Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.51 KB, 28 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN



NGUYỄN THỊ NGÀ



ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH"
TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số: 60.32.01



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC




Hà Nội – 2013
2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa


học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền
Phản biện 1: TS. Phạm Thành Hưng
Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thu Hằng





Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Hà Nội),
lúc 16 giờ 00 ngày 31 tháng 5 năm 2013






Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm thƣ viện Đại
học Quốc gia Hà Nội
3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo là một

trong những mối quan hệ thiết yếu của quan hệ xã hội nói
chung và quan hệ truyền thông nói riêng. Nó được nghiên
cứu khá nhiều trên thế giới và có sự tác động mạnh mẽ tới
xã hội. Tuy nhiên, khi được xây dựng và hình thành ở nền
văn hóa nào thì mối quan hệ này sẽ chịu ảnh hưởng của
đặc trưng văn hóa tại đó. Ở Mỹ và nhiều nước phương
Tây khác, mối quan hệ giữa các nhân viên QHCC và nhà
báo được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí
coi thường nhau. Ngược lại, đối với văn hóa phương
Đông, sự lấn át của quan hệ cá nhân đang ảnh hưởng tới
mối quan hệ đặc biệt giữa này.
Ở Việt Nam, với đặc trưng của nền văn minh lúa nước,
người ta có thể dùng chữ Tình để đặt lên trên mọi mối
quan hệ xã hội, và việc ảnh hưởng của văn hóa này tới
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo là không
nằm ngoài quy luật. Từ trước tới nay, đã có khá nhiều
nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
báo chí, tuy nhiên, việc đưa quan hệ cá nhân (yếu tố “duy
tình”) vận dụng hiệu quả trong mối quan hệ chuyên
nghiệp (giữa nhân viên QHCC và nhà báo) thì hầu như
các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa chưa được đề
cập đến.
4

Vậy, thực chất mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên
quan hệ công chúng ở Việt Nam có đang tồn tại yếu tố
“duy tình” không? Nếu có thì nó đang ở mức độ nào và
tương lai, khi công nghiệp truyền thông ở Việt Nam ngày
càng phát triển mạnh, ta nên vận dụng hoặc tiết chế sự
ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong các mối quan hệ

này ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất cho lợi ích của
nhân viên QHCC và nhà báo? Một khi đã giải quyết triệt
để các vấn đề trên thì sẽ giúp chúng ta đưa ra được giải
pháp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên
QHCC và nhà báo đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này rất hữu
ích cho cả nhà báo, nhân viên QHCCvà sự phát triển của
ngành truyền thông ở Việt Nam.
Trên đây là những lý do khiến tác giả quyết định lựa
chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
 Tổng hợp các cơ sở lý luận về các vấn đề xây dựng
và phát triển mối quan hệ nói chung, mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói riêng và những
tác động của mối quan hệ này.
 Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và
quan hệ công chúng
 Khám phá ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam nói
chung, của yếu tố tình cảm quan hệ cá nhân (ở đây là
yếu tố “duy tình”) trong văn hóa Việt Nam nói riêng
đến mối quan hệ của nhân viên QHCC và nhà báo
5

 Tìm ra phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển
mối quan hệ 2 chiều giữa 2 nhóm: nhân viên QHCC
và nhà báo một cách có hiệu quả cao nhất cho lợi ích
của hai bên
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn là tài liệu tổng quan về mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, về những
phương thức xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ

nghề nghiệp giữa hai nhóm này. Với ý nghĩa đó, luận văn
có thể góp phần xây dựng hệ thống lý luận về QHCC nói
chung qua việc nghiên cứu cụ thể về hoạt động QHCC từ
bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:Luận văn là một đề tài nghiên cứu
mang tính ứng dụng cao hiện nay. Thông qua những khảo
sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ
thống về thực trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và
nhà báo. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp xây dựng và
phát triển mối quan hệ giữa họ hiệu quả hơn
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này
ở các bối cảnh văn hóa khác nhau như: khái quát mô hình
các mối quan hệ giữa một tổ chức với các nhóm công
chúng mục tiêu của nó (J.E Grunig, L.A Grunig và
Dozier, 1995); khái quát các chiến lược khác nhau để một
tổ chức tiếp cận và xây dựng, phát triển mối quan hệ với
các nhóm công chúng (Cutlip, 2000) hay Sriramesh và
Yi-Hui Huang đi sâu nghiên cứu các thang đo mức độ
thân thiết của các mối quan hệ, và các yếu tố ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa các bên, trong đó đặc biệt nhấn
6

mạnh các yếu tố nền như bối cảnh văn hóa, chính trị, xã
hội; Samsup Jo và Yungwook Kim (2004) thì quan tâm
đến mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở các
nền văn hóa phương Đông…
Tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh
Huyền (2001) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về
QHCC với đề tài “Quan hệ công chúng và báo chí ở Việt

Nam: thực trạng và giải pháp”. Năm 2009, Nguyễn Thị
Thanh Huyền tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu đồng
định hướng (co-orentation study) về mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam thông qua luận
án tiến sĩ bảo vệ tại Hàn Quốc (Huyền, 2009). Ngoài ra,
còn có một số công trình nghiên cứu về QHCC của Đinh
Thị Thúy Hằng trong cuốn “PR kiến thức cơ bản và đạo
đức nghề nghiệp” (2007), “Ngành PR tại Việt Nam”
(2010), “PR lý luận và ứng dụng” hay cuốn “PR – phát
triển báo chí” của Đỗ Thị Thu Hằng (2010). Ngoài ra, còn
có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các đề tài thuộc
lĩnh vực PR khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền
tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, luận văn được
nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về truyền
thông, QHCC liên quan đến đề tài được công bố.
Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn
sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm định
tính và định lượng. Cụ thể, luận văn sử dụng bảng hỏi để
khảo sát hai nhóm đối tượng nghiên cứu là nhà báo và
nhân viên QHCC. Tác giả đã xử lý và phân tích số liệu
7

qua Excel. Đồng thời, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10
cặp nhân viên QHCC và nhà báo để có thêm những kết
quả khách quan, đa dạng và chính xác nhất.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là mối quan hệ

giữa nhân viên QHCC và nhà báo dưới sự ảnh hưởng của
yếu tố “duy tình” trong văn hóa Việt Nam, trong bối cảnh
truyền thông được phát triển mạnh mẽ tại các doanh
nghiệp, tổ chức. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các
nhân viên quan QHCC và nhà báo đang tác nghiệp trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về yếu tố “duy tình” trong văn hóa
phương Đông và mối quan hệ giữa nhân viên Quan hệ
công chúng với nhà báo
Chương 2: Khảo sát về sự ảnh hưởng của yếu tố “duy
tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
tại Việt Nam
Chương 3: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ có tình
cảm tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo
8

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH”
TRONG VĂN HÓA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QHCC VỚI NHÀ
BÁO
1.1 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phƣơng Đông
1.1.1 Khái niệm “duy tình”
Khái niệm này nhằm nhấn mạnh một trong những đặc
điểm của người Việt là coi trọng tình cảm. Tâm lí coi
trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của
người Việt được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: với
xã hội, với thiên nhiên

Cùng một văn hóa giao tiếp nhưng có 2 cách gọi tên là
“duy tình” và “trọng tình”. Trong khuôn khổ luận văn
này, tác giả chọn sử dụng thuật ngữ “duy tình” vì nó gợi
mở đến thuật ngữ “duy lý”. “Duy tình” và “duy lý” là hai
biểu hiện đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương
Tây.
Văn hóa “duy tình” được thể hiện qua tâm lý coi trọng
tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt
trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với
người. Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về
khuynh hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là tính
cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau.
1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình”
9

Lấy chữ Tình làm nguyên tắc ứng xử: Văn hóa duy
tình của người Việt được thể hiện qua tâm lý coi trọng
tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt
trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với
người Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về
khuynh hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là tính
cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau.
Xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp với đặc điểm
“trọng tình” (Trần Ngọc Thêm, 2000) đó đã dẫn người
Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu sự ghét làm
nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp, từ đó người Việt dễ
dàng dựa trên tình cảm mà bỏ qua cho nhau những lỗi lầm
hay những bất đồng trong cuộc sống: “Yêu nhau chín bỏ

làm mười”. Người Việt ứng xử trong các mối quan hệ xã
hội của mình bằng cái tình, khi cần cân nhắc giữa tình với
lý thì tình được đặt cao hơn lý: “Một bồ cái lý không bằng
một tý cái tình”. Cũng từ tâm lý trọng tình cảm này, người
Việt rất hiếu khách, thích thăm viếng lẫn nhau, thích tặng
quà và nhận quà, nói vòng vo tránh mất lòng…
Coi trọng cộng đồng: Trong quan hệ giữa người với
người, văn hoá phương Đông nặng về tính cộng đồng và
cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo. Cả hai phẩm chất này,
suy cho cùng, cũng là do loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp chi phối. Đặc trưng này của văn hoá phương Đông
khiến mỗi người khi hành động luôn luôn phải nghĩ đến
10

cộng đồng, đến tập thể, xã hội. Vì tập thể, người ta sẵn
sàng hi sinh lợi ích cá nhân. Cũng vì thế mà người
phương Đông thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm (trong
khi phương Tây thì coi trọng quyền lợi).
Giữ thể diện cho nhau: Trong truyền thống của người
Việt Nam, thể diện, danh dự là điều vô cùng quan trọng.
Tâm lý trọng danh dự đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, lối
sống của dân tộc ta: “Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho
sạch, rách cho thơm”. Có thể nói, thể diện được xem như
là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một mối
quan hệ xã hội và tác động đến việc xây dựng thành công
mối quan hệ này.
1.2 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của mối quan hệ
Khái niệm mối quan hệ
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2009,

tr.799, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học) thì: “Quan
hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật
khác nhau, khiến sự vật này có sự biến đổi, thay đổi thì có
thể tác động đến sự sự vật kia”. Từ góc độ ảnh hưởng của
mối quan hệ, Ledingham and Bruning (1998) định nghĩa
mối quan hệ là “tình trạng tồn tại giữa một tổ chức và các
nhóm công chúng chủ yếu của nó trong đó hành động của
mỗi bên đều ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị hoặc
đời sống văn hóa của bên kia”. Từ góc độ đặc điểm của
mối quan hệ, Huang (1998) thì cho rằng mối quan hệ là
11

“mức độ mà một tổ chức và công chúng của nó tin tưởng
lẫn nhau, chấp nhận việc bên nào có quyền gây ảnh
hưởng đến bên kia nhiều hơn, mức độ hài lòng về nhau,
và cam kết hợp tác với nhau” [Huyen, 2009].
Đặc điểm của “Mối quan hệ”
Sự tin tƣởng: Canary và Cupach (1988) đã quan niệm
sự tin tưởng như là “một sự sẵn sàng thử thách bản thân
mình bởi vì các đối tác quan hệ được coi là nhân từ và
trung thực”. Sự tin tưởng cũng là một khái niệm quan
trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ chức.
Huang (1999) đã chứng minh rằng ngoài sự kiểm soát lẫn
nhau, sự tin tưởng là yếu tố quan trọng thứ hai trong
OPRA (Đánh giá QHCC trong tổ chức, doanh nghiệp).
Niềm tin giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức ấy
có thể gián tiếp điều chỉnh hiệu quả của các chiến lược
giải quyết xung đột trong QHCC.
Sự kiểm soát: Hai nhà nghiên cứu Stafford và Canary
(1991) đã định nghĩa sự kiểm soát lẫn nhau trong mối

quan hệ giữa con người hoặc giữa các nhóm người là mức
độ mà người ta thỏa thuận xem ai là người nên quyết định
các mục tiêu của mối quan hệ và phép ứng xử. Nghiên
cứu của Huang (1999) đã chỉ ra rằng sự kiểm soát lẫn
nhau là một trong hai yếu tố chính tác động gián tiếp đến
QHCC trong chiến lược giải quyết xung đột. Tóm lại, kết
luận được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây là để
mối quan hệ ổn định, tích cực, việc kiểm soát lẫn nhau
giữa các bên nên tồn tại ở một mức độ nào đó.
Sự cam kết: Quan hệ cam kết (Relational
commitment) trong mối quan hệ nhà báo và nhân viên
12

QHCC được Hon và J. E. Grunig (1999) được định nghĩa
là “mức độ mà một bên tin tưởng và cảm thấy rằng mối
quan hệ là xứng đáng để duy trì và thúc đẩy”. Sự cam kết
được xem xét như là một chỉ số hiệu quả của các mối
quan hệ nội bộ trong việc thiết lập các mối quan hệ. Ví
dụ, sự cam kết lúc nào cũng gắn chặt với công dân có tính
tổ chức cao, việc tuyển dụng và tiến hành đào tạo và việc
hỗ trợ tổ chức (Morgan & Hunt, 1994).
Sự hài lòng: Hon và J. E. Grunig (1999) đã định nghĩa
sự hài lòng của các mối quan hệ là “mức độ mà một bên
cảm thấy thỏa mãn với các bên khác do sự kỳ vọng theo
hướng tích cực về mối quan hệ được tăng cường”. Tầm
quan trọng của sự hài lòng trong mối quan hệ nói chung
và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói
riêng là một đặc tính quan trọng quyết định đến tính thân
mật, gắn kết của mối quan hệ, diều này đã được thừa nhận
rộng rãi (Ferguson, 1984; Millar & Rogers, 1976; Stafford

& Canary, 1991).
Giữ thể diện cho nhau: Huang (2001) đã khái quát
lên đặc điểm thứ 5 này thông qua các công trình nghiên
cứu của Bond và Hwang (1986), Yang (1981) về mối
quan hệ trong xã hội Trung Hoa. Cũng từ đó Huang khẳng
định rằng những đặc trưng về quan hệ xã hội của các nền
văn hóa nói chung, của văn hóa phương Đông nói riêng
có ảnh hưởng đến tính chất của các mối quan hệ ít nhiều.
Nghiên cứu này của Huang cũng cho thấy rằng, muốn xây
dựng mối quan hệ với người khác thì tình cảm là thứ cần
được cho đi. Một trong những điều quan trọng nhất của
việc giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó là giữ thể diện,
danh dự cho đối tác. Đó là những điểm mấu chốt để tạo
13

dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội Trung Quốc
nói riêng, cũng như một số nước phương Đông nói chung,
trong đó có Việt Nam chúng ta.
1.2.2 Ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa tới mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp, tổ chức
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng,
tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài
như chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thông, cấu trúc…
Mọi mối quan hệ của con người trong xã hội đều bị chi
phối bởi các đặc trưng văn hóa trong xã hội mà con người
ta đang sống. Chính tính cộng đồng này là nguyên nhân
khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp.
Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ và củng cố tình thân.
Khi xây dựng được một mối quan hệ thân thiết, bền

chặt với nhà báo, yếu tố tình cảm của mối quan hệ này sẽ
giúp cho công việc của cả nhân viên QHCC và nhà báo
gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhà báo có thể vì cái tình với
nhân viên QHCC mà cố tình nhắc đến tên doanh nghiệp
trong những tin bài của mình hay cố tình bỏ qua, làm ngơ
hoặc “giơ cao đánh khẽ” đối với những vụ bê bối, khủng
hoảng hay những vấn đề khúc mắc mà doanh nghiệp đang
gặp phải. Và cũng vì cái tình của mối quan hệ, vì muốn
giữ thể diện cho nhau nên nhà báo đi dự họp báo của
doanh nghiệp, tham gia các hoạt động khai trương, động
thổ, các ngày kỷ niệm quan trọng của doanh nghiệp và
đưa tin, bài. Có thể nói, tại mỗi quốc gia, vùng miền với
môi trường văn hóa, xã hội đặc trưng thì lại có những đặc
trưng riêng để xây dựng các mối quan hệ xã hội trong đó
có quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC.
14

Tiểu kết chƣơng 1 và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung chương 1 đã phần nào làm rõ khái niệm duy
tình cùng những biểu hiện của nó trong các mối quan hệ
xã hội nói chung, đó là việc lấy chữ Tình làm trọng, giữ
gìn thể diện cho nhau và coi trọng cộng đồng. Mối quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của văn hóa trong hoạt động của mình,
đặc biệt là văn hóa “duy tình”.
Kết hợp giữa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn mỗi
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong chương
1, chương 2 và chương 3 sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu sau:
CHNC 1: Có hay không sự hiện diện của yếu tố “duy

tình” trong mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên quan
hệ công chúng tại Việt Nam? Nếu có thì yếu tố “duy tình”
đó đang ở mức độ như thế nào?
CHNC 2: Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của yếu tố
“duy tình” trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhà báo
và nhân viên quan hệ công chúng thể hiện như thế nào?
CHNC 3: Nếu cần phải tiết chế sự ảnh hưởng của yếu
tố “duy tình” đó thì cần tiết chế như thế nào để giữ được
hiệu quả cao nhất trong mối quan hệ giữa nhà báo và nhân
viên quan hệ công chúng.

15

Chƣơng 2:
KHẢO SÁT VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ
“DUY TÌNH” TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA NHÂN VIÊN QHCC VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT
NAM
2.1 Quá trình thiết kế nghiên cứu
Bảng hỏi cho việc phỏng vấn sâu được thiết kế dựa
trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu năm 2004 của Dan
Berkowitz (Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Iowa,
Thành phố Iowa, Hoa Kỳ) và Jonghyuk Lee (Viện cố vấn
quan hệ công chúng, Tạp chí “Prain and Rhee”, Seoul,
Hàn Quốc) có nhan đề: “Media relations in Korea:
Cheong between journalist and public relations
practioner” (tạm dịch: Yếu tố tình cảm trong mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Hàn Quốc). Nghiên
cứu này được đăng tải trên tạp chí Public Relations
Review – một tạp chí khoa học hàng đầu về chuyên ngành

QHCC trên thế giới. Theo mô hình nghiên cứu này, tác
giả luận văn chọn ra 10 cặp nhà báo và nhân viên QHCC
đã từng làm việc với nhau từ 1 năm trở lên để phỏng vấn
sâu về mối quan hệ giữa họ.
Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp điều tra
XHH bằng bảng hỏi (survey) với 100 nhân viên QHCC và
nhà báo. Nội dung bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc
tham khảo về nội dung bảng hỏi trong nghiên cứu của Yi-
Hui Huang, giảng viên Khoa Quảng cáo và Quan hệ công
chúng, Trường đại học Chính trị quốc gia Đài Loan có
nhan đề: “OPRA: A Cross-Cultural, multiple item scale
for measuring organization public relationhips” (Huang,
2001). (Tạm dịch là: “OPRA: Thang đo đa hạng mục, liên
văn hóa để đánh giá những mối quan hệ với các nhóm
công chúng của một tổ chức”). Nghiên cứu này được đăng
16

tải trên tạp chí Journal of Public Relations Research – một
tạp chí khoa học hàng đầu và danh tiếng cao về chuyên
ngành QHCC trên thế giới. Trước khi tiến hành đưa vào
khảo sát thực tế, bảng hỏi được gửi cho 2 nhà báo và 2
nhân viên QHCC đọc và góp ý về nội dung cũng như cách
diễn đạt. Khảo sát được thực hiện từ ngày 12/5 đến
30/6/2012, bảng hỏi được phát qua các công cụ trực tuyến
như e-mail, chat, skype…
2.2 Kết quả khảo sát về ảnh hƣởng của yếu tố “duy
tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà
báo tại Việt Nam
2.2.1 Biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam

100% người được hỏi đều cho rằng thực sự tồn tại một
dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo. 10/10
cặp phỏng vấn sâu cũng đồng ý với quan điểm này.
Nhận diện dạng tình cảm
giữa nhân viên QHCC và nhà
báo
Số lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
Là một dạng tình cảm cá nhân
5
5,4%
Từ quan hệ trong công việc
mà hình thành nên
30
32,3%
Tình cảm phải có để duy trì lợi
ích công việc của cả 2 bên
25
26,9%
Cả ba đáp án trên
33
35,5%
Tổng số
93
100,0 %
Bảng 2.1: Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên
QHCC và nhà báo
17


Hầu hết những người được khảo sát đều đồng ý mối
quan hệ tình cảm giữa nhà báo và nhân viên QHCC đều là
sự tổng hòa từ 3 yếu tố (cả ba đáp án trên): tình cảm cá
nhân, quan hệ từ công việc hình thành nên và đây là tình
cảm phải có để duy trì lợi ích cho công việc của cả 2
(35,5%). Điều này cho thấy nhận thức về mối quan hệ
đang tồn tại trong công việc hàng ngày của họ đã ngày
càng tiến bộ và hiện đại hơn. Họ đã nhìn nhận mối quan
hệ này ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên,
tỷ lệ này chỉ nhỉnh hơn so với những người có quan điểm
cho rằng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
thực chất là xuất phát từ công việc và nó được xây dựng
lên để phục vụ cho công việc của đôi bên (32,3%). Thông
qua phỏng vấn sâu, 10/10 cặp đôi đều công nhận có mối
liên hệ tình cảm nào đó giữa họ với nhà báo hoặc với
nhân viên QHCC.
Nguồn gốc của yếu tố tình
cảm trong mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo
Số
lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
Du nhập từ nước ngoài vào
7
7,5%
Văn hóa VN với đặc trưng
“duy tình”
25
26,9%

Nhu cầu cần thiết của xã hội
32
34,4%
Cả ba đáp án trên
28
30,1%
Khác
1
1,1%
Tổng số
93
100,0%
Bảng 2.2: Nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
18

Thực tế quan hệ truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa
được định hình một cách rõ rệt và chưa có sự áp dụng
thống nhất một khung lý thuyết nghiên cứu nào, bởi vậy
mối quan hệ này dường như vẫn còn được nhìn nhận một
cách cảm tính. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ 34,3%
người trả lời khảo sát nhận định rằng đây là mối quan hệ
xuất phát từ nhu cầu cần thiết của xã hội. Còn nguồn gốc
sâu xa của mối quan hệ này được xuất phát từ đặc trưng
văn hóa duy tình chỉ có 26,9% cảm nhận được.
Biểu hiện của yếu tố tình cảm
trong mối quan hệ giữa nhân
viên QHCC và nhà báo
Số lƣợng
phiếu

Tỷ lệ
Liên hệ với nhau khi có công
việc liên quan
21
22,6%
Thường xuyên có sự giao lưu,
gặp gỡ dưới nhiều hình thức
16
17,2%
Có mối quan hệ mật thiết, tương
tác lẫn nhau trong công việc
29
31,2%
Cả ba đáp án trên
27
29,0%
Tổng số
93
100,0%
Bảng 2.3: Biểu hiện của yếu tố tình cảm trong mối quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Một số cặp tham gia phỏng vấn sâu cũng cho rằng tình
cảm thân thiết giữa họ hiện lên rõ nét qua sự liên hệ cá
nhân, liên hệ trong công việc. Như vậy, việc giữ liên lạc
và gặp gỡ thường xuyên dường như đã trở thành “đặc
19

điểm nhận diện” trong mối liên hệ giữa nhân viên QHCC
và nhà báo. Đây cũng sẽ là một trong những phương thức
quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ này. Điều

này hoàn toàn phù hợp với lối sống duy tình của người
Việt ta: “áo năng may năng mới, người năng tới năng
thân”.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả có đưa ra
giả thuyết về văn hóa tặng quà giữa nhân viên QHCC và
nhà báo mà cụ thể là hình thức tặng quà bằng phong bì, có
đến 65.6% người được hỏi thấy rằng việc tặng quà bằng
phong bì là hết sức bình thường và phù hợp với điều kiện
kinh tế, văn hóa Việt Nam. Tất nhiên, câu hỏi chưa nhấn
sâu vào giá trị của phong bì. Bên cạnh 25.8% trung lập thì
cũng có 8.6% số người phản đối việc “phong bì hóa”.
2.2.2 Mức độ ảnh hƣởng của yếu tố “duy tình” trong
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Có đến gần 81% người tham gia khảo sát đã xác nhận
có những lợi ích nhất định cho công việc của mình khi có
thêm yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa họ với nhà
báo hoặc với nhân viên công chúng. Còn lại là tỷ lệ trung
lập (19.4%) tức là lợi ích đó chưa thực sự thể hiện rõ
ràng. Kết quả này phản ánh đúng thực tế của mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Rõ ràng cả hai bên đều
xác định được những thuận lợi khi cùng nhau phát triển
mối quan hệ giữa họ. Nếu như trước đây, nhân viên
QHCC thường chịu lép vế hơn so với nhà báo và luôn
phải chủ động xây dựng quan hệ với báo chí để làm lợi
cho tổ chức của mình thì nay, giới báo chí cũng đã nhận
20

thức rõ ràng hơn về lợi ích họ nhận được thông qua mối
quan hệ này.
Lợi ích về phía nhân viên QHCC

Khi nhân viên QHCC xây dựng được mối quan hệ tốt
với nhà báo mang đến cho doanh nghiệp của họ thuận lợi
về nhiều mặt. Đầu tiên phải kể đến những thuận lợi khi
đăng tải tin tức trên các phương tiện truyền thông đại
chúng, cũng như khi tiếp cận khách hàng, đối tác. Khi đã
xây dựng được mối quan hệ thân thiết cùng nhà báo, nhân
viên QHCC sẽ nhận được sự tư vấn tích cực của nhà báo
từ các hoạt động chuyên môn. Điều này càng có lợi hơn
khi doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng, khi đó, các nhà báo
thường là người tỉnh táo và sẽ là cánh tay hỗ trợ đắc lực
giúp doanh nghiệp giảm thiểu khủng hoảng.
Khi doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà báo,
doanh nghiệp đó sẽ thường xuyên được xuất hiện trong
các tin, bài mang tính chuyên ngành của nhà báo, vậy là
doanh nghiệp đã được nhà báo quảng cáo mà không phải
mất chi phí
Lợi ích về phía nhà báo
Việc xây dựng mối quan hệ tốt với các nhân viên
QHCC giúp các nhà báo/cơ quan báo chí thuận lợi hơn
khi mời doanh nghiệp tài trợ cho những hoạt động của cơ
quan báo chí. Nhân viên QHCC chính là nguồn cung cấp
thông tin về doanh nghiệp, thị trường cho báo chí. Thông
qua mối quan hệ thân thiết này, cả nhân viên QHCC và
nhà báo đêu có cơ hội mở rộng thêm mối quan hệ xã hội
của mình, phục vụ đắc lực cho công việc. Có đến hơn
60% người trong ngành QHCC và báo chí đều tin tưởng
21

vào một mẫu quan hệ truyền thông tích cực đang hình
thành từ mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo sẽ

là một tương lai không xa. Điều này được lý giải bởi thời
gian gần đây, mối quan hệ này được quan tâm và nghiên
cứu nhiều hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong thực
tiễn, đồng thời, nhận thức về quan hệ truyền thông tích
cực của đông đảo công chúng cũng đang dần thay đổi.
Đối với cả nhân viên QHCC và nhà báo, họ có cơ hội
mở rộng thêm mối quan hệ xã hội thông qua đối phương
và có thêm một mối quan hệ cá nhân thân thiết.
Ở khía cạnh khác, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC
và nhà báo hiện nay cũng đang gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực nhất định cho cả nhân viên QHCC và nhà báo
như: nguồn tin nhanh và phong phú nhưng cũng ẩn chứa
nhiều rủi ro, tâm lý cả nể có thể ảnh hưởng đến chất lượng
và độ chính xác của thông tin, thông tin báo chí có “mùi”
PR, chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp, chữ Tình bị
lạm dụng làm mờ đi nguyên tắc và đạo đức của cả hai bên
khi thực hành nghề nghiệp…
Tiểu kết chƣơng 2
Có thể nói, mối quan hệ tình cảm giữa nhân viên QHCC
và nhà báo mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nghề
nghiệp của cả 2 bên. Đối với nhân viên QHCC là được
đăng tải tin tức thuận lợi, có nguồn tin nhanh chóng, được
hỗ trợ đắc lực khi xảy ra khủng hoảng… Đối với nhà báo
là việc có nguồn tin về thị trường doanh nghiệp nhanh và
phong phú, dễ dàng mời tài trợ cho cơ quan Tuy nhiên
cũng cần nhìn nhận thẳng thắn các yếu tố tiêu cực của nó
để có thể tiết chế và loại bỏ trong thực tiễn.
22

Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI

QUAN HỆ CÓ TÌNH CẢM TỐT ĐẸP
GIỮA NHÂN VIÊN QHCC VÀ NHÀ BÁO
3.1 Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố
“duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC
và nhà báo
3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thƣờng xuyên
Dựa trên kết quả khảo sát trong luận văn của Vũ Thị
Thu Hà (2012) và các khảo sát được thực hiện, có thể thấy
mức độ gặp gỡ được nhiều nhân viên QHCC lựa chọn để
hẹn gặp nhà báo là 1 tháng/lần.
Thông qua việc phỏng vấn sâu các cặp nhân viên
QHCC và nhà báo cho biết, tần suất gặp gỡ của họ khá
thường xuyên, ngay khi phát sinh công việc hoặc khi đối
phương có lời mời. Thậm chí, họ tự tạo ra các cơ hội để
gặp gỡ nhằm tăng cường hơn nữa tình cảm giữa họ. Một
số cặp thì không đề cao việc tăng tần suất gặp gỡ mà lại
coi trọng việc hai bên liên lạc với nhau thường xuyên như
thế nào. Nhưng hầu hết đều cảm thấy có mối liên hệ hơn
mức bình thường sau một thời gian dài hợp tác cùng nhau
trong công việc – dù là có liên lạc thường xuyên hay
không.
Về địa điểm gặp gỡ, 64,5% thành viên tham gia khảo
sát không thiên về dạng địa điểm nào cố định mà cho rằng
lựa chọn bất cứ địa điểm nào thuận lợi và phù hợp cho cả
nhân viên QHCC và nhà báo là được.
Về tần suất liên lạc, các kết quả khảo sát và phỏng vấn
sâu cũng khuyến cáo, việc này nên diễn ra càng thường
xuyên càng tốt. Việc liên lạc phổ biến nhất là qua điện
23


thoại, email, chat với mức độ được ủng hộ là liên lạc hàng
tuần.
Bên cạnh đó, để tạo được thiện cảm tốt với các nhà
báo, nhân viên QHCC cũng không quên gửi lời chúc hay
những món quà tới nhà báo trong những dịp quan trọng
như ngày kỷ niệm, 8/3, sự kiện mang tính chất cá nhân
như cưới hỏi, sinh nhật, thăng chức
3.1.2 Xây dựng sự tin tƣởng, kiểm soát, cam kết, hài
lòng và thể diện
Đã đến lúc ngành công nghiệp truyền thông ở Việt
Nam nên rũ bỏ các công thức hay các quan điểm mang
tính chất cảm tính để xây dựng mẫu quan hệ truyền thông
mới dựa trên các nghiên cứu đã được thế giới công nhận.
Như chương 1 đã phân tích, khái niệm về “mối quan hệ”
với cấu trúc 5 yếu tố được Huang đưa ra chính là nền tảng
cho việc xây dựng mối quan hệ bền chặt trong quan hệ
truyền thông. Để có được mối quan hệ kiểu mẫu thì việc
vận dụng vào thực tiễn các yếu tố trên là thực sự cần thiết.
3.1.3 Tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của
hai bên
Việc có được sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp cho mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo phát triển tốt
hơn, chính vì vậy khi muốn phát triển mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo thì việc tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau là việc làm cần thiết. Nhà báo cũng cần phải
có thiện chí, tôn trọng nhân viên QHCC như những đối
tác hoặc nguồn tin chuyên nghiệp của nền công nghiệp
báo chí. Thiện chí và sự tôn trọng của nhà báo ở đây cũng
đồng thời có thể là việc sẵn sàng trả lời cuộc gọi điện,
email, làm việc một cách trung thực, nhanh chóng, hiệu

quả, cởi mở, hoặc sẵn sàng nhận lời tham dự các hoạt
động cung cấp thông tin của doanh nghiệp như: họp báo,
24

viếng thăm vào các dịp lễ lạt, kỷ niệm, hoặc tìm hiểu hoạt
động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp
3.1.4 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của
nhân viên QHCC
Bản thân doanh nghiệp, tổ chức cần có sự đầu tư
thích đáng và có chiều sâu cho bộ phận QHCC của đơn vị
mình. Điều này mang lại hiệu quả lâu dài và những lợi ích
khó đong đếm được cho doanh nghiệp. Từ viêc nâng cao
trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên QHCC sẽ
kéo theo việc nâng cao hoạt động QHCC của đơn vị,
trong đó có việc gây dựng quan hệ với báo chí bền chặt và
tốt đẹp hơn.
3.1.5 Sự thiện chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ
quan báo chí
Đối với lãnh đạo doanh nghiệp cần đề ra chiến
lược quan hệ với báo chí rõ ràng và đúng đắng, có sự đầu
tư chi phí nhất định cho hoạt động này và đảm bảo sự đầu
tư này tương xứng với quy mô phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp. Quan trọng hơn, lãnh đạo doanh nghiệp
cần tạo điều kiện về thời gian, không gian để nhân viên
QHCC tăng cường mối quan hệ với nhà báo. Mặt khác,
đối với lãnh đạo của cơ quan báo chí thì nên xóa bỏ dần
những nhận định không tốt về doanh nghiệp và ủng hộ
cho mối quan hệ trên, tạo điều kiện để nhà báo tiếp cận
nhiều hơn với nguồn tin từ doanh nghiệp, tham gia các
hoạt động cùng với doanh nghiệp để tăng cường sự hiểu

biết lẫn nhau.
3.2 Cách tiết chế ảnh hƣởng tiêu cực của yếu tố “duy
tình” trong quan hệ công việc giữa nhân viên QHCC
và nhà báo
Để tiết chế những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố
“duy tình” trong mối quan hệ này, điều đầu tiên là phải
25

kết hợp cả “duy lý” và “duy tình” khi giải quyết công
việc. Thứ nữa, cả hai bên phải luôn tỏ thái độ thiện chí
hợp tác với nhau. Sự thiện chí này được thể hiện ở việc
quan tâm đến ý kiến của đối phương và đưa ra những
phương cách giúp thực hiện để tốt cho cả đôi bên trong
mọi công việc. Không nên đi quá sâu vào đời sống riêng
tư cũng như công việc của đối phương, đồng thời, nhân
viên QHCC và nhà báo cũng không nên thể hiện cái Tôi
quá lớn. Điều cốt lõi là phải giữ gìn các nguyên tắc và đạo
đức nghề nghiệp. Ngoài ra, nhà báo cần công tâm hơn,
nhân viên QHCC cần khách quan hơn…
Tiểu kết chƣơng 3
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của yếu tố “duy
tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
tại Việt Nam. Để duy trì và phát triển tính tích cực của
yếu tố này, cả nhân viên QHCC và nhà báo cần có duy trì
việc gặp gỡ và liên lạc thường xuyên, xây dựng mối quan
hệ bền vững dựa trên những đặc điểm của mối quan hệ,
tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của hai bên,
nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của nhân viên
QHCC…
Đồng thời, cũng cần tiết chế sự ảnh hưởng tiêu cực của

yếu tố “duy tình” trong quan hệ giữa 2 nhóm đối tượng
bằng cách kết hợp “duy lý” và “duy tình” khi giải quyết
công việc, hai bên luôn tỏ rõ thái độ thiện chí hợp tác,
không đi quá sâu vào đời sống riêng tư của đối phương,
nhà báo cần công tâm hơn, nhân viên QHCC cần khách
quan hơn…

×