Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

những bất cập trong việc thực thi chế độ ưu đãi xã hội tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.47 KB, 6 trang )

Câu hỏi: Những bất cập trong việc thực thi chế độ ưu đãi xã hội tại việt nam hiện nay?
Bài làm:
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh về kinh
tế thì Việt Nam cũng đã, đang và sẽ quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo bình
ổn xã hội trong đó chú trọng chăm lo đến lực lượng lớn những người đã cống hiến cả cuộc
đời cho sự nghiệp cách mạng, bảo vệ tổ quốc .Có thể nói, đây là một vấn đề quan trọng thu
hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nó không những đã thể hiện trách nhiệm của các
cấp các ngành mà còn phản ánh truyền thống đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân ta đối với những người có công đóng góp cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.
1. Một số vấn đề về chế độ ưu đãi xã hội
1.1. Văn bản:
Hiện nay, chế độ ưu đãi xã hội được quy định trong khoảng 150 văn bản của Nhà nuớc, dưới
dạng các pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư… Nội dung chủ yếu thể hiện trong các
văn bản:
-Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ngày
29/8/1994 của Uỷ ban thuờng vụ Quốc hội;
-Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực vào
ngày 1.10.2005;
-Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
ngày 21 tháng 6 năm 2007;
-Nghị định huớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
-Các thông tư hướng dẫn của Bộ Lao Động – Thuơng binh và Xã hội và các bộ, liên bộ, liên
bộ hữu quan như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục – đào tạo…
-Một số văn bản liên quan khác như hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, giáo dục, các luật
thuế…
1.2. Khái niệm:
a. Ưu đãi xã hội:
Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ của Nhà nuớc, của cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật
chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ.


b. Chế độ ưu đãi xã hội:
Chế độ ưu đãi xã hội là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện, hình
thức, mức độ đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho những người có công và một số
thành viên trong gia đình họ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội.
b. Thuật ngữ “người có công”:
Theo nghĩa rộng: là những người không phân biệt tôn giáo, giới tính, tín ngưỡng, dân tộc,
tuổi tác…, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, cuộc đời mình cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc và độc lập của dân tộc hoặc đem lại những thành tích vẻ vang cho
đất nuớc, dân tộc nên được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định
của pháp luật. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đối tượng ưu đãi người có công bao gồm các
nhóm sau:
+ Người tham gia cách mạng, giúp đỡ cách mạng hoặc hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Theo pháp luật hiện hành, nếu căn cứ vào đối tuợng ưu đãi thì có tới 8 diện được hưởng
chính sách ưu đãi, trong đó bao gồm 14 đối tượng người có công.
+ Người có những đóng góp tài năng, trí tuệ trong văn hoá nghệ thuật, lao động, sản xuất
xây dựng và bảo vệ đất nước như: anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân
dân, nghệ sỹ nhân dân… Nhưng đây không phải là đối tuợng thường xuyên trong chế độ ưu
đãi xã hội hiện hành vì họ không thực sự cần sự trợ giúp của xã hội. Những ưu đãi, suy tôn
đối với họ thường mang tính hình thức như những phần thuởng và danh hiệu vinh dự.
Theo nghĩa hẹp: người có công với nước đồng nghĩa với người có công với cách mạng, đó là
những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, tuổi tác… có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945,
trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối tượng người có công dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì họ đều là
những người có thành tích xuất sắc đóng góp hoặc cống hiến cho đất nước do đó họ được
nhà nước đãi ngộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ,
ưu đãi về việc làm và bảo đảm việc làm…
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ưu đãi xã hội.
a. Ưu đãi người có công trước hết là trách nhiệm của Nhà nước.

Với tư cách là chủ thể quản lí, chủ thể đại diện cho cộng đồng, Nhà nước phải có trách
nhiệm trong việc thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công.
b. Thực hiện công bằng và công khai trong ưu đãi xã hội.
Yếu tố công bằng được thể hiện trước hết là sự bình đẳng giữa những người có công, không
phân biệt dân tộc, giới tính, vùng miền… Mọi người có công đều đuợc hưởng chế độ ưu đãi,
những người có mức đóng góp như nhau thì được huởng ưu đãi và tạo điều kiện như nhau
trong cuộc sống. Những người bị tổn thất, mất mát nhiều hơn phải được ưu đãi nhiều hơn.
Sự bình đẳng còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn, đó còn là sự bình đẳng giữa những người có
công và các thành viên khác trong cộng đồng, tránh tình trạng ưu đãi lại trở thành sự phân
biệt đối xử giữa những người có công với các thành viên khác trong xã hội.
Sự công khai thể hiện trong từng địa phuơng, trong toàn xã hội và trong cả cộng đồng. Về
nội dung phải công khai điều kiện, loại chế độ ưu đãi, mức hưởng…
c. Xác định các chế độ ưu đãi hợp lí
Ưu đãi xã hội phải vừa đảm bảo cuộc sống vật chất vừa phải đảm bảo cuộc sống tinh thần
cho người có công do đó không chỉ dừng lại ở việc trợ cấp mà còn phải có các chế độ ưu đãi
khác như việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ…
d. Mức ưu đãi phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
Ưu đãi đối với những ngưòi có công là nhằm đảm bảo và hỗ trợ cuộc sống vật chất và tinh
thần cho họ song mức ưu đãi phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Sự
phát triển của kinh tế xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách đối với người có
công, thực hiện công bằng xã hội.
e. Xã hội hoá công tác ưu đãi xã hội
Ưu đãi đối với người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nuớc mà còn là của toàn xã
hội, của cộng đồng. Việc xã hội hoá các hoạt động ưu đãi đối với người có công là vấn đề tất
yếu và hàon toàn phù hợp với hoàn cảnh của nuớc ta trong giai đoạn hiện nay và phù hợp
với nguyên tắc đa dạng hoá , xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội.
2. Những bất cập trong việc thực thi chế độ ưu đãi xã hội ở nước ta hiện nay:
Ưu đãi xã hội đối với người có công bước đầu đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai,
công bằng xã hội. Người có công được chăm lo, đền đáp, đền ơn trả nghĩa, người cống hiến
hy sinh nhiều được chăm lo ưu đãi nhiều hơn. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào

tạo, giải quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng, thân nhân liệt sỹ,
bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật
chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.
Những năm qua, việc thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi người có công đã đạt được kết quả
tích cực. Chi phí cho chương trình an sinh xã hội ở Việt Nam tăng lên từ 8.000 nghìn tỷ đồng
năm 1995 lên hơn 9.300 tỷ đồng năm 1997 và 12.000 tỷ đồng năm 2001. Hơn 90% nguồn
chi cho lĩnh vực này chủ yếu là lấy từ nguồn ngân sách Trung ương, chỉ 0,9% là lấy từ
nguồn ngân sách địa phương. Đã chi trả chế độ trợ cấp một lần cho khoảng 3 triệu người
hoạt động kháng chiến được Nhà nước khen tặng Huân, Huy chương tổng kết thành tích
kháng chiến. Hoàn thành trả trợ cấp ưu đãi một lần cho khoảng 4 triệu người và khoảng 1,5
triệu thương binh, thân nhân liệt sỹ, lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… tiếp
tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó việc thực hiện chính sách ưu đãi với người có công
cũng còn tồn tại nhiều bất cập nhất định, cần được nhanh chóng giải quyết:
a. Mức trợ cấp: còn phụ thuộc vào chính sách tiền lương, điều chỉnh theo mức lương tối
thiểu là không hợp lý. Chính sách tiền lương tạo động lực thúc đẩy năng suất lao động, chất
lượng và hiệu quả công việc, chuyển việc phân phối bằng hiện vật là chủ yếu sang phân
phối theo giá trị thông qua tiền lương. Trong khi chính sách ưu đãi thông qua trợ cấp phải
phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và tính chất
xã hội hóa ngày càng cao.
b. Mức trợ cấp cho đối tượng là người có công trong nhiều trường hợp còn thấp so với thu
nhập, chi tiêu bình quân chung của toàn xã hội. Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm
2010 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố một số kết quả chủ yếu của cuộc khảo sát mức
sống hộ dân cư năm 2010 về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm
2010 bình quân đầu người/tháng đạt 1,211 triệu đồng. Chỉ tiêu ở khu vực nông thôn ước
tính bằng một nửa so với khu vực thành thị với con số lần lượt là 950 nghìn đồng/tháng và
1,828 triệu đồng/tháng. Trong khi đó mức trợ cấp cho thương bệnh binh nặng năm 2011
theo Nghị định 52/2011/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2011 mới chỉ dừng lại ở
mức:
-Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, mức trợ cấp

440.000 đồng/tháng.
-Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương
đặc biệt nặng, mức trợ cấp 901.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp kể trên rõ ràng chưa thể coi đã là ưu đãi bởi chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu
nhất cho bản thân, thực tế họ còn phải gánh vác việc nuôi con, phụ giúp gia đình.
Thêm một minh chứng nữa là, đối với đối tượng người cao tuổi bị địch bắt tù đày, hưởng chế
độ một lần theo quy định hiện hành tối đa là 2,5 triệu đồng/người có thời gian bị tù đày từ
10 năm trở lên theo quy định tại Nghị định Số 52/2011/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ
cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Số tiền trợ cấp này giảm theo hệ số năm bị
bắt tù đày, mức thấp nhất là 500.000 đồng. Ngoài ra, người bị bắt tù đày không được hưởng
các chế độ khác như hưu trí, thương binh, bệnh binh, mất sức Điều này dẫn đến khó khăn
cho đối tượng này, nhất là trong trường hợp không có thu nhập nào khác lại ốm đau, bệnh
tật đặc biệt là trong tình hình giá cả leo thang và biến động như hiện nay.
c. Tình trạng thực hiện sai sót đối tượng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đặc biệt vẫn
còn ở nhiều địa phương như một số đối tượng không thuộc diện chính sách ưu đãi, nhưng do
quá trình thực hiện chưa được giám sát chặt chẽ nên được xét hưởng chính sách hỗ trợ đặc
biệt; một bộ phận người có công thật sự nhưng lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ.
d. Ưu đãi trợ cấp thường xuyên được chú trọng, song những ưu đãi ngoài trợ cấp còn bị xem
nhẹ. Những việc làm tình nghĩa và phong trào chăm sóc người có công chưa được thực hiện
thường xuyên, chưa phát triển đồng đều ở các địa phương, nhất là những nơi kinh tế chậm
phát triển. Còn nhiều nơi phong trào mới chỉ tập trung trong dịp 27 tháng 7 hàng năm. Việc
thực hiện chính sách đối với một số đối tượng còn chậm (cựu thanh niên xung phong, các
chiến sỹ, du kích tham gia kháng chiến bị hy sinh…). Vấn đề xã hội hóa công tác chăm sóc
người có công (tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực
xã hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa 3 năm qua có xu hướng giảm.
Ngoài những chế độ trợ cấp thường xuyên, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
còn quy định thêm các chính sách ưu đãi ngoài trợ cấp. Tuy nhiên chỉ có một số chế độ ưu
đãi được hướng dẫn và thực hiện như BHYT, giáo dục đào tạo và một phần của chế độ ưu
đãi nhà, đất. Còn khá nhiều chế độ ưu đãi khác qui định ở Pháp lệnh không đi vào đời sống.
Chính vì thế, ý nghĩa, hiệu quả của ưu đãi xã hội bị giảm bớt, mục tiêu nâng cao mức sống

người có công sẽ còn phải phấn đấu lâu dài. Pháp lệnh cần qui định cụ thể ưu đãi cho ai, ưu
đãi như thế nào, trách nhiệm thực thi chế độ ưu đãi v v về kinh tế xã hội để áp dụng vào
cuộc sống.
e. Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận người có công còn một số điểm vẫn chưa cụ thể, chính xác
và phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh
thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay mới chỉ quy định chung là "dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”,"dũng cảm đấu tranh chống tội phạm”… chưa
xác định rõ tính chất, mức độ của hành động.
f. Quy trình xét duyệt: Một số quy định về thủ tục, hồ sơ đối với người có công, người hoạt
động kháng chiến hiện nay quá khắt khe. Việc giám sát thực hiện ở các cấp còn nhiều hạn
chế. Hệ thống chính sách hỗ trợ đặc biệt được thiết kế khá phức tạp, nên khó quản lý và
giám sát từ khâu giám định, xét duyệt đến khâu chi trả trợ cấp. Thực tế có những trường
hợp không có, hoặc không còn giấy tờ gốc theo quy định quy định tại Thông tư số
08/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH: người hoạt động kháng chiến lập bản khai cá nhân
(theo mẫu) và cung cấp giấy tờ chứng minh là người có thời gian tham gia hoạt động kháng
chiến ở vùng bị nhiễm CĐHH như: lý lịch, quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy X Y Z xác
nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân
chương, Huy chương Chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ khác liên quan đến hoạt động ở chiến
trường. Về giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật (có trong danh mục quy định), tùy
trường hợp, người hoạt động kháng chiến cần cung cấp giấy xác nhận của cơ sở y tế có
bệnh nằm trong danh mục quy định, hoặc sổ điều trị bệnh để làm căn cứ giới thiệu đến Hội
đồng GĐYK TP hoặc xác nhận về tình trạng vô sinh, xác nhận tình trạng con đẻ của người
hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của UBND cấp xã. Ngoài ra, hồ sơ hoàn chỉnh theo
quy định nêu trên còn có các loại giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền lập như: Biên bản
họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; Giấy xác nhận người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Chủ tịch UBND quận, huyện cấp, nên không
được giải quyết đã gây bức xúc trong nhân dân, đồng thời là nguyên nhân kéo dài thời gian,
gây tồn đọng nhiều hồ sơ đến nay vẫn chưa giải quyết được. Quá trình thực hiện còn nhiều
vướng mắc, không phù hợp với thực tế, trong khi nhiều nội dung có tính cấp thiết chưa được
ban hành.

Bên cạnh đó, Thông tư Số: 08/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện
chế độ ưu đãi người có công với cách mạng quy định về thủ tục giám định trong một số
trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hoá học nhưng lại không quy định việc xác định
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, do đó không có căn cứ để xác định mức trợ cấp.
Thêm nữa, hiện nay, hội đồng chưa được trang bị một số máy móc như máy xét nghiệm,
máy Xquang…cơ sở vật chất lẫn nhân lực của Hội đồng GĐYK còn hạn chế, cộng với thực tế
diện lập hồ sơ hưởng chế độ chính sách này ngày càng tăng nên việc mất thời gian chờ đợi
khám giám định là khó tránh khỏi.
g. Mức và nội dung được hưởng chính sách ưu đãi: Điều này được thể hiện rất rõ khi so sánh
các mức ưu đãi trong nội bộ những người được thụ hưởng chính sách. Thực tế đã có sự
chênh lệch giữa chính những đối tượng nhận chính sách. Có những đối tượng cùng một lúc
hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, trong khi những đối tượng khác lại chỉ nhận được một
chính sách hoặc chưa được hưởng chính sách… Tại điểm d khoản 8.2 Điều 8 Thông tư
25/2007/TT-BLĐTB và XH ngày 15.11.2007, “nếu sau khi trừ tỉ lệ suy giảm khả năng lao
động do thương tật mà tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41% thì được
chọn hưởng một trong hai chế độ: bệnh binh hoặc thương binh”. Quy định chế độ ưu đãi với
người vừa là thương binh, bệnh binh vừa mất sức lao động nhưng lại chỉ được hưởng một
chế độ khiến cử tri ở một số địa phương phản ứng gay gắt, nhưng đến nay vẫn chưa được
điều chỉnh.
Hiện nay, thanh niên xung phong không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Người có
công, ngoài chế độ trợ cấp một lần là 1,5 triệu đồng, họ không được hưởng chế độ nào
khác. Trên thực tế, đa số các đối tượng TNXP có hoàn cảnh rất khó khăn. Đây cũng là điều
bất hợp lý, cần được nghiên cứu, sửa đổi quy định cho phù hợp.
h. Quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội chưa
kịp thời, đầy đủ và rõ ràng. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xã hội còn chưa cụ thể, có nội dung
mâu thuẫn với qui định pháp luật khác.
- Hàng loạt chính sách, chế độ ưu đãi xã hội với người có công đã được ban hành với số tiền
không nhỏ được ngân sách nhà nước chi trả hằng năm. Nhưng thực tế cho thấy điều quan
trọng nhất đối với gia đình người có công không chỉ ở những khoản trợ cấp mà là các chính
sách trợ giúp để họ thoát nghèo bền vững.

4. Giải pháp hòan thiện:
a. Đảm bảo và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và ban
hành chính sách ưu đãi xã hội.
b. Chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội cần bóc tách ra khỏi chế độ tiền lương của cán bộ công
chức. Trợ cấp ưu đãi qui định ở Pháp lệnh phải phù hợp với qui định tại Hiến pháp và Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc và được cụ thể hoá tại Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX.
c. Cần phải xây dựng các quy phạm xác nhận đối tượng, chế độ ưu đãi về trợ cấp, chế độ ưu
đãi ngoài trợ cấp, chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm và những hình thức, phương pháp
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực người có công.
d. Cần xác định rõ căn cứ , mức trợ cấp ưu đãi xã hội. Mức trợ cấp cho người có công phải
được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với đặc điểm của từng diện đối tượng
và góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống của đối tượng.
Có thể dựa trên những căn cứ sau đây để tính trợ cấp ưu đãi xã hội:
-Mức chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá nhân bình quân trong cả nước
-Mức thu nhập bình quân tính theo đầu người trong cả nước
-Mức sống trung bình của người dân trên cả nước.
Việc đưa ra những căn cứ để tính để tính mức trợ cấp ưu đãi xã hội cần hết sức cụ thể khách
quan, hài hoà và hợp lý so với đời sống xã hội nói chung.
e. Củng cố, nâng cấp các cơ sở điều dưỡng, nuôi dưỡng thương, bệnh binh, người có công
và các cơ sở đào tạo nghề để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho con em các đối tượng
chính sách người có công.
f. Đẩy mạnh công tác giải quyết tồn đọng về xác nhận người có công qua các thời kỳ. Triển
khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân
và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội.
g. Cần quy định chi tiết, cụ thể hơn đối tượng được xét duyệt là người có công, tránh tình
trạng có pháp lệnh nhưng cơ sở khó thực hiện. Đặc biệt, cần nhanh chóng cải cách thủ tục
hành chính, tránh gây khó dễ cho đối tượng thụ hưởng chính sách.
h. Pháp điển hoá đầy đủ, đồng bộ pháp luật ưu đãi, xây dựng, sửa đổi một số quy định
trong pháp lệnh cũ không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Hoàn thiện

các quy định liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội.
i. Cùng đó, dự thảo cũng sẽ quy định chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo
hướng Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình thì có người phục vụ. Theo đó, người phục
vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
j. Bộ LĐ-TB và XH tiếp tục phối hợp các ngành, địa phương có biện pháp cụ thể và khả thi
để hỗ trợ các gia đình chính sách còn khó khăn từng bước vượt qua nghèo khó, đạt tới mức
sống trung bình trong xã hội. Trước hết là ưu tiên giải quyết chỗ ở, hỗ trợ vốn phát triển sản
xuất thông qua việc “điều tiết” nguồn vốn từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Chính phủ cũng đang
tìm giải pháp để hoàn thiện, nâng cấp, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, phần mộ liệt sĩ, đài, bia
tưởng niệm liệt sĩ thật khang trang, đồng thời đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng của các
thân nhân liệt sĩ muốn chăm sóc phần mộ liệt sĩ tại quê nhà.
k. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nội dung của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng, các hoạt động phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, về những tấm
gương thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công vượt khó, làm giàu, tiêu biểu trong lao
động, sản xuất, hoạt động văn hóa - xã hội
l. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi, kiên quyết xử lý những
trường hợp vi phạm. Quy định rõ hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi xã hội và thẩm quyền xử
lý vi phạm.
m. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách bảo đảm đủ phẩm chất, năng lực công
tác, chuyên môn, đủ khả năng tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện có hiệu
quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
n. Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để người có công tích cực tham gia các hoạt động
xã hội, phát triển kinh tế sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia
đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu.
o. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,
người có công với cách mạng luôn luôn gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn coi ưu đãi xã hội, bảo đảm cho gia đình chính sách có
cuộc sống “ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần” là trách nhiệm đối với lịch sử, phát huy
đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, là động lực phát triển xã hội.

×