Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

điều ước quốc tế về thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.04 KB, 12 trang )

Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ










BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ



ĐỀ TÀI:

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
VỀ THƯƠNG MẠI






Giảng viên hướng dẫn: Vương Tuyết Linh
Nhóm thực hiện: lớp ĐH 20C1
Nguyễn Trần Ngọc Châu


Nguyễn Thị Thanh Ngọc




Năm 2007

Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


























Ngày tháng năm 200
Giảng viên ký tên


Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


3


CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu hỏi thảo luận: khái niệm về Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của Luật
thương mại quốc tế. Phân tích các trường hợp áp dụng. Tìm một số điều ước
quốc tế trong lĩnh vực Luật thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.



TÓM TẮT BÀI THUYẾT TRÌNH
I. Khái niệm Điều ước quốc tế về thương mại 5
1. Điều ước quốc tế 5
2. Điều ước quốc tế về thương mại: 5

a. Khái niệm 5
b. Vai trò của điều ước quốc tế 6
c. Phân loại 6
II. Các trường hợp áp dụng Điều ước quốc tế 7
III. Một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia 7
1. Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Hợp Đồng Mua Bán Ngoại Thương 8
2. Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT ) 8
3. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) 8
4. Các hiệp định cơ bản của WTO 9
a. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 9
b. Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS) 10
c. Hiệp định về sở hữu trí tuệ (TRIPS) 10




Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


4

LỜI GIỚI THIỆU


Thế giới
dường
như đang chạy đua trong việc xác lập các khuôn khổ chính
sách thương mại liên kết và hợp tác kinh tế. Bao trùm lên không khí đó là hoạt
động đối thoại, thương lượng, thỏa thuận, đấu tranh và hợp tác giữa các nước
xoay quanh cạnh tranh kinh tế, tự do thương mại và hạn chế cạnh tranh kinh tế -

thương mại; sự xung đột giữa xu hướng mở cửa thị trường và bảo hộ mậu dịch.
Các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, các điều ước quốc tế về thương mại
đều có những điểm tương đồng là pháp luật quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế
phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc đã được xác định, nhằm thông thương và
phát triển thương mại quốc tế.
Thị trường ngày nay có xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Thương mại
toàn cầu là xu thế khách quan. Do đó, việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế là
một tất yếu khách quan. Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm nhiều vấn đề trong đó
có chính sách và pháp luật thương mại, ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về
thương mại.

Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


5

NỘI DUNG

I. Khái niệm Điều ước quốc tế về thương mại
1. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ thể Luật quốc tế và
được pháp luật quốc tế điều chỉnh.
Nguyên tắc và nội dung của điều ước quốc tế: các điều ước quốc tế phải dựa trên
những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và nội dung của nó bao gồm quyền, nghĩa
vụ của các bên ký kết mà họ đã thỏa thuận.
Theo Điều 2, Khoản 1 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005:
“Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là
thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân
danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc
gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên

gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ,
công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.
2. Điều ước quốc tế về thương mại:
a.
Khái niệm
Điều ước quốc tế về thương mại là các văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia ký
kết hoặc tham gia nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của mình với nhau trong giao dịch
thương mại quốc tế.
Vd: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) của WTO, đây là một văn
bản pháp lý quốc tế do 23 quốc gia ký kết ngày 23/10/1947, gọi là ký kết vì các quốc
gia này đã tham gia vào quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến thống nhất các
nộI dung của hiệp định và cam kết thực hiện hiệp định. Đối với Việt Nam, khi Việt
Nam gia nhập WTO vì Việt Nam không trực tiếp đàm phán những nội dung của hiệp
định vào thời điểm hiệp định được ký kết, nhưng khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết
thực hiện hiệp định. Do đó, Việt Nam là nước tham gia chứ không phảI là quốc gia ký
kết hiệp định. Các quốc gia ký kết hoặc tham gia hiệp định này nhằm xác lập quyền và
nghĩa vụ của mình đối với nhau trong các giao dịch thương mại quốc tế;ví dụ, một
trong các nguyên tắc của hiệp định là: nguyên tắc có đi có lại , theo nguyên tắc này thì
một nước quyết định mở cửa thị trường của mình (hạ thuế nhập khẩu, bỏ bớt các quy
định đối với hàng nhập) có quyền đòi hỏi các thành viên khác có những nhượng bộ
tương tự, như vậy khi tham gia vào hiệp định GATT Việt Nam có nghĩa vụ hạ thuế
nhập khẩu, bỏ bớt các quy định đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên còn lại
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


6

của hiệp định GATT, bên cạnh đó Việt Nam cũng có quyền đòi hỏi các thành viên
khác có những nhượng bộ tương tự.
Điều ước quốc tế thể hiện dưới nhiều tên gọi như: Công ước, Hiệp định, Hiệp ước,

Nghị định thư, Hiến chương,… Luật Điều ước quốc tế về pháp luật điều ước quốc tế
của các quốc gia đều không quy định cụ thể về tên gọi của điều ước quốc tế. Điều ước
quốc tế được ký kết nhằm thành lập tổ chức quốc tế liên chính phủ thường được gọi là
Hiến chương, Quy chế, Điều lệ… Điều ước quốc tế được ký kết nhằm bổ sung cho các
điều ước quốc tế đã có thường được gọi là Nghị định thư; điều ước quốc tế được ký
kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc thường được gọi là Công ước …
b.
Vai trò của điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế về thương mại ngày càng có vai trò quan trọng thể hiện ở một số
điểm chính sau đây:
- Tạo khung pháp lý quốc tế cho các quan hệ kinh tế - thương mại giữa các quốc
gia theo xu hướng toàn cầu hóa.
- Là phương tiện pháp lý để điều chỉnh sự hợp tác, đấu tranh và cạnh tranh giữa
các nước, các nền kinh tế.
- Thiết lập các thiết chế tổ chức quốc tế về thương mại.
- Là phương tiện cơ bản hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước, các nền kinh tế.
- Giữ vai trò quan trọng đối với quá trình pháp điển hóa và phát triển pháp luật
quốc tế hiện đại về thương mại theo hướng không phân biệt đối xử, cạnh tranh
công bằng, cùng có lợi.
c.
Phân loại

Căn cứ vào số lượng chủ thể, Điều ước quốc tế về thương mại gồm:

o Điều ước quốc tế song phương: là điều ước quốc tế do hai bên chủ thể
trong quan hệ quốc tế soạn thảo và ký kết. Vd: Hiệp định thương mạI
Việt – Mỹ (BTA) do hai bên chủ thể là Việt Nam và Mỹ ký kết.
o Điều ước quốc tế đa phương: là điều ước quốc tế do ba chủ thể trong
quan hệ quốc tế trở lên ký kết và tham gia. Vd: Hiệp định ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT) do các quốc gia thuộc khu vực mậu dịch

tự do AFTA ký kết.
 Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của điều ước quốc tế :
o Các điều ước quốc tế về thương mại đưa ra những nguyên tắc, những
quy định chung. Vd: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT) là hiệp định khung điều chỉnh thương mại hàng hóa.
o Các điều ước quốc tế về thương mại chứa đựng có quy tắc thực chất điều
chỉnh các vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng. Vd: Công ước của Liên hợp
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


7

quốc về hợp đồng mua bán ngoại thương (1980) chỉ điều chỉnh các vấn
đề về hợp đồng mua bán ngoạI thương.
 Căn cứ vào hình thức của điều ước quốc tế:
o Các điều ước quốc tế về thương mại đa biên toàn cầu của Tổ chức
Thương mại Thế giới – WTO. Vd: Hiệp định về thương mạI dịch vụ
(GATS).
o Các điều ước đa phương khu vực về kinh tế thương mại. Vd: Hiệp định
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) do các nước thuộc khu vực
mậu dịch tự do AFTA ký kết.
o Các điều ước quốc tế về thương mại song phương. Vd: Hiệp định thương
mạI Việt – Mỹ (BTA) do hai bên chủ thể là Việt Nam và Mỹ ký kết.
II. Các trường hợp áp dụng Điều ước quốc tế
Có hai trường hợp áp dụng:
- Trường hợp 1: điều ước quốc tế về thương mại quốc tế đương nhiên có giá trị
pháp lý bắt buộc nếu các bên chủ thể có quốc tịch hoặc nơi cư trú tại các quốc
gia là nước thành viên của điều ước quốc tế đó.
Vd: Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của Hiệp định ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT), do đó sau lộ trình mười năm thực hiện Hiệp định, các

doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hang hóa nằm trong danh mục giảm thuế
như đồ điện tử đi Thái Lan chỉ phảI chịu mức thuế nhập khẩu 0-5%, ngược lạI
doanh nghiệp Thái Lan nhập đồ điện tử vào Việt Nam thì mức thuế suất thuế nhập
khẩu áp cho đồ điện tử Thái Lan cũng trong khoảng 0-5%.
-
Trường hợp 2: Trong trường hợp các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc
không có nơi cư trú ở các nước thành viên của điều ước quốc tế thì các bên có
thể thỏa thuận áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.

Vd: Doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh chính tại Nga và tập đoàn KFC của Hoa
Kỳ ký kết hợp đồng về việc chuyển nhượng thương hiệu KFC. Trong trường hợp
này, chỉ có một bên chủ thể là tập đoàn KFC có nơi cư trú tại một quốc gia là thành
viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng hai bên có thể thỏa thuận sử
dụng những nội dung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có trong Hiệp định TRIPS –
đây là một trong những hiệp định cơ bản của WTO.


III. Một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
Trong thời kỳ đổi mới, chỉ tính riêng trong thập niên cuối của thế kỷ XX (1990 –
2000), theo thông kê của Văn phòng Chính phủ, Việt Nam đã ký kết, tham gia 1093
điều ước quốc tế. Hiện có 83 hiệp định thương mại hiện hành được ký kết giữa nước ta
và các tổ chức quốc tế.
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


8

1.
Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Hợp Đồng Mua Bán Ngoại Thương


Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Hợp Đồng Mua Bán Ngoại Thương được ký kết
ngày 11/4/1980 tại Viên - Áo.
Mục đích của Công Ước: góp phần loại bỏ các trở ngại pháp lý trong buôn bán
quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, thông qua việc đề ra một
nguyên tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến
các hệ thống kinh tế xã hội và pháp lý khác nhau.
2. Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT )
Trong khuôn khổ ASEAN, những năm đầu gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã ký
trên 20 hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại và một số văn bản ghi nhớ có liên
quan, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT).
Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA) đối với Việt Nam có hiệu lực từ năm 1996 khi ta bắt đầu
thực hiện CEPT/AFTA. Mỗi nước thành viên có 10 năm để thực hiện CEPT/AFTA.
Như vậy, đến thời điểm 1-1-2006, toàn bộ các mặt hàng trong danh mục giảm thuế
(chiếm trên 96% số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam) sẽ có
thuế suất thuế nhập khẩu CEPT/AFTA trong khoảng 0-5%. Riêng đối với các mặt
hàng xi măng, giấy, kính xây dựng, đồ điện, điện tử, một số phương tiện vận tải là
những mặt hàng còn được bảo hộ ở mức thuế 20% thì đến năm 2006 cũng phải giảm
xuống còn 5%. Những mặt hàng quan trọng còn lại gồm ô tô từ 30 chỗ ngồi trở xuống,
xe máy và bộ linh kiện xe máy, xăng dầu, thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá chưa đưa
vào giảm thuế. Bộ Tài chính dự kiến sẽ đưa dần các mặt hàng này vào thực hiện
CEPT trong một vài năm tới.
3. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA)
Trong số các điều ước quốc tế về thương mại song phương mà Việt Nam đã ký kết,
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có quy mô lớn và phức tạp hơn cả.
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
về thương mại ký kết ngày 13 tháng 7 năm 2000.
Trong Hiệp định này, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ (dưới đây gọi chung là “các bên”, gọi riêng là “bên”):

Mong muốn thiết lập và phát triển kinh tế thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên
cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau;
Nhận thưc rằng, việc các bên chấp nhận và tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn thương
mại sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại cùng có lợi, làm nền tảng cho các mối quan
hệ đó.
Ghi nhận rằng Việt Nam là nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang
trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


9

khu vực và thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới – WTO.
Thỏa thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế - thương mại và việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mối quan
hệ song phương giữa hai nước; và
Tin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các bên sẽ phục vụ tốt
nhất cho lợi ích của các bên.
Hiệp định đã thỏa thuận các điều khoản về: thương mại hàng hóa; quyền bảo hộ trí
tuệ; thương mại dịch vụ. Ngoài ra còn có các điều khoản quy định về việc giao dịch
chuyển tiền qua biên giới, an ninh quốc gia, thuế, tham vấn,…
Hiệp định có hiệu lực trong 3 năm. Hiệp định được gia hạn 3 năm một lần, nếu
không Bên nào gửi thông báo cho Bên kia, ít nhất 30 ngày trước khi Hiệp định hết
hiệu lực, ý định chấm dứt hiệp định này của mình.
4. Các hiệp định cơ bản của WTO
Để bảo đảm hoạt động thương mại được công bằng, tự do các nước thành viên
WTO thương lượng để thống nhất ban hành các quy tắc và tuân thủ các quy tắc đó.

Các quy tắc của WTO được ghi nhận tại các hiệp định của WTO, là kết quả thương
lượng giữa các nước thành viên và đều đã được quốc hội của tất cả các nước thành
viên phê chuẩn.
Hệ thống quy tắc hiện nay là kết quả của Vòng Đàm phán Urugoay từ 1986 đến
1994, qua đó đã điều chỉnh đáng kể Hiệp ước GATT nguyên thuỷ. Hiệp ước GATT đã
trở thành tập quy tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá. Vòng Đàm phán
Urugoay đã đặt ra những quy tắc mới điều chỉnh thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ,
giải quyết tranh chấp và xem xét chính sách thương mại.
Toàn bộ hệ thống quy tắc của WTO hiện nay gồm hơn 60 hiệp định, dài 30.000
trang, chia thành 3 phần cơ bản:
- Phần 1: những hiệp định cơ bản (GATT, GATS, TRIPS).
- Phần 2: những hiệp định trong từng lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, dệt may,
hàng không, hàng hải, hạ thấp thuế suất hay chống phá giá v.v…v.
- Phần 3: lịch trình hay danh sách những cam kết của các thành viên về thuế quan
hay mở cửa thị trường.
Các hiệp định cơ bản của WTO gồm:
a.
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and
Trade – GATT) được ký kết ngày 23/10/1947, có hiệu lực vào 1-1-1948.
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


10

GATT bắt đầu bằng thương mại hàng hoá. Từ 1947 đến 1994, GATT là diễn đàn
thương lượng về việc hạ thấp hàng rào quan thuế và các rào cản thương mại khác.
Hiệp định GATT đã đề ra những quy tắc quan trọng nhất cho việc này, nhất là về
nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Từ năm 1995, Hiệp định GATT được điều chỉnh đã trở thành hiệp định khung cho

thương mại hàng hoá với những phụ kiện điều chỉnh những lĩnh vực riêng như nông
nghiệp hay dệt và những chủ đề riêng như thương mại nhà nước, tiêu chuẩn sản phẩm,
trợ cấp hay những biện pháp chống phá giá.
b.
Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS)
Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS) ghi nhận các nguyên tắc về thương mại
tự do hơn và công bằng hơn, trước đây chỉ áp dụng cho thương mại hàng hoá, giờ đây
cũng được áp dụng cho thương mại dịch vụ của các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công
ty viễn thông, công ty du lịch, mạng lưới khách sạn, công ty vận tải làm ăn ở nước
ngoài.
c.
Hiệp định về sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định về sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPS) là cơ sở pháp lý cho việc thương
mại và đầu tư về suy nghĩ và óc sáng tạo. Hiệp định quy định cách thức bảo vệ quyền
tác giả, thương hiệu, tên địa phương xác định xuất xứ của sản phẩm, kiểu dáng công
nghiệp và thông tin mật (như bí mật thương mại).


Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


11

KẾT LUẬN



Điều ước quốc tế là phương tiện cơ bản để hội nhập kinh tế quốc tế của các
nước, các nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là bước chuyển lớn lao và cơ
bản để thực hiện chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. Trong thời kỳ

đất nước có chiến tranh, vấn đề thực hiện chủ quyền quốc gia đồng nghĩa hoàn
toàn với đấu tranh giành độc lập dân tộc. Việt Nam trong hòa bình và xu thế
khách quan của toàn cầu hóa, nội dung của vấn đề này lại là chuyển sang kinh tế
thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế,
đem về những vận hội và thời cơ cho đất nước, đối mặt với những khó khăn,
thách thức. Khi ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, ngoài lợi ích thương
mại, kinh tế cần quan tâm đến các vấn đề quốc gia như an ninh, chính trị,…
Trong hoàn cảnh Việt Nam ngày một gia nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế,
việc tuân theo pháp luật thương mại quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế
về thương mại nói riêng vừa là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của các doanh
nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức rõ ràng
về vai trò quan trọng của các điều ước quốc tế để tìm hiểu và nắm vững nội
dung, tinh thần của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Điều này có lợi
trong việc định hướng các hoạt động thương lượng, ký kết, đàm phán, tham gia
các giao dịch thương mại quốc tế.

Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Một số vấn đề cơ bản về Luật quốc tế, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh,
1995.
2. Luật gia Lê Quang Liêm, Pháp luật thương mại quốc tế và Việt Nam, nhà
xuất bản Thống Kê, 1998.
3. TS. Nguyễn Chí Minh, Các điều ước quốc tế về thương mại, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2004.

4. Ths. Nguyễn Thị Thuận, Pháp luật về Điều ước quốc tế của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập, Tạp chí Luật Học số tháng 1 năm 2007.
5. Dương Hữu Hạnh, Luật và các tổ chức thương mại diễn giải, nhà xuất bản
Thống kê, 2004.
6. Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005,
www.luatvietnam.com.vn



PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Nguyễn Thị Thanh Ngọc: chịu trách nhiệm nội dung và thuyết trình.
Nguyễn Trần Ngọc Châu: chịu trách nhiệm nội dung và thuyết trình.

×