Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.82 KB, 12 trang )

Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của
tổ chức tín dụng, cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ
thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
A/LỜI MỞ ĐẦU
Như ta đã biết một nền kinh tế không thể phát triển toàn diện mà không có một hệ
thống ngân hàng vững mạnh. Và ngày nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển,
hoạt động kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà
đã mở rộng ra trên toàn thế giới thì vai trò của các tổ chức tín dụng càng được
khẳng định hơn. Đi liền với đó, quy mô của các tổ chức tín dụng cũng ngày càng
được mở rộng, hàng loạt các tổ chức tín dụng tiến hành thành lập hoặc mua lại
công ty con, công ty liên kết để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Vậy, vai trò của
các công ty con, công ty liên kết đối với các tổ chức tín dụng ra sao? pháp luật có
những quy định gì về vấn đề này? Và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty
con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ một
phần nào trong nội dung bài viết này.
B/NỘI DUNG
I/ Những quy định của pháp luật về công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín
dụng.
1/ Về khái niệm công ty con, công ty liên kết.
Trong luật các tổ chức tín dụng năm 2005 có đưa ra khái niệm về công ty con,
công ty liên kết tại khoản 29, 30 Điều 4; theo đó:
Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ
chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều
lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty
con của tổ chức tín dụng đó. Sau đây là mô hình công ty liên kết: Theo đó, các tổ
chức tín dụng A, B và C cùng nhau góp vốn để thành lập công ty liên kết D, trong
đó A và B chiếm 30% vốn, C chiếm 40% vốn.
Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín
dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;


- Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả
thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám
đốc) của công ty con;
- Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
- Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián
tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
Như vậy, công ty con của tổ chức tín dụng là công ty có phần vốn điều lệ hoặc vốn
cổ phần có quyền biểu quyết đáng kể (trên 50%) thuộc sở hữu của tổ chức tín
dụng. Và khi đó tổ chức tín dụng sẽ được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công
ty con.Sau đây là sơ đồ mô hình công ty mẹ - công ty con:
Trong đó, tổ chức tín dụng A giữ vai trò là công ty “mẹ”, công ty B và công ty C là
các công ty con.
Sở hữu vốn ở mức kiểm soát ( trên 50%)
2/ Một số quy định về tổ chức, hoạt động của công ty con của tổ chức tín dụng.
Trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2005 cũng như các văn bản Luật ngân hàng
khác không có quy định cụ thể về vấn đề công ty con của tổ chức tín dụng, do vậy
ta sẽ dựa theo những quy định về công ty mẹ - công ty con trong Luật doanh
nghiệp năm 2005 để có được cái nhìn khái quát hơn về mô hình công ty này. Cụ
thể:
Về cách thức thành lập, các tổ chức tín dụng sẽ thành lập công ty con của mình
theo các cách sau: Thứ nhất, góp vốn thành lập với cá nhân, tổ chức khác (phần
vốn góp của tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng chiếm
trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết); Thứ hai,
mua lại trên 50% vốn điều lệ (hoặc 50% vốn cổ phần có biểu quyết) của một công
ty để biến công ty đó trở thành công ty con của tổ chức tín dụng.
Một số đặc điểm của công ty con thuộc tổ chức tín dụng:
- Các công ty con có thể được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn nhưng trên thực tế thì các công ty con chủ yếu tồn tại dưới
hình thức công ty cổ phần vì hình thức này đảm bảo việc thực hiện sự kiểm soát

của tổ chức tín dụng (hay công ty mẹ) tốt hơn, năng động hơn.
- Tổ chức tín dụng được thực hiện quyền của “ công ty mẹ” đối với công ty con
của mình thông qua việc: trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của
công ty con; sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con; trực tiếp hay gián tiếp kiểm
soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
- Giữa tổ chức tín dụng và công ty con có sự độc lập về kinh tế và pháp lí nhằm
hạn chế sự can thiệt thái quá của tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho công ty con
phát huy được tính độc lập, năng động sang tạo trong hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế kiểm soát đối với công ty con của mình căn cứ
vào lượng vốn hay số lượng cổ phần mà tổ chức tín dụng sở hữu thông qua đại
diện của mình tại Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên. Toàn bộ quá trình ra
quyết định, hoạch định chính sách của công ty do chính bộ máy quản lí của công ty
đó thực hiện.
- Lợi nhuận của công ty con sau khi thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật sẽ được phân chia cho tổ chức tín dụng theo tỉ lệ phần vốn mà tổ chức tín dụng
nắm giữ hay tỉ lệ lợi nhuận mà tổ chức tín dụng có được tùy thuộc vào tỉ lệ vốn
điều lệ hay vốn cổ phần có biểu quyết mà tổ chức tín dụng sở hữu ở công ty con.
3/ Một số quy định về tổ chức và hoạt động của công ty liên kết của tổ chức tín
dụng.
Cũng như công ty con, trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010 cũng như trong các
văn bản khác của Luật ngân hàng không có một văn bản nào quy định cụ thể về tổ
chức và hoạt động của công ty liên kết của tổ chức tín dụng mà chỉ có đưa ra khái
niệm thế nào là công ty liên kết của tổ chức tín dụng mà thôi. Theo như khái niệm
được nêu ở phần trên ta có thể nhận thấy cũng giống như đối với công ty con, tổ
chức tín dụng có hai cách để thành lập công ty liên kết: Thứ nhất, góp vốn thành
lập với cá nhân, tổ chức khác (phần vốn góp của tổ chức tín dụng và người có liên
quan của tổ chức tín dụng chiếm trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần
có quyền biểu quyết); Thứ hai, mua lại trên 11% vốn điều lệ (hoặc 11% vốn cổ

phần có biểu quyết) của một công ty để biến công ty đó trở thành công ty liên kết
của tổ chức tín dụng. Trong khái niệm cũng khẳng định rõ, công ty liên kết không
phải là công ty con của tổ chức tín dụng như vậy có nghĩa là trong công ty liên kết
tổng số vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có biểu quyết mà tổ chức tín dụng sở hữu
phải trên 11% và nhỏ hơn hoặc bằng 50%.
Tổ chức tín dụng tham gia vào công ty liên kết với tư cách là thành viên của công
ty thông qua người đại diện của mình. Mức độ tham gia của tổ chức tín dụng vào
công ty liên kết và tỉ lệ lợi nhuận mà tổ chức tín dụng được hưởng từ công ty liên
kết phụ thuộc vào tỉ lệ vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết mà tổ
chức tín dụng sở hữu ở công ty liên kết.
II/ Vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của các tổ chức tín dụng.
Không chỉ đối với các tổ chức tín dụng mà cả đối với các doanh nghiệp khác, việc
thành lập công ty con, công ty liên kết đều nhằm một mục đích đó là phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô, tầm vóc của
doanh nghiệp. Cụ thể:
Công ty con ra đời sẽ thay tổ chức tín dụng (hay công ty mẹ) thực hiện một số hoạt
động nghiệp vụ, làm tăng tính chuyên môn hóa cho hoạt động của ngân hàng, nâng
cao chất lượng cho dịch vụ, ngoài ra khi chính phủ thực hiện chính sách thắt tín
dụng thì mở rộng phạm vi hoạt động thông qua công ty con là một trong những
biện pháp khắc phục khó khăn rất hiệu quả. Khi nhà nước thi hành chính sách thắt
chặt tiền tệ thông qua các hoạt động hạn chế tái cấp vốn, tăng lãi suất, công bố tỉ
giá hối đoái giảm, tăng dự trữ bắt buộc sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các tổ
chức tín dụng mà cụ thể là các ngân hàng, lúc này đầu tư phát triển công ty con là
một lựa chọn khôn ngoan nhằm tìm kiếm lợi nhuận để giải quyết những khó khăn
trước mắt.
Còn công ty liên kết được thành lập với mục đích tạo ra những sản phẩm dịch vụ là
kết tinh những ưu điểm của các tổ chức tín dụng thành viên tạo nên sức cạnh tranh
trên thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hội nhập quốc tế, vấn đề
tăng sức cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Liên kết lại với nhau còn giúp cho các tổ
chức tín dụng chiểm lĩnh thị trường, cùng nhau chung sức phát triển hoạt động

kinh doanh, vượt qua được những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại.
Như vậy, công ty liên kết có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các công ty đơn thuần
khác ở chỗ nguốn vốn khá dồi dào và ổn định vì được cung cấp, đảm bảo bởi nhiều
nguồn khác nhau do, thêm vào đó công ty liên kết còn được hưởng thị phần của
các công ty thành viên do vậy sức cạnh tranh của những doanh nghiệp này hiển
nhiên là không hề nhỏ.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2005 quy định cho ngân hàng thương mại, công ty
tài chính được phép thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết, công ty
cho thuê tài chính thì không được phép thành lập hay mua lại công ty con, công ty
liên kết dưới bất kì hình thức nào, còn đối với quỹ tín dụng nhân dân và công ty tài
chính vi mô thì không có quy định về vấn đề này. Để có được cái nhìn tổng quát và
cụ thể hơn về vai trò của hệ thống công ty con, công ty liên kết của các tổ chức tín
dụng ta sẽ tiến hành tìm hiểu từng loại hình tổ chức tín dụng.
1/ Ngân hàng.
Với các tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức theo hình thức ngân hàng ta lại có
các loại hình cụ thể đó là: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác, ngân hàng phát triển và ngân hàng đầu tư. Ở đây ta sẽ xét hai nhóm ngân
hàng:
1.1/ Ngân hàng thương mại.
Sở dĩ ta xét riêng ngân hàng thương mại là bởi vì ngân hàng thương mại có mục
đích hoạt động khác với các loại ngân hàng còn lại, ngân hàng thương mại hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận còn các ngân hàng khác lợi nhuận không phải là mục
tiêu hàng đầu.
Đối với ngân hàng thương mại, theo khoản 2 Điều 103 Luật tổ chức tín dụng năm
2010 thì việc thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết là bắt buộc để
thực hiện một số hoạt động kinh doanh sau:
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối
chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua,
bán cổ phiếu;
- Cho thuê tài chính;

- Bảo hiểm.
Như vậy, một ngân hàng thương mại muốn thực hiện các hoạt động như bảo lãnh
phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, cho thuê tài chính hay bảo hiểm,…
thì buộc phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Có thể thấy,
công ty con, công ty liên kết có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng thương
mại nếu muốn thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ đặc thù nêu trên với mục tiêu
lợi nhuận. Vậy tại sao ngân hàng thương mại lại không thể tự mình thực hiện các
hoạt động này mà nhà nước lại có quy định bắt buộc phải thành lập công ty con,
công ty liên kết để thực hiện? Để trả lời câu hỏi này ta cần phải xét từng lĩnh vực.
Thứ nhất, với lĩnh vực chứng khoán, như ta đã biết thị trường chứng khoán bên
cạnh những lợi ích mà nó đem lại thì vẫn luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro mà những
rủi ro này lại rất khó dự đoán do xuất phát từ nền kinh tế, từ chính sách của nhà
nước,… Do vậy với việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thị trường chứng
khoán thông qua hệ thống công ty con, công ty liên kết đã góp phần phân tán rủi ro
cho ngân hàng thương mại và cũng là một biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho
bản thân ngân hàng thương mại. Thứ hai, với hoạt động cho thuê tài chính, cho
thuê tài chính là một hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn đòi hỏi một
lượng vốn rất lớn và như vậy nếu như ngân hàng trực tiếp thực hiện hoạt động cho
thuê tài chính thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn nhằm phục vụ cho những
hoạt động chính của ngân hàng do vậy, việc thông qua công ty con, công ty liên kết
để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính là cần thiết vừa giúp ngân hàng đạt được
mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
ngân hàng thương mại còn được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết
hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối,
vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian
thanh toán, thông tin tín dụng.
1.2/ Ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng phát triển và ngân hàng
đầu tư.
Cho đến thời điểm này, mô hình ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư vẫn chưa

có một văn bản pháp luật nào quy định một cách cụ thể do vậy, vấn đề công ty con,
công ty liên kết của các tổ chức tín dụng này cũng chưa có được những quy định rõ
ràng.
Về ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác, cả hai loại ngân hàng này đều
không có hệ thống công ty con, công ty liên kết. Sỡ dĩ như vậy là do, mục tiêu hoạt
động của cả hai ngân hàng này đều không chú trọng đến lợi nhuận (ngân hàng
chính sách là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước thành lập để thực
hiện các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, chính sách nhà ở,… còn ngân
hàng hợp tác được thành lập trên cơ sở góp vốn của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,
hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ cho các thành viên trong tổ chức)
chính vì thế việc thành lập công ty con hay công ty liên kết là không cần thiết.
2/ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
2.1/ Công ty tài chính.
Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện hoạt động kinh
doanh ngân hàng theo giấy phép nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không
được nhận tiền gửi dưới một năm. Điều 110 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
cũng quy định cho công ty tài chính được phép thành lập, mua lại công ty con,
công ty liên kết trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm
sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Như vậy, với công ty
tài chính, công ty con, công ty liên kết đảm nhận vai trò hoạt động trong lĩnh vực
bảo hiểm, chứng khoán và quản lí tài sản đảm bảo.
2.2/ Công ty cho thuê tài chính.
Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện hoạt động
cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Đây là loại hình tổ chức tín dụng mà
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cấm, cụ thể tại Điều 115 có quy định: công ty
cho thuê tài chính không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công
ty liên kết dưới mọi hình thức. Vậy tại sao pháp luật ngân hàng lại cấm công ty cho
thuê tài chính thành lập công ty con, công ty liên kết? Nguyên nhân có thể xuất
phát từ hoạt động chính của loại hình tổ chức tín dụng này đó là hoạt động cho

thuê tài chính, đây là một hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn đòi hỏi một
lượng vốn rất lớn đồng thời bên cho thuê cũng phải mất một thời gian khá dài mới
thu hồi được phần vốn đã bỏ ra đầu tư do vậy nếu một công ty cho thuê tài chính
thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết thì rất dễ dẫn đến tình trạng
vốn bị phân tán, bản thân công ty sẽ khó ứng phó khi xảy ra rủi ro với tài sản cho
thuê,….Thêm vào đó ở Việt Nam, công ty cho thuê tài chính thường là công ty con
trực thuộc ngân hàng (công ty cho thuê tài chính sacombank leasing thuộc ngân
hàng sacombank, công ty cho thuê tài chính vietinbank leasing thuộc ngân hàng
vietinbank,…) do vậy nếu cho phép các công ty cho thuê tài chính có riêng một hệ
thống công ty con, công ty liên kết thì sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản
lí gây khó khăn cho bản thân ngân hàng “mẹ”. Tất nhiên khó khăn ở đây không chỉ
dừng lại ở vấn đề quản lí hành chính thông thường mà đôi khi những phức tạp
trong quản lí hành chính sẽ khiến cho tổ chức đó hoạt động kém hiệu quả, gây ảnh
hưởng đến không chỉ tổ chức đó mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế do rủi ro
trong hoạt động ngân hàng là rủi ro mang tính dây chuyền. Chính vì những lí do
nêu trên mà công ty cho thuê tài chính không được góp vốn, mua cổ phần, thành
lập công ty con, công ty liên kết dưới mọi hình thức.
3/ Quỹ tín dụng nhân dân và công ty tài chính vi mô.
Như đã nêu ở trên, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không có quy định về việc
góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty con, công ty liên kết tuy nhiên ta có thể
thấy việc quỹ tín dụng nhân dân hay công ty tài chính vi mô thành lập công ty con,
công ty liên kết là không cần thiết. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì, quỹ tín dụng nhân
dân được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm với mục
đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm phát huy sức mạnh tập thể và lợi nhuận
không phải là mục tiêu hàng đầu của quỹ tín dụng nhân dân. Với công ty tài chính
vi mô, đây là loại hình tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp,
đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và những công ty siêu
nhỏ.
III/ Thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín
dụng.

1/ Thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con.
Thành lập công ty con là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp nói
chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có
một hệ thống các công ty con chuyên thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ đặc
thù như chứng khoán, bảo hiểm,… Ngân hàng BIDV có một hệ thống công ty con
gồm: công ty chứng khoán BIDV (BSC), công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), công ty
Cho thuê Tài chính I, II; công ty Đầu tư Tài chính (BFC), công ty Quản lý Quỹ
Công nghiệp và Năng lượng, ; hệ thống công ty con của ngân hàng VP bank gồm:
công ty TNHH Chứng khoán VP bank, công ty TNHH quản lí tài sản VP bank; hệ
thống công ty con của Ngân hàng quân đội Military: Công ty TNHH Quản lý nợ và
khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (AMC); Công ty cổ phần chứng
khoán Thăng Long (TSC); Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà
Nội (HFM), Công cổ phần Việt REMAX, Công ty cổ phần quản lí quỹ đầu tư MB.
Như đã phân tích ở phần trên, công ty con có vai trò rất quan trọng trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng quy mô hoạt động, góp phần tạo nên
sự đa dạng ngành nghề hoạt động, giúp các ngân hàng khắc phục khó khăn khi
chính phủ thực hiện chính sách thắt tín dụng. Trong năm 2011 chính phủ tiếp tục
thực hiện chính sách thắt tín dụng và không phải ngẫu nhiên khi trong nhiều Đại
hội đồng cổ đông của các ngân hàng TMCP diễn ra trong thời điểm này, Hội đồng
quản trị đều đưa ra kết luận: trước sức ép về thắt tăng trưởng tín dụng, giảm lãi
suất… thì cần phải mở rộng phạm vi kinh doanh bằng việc phát huy tối đa hiệu quả
hoạt động của các công ty con, đa dạng ngành nghề bằng việc thành lập các công
ty con trực thuộc, đây là giải pháp nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh hiệu quả và
cũng là chủ trương mở rộng hoạt động kinh doanh của một trong rất nhiều các
ngân hàng lớn. Dù năm vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) vượt mức 101% kế hoạch đề ra, nhưng theo lãnh đạo Sacombank,
trong 2011 những khó khăn mới từ chính sách thắt chặt tiền tệ khiến Sacombannk
vẫn phải xác định chủ trương thành lập công ty con là công ty Tài chính dưới hình
thức Công ty NHNN một thành viên trực thuộc Sacombank. Mới đây, Đại hội cổ
đông của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank) đã thống nhất chủ trương sẽ

thành lập các công ty con trực thuộc như công ty đầu tư, công ty tài chính, công ty
kinh doanh và dịch vụ bất động sản, công ty dịch vụ tin học ngân hàng, công ty
cung ứng các dịch vụ ngân hàng, công ty kiều hối…để hỗ trợ và mở rộng kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) - một ngân
hàng chủ yếu có lượng khách hàng là các tư thương, nhà đầu tư nhỏ,…cũng quyết
định thành lập công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong năm nay
khi SCB có nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay
khi mà nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn thì công ty con tỏ ra là một
giải pháp hữu hiệu để các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung
vượt qua khó khăn. Tuy vậy bên cạnh những ưu điểm không thể chối bỏ thì các
công ty con cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ trong đó khi mà các ngân hàng có
thể “lách” bằng nhiều cách như thông qua các công ty con như thành lập công ty
con để hợp lí hóa công việc kinh doanh không minh bạch, hình thành các công ty
“sân sau” để dễ bề thao túng hoạt động kinh doanh, hoặc để cho các công ty con
tham gia vào cả lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng và thực tế hiện nay các công ty đầu
tư tài chính trực thuộc các ngân hàng thương mại cũng tham gia cả vào lĩnh vực
nghiệp vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, nhận vốn uỷ thác của các tổ
chức , cá nhân, tham gia vào các dịch vụ cung ứng ngoại hối…. Cũng theo ông
Trương Đình Tuyển nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương,
chính sách khống chế trần lãi suất huy động không quá 14% tỏ ra không mấy hiệu
quả bởi nhiều ngân hàng đã huy động ở mức 17-18%/năm và một trong những
hình thức “lách” là việc các ngân hàng thương mại thông qua các công ty con trực
thuộc để thực hiện việc thoả thuận huy động vốn mức cao. Chính vì những biến
tướng khó lường này mà mới đây NHNN đã quyết định sẽ đẩy mạnh hoạt động
thanh tra, kiểm tra. Trong 6 tháng cuối năm, NHNN sẽ tập trung thanh tra chất
lượng tín dụng và việc thực hiện các tỉ lệ bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thanh tra hoạt động
của các công ty mua - bán nợ trực thuộc ngân hàng và phối hợp với Bộ Tài chính
thanh tra hoạt động của các công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng.
Thêm vào đó còn có một số vấn đề phát sinh cho chính các tổ chức tín dụng khi

thành lập công ty con đó là khi thành lập công ty con, tổ chức tín dụng phải làm
báo cáo tài chính hợp nhất. Nhưng để báo cáo tài chính từ “con” lên “mẹ”, tổ chức
tín dụng phải có hệ thống kiểm toán tốt và với bộ máy “phình to” hơn, công ty
buộc phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chi phí phát sinh nhiều. Việc
một tổ chức tín dụng thành lập một số công ty con cùng hoạt động trong một lĩnh
vực sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng xung đột về lợi ích, sẽ có công ty con hoạt động
chỉ vì lợi nhuận của riêng mình mà không xem xét đến lợi ích của công ty mẹ và
các công ty con khác. Và khi phát triển đến một mức độ nào đó, công ty con sẽ có
thể bỏ qua những quy định của hệ thống ban đầu do công ty mẹ đặt ra. Chính vì
vậy khi thành lập công ty con tổ chức tín dụng cần phải cân nhắc đến nhu cầu thực
tế và năng lực quản lí của mình để công ty con có thể phát huy được hết vai trò của
mình.
2/ Thực trạng hoạt động của công ty liên kết.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trường đường hội nhập kinh tế quốc tế các
tổ chức tín dụng Việt Nam không chỉ phải năng động hơn mà còn phải biết liên kết
với nhau để có thể đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có tính cạnh
tranh trên thị trường đang được mở rộng cửa cho các tổ chức tín dụng nước ngoài
tham gia (hiện nay có tới 13 Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và Ngân hàng
Việt ở nước ngoài như ANZ Bank, HSBC bank, ngân hàng Shinhan Việt Nam,
ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia,…). Về thực trạng hoạt động của công
ty liên kết của tổ chức tín dụng, trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu về Công ty
chuyển mạch Quốc gia BanknetVn.
Trước đây khi thị trường thẻ ATM phát triển, thì việc thẻ của ngân hàng nào chỉ
dùng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó đã làm hạn chế hiệu quả và
tiện ích cho người sử dụng, hạn chế tốc độ phát hành và thanh toán bằng thẻ. Bởi
vậy, nhu cầu nối mạng sử dụng chung hệ thống máy ATM giữa các ngân hàng
thương mại ở VN đang có xu hướng tăng lên. Ngày 09/07/2004 Thống đốc NHNN
Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động và khai trương hoạt động Công ty Cổ phần
Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) vào ngày 09/08/2004.
Banknetvn ra đời với mục tiêu là kết nối mạng lưới chung các hệ thống thanh toán

thẻ của các Ngân hàng ở Việt Nam và kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế. Nhằm
tạo ra một môi trường kinh doanh thẻ Ngân hàng tiện lợi và hiệu quả. Banknetvn
được thành lập trên cơ sở góp vốn của các cổ đông và có số vốn điều lệ là 94,5 tỷ
đồng. Hiện nay Banknetvn có các thành viên, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt nam (Vietinbank), Ngân hàng Sài gòn
Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Sài gòn Công thương (Saigonbank), Ngân
hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (EAB) và Công ty Điện toán và truyền số
liệu (VDC), ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (saigonbank),
ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABbank), ngân hàng phát triển nhà Đồng
bằng song Cửu Long (MHB), ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank
(Habubank), ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank), ngân hàng
thương mại cổ phần Phương Tây (Westernbank), Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank), Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB), Ngân hàng TMCP Đông Nam
Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Đại Tín (TRUSTBank), Ngân hàng TMCP Nam
Á (Nam A Bank). Số lượng thành viên của BanknetVn ngày càng tăng (thời điểm
mới thành lập năm 2004 công ty chỉ mới có 8 thành viên), việc tham gia
BanhknetVn vừa đem lại lợi ích cho thành viên như có thể kết nối với các tổ chức
nước ngoài như CUP mà không phải chịu thêm bất kì khoản phí nào, có mạng lưới
ATM/POS lớn nhất Việt Nam,… vừa đem lại lợi ích cho khách hàng khi sử dụng
dịch vụ rút tiền qua ATM.
C/KẾT LUẬN
Trên đây là những một số vấn đề về vai trò của công ty con, công ty liên kết của tổ
chức tín dụng; cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con,
công ty liên kết của tổ chức tín dụng. Trong quá trình hoàn thành bài tập, có điều gì
còn sai sót trong nhận thức và trong kỹ năng làm bài, em rất mong được thầy (cô)
đóng góp ý kiến để có thể hoàn thiện mình hơn.

×