Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.08 KB, 23 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN MẦM NON.

CHUYÊN ĐỀ
Xây dựng kế hoạch
chỉ đạo giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Năm học 2013-2014 các trường mầm non đã tập trung
tập huấn cho cán bộ giáo viên về các nội dung trong chương
trình bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có các nội dung “ Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “ Xây dựng
kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Về môi trường giáo dục ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp
học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều trường
mầm non đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp
học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các nhà trường đều
quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà
trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho
hoạt động ngoài trời của trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp
học được các nhà trường dần dần bổ sung, tạo dựng để có sự
sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy
thích thú khi đến trường. Môi trường đó còn được cán bộ giáo
viên tôn tạo hàng ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn
với trẻ. Đến nay, nhiều trường mầm non trong huyện đã có
môi trường trong , ngoài lớp học hấp dẫn, có sân chơi đa dạng,
đẹp Để môi trường trong trường mầm non ngày một là yếu
tố thúc đẩy chất lượng giáo dục có hiệu quả, vấn đề xây dựng
môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phải được quan


tâm đúng mức ở các nhà trường mầm non hiện nay.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo và các bạn
đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu: CHUYÊN ĐỀ
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục “lấy trẻ
làm trung tâm”
Chân trọng cảm ơn!
NỘI DUNG TÀI LIỆU GỒM:
I.MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỀ “ XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM”
II.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỀ “ XÂY DỰNG TRƯỜNG
MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
Năm học 2013-2014 các trường mầm non đã tập trung
tập huấn cho cán bộ giáo viên về các nội dung trong chương
trình bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có các nội dung “ Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “ Xây dựng
kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Vấn đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” được các trường mầm non triển khai ngay từ đầu
năm học sau khi tham dự các lớp tập huấn của Sở GD-ĐT và
của Phòng GD-ĐT huyện. Môi trường giáo dục đề cập trong
trường mầm non được cán bộ giáo viên quan tâm ở nhiều yếu
tố, trong đó về cơ sở vật chất có 2 yếu tố giáo viên chú trọng,
đó là môi trường giáo dục trong lớp học và môi trường giáo
dục ngoài lớp học.
Về môi trường giáo dục trong lớp học: Một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ, ảnh hưởng đến

sức khoẻ của trẻ mầm non đó là diện tích phòng học và các
yêu cầu về thiết kế phòng học phù hợp với độ tuổi nhà trẻ -
mẫu giáo. Yêu cầu diện tích phòng nuôi dưỡng chăm sóc giáo
dục trẻ em cho một lớp mẫu giáo hay một nhóm trẻ theo Điều
lệ trường mầm non bao gồm phòng sinh hoạt chung (1,5m
2
-
1,8m
2
/ trẻ), phòng ngủ (1,2m
2
– 1,5m
2
/trẻ), phòng vệ sinh
( 0,4m
2
– 0,6m
2
/ trẻ), hiên chơi ( 0,5m
2
- 0,7m
2
/ trẻ ). Thực tế
hiện nay các trường mầm non nông thôn chủ yếu xây dựng
phòng học kết hợp phòng ăn và ngủ, diện tích của một số lớp
học chưa phù hợp, hiện chơi và nhà vệ sinh một số nơi qúa
nhỏ hẹp. Mục tiêu của các nhà trường là phấn đấu để có lớp
học đủ diện tích/ trẻ. Nếu diện tích lớp đủ rộng sẽ giúp giáo
viên dễ dàng sắp xếp bàn ghế, tủ giá đồ dùng đồ chơi và các
phương tiện cho trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt, không làm

hạn chế hoạt động của trẻ, không làm cho trẻ có cảm giác gò
bó, chật chội trong mọi hoạt động. Lớp học có diện tích đủ
rộng tạo cho giáo viên sự thuận lợi khi thay đổi trang trí mỗi
ngày mà vẫn phù hợp hấp dẫn trẻ, kích thích trẻ hăng hái tìm
hiểu khám phá hơn. Ngoài ra, các thiết bị phục vụ sinh hoạt
khác trong phòng học cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của trẻ, đó là hệ thống điện,
nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Về hệ thống điện cũng là
yếu tố để nhiều trường quan tâm, như điện thắp sáng cần sử
dụng số lượng bóng điện/lớp là bao nhiêu? sử dụng chủng loại
bóng điện nào để mùa đông đủ ánh sáng và đảm bảo an toàn
cho trẻ? về hệ thống quạt điện cần lắp đặt loại nào? có cần lắp
điều hoà trong phòng học hay không? ; Hệ thống cấp thoát
nước trong mỗi phòng học thuận tiện và an toàn cũng là yếu
quan trọng tạo cho cho trẻ có sức khoẻ tốt. Thiết kế, lắp đặt
hệ thống cấp thoát nước luôn phải đảm bảo để phòng học
không bị thấm nước trên tường phòng học hoặc tường phòng
vệ sinh, không đọng nước dưới nền trũng, không tạo nên mùi
hôi khai, ẩm mốc, không tạo sự rò rỉ đường ống, không phải
dùng hệ thống hứng nước dự trữ không an toàn ở nhóm lớp và
phải luôn đủ nước cho sinh hoạt của trẻ trong ngày
Về môi trường giáo dục ngoài lớp học: Môi trường
ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều
trường mầm non đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục
ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các nhà
trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất
trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực
bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. Có diện tích đất đủ
rộng nhà trường có thể bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động

vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và
phù hợp hơn. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học
được cán bộ giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu như bố trí diện
tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao
(cột bóng rổ, thang leo ); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời
(cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng ); khu vực
chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi ;
khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật
nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “ vườn
cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, nơi đặt giá vẽ; khu trồng
cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên
sân trường; khu tạo cảnh đồng cỏ, đồi, núi, vòi phun nước ;
hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường
bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên
truyền, hộp thư cha mẹ Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu
nắng nóng nhiều, các nhà trường đều xác định sân chơi của trẻ
rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp
phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng không thể thay
thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng
mát vẫn phải được chú trọng. Những yếu tố đặt ra để phấn
đấu thì nhiều nhưng những yêu cầu đạt được về môi trường
ngoài lớp học hiện nay vẫn còn qua khiêm tốn;
Vấn đề sử dụng cơ sở vật chất trong lớp học và sử
dụng cơ sở vật chất ngoài lớp học ở trường mầm non một
cách có hiệu quả để trẻ mầm non ở trường được an toàn, thuận
lợi, phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển thể chất,
nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ là nội dung giáo viên
mầm non luôn phải nghiên cứu hàng ngày trong qúa trình
chăm sóc giáo dục trẻ. Một số trường có cơ sở vật chất tốt
đang dồn trọng tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng sử dụng

môi trường hiện có vào chăm sóc giáo dục trẻ. Mục tiêu này
đòi hỏi người giáo viên nhóm lớp phải luôn luôn sáng tạo
trong việc tận dụng môi trường, trang trí nó, làm đẹp nó, làm
mới nó mỗi ngày để có sự đổi mới trong nội dung cho trẻ
khám phá. Ví dụ: Cũng là lối đi trong vườn, hôm nay cô trò
tạo cho nó là đường đến khu du lịch “Suối Tiên” với những
trang trí “khu du lịch”, ngày mai lại là đường đến lễ hội “Thỏ
ngoan” với những trang trí “lễ hội”; Cũng là vườn cây cảnh,
hôm nay giáo viên hướng dẫn trẻ tưới nước cho cây với những
dụng cụ vừa sức với trẻ, ngày mai giáo viên lại hướng dẫn trẻ
nhìn ngắm quan sát, phát hiện cây có gì mới so với hôm qua,
khuyến khich trẻ trang trí cho vườn cây đẹp hơn, mới lạ hơn
với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn Như vậy,
việc sử dụng môi trường xung quanh vào chăm sóc giáo dục
trẻ gắn liền với kế hoạch giáo dục của từng giáo viên nhóm
lớp. Mức độ sử dụng sáng tạo đến đâu lại đòi hỏi người lập kế
hoạch phải nghiên cứu kỹ, người duyệt kế hoạch phải gợi ý
rộng để có sự đa dạng trong các hoạt động sử dụng môi trường
trong và ngoài lớp học.
Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học
ở trường mầm non là một việc làm khó có thể nói là hoàn toàn
hoàn thiện dù ở bất kỳ chi tiết nào, bởi nó đòi hỏi sự thay đổi,
sự mới mẻ mỗi ngày của môi trường để có thể tác động đến
trẻ, thu hút trẻ, kích thích sự hứng thú khám phá hoạt động của
trẻ, dẫn đến sự tích cực trong nhận thức và tư duy linh hoạt
của trẻ.
Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trẻ trong
nhà trường, vì vậy mọi sự bổ sung xây dựng môi trường cơ sở
vật chất cho trẻ hoạt động đều phải đề cập tới sự vứa sức, sự
phù hợp với trẻ. Từ bậc cầu thang khi người lớn đi trên đó

cảm thấy “nhỡ bước” thì trẻ lại thấy bước rất thoải mái; Từ
tấm gương soi trong nhà vệ sịnh dành cho trẻ người lớn phải
khom người xuống mới soi được khuân mặt thì lại vừa tầm soi
của trẻ; Từng chiếc thang vịn lan can cầu thang với người lớn
có thể trồng thưa 20cm thì với trẻ thang nọ cách thang kia chỉ
10 cm để tránh mất an toàn cho trẻ khi vô tình chui qua thang
vịn. Sân chơi của người lớn có thể có bậc, có gờ cạnh cao
nhưng sân chơi của trẻ phải nhẵn, không có gờ cạnh để khi
chạy nhảy tránh cho trẻ không bị vấp ngã; vv
Chính vì thế, khi tạo dựng môi trường học tập cho trẻ,
người cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non trong
huyện Nghĩa Hưng luôn phải quan tâm tới các chi tiết tạo nên
sự an toàn cho trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo dục
vừa sức với trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp học được các
nhà trường dần dần bổ sung, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa
dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy thích thú khi
đến trường. Môi trường đó còn được cán bộ giáo viên tôn tạo
hàng ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Đến
nay, nhiều trường mầm non trong huyện đã có môi trường
trong , ngoài lớp học hấp dẫn, có sân chơi đa dạng, đẹp Để
môi trường trong trường mầm non ngày một là yếu tố thúc đẩy
chất lượng giáo dục có hiệu quả, vấn đề xây dựng môi trường
giáo dục trong và ngoài lớp học phải được quan tâm đúng
mức ở các nhà trường mầm non hiện nay.

II.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
1.Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh
nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.

Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình
giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào
các hoạt động:
*Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua
khám phá tìm tòi
* Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người
* Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội
được vào việc giải quyết các tình huống.
* Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ
được chiếm lĩnh kiến thức
2.Vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động
Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ => hoạt
động giáo dục có hiệu quả nhất
Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động
Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy cái
trẻ cần, điều mà trẻ thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch phải
hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
Việc xây dựng kế hoạch rất cần thiết vì
Giúp giáo viên dự kiến kế hoạch
Chủ động tổ chức các hoạt động
Những khó khăn khi lập KHGD lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch giáo dục
(Mục tiêu, ND, HĐ, đồ dùng)
Tổ chức HĐGD
(HĐ chơi, học, LĐ, VS)
Đánh giá kết quảthực hiện
Xây dựng kế hoạch giáo dục
1. Xác định mục tiêu:

Mục tiêu trong kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào:
- Đặc điểm của trẻ:
Khả năng
Nhu cầu học tập
Sở thích của trẻ
Đó là kết quả được lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ
hàng ngày, sau một tuần, một tháng…
- Nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương trình giáo
dục mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp:
Khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ
Đáp ứng được yêu cầu của chương trình
Phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của địa phương.
XĐ mục tiêu luôn hướng vào trẻ, nghĩa là:
Trẻ sẽ làm được gì?
Trẻ sẽ như thế nào?
sau một năm học (kế hoạch năm),
sau 1 tháng (kế hoạch tháng)
sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày).
Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội
dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế
và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong
một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa
VD cụ thể khi viết mục tiêu
Mục tiêu GD
năm
Mục tiêu
tháng/chủ đề
Mục tiêu giáo dục ngày
Phát triển
nhận thức

chủ đề Nước và
một số hiện
tượng tự nhiên
Hoạt động ngoài trời: Quan sát
hiện tượng thiên nhiên
Trẻ có khả
năng quan
sát, so sánh,
phân loại,
phán đoán,
chú ý, ghi
nhớ có chủ
định
Quan sát, phán
đoán một số hiện
tượng tự nhiên
đơn giản (trời
sắp mưa, trời
nắng to )
- Kiến thức: Nhận ra biểu hiện
trời sắp mưa, trời nắng to, trời
mát
- Kỹ năng: quan sát, phán đoán
hiện tượng tự nhiên: Trời sắp
mưa, nắng to, trời mát
- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ
thể: Nếu biết trời sắp mưa, nắng
to thì không nên đi ra ngoài nếu
đi thì phải mang áo mưa, đội mũ
2. Lựa chọn nội dung:

Từ mục tiêu cụ thể hóa nội dung
Nội dung:
Cụ thể, trẻ muốn biết
Gẫn gũi
Phù hợp với vùng, miền.
Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì
phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung
3. Lựa chọn hoạt động giáo dục
Các HĐGD:
Hoạt động vui chơi
Hoạt động học
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
Hoạt động lao động
Giáo viên:
Hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội
Quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá
qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
Trẻ tích cực, chủ động tham gia HĐ, làm việc theo cặp, theo
nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến
Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp,
đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ.
Quan tâm đến hệ thống câu hỏi
Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:
+ Câu hỏi đóng: để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi
hỏi tư duy rất ít (thường dùng trong phần giới thiệu bài hoặc
kết luận).
+ Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều đáp án đòi hỏi tư duy nhiều
(thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài)
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết
và tạo hứng thú cho trẻ.

3.Tổ chức hoạt động giáo dục
Để có được câu hỏi tốt giáo viên có thể làm như sau:
Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ,
không hỏi tràn lan.
Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời.
Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận
được câu trả lời tốt hơn từ trẻ.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.
Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ:
* Con nghĩ thể nào?
* Làm sao con biết?
* Tại sao con lại nghĩ như vậy?
* Nếu thì sao? Nếu không… thì sao?
*Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi hỏi
sự tư duy, tạo được một điều mới mẻ, ví dụ những câu hỏi
như:
Câu hỏi về so sánh: Hai hành động/ hai nhân vật/ hai bức
tranh này giống nhau ở chỗ nào?
Câu hỏi về đánh giá:
Hành động nào tốt hơn? Vì sao?
Bức ảnh nào đẹp hơn? Vì sao?
Nhân vật nào xấu? Vì sao?
Câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ là những câu hỏi không khuyến
khích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại còn làm cản trở
hoạt động trí tuệ. Đó là những câu hỏi có dạng:
Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ
không thể trả lời được ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có gió?”
“Mưa là gì?” “Ngày hôm qua là gì?”

Những câu hỏi đóng và hẹp: “Đây là cái gì?”, “Kia là cái gì?”,
“Cái này màu gì”, “Hai bức tranh này có giống nhau không
Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi
phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở.
Một số lưu ý khi đặt câu hỏi:
Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng
dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì?
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả
lời được và cố gắng để trả lời.
Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi
phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở.
Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu
hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực.
Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng ngôn
ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để khuyến
khích, khen ngợi trẻ.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học.
Lập kế hoạch một hoạt động học
-(soạn giáo án) lấy trẻ làm trung tâm
-Đánh giá hoạt động
-Xác định mục tiêu
-Lập kế hoạch dạy học
-Tổ chức dạy – học
Sáu câu hỏi được đặt ra:
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu
trẻ.
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu.
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự
kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải
nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.

4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch
này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù
hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được
lập đối với trẻ.
6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt
động đã tổ chức không ? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra
không ? Đánh giá trẻ.
Xác định mục tiêu
Mục tiêu có thể phân ra thành 3 phần chính:
+ Kiến thức: nhấn mạnh vào kết quả tư duy, trí tuệ về hiểu
biết, nhận thức
+ Kỹ năng: chú trọng vào kỹ năng vận động như: nói, sử
dụng, chăm sóc, so sánh
+ Thái độ: chú trọng đến tình cảm, cảm xúc như mối quan
tâm, thái độ và sự đánh giá cao
Những từ nên dùng để viết mục tiêu như:
+ Kiến thức: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn
+ Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được …
+ Thái độ: có ý thức, tự giác, bảo vệ…
Mục tiêu của bài học: trẻ sẽ đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ
trở nên như thế nào
Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được.
Các phần bài học Mục đích
Giới thiệu bài - Củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học
dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài
- Cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết
đủ để hỗ trợ cho trẻ học trong phần phát
triển bài
Phát triển bài - Tạo cơ hội cho trẻ tiến hành các hoạt động

để lĩnh hội phát triển kiến thức, kỹ năng và
thái độ
Kết luận - Củng cố hệ thống lại những ND trẻ thu
nhận được trong quá trình học
Các
phần

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Giới
thiệu bài
- Kích thích tư duy của trẻ
bằng cách đưa ra tranh,
ảnh, tình huống, câu
chuyện
- Đặt câu hỏi (câu hỏi mở),
nêu vấn đề
- Đưa ra mục đích học
- Giải thích ND chính để
trẻ tự khám phá, tìm tòi
- Tổ chức HĐ học theo
nhóm, cá nhân
- Quan sát, lắng nghe ,
tham gia các hoạt động
giáo viên tổ chức
- Tìm tòi khám phá theo
hình thức cá nhân, nhóm
Phát
Triển
bài
- Trẻ thực hiện các HĐ

nhằm đạt mục tiêu bài học
- Hỗ trợ trẻ bằng cách
hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi
ý, giải đáp thắc mắc, sử
dụng đồ dùng dạy học
- Xác định được nhiệm vụ
cần làm
- Tích cực tham gia các
HĐ, sử dụng ĐD , tranh
ảnh…
- Tự hoặc làm việc theo
- Làm việc cụ thể với 1
nhóm hoặc đối tượng cần
được quan tâm hơn
- Khuyến kích trẻ tìm cách
làm tốt hơn
- Quan sát động viên, giúp
đỡ trẻ kịp thời
nhóm, lắng nghe ý kiến
của bạn, chia sẻ, trao đổi
với bạn
- Kiểm tra công việc sửa
sai (nếu có), tìm cách làm
tốt hơn

Kết
luận
- Khuyến kích trẻ trình bày
kết quả
- Bổ sung nhấn mạnh

những vấn đề chính
- Khen ngợi động viên
những trẻ, nhóm tích cực
- Trình bày kết quả công
việc
Một số lưu ý khi xây dựng
Xác định rõ thiết kế hoạt động nhằm mục đích gì? Thời gian
thực hiện trong bao lâu.
Hoạt động học tập được tổ chức phải phù hợp với khả năng,
hứng thú của trẻ không quá khó hoặc quá dễ
Tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú phối hợp nhiều
phương pháp dạy học (Quan sát, giảng giải, đàm thoại ) các
kỹ thuật dạy học (kỹ thuật đặt câu hỏi, sử dụng đồ dùng dạy
học…) và cách thức dạy học linh hoạt (học cá nhân, học
nhóm…)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp để hỗ
trợ, minh họa cho quá trình thực hiện hoạt động học
Vở “Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu”: Gợi ý
bài tập cho trẻ ở hoạt động vui chơi, hoạt động chiều hoặc
trong hoạt động học khám phá khoa học, khám phá xã hội…
Côn g tác tuyên truyền
Nội dung: Bổ sung nội dung tuyên truyền về Bộ chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi.
Bảng tuyên truyền (trường, lớp) cần lưu ý:
- Nội dung: Cô đọng, ngắn gọn, thiết thực, chính xác, được
thay đổi định kỳ. Thông tin về tình hình dinh dưỡng của trẻ
cần đầy đủ, chính xác, đúng chỉ đạo của ngành.
- Hình thức: Phải phù hợp đối tượng; đẹp, thu hút nhưng
không quá màu mè, nhiều hình ảnh (lấn át nội dung)

×