi trâu bò ở nước ta hiện nay có thể phân theo các phương thức sau:
• Chăn nuôi quảng canh: Đây là hình thức chăn nuôi ít đầu tư và áp dụng
cho các giống trâu bò địa phương và là hình thức phổ biến hiện nay. Nguồn thức
ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên. Hình thức này khá phổ biến ở nơi có đất đai rộng
như ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miên Trung,
những nơi nghèo không có kinh phí đầu tư cho thức ăn. Hình thức chăn nuôi
quảng canh có xu hướng giảm dần do đất chăn thả bị thu hẹp, do canh tác hoặc
trồng lại rừng và do ngày càng cò cơ hội đầu tư cho chăn nuôi của người nghèo
hơn.
• Chăn nuôi kết hợp trồng trọt: Từ lâu chăn nuôi trâu bò nước ta đã được
chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Những hệ thống này rất phổ biến và quan trọng
ở những vùng trồng lúa. Một mặt trâu bò cung cấp sức kéo phục vụ cho việc làm
7
đất và phân bón để cải thiện độ màu mỡ của đất. mặt khác chúng dựa vào các
phụ phẩm cây trồng, đặc biệt là rơm lúa, làm nguồn thức ăn của chúng.

• Chăn nuôi bán thâm canh: là hình thức vừa nuôi nhốt vừa chăn thả nhưng
có đầu tư thêm thức ăn bổ sung. Phương thức này thì bò được chăn thả ngoài gò
bãi, ven rừng, ven đê và trên các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả hoặc vào
ban đêm bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các
phụ phẩm nông nghiệp.
Nuôi bò bán thâm canh là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi
bò vừa và nhỏ, các giống bò sử dụng thường là bò lai Zebu hoặc giống bò thịt
Zebu thuần.
• Chăn nuôi thâm canh: Chăn nuôi thâm canh có thể hiểu đơn giản là
nuôi nhốt hoàn toàn và bổ sung thức ăn. Đây là một hình thức chăn nuôi rất mới
mẻ đối với nông dân Việt Nam. Nuôi bò thâm canh đòi hỏi đầu tư cao, trình độ
kỹ thuật và quản lý tốt. Hiện nay có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang
trại lớn (trên 100 bò) với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi bò sinh sản
sản xuất con giống hoặc vỗ béo bò thịt. Phương thức chăn nuôi này sử dụng con
giống chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt. Bò được nuôi trên đồng cỏ thâm
canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và
chuồng nuôi hiện đại.
2.2. Nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại ở Việt Nam
2.2.1 Nguồn thức ăn thô xanh
2.2.1.1. Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh là nguồn thức ăn không thể thiếu trong chăn nuôi gia súc
nhai lại. Trong những năm qua, thức ăn cho gia súc nhai lại được nhiều nhà chăn
nuôi quan tâm. Diện tích trồng cỏ tăng lên đáng kể, ước tính năm 2008 có
45.000 ha, với sản lượng 6,7 ngàn tấn cỏ tươi. Các vùng trồng nhiều cỏ nhất là
vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và người nông dân nhiều nơi đã
chuyển mọt phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ nuôi bò, đây là xu hướng
chuyển đổi có hiệu quả. Ngoài ra, diện tích cây ngô gieo dày cũng không ngừng
tăng lên để làm thức ăn cho bò. Xây dựng được tập đoàn cây thức ăn gia súc: cỏ
Voi, cỏ Ghine, Stylo đang nhân rộng trong các vùng sinh thái của cả nước và tỏ
ra ưu thế về năng suất và chất lượng. Cục chăn nuôi (2007) đã tổng kết rằng:

diện tích cỏ trồng năm 2001 mới có 4,68 ngàn ha, đến năm 2006 đã có 45,25
ngàn ha, lượng cỏ trồng này chỉ mới đáp ứng được khoảng 7,66% nhu cầu thức
8
ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến cỏ, ngô gieo
dày, phế phụ phẩm nông nghiệp lúc dư thừa ở mùa mưa, thời vụ thu hoạch nông
nghiệp để dữ trữ thức ăn và tăng chất lượng thức ăn, tăng tính ngon miệng cho
gia súc còn thô sơ và chưa được sử dụng rộng rãi.
Chăn nuôi gia súc nhai lại ở các nước nhiệt đơi nói chung, Việt Nam nói
riêng chủ yếu vẫn tận dụng các bãi chăn và đồng cỏ tự nhiên. Theo thống kê của
bộ tài nguyên và môi trường (2005) cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn
nuôi tự nhiên, chủ yếu là đất ven đê, ven sông, ven bờ ruộng, đất xấu có độ dốc
cao, nguồn nước ít, không canh tác được nên sản lượng rất thấp chỉ khoảng 20
tấn/năm và chất lượng cỏ không cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
chất lượng của đàn gia súc nhai lại, là trở ngại lớn hạn chế sự phát triển chăn
nuôi gia súc nhai lại ở nước ta. Đặc biệt, trong mùa khô (miền Nam), mùa đông
(miền Trung, miền Bắc) thức ăn thô xanh rất khan hiếm kèm theo gió rét là
nguyên nhân làm cho trâu bò miền Trung chết hơn 55.000 trâu bò(2008),
nguyên nhân cở bản làm cho chăn nuôi chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng
của ngành. Bên cạnh đó, diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp lại do các hoạt
động sản xuất khác, chăn nuôi gia súc nhai lại chuyển dần sang hình thức thâm
canh, bán thâm canh.
Để chăn nuôi gia súc nhai lại ở Việt Nam phát triển, nâng cao năng suất và
chất lượng ngoài việc khai thác đồng cỏ tự nhiên và trồng cỏ làm thức ăn thô
xanh, cần quan tâm đến việc thu gom, bảo quản, chế biến nguồn phụ phẩm nông
nghiệp. Nước ta có một khối lượng lớn phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, ước
tính hàng năm có khoảng 37 triệu tấn, trong đó rơm 32 triệu tấn; ngọn lá mía 3
triệu tấn; dây lá lạc 0,5 triệu tấn; thân cây ngô 0,6 triệu tấn; dây khoai lang 0,2
triệu tấn; rỉ mật, bã dứa, bã sắn ; nếu sử dụng 100% lượng phụ phẩm này thì sẽ
đáp ứng được 131,1% tổng nhu cầu thức ăn thô xanh của tổng đàn gia súc nhai
lai. Song thực tế, tỷ lệ sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi vẫn còn thấp

khoảng 18%. Theo Trần Thị Bản, Phan Tấn Thảo (1994) điều tra ở Bình Định
cho kết quả: chỉ có 40-50% lượng rơm và thân lá lạc, 20% thân cây ngô và 10%
sản lượng ngọn mía được sử dụng làm thức ăn cho bò. Viện chăn nuôi (2007) đã
tổng kết: tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp được sử dụng cho chăn nuôi gia súc
nhai lại hiện khoảng 50 - 60% .
Trên thực tế năng suất chăn nuôi bò nước ta rất thấp chưa đáp ứng được
nhu cầu về bò thịt chất lượng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, vấn đề
9
đạt ra là phải cải thiện dinh dưỡng trong chan nuôi bò, mang lại lợi ích kinh tế
cho người chăn nuôi.
2.2.1.2. Hướng giải quyết nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại
Trước hết cần tận dụng triệt để nguồn thức ăn hiện có tại địa phương, ước
tính rơm lúa khoảng 30 triệu tấn/ năm; thân lá khoai lang khoảng 3 triệu
tấn/năm; thân lá lạc khoảng 5 triệu tấn/năm. Hướng dẫn cách bảo quản để dữ
trữ, chế biến và sử dụng tất cả các loại thức ăn có thể dùng cho trâu bò hiện nay
chưa được người nông dân sử dụng hoặc mức độ sử dụng còn thấp, một số
phương pháp phổ biến để bảo quản và chế biến thức ăn thô xanh làm tăng giá trị
dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn cho gia súc: phương pháp ủ chua thân lá lạc
làm thức ăn gia súc của Nguyễn Hữu Tào và Bùi Văn Chính (1999), bổ sung 7%
- 8% cám gạo ủ yếm khí thân lá lạc, làm cho Ph khối ủ khoảng 4,3 – 4,5 ổn định
và có thể bảo quản được 9 – 12 tháng, làm tăng giá trị dinh dưỡng củ khối lá lạc
đặc biệt là lượng acid lactic 2,2% - 2,7%, acid acetic 1% - 3%. Kết quả nghiên
cứu của Hoàng Toàn Thắng và Trần Trang Nhung (2006), rơm nghiền nhỏ và ép
viên đã làm nâng cao tỉ lệ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng.
Rơm nghiền tiêu hóa triệt để bằng sự phân giải của vi sinh vật kết quả làm
tăng tỉ lệ tiêu hóa, tăng lượng vật chất dinh dưỡng hấp thu và kết quả làm tăng
mức độ sinh trưởng; một số phương pháp khá phổ biến khác như: rơm ủ urea, ủ
chua thân cây bắp…
Tận dụng triệt để các loại đất có thể trồng cây thức ăn để giải quyết thức ăn
thô xanh cho gia súc nhai lại như: thay thế các cây làm hàng rào hiện tại của gia

đình bằng cây keo dậu, cây dâm bụt, cây dâu tằm, cây trứng cá… vừa có tác
dụng làm hàng rào vừa có thể làm thức ăn cho gia súc; tận dụng tất cả diện tích
đất trống, hoang hóa như bờ đường hai bên lối đi, góc vườn, bờ ao để trồng cây
thức ăn: cây họ đậu, các loại cỏ, cây Trechanteria gigantea…và chuyển đổi cơ
cấu sản xuất bằng cách dành một phần diện tích trồng trọt kém hiệu quả để trồng
cỏ nuôi bò.
Đẩy mạnh việc trồng các loại cây đa mục đích vừa làm thức ăn cho gia súc
vừa làm củi, cải tạo đất, chống xói mòn…trồng cây đa mục đích giúp có hệ
thống bền vững, tiết kiệm được diện tích canh tác, tiết kiệm vốn đầu tư và nhân
lực.
Đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các biện pháp
bảo quản thức ăn sao cho có thể bảo quản lâu dài mà chất lượng thức ăn ít bị hao
hụt. Bên cạnh đó, cần xây nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật về chăm sóc,
10
nuôi dưỡng gia súc bằng khẩu phần cân đối bổ sung thêm các loại thức ăn sẵn có
tại địa phương như: cám, bột sắn, ngô… cung cấp thêm các loại khoáng vi lượng
và đa lượng bằng các tảng liếm, bánh đa dinh dưỡng…
2.2.2. Thức ăn tinh bổ sung cho gia súc nhai lại.
Thức ăn tinh là những thức ăn có hàm lượng vật chất khô cao và dễ tiêu hóa,
gồm các loại hạt ngũ cốc và đậu, khô dầu các loại, bột cá, bột thịt xương, cám, rỉ
mật, củ quả khô và các loại thức ăn tinh hỗn hợp sẵn. Chúng dùng để bổ sung
vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp để cân bằng dinh dưỡng cho
vi sinh vật dạ cỏ và vật chủ nói chung.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp; chứa nhiều
chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng
và vitamin; tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường người ta
sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các loại khẩu phần ăn cấu thành từ các thức
ăn thô chất lượng thấp. Mặc dù thức ăn tinh có hàm lượng dinh dưỡng cao
nhưng không chỉ là một mình nó để nuôi trâu bò mà phải dùng cả các loại thức
ăn thô. Thức ăn tinh chỉ là thức ăn bổ sung vào khẩu phần thức ăn thô trong

chăn nuôi gia súc nhai lại. Theo Steen và cộng sự (2003) bò thịt có lượng thức
ăn tinh hỗn hợp tương đương 2,2% trọng lượng cơ thể. Còn theo dự án đa dạng
nông nghiệp, hợp phần khuyến nông thức ăn chăn nuôi cũng khuyến cáo nông
dân nước ta nuôi bò thịt vỗ béo với mức đầu tư thức ăn tinh hỗn hợp lên đến
2,5% trọng lượng cơ thể.
Các loại thức ăn tinh vốn là thức ăn truyền thống của lợn, ngày nay đã được
sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi trâu bò. Thí nghiệm của pereira và cộng sự
(2007) sử dung 20, 35, 50 và 60% thức ăn tinh cùng với cỏ ủ chua để nuôi bò
thịt, kết quả cho thấy lượng ăn vào được cải thiện rõ rệt, tăng tuyến tính theo
mức tăng của thức ăn tinh trong khẩu phần. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai
Thị Thơm (2004) thì chế độ nuôi dưỡng bê LaiSind kết hợp cho gặm cỏ và bã
bia sau một lần cho uống dầu lạc (5ml/kg khối lượng) đã làm tăng lượng thu
nhận thức ăn, tăng tốc độ sinh trưởng của bê và đem lại lợi nhuận rõ rệt cho
người chăn nuôi. Ngày nay hầu hết trong các khẩu phần cho bò các nhà hoa học
đều khuyến cáo dùng rỉ mật với tỷ lệ từ 10 – 30% trong khẩu phần để tăng độ
ngon miệng của khẩu phần.
Như vậy, có thể thấy thức ăn tinh cùng là nguồn thức ăn quan trọng để bổ
sung vào khẩu phần cho gia súc nhai lại, nhằm cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh
vật dạ cỏ cũng như cho vật chủ khi phải ăn thức ăn thô chất lượng thấp. tuy vậy,
11
các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc bổ sung thức ăn tinh cần đúng cách,
đúng liều lượng. Vì nếu bổ sung thức ăn tinh cũng cố thể làm tăng hoặc giảm
lượng thức ăn ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa.
2.2.3. Các phụ phế phẩm ngành trồng trọt
Hiện nay các địa phương có định hướng phát triển chăn nuôi bò theo hướng
thâm canh tập trung phát triển cây thức ăn năng suất cao. Các kỹ thuật gieo
trồng các giống cỏ mới và sử dụng cho gia súc cũng đã được đẩy mạnh (Cục
chăn nuôi, 2007). Nhưng sản lượng cỏ trồng chỉ đáp ứng khoảng 6% lượng cỏ
cần nuôi 9,5 triệu trâu bò và 1,5 triệu dê cừu (2009). Thiếu thức ăn thô xanh vào
mùa khô đối với miền Nam và mùa đông ở miền Trung, miền Bắc là một trở

ngại lớn hạn chế phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại, là nguyên nhân làm cho
đàn trâu bò miền Trung chết hơn 55 000 vào năm 2007 kèm theo gió rét (Cục
chăn nuôi 2008). Diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp cho các hoạt động sản
xuất khác, chăn nuôi gia súc nhai lại chuyển sang hình thức bán thâm canh, thâm
canh (Vũ Duy Giảng và cs, 2008). Như vậy để chăn nuôi gia súc nhai lại ngoài
việc khai thác đồng cỏ tự nhiên và trồng cỏ làm thức ăn thô xanh (Vũ Duy
Giảng và cs, 2008), cần thu gom, bảo quản, chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp
(Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính, 2009). Nước ta có một khối lượng lớn phụ phẩm
làm thức ăn cho gia súc, ước tính hàng năm có khoảng 37 triệu tấn; trong đó
rơm 32 triệu tấn; ngọn lá mía 3 triệu tấn; dây lá lạc 0,5 triệu tấn; thân cây ngô
0,6 triệu tấn; dây khoai lang 0,2 triệu tấn; rỉ mật, bã mía, bã sắn (Vũ Duy Giảng
và cs, 2008). Ngoài ra ngành chế biến gạo sản xuất khoảng 2,4 triệu tấn cám, các
ngành sản xuất giàu protein sản xuất khoảng 10000 – 15000 tấn bột cá (Lê Viết
Ly và Bùi Văn Chính, 2006). Tuy nhiên tỷ lệ sử dùng phụ phế phẩm làm thức ăn
cho gia súc còn thấp khoảng 18% (Vũ Duy Giảng và cs, 2008). Theo Trần Thị
Bản và Phan Tấn Thảo (1999), điều tra ở Bình Định cho kết quả: chỉ có 40%-
50% lượng rơm và thân lá lạc; 20% thân cây ngô; 10% ngọn lá mía được sử
dụng làm thức ăn cho bò. Theo kết quả của Nguyễn Tiến Vởn (1992) ở các tỉnh
Quảng Trị đến Khánh Hòa cho thấy: hơn một nửa lượng rơm không sử dụng cho
chăn nuôi trâu bò, ở các vùng này rơm và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác
thường dùng để tủ gốc cây làm phân hoặc đốt ngay tại ruộng nên rất lãng phí.
Do đó nghiên cứu sử dụng và chế biến nguồn thức ăn rẻ tiền tại địa phương
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chuyển hóa đàn bò,
làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi. Đối với các loại thức ăn cho gia súc
nhai lại, ở nước ta đã tập trung nghiên cứu các biện pháp làm nâng cao giá trị
12
dinh dưỡng và chất lượng nguồn thức ăn phụ phế phẩm công nông nghiệp như ủ
chua, ủ xanh, ủ có bổ sung ure hay rỉ mật…
2.3. Tình hình phát triển cây thức ăn gia súc ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, trong đó đẩy

mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Chủ trương
phát triển sản xuất thức ăn thô xanh là chủ trương mới và rất quan trọng của
ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Các giống cỏ/ cây thức ăn năng suất
chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất đẫ góp phần quan trọng trong việc đẩy
mạnh chăn nuôi gia súc ở nước ta. Các giống cỏ đang được sử dụng rộng rãi chủ
yếu là cỏ hòa thảo. Các giống này đã được chọn lọc đánh giá tại các vùng khác
nhau (Hoàng Thị Làng Lê Hòa Bình, 2002; Nguyễn Thị Mùi, Dương Thế Hùng,
2006; Nguyễn Thị Hồng Nhân và CTV, 2005). Tuy nhiên các nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở mức độ khảo nghiệm đánh giá khả năng phát triển tạo sinh khối,
đậc biệt là các giống cỏ đậu (Lê Hà Châu,1999; Nguyễn Thị Mùi và CTV,
1999).
Cây thức ăn thân bụi có tiềm năng lớn về sản xuất một khối lượng lớn protein
cho phát triển gia súc trong hệ thống chăn nuôi kết hợp cây thức ăn và nguồn
thức ăn có sẵn ở địa phương. Cây thân bụi có từ lâu đời là nguồn cellulose và
protein có giá trị để sử dụng cho vật nuôi và động vật hoang dã. Những cây này
đặc biệt thích hợp trong điều kiện khắc nghiệt và khô cằn. Cây thân bụi có khả
năng cung cấp nhiều thức ăn xanh có hàm lượng protein cao khi đồng cỏ khô
cằn và tàn lụi. Bởi vì những cây này bén rễ sâu, có khả năng dự trữ nước và hút
nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất. nhiều cây có vi khuẩn liên kết với hệ
thống rễ để huy động các nguồn khoáng cũng như photpho và nito từ khí quyển
để tạo thành hợp chất hữu cơ ở trong đất.
Sự gia tăng dân số ở nước ta đang phát triển và sự giảm đất canh tác cho sự phát
triển cây thức ăn đã làm tăng sự phụ thuộc của gia súc nhai lại vào nguồn thức
ăn có chất lượng thấp, dựa vào phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ và cạnh tranh
nguồn thức ăn protein có sẵn. Cây thân bụi càng ngày càng được xem là nguồn
cung cấp năng lượng và protein để tăng sản lượng gia súc nhai lại. Tiềm năng
sản xuất cây thức ăn nhai lại được thể hiện ở các khía cạnh về giá trị dinh
dưỡng, giá trị tiềm năng thức ăn và khả năng ứng dụng trong sản xuất. Các tiềm
năng giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhại được cân nhắc ở các khía cạnh
như: chất lượng cao, khả năng tiêu hóa cao. Sử dụng thức ăn từ cây thân bụi đã

và đang là khuynh hướng phát triển trong hệ thống chăn nuôi nhỏ (Devendra,
13
1993) và đã đạt được những kết quả tốt trong nghiên cứu và phát triển. Hàm
lượng protein tiêu hóa của một số cây thân bụi cao hơn nhiều so với nguồn thức
ăn khác đã được ghi nhận. Tuy vậy, cho đến gần đây nguồn thức ăn này vẫn bị
lãng quên ở một số địa phương do thiếu kiến thức về sử dụng cũng như phát
triển trong hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Thực tiễn sản xuất chăn nuôi ở các nước đang phát triển đã cho thấy giá trị
của cây thân đã được trình diễn có hiệu quả ở nông hộ với nhiều hệ thống khác
nhau (Devendra, 1991). Một số địa phương vùng núi để giải quyết thức ăn cho
gia súc nhai lại trong mùa khô hạn bằng cành lá cây keo (Acacia) hoặc lá mít kết
hợp với rơm rạ. Cây dâu, cây dâm bụt đang là những cây thức ăn được lựa chọn
ở nhiều nước trên thế giới (Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản …) và cả nước ta.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây dâu, dâm bụt có tiềm năng lớn làm thức ăn
cho gia súc nhai lại ở cả khía cạnh nông học và dinh dưỡng. khi bổ sung vào
khẩu phần cơ sở giàu xơ của gia súc nhai lại đã làm tăng khả năng tiêu hóa, tích
lũy nitơ và sức sản xuất của gia súc (Nguyễn Xuân Bả, 2006)
Cây thức ăn cũng có thể được sử dụng vào việc quản lý tốt hơn nguồn tài
nguyên như bảo vệ đất chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn chế
cỏ dại. Không có cây thức ăn nào sinh trưởng tốt ở mọi nơi. Một số cây mọc tốt
trên đất acid, những cây khác thì không. Một số cây khác phát triển ở vùng
lạnh… cây thức ăn có thể có thể tồn tại ở những vùng nơi chúng không thích
hợp nhưng chúng sinh trưởng không tốt. Điều đó cho thấy cần lựa chọn cây thức
ăn xanh thích hợp nhất với điều kiện khí hậu và đất đai ở mỗi địa phương. Các
nghiên cứu xác định khả năng sinh trưởng phát triển các giống cỏ, cây thức ăn
gia súc tại các vùng sinh thái khác nhau chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất vì
chúng ta chưa xác định được bộ giống, cây cỏ thức ăn gia súc phát triển tốt phù
hợp với điều kiện từng vùng, chưa đưa ra được giải pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất, chất lượng cỏ cây thức ăn gia súc. Chính vì vậy, cần xác định bộ
giống cây thức ăn có chất lượng cao và phù hợp với từng vùng. Ví dụ như cây

thức ăn cần nước để sinh trưởng giữ thân nhiệt và vận chuyển dinh dưỡng từ đất
lên. Không có cây cỏ nào có thể sinh trưởng tốt trong khi mùa khô kéo dài, chỉ
có một vài loài có thể chịu được môi trường khô hạn hơn những loài khác mà
thôi. Một vài cây đậu thân gỗ hay thân bụi, như Leucaena Leucocephala, có hệ
thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ tầng đất sâu hơn. Vì vậy cây sinh
trưởng được và giữ được màu xanh của lá trong mùa khô hơn những cây thức ăn
khác. Một vài cây hòa thảo và cây đậu thân bụi như Andropogon gayanus và
14
Stylosanthes Hamata, cũng có khả năng duy trì được màu xanh của lá trong mùa
khô. Ngoài ra nhiều loại cây thức ăn có thể sinh trưởng trên đất kiềm như
Leucaena leucocephala, Desmanthus Virgatus hay trên các đấ ngập úng như
Brachiaria mutica…
Cây thức ăn xanh cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển chất
dinh dưỡng từ đất lên. Không có cây cỏ nào có thể sinh trưởng tốt trong khi mùa
khô kéo dài, chỉ có một vài loài chịu được môi trường khô hạn hơn những loài
khác. Một vài cây đậu thân gỗ hay thân bụi như leucaena leucocephala có hệ
thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ tầng đất sâu hơn. Một vài cây hòa
thảo như Andropogon gaynuscũng có khả năng duy trì được màu xanh của là
trong mùa khô. Đây là giống cỏ cao lâu năm, gia súc rất thích ăn khi cây còn
non. Cây có lá mềm, lông bao phủ bên ngoài và ra hạt trên các thân cây rất cao
(đến 4m). Hạt nhẹ và có một lớp lông tơ bao ngoài. Cỏ mọc tốt trên đất nghèo
chất dinh dưỡng đất chua và khí hậu nóng. Cây thích nghi rộng với điều kiện
khí hậu và đặc biệt có lợi khi trồng ở những vùng có mùa khô kéo dài. Cỏ rất dễ
cắt nhưng nó cón thể tồn tại khi chăn thả. Cỏ cần được cắt thường xuyên, hoặc
nếu để thu hạt khi đó cây bị hóa thân dài và không còn độc ngon miệng cho gia
súc. (Nguồn ACIAR chuyên khảo số 71).
Tập đoàn các giống cỏ chất lượng cao hứa hẹn cho ngành chăn nuôi trâu bò có
thể trồng thích hợp cho nhiều loại đất, ở các vùng sinh thái khác nhau, các giống
cỏ phát triển rất tốt và là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho trâu bò.
Từ những năm 79-80 của thế kỷ 20 các tác giả Trần Nhơn, Nguyễn Đăng Khôi,

Dương Thanh Liêm đã có nhiều nghiên cứu về thức ăn gia súc, đồng cỏ trồng
cỏ, nghiên cứu về cây họ đậu dùng làm thức ăn cho gia súc.Tuy nhiên, ở nước ta
không có những đồng cỏ diện tích lớn, chất lượng tốt như ở các nước ôn đới.
Hầu hết đồng cỏ là những dải đất ven sông, trên đồi.Việc trồng cây thức ăn gia
súc chưa được nhiều người quan tâm, đầu tư đúng mức.
Liên tục trong hơn 20 năm qua các cơ quan Viện nghiên cứu chăn nuôi và các tổ
chức khác luôn kết hợp với các đơn vị trong nước, nước ngoài tiến hành công
tác tuyển chọn và bổ sung cây thức ăn gia súc vào tập đoàn cây thức ăn chăn
nuôi, tạo nguồn thức ăn thô xanh đa dạng phong phú về chủng loại và giàu dinh
dưỡng phục vụ cho gia súc ăn cỏ. Tuy nhiên vấn đề trồng cây thức ăn cho gia
súc còn gặp nhiều khó khăn.
Trong các khu vực chăn nuôi có vốn đầu tư của nhà nước và các tổ chức nước
ngoài đã có nhiều chương trình phát triển cây thức ăn đưa các giống cỏ có năng
15
suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhưng mức độ thâm canh chưa cao. Trong
các nông hộ diện tích đất trồng cỏ không nhiều, vì đất trồng vẫn phải ưu tiên cho
trồng cây lương thực phục vụ cho con người. Đất trồng cỏ theo quan niệm của
nhiều người hiện nay những nơi đất xấu không thể trồng được các loại cây trồng
khác thì để trồng cỏ. Nhìn chung chưa có vùng quy hoạch để trồng cây thức ăn
gia súc.
Việc đầu tư cho trồng cỏ chưa được quan tâm đúng mức về các giống cỏ,
phân bón và nước tưới… Nhiều người cho rằng cỏ có thể sống trong điều kiện
tự nhiên mà không cần phải bón phân chăm sóc quản lý. Đây là những hạn chế
lớn trong công tác trồng cây thức ăn cho gia súc. Chúng ta cần phải có những
nghiên cứu về đất đai, giống cỏ và quy trình chăm sóc nhằm phát triển được
nhiều loại cây thức ăn ở trong các cơ sở chăn nuôi trang trại và trong các nông
hộ để đa dạng thành phần thức ăn cho chăn nuôi trâu bò. Giải pháp thức ăn cho
chăn nuôi trâu bò là: áp dụng các biện pháp đảm bảo sự cân đối về thức ăn và
dinh dưỡng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trâu bò có thể sử dụng
được nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn xanh vẫn là thức ăn quan trọng hàng

đầu, hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất và và sử dụng thức ăn
thô xanh. Chăn nuôi trâu bò đòi hỏi cung cấp thức ăn thô xanh đủ số lượng và
chất lượng. Để khắc phục thiếu thức ăn thô xanh, nhất là vào giai đoạn mùa khô
khan hiếm thức ăn, cần phải tạo điều kiện cho người chăn nuôi tham gia viêc
trồng cỏ ngay từ đầu khởi nghiệp chăn nuôi.
Xác định phát triển đồng cỏ thâm canh là giải pháp cơ bản giúp người chăn
nuôi biết chọn giống cỏ phù hợp với từng khu vực đất đai, điều kiện canh tác, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn để đạt được năng suất, chất lượng cao.
Phát triển đồng cỏ đa canh với cơ cấu thích hợp để nâng cao chất lượng thức ăn
như trồng cây họ đậu từ 10-15% nhu cầu cỏ xanh, trồng thêm nhiều giống cỏ
hòa thảo có năng suất cao, luân canh đồng cỏ để cải tạo đất, phát triển các giống
cỏ giàu đạm. Định hướng trong thời gian tới của nhà nước, tỉnh và ngành nông
nghiệp thì để phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng thâm canh một trong
những vấn đề về giải quyết nguồn thức ăn thô xanh là cần phải chọn lọc một số
giống cây cỏ có năng suất và chất lượng tốt dưa vào trồng sản xuất.
2.4. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
2.4.1. Đặc điểm cỏ trồng ở Việt Nam
Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được
coi là cây trồng chính và trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới
16
thâm canh. Trồng cỏ để chủ động thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào
những tháng khô hạn nhất, khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Điều kiện tiên quyết
để chuyển từ chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, tận dụng trước đây sang chăn nuôi
tập trung mang tính sản xuất hàng hóa, áp dụng kĩ thuật cao. Chất lượng cỏ
trồng cao và ổn định, không phụ thuộc vào mùa vụ như cỏ tự nhiên, không sợ
nhiễm độc từ thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại khác. Kết hợp trồng cỏ với nuôi
bò là biện pháp giữ gìn, bồi bổ và cải tạo đất hiệu quả nhất. Trồng cỏ thâm canh
là hướng tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xóa nghèo ở nông thôn. Cỏ
trồng được ở mọi chân đất khô hạn, ngập úng, chua phèn. Cỏ trồng không yêu
cầu kĩ thuật canh tác cao siêu ngoài phân bón và nước tưới. Phân nhiều nước đủ

thì năng suất cao, phân thiếu nước thiếu thì năng suất thấp, đầu tư mức nào thì
có thu nhập mức ấy, không bị mất mùa. Nhiều giống cỏ trồng một lần thu hoạch
nhiều năm, mùa khô đốt đồng mùa mưa sang năm lại nảy chồi lên mới. Cỏ trồng
trên diện tích lớn bé thế nào cũng được, không sợ chim, chuột phá hoại, không
sợ thoái hóa giống khi trồng xen, trồng lẫn mỗi khi chúng ra hoa, kết hạt, không
sợ sâu hại, dịch bệnh. Thực tế cho thấy, chất lượng đàn bò phụ thuộc vào nguồn
thức ăn. Những nơi có đàn bò chất lượng cao là nơi có nguồn thức ăn dồi dào.
Cỏ tự nhiên xanh tốt quanh năm, rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp như thân lá
cây lạc, cây bắp, bã bia, bã củ sắn, các loại khô dầu và củ quả. Trong điều kiện
như vậy những con lai được cải tiến về di truyền đã có điều kiện để tồn tại và
phát triển.
Song song, thì ngành chăn nuôi sẽ tăng cường công tác nghiên cứu, chọn
tạo và phát triển giống cỏ mới năng suất cao chất lượng tốt trong nước. Nhập
thêm một số giống cỏ có năng suất cao, đặc biệt là các giống cỏ họ đậu. Chọn
tạo, phục tráng tập đoàn cây thức ăn họ đậu có hiệu quả. Như vậy, cỏ trồng là
loại thức ăn xanh giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của trâu bò và được
coi là thức ăn cơ bản. Là thức ăn có giá trị sinh vật học cao phù hợp với đặc
điểm sinh vật học của trâu bò. Trong khẩu phần ăn của trâu bò nguồn cung cấp
năng lượng từ thức ăn thô xanh chiếm tới 80% [9]. Thành phần các chất dinh
dưỡng trong thức ăn xanh có tỷ lệ tương đối phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng về
năng lượng, protein, nhất là các năng lượng protein A, D, E và các khoáng vi
lượng. Ngoài ra, trong thức ăn thô xanh có chứa một số chất kích thích sinh
trưởng, sinh sản, thức ăn xanh có tính ngon miệng gia súc thích ăn có tác dụng
làm tăng hiệu quả sử dụng các loại thức ăn khác. Một ưu điểm nổi bật là thức ăn
thô xanh rẻ tiền hơn các loại thức ăn khác sử dụng trong chăn nuôi trâu bò. Tuy
17
nhiên chất lượng thức ăn xanh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu các loại thức
ăn giàu protein. Để bổ sung protein cho gia súc, có thể sử dụng từ nguồn protein
động vật, thực vật, vi sinh vât … Ở nước ta trong điều kiện hiện này khả năng
giải quyết thức ăn protein động vật, protein tổng hợp từ vi sinh vật và hóa học

không nhiều lắm. Do đó biện pháp giải quyết thức ăn protein cơ bản nhất của
ngành chăn nuôi là gây trồng và sử dụng cây bộ đậu làm thức ăn bổ sung protein
cho gia súc. Một số cây họ đậu hiện nay đang được trồng làm thức ăn cho gia
súc là: đậu tương, đậu phụng, cỏ Stylo, cây keo dậu…
2.4.2. Tình hình về diện tích đất trồng cỏ ở Việt Nam
Diện tích cỏ tự nhiên nước ta chưa được đánh giá đầy đủ cũng như chưa
được khai thác hợp lý để chăn nuôi gia súc nhai lại có hiệu quả. Đào Huyên
(2001) cho biết nước ta có khoảng 5.026.400 ha đồng cỏ tự nhiên trong đó tính
cả cỏ mọc ở ven đê, ven sông, bờ ruộng. Nhiều đồng cỏ tự nhiên ở Tây Bắc, Tây
Nguyên đã bị thu hẹp lại do nạn phá rừng, đốt rừng ngay chưa khi được khai
thác cho chăn nuôi. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên nước ta còn rất hạn
chế.
Trong giai đọan 2001-2005, diện tích cỏ trồng tăng đáng kể do nhu cầu phát
triển đàn bò chất lượng cao, ước tính tăng 7,9 lần (27.563 ha năm 2005 so với
3.499 năm 2001). Năm 2005, diện tích cỏ trồng chiếm 0,3% tổng diện tích đất
nông nghiệp với sản lượng khoảng 4,533 ngàn tấn cỏ tươi. Xây dựng tập đoàn
cây thức ăn gia súc đang được các nhà nghiên cứu quản lý và quan tâm. Tập
đoàn 19 giống cỏ được chọn lọc từ 160 giống đang được nhân rộng trong các
vùng sinh thái cả nước. Các giống cỏ voi, cỏ Ghi nê, cỏ Stylo tỏ ra có năng suất
ở hầu hết các tỉnh. Nhiều nơi, người nông dân đã chuyển đất nông nghiệp sang
đất trồng cỏ để chăn nuôi bò và đây là xu hướng chuyển đổi có hiệu quả (Hoàng
Mạnh Quân, 2001). Tuy nhiên, sản lượng cỏ trồng chỉ đạt khoảng 6% lượng cỏ
cần để nuôi 8,5 triệu trâu bò và 1,3 triệu dê cừu mà thôi. Vấn đề thiếu thức ăn
thô xanh, đạc biệt là trong mùa khô, đang là một trở ngại lớn hạn chế sự phát
triển chăn nuôi gia súc nhai lại.
Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay, tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước lên tới
trên 11,5 triệu con. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của cả nước mới đạt trên
45.000 ha, chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất
trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn

chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Nông dân chưa
18
có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, chủ yếu dựa vào bãi
chăn thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa
có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng
cỏ và thức ăn xanh. Tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi là một
trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng. Sự thiếu hụt thức ăn thô xanh vào mùa Đông kèm theo gió rét là
nguyên nhân làm cho trâu bò tại miền Trung chết hơn 7000 con vào tháng 11
năm 2005 (Cục chăn nuôi, 2006).
Với định hướng quy hoạch sản xuất thức ăn thô xanh phù hợp với điều kiện từng
vùng, đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi trong nước,
đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và tiếp cận thị
trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa
diện tích trồng cỏ lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm 2020.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng
thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng. Cỏ phục vụ chăn
nuôi đang là nhu cầu cấp thiết Tại hội thảo về phát triển cỏ và cỏ họ đậu phục vụ
chăn nuôi ngày 6/8 do Bộ NN-PTNT tổ chức.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao cho biết, nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp thức ăn xanh cho gia súc, ngành chăn nuôi phấn đấu nâng diện tích
trồng cỏ từ 290.000 ha lên 509.000ha vào năm 2020. Tương ứng đưa tỷ lệ đất
trồng cỏ từ 0,8% hiện nay so với tổng diện tích đất sản xuất lên 5% năm 2020.
Bên cạnh đó, ngành cũng sẽ nâng tỷ lệ sử dụng thức ăn cỏ trồng và phụ phẩm
nông nghiệp qua chế biến cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ từ 35% năm 2010 lên
65% năm 2020.
Tuy nhiên, diện tích chăn thả có xu hướng ngày càng bị thu hẹp do các hoạt
động sản xuất khác, trong khi đó diện tích trồng cỏ tăng chậm so với tăng đàn,
chăn nuôi bò đang chuyển nhanh sang hình thức bán thâm canh và thâm canh
nên việc sử dụng đồng cỏ năng suất cao càng được quan tâm. Các giống cỏ tuy

đã được giới thiệu nhưng rất thiếu những giống chịu hạn vì vậy thường thiếu
thức ăn vào mùa khô. Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp
sang trồng cỏ nhưng các địa phương chưa triển khai mạnh. Do đó, tình trạng
thiếu thức ăn xanh cho trâu bò gặp rất nhiều khó khăn.
2.4.3. Giới thiệu một số giống cỏ trồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam giống cỏ rất phong phú và đa dạng, phân bố khắp các khu vực trong
nước nhằm phục vụ chăn nuôi đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong điều kiện bãi chăn
19
thả ngày càng bị thu hẹp, năng suất và chất lượng cỏ trên bãi chăn ngày càng
thấp, để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại theo hướng thâm canh – hàng hóa
thì phải nghĩ tới hướng trồng cỏ cao sản. Trồng cỏ bảo đảm chủ động nguồn
thức ăn thô xanh, chất lượng và ổn định quanh năm cho gia súc. Hiện nay ở
nước ta đã có nhập và chọn lọc một số giống cỏ cho năng suất cao và chất lượng
tốt. Tùy vào điệu kiện từng vùng để lựa chọn giống cỏ phù hợp.
2.4.3.1. Cỏ voi ( Pennisetum purpureum)
Cỏ voi thuộc bộ hòa thảo, thân đứng có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh. Cỏ voi
ưa đất có lớp mùn sâu, màu mỡ và thoáng. Cỏ không chịu được ngập úng và đất
chua, mặn. tùy theo trình độ thâm canh, điều kiện thời tiết khí hậu và trình độ
quản lý năng suất chất xanh trên một ha có thể biến động từ 100 đến 300
tấn/năm.
Cỏ voi, đặc biệt cỏ non và lá có tính ngon miệng cao đối với gia súc. Gía trị dinh
dưỡng có sự biến động lớn, đặc biệt là hàm lượng nitơ. Hàm lượng protein thô
và tỷ ệ tiêu hóa lá cỏ theo thứ tự biến động 9,5-19,7 và 68-74%. Giá trị năng
lượng trao đổi và NDF trung bình theo thứ tự là 8,9MJ/kg VCK và 63%.
Sau khi trồng 70-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). khoảng
cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, không để cỏ già mới thu
hoạch. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm, nếu quản lý tốt thì có thể dài hơn.
2.4.3.2. Cỏ ghinê (Panicum maximum)
Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ Sả, là loại cây hòa thảo mọc thành bụi như bụi sả. Cỏ có tính
ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ

voi. Cỏ Ghinê có nhiều đặc tính quý: sinh trươmngr mạnh, năng suất cao, khả
năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng.
Trồng thâm canh có thể cho năng suất tương đương cỏ voi: mỗi năm thu hoạch 8-10
lứa và trên một ha có thể đạt 100-200 tấn. Tỷ lệ tiêu hóa diễn biến 64% (sau 2
tuần thu hoach) xuống 50% (sau 8 lứa thu hoạch). Hàm lượng protein thô biến
động từ 6-25% tùy thuộc vào tuổi thu hoạch và lượng nitơ bón.
Sau khi trồng 60-75 ngày thì thu hoạch lứa đầu và các lứa thu hoạch sau từ 30-45
ngày (không để cỏ già mới thu hoạch)
2.4.3.3. Cỏ VA06
Cỏ VA06 nhập vào nước ta năm 2006 (Đào Lệ Hằng, 2007). VA06 là dòng lai giữa
giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ và được đánh giá là vua của các lòa cỏ.
hiện nay giống cỏ này đã được nhân rộng nhiều vùng sinh thái trong cả nước.
20
VA06 có hình dáng như cây trúc, thân thảo, cao lớn và dạng bụi. Cây mcj thẳng,
năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng
cao, nhiều nước khẩu vị ngọt, hệ số tiêu hóa cao là thức ăn tốt nhất cho các loại
gia súc nhai lại. Cỏ VA06 có tốc độ sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh, quanh
năm.
Trồng thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy, khoảng 110 ngày sau khi trồng là
có thể thu hoạch lứa đầu. Các lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 35-45 ngày.
Năng suất đạt trung bình 50-70 tấn/ha/lần cắt. năng suất chất xanh có thể đạt 500
tấn/ha/năm .
Cỏ VA06 vừa có thể làm thưc ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn dạng thô hoặc làm
bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu. Cỏ VA06 nhiều lông, độ nhám
của lá thấp nên bò rất thích ăn.
2.4.3.4. Cỏ Stylo (Stylosanthes guianesis)
Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu, lưu niên, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giàu đạm để bổ sung và nâng cao chất
lượng khẩu phần thức ăn cho bò. Cỏ có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân
giống. Hiện nay, các giống cỏ Stylo được trồng thu cắt cho gia súc ở Ân Độ và

được khuyến cáo trồng trên đất tận dụng, là một giống được chọn trồng xen tên
đất khô hạn (Ramesh và cs, 1997). Cỏ đậu Stylo được trồng nhiều nơi ở Trung
Quốc từ 1993 (Devendra và Sere, 1993), Stylo sau khi thu hoạch được chế biến
dưới dạnh bột lá dự trữ cho chăn nuôi hoặc đem bán như một sản phẩm hàng
hóa (Liu và Kerridge, 1997).
Năng suất chất xanh cỏ Stylo đạt 40-50 tấn/ha/năm. Gía trị dinh dưỡng của
cỏ khá cao, đặc biệt là hàm lượng protein. Gía trị CP khoảng 12-20%. ). Các
giống cỏ họ đậu chất lượng cao cũng được đưa vào nghiên cứu tuyển chọn trồng
những năm gần đây như tại đồng bằng Nam Bộ và vùng Đăk Lak, Ba Vì, Lâm
Đồng, miền Trung. Một số giống cỏ họ đậu như Stylosanthes COOK đã cho
năng suất 12,5 tấn VCK/ha/năm. Giống Stylosanthes guianensis FM05-2 và
Stylosanthes CIAT 184 có khả năng cho năng suất VCK 11,4 đến 12,2
tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh, Lê Hà Châu, 1999).
Thu hoạch cỏ lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ đạt 60 cm và thảm
cỏ che phủ kín đất.
21
Ngoài ra còn có nhiều giống cỏ cải tiến đã được giới thiệu vào nước ta, tuy vậy chỉ
có số ít giống phù hợp với từng vùng cụ thể (khô hạn, ngập lụt, lượng mưa, chất
đất…).
Tại Bolivia, người nông dân sản xuất hạt giống cỏ theo cơ chế hàng hóa do một tổ
chức đứng ra thực hiện (Sauma và cs, 1994) và thông qua đó người nông dân
đóng vai trò trong quá trình phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi (Ferguson and
Sauma, 1993) góp phần làm phong phú nguồn thức ăn để phục vụ cho sự phát
triển của ngành chăn nuôi.
2.4.4. Nghiên cứu về năng suất và chất lượng trồng cỏ
Năng suất và chất lượng cỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống cỏ, đất
đai, phương thức canh tác, phân bón…nhưng giống cỏ là một trong những yếu
tố có vai trò quyết định. Giống cỏ nước ta phong phú và đa dạng nhưng tùy
thuộc vào các vùng sinh thái khác nhau phù hợp với các giống cỏ và cho năng
suất khác nhau. Trồng thâm canh và có đủ nuớc tưới vào mùa khô, cỏ cho năng

suất rất cao (300 tấn/ha/năm) ( Đinh Văn Cải, 2002).
Kết quả của Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs. (2007) nghiên cứu khả năng thích nghi
sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum tại đồng bằng SCL
cho thấy giống cỏ Paspalum atratum có khả năng sinh trưởng và hát triển tốt
trong cả điều kiện ngập và cho năng suất chất khô là 3,55-4,85 tấn/ha, năng suất
protein thô là 0,29-0,39 tấn/ha/lứa.
Nguyễn Thị Mùi và cs, 2001 nghiên cứu xác định các giống cỏ ở các vùng khác nhau
cho thấy thì ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy so với các giống họ đậu (số lứa cắt từ
4-5 lứa/ha/năm và năng suất VCK 9,29-11,98 tấn/ha/năm) thì khả năng tạo sinh
khối của các giống cỏ hòa thảo cao hơn rất nhiều (5-7 lứa/ha/năm cho năng suất
VCK 19,18-42,60 tấn/ha/năm) ngoại trừ giống cỏ Setaria Splendida năng suất
chỉ đạt 12,27 tấn/ha/năm.
Còn đối với vùng núi phía Bắc thì các giồng cỏ hòa thảo luôn phát triển tốt
hơn so với giống họ đậu, trong khi các giống cỏ hòa thảo đều thu hoạch 5
lứa/năm cho năng suất VCK 21,87- 45,51 tấn/ha/năm thì các giống cỏ đậu năng
suất VCK chỉ đạt 9,83- 12,94 tấn/ha/năm. Trong cùng một điều kiện thâm canh
nhưng năng suất đạt được giữa các nhóm giống cũng rất khác nhau ở vùng
Duyên Hải miền Trung. Nhóm giống cỏ đậu, khả năng phát triển tốt và cho sinh
khối cao tập trung ở giống Stylosanthes guianensis CIAT 184 cho năng suất
VCK 16,58-22,77 tấn/ha/năm. Trong khi đó giống cỏ P.Purpureum có thể thu
hoạch 8 lứa/năm đạt năng suất cao nhất (49,43-57,2 tấn VCK/ha/năm).
22
Nghiên cứu tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy sự khác biệt về khả năng cho
sinh khối của các giống hòa thảo so với các vùng ĐBBB, DHMT, NPB trong
điều kiện khí hậu nắng quanh năm và được tưới nước trong mùa khô nên tỷ lệ
phân bố năng suất giữa hai mùa là không lớn, nhưng có sự khác biệt về khả năng
cho sinh khối của nhóm giống cỏ P.Purpureum (42,32- 47,12 tấn VCK/ha/năm)
cao hơn không nhiều so với các giống cỏ hòa thảo khác như: P. maximum TD58
(37,32 tấn VCK/ha/năm) thậm chí còn thấp hơn so với giống Brachiaria
Mulato(49,28 tấn VCK/ha/năm). Khác với các vùng khác thì Tây Nam Bộ cho

thấy ưu tiên phát triển mạnh đối với các nhóm cỏ hòa thảo chịu ngập úng như:
Sacciolepsis interupta, Paspalum Atratum…và cho năng suất cao nhất (32,06-
58,12 tấn VCK/ha/năm, hàm lượng protein từ 8,75-10,8% so với tổng VCK ).
Theo nghiên cứu của Lê Xuân Đông và cộng sự xác định tỷ lệ thích hợp
trong cơ cấu sản xuất thức ăn cho thấy ở các mức phân bón khác nhau đối với
các giống cỏ khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Bón lót phân hữu cơ 30
tấn/ha sản lượng các giống cỏ nghiên cứu tăng so với 10 tấn/ha, 20 tấn/ha. Bón
30 tấn/ha phân hữu cơ sản lượng cỏ voi, cỏ Ghine TD58, keo dậu, Stylo tăng so
với 10 tấn/ha là 18,9%; 35,8%; 32,8; 37,8% theo thứ tự.
Như vậy, chất lượng của một giống cỏ được đánh giá thông qua số lượng
năng lượng, protein, khoáng chứa đựng trong chúng và được thể hiện trong 1kg
chất khô, trên một đơn vị diện tích. Mức độ ngon, tỷ lệ tiêu hoá hấp thu, hiệu
suất biến đổi chất dinh dưỡng thành sản phẩm, không có độc tố…Một số giống
cỏ trồng phổ biến như cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum, cao lương ngọt
trồng thâm canh đủ nước tưới và phân bón, dễ dàng đạt năng suất chất xanh từ
200-350 tấn/ha/năm, tương đương với 34-60 tấn vật chất khô của cỏ. Kết hợp
nuôi bò và trồng cỏ, lấy phân bò bón cho cỏ, lấy nước rửa chuồng tưới cỏ, sẽ
giảm rất nhiều chi phí sản xuất cỏ, giá thành cỏ khi đó thấp hơn 60 đ/kg vào mùa
mưa. Cỏ rất ít bị sâu bệnh, rất dễ chăm sóc, không đòi hỏi kĩ thuật cao, rất thích
hợp cho nông dân nghèo ít vốn và kĩ thuật canh tác thấp. Khả năng sinh trưởng
của một giống cỏ được đánh giá thông qua năng suất và phân bố năng suất trong
năm. Năng suất được tính bằng số lượng chất khô trên 1 đơn vị diện tích. Thông
thường một số cỏ thảo trồng hiện nay cho năng suất trung bình 200 tấn chất
xanh trên 1ha, tương đương với 30 tấn chất khô mỗi năm. Cỏ Voi lai cho năng
suất cao hơn nhiều nếu được chăm sóc tốt vào mùa khô. Chúng ta cần những
giống cỏ có sản lượng phân bố nhiều tháng trong năm, nếu năng suất cao chỉ tập
23
trung vào một ít tháng thì tốn chi phí bảo quản và hao hụt chất dinh dưỡng khi
bảo quản dự trữ.
2.4.5. Những khó khăn, thuận lợi trong phát triển cỏ trồng

Trồng cỏ chủ động thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào những tháng khô
hạn nhất, khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Chất lượng cỏ trồng cao và ổn định
không phụ thuộc vào mùa vụ như cỏ tự nhiên, không sợ nhiễm độc thuốc trừ sâu
và hoá chất độc hại khá. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ tăng số lượng bò
trên một diện tích đất (10-20 bò/ha), vì vậy mà tăng thu nhập tính bằng tiền trên
1 đơn vị diện tích đất. Kết hợp trồng cỏ với nuôi bò là biện pháp giữ gìn, bồi bổ
và cải tạo đất hiệu quả nhất. Đã có nhiều giống cỏ hoà thảo được thử nghiệm,
đánh giá và giới thiệu để sản xuất thức ăn xanh cho trâu bò đạt năng suất cao
300-400 tấn/ha một năm. Trên thực tế, mặc dù tổng sản lượng cỏ, cây thức ăn
chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp đạt tới 60-70 triệu tấn/năm nhưng do chưa
sử dụng hợp lý phụ phẩm mà sản lượng cỏ, chất lượng cỏ còn thấp nên dẫn đến
hiện trạng thiếu thức ăn thô xanh. Do thiếu thức ăn và thời tiết bất thường như
khô hạn hoặc mưa, rét kéo dài nên vẫn còn hiện tượng gia súc ăn cỏ bị chết đói,
rét.
Ông Tuyên tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nguyên nhân chính của việc thiếu thức ăn
thô xanh trong chăn nuôi là do nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng
nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ, còn quen chăn nuôi quảng
canh, dựa vào bãi chăn thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó còn do
chưa có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ cây trồng
cỏ và trồng các loại cây thức ăn cho chăn nuôi.
Theo ông Trần Quang Khởi, Cục Trồng trọt, nguyên nhân nữa là thiếu diện tích
trồng cỏ bởi chưa qui hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa
sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ
thâm canh hoặc bán thâm canh, mặc dù trong đợt hạn hán vừa qua, Cục trồng
trọt đã khuyến cáo bà con nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây
trồng khác trong đó có trồng cỏ vì tốn ít nước tưới, thậm chí các loại cỏ họ đậu
còn giữ được 300-400 tấn/ha. Theo thống kê của bộ tài nguyên và môi trường
(2005) cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên, chủ yếu là đất
ven đê, ven sông, ven bờ ruộng, đất xấu có độ dốc cao, nguồn nước ít, không
canh tác được nên sản lượng rất thấp chỉ khoảng 20 tấn/năm và chất lượng cỏ

không cao.
2.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cỏ trồng
24
2.4.6.1. Giống
Các giống cỏ khác nhau thì năng suất và chất lượng khác nhau. Có rất nhiều
giống cỏ khác nhau đã được nghiên cứu ở Việt Nam từu nhiều năm qua. Nhiều
giống cỏ được phân bố từ Bắc tới Nam, tuy vậy chỉ có rất ít giống có thể thỏa
mãn được các yêu cầu và các vùng khác nhau. Trong khi lựa chọn giống cỏ cho
một đồng cỏ chăn thả cần chú ý đến các yếu tố:
• Giá trị dinh dưỡng của cỏ: giá trị này được thể hiện qua
các chỉ tiêu khối lượng chất xanh, VCK, khối lượng protein, tổng giá trị năng
lượng, vitamn và khoáng mà con vật ăn được tính trên một đơn vị diện tích.
• Đặc điểm sinh trưởng của cỏ: đa số các giống cỏ hòa thảo trồng hiện nay
cho năng suất 180-200 tấn chất xanh trên ha, tương đương với 30-35 tấn VCK
mỗi năm. Bên cạnh chỉ tiêu năng suất cao điều quan trọng đối với đồng cỏ chăn
thả là thời gian cỏ sinh trưởng kéo dài qua các tháng trong năm. Nhờ vậy giúp ta
kéo dài thời gian thu cắt, những giống cỏ này thỏa mãn yêu cầu là chịu hạn và
chịu lạnh.
• Khả năng duy trì đồng cỏ trong nhiều năm: đồng cỏ trồng một lần nhưng
chăn thả được nhiều năm, ngay cả khi không có điều kiện tưới vào mùa khô cỏ
vẫn không bị chết. Khi lựa chọ cần chú ý đén các đặc điểm của cỏ như chịu
lạnh, chịu hạn, chịu kháng bệnh và sự giẫm đạp khi chăn thả. Những giống cỏ
thân bò như cỏ Ruzi hoặc thân ngầm (cỏ sả) có điểm sinh trưởng ở dưới mặt đất,
mùa khô cỏ ngừng phát triển nhưng mùa mưa cỏ mọc lại. điều này rất có ý
nghĩa, không phải chi phí trồng lại, do vậy giảm giá thành sản xuất cỏ và tăng
lợi nhuận cho người sản xuất.
• Khả năng trồng xen với giống cỏ khác: các giống cỏ hòa thảo có ưu điểm
là năng suất chất xanh cao nhưng hàm lượng protein thấp (khoảng 10% chất
khô) vì vậy đồng cỏ chăn thả nếu chỉ có cỏ hòa thảo thì không đáp ứng đủ
protein cho bò năng suất cao. Để cải tiến chất lượng dinh dưỡng thảm cỏ ta cần

trồng xen các giống cỏ hòa thảo với các giống cỏ họ đậu như Stylo… Những
giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt cũng đòi hỏi chi phí trồng mới, chi phí
duy trì và kỹ năng quản lý cũng cao hơn. Những giống như vậy chỉ được lựa
chon khi lợi nhuận chăn nuôi cao và môi trường chăn nuôi thuận lợi.
2.4.6.2. Điều kiện khí hậu, đất đai
Yếu tố quan trọng của khí hậu và đất đai ảnh hưởng đến khả năng thích
nghi của cây thức ăn xanh là độ dài của mùa khô, nhiệt độ, độ màu mỡ của đất,
độ pH và độ thoát nước.
25

×