Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

: Thực trạng điều hành lãi suất ở Việt Nam (chính sách lãi suất). Kinh nghiệm điều hành lãi suất ở các nước và khuyến nghị đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.4 KB, 30 trang )

Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: Tài chính ngân hàng và sự phát triển
Đề tài: Thực trạng điều hành lãi suất ở Việt Nam (chính sách
lãi suất). Kinh nghiệm điều hành lãi suất ở các nước và khuyến
nghị đối với Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Anh Tuấn

Lớp:
Nhóm:

Hà Nội - 2011
Page 1 of 30

Kinh tế 19A
Lê Minh Đức
Bùi Kim Liên
Cao Thị Thảo
Lê Thị Phương Thảo


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Lời nói đầu
Như chúng ta đã biết, lãi suất và việc điều hành lãi suất giữ vai trị vơ cùng quan
trọng đối với nền kinh tế của mỗi một quốc gia. Tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn phát


triển mà các quốc gia điều tiết lãi suất theo hướng phù hợp. Tuy vậy, không phải ai cũng
nắm được chi tiết cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của Việt Nam qua các thời kỳ cũng
như thời điểm hiện tại. Vì vậy nhóm chúng tơi xin trình bày đề tài: Thực trạng điều hành
lãi suất ở Việt Nam (chính sách lãi suất). Kinh nghiệm điều hành lãi suất ở các nước và
khuyến nghị đối với Việt Nam. Đề tài của chúng tơi bao gồm những nội dung chính sau:
I. Những vấn đề chung về lãi suất
II. Diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam
III. Bài học kinh nghiệm từ một số nước
IV. Một số giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới
Trong đó, học viên Bùi Kim Liên đảm nhiệm phần I, các học viên Cao Thị Thảo và
Lê Thị Phương Thảo đảm nhiệm phần II, học viên Lê Minh Đức đảm nhiệm phần III, IV.
Do điều kiện có hạn nên khó tránh khỏi những sai sót, vì vậy mong Giảng viên và
các bạn học viên nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tài của nhóm chúng tơi hồn thiện hơn.

I. Những vấn đề chung về lãi suất
Page 2 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

I.1. Khái niệm lãi suất
I.1.1. Lợi tức
Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau: góc độ của người
cho vay và của người đi vay.
· Ở góc độ người cho vay hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng thêm trên số vốn
đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nhà đầu tư đem đầu tư một
khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban
đầu và khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức.

· Ở góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay
phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một
thời gian nhất định. Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro
như: người vay khơng trả lãi hoặc khơng hồn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh
hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai.
Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được
từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ.
I.1.2. Tỷ suất lợi tức (lãi suất)
Lãi suất (Ls) = lãi thu được(phải trả) trong 1 đơn vị thời gian/vốn gốc
Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư
(vốn vay) trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác)
Hay nói 1 cách khác
+ Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong 1 thời gian nhất định mà
người sự dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi người đi vay đã sử
dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình (trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dung) trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó
+Hay lãi suất là giá cả của các khoản vay
I.2. Phân loại lãi suất
Tùy tiêu thức phân loại, LS được chia thành:
I.2.1. Phân loại theo nội tệ, ngoại tệ:
- LS nội tệ: là LS được tính trên cơ sở đồng tiền một quốc gia, được áp dụng trong
khuôn khổ cho vay hoặc đi vay bằng đồng tiền trong nước.
- LS ngoại tệ: là LS được tính trên cơ sở đồng tiền nước ngoài mà chủ yếu là những
ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi như Đô La Mỹ, Yên Nhật, Euro, Phrăng Thụy Sĩ…được
Page 3 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển


Nhóm 2_Đề tài 5

thực hiên khi vay hoặc cho vay ngoại tệ mà hiện nay trên thế giới, LS được tính chủ yếu
bằng Đô La Mỹ. LS ngoại tệ thường được tính theo năm.
Khi quyết định đi vay hoặc cho vay bằng nội tệ hay ngoại tệ, người đi vay hoặc cho
vay phải so sánh LS nội tệ với LS ngoại tệ chênh lệch như thế nào. Sự so sánh này thông
qua 2 nhân tố mức lãi suất và tỉ giá hối đoái, sự ổn định của từng loại đồng tiền.
I.2.2. Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh của NHTM:
-LS huy động vốn: LS do NHTM đưa ra để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận
tiền gửi của khách hàng, phát hành chứng chỉ tiền gửi.
-LS cho vay: là LS thường do các NHTM công bố để thực hiện khả năng cho vay
vốn.
Phân loại theo tiêu thức này giúp cho các tổ chức tín dụng, các NHTM có thể quyết
định nên ấn định LS huy động vốn và LS cho vay là bao nhiêu. Quy định này giúp cho
các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào, có thể sử dụng hết nguồn
vốn của mình để cho vay, hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
I.2.3. Phân loại theo thời gian:
-LS ngắn hạn: LS áp dụng cho các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng.
-LS trung hạn: LS áp dụng cho các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên nhưng
dưới 5 năm.
-LS dài hạn: LS áp dụng cho các khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên.
Việc phân loại theo thời gian giúp chúng ta ấn định LS cho phù hợp với nguyên tắc:
thời hạn càng dài thì LS càng cao.
I.2.4. Phân loại theo LS đơn và LS kép:
-LS đơn: áp dụng cho những món vay đơn, có thời hạn tính lãi trùng với chu kì tính
lãi.
S = P ( 1+ i.t) trong đó P: số tiền gốc
i : LS được niêm yết trên cơ sở một kì hạn nhất định
t: thời gian của hợp đồng.
S: số tiền gốc và lãi thanh toán 1 lần khi đến hạn.

-LS kép: áp dụng cho những khoản vay có nhiều kì tính lãi, lãi thu được ở các kì
trước gộp chung vào gốc để tính lãi cho kì tiếp theo.
Sn = P ( 1 + i )n trong đó n: số kì tính lãi.
I.2.5. Phân loại theo nội dung kinh tế:

Page 4 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Việc phân loại này giúp giải quyết vấn đề khi vay hoặc cho vay với 1 LS nào đó,
chúng ta có cơ may thu được giá trị thực của đồng tiền nhiều hay ít hơn so với biến động
của mức lạm phát.
-LS danh nghĩa: LS được ghi tại các hợp đồng kinh tế.
-LS thực: là LS danh nghĩa sau khi đã loại bỏ đi yếu tố tỉ lệ lạm phát. Đây là LS
người cho vay được nhận và là LS mà họ quan tâm.
ir = in – ii ( đối với ii < 10% )
ir = ( in – ii) / ( ii + 1). 100% ( đối với ii >= 10% )
I.2.6. Theo tính cạnh tranh của các công cụ nợ:
• Nhóm LS chịu tác đợng chủ ́u của cung-cầu vốn:
-LS TPKB NN: là tỉ lệ giữa số tiền lãi so với tiền gốc mà KBNN trả cho người mua
tín phiếu.
-LS tiền gửi ngắn hạn: tỉ lệ giữa số tiền lãi so với tiền gốc mà người huy động vốn
phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khác hàng, có thời hạn < 12 tháng.
-LS kì phiếu do NHTM, các tổ chức TGTC khác phát hành: là LS ghi trên kì phiếu,
có thời hạn thanh toán < 12 tháng, để huy động vốn trên TTTT.
-LS cho vay ngắn hạn: tỉ lệ giữa số tiền lãi so với số tiền gốc mà người vay phải trả
người cho vay trong thời gian <12 tháng.

-LS thị trường liên ngân hàng: là LS vay ngắn hạn giữa các tổ chức TGTC với nhau
trên TTTT liên ngân hàng, nó mang ý nghĩa huy động vốn nóng, biên động hàng ngày,
phản ánh cung cầu trên thị trường.
-LS Libor: là LS vay ngắn hạn giữa các tổ chức TGTC với nhau trên thị trường liên
NH London. Đây là loại LSCB ngắn hạn, làm căn cứ cho các chủ thế tham khảo khi thực
hiện các khoản huy động và cho vay vốn.
-LS Sibor: là LS vay ngắn hạn giữa các tổ chưc TGTC với nhau trên thị trường liên
NH Singapore.
-LS Vnibor: là LS vay ngắn hạn giữa các tổ chức TGTC với nhau trên thị trương liên
NH Việt Nam.
Ngoài ra còn có LS bảo chứng, LS kì phiếu cơng ty…
• Nhóm LS chính thức của NHTW:
-LS tái cấp vốn:
-LS tái chiết khấu
-LS cho vay qua đêm
Page 5 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

-LS cơ bản
-LS repo
I. 3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
I.3.1. Trong điều hành chính sách tiền tệ(cstt):
-LS là 1 công cụ quan trọng của cstt quốc gia do NHTW điều hành để đạt được các
mục tiêu chủ yếu của cstt như: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kích thích tăng trưởng
kinh tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp.
-LS là 1 trong những biểu hiện phản ánh sức khỏe của nền kttt. CS ls không chỉ tác

động đến những quyết định cá nhân mà còn tác động đến những quyết định của doanh
nghiệp. Đặc biệt, lãi suất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hành có
hiệu quả các công cụ khac của CSTT như tái cấp vốn, tái chiết khấu…
Như vậy, LS là 1 công cụ quan trọng của CSTT, thông qua LS, NHTW có thể khống
chế toàn bộ LS trong nền kinh tế, chế định mức cung ứng khối lượng tiền tệ điều hòa tiền
tệ trong nền kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát, kích cầu giải tỏa thiểu phát, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển, góp phần giải quyết thất nghiệp, góp phần tăng thu
nhập quốc dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia.
I.3.2. Làm sâu sắc thêm tính cạnh tranh giữa NHTM:
-NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, là 1 loại hình doanh nghiệp kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Như chúng ta đã biết, việc “mua tiền” “bán tiền” đều phải
có giá, được xác định theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. LS là giá cả của việc sử
dụng vốn tiền tệ ( LS huy động vốn là giá mua, LS cho vay là giá của vốn bằng tiền ).
- Để cạnh tranh, NHTM phải hạ LS cho vay hoặc tăng LS tiền gửi hoặc kết hợp cả 2
biện pháp này. Lúc này khách hàng, cả người vay và người gửi đều được hưởng lợi ,
không chỉ hưởng lợi từ giá cả phù hợp mà còn được hưởng lợi ở chỗ được phục vụ tốt
hơn.
-Tuy nhiên, NHTM không nhàn hạ thu lời mà phải tính toán hàng ngày để bảo vệ uy
tín của mình, thay đổi cung cách phục vụ nhanh chóng, nhạy bén.
I.3.3. Tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp:
-Khi LS cho vay nhỏ hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân thì sẽ kích thích đầu tư và sản
xuất kinh doanh, giải quyết được thất nghiệp.
-Các doanh nghiệp hoạt động không chỉ bằng nguồn vốn tự có của mình mà thông
thường còn phải vay ngân hàng. Vì vậy nếu LS cho vay của ngân hàng quá cao thì sẽ
không kích thích các doanh nghiệp vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Page 6 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển


Nhóm 2_Đề tài 5

I.3.4. Tác động trực tiếp đến các quyết định tích lũy và tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư:
-Nếu áp dụng LS cao, LS thực cao chính là động lực kích thích cá nhân tiết kiệm chi
tiêu gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng tập trung được nguồn vốn lớn , tăng khả năng cho
vay. Tuy nhiên khi đó LS cho vay cũng tăng gây nản lòng các nhà đầu tư. Vấn đề ở đây là
phải chọn một mức độ LS phù hợp để trở thành động lực vừa kích thích tiết kiệm vừa mở
rộng đầu tư.
I.3.5. Thúc đẩy chu chuyển vốn và sử dụng hợp lí các nguồn vốn trong xã hội:
-Các dòng chu chuyển vốn trong xã hội được thông qua 4 chủ thể chính: cá nhân,
doanh nghiệp, Chính phủ và các tổ chức TGTC. Thông qua các TGTC, vốn được điều
hòa từ nơi thừa đến nơi thiếu. Chính sách LS giữ vai trò chủ yếu trong việc điều hòa vốn
trong nền kinh tế thị trường.
-LS còn giữ vai trò thúc đẩy việc sử dụng các nguồn vốn trong xã hội một cách hợp
lí và hiệu quả. Thông qua các loại LS như: LS ưu đãi, LS cho vay, LS cơ bản, LS tái chiết
khấu được điều hành bởi NHTW, Chính phủ có hoạch định được sử dụng nguồn vốn
trong toàn xã hội một cách hợp lí và hiệu quả nhất.
II. Diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam
II.1. Nguyên nhân điều chỉnh lãi suất
Nguyên nhân điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước là do những biến động của tình
hình nền kinh tế như: lạm phát, thiểu phát, biến động của thị trường vàng, thị trường
ngoại hối, sự thay đổi trong cán cân cung-cầu tiền, hoặc do mức lãi suất cũ chưa hợp lý,
gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế nên ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp giữ
ổn định cho thị trường tài chính.
II.2. Diễn biến các giai đoạn điều chỉnh lãi suất
Điều hành chính sách lãi suất không phải là vấn đề mới. Ngay từ thế kỷ thứ XVI,
những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương ở Anh đã đề cập đến việc điều hành
chính sách lãi suất với quan điểm áp dụng biện pháp hạ thấp lãi suất để kích thích đầu tư
và tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh quốc tế về giá bán. Nội dung chính sách lãi suất tiếp
tục được đề cập đến bởi những nhà kinh tế thuộc các trường phái cổ điển, tân cổ điển…

như A. Smith, Ricardo, Marshall… Chính sách lãi suất cịn là đề tài mà K. Mark, J. M.
Keynes cũng như M. Friedman rất quan tâm. Nhưng mãi cho đến nay, ở Việt Nam, chính
sách lãi suất vẫn cịn là vấn đề mang tính thời sự, gây ra nhiều tranh luận bởi nhiều tác
giả với nhiều quan điểm khác nhau.
Page 7 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

a. Giai đoạn trước tháng 6/ 1992: Cơ chế thực thi lãi suất cố định
Trước 1992, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, nền kinh
tế đượcquản lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Nguyên tắc của việc
xác định lãi suất là: Bảo tồn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanh nghiệp của
các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số
giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc
tế. NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi
suất tiền gửi và lãi suất tiền vay. Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ
quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đó là áp dụng chính sách
lãi suất bao cấp khá nặng nề. Dẫn đến lãi suất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng
“lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàng không thể bảo tồn vốn của mình do lạm phát tăng
cao và lãi suất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa.
Các lần điều chỉnh lãi suất tín dụng 1989 – 1990
Đơn vị: %/tháng

Thời điểm

1/3/1989
1/4/1989

1/6/1989
1/7/1989
10/2/1990
20/3/1990

Lãi suất huy động vốn
Lãi suất
Thời gian của tổ chức
Thời gian của dân cư
cho vay
kinh tế
bình qn
Khơng kỳ
Khơng kỳ
3 tháng
3 tháng
hạn
hạn
2,5
1,8
12,0
9,0
3,37
5,8
4,0
12,0
9,0
3,37
4,0
2,7

9,0
7,0
5,0
3,0
1,8
7,0
5,0
3,8
2,4
1,2
6,0
4,0
3,0
1,8
0,9
4,0
2,4
2,4
Nguồn: Ngân hàng nhà nước

* Ưu điểm:
- Phát huy tính hiệu quả trong q trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho Ngân
hàng.
* Nhược điểm:
- Lãi suất thực âm và mang nặng tính chất bao cấp
- Mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn so với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
- Lãi suất danh nghĩa (16%) nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát (17,6%)
- Lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn
Page 8 of 30



Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

- Lãi suất cho vay ngân hàng nhỏ hơn lãi suất tiền gửi
Tình trạng này dẫn đến lãi suất khơng thực hiện được chức năng vốn có của nó, lãi
suất khơng cịn là địn bẩy nhu cầu gửi tiền của cơng chúng , phát huy tính hiệu quả trong
q trình sử dụng vốn và đảm bảo lội nhuận cho ngân hàng. Làm tăng tính ỷ lại của các
doanh nghiệp Nhà nước, khơng khuyến khích họ làm ăn có hiệu quả, lỗ thì có Nhà
nước chịu
- Các ngân hàng khơng có cơ hội quyết định hoạt độngkinh doanh của
mình, hồn tồn phụ thuộc vào Nhà nước
b. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến 1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất
Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo
khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh
tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng
thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn
bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho q
trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi
suất: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản
sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Bắt đầu từ tháng 10/1993 lãi
suất cho vay có 2 loại (1.8%/ tháng đối với doanh nghiệp Nhà nước, 2.1%/ tháng cho nền
kinh tế ngoài quốc doanh) và NHNN cho phép NHTM được thỏa thuận lãi suất với khách
hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu lãi suất huy động
có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức trần
2,1%/ tháng)

Lãi suất bình quân các năm 1986 – 1995
Đơn vị tính: %/tháng
Năm
Cho vay
BQ
Tiền gửi
BQ
Chênh
lệch

1986 1990

1991

1992

1993

1994

1995

4,3

2,5

2,5

1,8


1,6

1,7

6,0

2,9

1,9

1,4

1,3

1,4

-1,7

-0,4

+0,4

+0,4

+0,3

+0,3

Page 9 of 30



Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế
* Ưu điểm:
- Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ. Chính
sách lãi suất được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp với cơ chế thị trường:
lãi suất cho vay bình quân > lãi suất tiền gửi bình quân > tỷ lệ lạm phát. Đồng thời
khơng có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp đều bình
đẳng, do vậy một phần hạn chế được sự trì trệ của nền kinh tế, đặc điểm của khu
vực kinh tế Nhà nước.Thực chất chính là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi
suất âm sang cơ chế lãisuất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho q
trình tự do hóa lãi suất ở nước ta
- Cho phép các tổ chức tín dụng chủ động và tự quyết định mức lãi cụ thể của đơn vị
mình
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt đông của
NHTM
* Nhược điểm:
- Cơ chế này vẫn không khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, điều này làm
giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.
- Việc khống chế chặt chẽ mức trần lãi suất cho vay ở mức thấp đã
khuyến khích việc vay mượn trên thị trường tự do cũng như những tiêu cực trong cơ
chếcho vay của ngân hàng. Lãi suất tiền gửi liên tục tăng, lãi suất cho vay bị khống chế
trần khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng tài chính yếu đi trong khi nền
kinh tếđ a n g t r ê n đ à t ă n g t r ư ở n g v ớ i n h ữ n g n h u c ầ u v ề v ố n r ấ t l ớ n .
c. Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/ 2000: Cơ chế lãi suất trần
NHNN đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước

đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay.
Mức lãi suất tái cấp vốn được quy định cụ thể và điều chỉnh phù hợp với chỉ
số lạm phát, quan hệ cung cầu -vốn trên thị trường. Năm 1996-1997, NHNN
khống chế về mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi là
0,35%/ tháng. Quy định này đã gây mất công bằng giữa các tổ chức tín d ụ n g ,
bởi vì mỗi tổ chức có đặc thù riêng về chi phí huy động vốn. Vì vậy,
đ ế n n ă m 1998, quy định này bị bãi bỏ. Đầu năm 1998, theo quyết định
39/1998/QĐ-NHNN, của Thống đốc NHNN, trần lãi suất cho vay đã tăng thêm
Page 10 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

1%/tháng lên 1,2%/ tháng, cho vay trung và dài hạn tăng từ 1,10%/tháng lên 1,
25%/tháng. Việc điều hành nâng trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với
nền kinh tế là cơ sở để các tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động vốn tương ứng, tạo
điều kiện huy động vốn đủ đáp ứng các nhu cầu cho vay, phát triển kinh tế xã hội. Sang
năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát, nhằm kích cầu NHNN liên tục
điều chỉnh giảm trần lãi suất, lãi suất cuối năm giảm 0,35%-0,4% so với đầu
năm và ở mức thấp so với những năm trước:
+ Cho vay khu vực thành thị : 0,85% /tháng
+ Cho vay khu vực nông thôn : 1%/tháng11/1999,
Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN đưa vào sử dụng
nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi suất tái chiết khấu
được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn;
Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường
mở được hình thành qua các phiên giao dịch theo quan hệ cung – cầu.
Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm sốt lạm phát,ổn

định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực
do cókhủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á.
Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi
căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất
huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay
(lãi suất đầu ra). Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát
lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu
vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đơng Nam Á.
* Ưu điểm:
- Kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
* Nhược điểm:
- Mức ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế
- Tác động của chính sách vĩ mơ vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế, sự
điều chỉnh thường chậm nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất
- Các NHTM quốc doanh vẫn phải bao cấp về tài chính. Kết cục rủi ro lãi suất
ln đặt gánh nặng lên vai các NHTM
- Hơn nữa, diễn biến lãi suất trong giai đoạn này ít có tác dụng đến việc tăng cường
huy động vốn trung và dài hạn thì lãi suất cao trong khi NHNN liên tục giảm lãi suất
Page 11 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

d. Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002: Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản
kèm biên độ
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước
đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi
suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân

hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung
cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và
từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới.
Theo quy định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02 tháng 8 năm 2000 về việc thay đổi
cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của thống đốc
ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có những nội dung như sau:
Nay thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ
bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với
cho vay bằng ngoại tệ theo quy định cụ thể tại các điều dưới đây.
• Đối với lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam:
Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt
quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng
thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi
suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được
lựa chọn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi
suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân
hàng Nhà nước sẽ cơng bố điều chỉnh kịp thời.
• Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ:
Cho vay bằng Đôla Mỹ: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay theo
nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất Đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ liên
ngành Ngân hàng Xinh-ga-po (lãi suất SIBOR) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn,
kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung hạn, dài hạn tại thời điểm cho vay và một biên độ
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Page 12 of 30



Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

- Cho vay bằng các ngoại tệ khác: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay dựa
trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Quyết định trên được đưa ra để thay thế cho quyết định năm 1996. Theo cơ chế lãi
suất này cho thấy NHNN đã quan tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá
và từng bước gắn lãi suất trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng. Trên cơ sở lãi suất cơ
bản, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng
0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%/tháng… Đến tháng 6/2001, lãi suất
ngoại tệ đã được tự do hóa, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ đều do các NHTM
tự quyết định theo cung cầu vốn trên thị trường. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của
các DN tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa
mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM và
các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngồi. các ngân hàng khơng được tính lãi suất cho
vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với
vốn trung, dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất khơng khác gì so
với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộng
biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1 cho thấy
lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm
áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc
doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). Thực tế là trong năm 1999, các NHTM không theo kịp
5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, và kết quả, như trên Hình 1, là LSCV ngắn hạn bình
quân vượt trên trần lãi suất.
Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng
đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các

ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.
Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ
bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất
này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các
ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng LSCV vẫn không tăng và
nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ rệt.
Lãi suất cơ bản từ 08/2000 – 12/2002
Đơn vị: %/tháng
Page 13 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Thời điểm
Mức lãi suất
08/2000 – 02/2001
0,75
03/2001
0,725
04 – 05/2001
0,7
06 – 09/2001
0,65
10/2001 – 07/2002
0,6
08/2002
0,62
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

* Ưu điểm:
- Chính sách lãi suất thời kỳ này đã tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trường
hơn
- Việc sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu khi cấp tín dụng của các tổ
chức tín dụng là bước chuẩn bị cho tụ do hóa lãi suất hồn toàn sau này.
* Nhược điểm:
- Việc khống chế biên độ dao động trên của lãi suất cơ bản làm hạn chế phần nào tính
thị trường của lãi suất, làm cho cơ này về bản chất vẫn là cơ chế điều hành trần lãi suất
e. Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008: cơ chế lãi suất thoả thuận
Cơ chế lãi suất thỏa thuận áp dụng từ ngày 1/6/2002 đã xóa bỏ biên độ khống chế lãi
suất cho vay, cho phép các tổ chức tín dụng được thỏa thuận lãi suất cho vay bằng đồng
Việt Nam dựa theo quan hệ cung – cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế từ khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được đưa vào thực hiện lãi suất
vẫn cịn thiếu tính thị trường. Ngun nhân là thời kỳ này 4 “đại gia” NHTM quốc doanh
(Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long
-MHB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - ICB và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
ViệtNam - BIDV) hiện đang chiếm 70% tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân
hàng, trong đó mỗi NHTMQD hiện đang quản lý một khối tài sản tương đương
15 - 20% GDP vớicác khách hàng chín h là các DNNN. Trong khi đó, Chí nh
phủ hạn chế việc tiếp cận th ị trường ngân hàng của các Ngân hàng liên doanh
và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Do vậy 4 “đại gia” này dễ dàng
chi phối lãi suất trên thị trường. Thêm vào đó,quá nhiều ưu đãi về lãi suất của Chỉnh
phủ thông qua con đường cho vay chỉ định cũng làm mất đi tính thị trường của lãi
suất.
Theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN, NHNN mở rộng diện các loại tiền gửi
phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, thay
cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng
Page 14 of 30



Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việcphát hành
tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ
chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng. Tình trạng khan hiếm tiền đồng trên thị
trường tiền tệ xuất hiện và ngày càng trầm trọng trong 6 tháng đầu năm 2008 (do các
khoản thanh toán của doanh nghiệp tăng mạnh trong thời gian này; sự thiếu hỗ trợ
trong cơ chế tái cấp vốn của và những hoạt động rút tiền khỏi hệ thống liên
NH trên thị trường mở của NHNN) khiến cho lãi suất tiền gửi VND liên ngân
hàng tăng dữ dội, có thời điểm lên tới 30 - 40%/năm, đẩy các NHTM vào c u ộ c c h ạ y
đua lãi suất huy động như một phản ứng tự nhiên nhằm huy động đủ
m ộ t lượng vốn lớn trong thời gian ngắn đáp ứng hàng loạt các yêu cầu thắt
chặt tiền tệ của NHNN như dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc…V à c h ỉ s a u
v à i n gà y c h ạ y đ u a , l ã i s u ấ t h u y đ ộ n g c ủ a c á c N H T M ( l ê n đ ế n 1 5 % 16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi
suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên, đã
t ạ o r a m ộ t l à n sóng chuyển tiền từ ngân hàng lãi suất thấp sang ngân hàng lãi
suất cao, mà đi kèm vớiđó là áp lực lạm phát. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến
lãi suất cho vay cũng tăng theo tỷ lệ thuận khiến hệ thống tài chính – ngân hàng
mất an toàn, các doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như
các dự định sản xuất.
Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới
thời điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12%
trước đó. NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối
với đồng tiền trong nước.
* Ưu điểm:
- Cơ chế này đã tạo điều kiện khai thác triệt để sức mạnh của cơ chế thị trường trong
điều tiết kinh tế vĩ mô và vi mô
- Các TCTD chủ động, linh hoạt hơn trong quyết định đưa ra lãi suất kinh doanh

- Khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất
Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cho rằng: “Ưu điểm lớn nhất của cơ chế tự do hóa
lãi suất là tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động cho
vay vốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và nhanh hơn vốn cho người cần
vay ... Một tác động khác của cơ chế mới là: Tạo thuận lợi cho việc cải cách hệ thống
ngân hàng theo định hướng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh
Page 15 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả năng hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc
tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam.”
* Nhược điểm: Tính hiệu quả của các yếu tố vẫn còn hạn chế do các yếu tố nền tảng
của cơ chế này đang trong q trình hồn thiện.
f. Giai đoạn từ tháng 6/2008 đến nay
Diễn biến lãi suất chủ đạo và lãi suất thị trường từ tháng 5/2008 – 7/2009
Đơn vị: %/năm

Page 16 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại
tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng. Lãi suất tái cấp vốn cũng tăng gấp hai lần trong

khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2008. Mức lãi suất chiết khấu so với cuối năm
2007 tăng thêm 8,5%, ở mức 13%/năm kể từ 10-6- 2008. Thời điểm này, NHNN điều
chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Với quy chế điều hành là cho phép tổ chức tín dụng
ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên
tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh
khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn
- Ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT- NHNN cho phép các
ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và
dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Cơ
chế này cũng áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng
vay; các hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng.

Page 17 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Sáu tháng đầu năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9/01/2011 của
Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, NHNN đã có những điều chỉnh
trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm chủ động kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định
thị trường tiền tệ.
- Điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện
tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất kỳ hạn
7 ngày trên nghiệp vụ thị trường mở từ mức 9%/năm lên mức 11%/năm.
- Điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 lên mức

20.693 VND/USD áp dụng tại ngày 11/02/2011 và thu hẹp biên độ ấn định tỷ giá giao
dịch của các tổ chức tín dụng so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ ± 3% xuống ±
1%.
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch tăng
trưởng tín dụng dưới 20% trong suốt cả năm 2011; tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực
phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất
trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011.
- Từng bước điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành; trong đó, lãi suất tái cấp vốn
và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức
14%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng dần từ mức 7%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp
vụ thị trường mở từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm.
- Điều chỉnh tăng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ
chức tín dụng (tăng 2% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 5/2011 và tăng 1% kể từ kỳ dự trữ
bắt buộc tháng 6/2011).
- Điều hành lượng tiền cung ứng, nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với nhu cầu của
thị trường tiền tệ .
* Ưu điểm:
- Cơ chế lãi suất đã có tác động tích cực bình ổn thị trường trong thời kỳ khủng
hoảng, và các cú sốc bởi những thay đổi chính sách để chống lạm phát và suy giảm kinh
tế
* Nhược điểm:
- Lãi suất đã không phản ánh được quan hệ cung – cầu trên thị trường; các TCTD đã
lách “trần cho vay” bằng các khoản phí...
Page 18 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5


- Những bất cập trong cơ chế “lãi suất trần” đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy
động của các TCTD: nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay
trung – dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên.
III. Bài học kinh nghiệm từ một số nước
III.1. Điều hành lãi suất của chính phủ Mỹ
III.1.1. Tổng quan về FED
- Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ.
Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là
ngân hàng của Chính phủ liên bang.
- FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh
hoạt hơn, an tồn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch
sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trị vơ cùng quan trọng của nó trong
hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
- Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do
tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên
bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực,
được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận
và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York,
Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas
City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trị nổi bật hơn
một chút so với các ngân hàng còn lại.
- Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do
Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng
vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định
tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân
hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì
của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái
bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ơng ta khơng phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống
tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong

vịng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm khơng hạn chế chừng nào họ cịn là thành viên
của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan

Page 19 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch
FED từ năm 1987.
* FED có một số nhiệm vụ chính như:
- Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định
và lãi suất tương đối thấp.
- Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an tồn để
gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân
hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh tốn điện tử, phát hành
tiền...
- Ngồi ra FED cịn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các
bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua
website.
* Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết
định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tồn cầu. Người ta hay nói
vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế
giới, xét về mặt nào đó cũng khơng phải là khơng có lý. Vậy FED đã tác động đến nền
kinh tế toàn cầu như thế nào?
- Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức
mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu

FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vơ hình chung làm tăng sức mạnh
của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm
đầu tư vào Mỹ.
- Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua
hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời
mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ
giá USD/Yen tăng.
Chính vì vậy những chun tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không
bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.
III.1.2. Các cơng cụ chính để điều hành lãi suất của FED
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (viết tắt là FED) là cơ quan thực hiện các chính sách
tiền tệ quốc gia của Hoa Kỳ mà trong đó chính sách về lãi suất là một mảng rất quan
trọng đối với bất kì quốc gia nào. Về cơ bản FED đang điều hành lãi suất thông qua hai
Page 20 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

cơng cụ quan trọng đó là Lãi suất chiết khấu (Discount rate) và Lãi suất quỹ dự trữ liên
bang hay Lãi suất quỹ vốn (Federal Funds Rate – FFR)
- Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng
"Lãi suất quỹ vốn của FED". Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay
qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ
Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ
mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của
nó trên thị trường.
- Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiết khấu lãi suất mà các ngân hàng thương
mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ

đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của
Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính cơng khai rộng rãi, nó
sẽ đưa đến chú ý của cơng chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân
hàng đang đi vay.
Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi suất ưu đãi và là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với lãi suất
quỹ vốn tại FED. Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của
những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy
vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua
bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.
III.1.3. Thực trạng điều hành lãi suất của FED
* Thực trạng điều hành lãi suất của FED
Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại Fed” mỗi lần ở mức
0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25%
xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế .Tháng 11 năm 2002, lãi suất do
Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát .
Ngày 25/03/2003 "lãi suất quỹ vốn tại Fed" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể
từ tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt
đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006.
Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 -2008, FED ln duy trì mức lãi suất thấp
nhất so với hàng chục năm trở lại đây nhằm vực dậy nền tài chính quốc gia.
Đến thời điểm tháng 6/2011, lãi suất của Mỹ được giữ ở mức thấp kỷ lục, từ 0%0,25%
Biểu đồ lãi suất quỹ vốn của FED từ 1982 đến 2009
Page 21 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

* Kết quả điều hành lãi suất:

Từ 1986 tới 2006, lạm phát dần ổn định ở mức dưới 5%.
Đến 2008, trong hơn 20 năm lạm phát đã tăng kỉ lục lên đến 5,3% nhưng đầu 2009
đã xuống mức thấp là 0,4%, và tới 2010 lạm phát tại Mỹ đã tăng chậm nhất trong 40 năm
vào khoảng 0,1%.

III.2. Điều hành lãi suất của chính phủ Anh
Chính phủ Anh điều hành lãi suất, cụ thể là lãi suất cơ bản thông qua Ngân hàng
Trung ương Anh.
Page 22 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

* Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh
- Tháng 7/1998, lãi suất của Anh lên tới 7,5%, sau đó giảm dần xuống cịn 5% vào
tháng 6/1999. Đầu năm 2000, lãi suất lại leo dốc, lên 6% và bắt đầu hồ vào làn sóng cắt
giảm khơi nguồn bởi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
- Tháng 2 năm 2003, Ngân hàng Trung ương Anh đã làm sửng sốt giới đầu tư bằng
việc cắt giảm lãi suất từ 4 xuống còn 3,75%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 14 tháng,
nước Anh thay đổi lãi suất.
- Trước đó, giới đầu tư đều cho rằng, Chính phủ Anh sẽ giữ nguyên lãi suất để ngăn
chặn cơn sốt giá bất động sản và kiềm chế lạm phát. Halifax, hãng tư vấn nhà đất lớn
nhất nước Anh cho biết, trong tháng 1, trung bình giá mỗi căn nhà tại Anh đã tăng 24,9%
so với năm trước.
- Tuy nhiên, theo lý giải của Ngân hàng Trung ương Anh, lạm phát ở mức 2,7% là
vừa phải và chắc chắn sẽ giảm xuống trong vài tháng tới. “Vấn đề đáng quan tâm hơn là
viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với sức mua của người dân, cả trong và ngoài nước
Anh. Cắt giảm lãi suất sẽ kích thích chi tiêu”, báo cáo của ngân hàng nêu rõ.

- Hồi tháng 8/2005, Ngân hàng trung ương Anh đã giảm lãi suất từ 4,75% xuống
4,5%, để kích thích tiêu dùng.
- Sau cuộc họp vào ngày 8/12/2005, Ngân hàng trung ương Anh đã quyết định duy trì
lãi suất ở mức 4,5%, bất chấp việc EU đã tăng lãi suất cơ bản của đồng euro 0,25%. Đây
là tháng thứ tư liên tiếp Uỷ ban Chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương
Anh quyết định giữ nguyên lãi suất. Các nhà kinh tế dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương
Anh đang chờ đợi các con số thống kê bán lẻ sau dịp lễ Giáng Sinh trước khi quyết định
có tăng lãi suất hay khơng. "Quyết định giữ nguyên lãi suất của MPC đã được các thị
trường tài chính dự báo trước từ lâu", David Frost, tổng giám đốc Phòng Thương mại
Anh, cho biết. "Nhưng giới doanh nhân Anh cảm thấy thất vọng khi MPC bất lực trong
việc hành động quyết đốn để đối phó với tình hình kinh tế đang ngày càng xấu đi".
Nhưng Uỷ ban Chính sách tiền tệ lo ngại rằng lạm phát có thể tăng nếu người lao động
được trả lương cao hơn vào đầu năm mới. Giới phân tích nhận định MPC sẽ giảm lãi suất
nếu họ nhận thấy tăng lương khó có khả năng dẫn tới tăng lạm phát. Sự nóng lên gần đây
của thị trường nhà đất Anh cũng tạo ra thêm áp lực lạm phát. Giá nhà trung bình vẫn tăng
trong tháng thứ tư liên tiếp tính đến tháng 12.
- Để giảm sức ép lạm phát, trong bối cảnh nguồn cung tiền đang tăng nhanh, chi tiêu
tiêu dùng biến động thất thuờng và tình hình lạm phát có xu hướng xấu đi, ngày
Page 23 of 30


Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

9/11/2006, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã tăng tỷ lệ lãi suất lên 5%, mức cao
nhất trong 5 năm qua, và đây là lần tăng lãi suất thứ 2 trong năm nay.
Tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 2,5% trong tháng 8/2006 xuống còn 2,4% trong tháng
9/2006, song vẫn là tháng thứ 5 liên tiếp cao hơn mức mục tiêu của Chính phủ Anh. Tuy
nhiên, BOE cho rằng tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn có thể vượt trên mức mục tiêu 2% của

BOE (và điều này có thể khuyến khích cơng nhân u cầu tăng lương trong thời điểm
Năm mới), nhưng sau đó sẽ giảm xuống.
Các nhà phân tích đã dự đốn trước quyết định tăng lãi suất của BOE và cho rằng
quyết định này là một tin xấu đối với những người vay tiền và một số nhà đi vay thế
chấp, vốn phải thanh toán tiền lãi ngân hàng theo tháng, nhưng là điều đáng mừng cho
những người có tiền gửi tiết kiệm.
- Tháng 10/2008 đến tháng 6/2009, để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính
2007-2008, BoE liên tục điều chỉnh giảm lãi suất từ 3.75% xuống còn 1%. Đến cuối năm
2009, lãi suất chỉ còn 0,5%, mức lãi suất cơ bản thấp kỉ lục
- Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 7/1/2010 đã quyết định giữ nguyên lãi suất
cơ bản ở mức thấp kỷ lục là 0,5%. Đến đầu năm 2010, Anh vẫn là nền kinh tế phát triển
duy nhất chưa thoát khỏi suy thoái, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2009 giảm
0,3%, trong khi Bộ Tài chính nước này thừa nhận GDP cả năm 2009 giảm tới 4,75% .
Việc ra quyết định lãi suất sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi kinh tế Anh vẫn còn nhiều điểm
yếu như thất nghiệp cao và thâm hụt ngân sách lớn.
- Tháng 5 năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Mervyn King
cho rằng nợ cơng cao có thể gây ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế và ngày
càng trở nên trầm trọng nếu lãi suất tăng cao.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Brussels (Bỉ), ông cho rằng: “Tác động của nợ
công cao đối với nền kinh tế sẽ trầm trọng thêm nếu lãi suất tăng cao. Đó là lý do tại sao
lãi suất đang đứng ở mức khá thấp”.
Ơng nói: “Vấn đề địn bẩy, tổng lượng nợ trong nền kinh tế vẫn còn rất lớn và đang
đặt ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinh tế. Theo tôi, những thách thức này sẽ kéo dài
trong nhiều năm”.
Được biết, các nhà làm chính sách BOE bất đồng sâu sắc về chính sách tiền tệ khi tồn
tại tới 4 luồng ý kiến khác nhau. Theo đó, ơng Andrew Sentence đã bỏ phiếu ủng hộ nâng
lãi suất lên 1%, ông Martin Weale và ông Spencer Dale bỏ phiếu nâng lãi suất thêm

Page 24 of 30



Tài chính ngân hàng và sự phát triển

Nhóm 2_Đề tài 5

0.25%, ông Adam Posen ủng hộ gia tăng quy mô chương trình mua tài sản. Những người
cịn lại, trong đó có Thống đốc King, bỏ phiếu ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất.
- Ngày 9/6/2011, ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho biết sẽ giữ lãi suất cơ bản ở
mức 0,5%.
Quyết định giữ nguyên lãi suất của BOE đánh dấu 27 tháng giữ mức lãi suất thấp
chưa từng có trong lịch sử trong khi phục hồi kinh tế của Anh còn yếu, khiến khả năng
ngăn lạm phát bị hạn chế. BOE cũng nhất trí duy trì gói kích thích kinh tế ở mức 200 tỷ
bảng cho dù có những ý kiến cho rằng nên tăng gói hỗ trợ thêm 50 tỷ bảng. BOE cũng để
ngỏ khả năng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong thời gian tới.
Tốc độ tăng trưởng trong tháng 5 của Anh không mấy sáng sủa. Hãng cho vay thế
chấp lớn nhất của nước này cho biết giá nhà đất đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 1
năm trở lại đây. Trong khi đó, thống kê việc làm cũng giảm xuống mức thấp nhất trong
tháng 5. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát vẫn khơng hề giảm.
Diễn biến lãi suất của Anh

III.3. Điều hành lãi suất của chính phủ Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc điều hành lãi suất thông qua việc điều hành lãi suất cơ bản của
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK).
* Thực trạng điều hành lãi suất của BoK
Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 -2008, BoK ln giữ mức lãi suất cơ bản ở
mức thấp, mà kỷ lục tới tháng 7 năm 2009 là 2%.
- Ngày 9/7/2009, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã bất ngờ nâng lãi suất
cơ bản từ mức thấp kỷ lục 2% lên 2,25%. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của BoK kể từ

Page 25 of 30



×