Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm - SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.18 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy rằng giáo viên đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Để làm
được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
và biết khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.
Song, không phải giáo viên nào cũng có những biện pháp tổ chức dạy học
hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó và một trong số nguyên
nhân là do giáo viên chưa thực sự đầu tư tâm huyết vào bài dạy. Chưa dành
nhiều thời gian cho việc soạn bài để tìm hiểu phương pháp dạy thích hợp, điều
đó dẫn tới tình trạng giáo viên lên lớp một cách thụ động, chỉ sử dụng được một
số phương pháp truyền thống như thuyết trình tạo cảm giác miễn cưỡng, đối
phó cho người học, từ đó dẫn tới kết quả học tập chưa cao.
Phát huy tính tích cực cho học sinh là sự vận dụng triệt để việc đổi mới
phương pháp giảng dạy của tất cả các môn học. Trong đó, phương pháp sử dụng
đồ dùng trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy và học
nhằm tạo cho HS hiểu biết cụ thể những sự vật mà giáo viên trực tiếp minh họa.
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ
MÁY TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về
cấu trúc của một máy tính để bàn, nhưng nếu chỉ dạy học theo phương pháp
thuyết trình hoặc trình chiếu hình ảnh thì quá trừu tượng và khó hình dung được
một máy tính để bàn nó như thế nào? Tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có về
máy tính để mô tả một cách trực quan cho học sinh. Tôi đã nhận thấy được hiệu
quả của cách làm qua bài dạy này và một số bài dạy khác trong chương trình Tin
học 10.
Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: “SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 10 ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để
1
chia sẻ với quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng, để một lần
nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới biện pháp tổ chức dạy học ở
trường THPT nơi mình đang công tác.
2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
I.1. Khái niệm
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp được xây dựng trên cơ sở
quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học. Trong quá
trình dạy học, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp quan sát sự
vật, hiện tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó mà hình thành khái
niệm, tạo biểu tượng, từ đó giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật…
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự giới
thiệu và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của học sinh
bằng sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo phục vụ
mục đích dạy học và giáo dục.
Như vậy có thể hiểu: đồ dùng trực quan là hệ thống đối tượng vật chất và tất
cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá
trình dạy học.
I.2. Tầm quan trọng của đồ dùng trực quan
Trước hết cần lưu ý, việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng
quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm của bài và mất tập trung của học
sinh. Phải làm sao để các em biết ghi nhớ, hiểu cặn kẽ những hình ảnh trực quan
và khắc sâu trong tâm trí nhiều hơn là trình bày miệng của giáo viên. Đồ dùng
trực quan làm cho óc quan sát học sinh phát triển, trí tưởng tượng bay bổng, vốn
ngôn ngữ giàu có thêm. Khi cho học sinh quan sát một đồ dùng trực quan nào
đó, giáo viên không để các em coi đó là một đồ vật chết mà phải biết “nói”, phải
có thông tin đi kèm. Ngoài ra, giáo viên phải đặt các câu hỏi để học sinh nhận
xét, cho ý kiến; sau đó hội ý với các bạn trong nhóm để ý kiến được hay hơn,
phong phú hơn để phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh.
3
Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý khi cho học sinh nhận xét một đồ dùng trực
quan nào đó, nếu thấy các em chưa xác định ra câu hỏi, khó trả lời thì cần có ý
gợi mở để học sinh trả lời đạt yêu cầu cao hơn.

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
II.1. Thực trạng
Từ thực tiễn giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Mường Lát và qua tìm
hiểu ở một số bộ môn khác trong trường tôi nhận thấy việc sử dụng các đồ dùng
trực quan còn chưa được áp dụng rộng rãi. Một phần do giáo viên chưa thấy
được tầm quan trọng của việc sử dụng nên còn tư tưởng “ngại” sử dụng. Phần
khác, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ được nhu cầu sử dụng cho tất cả các bộ
môn. Riêng đối với bộ môn Tin học, đồ dùng dạy học còn quá ít. Đa số các giờ
lên lớp giáo viên sử dụng phương pháp trình chiếu Power Point để chiếu các
hình ảnh lên slide cho học sinh quan sát. Phương pháp này bước đầu có hiệu quả
khắc phục khó khăn chưa có đồ dùng dạy học, song nếu sử dụng lâu dài và liên
tục có thể gây nhàm chán đối với học sinh. Bên cạnh đó việc tìm được những
hình ảnh đáp ứng yêu cầu cũng mất nhiều thời gian của giáo viên.
II.2. Kết quả của thực trạng
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tin học qua tìm hiểu tôi nhận thấy với
phương pháp dạy học như trên học sinh chưa thật sự hứng thú học. Các em nắm
kiến thức một cách “lý thuyết” nên hiểu bài học chưa sâu và việc ghi nhớ cũng
gặp nhiều khó khăn. Từ đó, tới mỗi tiết học các em còn có cảm giác sợ học, hoặc
học với thái độ đối phó. Kết quả là tỷ lệ học sinh có học lực giỏi môn Tin học
còn quá ít, đa số các em có học lực trung bình. Tôi thiết nghĩ, cần có một phương
pháp đổi mới để giúp quá trình dạy học tốt hơn. Sau một thời gian tìm tòi tôi đã
4
thật sự bất ngờ với kết quả mà phương pháp “SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN” đã mang lại.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
III.1. Giải pháp
Để học sinh tích cực học tập thì bài học phải thật sự gây được hứng thú cho
học sinh. Muốn làm được điều đó giáo viên lên lớp cần tránh sự nhàm chán trong
cách truyền đạt kiến thức và trong cách thức tổ chức giờ học.
Từ thực tế trên, tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào

từng bài dạy. Với cách làm này tôi sử dụng ngay các thiết bị vật lý sẵn có trong
môn Tin học. Có thể là: CPU, RAM, ROM, Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa Flash,
nguồn, chuột, bàn phím,… những thiết bị đã hỏng để đưa vào làm đồ dùng dạy
học trực quan.
III.2. Tổ chức thực hiện
Để thuận tiện cho việc giảng dạy, tôi đã sử dụng các thiết bị vật lý của máy
tính để bàn đã bị hỏng gắn lên một tấm mica và để cố định ở phòng chức năng
Tin học. Với cách làm này tốn rất ít kinh phí do tận dụng được các thiết bị hư
hỏng đã bỏ đi. Với các bài học liên quan tôi cho các em quan sát trực tiếp các
thiết bị. Sau đây tôi xin gợi ý việc sử dụng thiết bị trực quan này vào một số nội
dung trong Tin học 10 để quý thầy cô cùng tham khảo và góp ý thêm.
Trong bài “Giới thiệu về máy tính”, nội dung của bài này là giới thiệu cho
học sinh về cấu trúc của một máy tính để bàn và sơ lược về hoạt động của máy
tính. Để làm được điều đó tôi đã cho các em quan sát chi tiết từng bộ phận của
máy tính như: chuột, bàn phím, ram, ổ cứng…. Từ những thiết bị vật lý đó
hướng dẫn cho các em đâu là thiết bị vào và thiết bị ra. Với từng thiết bị nếu có
thời gian giáo viên có thể hướng dẫn các em cách tháo lắp chúng trong một máy
tính.
5
Thiết bị máy tính trực quan
Sơ đồ cấu trúc máy tính trực quan
6
Hay trong bài “Mạng máy tính”, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh
những thiết bị dùng để kết nối mạng. Tôi đã sử dụng các thiết bị mạng để cho
học sinh quan sát như: vỉ mạng, dây cáp, giắc cắm, hub… Với từng thiết bị nhấn
mạnh cho các em biết được chức năng và cách thức sử dụng chúng.
Thiết bị kết nối mạng trực quan
IV. Kết quả đạt được
Trong các tiết dạy có sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh học
tập rất tích cực. Các em được nhìn thấy và cầm trên tay những thiết bị mà mình

đang học khiến các em rất thích thú và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề
phần cứng của máy tính. Góp phần nào đó cho học sinh yêu thích môn học và có
ý thức học tập đúng đắn hơn về môn học, các em không còn thấy sợ khi đến giờ
học mà ngược lại còn thể hiện sự ham muốn tìm tòi và khám phá. Nhờ vào
7
phương pháp này mà bài học có tính liên hệ thực tiễn cao hơn, học sinh vừa học
lý thuyết xen kẽ thực hành nên sau mỗi tiết học đa phần các em đã nhớ hết nội
dung bài học và có những học sinh phát biểu rằng “Máy tính thật đơn giản”.
8
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Ý nghĩa của đề tài với công tác dạy học
Từ các kết quả thu nhận được trong quá trình áp dụng, tôi có thể khẳng định
việc “SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 10 ”
đã có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động dạy và học, cụ thể là:
* Về tác dụng đối với hoạt động học của học sinh:
Sự đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đã
có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tò mò, óc sáng tạo, tạo được động cơ,
khơi dậy lòng ham hiểu biết của HS làm cho kiến thức trở nên dễ hiểu. Học
sinh ghi nhớ bài học một cách có hệ thống và khoa học. Với mỗi bài học, học
sinh không còn cảm giác nhàm chán hay lo sợ. Không còn tình trạng học đối
phó hay học một cách máy móc. Nhờ đó góp phần vào việc nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
* Về tác dụng đối với hoạt động dạy của giáo viên:
Khi xây dựng bài giảng theo phương pháp mới trong đó có sử dụng đồ
dùng trực quan đã có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động dạy học của
giáo viên. Nó có thể làm tiến trình dạy học sôi động hơn, giảm một lượng công
việc đáng kể của giáo viên trong quá trình dạy học như: Viết vẽ bảng, trình bày
tranh ảnh,… Nhờ đó giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động học
tập của lớp, của nhóm, của từng cá nhân học sinh, tăng cường sự chỉ đạo hoạt
động nhận thức của học sinh, có điều kiện thuận lợi theo dõi đánh giá đúng

năng lực học tập của học sinh.
9
II. Bài học kinh nghiệm
Qua một thời gian thực hiện giảng dạy bằng phương pháp này, bản thân tôi
đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng
thiết bị dạy học nói chung và đồ dùng dạy học trực quan nói riêng vào đổi mới
phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và
sử dụng thiết bị dạy học của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối
hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
Tuy nhiên nếu sử dụng đồ dùng trực quan không phù hợp với mục tiêu bài
học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm, phân tán tư
tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế. Học sinh
không nắm được nội dung kiến thức của bài học.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,
không làm loãng trọng tâm bài dạy.
Khi dạy tiết học có sử dụng đồ dùng trực quan thì giáo viên cần quản lý, tổ
chức tốt lớp học nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học. Tránh
gặp phải tình trạng một số học sinh không tập trung học giờ, lợi dụng tính tích
cực của các học sinh khác để bản thân né tránh việc học.
Ngoài ra, khi giới thiệu đồ dùng trực quan giáo viên phải khéo léo đưa ra
những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi
vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn
nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết
phân tích suy luận vấn đề.
10
III. Ý kiến đề xuất
- Sở cần giao cho nhà trường chủ động mua sắm trang thiết bị dạy học.
Bởi vì khi nhận về có những thiết bị không sử dụng được do chất lượng thiết bị

không đáp ứng được yêu cầu của bài học.
- Nhà trường tổ chức cho giáo viên thi làm đồ dùng dạy học và có những
phần thưởng xứng đáng cho những đồ dùng có giá trị sử dụng phục vụ tốt cho
việc dạy. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng phục vụ
cho việc học của các em.
- Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan không chỉ áp dụng cho môn Tin
học mà có thể áp dụng vào giảng dạy những môn học khác như: Lịch sử, Hóa
học… đều có thể mang lại hiệu quả giảng dạy cao.
11
MỤC LỤC
I.2. Tầm quan trọng của đồ dùng trực quan 3
II.1. Thực trạng 4
II.2. Kết quả của thực trạng 4
III.1. Giải pháp 5
III.2. Tổ chức thực hiện 5
12

×