Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DẤU HIỆU ĐỂ NHÂN BIẾT NHANH BÀI TOÁN TRÙNG NHAU CỦA HAI HỆ VÂN GIAO THOA CỦA THẦY ĐẬU QUANG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.42 KB, 4 trang )

DẤU HIỆU ĐỂ NHÂN BIẾT NHANH BÀI
TOÁN TRÙNG NHAU CỦA HAI HỆ VÂN
GIAO THOA
Thứ Năm, 19/07/2012, 08:33 SA | Lượt xem: 489
Bài này xin trích lại bài viết của thầy Đậu Quang Dương đã đăng tại
Thuvienvatly.com
Câu 4 của mà đề 958 (Môn vật lý Đại học 2012) làm cho một số HS khá giỏi mất thời gian hơn HS
trung bình làm liều (vẫn đúng), nên tôi viết bài này để các em HS sau này có dấu hiệu làm nhanh
trắc nghiệm mà không dính bẫy!
Trước hết ta xem vùng giao thoa là đủ rộng.
Biểu diễn tỉ số dưới dạng tối giản: – Nghĩa là m và n không thể đồng thời là hai số chẵn.
Bài toán 1: Sự trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân
+ Vị trí trùng nhau của các vân sáng: với
Đẳng thức trên trở thành:

Vậy bài toán luôn có nghiệm.
+ Khoảng vân trùng (khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung
tâm):
Bài toán 2: Sự trùng nhau của các vân tối của hai hệ vân
+ Vị trí trùng nhau của các vân tối: với
Đẳng thức trên trở thành:

+ Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi m ; n đồng thời là hai số nguyên lẻ và chính giữa hai vân
sáng trùng là một vân tối trùng của hệ vân và ngược lại.
Bài toán 3: Sự trùng của vân sáng của bức xạ này với vân tối của bức xạ kia
+ Vị trí của vân sáng của bức xạ 1 trùng với vân tối của bức xạ 2:
với
Đẳng thức trên trở thành:
Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi n là số nguyên chẵn
+ Vị trí của vân sáng của bức xạ 2 trùng với vân tối của bức xạ 1:
với


Đẳng thức trên trở thành:
Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi m là số nguyên chẵn


• Lưu ý: Các em HS chỉ cần nhớ các kết luận được tô màu đỏ để giải quyết nhanh các bài
toán trắc nghiệm
Hồng Miu
Phân tích cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Vật lí
(phần 1)
Thứ Năm, 02/08/2012, 02:39 CH | Lượt xem: 590
Lại một mùa thi nữa đến gần, nhằm chuẩn bị cho các em tốt nhất cho những thời
khắc quan trọng, thầy viết bài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm ra đề thi,
hướng dẫn học sinh ôn thi, và những khúc mắc xung quanh vấn đề “đề thi có thể
sẽ như thế nào?"
Trước khi đi vào phân tích xem đề thi đại học (ĐH) năm tới có thể sẽ như thế nào, chứa đựng nội
dung gì thì chúng ta cần nhìn lại cấu trúc của đề thi tuyển sinh ĐH gần nhất, năm 2011.
Đề thi Đại học các môn trắc nghiệm Vật lí và Hóa học có cùng một cấu trúc: đề thi gồm 60 câu tất
cả, yêu cầu học sinh chỉ được làm 50 câu; trong đó có 40 câu phần chung; 20 câu phần riêng chia
đều cho hai chương trình Chuẩn và Nâng cao.
Với đại đa số học sinh hiện tại đều chọn chương trình Chuẩn để học và ôn thi, khóa Luyện thi
ĐH thầy cũng lựa chọn chương trình Chuẩn để giảng dạy.
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011 được phân bố như sau
• Dao động cơ học: (9 câu)
Đề thi tập trung vào các phần chính: bài toán thời gian trong dao động, sử dụng hệ thức độc lập,
con lắc lò xo, con lắc đơn ảnh hưởng bởi lực quán tính, tổng hợp dao động điều hòa (tính năng
lượng dao động thông qua phương trình tổng hợp), và đặc biệt là một câu hỏi nâng cao để phân
loại học sinh.
• Sóng cơ học: (5 câu)
Sóng cơ học là một phần hay và có thể khai thác được rất nhiều dạng bài toán mới lạ.

Đề thi chỉ khai thác ba mảng kiến thức chính là giao thoa sóng, song dừng, sóng âm và 1-2 câu hỏi
lí thuyết chung về sóng cơ. Nói chung các câu hỏi thuộc phần này ở đề thi đều tương đối dễ thở.
• Điện xoay chiều: (11 câu)
Phần điện là một trong những phần kiến thức nhiều học sinh cảm thấy khó khi bước vào phòng thi.
Để làm tốt điện xoay chiều đòi hỏi học sinh phải hội tụ được nhiều yếu tố: tư duy, trí nhớ tốt và đặc
biệt là khả năng giải toán nhanh nhẹn. Trong hai năm trở lại đây đề thi phần điện đều tương đối dài,
có câu hỏi tận 7-8 dòng khiến học sinh đọc xong đã hoa mắt chứ chưa nói đến cần thêm thời gian
để hiểu dữ kiện đề bài cho.
Những mảng kiến thức chính mà đề thi đã khai thác trong năm 2011: mạch điện xoay chiều chỉ có
một phần tử, mạch điện RLC tổng quát, tính toán liên quan đến công suất và hệ số công suất, bài
toán cực trị tổng hợp và bài toán về máy biến áp.
Cái khó nói chung trong điện xoay chiều thường là đề bài dài và các dữ kiện có liên quan chặt chẽ
với nhau, chỉ cần không hiểu được một dữ kiện mà đề bài cho khai thác ở điểm nào thì thật khó có
thể làm được bài toán đó.
Ngay cả những câu hỏi lí thuyết thuộc phần này cũng đòi hỏi tư duy và khả năng suy luận logic.
• Dao động điện từ: (5 câu)
Trong đề thi năm 2011 có 5 câu về dao động điện từ thì có đến 4 câu là bài tập. Với nhiều học sinh
thì đó thực sự là may mắn vì những câu hỏi thuộc chương này đều không quá khó khăn, có chăng là
việc bấm máy tính và quy đổi đơn vị cẩn thận một chút.
• Sóng ánh sáng: (7 câu)
Nếu so sánh với phân bố chương trình học thì nội dung đề thi của chương này không được chuẩn
lắm. Đề thi có 2 câu về hiện tượng tán sắc ánh sáng (trong đó có một câu thuần về tán sắc theo lí
thuyết được học, một câu có kết hợp với hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở chương trình lớp 11); 3
câu về thí nghiệm I-âng trong giao thoa sáng (1 câu hỏi lí thuyết và hai câu bài tập: trong đó một
bài tập về trùng vân và một bài tập về dịch chuyển màn); 2 câu hỏi lí thuyết về tia hồng ngoại, tử
ngoại và tia X.
Như vậy các chúng ta thấy ngay đề thi không đả động gì đến máy quang phổ và các loại quang phổ.
Đó có lẽ là một kẽ hở để các thí sinh năm 2012 nắm được tủ chăng?
• Lượng tử ánh sáng: (6 câu)
Đề thi gồm 4 câu bài tập và 2 câu hỏi lí thuyết. Mặc dù có 4 bài tập nhưng các bài tập đều ở mức

trung bình. 4 bài tập thuộc các mảng: quang điện ngoài (chỉ dùng định luật I để giải), sự phát
quang; và hai bài tập về mẫu nguyên tử Bohr. Hai câu hỏi lí thuyết về quang điện trong và quang
điện ngoài.
Như vậy, quan sát đề thi và nội dung trong sách giáo khoa chúng ta dễ dàng nhận ra ngay form đề
thi cho chương này là quang điện ngoài (1 lí thuyết, 1 bài tập), quang điện trong (lí thuyết), sự phát
quang (có thể lí thuyết và bài tập đều được), và mẫu nguyên tử Bohr (thường là 2 câu). Và so với
chương trình học thì còn một ít kiến thức nữa thuộc về Laze, thầy mong các em hãy lưu ý.
• Vật lí hạt nhân, vi mô: (7 câu)
Nội dung đề thi gồm 5 câu thuộc mảng kiến thức về hạt nhân và hai câu hỏi về vi mô.
Các câu hỏi về hạt nhân xoay quanh các mảng kiến thức: cấu tạo, năng lượng liên kết hạt nhân (1
câu); phóng xạ (1 câu); phản ứng hạt nhân (2 câu); thuyết tương đối (1 câu).
Hai câu hỏi của phần vi mô đều rơi vào phần hệ mặt trời.
Qua việc nhìn lại đề thi của năm 2011 phần nào đã giúp chúng ta mường tượng ra đề thi năm 2012
như thế nào rồi. Tuy nhiên, có một điểm mới trong kì thi năm nay (và có thể là tin vui với các em),
đó là đề thi đã được thu hẹp lại. Tức là Bộ giáo dục đã cắt giảm đi một số phần không cần thiết, và
do đó giúp học sinh ôn thi hiệu quả hơn.
Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi, hại của riêng nó. Thu hẹp lại thì những phần khác sẽ được tăng
lên, và hỏi sâu hơn nên độ khó ắt hẳn là làm nhiều người giật mình đó.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢM TẢI TRONG KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
• Dao động cơ: Bài toán về con lắc đơn sẽ không sử dụng đến công thức tính vận
tốc
• Điện xoay chiều:
+ Bỏ đi phần kiến thức liên quan đến các cách mắc mạch ba pha hình sao và hình tam
giác đồng nghĩa với việc loại bỏ những bài toán dùng công thức
+ Phần động cơ không đồng bộ chỉ cần nhớ duy nhất định nghĩa động cơ không đồng bộ
ba và đặc điểm của động cơ (tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường
quay).
• Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần thuyết điện từ của Max-oen, hai giả thuyết
của max-oen thì chỉ nắm được giả thuyết về từ trường biến thiên.
• Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học sinh nắm được định nghĩa Laze và các đặc

điểm của laze (có 4 đặc điểm).
• Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.

×