Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

đồ án tốt nghiệp kinh tế tư nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.92 KB, 32 trang )

Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng đất nước Đảng ta đã không ngừng đổi mới nhận
thức, quan điểm về vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế cho phù hợp với từng
chặng đường phát triển kinh tế của đất nước.
Yêu cầu thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải đổi mới cho phù hợp, đó là
vấn đề sống còn của đất nước. Sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế
nói riêng do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo đã thức nhận trên cả lý luận và
thực tiễn nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay có sáu
thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ;
kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nhần
mạnh: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu
dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng".
Kinh tế tư nhân được xác định là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta chưa bao giờ phủ nhận vai trò của kinh tế tư nhân,
tuy nhiên nhận thức về vai trò của nó trong mỗi giai đoạn là hoàn toàn khác
nhau. Ngay từ Hội nghị TW lần thứ 24, khoá III, đã chỉ ra: trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần. Đến Đại
hội Đảng lần thứ IV khẳng định tư tưởng này và còn ghi rõ: "Trong một thời
gian nhất định, trong một số lĩnh vực sản xuất nhất định, kinh tế miền Nam còn
có nhiều thành phần". Nhưng lúc đó do còn nhận thức hạn chế nên chưa thực sự
chú ý dến vai trò to lớn của khu vực tư nhân. Phải đến Đại hội Đảng lần thứ VI
Đảng ta mới thực sự coi trọng kinh tế tư nhân. Sau 15 năm đổi mới và kiểm
điểm đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược và ổn định phát triển kinh tế - xã hội
(1991 - 2000), Đảng ta đã tiến hành Đại hội lần thứ IX (4/2001). Trong Đại hội
cũng đã khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, đánh giá và dưa ra những giải


pháp phát triển.
1
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
PHẦN 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm cơ bản về kinh tế tư nhân:
Khái niệm kinh tế tư nhân ở nước ta cho đến nay vẫn chưa bao hàm
những nội dung chính xác. Có thể phân chia kinh tế ngoài quốc doanh thành
công ty trách nhiện hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã.
Có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân chỉ là một. Có
quan điểm lại đồng nhất kinh tế tư nhân với khu vực ngoài quốc doanh.
Tuy nhiên, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
Sản Việt Nam thì nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm sáu thành phần
kinh tế. Trong sáu thành phần kinh tế đó có thể hiểu kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân là thuộc về kinh tế tư nhân. Ngoài ra nó có thể bao gồm
cả kinh tế có 100% vốn nước ngoài hoặc các doanh nghiệp mà tư nhân trong
nước hoặc ngoài nước nắm trên 50% vốn đầu tư.
Như vậy, có thể hiểu kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế tư bản tư nhân
(doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc
thành phần kinh tế tư bản tư nhân) và kinh tế cá thể, tiểu chủ (kể cả kinh tế hộ và
trang trại).
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao
động làm thuê. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thành
phần kinh tế này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản
xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc điểm của
thành phần kinh tế này là vốn do một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư
để sản xuất kinh doanh. Thành phần kinh tế này thường đầu tư vào những ngành
vốn ít mà cho lợi nhuận cao. Do vậy cần khẳng định nhất quán chủ trương phát
triển kinh tế tư bản tư nhân, tạo sự bình đẳng cho nó đối với các thành phần kinh
tế khác, khuyến khích tạo điều kiện cho nó phát triển.

Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế sở hữu nhỏ mà thu nhập dựa hoàn
toàn vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình
thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa
vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Thành phần kinh tế này giữ
một vị trí quan trọng trong nhiều ngành, nghề, có điều kiện phát huy nhanh và
hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, người lao
động. Do vậy cần phải phát triển mạnh thành phần kinh tế này để góp phần đạt
được mục tiêu tạo ra nhiều của cải vật chất, giải quyết việc làm cho xã hội.
1.2 Phạm vi của kinh tế tư nhân ở Việt Nam :
1.2.1 Quan điểm của Đảng về sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội:
2
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Sở hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề không phải chỉ của
riêng nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Nó là một vấn đề cơ bản
của hệ thống quan hệ sản xuất của các chế độ kinh tế xã hội. Mỗi một chế độ xã
hội được xây dựng trên cơ sở một chế độ sở hữu thống trị. Đối với nước ta, để
thực hiện nhất quán chính sách kinh thế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, tất yếu phải xác lập được một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất
phản ánh đúng bản chất kinh tế của xã hội mới. Do đó xây dựng một chế độ sở
hữu về tư liệu sản xuất phát triển từ thấp đến cao theo hướng dần dần làm sở
hữu xã hội chủ nghĩa giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân là một trong
những nhiệm vụ then chốt và phải được tiến hành trong suốt thời kỳ quá độ.
Nước ta lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế
độ tư bản chủ nghĩa. Ở nước ta đã xuất hiện tiền đề về chính trị cho sự ra đời
chủ nghĩa xã hội nhưng chưa xuất hiện tiền đề vật chất khách quan cho sự ra đời
chế độ kinh tế, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế còn tồn tại nhiều
loại hình và hình thức sở hữu, trong đó sở hữu tư nhân còn tạo địa bàn cho lực
lượng sản xuất phát triển, đang là động lực để chuyển sản xuất nhỏ sang sản
xuất lớn.

Sau khi giành chính quyền, trước thực trạng một nền kinh tế lạc hậu,
chúng ta dã dùng sức mạnh chính trị và tư tưởng để xoá bỏ nhanh chóng chế độ
tư hữu, chuyển trực tiếp sang chế độ công hữu dưới hai hình thức: toàn dân và
tập thể. Cách làm này trái với tiến trình tự nhiên của sự thay đổi quan hệ sở hữu,
trái với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất. Sở dĩ có quan điểm như vậy là do chúng ta quan niệm sở hữu tư
nhân là mặt đối lập với sở hữu xã hội chủ nghĩa, đối lập với chế độ công hữu, sự
tồn tại của sở hữu tư nhân sẽ làm suy yếu chế độ công hữu. Chính điều này đã
phản ánh việc hiểu tư tưởng của Mác về vấn đề sở hữu của ta là chưa đúng.
Chúng ta đã không xác định đúng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa chế độ sở hữu với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, tách quan hệ sản xuất ra khỏi mối quan hệ biên chứng
với lực lượng sản xuất. Áp dụng quan điểm của Mác và Ăng ghen "những người
cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất là: xoá bỏ
chế độ tư hữu" (Tuyên ngôn Đảng Cộng sản - 1848) nóng vội.
Trên thực tế, nền kinh tế tập trung đã bộc lộ nhiều nhược điểm: kém hiệu
quả, không thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nước ta,
không phát huy được tiềm năng vốn có, không khuyến khích người lao động làm
việc. Điều đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội vào những năm 80.
Do vậy, đổi mới toàn diện đất nước là tất yếu. Phải xem xét lại toàn bộ những lý
luận trước đây đặc biệt là quan điểm về sở hữu, đây là cơ sở cho việc xác định
đường lối và các chính sách kinh tế.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đặc biệt là từ năm
1989 đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, ra đời nhiều
3
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh doanh bao gồm cả
quốc doanh, tập thể, tư nhân xuất hiện và cạnh tranh nhau trên thị trường.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định hiện nay ở nước ta
tồn tại ba loại hình sở hữu, trong mỗi loại có nhiều hình thức khác nhau. Đó là:

sở hữu công cộng bao gồm sở hữu toàn dân, nhà nước, tập thể; loại hình tư hữu;
loại hình sở hữu hỗn hợp.
Sở hữu toàn dân là mọi tài sản quốc gia thuộc sở hữu của nhân dân, nhà
nước là cơ quan quyền lực đại diện cho lợi ích của nhân dân, đóng vai trò người
chủ sở hữu những đối tượng thuộc sở hữu toàn dân, có quyền và có trách hiệm
quản lý, chi phối toàn bộ tài sản quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo
tồn và phát triển nguồn tài sản đó.
Sở hữu tập thể là sở hữu của một tập thể người lao động. Đối tượng của
nó là phần tài sản do quá trình tích luỹ chung tạo nên, hoặc phần tài sản được
cho, biếu, tặng. Những tài sản này có thể tồn tại dưới hình thức hiện vật hoặc
hình thức giá trị.
Sở hữu tư nhân đó là hình thức sở hữu của các nhà sản xuất tư nhân (lớn,
nhỏ) đối với tư liệu sản xuất, tiền vốn, bỏ vào sản xuất kinh doanh. Trong
hình thức sở hữu này, các quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối, về
cơ bản thuộc một chủ thể. Nhà nước chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền sở
hữu những tài sản và thu nhập hợp pháp của các chủ sở hữu tư nhân.
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở nước ta còn tồn tại
đa dạng các hình thức sở hữu trong đó sở hữu toàn dân, nhà nước và tập thể
ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
1.2.2 Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần :
Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó kết cấu xã hội vừa
bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang suy thoái dần, vừa bao hàm những
yếu tố xã hội mới ra đời, đang lớn lên từng bước nhưng chưa giành toàn thắng.
Điều đó có nghĩa là nó mang tính chất quá độ. Lênin viết: "danh từ quá độ có
nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế đô hiện nay
có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có" (Lênin toàn tập, Nhà
xuất bản tiền bộ, 1978).
Lênin cũng chỉ ra rằng, ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phổ biến có ba
thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa và

kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.
Vận dụng tư tưởng của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta
khẳng định ở nước ta hiện có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước; kinh
4
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài.
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các tài sản
thuộc sở hữu của nhà nước, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp cổ
phần hay liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm đòn bẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng
dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất
quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền
tảng cho chế độ xã hôi mới.
Kinh tế tập thể là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động,
nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết
có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống. Kinh tế tập
thể phát triển rộng rãi trong các ngành nghề, nó giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng của nền kinh
tế.
Kinh tế tư bản nhà nước là những đơn vị kinh tế hình thành do sự liên
doanh giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa vơí tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư
bản tư nhân nước ngoài. Kinh tế tư bản nhà nước ra đời do nhà nước xã hội chủ
nghĩa góp vốn, cổ phần hoặc cho thuê tài sản hoặc liên doanh với tư nhân trong
nước và ngoài nước. Kinh tế tư bản nhà nước là cầu nối giữa sản xuất nhỏ và sản
xuất lớn đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta khẳng định: Kinh tế tư bản nhà nước
có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ,
khả năng tổ chức quản lý của các nhà tư bản, vì lợi ích của bản thân họ cũng như

của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Kinh tế cá thể tiểu chủ bao gồm nhưng đơn vị kinh tế và những hoạt động
kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Kinh tế cá thể,
tiểu chủ dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động
của bản thân gia đình.
Kinh tế tư bản tư nhân là các đơn vị kinh tế mà vốn do một, hoặc một số
nàh tư bản góp lại để sản xuất kinh doanh và thuê mướn nhân công. Kinh tế tư
bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc
lột lao động làm thuê.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các đơn vị kinh tế do các nhà tư bản
nước ngoài bỏ 100% vốn hay góp vốn với các đơn vị kinh tế trong nước để sản
xuất kinh doanh.
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là tất yếu. Bởi vì:
5
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
- Khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền và
bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đòi hỏi khách quan là phải
từng bước xây dựng cơ sở kinh tế xã hội của chế độ mới, chế độ sở hữu xã hội
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu nhà nước xã hội chủ
nghĩa và sở hữu tập thể. Kinh tế nàh nước và kinh tế tập thể hình thành trên chế
độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa các vùng, do tính chất
quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội không qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, nươc ta tất yếu còn tồn tại kinh tế tư bản tư nhân, kinh
tế cá thể tiểu chủ.
1.2.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế:
Sự phát triển của kinh tế tư nhân là kết quả thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Kinh tế tư nhân đã huy động và khai thác một phần tiềm năng về vốn,

kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin vào phát triển
kinh tế đất nước.
Sự phát triển kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng để tạo thêm công ăn
việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
Sự phát triển kinh tế tư nhân góp phần tăng thu ngân sách, góp phần gia
tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Phát triển kinh tế tư nhân thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế tư nhân phát triển thúc đẩy cạnh tranh, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá
phát triển.

6
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT
NAM
2.1 Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân trước đổi mới (1954 – 1986):
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1955 đến 1975:
Trong giai đoạn đầu khi miền Bắc giải phóng và khôi phục kinh tế sau
chiến tranh (1955 - 1957), trong nhận thức đã đặt vấn đề "không thể dung thứ sự
tồn tại của kinh tế tư doanh" (nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 16, tháng
4/1945). Nhưng trong thực tế vẫn "hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ kinh
doanh tư nhân của tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng được chiếu cố một
cách đích đáng" (Báo cáo tại kỳ họp quốc hội lần thứ 4, tháng 3/1955). Ở nông
thôn sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất có 2 triệu hộ gồm 9,5 triệu người
được chia ruộng đất, điều này đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển. Các
cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp cũng tăng, kéo theo đó là sự gia tăng về
nhu cầu sử dụng lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp, kinh tế tư nhân giảm
do bị hạn chế. Năm 1955 tư thương chiếm 71,9% tổng doanh số bán buôn và
79,7% tổng doanh số bán lẻ, đến năm 1957 chỉ còn 47,3% tổng doanh số bán

buôn và 61,8% tổng doanh số bán lẻ. Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương,
năm 1955 nhà nước nắm 77% kim ngạch ngoại thương, năm 1957 tăng lên 95%.
Thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960), kinh tế tư nhân là đối
tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn này thiết lập chế độ công hữu
nên mọi hình thức sở hữu cá thể, tư nhân về tư liệu sản xuất bị xoá bỏ. Đến cuối
năm 1960 công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gần như đã hoàn thành
85,8% số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp bâc thấp (hợp tác xã nông
nghiệp bâc thấp là hợp tác xã có quy mô nhỏ, diện tích đất trung bình là 33 ha
ruộng, và 68 hộ trong 1 hợp tác xã), gần 100% số hộ tư sản thuộc diện cải tạo đã
được cải tạo, 87,9% số thợ thủ công đi vào con đường làm ăn tập thể, 45,6% số
tiểu thương vào hợp tác xã mua bán, chuyển được 11.000 người sang sản xuất
và một số ít được tuyển vào làm nhân viên cho mậu dịch quốc doanh. Nhà nước
nắm 100% ngoại thương. Việc tiến hành cải tạo vận dung một cách chủ quan
duy ý chí đã xoá bỏ gần như hoàn toàn kinh tế tư nhân.
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thực hiện nhất quán
chủ trương xoá bỏ kinh tế tư nhân nên trong giai đoạn này kinh tế tư nhân ngày
càng bị thu hẹp. Cùng với đó là sự gia tăng số hộ nông dân vào hợp tác xã từ
85,8% năm 1960 lên 90,1% năm 1965; số hợp tác xã bậc cao tăng từ 10,6% năm
1960 lên 58% năm 1964. Quy mô hợp tác xã cũng lớn hơn, trung bình mỗi hợp
tác xã có 85 hộ và 49 ha.
7
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Thời kỳ kháng chiễn chống Mĩ mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn giành được những thành tựu to lớn. Số hợp
tác xã bậc cao tăng lên 77% vào năm 1967, số hộ nông dân vào hợp tác xã nông
nghiệp tăng lên 95,2% vào năm 1975.
Tóm lại, trong cả giai đoạn này kinh tế tư nhân đã bị thủ tiêu thay vào đó
là sự gia tăng của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
2.1.2 Giai đoạn từ 1975 đến 1985:
Trong chiến tranh, kinh tế quốc doanh và tập thể đã phát huy được sức

mạnh của nó, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của toàn dân tộc. Nhưng khi
hoà bình lập lại nó lại bộc lộ những yếu điểm của nó. Những yếu điểm này xuất
phát từ sự phát triển không đồng đều giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Lực lượng sản xuất của ta sau chiến tranh là thấp kém, đi lên chủ nghĩa xã
hội từ một nền kinh tế nông dân lạc hậu. Quan hệ sản xuất phát triển cao, nó
không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, cản trở lực lượng sản xuất
phát triển. Trên thực tế mô hình tập thể hoá nông nghiệp không còn phù hợp
thay vào đó là chỉ thị 100 về khoán sản phẩm (1/1981 Ban Bí thư trung ương
Đảng). Hình thức này đã gắn với lợi ích cá nhân của người lao động nhưng dựa
trên cơ sở kinh tế tập thể chưa thừa nhận kinh tế cá thể. Sau khi ra chỉ thị này thì
có tới 80% tổng số hợp tác xã đã khoán trắng cho nông dân.
Trong lĩnh vực thương nghiệp vẫn chủ trương "xoá bỏ thương nghiệp tư
bản tư doanh", "tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn tiểu thương
sang sản xuất". Đến cuối năm 1978 có khoảng 9 vạn người buôn bán nhỏ được
chuyển sang sản xuất và 15.000 người được tuyển dụng vào thương nghiệp quốc
doanh.
Trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn lâm vào tình trạng trì trệ, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó nghị quyết Hội nghị TW lần
thứ sáu (khoá IV) đã hé mở tư duy mới, đặt ra nhiệm vụ phải tận dụng các thành
phần kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân
được kinh doanh hợp pháp. Nhưng do sự quản lý của nhà nước non kém, tác
động vào thị trường nên dã nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho lưu
thông trở nên rối ren nên lại nhấn mạnh xoá bỏ tư thương. Chính sự không nhất
quán như vậy nên kinh tế tư nhân trong thời kì này cũng chưa phát triển.
2.2 Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân sau đổi mới (1986 đến nay):
2.2.1 Theo cơ cấu của nền kinh tế:
2.2.1.1 Nông nghiệp:
Cùng với sự đổi mới của kinh tế hợp tác, các văn bản luật ban hành vào
đầu năm 90 đã tác động rất mạnh vào khu vực nông nghiệp. Kinh tế hộ gia đình
8

Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
nông dân, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có tính chất
công nghiệp ở nông thôn phát triển rất mạnh tạo nên sự thay đổi to lớn.
9
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Ngành nghề của hộ Số lượng Tỷ trọng (%)
Nông nghiệp 9.528.896 79,58
Lâm nghiệp 18.156 0,15
Thủy sản 229.909 1,92
Công nghiệp 160.370 1,34
Xây dựng 31.914 0,27
Thương nghiệp 384.272 3,21
Dịch vụ 14.165 1,18
Ngành nghề khác 1.479.341 12,35
Trong số các ngành nghề hoạt động của các hộ thì nhóm hộ nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn nhất 79,58%, nếu bao hàm các ngành nghề nông, lâm, ngư
nghiệp thì nó chiếm tỷ trong khá cao 81,65%.
Nếu xét theo cơ cấu thành phần thì số hộ xã viên là 7.078.179 hộ
(51,11%); hộ cá thể là 33.333.788 hộ (27,84%); hộ nông dân chuyên làm thuê là
672.319 hộ (5,61%).
Kinh tế hộ tư nhân, cá thể trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và thực
sự nó là một lực lượng kinh tế mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn các hộ nông
dân đã mua sắm rất nhiếu trang thiết bị hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nông nghiệp . Các hộ đã mua thêm 109.483 máy phát điện, 9.088 động
cơ điện, 36.011 động cơ chạy xăng, 97.808 máy tuốt lúa, 28.643 máy kéo lớn,
75.268 máy kéo nhỏ, 537.809 máy bơm, 106.305 máy xay,15.157 máy nghiền
thức ăn gia súc, 11.392 máy cưa. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì nông dân nước ta đã bỏ vốn lập trên 110.000 trang trại trong đó
riêng các tỉnh phía Bắc là 67.000 trang trại, vốn bình quân là 291,43 triệu đồng,
các trang trại đã tạo ra một lượng hàng hoá lớn trung bình lượng hàng hoá cung

cấp của một trang trại là 91,449 triệu đồng, chiếm 86,74% tỉ trọng hàng hoá chủ
yếu là các sản phẩm nông nghiệp.
Như vậy, qua đây ta cũng thấy được khu vực kinh tế tư nhân trong nông
nghiệp đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo ra 1/4 tổng sản lượng,
30% kim ngạch xuất khẩu. Theo tổng cục thống kê thì năm 1999 nông nghiệp
chiếm tỉ trọng 24% GDP.
2.2.1.2 Công nghiệp:
10
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Sau đổi mới kinh tế tư nhân cũng đã thâm nhập vào lĩnh vực công nghiệp
đóng góp vào tổng sản lượng quốc dân năm 1990 là 37%, năm 2000 là 58%,
trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiểm tỷ trọng lớn 35,2%.
Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước,
năm 1999 có 600.000 doanh nghiệp hộ gia đình nhỏ hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp chế tạo, 5.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra 10% GDP của
ngành công nghiệp chế tạo.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, sự phát triển khu vực kinh tế tư
nhân trong hoạt động công nghiệp cũng phát triển, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Theo thống kê
của Tổng cục thống kê thì trong những năm gần đây trong nông thôn cả nước có
khoảng18% hộ nông dân tham gia hoạt động nông nghiệp thông qua sở hữu hơn
một nửa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng thuộc kinh tế tư nhân .
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:
Đây là lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhất. Số lượng hộ
tham gia lĩnh vực này ngày càng gia tăng, năm 1996 có 1.102.619 hộ, năm 1997
là 1.022.385 hộ, năm 1998 là 1.058.542 hộ, năm 1999 là 1.088.606 hộ, năm
2000 là 1.109.293 hộ.
2.2.2 Theo loại hình doanh nghiệp:
2.2.2.1 Hộ kinh doanh cá thể:

Năm 2000, cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể (20.222.442 lao
động). Trong đó, có 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp, chiếm 21,83%
tổng số hộ kinh doanh cá thể (3.802.057 lao động, chiếm 18,9% tổng số lao
động của các hộ kinh doanh cá thể); 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xă,
chiếm 78,17% tổng số hộ kinh doanh cá thể (16.320.385) lao động, chiếm
81,1% tổng số lao động của các hộ kinh doanh cá thể.
2.2.2.2 Hộ kinh doanh phi nông nghiệp:
Năm 2000, có 2.137.713 hộ kinh doanh cá thể, tăng 6,02% so với năm
1996; bình quân mỗi năm tăng thêm được hơn 30 nghìn hộ, tốc độ tăng 4,47%
số hộ/ năm; theo Tổng cục Thuế, số kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong
đó có 1,2 - 1,3 triệu hộ nộp thuế thường xuyên).
Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm số đông nhất (số hộ sản xuất
công nghiệp chiếm 30,21%, xây dựng chiếm 0,81%, giao thông vận tải chiếm
11,63%, thươngmại, dịch vụ chiếm 51,89%, các hoạt động khác chiếm 5,46%
trong tổng số hộ kinh doanh cá thể).
11
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phát triển rộng khắp cả thành thị và
nông thôn trong cả nước, tập trung cao ở một số địa phương. Địa phương có số
hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp nhiều nhất nước là: thành phố Hồ Chí
Minh có 184.463 hộ, Hà Tây có 97.280 hộ, Thanh Hoá có 96.777 hộ, Đồng
Tháp có 95.049 hộ, thành phố Hà Nội có 92.302 hộ. Tổng cộng là 565.871 hộ,
chiếm 26,4% cả nước. Năm địa phương có số hộ ít nhất là: Bắc Kạn có 4.454
hộ, Hà Giang có 7.575 hộ, Lai Châu có 8.201 hộ, Kon Tum có 8.439 hộ, Lào
Cai có 9.029 hộ. Tổng cộng là 37.698, chiếm 1,8% cả nước (thời điểm thống kê
31/12/2000).
2.2.2.3 Hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp:
Trước đây hầu hết các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia hợp
tác xã. Hiện nay số hộ ngoài hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp là 7.656.165
hộ, chiếm 62,7% tổng số hộ nông nghiệp. Hộ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả

nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề khác trong nông nghiệp. Tổng số có
12.22.302 hộ; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp: 11.780.184 hộ, ngành nghề khác
trong nông nghiệp (là diêm, một số dịch vụ trực tiếp và tận thu sản phẩm phụ
trong nông, lâm, ngư nghiệp không tính vào phi nông nghiệp ) 440.118 hộ. Số
hộ trong hợp tác xã chiếm 37,3%. Số hộ ngoài hợp tác xã chiếm 62,7%. Trong
đó, hộ nông nghiệp chiếm 89,2%, hộ lâm nghiệp chiếm 0,5%, hộ ngư nghiệp
chiếm 4,6%, hộ ngành nghề khác trong nông nghiệp chiếm 5,7%. Một số lớn các
hộ tham gia các tổ hợp tác.
Số hộ phát triển mạnh kinh tế hàng hoá, tích tụ vốn nhanh dần và hình
thành các trang trại, tính đến hết sáu tháng đầu năm cả nước đã có 60.758 trang
trại, so với năm 1999 tăng 15.836 trang tại, so với năm 2000 tăng 5.000; trong
đó có 48,3% trồng cây hàng năm, 20,4% trồng cây lâu năm, 2,9% chăn nuôi,
3,5% lâm nghiệp, 20,8% nuôi trồng thuỷ sản, 4,1% sản xuất, kinh doanh tổng
hợp.
2.2.2.4 Doanh nghiệp tư nhân:
Số lượng doanh nghiệp tăng rất nhanh, đặc biệt tăng vượt bậc từ khi thực
hiện Luật doanh nghiệp. Số đăng ký kinh doanh năm 1991 là 132 doanh nghiệp,
đến cuối năm 1999 tổng cộng là 42.393 doanh nghiệp. Tính từ đầu năm 2000 tới
hết tháng 10/2001, số đăng ký kinh doanh là 24.387 doanh nghiệp. Thành phố
Hà Nội: chỉ tính riêng từ 1/1/2000 đến 30/9/2001 có 4.711 doanh nghiệp của tư
nhân dăng ký kinh doanh, bằng 105,8% số doanh nghiệp đăng ký của 8 năm
trước cộng lại. Thành phố Hồ Chí Minh: số doanh nghiệp của tư nhân đăng ký
kinh doanh năm 200 và 6 tháng đầu năm 2001 bằng 1,78 lần tổng doanh nghiệp
đăng ký 4 năm trước đó cộng lại.
Tính đến 31/10/2001, cá nước có 66.780 doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh. Trong đó doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ
12
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
trọng lớn nhất (doanh nghiệp tư nhân chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu
hạn chiếm 38,68%, công ty cổ phần chiếm 2,55%, công ty hợp danh chiếm

0,01%). Theo Tổng cục Thuế, số đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế là
59.894 doanh nghiệp (89,7% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh), số
thường xuyên kê khai thuế chiếm 85% số đăng ký thuế (76,2% số doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh). Số không tìm thấy địa chỉ chiếm 5,72% tổng số doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh. Số doanh nghiệp tập trung nhiều ở một số địa
phương. Năm địa phương có số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cao nhất nước
(thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình
Dương) chiếm 53,3% cả nước; năm địa phương có số doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh ít nhất (Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Giang) tổng cộng
chiếm 0,5% cả nước.
Qua thực tế thống kê 33.720 doanh nghiệp trong năm 2000, số doanh
nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm đông nhất 51,9%, doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp chiếm 20,8%, xây dựng chiếm 8,3%, giao thông vận tải
chiếm 2,5%, các hoạt động phi nông nghiệp khác chiếm 4,1%, nông, lâm, ngư
nghiệp chiềm 12,4% (nông nghiệp 0,8%, lâm nghiệp 0,9%, ngư nghiệp 10,7%)
trong tổng số doanh nghiệp.
2.3 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế:
2.3.1 Tạo thêm nhiều việc làm:
Năm 2000, lao động của khu vực kinh tế tư nhân là 21.017.326 người
chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước. Trong đó, lao
động trong hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn lao động trong doanh nghiệp,
lao động trong doanh nghiệp tuy số lượng còn nhỏ nhưng tăng rất nhanh.
Số liệu về lao động của khu vực kinh tế tư nhân
Đvt 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số Người 3.865.16
3
3.666.825 3.816.94
2
4.097.455 4.643.844
Tỷ lệ so với tổng

lao động xã hội
% 11,2 10,3 10,3 10,9 12
Doanh nghiệp của
tư nhân
DN 354.328 395.705 453.907 539.533 841.787
Công nghiệp DN 233.078 252.657 273.819 322.496 498.847
Thương nghiệp DN 60.936 63.050 62.470 96.720 151.433
Các ngành khác DN 60.314 79.998 99.618 120.317 191.507
Hộ cá thể DN 3.510.83 3.271.120 3.381.03 3.557.922 3.802.057
13
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
5 5
Công nghiệp DN 1.524.708 1.403.205 1.350.152 4.646.013 1.622.381
Thương nghiệp DN 1.531.63
8
1.388.701 1.455.351 1.501.636 1.584.391
Các ngành khác DN 454.489 479.214 575.532 529.273 595.285
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong các ngành phi nông nghiệp:
Số lượng lao động năm 2000 là 4.643.844 lao động, tăng 20,12% so với
năm 1996, bình quân mỗi năm tăng thêm được 194.760 lao động, tăng
4,75%/năm. Trong bốn năm từ 1997 đến 2000, chỉ tính riêng các ngành phi
nông nghiệp trong kinh tế tư nhân đã thu hút thêm được 997.019 lao động, gấp
6,6 lần so với khu vực Nhà nước. So với năm trước, số lao động trong các doanh
nghiệp phi nông nghiệp của tư nhân tăng lên như sau: 1997 là 11,7%, 1998 là
10,2%, 1999 là 23,8%, 2000 là 56%.
Tỷ trọng lao động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm
2000 chiếm 22,1% lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân, 39,8% lao động
phi nông nghiệp cả nước. Trong đó, lao động ở hộ kinh doanh cá thể chiếm
81,9%; ở doanh nghiệp chiếm 18,1% lao động phi nông nghiệp.

Qua khảo sát cho thấy số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân
(nhất là hộ kinh doanh cá thể) thực tế nhiều hơn so với số liệu thống kê 20 đến
30%.
Trong ngành nông nghiệp:
Năm 2000, lao động ở khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp có
16.373.482 người, chiếm 62,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc. Số lao
động ở các hộ ngoài hợp tác xã chiếm 99,67% tổng số lao động ở khu vực kinh
tế tư nhân trong nông nghiệp. Trong số lao động ở khu vực kinh tế tư nhân trong
nông nghiệp, các trang trại chỉ thu hút được 363.084 lao động, chiếm 2,22%, các
doanh nghiệp nông nghiệp chỉ thu hút được 53.097 lao động chiếm 0,33%.
2.3.2 Huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh:
Năm 2000, vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tăng rất nhanh, đạt
13.831 tỷ đồng, gấp hơn 4,5 lần so với năm 1996; vốn đầu tư của hộ kinh doanh
và doanh nghiệp là 35.893,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng
đáng kể và tăng lên trong tổng vốn đầu tư xã hội (năm 1999: 24,05%, năm 2000:
24,31%).
14
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
Dvt 1999 2000
Tổng số toàn xã hội Tỷ đồng 131.171 147.633
Doanh nghiệp tư nhân và cá thể Tỷ đồng 31.542 35.894
Tỷ lệ trong tổng số toàn xã hội % 24,05 24,31
Doanh nghiệp tư nhân Tỷ đồng 5.628 6.627
% Trong tổng số toàn xã hội % 4,29 4,49
Cá thể Tỷ đồng 25.914 29.267
% Trong tổng số toàn xã hội % 19,76 19,82
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong các ngành phi nông nghiệp:

Năm 2000, tổng vốn sử dụng là 173.862 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm
1999. Trong đó, hộ kinh doanh chiếm 36,62%, doanh nghiệp chiếm 63,38%,
công nghiệp chiếm 28,77%, thương mại dịch vụ chiếm 35,84%, còn lại thuộc
doanh nghiệp khác.
Năm 2000, vốn đầu tư phát triển là 17.981,6 tỷ đồng, tăng 16,63% so với
năm 1999. Trong đó, của doanh nghiệp là 3.348,6 tỷ đồng, tăng 17,5%; của hộ
kinh doanh là 11.633 tỷ đồng, tăng 16,02% so với năm 1999.
Trong ngành nông nghiệp:
Vốn đăng ký kinh doanh năm 2000 đạt 1.036 tỷ đồng; vốn sản xuất, kinh
doanh của trang trại đạt 5.248 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển năm 2000 của hộ
đạt 17.633,5 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 1999; của doanh nghiệp đạt 278,6 tỷ
đồng, tăng 23,8% so với năm 1999.
2.3.3 Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước:
Theo Tổng cục Thuế, năm 2000 kinh tế tư nhân nộp ngân sách được
11.003 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng thu ngân sách (trong đó, hộ nông nghiệp nộp
thuế sử dụng đất nông nghiệp là 1.598 tỷ đồng); năm 2001 kinh tế tư nhân nộp
ngân sách nhà nước được 11.075 tỷ đồng, tăng 0,65%, chiếm 14,8% tổng thu
ngân sách (trong đó, hộ nông nghiệp nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là 630 tỷ
đồng).
2.3.4 Đóng góp quan trọng vào việc gia tăng tổng sản phẩm trong nước:
15
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khá lớn
vào sự ổn định trong GDP. Năm 2000, GDP của kinh tế tư nhân đạt 187.715 tỷ
đồng, chiếm 42,3% GDP toàn quốc. Trong đó: hộ kinh doanh đóng góp được
154.562 tỷ đồng, chiếm 82,34%; doanh nghiệp đóng góp được 33.153 tỷ đồng,
chiếm 17,66% GDP của kinh tế tư nhân.
Số liệu về tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân
Đvt 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số toàn quốc Tỷ đồng 272.036 313.017 361.017 399.943 444.410

Trong đó doanh
nghiệp của tư nhân
và cá thể
Tỷ đồng 77.481 87.475 98.265 106.029 119.337
Tỷ lệ trong tổng
GDP toàn quốc
% 28,48 27,89 27,32 26,51 26,87
Doanh nghiệp của tư
nhân
Tỷ đồng 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733
Công nghiệp Tỷ đồng 4.609 5.728 6.367 7.179 8.626
Thương nghiệp Tỷ đồng 7.565 8.564 10.238 11.203 12.397
Các ngành khác Tỷ đồng 7.428 8.078 8.699 9.593 10.710
Tỷ lệ trong tổng GDP % 7,21 6,44 7,01 6,99 7,14
Hộ cá thể Tỷ đồng 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604
Công nghiệp Tỷ đồng 9.261 10.658 11.804 12.662 15.491
Thương nghiệp Tỷ đồng 17.381 19.728 22.878 24.865 27.393
Các ngành khác Tỷ đồng 31.237 35.169 38.639 40.527 44.720
Tỷ lệ trong tổng GDP % 21,28 20,90 30,31 19,52 19,72
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu và tốc độ tăng GDP tính theo loại hình doanh nghiệp
1996 1997 1998 1999
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
Tỷ

trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
Tổng GDP (tỷ 13.833 0,30 31.264 0,20 44.596 0,80 56.269 0,80
16
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
đồng Việt Nam)
và tốc độ tăng
Nhà nước 0,00 0,80 0,10 0,40 9,70 0,20 9,40 0,20
Kinh tế nhà nước 0,80 1,30 1,40 0,70 1,30 0,60 1,00 0,30
Kinh tế tập thể 0,20 6,60 0,70 0,64 0,40 0,50 0,40 0,60
Tư nhân trong
nước
2,70 0,20 1,70 0,70 1,10 0,80 0,50 0,60
Kinh tế cá thể 5,03 0,60 4,20 0,60 3,60 0,40 3,20 0,90

Kinh tế tư bản tư
nhân
6,67 8,70 0,50 0,70 0,50 0,84 0,30 0,71
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
0,40 9,40 0,20 0,80 0,20 9,10 0,20 3,40
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong các ngành phi nông nghiệp:
Năm 2000 đóng góp vào GDP được 119.337 tỷ đồng, chiếm 63,6% của
khu vực tư nhân. Trong đó, hộ kinh doanh các thể có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với
doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ có tỷ lệ lớn hơn nhiều
so với sản xuất công nghiệp.
GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng liên tục trong những
năm gần đây, nói chung xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn quốc. Năm 2000, GDP khu
vực phi nông nghiệp của kinh tế tư nhân đạt 86.929 tỷ đồng, tăng 28,94% so với
năm 1996, bình quân tăng hơn 7%/năm.
Năm 2000, kinh tế tư nhân trong các ngành phi nông nghiệp chiếm
29,87% GDP toàn quốc (trong đó, tỷ trọng của hộ kinh doanh cá thể là 73,4%,
chiếm 19,72% GDP toàn quốc; doanh nghiệp là 26,6%, chiếm 7,15% GDP toàn
quốc; lĩnh vực nông nghiệp là 20,22%, xây dựng là 9,36%, giao thông vận tải là
3,32%, thương mại dịch vụ 33,34%, các hoạt động khác là 33,49%).
Trong ngành nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê năm 2000, GDP của kinh tế tư nhân ngành nông
nghiệp đạt 68.378 tỷ đồng, chiếm 15,4% GDP toàn quốc, 63,2% GDP của nông
nghiệp, 36,4% GDP của khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó, hộ chiếm 98% GDP
kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.
17
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
2.3.5 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất
khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân

Việt Nam:
Trình độ sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ, số
lượng hàng hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Một số sản phẩm đã góp
phần chặn đứng, đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại nhập. Bên cạnh việc thực
hiện sản xuất đồng bộ sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, khu vực kinh tế tư nhân
còn tham gia nhiều công đoạn trong qúa trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Kim
ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp của khu vực phi nông nghiệp trong kinh tế tư
nhân đến nay đã tăng khá nhanh, năm 2001 nhập khẩu đạt 3,336 tỷ USD, xuất
khẩu đạt 2,851 tỷ USD.
Số lượng công nhân, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp của khu vực
kinh tế tư nhân tăng lên nhanh. Năm 2000, số lao động làm việc trong công
nghiệp là 2.121.228 người, chiếm 45,68%; lao động trong khu vực phi nông
nghiệp của kinh tế tư nhân tăng 18,74% so với năm 1999.
2.4 Những mặt còn yếu kém của kinh tế tư nhân:
2.4.1 Phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu
kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất:
Quy mô của hộ kinh doanh cá thể nói chung rất nhỏ, vốn ít, sử dụng lao
động trong gia đình là chính. Trong các hộ phi nông nghiệp, theo số liệu thống
kê, trung bình mỗi hộ có 1,78 lao động, bình quân vốn sử dụng vào sản xuất
kinh doanh của một hộ là 29,78 triệu đồng; nhưng qua khảo sát số lao động của
một hộ thực tế lớn hơn số thống kê từ 20% đến 30%; cũng có một số cơ sở hoạt
động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thuê đến hàng chục thậm chí hàng
trăm lao động, với số vốn sử dụng hàng trăm triệu đồng nhất là ở những thành
phố lớn.
Hầu hết hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng lao
động gia đình, vốn và mặt bằng canh tác ít, bình quân 0,82ha/hộ, vốn đầu tư
phát triển năm 2000 bình quân 1,4 triệu đồng/hộ; một bộ phận còn mang nặng
tính tự cấp tự túc. Các trang trại có quy mô lớn hơn, sản xuất kinh doanh có tính
chất sản xuất hàng hoá cao hơn các hộ; trung bình mỗi trang trại có 6,5 lao động
trong đó lao động trong gia đình chiếm 45%, lao động thuê ngoài chiếm 55%

(lao động thuê thời vụ khoảng 70%; riêng trang trại chăn nuôi, nuôi trông thuỷ
sản, lao động thời vụ khoảng 10% đến 20% số lao động thuê ngoài), 8,15ha mặt
bằng canh tác và 94 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh (số liệu thống kê năm
2000).
Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số có quy mô vừa, số có
quy mô lớn rất ít. Trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp: số doanh nghiệp có
dưới 200 lao động chiếm 97,71%. Trong doanh nghiệp phi nông nghiệp số
18
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
doanh nghiệp nhỏ dưới 50 lao động chiếm 90.09%, doanh nghiệp có 50 lao động
đến dưới 200 lao động chiếm 7,62%, doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 1000 lao
động chiếm 2,02%, doanh nghiệp có từ 1000 đến 5000 lao động chiếm 0,26%,
chỉ có 2 doanh nghiệp có trên 5000 lao động chiếm 0,01% trong tổng số doanh
nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn thực tế sử dụng dưới 10 tỷ đồng chiếm 94,71%.
Tỷ trọng vốn trong doanh nghiệp phi nông nghiệp
Lượng vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
< 0,5 45,33
0,5 - 1 18,40
1 - <5 26,28
5 - <10 4,92
10 - <50 4,20
50 - <200 0,69
200 - <500 0,09
>500 0,09
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bình quân số vốn sử dụng thực tế của một doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng, trong
đó vốn chủ sở hữu chiếm 35,3%.
Trong số các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, số liệu thống kê
hiện có cũng cho thấy quy mô còn nhỏ hơn: năm 2000 số lao động trung bình
của một doanh nghiệp là 1,27 người, số vốn đăng ký là 248 triệu đồng.

Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao
động phần lớn chưa qua đào tạo; sự hiểu biết về chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế; khả năng và kinh nghiệm tiếp thị
trong và ngoài nước hầu như không có.
Xét tổng thể thì máy móc thiết bị, công nghệ của kinh tế tư nhân phần lớn
còn lạc hậu, chắp vá, chậm đổi mới. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập nhưng
vẫn sử dụng các công nghệ lạc hậu nhập từ nước ngoài hoặc của doanh nghiệp
nhà nước.
19
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng số dư nợ tín dụng của cơ sở năm 2000 là: 20,4%
đối với hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, hộ nông dân là 0,01%, doanh
nghiệp tư nhân 23,6%.
Phần đầu tư kinh doanh ra nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân là rất
nhỏ bé. Tính đến 31/12/2001 có 53 dự án với tổng vốn đăn ký 33,6 triệu USD
nhưng vốn đầu tư thực hiện chỉ mới đạt 4,95 triệu USD, trong đó phần của tư
nhân chiếm khoảng gần một phần tư.
Ở trong nước có 262 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động có
khu vực tư nhân tham gia, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 888,12 triệu USD,
chiếm 2,44% tổng vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Tỷ lệ cam kết của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bình quân là 35%,
đến nay cũng mới góp được 50% số vốn cam kết.
2.4.2 Có nhiều khó khăn vướng mắc về vốn, mặt bằng sản xuất, kinh doanh,
về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội:
Năm 2000, bình quân vốn sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của một hộ
phi nông nghiệp là 29,78 triệu đồng, của một trang trại là 94 triệu đồng, vốn đầu
tư phát triển của một hộ nông nghiệp khoảng 1,4 triệu đồng, của một doanh
nghiệp phi nông nghiệp là 3,7 tỷ đồng. Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp phi
nông nghiệp bình quân dưới 1 tỷ đồng, của doanh nghiệp nông nghiệp bình quân
248 triệu đồng.

Việc vay vốn của khu vực kinh tế tư nhân từ các ngân hàng chiếm tỷ
trọng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năm 2000, tỷ lệ vay vốn của
ngân hàng như sau: cả khu vực kinh tế tư nhân chỉ được vay 29% trong tổng số
cho vay trong đó hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp 29%, hộ nông dân
13,34%, doanh nghiệp tư nhân 13%. Kinh tế tư nhân được vay ưu đãi chiếm
28% tổng số dự án nhưng chỉ chiếm 8% tổng số cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển.
Về mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trở ngại lớn cho khu vực kinh tế
này. Hầu hết các hộ kinh doanh phi nông nghiệp phải sử dụng nhà ở, đất ở của
gia đình làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh nên chật hẹp làm ô nhiễm môi
trường, khó mở rộng sản xuất.
Môi trường pháp lý đã có nhưng thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng vẫn
gây nhiều khó khăn, vẫn có những chính sách phân biệt đối xử đối với những
thành phần kinh tế, chưa tạo được sự phát triển thông thoáng cho khu vực tư
nhân. Điều này đã tạo ra những tâm lý xấu cho chủ đầu tư .
2.4.3 Nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của
pháp luật đối với người lao động:
20
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Quyền lợi của người lao động vấn đề không thể thiếu trong mọi thành
phần kinh tế. Trong khu vực kinh tế tư nhân thì vần đề này chưa được thực hiện
tốt theo các quy định của pháp luật. Môi trường lao động chật hẹp; lao động thủ
công là chủ yếu, các phương tiện bảo hộ lao động ít được bảo đảm. Năm 2000
mới có 24,2% số lao động trong doanh nghiệp tư nhân và 4,38% số lao động
trong khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội.
2.4.4 Không ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại,
kinh doanh trái phép,… :
Các loại hình doanh nghiệp của tư nhân mới hình thành chủ yếu trong
mấy năm gần đây: số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tính đến năm 2001 là
66.780 doanh nghiệp. ở thành phố Hồ Chí Minh trong số 18.000 doanh nghiệp
thì chỉ có khoảng 5000 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, 15% doanh nghiệp

không còn tại trụ sở đăng ký kinh doanh.
Theo thống kê đến 30/5/2001 có 16% số doanh nghiệp tư nhân không kê
khai nộp thuế. Có một bộ phận không xin cấp mã số thuế, không đăng ký nộp
thuế. Theo Tổng cục Thuế nợ tồn đọng của kinh tế tư nhân năm 1999 là 215 tỷ
đồng, chiếm 4% số thuế đã nộp; năm 2000 là 318 tỷ đồng, chiếm 5% thuế đã
nộp; năm 2001 khoảng 503 tỷ đồng, chiếm 7% số thuế dã nộp.
Hiện tượng khá phổ biến là hoá đơn không trung thực, ghi giá bán thấp
hơn giá thực đã tới thất thu thuế của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng
việc hoàn thuế giá trị gia tăng để rút tiền của ngân sách. Năm 2001 tại thành phố
Hồ Chí Minh trong 215 doanh nghiệp được hoàn thuế có 107 doanh nghiệp có
biểu hiện vi phạm.
Về trốn thuế, năm 2000 kiểm tra 480 doanh nghiệp, số thuế bị kê khai
giảm đi 22,9 tỷ đồng; năm 2001 kiểm tra 339 doanh nghiệp, số thuế bị giảm đi
là 9,15 tỷ đồng.
Tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả còn khá phổ biến.
Hàng giả bao gồm nhiều mặt hàng tiêu dùng, thuốc tây , các đối tượng là hàng
giả thường chế biến với quy mô nhỏ, không có cửa hàng, không có đăng ký kinh
doanh. Tính từ năm 1999 đến năm 2001 theo thông kê của Bộ Thương Mại, số
vụ bị xử lý về buôn bán hàng cấm là 185.239 vụ, trong đó 25% là buôn bán hàng
cấm, hàng nhập lậu, 50% là kinh doanh trái phép.
2.5 Nguyên nhân:
2.5.1 Những nguyên nhân có tính chủ quan :
2.5.1.1 Quy mô nhỏ, năng lực hạn chế:
21
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
Hiện nay có tới 87,2% doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, trong đó
29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng; những doanh nghiệp có mức vốn từ 10
tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1%; trong đó từ 100 tỷ đồng trở lên chỉ có 0,1%. Thiếu
vốn để sản xuất, kinh doanh là sự cản trở lớn nhất đối với các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

2.5.1.2 Nguồn nhân lực còn nhiều bất cập:
Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân hay trong các doanh nghiệp tư
nhân chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, chỉ có
5,13% lao động có trình độ đại học, trên 60% số chủ doanh nghiệp ở độ tuổi trên
40, khoảng 48,8% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn và chỉ
có 31,2% số chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng và đại học trở lên trong
doanh nghiệp tư nhân chiếm 1,9%; công ty cổ phần 1,3%; công ty trách nhiệm
hữu hạn là 8,6%.
2.5.1.3 Ýchí kinh doanh, tâm lý đầu tư của các chủ doanh nghiệp còn thấp:
Hiện nay, các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư. Mặt khác, trình độ của
các chủ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân chưa được đào tạo
một cách có hệ thống nên trình độ chủ doanh nghiệp, đội ngũ quản lý còn thấp.
Điều này đã hạn chế trong việc ra quyết định của các chủ đầu tư do tâm lý còn lo
sợ rủi ro nên không mạnh dạn đầu tư.
2.5.2 Những nguyên nhân bên ngoàI:
2.5.2.1 Thiếu mặt bằng sản xuất:
Thiếu mặt bằng sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp. Hiện nay, Luật đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không
cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế việc mua bán đất đai. Hậu quả là
quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định
đấn đến tình trạng đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện như vậy sẽ
bất lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập khó có mặt bằng ổn định để sản
xuất, kinh doanh. Thêm vào đó lại có sự phân biệt đối xử trong doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, điều này cũng gây bất lợi cho khu vực kinh
tế tư nhân. Rất ít doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất ngay khi mới thành lập mà
thường phải đi thuê, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.5.2.2 Thị trường:
Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm đang là cản trở lớn đến phát triển sản
xuất, kinh doanh của khu vực tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực
kinh tế tư nhân mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị

trường địa phương dựa vào quan hệ cá nhân. Hiện nay, một số hàng hoá của khu
vực tư nhân cũng tham gia thị trường thế giới, tuy nhiên sản phẩm đủ chất lượng
22
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
còn ít mà chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Thêm vào đó hàng hoá tồn đọng trong
nước còn lớn, ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng cùng với hàng nhập lậu tràn lan
không kiểm soát được làm cho việc tiêu thụ hàng hoá của khu vực tư nhân lâm
vào tình tạng bất lợi.
2.5.2.3 Thiếu sự ủng hộ của xã hội:
Các quan điểm, văn kiện Đại hội Đảng đã chỉ ra thực hiện nhất quán
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, cá thành phần kinh tế kinh doanh
theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh, song vẫn còn có sự e ngại với sự phát triển của thành phần kinh tế này.
2.5.2.4 Thể chế tổ chức quản lý chưa tạo điều kiện cho sự hoạt động của thành
phần kinh tế tư nhân:
Cho đến nay chưa có một bộ phận quản lý Nhà nước chính thức đối với hoạt
động của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân để theo dõi, điều
chỉnh, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ
2.5.2.5 Cơ chế chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân còn thiếu đồng
bộ và chưa nhất quán:
Trong thực tế, các văn bản pháp luật vẫn còn nhiều quy định phân biệt đối
xử giữa các doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp tư nhân còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn của ngân hàng
nhà nước, bị hạn chế về điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, điều
kiện để vay vốn tín dụng để bổ sung cho vốn tự có; thiếu thông tin và thiếu sự rõ
ràng, minh bạch trong các chính sách của Nhà nước đối xử giữa các thành phần
kinh tế. Thiếu khuôn khổ pháp lý về quyền sử dụng đất; chưa có sự khuyến
khích đầu tư vào các ngành, các vùng khó khăn; khả năng tiếp cận với thị trường
nước ngoài để mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra.

Tóm lại, sau một thời gian hình thành và phát triển, kinh tế tư nhân đã đạt
được những thành tựu nhất định góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, thực hiện công bằng xã hội từ đó
khẳng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên thực
trạng phát triển kinh tế tư nhân cũng thấy rõ những xu hướng vận động chủ yếu
và những yếu kém của thành phần kinh tế này. Do đó, để phát triển thành phần
kinh tế này cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thông
thoáng cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

23
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
PHẦN 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN
3.1 Phương hướng:
3.1.1 Xác định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân:
Vấn đề cơ bản hiện nay là phải xác định đúng đắn vai trò của kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế, cải thiện nhận thức của xã hội về thành phần kinh tế này.
Do vậy phương hướng cơ bản hiện nay là hạn chế và giảm thiểu những yếu tố
cản trở trong môi trường kinh doanh nhằm hạn chế những rủi ro mà các doanh
nghiệp tư nhân đang gặp phải.
Để giải quyết vấn đề này Đảng và chính phủ phải khẳng định tầm quan
trọng của kinh tế tư nhân trong các văn bản, nghị quyết chính thức, phải thực sự
coi kinh tế tư nhân là một bộ phận năng động, tích cực của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần phải có sự tuyền truyền rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng những ưu điểm của thành phần kinh tế tư
nhân để thay đổi những quan điểm sai lầm về kinh tế tư nhân.
3.1.2 Cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế tư nhân:
Vấn đề nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với nền kinh tế. Do vậy cần
phải có phương hướng đầu tư vào đào tạo bắt đầu từ giáo dục phổ thông và chú
trọng đào tạo nghề. Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì rất cần một đội ngũ lao

động có năng lực, tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo để tăng
sức cạnh tranh của thành phần kinh tế này với các thành phần kinh tế khác.
Vấn đề tiếp cận với các nguồn vốn của khu vực tư nhân còn hạn chế. Mặc
dù kinh tế tư nhân đã rất năng động trong việc huy động vốn trong mọi tầng lớp
dân cư nhưng số lượng còn hạn chế. Đối với những nguồn vốn của ngân hàng
thì khả năng vay là rất khó khăn do có sự phân biệt đối xử giữa khu vực Nhà
nước và tư nhân. Do vậy cần phải có sự thay đổi trong tư tưởng cũng như cách
thức hoạt động của các ngân hàng.
Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thị trường, chú trọng vào việc cung
cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhìn chung thì mức giá của các
dịch vụ hàng hoá này còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Các dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh của nước ta còn quá yếu. Sở dĩ như vậy là do nhận thức của
Nhà nước về vai trò của các dịch vụ này chưa sát với thực tiễn, chất lượng của
các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở nước ta chỉ đạt ở mức trung bình hoặc còn rất
kém, khách hàng không tin cậy vào chất lượng của các dịch vụ này. Do vậy các
chủ doanh nghiệp thường lâm vào tình trạng thiếu thông tin cần thiết để đưa ra
các quyết định. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần đưa ra một khung
pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
24
Website : Email : Tel ( : 0918.775.368
3.2 Giải pháp:
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước:
Đảng lãnh đạo thông các định hướng, kế hoạch. Do vậy cần phải đảm bảo
sự lãnh đạo của đảng thông qua pháp luật, chính sách trực tiếp đối với kinh tế tư
nhân, tạo sự thống nhất trong nhận thức của toàn Đảng, toàn dân , tạo tâm lý
thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Các cấp uỷ và các tổ chức của Đảng phải quán triệt, tổ chức sâu rộng
trong Đảng và nhân dân về quan điểm của Đảng đối với phát triển kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân ngay khi

mới bắt đầu hoạt động. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức
cơ sở Đảng trong các đơn vị kinh tế này, chú trọng nâng cao nhận thức, lý luận
chính trị của người lao động cũng như chủ doanh nghiệp.
Phải xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư
nhân. Đó là: xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành những chính sách
đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh; xây dựng quy hoạch và trợ giúp đào tạo
các bộ quản lý cho doanh nghiệp; tích cực kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chế
độ, chính sách của Nhà nước của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy Nhà nước đối
với kinh tế tư nhân ở các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố từ khi
thành lập, quá trình hoạt động đến khi chấm dứt hoạt động kinh doanh. Chính
phủ cần giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tích cực theo giõi báo cáo tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra những biện pháp khắc
phục khó khăn cũng như xử lý những sai phạm của kinh tế tư nhân.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra khi doanh nghiệp có những dấu
hiệu sai phạm. Các cơ quan Nhà nước phải có sự kiểm tra định kỳ các doanh
nghiệp.
Đảng và Nhà nước phải có định hướng chiến lược cho sự phát triển của
kinh tế tư nhân, hướng sự phát triển của khu vực kinh tế này này vào những
ngành, nghề có lợi thế so sánh. Có chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân liên kết hợp
tác với các thành phần kinh tế khác.
Nhà nước cần tạo ra một khung pháp lý đồng bộ, có sự nhất quán giữa
chính phủ với các bộ ngành nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển
thuận lợi để nó phát huy được vai trò, vị trí và tầm vóc của nó. Tăng cường xử
lý và giải quyết những vi phạm của khu vực tư nhân để bảo vệ lưọi ích chính
đáng cho các doanh nghiệp
25

×