Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

HẠCH TOÁN NGHIỆP vụ kế TOÁN tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG và sản XUẤT vật LIỆU xây DỰNG BÌNH MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.79 KB, 64 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 1 Khoa Kế toán - Kiểm toán
MỤC LỤC
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
PHOTO QUANG TUẤN
ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176
Gmail: ; Fabook: vttuan85
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2 Khoa Kế toán - Kiểm toán
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
KCN : Khu Công Nghiệp
TP : Thành phố
TSCĐ : Tài sản cố định
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VLXD : Vật liệu xây dựng
HNTL : Hàng bán trả lại
CKTM : Chiết khấu thương mại
CP : Chi phí
DT : Doanh thu
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 3 Khoa Kế toán - Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sau khi
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì sự ảnh hưởng càng lớn mạnh hơn. Điều
đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị thích ứng tốt với môi
trường cạnh tranh bình đẳng nhưng cũng không ít sự khó khăn. Muốn tồn tại và
phát triển thì sản phẩm làm ra của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được nhu cầu
và thị hiếu của khách hàng, sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, và có giá thành
phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Để hạ giá thành sản phẩm thì có rất nhiều yếu tố liên quan, nhưng yếu tố
quan trọng cấu thành nên sản phẩm đó là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chi
phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản


phẩm.
Để có sự kết hợp tốt nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng như bổ sung tốt hơn
về kiến thức cho bản thân, đồng thời giúp em hiểu hơn về tầm quan trọng giữa các
phần hành kế toán, mối quan hệ giữa các phần hành kế toán. Trong thời gian thực
tập ở công ty TNHH Bình Minh đã giúp cho em hiểu hơn về các phần hành kế
toán cũng như chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Kim Oanh,
các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán tại Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức cơ bản để em được học tập và hoàn thành báo cáo thực
tập của mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập, nghiên cứu và tham khảo các tài
liệu, chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Vì vậy em rất mong
nhận được sự giúp đỡ và góp ý kiến từ phía các Quý thầy cô và các bạn trong lớp.
Thanh Hóa, ngày 4 tháng 03 năm 2013
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 4 Khoa Kế toán - Kiểm toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ
SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BÌNH MINH.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng Bình Minh.
1.1.1 Khái quát chung
Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng & sản xuất VLXD Bình Minh
Tên viết tắt: Công ty TNHH Bình Minh
Tên giao dịch: BINHMINH COMPANY ,LTD
Mã số thuế: 3500332619
Trụ sở: Khu đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi – xã Đông Hương – TP. Thanh Hóa
Điện thoại: 0373.712.330 Fax: 0373.712.331
Email:
Website: www.binhminhvt.com.vn
Người đại diện Ông: Tào Quốc Tuấn Chức vụ: Tổng giám đốc
Vốn điều lệ: 10.000.000.000Đ (Mười tỷ đồng chẵn)

1.1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty theo các giai
đoạn như sau:
Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất VLXD Bình Minh (gọi tắt là Công ty
Bình Minh) được thành lập vào năm 1993 và có trụ sở chính tại TP Vũng Tàu. Trải
qua quá trình và phát triển công ty đã mở rộng vốn và quy mô hoạt động. Năm
2004, Công ty chính thức đầu tư tại Thanh Hóa. Qua 6 năm xây dựng, phát triển
Công ty Bình Minh đã khẳng định được uy tín và vị thế là một trong những doanh
nghiệp mạnh trong ngành xây dựng của Tỉnh.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với phương châm con người là
nguồn tài sản quý giá, là sức mạnh kết hợp của sự đoàn kết, hợp tác trong công việc
để phát triển, Công ty TNHH Bình Minh đã tập hợp một đội ngũ cán bộ kỹ sư,
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 5 Khoa Kế toán - Kiểm toán
chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kiến thức quản lý chuyên sâu, giàu kinh
nghiệm và hàng trăm công nhân, lao động có tay nghề cao, làm chủ được nhiều
công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu khắt khe nhiều công trình lớn của quốc gia và
khu vực.
Năm 2004, Công ty TNHH Bình Minh bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng
KCN Tây – Bắc Ga (TP.Thanh Hóa) với diện tích gần 70 ha, giá trị đầu tư 135 tỷ
đồng, năm 2005, xây dựng Khu Đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi, quy mô 47,7 ha, tại
xã Đông Hương (TP.Thanh Hóa) hiện đại về hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ các công
trình kiến trúc, phúc lợi với tổng giá trị đầu tư gần 900 tỷ đồng Từ đó đến nay,
với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường bất động sản, sự hình thành các đô
thị mới, KCN của tỉnh đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của Công ty. Công ty
luôn coi lĩnh vực kinh doanh bất động sản là ngành hoạt động chủ yếu cho sự phát
triển ổn định, đồng thời đa dạng hóa các loại hình đầu tư để không ngừng củng cố
và phát triển các đơn vị thành viên.
Với bề dày kinh nghiệm, cùng với sự bảo đảm về nguồn lực tài chính, Công
ty TNHH Bình Minh liên tục phát triển và đạt được nhiều thành quả to lớn trong
SXKD, được UBND Tỉnh và các sở, ngành đánh giá cao, được các đối tác trong và

ngoài nước tin cậy. Nhằm tạo bước “đột phá” mới cho nền điện tử nước nhà, tháng
1-2010, công ty đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh mới - đầu tư gần 20 triệu
USD xây dựng Nhà máy chíp cộng hưởng Thạch Anh, nhà máy đầu tiên trong cả
nước sản xuất con chíp điện tử bằng Thạch Anh, quy mô 16.500 m2, tại KCN Tây
– Bắc Ga với dây chuyền sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ Mỹ, Nhật đang được các
chuyên gia, kỹ sư của Công ty khẩn trương lắp ráp, hoàn thiện 15 kỹ sư được gửi
đi đào tạo, chuyển giao công nghệ tại Hàn Quốc đã gửi về những sản phẩm đầu
tiên, đạt theo chuẩn quốc tế
Với sự nỗ lực và tập trung cả về tài chính và con người quý 1 năm 2011, khu
đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi (giáp đường tránh TP.Thanh Hóa) đã đi vào hoạt
động.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 6 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Dự kiến tháng 3 - 2011 nhà máy chíp cộng hưởng Thạch Anh đi đi vào hoạt
động sẽ sản xuất khoảng 60 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 100 lao động địa
phương.
Với những “bứt phá” ngoạn mục trong đầu tư xây dựng và hoạt động SXKD,
năm 2010, doanh thu của công ty đạt 300 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 10
tỷ đồng, tạo việc làm cho 400-500 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu
đồng/người/tháng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu xây dựng thương hiệu, mở rộng thị
trường, Công ty Bình Minh đặc biệt quan tâm các hoạt động hướng về cộng đồng,
góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Hàng năm, công ty
trích từ 1 đến 2 tỷ đồng đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì
người nghèo”, Quỹ “Khuyến học, khuyến tài”, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão
lụt, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng Riêng năm 2010, công ty đã ủng hộ
hơn 3 tỷ đồng vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo, văn hóa – thể thao
1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng Bình Minh
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công
trình điện đến 35 KVA, các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và HTKT khu

công nghiệp. Xây dựng đường ống cấp thoát nước, san lấp mặt bằng các công tình
xây dựng.
- Khai thác và sản xuất các loại đá xây dựng, khai thác cát, sỏi, đất sét và cao
lanh.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất.
- Sản xuất và kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt, nước công nghiệp), sản
xuất và kinh doanh thiết bị điện tử.
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, mua bán nhà ở, đất ở và cho thuê nhà
ở, đất ở, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Khách sạn, nhà nghỉ, có kinh doanh du
lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ, kinh doanh du lịch, bãi cắm
trại du lịch.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 7 Khoa Kế toán - Kiểm toán
- Mua bán xăng dầu và các sản phẩm gốc dầu mỏ, kinh doanh vận tải hàng hóa
bằng xe tải liên tỉnh, kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, bảo dưỡng và sửa
chữa xe có động cơ, trồng rừng phòng hộ và rừng tái sinh
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu
xây dựng Bình Minh.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH xây dựng và sản xuất
vật liệu xây dựng Bình Minh
1.3.1 Chức năng quyền hạn của từng bộ phận.
1.3.1.1 Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty có nhiệm vụ đề ra kế hoạch chiến
lược phát triển công ty trung và dài hạn. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm,
cách chức, miễn nhiệm, ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám
đốc và Phó tổng giám đốc theo quy định của công ty.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Hội đồng quản trị

Giám đốc
Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc sản xuất
Phòng kế
toán
Phòng
Kinh doanh
Phòng kỹ
Thuật
Bộ phận sản xuất
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 8 Khoa Kế toán - Kiểm toán
1.3.1.2 Giám đốc Công ty.
Là người trực tiếp chỉ đạo các chiến lược và có quyền hạn cao nhất, có
quyền quyết định việc điều hành và hoạt động ở công ty nhằm đảm bảo sản xuất
kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà
nước. Giám đốc đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan
pháp luật của Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.1.3 Phó giám đốc Công ty.
Công ty hiện nay có 2 phó giám đốc. Một người chuyên phụ trách về việc
lập các kế hoạch tài chính, đảm bảo cho tình hình tài chính, thanh toán của công ty
ổn định. Một Phó giám đốc phụ trách về việc sản xuất, có trách nhiệm chỉ thay
mặt giám đốc chỉ đạo cho phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
các đơn hàng, các hợp đồng của Công ty một cách kịp thời. Cả 2 phó giám đốc
đều là người giúp việc cho Giám đốc một số lĩnh vực hoạt động, theo sự phân
công của giám đốc trong một số trường hợp có thể được ủy quyền chỉ đạo điều
hành toàn diện thay cho Giám đốc khi Giám đốc đi vắng, và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về pháp luật, về nhiệm vụ được giám đốc phân công ủy quyền
thực hiện. Là người trực tiếp lập kế hoạch triển khai sản xuất.
1.3.1.4 Phòng kế toán
Giải quyết các công việc về kế toán tài chính, nhân sự, thống kê, vốn, tiền
tệ phục vụ sản xuất kinh doanh tổ chức đời sống của Công ty, giúp cho Giám đốc

nắm bắt được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phản ánh sự
vận động của tài sản.
1.3.1.5 Phòng kỹ thuật.
Trực tiếp đôn đốc hướng dẫn sản xuất, xây dựng và quản lý các quy trình
công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm: Xác định định
mức kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật
công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi giao và nhận hàng.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 9 Khoa Kế toán - Kiểm toán
1.3.1.6 Phòng kinh doanh.
Có trách nhiệm điều hành, giám sát, cung cấp nguyên vật liệu thiết bị đầu
vào cho quá trình sản xuất, chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để
nhận được nhiều hợp đồng kinh tế hơn nữa, tăng doanh thu cho công ty.
1.3.1.7 Bộ phận sản xuất.
Bao gồm các nhân viên quản lý phân xưởng và công nhân trực tiếp sản
xuất, bộ phận này chuyên chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất, lập dự án đầu tư,
khảo sát thiết kế các công trình nước sạch, điện, vật liệu xây dựng Bộ phận này
chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc sản xuất và hoàn thành các công trình,vật liệu
được giao dưới sự chỉ dẫn của phòng kỹ thuật và các phòng ban
1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế
Công ty TNHH Bình Minh đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh vài năm trở lại đây:
Trong những năm qua từ chỗ thiếu vốn, thiếu trang bị thi công công ty đã
dần dần tích lũy và đầu tư đến nay có thể nói công ty đã trở thành một đơn vị vững
mạnh và uy tín trên thị trường và nhận được sự tin cậy của các đối tác, và các
Công ty trên địa bàn.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 10 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2009 - 2011

ĐVT: VNĐ
Chi tiêu Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 5.144.831.000 7.567.807.000 8.098.772.892
Các khoản giảm trừ doanh
thu
24.789.000 21.832.000 48.623.636
Doanh thu thuần 5.120.042.000 7.545.975.000 8.050.149.256
Giá vốn hàng bán 3.831.460.000 6.025.221.000 6.356.928.667
Lợi nhuận gộp 1.188.582.000 1.520.754.000 1.693.220.589
Chi phí bán hàng 540.533.000 620.726.000 698.977.887
Chi phí quản lý doanh nghiệp 267.049.000 302.186.000 330.151.009
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 381.000.000 597.842.000 664.091.693
Thuế thu nhập doanh nghiệp 106.680.000 167.395.760 185.945.674
Lợi nhuận sau thuế 274.320.000 430.446.240 478.146.091
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3
năm đều tăng lên rõ rệt và vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2009 - 2011
tăng từ 5.144.831.000 đến 8.098.772.892. Công ty lớn mạnh hơn cả về quy mô và
điều kiện tích lũy bổ sung nguồn vốn kinh doanh và tăng lợi nhuận, chứng tỏ công
ty đã có cố gắng chiếm lĩnh thị trường trên thị trường hoạt động sản xuất kinh
doanh. Từ năm 2009 đến năm 2011 tỷ lệ doanh thu cao hơn tỷ lệ chi phí, như vậy
doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí rất tốt, đem lại lợi nhuận cao cho công ty nhằm
góp phần nâng cao đời sống cán bộ nhân viên. Riêng năm 2010 do tình hình gía cả
vật tư đầu vào có sự biến đổi nhưng Công ty đã kịp thời điều chỉnh hạ giá thành
nên đã nhanh chóng ổn định. Đó là sự phát triển kịp thời và nhanh chóng của công
ty điều đó cần phải tiếp tục phát huy, duy trì và đẩy mạnh hơn nữa.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 11 Khoa Kế toán - Kiểm toán
PHẦN 2: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY

DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BÌNH MINH
2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán tại công ty TNHH xây dựng và
sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh.
- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền: VNĐ.
- Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
- Chế độ kế toán: Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 12 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng
từ ghi sổ.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Sæ, thÎ kÕ
to¸n chi
tiÕt

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký
chứng từ từ ghi
sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 13 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào sổ cái, Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng
từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào
sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công ty TNHH xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng Bình Minh đã sử dụng phần mềm kế toán Misa giúp cho
việc hạch toán kế toán chính xác và khoa học.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản
trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 14 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sơ đồ 2.3: Màn hình giao diện phần mềm Misa
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng Bình Minh
Công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh là một
đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình
tập trung. Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ.
Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu
xây dựng Bình Minh
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 15 Khoa Kế toán - Kiểm toán

 Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán tại công ty TNHH xây
dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh.
Kế toán trưởng
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến tài chính kế
toán.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, kế hoạch cân đối nguồn
vốn và sử dụng vốn.
- Tổ chức thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán đúng chế độ của nhà nước
và quy định của công ty, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các quy chế quản lý
tài chính kế toán, khoản chi phí
- Quản lý đối chiếu công nợ, tham quyết toán công nợ.
- Phối hợp với các bộ phận, đơn vị trong và ngoài công ty thực hiện các công
việc liên quan đến hoạt động kinh doanh chung.
Kế toán tổng hợp
- Thực hiện ghi chép, nhập số liệu, đối chiếu, rà xoát, kiểm tra số liệu phản
ánh các hoạt động phát sinh trong ngày .
- Lập báo cáo tài chính kế toán theo yêu cầu quản lý.
- Theo dõi tính thuế đầu vào.
- Theo dõi, tính toán, trích lập khấu hao TSCĐ, vật tư, văn phòng phẩm.
- Lưu trữ chứng từ kế toán.
- Thực hiện công việc khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.
Kế toán công nợ phải thu
- Thực hiện theo dõi doanh thu từng công trình, từng chủ đầu tư.
-Hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, chứng từ thanh toán.
- Theo dõi, thực hiện toán bộ công tác thanh quyết toán thu tiền khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận, đơn vị trong và ngoài công ty tạo thuận lợi cho
công tác thu tiền.
- Theo dõi tính thuế đầu ra.
- Lưu trữ các chứng từ.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 16 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Thủ quỹ
- Kiểm tra chính xác tính hợp lệ của các chứng từ.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Kế toán trưởng về việc quản lý
quỹ tiền mặt, lập sổ quỹ theo dõi quỹ tiền mặt.
- Chịu trách nhiệm về việc kiểm kê, đối chiếu giữa các sổ quỹ theo sổ sách
và số tồn thực tế trong két.
- Cập nhật, ghi chép, kiểm tra chính xác đầy đủ các chứng từ thu chi tiền
mặt qua két.
- Thực hiện công việc khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.
2.1.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật
liệu xây dựng Bình Minh.
2.1.2.1 Chứng từ công ty sử dụng.
Công ty sử dụng hai loại mẫu chứng từ là bắt buộc và chứng từ hướng dẫn,
danh mục các loại chứng từ công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng
Bình Minh sử dụng gồm có:
- Phiếu thu 01- TT - Phiếu chi 02- TT
- Hóa đơn GTGT - Bảng chấn công: 02-LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương: 02-LĐTL
- Giấy đề nghị tạm ứng: 03-TT
2.1.2.2 Hệ thống tài khoản
Công ty TNHH xây dựng và sản xuất VLXD Bình Minh đang sử dụng hệ
thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Ví dụ:
TK 111: Tiền mặt
TK 211: TSCĐ hữu hình
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 155: Thành phẩm
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 641: Chi phí bán hàng

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 627: Chi phí SX chung
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 17 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ cái
- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản: Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, sổ
chi tiết nguyên vật liệu
Các loại báo cáo
Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm gửi cho cơ quan thuế, cơ quan
thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DN
2.2 Các phần hành kế toán tại công ty TNHH xây dựng và sản xuất
VLXD Bình Minh
2.2.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định

Khái niệm:
- Tài sản cố định là tài sản thõa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cach đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000 đ trở lên
Phân loại TSCĐ
Công ty TNHH xây dựng và sản xuất VLXD Bình Minh phân loại TSCĐ
theo hình thái biểu hiện gồm:
+ TSCĐ hữu hình:
- Nhà cửa

- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
+ TSCĐ vô hình
- Phần mềm máy vi tính
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 18 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Bảng 2.1 Bảng thống kê một số tài sản cố định tại công ty TNHH xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng Bình Minh.
STT Tài sản cố định
1 Nhà xưởng, vật kiến trúc
2 Máy móc thiết bị
3 Máy in Laser HP 50000
4 Hệ thống điều hòa không khí trụ sở
5 Xe tải chở hàng
… …
Bảng 2.2 Danh sách một số tài sản cố định sử dụng tại công ty TNHH xây dựng
và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh
Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị hao
mòn
Giá trị còn lại
Nhà xưởng, vật kiến
trúc
103.600.000 51.800.000 51.800.000
Máy móc thiết bị 100.000.000 70.000.000 30.000.000
Máy in Laser HP 50000 25.000.000 15.000.000 10.000.000
Hệ thống điều hòa
không khí trụ sở
180.000.000 150.000.000 30.000.000

Tổng cộng 408.600.000 286.800.000 121.800.000

 Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu chi
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Hợp đồng kinh tế

SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 19 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Tài khoản sử dụng: TK 211-“Tài sản cố định hữu hình”
- TK 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
- TK 2112 Máy móc, thiết bị
- TK 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- TK 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
- TK 2118 Tài sản cố định khác
- TK 213 Tài sản cố định vô hình
- TK 2135 Phần mềm máy vi tính
- TK 214 Hao mòn tài sản cố định
- TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
- TK 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
Sổ sách sử dụng
- Sổ cái TK 211, 213, 214
- Thẻ tài sản cố định
- Báo cáo tình hình tài sản cố định
- Bảng tính khấu hao

SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Mua sắm TSCĐ

Giảm TSCĐ do khấu hao hết
Thanh lý nhượng bán
Tài sản cố định
TK133
TK811
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 20 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ
TK 111, 112 TK 211 TK 214
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 21 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Bộ
phận
Sử
dụng
Giám
Đốc
Bộ
phận sử
dụng
Kế toán
tổng
hợp
Giấy đề
nghị
thanh
lý, NB
Xét
duyệt

Biên bản
thanh
lý, NB
Ghi
giảm
TSCĐ
Nghiệp
vụ
thanh
lý, NB
TSCĐ
Lưu
trữ, bảo
quản,
chứng từ
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 22 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ luân chuyển tăng TSCĐ
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Bộ
phận
sử
dụng
Giám
đốc
Bộ
phận
mua
hàng
Giám
đốc

Bộ
phận
mua
hàng
Bộ
phận
sử
dụng
Kế toán
TSCĐ
Giấy
đề xuất
muaTS

Xem
xét ký
duyệt
Liên
hệ
lấy
báo
giá
Duyệt
giá
Mua
TSCĐ
lấy

Nhận bàn
giao đưa

TSCĐ
Nhập
số
liệu
vào
máy
Nhu
cầu sử
dụng
TSCĐ
Lưu
chứn
g từ
Trng i hc Cụng nghip H Ni 23 Khoa K toỏn - Kim toỏn
Cụng ty TNHH Bỡnh Minh Mu s: 02-TT
a ch:Khu TM Bc i l Lờ Li (Ban hnh theo Q s15/2006/Q-BTC
Ngy 20 thỏng 3 nm 2006 ca BTC)
PHIU CHI Quyn s:32
Ngy 02 thỏng 08 nm 2010 S: 16
H tờn ngi nhn tin: Nguyn Phng Thu
a ch: Phũng ti v
Lý do chi: Thanh toỏn tin mua mỏy in Laser HP 50000
S tin: 39.900.000 (Vit bng ch: Ba mi chớn triu chớn trm nghỡn
ng chn)
Kốm theo mt chng t gc
ó nhn tin
Ngy 02 thỏng 05 nm 2010
Giỏm c K toỏn trng Th qu Ngi nhn tin
(ký, h tờn) (ký, h tờn) (ký, h tờn) (ký,h tờn)
Biu 2.2 S cỏi TK 211

S CI
Tài khoản 211
Năm 2010
Số d đầu năm
Nợ Có
Ghi Có với TK đối ứng
Nợ với TK này
Quý I Quý II QuýIII Quý IV Cộng
TK 111 39.900.000 39.900.000
Cộng số PS Nợ
Cộng số PS Có
Số d cuối tháng Nợ

Kế toán ghi sổ Kế toán trởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Lờ Th Nguyt Lp CKT24-K12 Bỏo cỏo thc tp
N: TK211
Cú: TK111
Mức khấu hao bình quân phải
trích trong tháng
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 24 Khoa Kế toán - Kiểm toán
Hạch toán khấu hao TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần
giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích
khấu hao. Thực chất khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá
trị TSCĐ đã hao mòn. Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan
nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền cảu phần giá trị TSCĐ đã hao mòn.
Hao mòn tài sản cố định là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị
sử dụng của TSCĐ. Để thu hồi được vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư

hỏng nhằm mở rộng sản xuất phục vụ kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành
trích khấu hao và quản lý khấu hao TSCĐ bằng cách tính và phản ánh vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, có hao mòn mới dẫn tới khấu hao. Nếu hao mòn mang tính tất yếu khách
quan thì khấu hao mang tính chủ quan vì do con người tạo ra và cũng do con
người thực hiện. Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của
TSCĐ khi đưa vào sử dụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng
tài sản của con người.
Hao mòn TSCĐ có 2 loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất do quá trình sử dụng, bảo
quản, chất lượng lắp đặt tác động của yếu tố tự nhiên.
- Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về mặt giá trị do tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho những tài sản trước đó bị mất
giá một cách vô hình.
Hiện nay, Công ty TNHH Bình Minh đang áp dụng phương pháp tính khấu
hao theo đường thẳng, căn cứ theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ Tài Chính.

- TK sử dụng : TK214 “ Hao mòn tài sản cố định “
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng x 12 tháng
=
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 25 Khoa Kế toán - Kiểm toán
+ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
+ 2142 Hao mòn TSCĐ vô hình
2.2.2 Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.2.2.1 Kế toán công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ về giá trị và thời gian

sử dụng quy định cho tài sản cố định.
Đặc điểm.
Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nên trong qua trình sử
dụng công cụ dụng cụ bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, CCDC bị hao mòn dần, giá trị của
CCDC được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh do đó cần phân bổ
dần giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Yêu cầu quản lý CCDC.
Công cụ dụng cụ có nhiều thứ, nhiều loại ở trong kho hay đang dùng ở các
bộ phận phân xưởng, nếu không theo dõi quản lý chặt chẽ CCDC sẽ gây thất thoát,
lãng phí. Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê… phải được
theo dõi về cả hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo đối tượng sử dụng.
Để tổ chức tốt việc quản lý công cụ dụng cụ cần phải có kho tàng để bảo
quản các công cụ dụng cụ cần thiết để cân, đo, đong, đếm được chính xác. Xây
dựng định mức dự trữ cho từng loại CCDC trong kho cho từng mức tối đa và tối
thiểu để đảm bảo cho sản xuất. Tránh tình trạng thừa thiếu vật tư xác định rõ
CCDC trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng.
Phân loại CCDC.
- Căn cứ vào mục đích, công dụng của công cụ dụng cụ
+ Công cụ dụng cụ lưu động
+ Dụng cụ đồ nghề.
+ Dụng cụ quản lý.
+Dụng cụ quản lý, bảo hộ lao động.
+ Lán trại tạm thời.
SV: Lê Thị Nguyệt – Lớp CĐKT24-K12 Báo cáo thực tập

×