Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng tổ chức bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.19 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập nền kinh tế.
Nhìn lại thời kỳ chiến tranh chúng ta có quyền tự hào vì sự hi sinh cao quý
của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đã
làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bởi vậy nhiệm vụ đem lại cơm no, áo
mặc, hạnh phúc cho nhân dân đặc biệt là người lao động làm nhiệm vụ
quan trọng của thời kỳ đổi mới. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không phụ thuộc rất lớn vào sự cống hiến đông đảo của người lao động. Họ
xứng đáng được hưởng một cuộc sống ổn định, đầy đủ về vật chất và tinh
thần. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm tới
đời sống của người lao động trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một hợp phần quan trọng nhất trong hệ thống an
sinh xã hội của quốc gia. Bởi bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên nguyên
tắc “có thu có chi” nên đóng vai trò như là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước. Nó góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động trong trường hợp: ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết do tai
nạn, bệnh nghề nghiệp, rủi ro và khó khăn khác. Mặt khác, bảo hiểm xã hội
cũng là một chính sách tài chính nhằm huy động sự đóng góp của người lao
động đang làm việc để hình thành một quỹ tài chính tập trung được bảo
hiểm xã hội toàn và tăng trưởng để thực hiện các chính sách đối với người
lao động.
Với mục đích tìm hiểu và nâng cao kiến thức về một chính sách lớn
có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta nên em
chọn đề tài: “Thực trạng tổ chức bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
Do lượng kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mông
thầy cô thông cảm.
Đề tài gồm 3 chương:
1
Chương I: Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội (BHXH).
Chương II: Thực trạng tổ chức BHXH ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Kiến nghị về quá trình triển khai công tác BHXH.


Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân đã
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm BHXH.
Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
bảo hiểm xã hội.”.
1.2. Bản chất của BHXH.
Bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi
trình độ phát triển của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ
thống bảo hiểm xã hội có điều kiện ra đời và phát triển. Vì vậy các nhà
kinh tế cho rằng sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát trỉên
của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển không thể có một hệ thống
bảo hiểm xã hội vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển thì hệ thống bảo
hiểm xã hội càng đa dạng các chế độ bảo hiểm xã hội càng mở rộng hình
thức bảo hiểm xã hội ngày càng phong phú.
1.3. Đối tượng tham gia của BHXH.
Tuy đã ra đời từ lâu nhưng đối tượng của BHXH vẫn còn nhiều quan
điểm chưa thống nhất. Đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng bảo hiểm
xã hội và đối tượng tham gia BHXH.
Đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động. Còn đối
tượng tham gia BHXH là người lao động và người lao động sử dụng lao
động.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, đối tượng áp
dụng bao gồm:
3

* Người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam, trong độ
tuổi lao động, gồm có:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,
công an nhân dân.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công
an nhân dân phục vụ có thời hạn.
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã
đóng BHXH bắt buộc.
* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ
quan, tổ chức nước, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
1.4. Các mối quan hệ trong BHXH.
Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa
nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Mối quan
hệ BHXH là mối quan hệ dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên:
Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
* Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao
động và Nhà nước.
4
+ Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên
cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác.

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho
người lao động mà mình thuê. Đồng thời người sử dụng lao động còn vì lợi
ích của chính mình, ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi
ro với những tập đoàn người sử dụng lao động để đảm bảo hiểm xã hội quá
trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh ngu cầu BHXH.
+ Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho hoạt
động quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo đảm giá trị của đồng vốn và hỗ trợ quỹ bảo
hiểm xã hội trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra Nhà nước tham gia
bảo hiểm xã hội còn với tư cách là một chủ thể quản lý định ra những chế
độ, những chính sách, những định hướng cho các hoạt động bảo hiểm xã
hội.
* Bảo hiểm xã hội đó là bên nhận bảo hiểm xã hội từ những người
tham gia bảo hiểm xã hội. Bên bảo hiểm xã hội là một tổ chức do nhà nước
đã lập ra nhận đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập
quỹ bảo hiểm xã hội.
Bên bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực thi trả trợ cấp cho bên được
bảo hiểm xã hội khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ bảo hiểm xã hội
phát triển.
* Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội và người thân của họ. Bên được bảo hiểm xã hội được quyền nhận trợ
cấp khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm xã hội để bù đắp những thiếu hụt về thu
nhập do các rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nền kinh tế
thị trường bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể đồng thời là bên được bảo
hiểm xã hội. Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia bảo
5
hiểm xã hội vừa là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội vì họ đóng
phí bảo hiểm cho chính họ.
Tóm lại : Bảo hiểm xã hội thể hiện mối quan hệ tổng thể giữa nhà
nước, người sử dụng lao động, người lao động và thể hiện tính nhân văn

cao cả trong việc chia sẻ rủi ro và ổn định cuộc sống cho người lao động.
6
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Mô hình tổ chức BHXH.
Theo nghị định 19 của Chính phủ ban hành ngày 16-2-1995 thì hệ
thống BHXH được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng chính
phủ. Chính phủ giao cho Bộ lao động – Thương binh và xã hội xây dựng
trình Chính phủ và quốc hội ban hành pháp luật về BHXH. Đồng thời Bộ
Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ -
quản lý nhà nước về BHXH.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan quản lý về sự nghiệp BHXH.
Do vậy nó có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thu BHXH và tổ chức chi trả BHHX cho các đối tượng
được hưởng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện những dự án và các biện pháp bảo
hiểm xã hội tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.
- Kiểm tra thực hiện thu chi và giải quyết các khiếu nại về BHXH.
Về mặt tổ chức thì BHXH được hình thành theo một hệ thống dọc từ
trung ương đến địa phương và chia làm 3 cấp. Đứng đầu là Bảo hiểm xã
hội Việt Nam, sau đó là BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện.
2.2. Thực trạng công tác thu và chi BHXH.
2.2.1. Công tác thu.
Đây là nhiệm vụ được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất, có tính
quyết định hình thành, tồn tại và tăng trưởng quỹ BHXH. Vì vậy, ngay từ
khi nhận bàn giao về số lượng các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn và số
7
lượng người lao động, cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố phải tập trung
nắm và kê khai đầy đủ để lên kế hoạch cho phù hợp.

* Nội dung chính của công tác quản lý thu BHXH bao gồm:
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH
bắt buộc theo địa bàn hành chính huyện, tỉnh kể cả những người buôn bán
nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê từ
một lao động trở lên.
- Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao
động từ 3 tháng trở lên.
- Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng của từng người
lao động làm căn cứ đóng BHXH.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số lao động tham gia
BHXH.
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người lao động
trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị, mức lương hoặc tiền
công của từng người lao động và tổng quỹ lương của những người tham gia
BHXH trong từng đơn vị. Tất cả các chỉ tiêu này phải ăn khớp với nhau thì
BHXH ở Việt Nam mới chấp nhận.
- Cấp sổ cho người lao động và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH
theo các tiêu thức ghi trong sổ.
- Lập dự toán thu BHXH cho năm sau.
- Tổ chức thu BHXH. Đây là nội dung chính của công tác quản lý
thu BHXH. Hiện nay, BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức thu
BHXH:
+ Thu qua tài khoản: là hình thức các đơn vị sử dụng lao động hàng
tháng nộp tiền BHXH vào tài khoản của BHXH Việt Nam mở tại ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây là hình thức thu chủ yếu
của BHXH Việt Nam.
8
+ Thu bằng tiền mặt: Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với thu
BHYT tự nguyện. Từ 01/01/2008, thực hiện loại hình BHYT tự nguyện thì
cũng có thể phải áp dụng hình thức thu qua tài khoản đối với các đối tượng

này.
Nhưng dù thu qua tìa khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi
người thu đều được tập trung vào tài khoản của BHXH Việt Nam.
* Quy trình quản lý thu BHXH:
- Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tiên tham gia BHXH,
quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
+ Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng ký tham gia BHXH.
+ Lập bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH.
+ Sauk hi nhận được hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động, BHXH tỉnh,
thành phố thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, đặc biệt phải tính toán kỹ mức
đóng BHXH của từng người lao động và tổng mức đóng BHXH của cả đơn
vị, sau đó tiến hành cấp sổ và tổ chức thu BHXH.
- Đối với các đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH, quy
trình quản lý thu BHXH gồm các bước sau:
+ Lập bảng kê khai danh sách lao động tham gia BHXH.
+ Lập bảng kê khai tăng, giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH.
+ BHXH tỉnh tiến hành thẩm định bảng kê khai của đơn vị sử dụng
lao động và tiến hành thu BHXH, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng
mới tham gia BHHX.
- Quy trình nộp tiền BHXH:
+ Hàng tháng, đơn vị sử dụng lao động trích từ tiền lương hoặc tiền
công của người lao động và trích tỷ lệ phần trăm tổng quỹ lương của những
người tham gia BHXH thuộc trách nhiệm đóng BHXH của người sử dụng
lao động theo mức trích quy định tại Luật BHXH (trong đó, đơn vị giữ lại
2% của quỹ ốm đau, thai sản để kịp thời chi trả chế độ) nộp vào tài khoản
9
chuyên thu BHXH của BHXH huyện. Từ ngày 10 đến 25 hàng tháng,
BHXH huyện chuyển số tiền mà các đơn vị đã nộp lên tài khoản chuyên
thu BHXH tỉnh. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH
của huyện lên BHXH trước 24h ngày 31/12.

Hàng tháng từ ngày 10 đến ngày 20 và ngày cuối tháng, cơ quan
BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH của tỉnh về tài khoản chuyên thu của
BHXH Việt Nam. Nếú số dư trên tài khoản của tiền vượt quá 5 tỷ đồng thì
BHXH tỉnh phải chuyển về tài khoản của BHXH Việt Nam, ngay trong
ngày. Riêng tháng cuối năm, BHXH tỉnh phải chuyển hết số tiền thu
BHXH về BHXH Việt Nam trước 24h ngày 31/12.
2.2.2. Công tác chi.
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho
các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và
đảm bảo hiểm xã hội các hoạt động của BHXH Việt Nam.
* Quản lý chi BHXH bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH.
- Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH hàng tháng của các
đối tượng được hưởng BHXH.
- Quản lý việc chi trả cho các chế độ BHXH.
- Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả trợ cấp
BHXH theo quy định của Luật kế toán và Luật Thống Kê.
* Công tác chi trả thường xuyên hàng tháng:
- Hàng năm, BHXH huyện lập dự toán chi trả BHXH của các đối
tượng trên địa bàn gửi BHXH tỉnh, BHXH tỉnh tổng hợp dự toán chi toàn
tỉnh gửi BHXH Việt Nam.
- Sau khi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, BHXH Việt
Nam chuyển tiền về tài khoản của BHXH tỉnh, sau đó BHXH tỉnh chuyển
tiền về BHXH huyện theo tiến độ chi trả.
10

×