Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.36 KB, 19 trang )




 !
"#$%
TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ
&'()*+,$
/0123
45./617
(89#(:;(%<+(897
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 03năm 2013
2

L I M UỜ ỞĐẦ 3
1.TÌNH HU NG 1: TRANH CH P DO KHÔNG M TH T N D NG (L/C) THANH TOÁN Ố Ấ Ở Ư Í Ụ ĐỂ
TI N HÀNGỀ 4
2.TÌNH HU NG 2: TRANH CH P LIÊN QUAN N TH T N D NG KHÔNG HU NGANGỐ Ấ ĐẾ Ư Í Ụ Ỷ
6
3. TÌNH HU NG 3: TRANH CH P X Y RA TRONG NGHI P V THANH TOÁN QU C TỐ Ấ Ả Ệ Ụ Ố Ế
10
3.1. Tóm t t n i dung v vi c:ắ ộ ụ ệ 10
3.2. Ngân h ng bi t th c hi n theo b n án, quy t nh c a Tòa án hay thông l qu c t .à ế ự ệ ả ế đị ủ ệ ố ế 13
K T LU N:Ế Ậ 18
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 19
3
-=>
Trong tiến trình phát triển chung của kinh tế thương mại, việc cạnh tranh đôi khi
dẫn đến khả năng tranh chấp, kiện tụng giữa các doanh nghiệp (DN) là điều khó có thể
tránh khỏi. Đặc biệt số vụ tranh chấp giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài có chiều
hướng gia tăng. Đã có thời gian, Hiệp hội Chế biến & XK thủy sản Việt Nam (VASEP)


cảnh báo về việc đối tác nhập khẩu lợi dụng lòng tin của DN xuất khẩu Việt Nam quỵt
nợ thông qua việc mua hàng trả chậm. Điển hình và vụ Công ty Klion Co., Ltd.
(Panama) nhập hàng thủy sản Việt Nam theo phương thức đặt cọc 5% sau khi ký hợp
đồng, 20% sau khi hàng tới cảng, 15% sau khi giải phóng hàng và 40% còn lại sau 15
ngày kể từ ngày nhận hàng. Sự chây ì được kéo dài hàng năm trời với số nợ lên tới
hàng triệu USD. Công ty Treasure Group LTD (Hồng Kông) cũng tái diễn phương
thức trả chậm, lẩn tránh trả khoản nợ DN thủy sản Việt Nam hàng chục nghìn USD
nhiều năm trời… với muôn vàn lý do: thị trường giảm sút, chưa huy động được tiền
mặt, tiền bán hàng.
Một câu hỏi được đặt ra tại sao DN trong nước dễ thua? Trả lời cho “quả đắng”
này có muôn vàn lý do nhưng chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề: Một là DN trong nước
thiếu nền tảng pháp lý; hai là chưa có kinh nghiệm xử lý tranh chấp. Hoạt động thực tế
trên thị trường giữa DN trong nước với các đối tác nước ngoài bộc lộ rõ nhất sự yếu
kém dẫn đến chủ quan của DN Việt Nam. Bắt nguồn từ hạn chế của DN, sự hiểu biết
chưa đầy đủ về hệ thống pháp luật lẫn chính sách của nước ngoài, pháp luật và thông lệ
quốc tế. Đôi khi chính các DN vì thấy lợi nhuận trước mắt mà không chịu tìm hiểu kỹ
trước khi ký hợp đồng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung chú trọng xây dựng đội ngũ nhân
viên am hiểu pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật cũng như thông lệ, điều
ước, tập quán quốc tế về thanh toán nói riêng để có thể tránh được những rủi ro bất lợi
trên. Nhóm xin đi vào phân tích 3 tình huống tranh chấp trong hoạt động thanh toán
quốc tế để phần nào rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.
4
6? @ 6AB0
C-DEFG
6?6? H;IJ+
Người bán Hồng Kông
Người mua Việt Nam
6?7? H;KL+M"MNO;M";P/
− Không đưa vào hợp đồng các điều khoản giống như trong hợp đồng

mẫu
− Ký hợp đồng bằng tiếng nước ngoài
− Đơn phương sửa đổi hợp đồng
6?Q? 89#R#KSK%<;
Một công ty Hồng Kông (ABC), đàm phán ký kết hợp đồng với một doanh
nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất được với nhau hàng hoá và giá cả, doanh nghiệp
Việt Nam (XYZ) đã chuyển cho ABC một hợp đồng mẫu mà XYZ đã ký với bạn hàng
nước ngoài trước đây để ABC tham khảo soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.
Sau đó, ABC và XYZ đã chính thức ký hợp đồng mua bán (ngày 6 tháng 12
năm 2009), theo đó ABC bán cho XYZ 10.000 MT ± 5% UREA với giá 215 USD/MT
CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải được mở chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 2009, quá
hạn này mà chưa mở bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt này phải
được trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, người bán phải giao hàng trong
vòng 30 ngày kể từ ngày mở L/C.
Ngày 8 tháng 12 năm 2009, XYZ đã gửi cho ABC bản dự thảo giấy yêu cầu mở
L/C với một số điểm khác biệt so với các điều khoản của hợp đồng đã ký và đề nghị
nếu ABC chấp nhận thì XYZ sẽ mở L/C.
Ngày 10 tháng 12 năm 2009, ABC gửi trả XYZ bản dự thảo giấy yêu cầu mở
5
L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi bốn điểm khác. XYZ lại
tiếp tục đàm phán đề nghị ABC chấp nhận bốn điểm sửa đổi còn lại. Đến ngày 14
tháng 12 năm 2009, ABC trả lời dứt khoát là không đồng ý với bốn điểm sửa đổi đó.
Đến ngày 20 tháng 12 năm 2009, XYZ vẫn chưa mở L/C nên ABC điện khiếu
nại đòi XYZ nộp phạt ngày 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500 USD theo đúng quy
định của hợp đồng.
XYZ từ chối yêu cầu này của ABC với lý do là ABC không đưa vào hợp đồng
những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà XYZ đã chuyển cho công ty
trước khi chính thức ký kết hợp đồng và không thiện chí trong việc đàm phán để tiếp
tục hợp đồng.
Sau nhiều lần thương lượng (trong đó ABC đã đồng ý giảm một phần tiền bồi

thường) nhưng không đạt kết quả, ABC kiện XYZ ra trọng tài đòi nộp phạt 64.500
USD.
6?1? (H+TUVW#;X*#,Y+Z#$%
Trong bản giải trình, XYZ trình bày rằng XYZ chỉ đồng ý ký kết hợp đồng với
điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà XYZ chuyển cho ABC. Việc trên
thực tế XYZ đã ký vào hợp đồng với những điều khoản khác là do XYZ không thạo
tiếng Anh (mà hợp đồng lại được ký bằng tiếng Anh).
Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên thoả
thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc ABC đưa hay không đưa vào hợp đồng những
điều khoản giống như hợp đồng mẫu do XYZ chuyển cho đó là quyền của ABC. XYZ
có quyền chấp nhận hoặc từ chối Hợp đồng do ABC soạn thảo. Trước khi ký hợp đồng
cần phải đọc kỹ nội dung hợp đồng, nếu không đồng ý thì XYZ có quyền không ký.
Một khi đã ký vào bản hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó.
Vì thế lý do "không thạo tiếng Anh" không phải là một căn cứ hợp pháp cho việc
không mở L/C (không thực hiện hợp đồng). Sau khi hợp đồng đã được ký, mọi thay
đổi, bổ sung hợp đồng phải được làm bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên
6
không thể bằng đề nghị đơn phương của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó,
XYZ không thể viện dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế XYZ không
mở L/C đúng hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng.
Không mở L/C đúng hạn, XYZ phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.
Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc XYZ phải nộp phạt
cho công ty Hồng Kông 64.500 USD.
6?[? \+(5UP+K$5NU]
Khi chính thức ký kết các hợp đồng, các bên được suy đoán là đã tự nguyện
chấp thuận tất cả các điều khoản trong hợp đồng đó và có nghĩa vụ thực hiện đúng các
qui định trong hợp đồng đó. Vì thế, khi ký kết các bên phải cẩn trọng xác định chính
xác các nội dung của hợp đồng. Nếu hợp đồng được ký bằng tiếng nước ngoài thì các
bên phải có chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo hợp đồng ký kết phản ánh đúng
ý chí của mình. Một khi hợp đồng đã ký kết, việc sửa đổi phải được sự thống nhất của

các bên. Một bên không thể tự mình đơn phương sửa đổi hợp đồng.
()
7? @ 7AB-^!
0_
7?6? H;IJ+
Nguyên đơn: Công ty A
Bị đơn: Ngân hàng Cô-oét
7?7? H;KL+M"MNO;M";P/
− Từ chối nhận hàng
− Định nghĩa và cách hiểu "Thư tín dụng không huỷ ngang"
7?Q? 89#R#KSK%<;
Nguyên đơn, với tư cách là bên nhận uỷ thác cho một công ty A khác, đã bán
7
một lô sản phẩm lương thực cho một Công ty Cô-oét. Về phần mình, vào ngày 1 tháng
7 năm 2008, Công ty Cô-oét đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng không
huỷ ngang và chuyển nhượng được trị giá 76.244 đô la Mỹ cho công ty uỷ thác A thụ
hưởng qua một ngân hàng B.
Hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau 20 ngày muộn nhất
là vào ngày 20 tháng 9 năm 2008. Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần. Hàng
giao theo giá C&F và áp dụng Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
của ICC (bản sửa đổi năm 2007).
Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, Ngân hàng B sẽ tiến
hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn
hảo. Thứ hai, Ngân hàng B sẽ phải đợi giấy phép do Ngân hàng Cô-oét (Bị đơn) cấp.
Giấy phép này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Công ty Cô-oét (Người mua) rằng
họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Cô-oét tại cảng chấp nhận. Ngày
30 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng Cô-oét đã sửa đổi lại điều kiện 2 rằng Ngân hàng sẽ
cấp giấy phép trong vòng 75 ngày kể từ ngày nhận được vận đơn đường biển "với điều
kiện là hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng và được cơ quan Y tế của chính
phủ Cô-oét chấp nhận" mà không có ý kiến chấp nhận của người được hưởng lợi

(Nguyên đơn).
Ngày 25 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng B đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng
thứ hai cho Bị đơn (Ngân hàng Cô-oét) và đã bị Bị đơn từ chối với lý do thời gian giữa
hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng B đã không chấp nhận điều này.
Do vậy Ngân hàng Cô-oét đã thuyết phục người mua Cô-oét chấp nhận điều
không đúng nguyên tắc trên, nhưng đồng thời Công ty Cô-oét vẫn đợi sự chấp nhận lô
hàng của Bộ Y tế Cô-oét, cơ quan mà công ty Cô-oét nộp đơn xin kiểm tra hàng.
Hai ngày sau, ngày 13 tháng 2 năm 2009, Bị đơn thông báo rằng người mua Cô-
oét đã từ chối hàng vì Cơ quan Y tế tại cảng đã cấp một giấy chứng nhận rằng hàng sẽ
hết hạn sử dụng trong hai tháng nữa.
8
Ngân hàng B đã lập luận rằng giấy chứng nhận của Cơ quan y tế đã không bác
bỏ hàng. Bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm của mình và lập luận rằng: lô hàng vẫn
chưa được nhận bởi người mua (Công ty Cô-oét) và điều này được khẳng định sau đó
bằng tuyên bố "theo thông lệ, hàng thực phẩm phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng
12 tháng".
Trong đơn kiện gửi trọng tài Nguyên đơn tuyên bố rằng việc Bị đơn từ chối bộ
chứng từ là không hợp thức và yêu cầu được thanh toán khoản tiền 38.122 đô la Mỹ
cộng lãi suất hàng năm 13% tính từ ngày 5 tháng 1 năm2009.
7?1? (H+TUVW#;X*#,Y+Z#$%
Trước hết Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền
sở hữu của người mua Cô-oét, người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó
khi hàng đã đến nơi và giấy chứng nhận y tế cũng đã được cấp.
Vấn đề cần giải quyết là việc xác định rằng trong tình huống này liệu điều kiện
"hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã được thoả mãn hay chưa.
Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng không huỷ ngang và cách
mà người ta phải hiểu nó như sau:
− Một thư tín dụng không thể huỷ ngang là một sự cam kết chắc chắn của
ngân hàng mở thư tín dụng rằng ngân hàng sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín
dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực

hành thống nhất tín dụng chứng từ).
− Bản chất của thư tín dụng không huỷ ngang là người hưởng lợi chắc chắn
sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ.
− Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các
chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không
được chấp nhận.
− Một tín dụng chứng từ không được hiểu theo bất cứ 1 luật quốc gia nào
9
mà các bên không có thoả thuận mà phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho
đối tượng này trong thương mại quốc tế.
− Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức
tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều
kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ
thì việc thanh toán sẽ được thực hiện.
Bị đơn lập luận rằng trong trường hợp này, hàng giao không được người mở thư
tín dụng chấp nhận, điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã
không được thoả mãn. Nói một cách khác việc thư tín dụng có được thanh toán hay
không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng. Việc hiểu điều kiện "hàng
đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín
dụng chứng từ theo đó việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý của người
mở thư tín dụng, vì điều đó có nghĩa là tín dụng chứng từ không hề an toàn cho người
hưởng lợi.
Bởi vậy Uỷ ban trọng tài cho rằng điều kiện "hàng được nhận bởi người mở thư
tín dụng" cũng cần phải được hiểu ở cả nghĩa là người mở thư tín dụng đã có thể nhận
được hàng nếu anh ta muốn (vì trên thực tế hàng đã đến nơi và người mua đã có đủ các
điều kiện để nhận hàng). Như thế điều kiện này mới có ý nghĩa và chấp nhận được
trong thương mại quốc tế.
Như vậy rõ ràng Bị đơn đã sai khi từ chối thanh toán Nguyên đơn.
Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Nguyên đơn được hưởng số tiền là 38.122
USD.

Sau khi đưa ra phán quyết về khiếu nại chính, Uỷ ban trọng tài xét tiếp đến mức
lãi suất hàng năm 13% tính từ tháng 2 năm 1979.
Nguyên đơn yêu cầu mức lãi suất là 13%/năm tính từ ngày 1 tháng 12 năm
2009. Bị đơn không phản đối yêu cầu này vì việc thanh toán đã không được thực hiện
vào ngày đã định và mức lãi suất mà Nguyên đơn yêu cầu trong thời hạn nêu trên cũng
10
không có gì là vô lý trong thương mại quốc tế. Vì thế, Uỷ ban trọng tài đã đồng ý với
mức lãi suất nêu trên.
()
Q?@ QAB`abAAc
 !
(*+(#dH+TUe;#W#(:;(%<+#(fd/(H+TUVW#;X*#g*(*V#(&+Z5<TUe;#Wh
Dưới đây là một tình huống thực tế xảy ra trong thanh toán quốc tế mà ta cần rút ra bài
học thực tiễn.
Q?6?89#R#+i%jU+ZKSK%<;
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Công ty U ở Sóc Trăng, Việt Nam (nhà nhập khẩu
- bên mua hàng) và Công ty G ở Ấn Độ (nhà xuất khẩu - bên bán hàng) đã ký hai hợp
đồng mua bán quốc tế số UX 013/06-GAL và UX 014/06-GL. Theo đó, Công ty G có
nghĩa vụ cung cấp cho Công ty U 3.000 thùng chứa tôm sú vỏ đông lạnh không đầu có
tiêu chuẩn hạng nhất (Frozen headless shell-on back tiger shrimps, first grade brand)
(“Sản phẩm Tôm”) tương đương với 32.400 kg tôm nguyên liệu đông lạnh với tổng giá
trị 288.090 USD.
Theo thỏa thuận trong hai hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên, các bên
đã chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán. Cho
nên, ngày 08 tháng 11 năm 2006, Công ty U có đơn gửi và được một ngân hàng thương
mại Việt Nam trên cùng địa bàn mở L/C cùng ngày để Công ty U hoàn thiện thủ tục
mua lô hàng tôm nguyên liệu từ Công ty G theo thỏa thuận trong hai hợp đồng nêu
trên. Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (State Bank of India) là ngân hàng phục vụ nhà xuất
khẩu (Công ty G).
11

Ngày 15 tháng 12 năm 2006, các lô hàng đã được vận chuyển bằng đường biển
về đến cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh. Một ngày sau đó (16/12/2006), Công ty U đã
nhận bộ chứng từ tại ngân hàng mở L/C và mang chúng đến làm thủ tục nhận hàng tại
cảng Cát Lái. Khi kiểm tra các lô hàng, với sự giám định của Công ty TNHH SGS Việt
Nam (Công ty SGS), Công ty U đã phát hiện thấy sản phẩm tôm trong các lô hàng đã
giao không bảo đảm chất lượng theo thỏa thuận trong hai hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế nêu trên. Trong tổng số 2.999 thùng của lô hàng tôm nhập khẩu, chỉ có 1.751
thùng tôm nguyên liệu đông lạnh, số còn lại 1.248 thùng nước đá đóng khuôn (không
có tôm).
Trước sự việc gian lận thương mại của Công ty G, Công ty U đã nhiều lần cố
gắng liên lạc với Công ty G để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng tôm
nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Công ty G. Do đó, để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngày 17 tháng 01 năm 2007, Công ty U đã
khởi kiện Công ty G tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng với lý do Công ty G đã vi
phạm hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết ngày 07 tháng 11 năm 2006.
Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã chấp nhận thụ lý hồ sơ và giải quyết vụ kiện
trên cơ sở những quy định hiện hành dưới đây của pháp luật Việt Nam:
- Khoản 2 Điều 5 của Luật Thương mại 2005: các bên có quyền thỏa thuận áp
dụng tập quán thương mại quốc tế nếu các tập quán thương mại đó không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Điều 51 của Luật Thương mại 2005: nếu bên mua có bằng chứng về việc bên
bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán.
- Khoản 3 Điều 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005: Bộ luật Tố tụng Dân sự
Việt Nam được áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài,
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì
áp dụng điều ước quốc tế đó.
12
- Điều 19 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005: bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn
trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án
phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong trường hợp nêu trên, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tôm
đông lạnh), Công ty U và Công ty G không thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp
và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Cho nên, theo tư pháp quốc tế, luật và cơ
quan giải quyết tranh chấp của nước nơi thực hiện hợp đồng sẽ được ưu tiên viện dẫn
tới để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trường hợp này, việc hàng được giao tại Việt
Nam là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp về thanh toán.
Do vậy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ được xác định để giải
quyết tranh chấp từ hoặc liên quan đến hai hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu
trên.
Ngày 18 tháng 01 năm 2007, theo yêu cầu cấp bách của Công ty U, Tòa án nhân
dân tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
01/2007/QĐ-BPKCTT, trong đó yêu cầu Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán tiền
mua hàng cho Công ty G theo các hợp đồng mua bán ngoại thương nêu trên nhằm ngăn
chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Trước đó, ngày 16/01/2007, Ngân hàng Nhà
nước Ấn Độ đã gửi điện cho Ngân hàng mở L/C thông báo về việc nhà xuất khẩu đã bỏ
trốn để lẩn tránh sự truy bắt của cảnh sát địa phương.
Đến ngày 29 tháng 01 năm 2007, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng ra thông báo
thụ lý vụ án và gửi cho phía bị đơn (Công ty G) đề nghị trình bày ý kiến của mình đối
với yêu cầu của nguyên đơn (Công ty U), nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng
không nhận được văn bản trả lời của Công ty G. Sau một thời gian chờ thư phản hồi từ
phía bị đơn nhưng không có kết quả, ngày 26 tháng 02 năm 2007, Tòa án nhân dân tỉnh
13
Sóc Trăng tiến hành ủy thác tư pháp thông qua Bộ Tư pháp để tống đạt thông báo thụ
lý vụ án cho bị đơn, nhưng việc ủy thác tư pháp cũng không mang lại kết quả. Vì vậy,
Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung mà không
có sự tham dự của bị đơn.
Căn cứ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2007/BPKCTT
nêu trên, ngày 29 tháng 01 năm 2007, Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết

định thi hành án số 10/CĐ.THA yêu cầu Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán tiền
mua hàng cho Công ty G theo các hợp đồng mua bán ngoại thương ngày 07 tháng 11
năm 2007 giữa Công ty U với Công ty G.
Ngày 27 tháng 09 năm 2007, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành xét
xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương giữa nguyên đơn là
Công ty U và bị đơn là Công ty G. Theo Bản án sơ thẩm số 03/2007/KDTM-ST ngày
27 tháng 09 năm 2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, thì Công ty U chỉ có nghĩa
vụ thanh toán cho Công ty G tiền mua hàng theo số lượng thực nhận với số tiền tương
ứng với từng hợp đồng, tổng cộng số tiền thanh toán là 64.815,60 USD và yêu cầu
Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán số tiền mua hàng cho Công ty G đối với lô
hàng tôm nhập khẩu theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên.
Trong khi Ngân hàng mở L/C đang phải thực hiện quyết định, bản án của Toà
án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, thì Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu liên tục gửi điện yêu
cầu Ngân hàng mở L/C thực hiện thanh toán tiền lô hàng nhập khẩu theo quy định tại
L/C vì Ngân hàng này thông báo rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và thanh
toán cho người hưởng (Công ty G).
Q?7?Zk+($+ZI%W##(:;(%<+#(fdIl+H+mTUVW#M)+(;X*g*H+(*V
#(&+Z5<TUe;#W?
Trước tình hình trên, Ngân hàng mở L/C buộc phải lựa chọn một trong hai
phương án sau đây để thực hiện: (i) Phương án thứ nhất là tạm ngừng thanh toán tiền
mua hàng cho Công ty G theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng;
14
(ii) Phương án thứ hai là tiếp tục thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu theo quy định của L/C và UCP 500 (UCP này có hiệu lực vào thời
điểm phát sinh tranh chấp).
Mỗi phương án có những cơ sở riêng để Ngân hàng mở L/C lựa chọn, thực hiện.
- Về phương án thứ nhất:
Khi xem xét hiệu lực pháp lý giữa bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh
Sóc Trăng với hiệu lực của UCP 500, nhà nhập khẩu thấy rằng tài liệu xuất bản số 511
(bản so sánh UCP 500 với UCP 400) của ICC - cơ quan ban hành UCP 500 đã nêu rõ:

Do được dẫn chiếu áp dụng vào Tín dụng chứng từ, UCP chi phối giao dịch Tín dụng
chứng từ là cơ bản nhưng không phải là duy nhất.
Tòa án và Trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập các thông lệ
và tập quán về tín dụng chứng từ được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới.
Nó được hiểu như là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một Bộ luật Quốc tế.
Tuy nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào tín dụng
chứng từ không ngăn việc tòa án áp dụng luật quốc gia.
Thời gian qua, có nhiều cuộc tranh luận pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có sự đối
nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là Bản quy tắc sẽ không nêu ra
những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia. Những
tranh chấp, nếu có, tốt nhất là để cho Tòa án xem xét và phán quyết. Tòa án quyết định
mọi vấn đề trên cơ sở luật quốc gia và UCP. Nếu có sự khác biệt giữa hai hệ thống
pháp luật thì quyết định của Tòa án có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP.
Căn cứ văn bản trên đây của ICC, nhà nhập khẩu đã cung cấp và đề xuất để Tòa án
nhận định rằng các quy định của UCP 500:
- Một tập quán quốc tế không được ưu tiên áp dụng hơn so với phán quyết/quyết
định của Tòa án - một văn bản được tuyên dựa trên cơ sở luật quốc gia. Cho nên,
15
trường hợp có sự khác biệt giữa luật quốc gia và UCP 500, thì bản án, quyết định của
Tòa án sẽ vượt lên và điều chỉnh các vấn đề phát sinh.
Chính vì vậy, trong vụ tranh chấp thanh toán tiền tôm đông lạnh nhập khẩu nêu trên,
Ngân hàng mở L/C cần tuân thủ quyết định, bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng (tạm ngừng thanh toán số tiền mua hàng còn lại cho Công ty G đối với lô hàng
nhập khẩu tôm đông lạnh theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên).
Nhưng thời hạn tạm ngừng thanh toán lại không được quy định cụ thể trong bất cứ văn
bản nào, kể cả bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
- Về phương án thứ hai:
Tại Điều 3 của UCP 500 quy định: Về bản chất Tín dụng thư là những giao dịch
riêng biệt với hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng khác mà các hợp đồng này là
cơ sở cho Tín dụng thư, nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng

không liên quan đến, hoặc không hề ràng buộc bởi những hợp đồng đó, ngay cả khi
Tín dụng thư có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.
Vì thế, cam kết của ngân hàng về thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu
hoặc chiếu khấu và/hoặc thực thi bất kỳ nghĩa vụ nào của Tín dụng thư không phụ
thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người mở thư tín dụng phát sinh từ mối quan hệ
của người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành, hoặc với người hưởng lợi.
Căn cứ những quy định trên đây của UCP 500, Ngân hàng mở L/C phải thực
hiện các nghĩa vụ của mình (ngân hàng thanh toán) theo cam kết tại L/C một cách độc
lập mà không phụ thuộc vào bất kỳ tranh chấp phát sinh nào giữa nhà xuất khẩu (Công
ty G) với nhà nhập khẩu (Công ty U) theo các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã
ký kết. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là cơ sở để mở thư tín dụng (thư tín dụng
được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế), nhưng trong quan hệ L/C,
thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa nhà nhập khẩu và
nhà xuất khẩu.
16
Do đó, ngân hàng không liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
không bị ràng buộc bởi những điều khoản được người mua, người bán thỏa thuận trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đó. Cho nên, thư tín dụng là cơ sở chính của việc
thanh toán và ngân hàng chỉ cần căn cứ vào nội dung bộ chứng từ do người bán xuất
trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng để trả tiền cho người bán hoặc người
khác do người bán chỉ định. Trong khi người mua và người bán vẫn phải có trách
nhiệm và nghĩa vụ thực hiện cả những quy định trong thư tín dụng và những điều
khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã ký kết.
Mặt khác, thư tín dụng thực chất là biện pháp bảo lãnh của ngân hàng đối với
nhà xuất khẩu. Do vậy, trong trường hợp nhà nhập khẩu không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán đến hạn quy định trong L/C, thì Ngân hàng mở L/C phải thực hiện nghĩa vụ
trả nợ thay cho nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu.
Về lý thuyết, Ngân hàng mở L/C có hai phương án để lựa chọn, thực hiện nhưng mỗi
phương án có những rủi ro nhất định đối với Ngân hàng. Nếu thực hiện theo quy định
của UCP 500, thì Ngân hàng mở L/C giữ được “chữ tín” trên thị trường quốc tế, tránh

được các vụ kiện tụng tại Tòa án nước ngoài hoặc trung tâm trọng tài quốc tế ở nước
ngoài nhưng lại không tuân thủ bản án, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng.
Việc Ngân hàng mở L/C không thực hiện bản án, quyết định của Tòa án được
coi là vi phạm quy định của pháp luật: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.
Ngược lại, nếu thực hiện theo bản án, quyết định tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng,
thì Ngân hàng mở L/C vi phạm quy định của UCP 500, mất “uy tín, tín nhiệm” trên thị
trường quốc tế và có thể bị ngân hàng phục vụ người bán kiện tại một tòa án hoặc trung
tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài vì ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu đã chiết khấu
bộ chứng từ hàng xuất để trở thành người có quyền được nhận số tiền thanh toán từ bộ
chứng từ hàng xuất đã được chiết khấu đó.
17
Bộ chứng từ hàng xuất trên đã được Ngân hàng mở L/C kiểm tra và giao cho
nhà nhập khẩu đi nhận hàng tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, nên theo quy định của
L/C đã mở, có thể hiểu là Ngân hàng mở L/C đã chấp nhận bộ chứng từ và sẵn sàng
thanh toán. Do đó, trong trường hợp bị ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu kiện tại Tòa
án nước ngoài, thì có hai bản án có hiệu lực và song song tồn tại tại Việt Nam (một bản
án của tòa án nước ngoài và một bản án của Tòa án Việt Nam) liên quan đến việc giải
quyết thanh toán tiền mua tôm theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên.
Khi đó, theo quy định tại Điều 356 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005 của Việt
Nam, bản án của toà án nước ngoài có khả năng không được công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam vì cùng một vụ án đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án,
Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
Trường hợp ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu yêu cầu trọng tài nước ngoài giải
quyết và được trọng tài nước ngoài chấp nhận thụ lý giải quyết, thì quyết định của
trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì quyết
định của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên
yêu cầu giải quyết ((1) điểm d khoản 1 Điều 370 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005 của

Việt Nam) (nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu không thỏa thuận về cơ quan giải quyết
tranh chấp và ghi hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế).
Chính vì lẽ đó, Ngân hàng mở L/C khó có thể không thực hiện bản án, quyết
định của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, cho dù biết rằng việc mình tạm ngừng thanh
toán tiền mua hàng cho Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ là không phù hợp với quy định
của L/C, UCP 500 và có thể làm giảm uy tín, tín nhiệm của mình trên thị trường quốc
tế.
Từ thực trạng giải quyết tranh chấp về thanh toán quốc tế nêu trên, thiết nghĩ
các tòa án Việt Nam, khi xét xử các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, cần tiến hành các thủ
18
tục tố tụng một cách thận trọng trên cơ sở luật pháp quốc gia và thông lệ, tập quán
quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của cả nhà nhập khẩu và ngân hàng mở thư tín
dụng; đồng thời, Tòa án cũng cần xem xét ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Quyết định số 802/TTg ngày 24 tháng 09 năm 1997: “Doanh nghiệp nhập khẩu được
Ngân hàng bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm, khi đến hạn thanh toán phải chấp hành
nghiêm chỉnh nghĩa vụ thanh toán nợ với nước ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp
chậm hoặc chưa có khả năng thanh toán với nước ngoài, Ngân hàng bảo lãnh phải
thanh toán thay để bảo đảm tín nhiệm trong thanh toán quốc tế và doanh nghiệp phải
nhận nợ bắt buộc với ngân hàng” (Điều 1)
(nguồn:)
K! LUn:
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao
đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
nước phát triển. Các liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng mật thiết và dần dần hình
thành một thị trường thế giới thống nhất. Chính vì thế mà những hiểu biết về tập quán,
luật lệ áp dụng trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung, việc thanh toán quốc
tế nói riêng cần được các doanh nghiệp đặc biệt lưu tâm để giảm thiểu những rủi ro,
thiệt hại khi không am hiểu luật.
19

-c0a
1, Giáo trình Thanh toán quốc tế,GS. Đinh Xuân Trình, NXB Khoa học và kỹ thuật,
2, Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ICC UCP 600
3, Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCN Việt Nam
4, Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng ban
hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC
5, (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam)
6,

×