Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 91 trang )

NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. THỰC TRẠNG 2
1.2.1. Thực trạng chung 2
1.2.2. Thuận lợi 3
1.2.3. Khó khăn 3
1.3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 4
1.3.1. Mục đích 4
1.3.2. Phạm vi áp dụng 4
2. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC 5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1. Tổng quan về kiểm tra đánh giá 5
2.1.2. Kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng 9
2.1.3. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN môn Tin học 11
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHỦ QUAN 13
2.2.1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng) 13
2.2.2. Kiểm tra viết 16
2.2.3. Kiểm tra thực hành 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHÁCH QUAN 19
2.3.1. Khái niệm 19
2.3.2. Các loại câu trắc nghiệm 20
2.3.3. Ưu và nhược điểm của kiểm tra trắc nghiệm 24
2.4. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KTĐG THEO CHUẨN KTKN MÔN TIN
HỌC 25
2.4.1. Quy trình biên soạn đề KT theo chuẩn KTKN 25
2.4.2. Bảng mô tả các cấp độ tư duy 30
2.4.3. Ví dụ minh họa đề kiểm tra môn Tin học 32
2.5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
MÔN TIN HỌC 41
2.5.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint 42


2.5.2. Phần mềm Netop School 47
2.5.3. Phần mềm Platin Violet 62
2.5.4. Phần mềm DangKhoi Informatics Testing System 66
2.5.5. Một số phần mềm khác 77
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 80
3.1. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 80
3.2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ 81
4. KẾT LUẬN 84
4.1. TÓM TẮT 84
4.2. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI 85
4.2.1. Đối với nhà trường 85
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 85
4.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 85
4.3.1. Đối với nhà trường 85
4.3.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 86
4.4. HƯỚNG PHÁT TRIỂN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
MÔN TIN HỌC CẤP THPT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin KTKN Kiến thức kỹ năng
GV Giáo viên SBT Sách bài tập
HS Học sinh SGK Sách giáo khoa
KT Kiểm tra THCS Trung học cơ sở
KTĐG Kiểm tra đánh giá THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA TRANG
Hình 1. Thang phân loại tư duy 30
Hình 2. Một slide bài giảng thiết kế bằng MS Powerpoint 43
Hình 3a. Một slide câu hỏi trắc nghiệm thiết kế bằng MS Powerpoint 44
Hình 3b. Một slide câu hỏi điền khuyết thiết kế bằng MS Powerpoint 44

Hình 3c. Một slide chấm điểm thiết kế bằng MS Powerpoint 45
Hình 4. Một slide “trò chơi chiếc nón kỳ diệu” thiết kế bằng MS Powerpoint 45
Hình 5. Một slide “trò chơi ô chữ” thiết kế bằng MS Powerpoint 46
Hình 6. Một slide “trò chơi trúc xanh” thiết kế bằng MS Powerpoint 46
Hình 7a. Màn hình nhập tên HS khi bắt đầu kiểm tra trên Netop School 50
Hình 7b. Màn hình theo dõi tiến độ làm bài kiểm tra của HS trên Netop School 50
Hình 7c. Màn hình Kết quả làm bài kiểm tra của HS trên Netop School 50
Hình 7d. Màn hình kết quả làm bài của cả lớp trên Netop School 51
Hình 7e. Màn hình kết quả làm bài chi tiết của HS trên Netop School 51
Hình 8a. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm 1 đáp án đúng bằng Netop School 52
Hình 8b. Màn hình làm bài trắc nghiệm 1 đáp án đúng trên Netop School 52
Hình 9a. Màn hình thiết kế đề trắc nghiệm nhiều đáp án đúng trên Netop School 53
Hình 9b. Màn hình làm bài trắc nghiệm nhiều đáp án đúng trên Netop School 53
Hình 10a. Màn hình thiết kế bài tập điền khuyết có các từ gợi ý trên Netop School 54
Hình 10b. Màn hình làm bài tập điền khuyết với các từ gợi ý trên Netop School 54
Hình 11a. Màn hình thiết kế đề điền khuyết có gợi ý nhiều hơn trên Netop School 55
Hình 11b. Màn hình làm bài điền khuyết có từ gợi ý nhiều hơn trên Netop School 55
Hình 12a. Màn hình thiết kế bài tập sắp xếp thứ tự các ý trên Netop School 56
Hình 12b. Màn hình làm bài tập dạng sắp xếp thứ tự các ý trên Netop School 56
Hình 13a. Màn hình thiết kế bài tập gán nhãn hình ảnh trên Netop School 57
Hình 13b. Màn hình làm bài tập dạng gán nhãn hình ảnh trên Netop School 57
Hình 14a. Màn hình thiết kế bài tập ghép hợp có hình ảnh trên Netop School 58
Hình 14b. Màn hình làm bài tập dạng ghép hợp có hình ảnh trên Netop School 58
Hình 15a. Màn hình thiết kế bài tập điền khuyết không gợi ý trên Netop School 59
Hình 15b. Màn hình làm bài tập dạng điền khuyết không gợi ý trên Netop School 59
Hình 16a. Màn hình thiết kế bài tập tự luận trên Netop School 60
Hình 16b. Màn hình làm bài tập tự luận trên Netop School 60
Hình 17. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm 1 đáp án đúng bằng Violet 63
Hình 17. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm nhiều đáp án đúng bằng Violet 63
Hình 19. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm đúng-sai bằng Violet 64

Hình 20. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ghép hợp bằng Violet 64
Hình 21. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết bằng Violet 65
Hình 22. Màn hình thiết kế câu hỏi “ô chữ” bằng Violet 65
Hình 23 Màn hình quản lý kỳ thi trên DangKhoi ITS 68
Hình 24. Màn hình quản lý đề thi trên DangKhoi ITS 68
Hình 25. Màn hình quản lý lớp học trên DangKhoi ITS 69
Hình 26. Màn hình tìm kiếm thông tin HS trên DangKhoi ITS 69
Hình 27. Màn hình xem điểm thi theo lớp trên DangKhoi ITS 70
Hình 28. Giao diện màn hình chính của DangKhoi ITS 71
Hình 29. Màn hình thêm lớp mới trên DangKhoi ITS 71
Hình 30. Màn hình xóa lớp trong DangKhoi ITS 72
Hình 31. Màn hình thêm kỳ thi mới trên DangKhoi ITS 72
Hình 32. Màn hình xóa kỳ thi trên DangKhoi ITS 73
Hình 33. Màn hình biên soạn đề thi trên DangKhoi ITS 73
Hình 34. Màn hình nhập thông tin HS làm KT trên DangKhoi ITS 74
Hình 35. Màn hình làm bài kiểm tra của HS trên DangKhoi ITS 75
Hình 36. Màn hình kết quả làm bài kiểm tra của HS trên DangKhoi ITS 75
Hình 37. Màn hình thống kê kết quả làm bài kiểm tra trong DangKhoi ITS 76
Hình 38. Màn hình giao diện chính của McMIX 79
Hình 39. Câu hỏi trắc nghiệm Tin học được tạo bằng Flash 80
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRANG
Bảng 1. Khung ma trận đề kiểm tra 26
Bảng 2. Bảng mô tả các cấp độ tư duy 31
Bảng 3. Sỉ số các lớp dùng làm số liệu thống kê 82
Bảng 4. So sánh chi phí thời gian trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá 82
Bảng 5. So sánh chi phí vật chất trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá 83
Bảng 6. So sánh chi phí bằng tiền trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá 84
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
1. GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm học 2006-2007, môn Tin học được chính thức đưa vào trường học, là
môn học chính khóa đối với học sinh cấp THPT, là môn học tự chọn bắt buộc đối
với học sinh cấp THCS và là môn học tự chọn không bắt buộc đối với học sinh cấp
Tiểu học.
Đặc trưng của Tin học vừa là một môn học, tức có đối tượng, phương pháp
nghiên cứu riêng, đồng thời vừa là một phương tiện được ứng dụng mạnh mẽ vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để việc dạy và học môn Tin học đạt được kết quả tốt, ngoài yếu tố giảng dạy,
truyền đạt kiến thức, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng là một vấn đề hết
sức quan trọng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, chúng ta sẽ thấy được hiệu
quả của việc giảng dạy.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu cần
thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp người
dạy và người học nhìn nhận được đúng thực chất của việc dạy học, từ đó có những
biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học.
Một trong những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã và đang
thực hiện là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học và kiểm tra - đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì việc đổi
mới về phương pháp dạy học sẽ trở nên vô nghĩa.
Chính vì vậy, việc ra đề kiểm tra cần phải suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi kỹ
hơn để tránh những tình trạng thiên lệch, cực đoan, vội vàng, thiếu đi sự toàn diện,
khách quan và công bằng, và nhất là làm sao để việc kiểm tra, đánh giá phải góp
phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Trên tinh thần đó, chuyên đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tin học cấp
THPT” được thực hiện nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình đổi mới việc kiểm
tra đánh giá môn Tin học nói riêng và tiến tới đổi mới toàn diện trong việc dạy và
học môn Tin học trong trường phổ thông.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 1 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011

1.2. THỰC TRẠNG
1.2.1. Thực trạng chung
Trong thực tế, vẫn còn tồn tại tình trạng kiểm tra học thuộc lòng, kiểm tra
trí nhớ một cách đơn thuần, máy móc và vụn vặt. Do cách ra đề đơn giản, HS
phải nhớ nhiều sự kiện, con số, … nhưng thực chất không hiểu được mục đích
ghi nhớ mà chủ yếu là để đối phó với KTĐG, thi cử.
Người ra đề ít hoặc không chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm vào mục
đích cụ thể là kiểm tra trí nhớ (mức độ biết, tái hiện) hay kiểm tra mức độ thông
hiểu, kỹ năng vận dụng tri thức.
1
Một số hệ quả:
- Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích
thích, động viên HS nỗ lực học tập. Việc ra đề quá khó làm cho những
học sinh có học lực trung bình trở xuống dễ chán học, hoặc ra đề quá
dễ dẫn đến làm cho HS có tâm lý thỏa mãn, kém nỗ lực phấn đấu.
- Cách đánh giá thiếu khoa học dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt. Kết
quả đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ ghi nhớ bài học, khó đánh giá
được năng lực tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cùng năng lực vận
dụng tri thức, kỹ năng.
- KTĐG chủ yếu hướng vào kiến thức lý thuyết, kỹ năng ít được quan
tâm, chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề KT, đề thi.
- KTĐG chỉ bó gọn trong chương trình môn học một lớp nên khó đánh
giá được mức độ hiểu, nắm vững toàn mạch kiến thức cả cấp học. Từ
đó, gây khó khăn cho việc dạy học tích hợp giữa các bộ môn theo chủ
đề (giáo dục môi trường, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, ), tách rời
học với hành, lý thuyết với thực tiễn.
- KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện
cho HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá còn
mang nặng tính chủ quan do chưa xác định rõ mục tiêu KTĐG nên kết
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên – dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Tin học cấp THPT, 2010
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 2 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
quả đánh giá của mỗi GV, mỗi trường và mỗi địa phương thường khác
biệt nhau.
- Một bộ phận GV còn coi nhẹ KTĐG, do vậy trong KT bài cũ, 15 phút,
45 phút, việc ra đề KT còn qua loa. Nhiều GV ra đề KT với mục đích
làm sao để dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa thật sự
khách quan.
1.2.2. Thuận lợi
Từ khi môn Tin học được chính thức đưa vào trường học, đã làm thúc đẩy
quá trình tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến cả về nội dung và phương pháp dạy học,
giúp cho việc triển khai dạy-học môn học trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet, khối lượng tri thức được tăng lên
đáng kể, đặc biệt là việc học hỏi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm càng trở nên dễ
dàng hơn, giúp cho GV có cơ hội học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn
nhau.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước triển khai một cách có hệ thống
và đại trà về chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá của môn học.
Ngày càng có rất nhiều phần mềm có thể ứng dụng vào công tác dạy học
và kiểm tra, đánh giá, giúp cho GV giảm được rất nhiều công sức trong việc
soạn bài giảng và bài kiểm tra, cũng như việc chấm bài kiểm tra sẽ nhanh chóng
và chính xác hơn.
1.2.3. Khó khăn
Tin học là một môn học còn khá mới mẻ (từ năm học 2006-2007) nên sự
chuẩn bị về mặt nhân sự (đội ngũ giáo viên) và cơ sở vật chất (máy tính, phần
mềm và mạng máy tính) của phần lớn các trường còn chưa được đảm bảo cả về

số lượng và chất lượng.
Về mặt nhân sự, đa số GV đều không hoặc ít được đào tạo bài bản về
chuyên môn (Tin học) mà thường là những GV dạy các môn học khác được
phân công để dạy môn Tin học. Điều này dẫn đến những hạn chế nhất định
trong việc truyền dạy những kiến thức chuyên môn.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 3 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Về mặt cơ sở vật chất, đa số các trường đều chưa đáp ứng được yêu cầu
về máy móc thiết bị và phương tiện dạy học cho môn học. Điều này sẽ làm
giảm đi hiệu quả của việc dạy học và đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy tính và
các thiết bị Tin học.
Mặt khác, là môn học còn khá mới nên chương trình và sách giáo khoa
còn chưa được thống nhất và đáp ứng được yêu cầu và mặt bằng chung. Có
những học sinh (ở Thành thị) đã được học và sử dụng khá nhuần nhuyễn máy
tính, có những học sinh (không ở Thành thị) lại chưa được biết qua hoặc biết rất
ít kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này dễ dẫn đến sự chênh lệch về
kiến thức, kỹ năng giữa các vùng miền.
Cuối cùng, môn Tin học được coi là môn “phụ” nên ý thức, thái độ của
HS và cả GV đều mang tâm lý coi nhẹ, “coi thường” môn học. GV ít có sự đầu
tư để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học. HS cũng xem thường, không học
bài, chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ như các môn học chính khác.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Qua quá trình giảng dạy bộ môn Tin học trong các trường THPT và quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ thông tin, chúng tôi hệ thống
lại những vấn đề liên quan đến công việc KTĐG và trình bày một số kinh nghiệm
ứng dụng công nghệ thông tin trong KTĐG môn Tin học.
1.3.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là nhằm trình bày một số cơ cở lý luận khoa học về
vấn đề KTĐG nói chung và KTĐG môn Tin học nói riêng. Sau đó là giới thiệu

các phương pháp KTĐG thường được sử dụng, bao gồm các phương pháp chủ
quan và khách quan. Cuối cùng, đề tài giới thiệu và đề xuất một số phương
pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong KTĐG nhằm nâng cao hiệu quả và
góp phần đổi mới công tác KTĐG môn Tin học.
1.3.2. Phạm vi áp dụng
Các phương pháp KTĐG được giới thiệu trong đề tài có thể áp dụng trước
hết là cho bộ môn Tin học trong các trường THPT, kế đến là môn Tin học trong
các trường THCS. Các môn học khác cũng có thể bước đầu áp dụng một số
phương pháp cho phù hợp với bộ môn.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 4 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
2. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về kiểm tra đánh giá
2
a) Khái niệm:
Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình
dạy học. Kiểm tra - đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong
đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích. Không thể đánh giá
mà không dựa vào kiểm tra. Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan
trọng đặc biệt và cho điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định
lượng trình độ của HS.
Kiểm tra là công cụ để đo lường trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ
xảo của HS. Đánh giá là xác định mức độ của trình độ kiến thức kỹ
năng, kỹ xảo của HS.
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó
mang tầm quan trọng rất lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá
trình dạy học không hoàn tất.
b) Chức năng của kiểm tra đánh giá

Chức năng so sánh: so sánh giữa mục đích yêu cầu đề ra với kết
quả thực hiện được. Nếu không có kiểm tra đánh giá thì không có dữ
kiện, số liệu xác thực để so sánh kết quả nhận được với mục đích yêu
cầu.
Chức năng phản hồi: hình thành mối liên hệ nghịch (trong và
ngoài). Nhờ có chức năng này GV dần dần điều chỉnh quá trình dạy học
ngày một tối ưu.
Chức năng dự đoán: căn cứ vào kết quả kiểm tra và đánh giá có
thể dự đoán sự phát triển của người học.
c) Mục đích của kiểm tra đánh giá
2
Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Lý luận dạy học, Lưu hành nội bộ - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.
HCM, 2009
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 5 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
• Đối với HS:
Giúp HS đào sâu kiến thức, hệ thống hóa khái quát hóa kiến
thức, phát hiện những lỗ hổng về tri thức và kịp thời bổ sung, rèn
được thói quen tìm hiểu sâu sắc tài liệu và giải quyết vấn đề.
• Đối với GV:
Thấy được tình hình học tập của từng HS cũng như cả lớp.
Phát hiện được những nội dung giảng dạy thiếu sót cũng như các
phương pháp giảng dạy chưa phù hợp để bổ sung và sửa đổi.
• Đối với nhà trường, phụ huynh và các cơ quan giáo dục:
Dựa trên cơ sở của kiểm tra - đánh giá có thể theo dõi đánh
giá quá trình giảng dạy của GV và tình hình học tập của HS. Căn
cứ vào đó mà bổ sung hoàn thiện và phát triển chương trình giảng
dạy. Qua kiểm tra và đánh giá giúp cho phụ huynh biết rõ sự học
tập của con em mình vì vậy mà có mối liên hệ giữa nhà trường và

gia đình chặt chẽ hơn.
d) Các tiêu chuẩn của một bài kiểm tra
• Có giá trị:
Là khái niệm cho biết mức độ mà một bài kiểm tra đo được
đúng cái mà nó định đo. Một bài kiểm tra có giá trị là phải thực
sự đo lường đúng với đối tượng cần đo. Đó chính là nội dung bài
kiểm tra.
Một bài liểm tra có quá trị được xác định 3 điểm sau: Nội
dung kiểm tra, sự nhất trí nội tại của bài kiểm tra và sự so sánh
các tiêu chuẩn ngoại lai:
Tính chất hữu hiệu về nội dung kiểm tra: Cho biết bài kiểm
tra có phù họp với sách giáo khoa, giáo trình hay bài giảng của
GV hay không? Nói khác đi bài kiểm tra phải bao gồm các phần
quan trọng của giáo khoa, giáo trình.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 6 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Tính chất hữu hiệu về sự nhất trí nội tại của bài kiểm tra:
Nói lên mối quan hệ nhất quán của các câu hỏi trong toàn bài
kiểm tra. Câu hỏi có giá trị phải phân biệt được HS có điểm cao
và HS có điểm thấp.
Tính hữu hiệu trong sự so sánh các tiêu chuẩn ngoại lai:
Cho thấy kết quả kiểm tra có sự phù hợp với các kết quả đánh
giá khác có đối tượng tương tự. Ví dụ: Kiểm tra thường xuyên
HS A đạt khá, nếu kiểm tra học kỳ đạt giỏi thì có thể kết luận
bài kiểm tra đó thỏa mãn tính hữu hiệu trong sự so sánh các tiêu
chuẩn ngoại lai. Hoặc so sánh kết quả kiểm tra của nhiều môn học
ở một HS.
• Đáng tin cậy:
Là khái niệm cho biết bài kiểm tra đo bất cứ cái gì mà nó đo

với sự tin cậy có căn cứ, ổn định đến mức nào. Bài kiểm tra đáng
tin cậy nói lên tính chất vững chãi của điểm số. Độ tin cậy của
bài kiểm tra tùy thuộc vào 3 yếu tố:
Vừa sức với trình độ HS, bài KT không quá khó hay quá dễ.
Các ảnh hưởng ngoại lai khi HS làm bài như quay cóp bài,
bị nhiễu khi làm bài…
Sự khách quan của người chấm. Để khắc phục yếu tố này
GV cần có thang điểm rất chi tiết.
• Dễ sử dụng:
Bao gồm 3 khía cạnh: tổ chức kiểm tra, dễ chấm và ít tốn
kém:
Tổ chức kiểm tra: bài kiểm tra phải soạn kỹ tránh những trở
ngại khi HS làm bài, bài kiểm tra có hướng dẫn rõ ràng, ghi thời
gian làm bài, các điểm số và tài liệu được sử dụng (nếu có).
Bài kiểm tra phải thực hiện sao cho việc chấm bài được dễ
dàng, thang điểm chính xác để nâng cao mức tin cậy của bài KT.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 7 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Phải tiết kiệm thời gian và phương tiện. Tiêu chuẩn này
làm ảnh hưởng đến tính chất tin cậy và có giá trị
e) Các nguyên tắc đánh giá
• Đánh giá phải khách quan:
Trong mọi trường hợp GV cũng không được có ác cảm hay
thiện cảm chen vào trong quá trình đánh giá. Mà đánh giá phải
khách quan, dựa vào kết quả mà người GV thu được của GV.
• Đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học:
Dạy học nhằm mục đích gì thì khi đánh giá GV phải dựa vào
mục đích đề ra ban đầu đó.
• Đánh giá phải toàn diện:

Đánh giá không những chỉ chú trọng vào kiến thức của HS
mà cần cả về mọi mặt từ tư tưởng chính trị, tác phong, thái độ đến
kiến thức khoa học, kỹ thuật.
• Đánh giá phải thường xuyên và có kế hoạch:
Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như mọi hoạt động của con
người đều có quá trình vận động và phát triển không ngừng, cho
nên kết quả đánh giá chỉ có giá trị thực sự ngay trong thời điểm
đánh giá. Do đó đánh giá chính xác, phải thực hiện thường xuyên
và có kế hoạch trong quá trình dạy học.
• Đánh giá phải nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn
chỉnh chương trình:
Qua các kỳ kiểm tra cũng như thi, GV cũng như các cơ quan
giáo dục tìm hiểu những tác nhân đưa đến kết quả vạch ra những
ưu điểm để phát huy, phát hiện những nhược điểm để sửa chữa,
cải tiến phương pháp giảng dạy, sửa đổi chương trình học cho
thích hợp với mục tiêu đào tạo.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 8 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
2.1.2. Kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng
3
a) Định hướng đổi mới KTĐG
o KTĐG phải sát, đúng đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng và
hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, phân biệt được đúng
sai, tìm ra nguyên nhân để tự khắc phục, rèn luyện kỹ năng tư duy
độc lập.
o Đảm bảo sự cân đối giữa KT kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái
độ đối với HS. Kết hợp hợp lý hình thức tự luận với trắc nghiệm; vận
dụng các kiểu câu hỏi trắc nghiệm phù hợp (đúng-sai, điền khuyết,
trả lời ngắn, ghép hợp, nhiều lựa chọn, …) với nhiều phiên bản.

o Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS, tiến
hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học
kỳ cả lý thuyết và thực hành, vận dụng linh hoạt các hình thức đánh
giá qua bước lên lớp.
o Kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài (lấy ý kiến của đồng
nghiệp, kiểm tra từ bên ngoài để khách quan hóa việc đánh giá, …)
o Vận dụng linh hoạt các hình thức KT, xác định rõ yêu cầu về KTĐG
phù hợp với thời lượng và tính chất đề KT:
i. Kiểm tra thường xuyên và định kỳ: bao gồm KT miệng (cho điểm
hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ học hoặc
trong quá trình dạy học; KT viết 15 phút, KT 1 tiết, KT học kỳ cần
vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm
tra miệng cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt kiến
thức trước tập thể.
ii. Trong kiểm tra định kỳ cần chú trọng kỹ năng phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa kiến thức, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình
bày một vấn đề.
3
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên – dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Tin học cấp THPT, 2010
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 9 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
o Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và
gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích
cực”.
o Việc ra đề KT, phân tích, khai thác lỗi của HS vừa phải đảm bảo mục
tiêu của môn học, vừa phải đảm bảo tính thân thiện, bồi dưỡng tình
cảm hứng thú học tập bộ môn bằng sự động viên sự cố gắng của HS.

b) Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn KTKN
o Căn cứ vào chuẩn KTKN của từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu
cần đạt về KTKN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
o Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy,
học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh
giá thường xuyên, định kỳ; phối hợp giữa đánh giá của GV và tự
đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia
đình, cộng đồng.
o Đảm bảo chất lượng KTĐG thường xuyên, định kỳ phải chính xác,
khách quan, công bằng, không hình thức đối phó, nhưng cũng không
gấy áp lực nặng nề.
o Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của
học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót.
o Cần chú ý đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới
mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học, ôn
luyện cũng như thực hành, thí nghiệm.
o Đánh giá cả quá trình dạy học của GV nhằm cải tiến, nâng cao hiệu
quả giảng dạy. Lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình
dạy học.
o Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính
tương đương của các đề kiểm tra, thi.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 10 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
o Kết hợp có khoa học và hợp lý các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự
luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy
móc, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
2.1.3. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN môn Tin học
4
a) Mục tiêu

o Để khảo sát KTKN của HS trước khi bắt đầu một giai đoạn dạy học
mới (có thể là một năm học, một học kỳ, một chương, một bài, …)
o Để đánh giá KTKN của HS sau khi kết thúc một giai đoạn dạy học.
o Để điều chỉnh quá trình dạy học.
b) Hình thức
o Tùy thuộc vào nội dung KTĐG mà sẽ có hình thức khác nhau.
Những nội dung yêu cầu KT kỹ năng nên KT trên máy. Những nội
dung yêu cầu về kiến thức nên kiểm tra trên giấy.
o Trong một tiết học, trước khi chuyển sang mục mới, có thể sử dụng
hình thức phát vấn hoặc trắc nghiệm nhanh.
o Cân nhắc sử dụng các hình thức KTĐG từng cá nhân, theo nhóm, HS
tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, …
c) Thời điểm
o Với mục tiêu là khảo sát thì thời điểm để tiến hành thường là trước
khi bắt đầu một giai đoạn dạy học mới.
o Với mục tiêu là đánh giá tổng kết thì thời điểm tiến hành thường là
kết thúc một giai đoạn dạy học.
o Với mục tiêu là điều chỉnh thì thời điểm tiến hành thường là trong
quá trình dạy học.
d) Căn cứ để KTĐG
4
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên – dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Tin học cấp THPT, 2010
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 11 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
o Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học
o Nội dung SGK
o Điều kiện thực tế
e) Cách thức dánh giá

o Đánh giá theo kết quả đầu ra
o Đánh giá quá trình
f) Một số hình thức KTĐG
o KTĐG qua các bài kiểm tra, qua theo dõi quan sát giờ học, giờ thực
hành.
o Trắc nghiệm, tự luận.
o Trên giấy, thực hành trên máy.
o Cá nhân, theo nhóm.
o Cá nhân tự nhận xét, tập thể nhận xét, …
g) Khung đề KTĐG
o Mục tiêu
o Yêu cầu của đề
o Ma trận đề
Mức độ
Nội dung
Biết Hiểu Vận dụng
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3

o Đề bài
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 12 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
o Hướng dẫn chấm
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHỦ QUAN
5
Kiểm tra kết quả học tập được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy
học. Do đó các phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng là những phương pháp dạy
học nhưng chúng được sử dụng ở giai đoạn giảng dạy khi GV có đầy đủ căn cứ để

yêu cầu HS báo cáo lại sự lĩnh hội tài liệu đã học và đánh giá trình độ lĩnh hội tài
liệu của từng HS.
Có hai hình thức kiểm tra và đánh giá là kiểm tra, đánh giá hình thành và
kiểm tra, đánh giá tổng kết.
Kiểm tra, đánh giá hình thành là kiểm tra đánh giá dựa trên cơ sở sự hình
thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập và tạo ra động lực phát triển. Nó là
cơ sở để có sự phản hồi nhanh để kịp thời sửa chữa ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự
phát triển trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra, đánh giá hình thành là kiểm tra,
đánh giá từng bước một cách chính thức để cung cấp số liệu chứng minh sự mạnh,
yếu và quyết định làm gì để phù hợp với chương trình đào tạo. Kiểm tra, đánh giá
hình thành có thể được thực hiện một cách thường xuyên ngay trong quá trình học
bài mới hay vận dụng kiến thức đã học, một cách định kỳ sau mỗi chương, học
phần hay học kỳ.
Kiểm tra, đánh giá tổng kết được thực hiện vào cuối năm học, cuối môn học.
Có nhiều phương pháp cụ thể và công cụ để tiến hành kiểm tra, đánh giá ở
trường học như làm bài tập, ghi nhật ký, viết đề án nhỏ, thảo luận với cá nhân,
kiểm tra mở sách, giải quyết vấn đề, trắc nghiệm lựa chọn đa phương án, phiếu
thăm dò, phiếu tự đánh giá, …
2.2.1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
a) Các trường hợp sử dụng kiểm tra vấn đáp
Kiểm tra vấn đáp được sử dụng bất cứ lúc nào trong dạy học.
Đầu buổi học: ôn lại bài cũ hay để mở đầu bài mới.
5
Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Lý luận dạy học, Lưu hành nội bộ - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.
HCM, 2009
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 13 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Đang lúc giảng bài: đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ hay để
phát hiện tình hình kiến thức của HS.

Cuối bài học: cũng cố tài liệu đã học hay trước khi thực hành thí
nghiệm.
Kiểm tra định kỳ hay cuối học kỳ.
b) Phân loại kiểm tra vấn đáp
KT cá nhân: là hình thức kiểm tra mà từng HS có nội dung riêng.
KT đồng loạt: là hình thức đặt câu hỏi chung và tất cả HS đều có
thể tham gia trả lời được.
KT phối hợp: là hình thức tiến hành kiểm tra cá nhân và kiểm tra
đồng loạt.
c) Ưu điểm của kiểm tra vấn đáp
Kiểm tra vấn đáp giúp cho GV dễ dàng nắm được tư tưởng và cách
suy luận của HS để kịp thời uốn nắn những sai sót trong lời nói đồng thời
giúp HS sử dụng đúng những thuật ngữ và diễn đạt ý một cách logíc.
HS hiểu rõ bài hơn và nhớ lâu tài liệu nhờ trình bày qua ngôn ngữ
của chính mình.
Giúp GV có thể nhận định được ngay và xác định đúng trình độ
của HS nhờ hỏi thêm những câu phụ và các chi tiết hỏi bổ sung.
Kiểm tra vấn đáp là phương tiện giúp HS mạnh dạn phát biểu ý
kiến, luyện tập khả năng đối đáp, diễn đạt ý tưởng được chính xác và
tập cho HS quan sát, suy nghĩ phán đoán được nhanh chóng.
d) Nhược điểm của kiểm tra vấn đáp
Kết quả trả lời của một số HS không thể xem là đại diện cho cả
lớp. Điểm số của vài HS không giúp cho GV đánh giá đúng mức trình
độ chung cho cả lớp.
Áp dụng kiểm tra vấn đáp cho cả lớp mất nhiều thời gian.
Các câu hỏi phân phối cho các HS có độ khó không đồng đều nhau.
Những yếu tố ngoại lai có thể dẫn đến sự chủ quan của GV.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 14 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011

e) Cách thức vận dụng kiểm tra vấn đáp
o Để lôi cuốn được cả lớp cùng tham gia trong lúc kiểm tra vấn
đáp, GV phải tiến hành các bước theo thứ tự sau:
- Đặt câu hỏi cho cả lớp, dành thời gian cho HS suy nghĩ;
- Gọi HS trả lời;
- Gọi HS bổ sung hoặc có ý kiến khác;
- GV bổ sung và nhận xét câu trả lời.
o Tính chất câu hỏi:
- Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể chặt chẽ làm cho HS xác định
đúng mức độ của câu hỏi;
- Câu hỏi phải đảm bảo tính liên tục và hệ thống;
- Trình tự câu hỏi phải logíc, các câu hỏi phải liên hệ với nhau
theo một thứ tự nhất định;
- Lưu ý đến câu hỏi cần tư duy phê phán hay tư duy liên hệ.
Nên tránh những câu hỏi chỉ đòi hỏi trí nhớ.
o Tính chất câu trả lời:
- Câu trả lời phải làm sáng tỏ trình độ lý giải, hiểu và nắm vững
tài liệu của HS;
- Mọi câu hỏi đặt ra phải được trả lời đầy đủ, GV phải bổ sung
và cần phải đánh giá;
o Thái độ của GV:
- Khi kiểm tra miệng, GV cần phải khuyến khích HS bình tĩnh
nhất là kỳ thi cuối học kỳ hay cuối năm bằng bằng thái độ hay câu
hỏi phụ;
- Không cắt ngang câu trả lời của HS trừ trường hợp HS lạc đề
hay sai lầm nghiêm trọng;
- GV phải theo dõi HS trả lời nhất là giảng dạy trên lớp;
- Các câu hỏi phải được chuẩn bị trước câu trả lời và có kế
hoạch phân phối câu trả lời cho HS.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 15 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi

Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
- GV có thể chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết để HS sử
dụng khi trả lời câu hỏi.
2.2.2. Kiểm tra viết
a) Các trường hợp sử dụng kiểm tra viết
Thường hạn chế sử dụng vì đòi hỏi phải có thời gian;
Có thể sử dụng ngay trong lúc giảng nhưng trong thời gian ngắn,
vì vậy có ý nghĩa khảo sát tính chuyên cần của HS.
Kiểm tra định kỳ sau khi học xong một chương trình hay một phần,
thời gian kiểm tra là một tiết hay hơn.
Kiểm tra cuối học kỳ, thời gian 2 tiết.
b) Phân loại kiểm tra viết
Loại luận đề: thời gian kiểm tra dài, đầu đề là câu hỏi về một vấn đề
lớn, HS trình bày phải có nhập vấn đề, kết luận và cấu trúc.
Loại câu hỏi ngắn: mỗi câu trả lời khoảng 15 - 20 phút, Chỉ yêu cầu
HS trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm không cần viết dài dòng nhập đề, kết
luận, để rõ ràng, các ý chính được gạch đầu dòng.
c) Ưu điểm của kiểm tra viết
Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể HS trong lớp về
một số nội dung nhất định.
HS có đủ thời gian suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trình bày đầy
đủ hiểu biết của mình, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo.
Qua bài kiểm tra viết GV nắm được tình hình trình độ chung của cả
lớp và của từng HS, giúp GV hoàn thiện nội dung bài giảng, phương
pháp dạy học để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng HS khá và phụ đạo HS yếu
kém.
d) Nhược điểm của kiểm tra viết
Nội dung kiểm tra dù rộng nhưng cũng không bao trùm hết
toàn chương trình ấn định mà thường tập trung vào một số nội dung

nhất định. Chính vì vậy HS dễ học tủ.
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 16 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Nếu một đề tài quá rộng đòi hỏi thang điểm phức tạp thì việc đánh
giá sẽ khó khăn.
Kết quả bài kiểm tra thường chịu ảnh hưởng qua cách trình bày,
chữ viết và cách hành văn của HS.
e) Cách thức vận dụng kiểm tra viết
o Kiểm tra viết định kỳ phải được thông báo trước ngày giờ và nội
dung kiểm tra;
o Bài kiểm tra phải vừa sức với HS và nội dung kiểm tra phải
phù hợp với thời gian làm bài;
o Câu hỏi kiểm tra phải lưu ý đến độ khó và độ phức tạp. Độ
khó gắn liền với trình trình độ của HS. Độ phức tạp tùy thuộc
vào bản thân của câu hỏi;
o Để HS hoàn toàn tự lực khi làm bài, nên có nhiều phương án
khi tổ chức kiểm tra. Lúc đó cần xác định độ khó và độ phức tạp
đồng đều nhau giữa các phương án;
o Chấm bài kiểm tra phải kèm theo lời phê bình, giải thích những
sai lầm điển hình và giải đáp các thắc mắc;
o Nên trả bài cho HS càng sớm càng tốt, sau 1 - 2 tuần.
2.2.3. Kiểm tra thực hành
a) Các trường hợp sử dụng kiểm thực hành
Rất hạn chế chỉ dùng đối với kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kỹ thuật
thao tác sử dụng công cụ lao động. Kiểm tra cách tiến hành các bước lao
động sản xuất hay cách tiến hành một thao tác.
b) Phân loại kiểm tra thực hành
Kiểm tra thành phẩm thực hành: mục đích kiểm tra là đánh giá sản
phẩm làm ra của HS dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phổ biến

trước. Các tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các yêu cầu về: hình dáng, kích
thước, phẩm chất, thời gian thực hiện, số lượng, những sai số cho phép
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 17 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
Kiểm tra thao tác thực hành: Trong thời gian kiểm tra GV phải theo
dõi quan sát HS thực hành từ đầu đến cuối. Trong việc kiểm tra thao tác
thực hành, GV căn cứ vào tiêu chuẩn sau để đánh giá:
- Tiêu chuẩn thao tác: có tiến hành đúng trình tự các bước không;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: sử dụng dụng cụ lao động có thích hợp
không;
- Tiêu chuẩn nội quy: có áp dụng đúng các nội quy ấn định không,
thói quen, thái độ tổ chức trong khi thực hiện công tác
c) Ưu điểm của kiểm tra thực hành
Đây là phương pháp kiểm tra hữu hiệu nhất và không loại kiểm
tra nào có thể thay thế được để đánh giá kỹ năng, kỹ xảo tay nghề.
d) Nhược điểm của kiểm tra thực hành
Đòi hỏi thời gian phải thực hiện và đòi hỏi GV phải theo dõi suốt
quá trình.
Vì phải theo dõi cùng một lúc nhiều HS nên GV không thể theo
dõi một cách cẩn thận. Để hạn chế điểm này nên tổ chức thực hành từ
2 - 6 người cùng một lúc.
Điểm kiểm tra đánh giá kỹ năng, kỹ xảo của HS được khách quan,
đầy đủ, việc tổ chức thực hành phải có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ
trang thiết bị, máy móc.
Không phải trường hợp nào cũng có đầy đủ phương tiện cho công
tác thực hành
e) Cách thức vận dụng kiểm tra thực hành
o Chỉ được kiểm tra thực hành sau một thời gian HS đã luyện tập
kỹ năng, kỹ xảo. Khi đó kiểm tra mới chính xác;

o Nội dung kiểm tra phải dựa trên phân tích nghề, dựa vào nội
dung của các động tác. Nên kiểm tra các động tác thường xuyên
xảy ra trong nghề;
o Khi soạn bài kiểm tra thực hành, GV thường soạn theo các bước:
- Xác định mục đích yêu cầu;
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 18 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
- Chọn lựa công tác;
- Phân tích công tác gồm những động tác đã học;
- Liệt kê một bảng để theo dõi HS;
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và dụng cụ lao động cho bài
kiểm tra;
- Soạn các chỉ dẫn.
2.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHÁCH QUAN
6
2.3.1. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan (Test) được hiểu theo nghĩa mở rộng là dụng cụ,
phương tiện, cách thức để khảo sát, đo lường kiến thức, sự hiểu biết, nhân cách, trí
thông minh, …
Đặc điểm cơ bản của trắc nghiệm:
o Tính tin cậy
- Tính tin cậy của trắc nghiệm biểu hiện qua sự ổn định của kết quả đo
lường. Chấm nhiều lần bảng trả lời trắc nghiệm của HS, hoặc do nhiều
người chấm, kết qủa điểm số không thay đổi. Điểm số trắc nghiệm không
phụ thuộc vào người chấm nên còn gọi là kiểm tra khách quan.
- Tính tin cậy của bài trắc nghiệm còn thể hiện ở kết quả đo lường phân biệt
được trình độ của HS.
o Tính giá trị
Một bài trắc nghiệm có giá trị khi nó đáp ứng được mục đích đề ra. Nếu

mục đích nhằm đo lường trình độ tiếp thu khối lượng kiến thức của
học sinh về một môn học thì những điểm số từ bài trắc nghiệm của HS
phải phản ánh đúng khả năng lĩnh hội của HS về môn học ấy. Tùy mục
đích khảo sát khác nhau mà có những loại giá trị khác nhau của trắc
nghiệm: giá trị nội dung, giá trị chương trình, giá trị mục tiêu và giá trị
tiên đoán.
6
Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Lý luận dạy học, Lưu hành nội bộ - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.
HCM, 2009
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 19 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
2.3.2. Các loại câu trắc nghiệm
a) Trắc nghiêm đúng – sai
o Hình thức trắc nghiệm Đúng - Sai là một câu khẳng định gồm
một hoặc nhiều mệnh đề, HS đánh giá nội dung của câu ấy đúng
hay sai. HS trả lời bằng cách đánh dấu chéo “X” vào phiếu trả
lời ở câu thích hợp với chữ Đ (đúng) hoặc S (sai).
o Đối với câu đúng, mọi chi tiết của nội dung trong câu trắc
nghiệm phải phù hợp với tri thức khoa học. Còn đối với câu sai
chỉ cần một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn
bộ câu trắc nghiệm đó được đánh giá là sai.
o Ưu điểm:
- Trắc nghiệm Đúng - Sai được dùng nhiều vì hình thức đơn
giản có thể soạn nhiều câu trắc nghiệm cho từng bài học, khảo
sát bất kỳ nội dung nào nên HS không thể học “tủ”được;
- Hình thức trắc nghiệm gọn gàng, ít tốn giấy, ngoại trừ hình vẽ;
- Thời gian trả lời của HS khá nhanh. Một phút có thể trả lới 3 -4
câu trắc nghiệm.
o Nhược điểm:

- Xác suất may rủi của từng câu trắc nghiệm Đúng - Sai là 50%,
HS không nắm vững bài cũng hy vọng trả lời đúng 50% cho mỗi
câu trắc nghiệm;
- GV thường có xu hướng trích nguyên văn trong sách để soạn
câu Đúng và sửa một vài chữ để trở thành câu Sai. Do đó HS dễ
dàng nhận ra;
- Dễ có các câu trắc nghiệm không có giá trị. Vì câu văn gây
nhiều cách giải thích và đánh giá cũng có thể là Đúng cũng có
thể là Sai, đều được cả;
- Dễ có một sự tiết lộ kết quả trong câu trắc nghiệm.
o Quy tắc biên soạn:
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 20 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
- Tránh trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa hoặc giáo
trình;
- Nội dung câu trắc nghiệm Sai chỉ cần một yếu tố sai. Không
nên có nhiều yếu tố sai vì HS sẽ dễ dàng phát hiện ra câu Sai;
- Nội dung câu Đúng hoặc câu Sai phải chắc chắn dựa vào cơ
sở khoa học, không phụ thuộc vào quan điểm riêng của cá nhân;
- Tránh dùng các từ mơ hồ;
- Tránh dùng các từ tiết lộ kết quả: các từ “thường thường”,
“đôi khi”, “có thể”, “một vài” thường là câu Đúng. Còn các từ :
“tất cả”, không bao giờ”, “luôn luôn” thường là câu Sai;
- Tránh câu có cấu trúc quá dài gồm nhiều chi tiết phức tạp làm
rối HS;
- Tránh dùng những câu phủ định nhất là phủ định kép;
- Trong bài trắc nghiệm, số lượng câu Đúng tương đương với số
lượng câu Sai để giữ kết quả đồng đều khi HS đoán mò;
- Thứ tự câu đúng và câu sai được sắp xếp một cách ngẫu

nhiên, không theo một quy luật nào;
- Độ khó của câu trắc nghiệm phù hợp với trình độ của HS.
b) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
o Hình thức: trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần tiên đề
còn gọi là phần gốc và phần giải đáp hay phần lựa chọn. Phần
gốc là câu hỏi, tiếp theo là phần lựa chọn gồm một số kết quả
trả lời trong đó có một câu trả lời đúng.
o Phần gốc dù là câu trả lời hay câu lửng phải là điểm tựa cho
cho việc lựa chọn kết quả trả lời. Các giải đáp trong phần lựa
chọn có sức hấp dẫn tương đương đòi hỏi HS suy luận.
o Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể đặt dưới dạng hình vẽ.
o Ưu điểm:
- Là dạng trắc nghiệm khách quan được ưa chuộng nhất;
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 21 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT
Sở GD & ĐT Đồng Nai Chuyên đề bộ môn Tin học – 2011
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có xác suất may rủi thấp hơn so
với trắc nghiệm Đúng - Sai. Nếu câu trắc nghiệm là 4 lựa chọn
thì tỉ lệ may rủi là 25%, nếu có 5 lựa chọn thì tỷ lệ may rủi là
20%;
- Phân biệt được một cách khá chính xác HS giỏi và HS kém;
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là cơ sở để soạn thảo nội dung
dạy học chương trình theo kiểu phân nhánh.
o Nhược điểm:
- Đòi hỏi tốn nhiều công soạn thảo, vì phải tìm những yếu tố
trả lời có sức hấp dẫn tương đương;
- Tốn giấy và mất nhiều thời gian trả lời so với trắc nghiệm
Đúng - Sai;
- Kết quả trắc nghiệm nằm sẵn ở phần trả lời HS có thể nhận ra;
- HS nào có óc sáng kiến có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn

phương án đúng đã cho, nên HS đó có thể không thỏa mãn hay
cảm thấy khó chịu.
o Quy tắc biên soạn:
- Các câu trắc nghiệm phải hoàn toàn độc lập với nhau;
- Các trắc nghiệm gồm phần gốc và phần lựa chọn có cấu trúc
câu văn gọn gàng, tránh câu quá dài gồm nhiều chi tiết phức tạp
làm rối trí HS;
- Nếu phần gốc là câu lững, thì phần gốc và phần lựa chọn phải
ăn khớp với nhau theo đúng cú pháp;
- Phần trả lời thường là 4 lựa chọn, thống nhất các câu trong bài
trắc nghiệm;
- Phần lựa chọn chỉ có một kết quả đúng mà thôi. Trường hợp
xét các kết quả đều có phần đúng ít nhiều, thì trong phần dẫn
phải ghi rõ "hơn cả", "nhất";
- Trong phần gốc, tránh những từ để lộ kết quả . Trong phần lựa
chọn yếu tố lựa chọn úng được đặt ở vị trí ngẫu nhiên.
c) Trắc nghiệm ghép hợp
Đổi mới kiểm tra đánh giá Trang 22 Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Môn Tin học cấp THPT

×