Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.95 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TÊN ĐỀ TÀI: Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện
nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và
những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hằng( Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Linh
Trần Thị Hồng Ngọc

Giáo viên hướng dẫn:

Mã sinh viên
1211510017
1211510039
1211510050

TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, 30 tháng 9 năm 2013

STT
42
76
89


Trường Đại học Ngoại thương



Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

MỤC LỤC

A, Mở đầu
1) Lí do chọn đề tài:
 Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường mở, hệ thống các ngân hàng thương mại
trên khắp thế giới phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Sự phát triển của các ngân
hang thương mại có tác động rất lớn đến nền kinh tế các nước đó cũng như trên
khắp thế giới.
 Bên cạnh những thuận lợi có được, các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng
gặp khơng ít các bất ổn khó giải quyết.Nhưng nhờ có sự can thiệp của ngân
hàng Trung ương(NHTW), hệ tống ngân hàng các nước trên khắp thế giới đã
dần ổn định và phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Như
vậy hiện nay hệ thống các NHTM cũng như NHTW đóng vai trị hết sức quan
trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế khu vực cũng như toàn cầu.
Trong quá trình tìm hiểu nhận thấy tính thiết thực và quan trọng của việc phân tích
bất ổn thường gặp của hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và cách
ứng phó của ngân hàng trung ương nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài 1
Tên đề tài: “Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các
ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương
đối với vấn đề này”
2) Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm thống kê, chỉ ra những bất ổn hiện nay trong hệ thống các NHTM cũng
như các ứng phó của NHTW trước những bất ổn đó. Từ đó giúp mọi người có
cái nhìn tổng quan hơn về NHTM và NHTW.
 Làm rõ nguyên nhân gây ra rủi ro và đánh giá rủi ro hoạt động trong các ngân
hàng thương mại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
 Chỉ ra một số hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả

3) Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập thông tin:
o Nghiên cứu tài liệu.
o Phi thực nghiệm.
 Phương pháp ngiên cứu tài liệu
Page 2


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp phân tích và hệ thống hóa.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: bất ổn thường gặp trong hệ thống NHTM và cách ứng
phó của NHTW trên thế giới.
 Phạm vi nghiên cứu:
o Phạm vi không gian: Trên thế giới.
o Phạm vi thời gian: Từ năm 2000-2013.
B, Phần nội dung:
Chương 1) : Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các
NHTM của các nước trên thế giới.
Khơng một loại hình doanh nghiệp nào mà không phải đối đầu với nguy cơ rủi ro
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng với các đặc điểm, đặc thù của ngân
hàng thương mại có thể kết luận hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ- tín
dụng của ngân hàng gặp phải nguy cơ rủi ro cao hơn cả. Người ta có thể khái quát
các loại rủi ro ( vấn đề bất ổn) của các ngân hàng thương mại như sau:


I. Rủi ro tín dụng (nợ xấu):
1) Khái niệm
Đó là loại rủi ro khi người vay khơng trả được nợ ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn
nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho ngân hàng thương mại.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng đầu tư. Thông
thường đối với các ngân hàng trên thế giới nó mang lại 2/3 phần thu nhập, cịn ở
Việt Nam là 90% thu nhập của ngân hàng thương mại. Tuy mang lại nhiều thu nhập
nhưng trong lĩnh vực này nếu gặp rủi ro thì hậu quả sẽ rất lớn, nhiều khi dẫn đến sự
phá sản của một ngân hàng. “Các khoản tiền cho vay có xác suất vỡ nợ cao hơn các
Page 3


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

tài sản khác nên các ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào các món cho vay”.
Bất cứ một rủi ro nào của người đi vay đều có thể đưa đến rủi ro tín dụng cho ngân
hàng. Tín dụng ngân hàng tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất lưu thơng hàng
hóa, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín
dụng ngân hàng. Chính vì tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi
ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có
tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân
hàng mang tính tổng hợp và khả năng suất hiện là lớn hơn các ngành khác.
2) Các hình thức của rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trương hợp đối với nợ lãi và nợ gốc. Đó là việc
khơng thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn
hoặc không thu đủ vốn. Tùy trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào các khoản mục
theo dõi khác nhau như lãi treo hoặc nợ quá hạn. Khi không thu được lãi đúng

hạn ,nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ đưa vào mục lãi treo phát sinh. N ếu
ngân hàng khơng thể thu đủ lãi thì sẽ có khoản mục lãi treo đóng băng, trừ những
trường hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho doanh ngiệp. Cịn khi khơng thu được
vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, khoản này
vẫn chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân hàng vì có thể vì lý do nào đó
doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu như
khoản này ngân hàng không thể thu hồi được (do doanh nghiệp bị phá sản chẳng
hạn) thì lúc này ngân hàng coi như gặp rủi ro tín dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh
khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, trừ những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp
vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xoá nợ thì ngân hàng có thể xem
xét để xố nợ cho doanh nghiệp. Rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức, các
hình thức đó ln chuyển biến cho nhau, mà mức độ cuối cùng là nợ khơng có khả
năng thu hồi. Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng người ta thường chú trọng vào các
nguy cơ xảy ra rủi ro như lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, cịn lãi treo đóng băng
Page 4


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

và nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi được coi là các tình huống rủi ro thực sự
nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và rút ra bài học.
3) Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
3.1) Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường ,hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường
xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung
cầu ,giá cả thị trường ...nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía
kể cả các rủi ro thuần tuý như thiên tai ,trộm cắp...có khi do giá cả thay đổi ,khả
năng quản lý kém ,sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước ...dẫn đến thiệt hại

cho doanh nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ,thậm chí phá sản .Đồng
thời hoặt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khơng thể thốt ly khỏi mối
quan hệ với ngân hàng .Chính vì vậy rủi ro của ngân hàng thương mại là cộng
hưởng rủi ro của các doanh nghiệp .
Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay <khách hàng> thì nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làm hai trường hợp
lớn .Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận
3.2) Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng .
Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu,giấy tờ ,quyền sở hữu tài sản
.Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính khơng chính xác,cố ý đưa ra số liệu sai
sự thật ,phản ánh không đúng thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
của đơn vị.Những món cho vay trên cơ sở nnhững thông tin giả như vậy dễ đưa đến
rủi ro cho ngân hàng .Bên cạnh đó lợi dụng khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản ,doanh
nghiệp có thể đem thế chấp một tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau.Khi không thu
được nợ,các ngân hàng thương mại phát mãi tài sản thì mới biết bị lừa
Ngồi ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng vốn vay
không đúng mục đích, khơng đúng đối tượng kinh doanh, khơng đúng phương án đã
nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc khơng trả được nợ. Doanh nghiệp có thể
vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản. Việc
giá nhà đất đột ngột giảm xuống làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ
nặng không thể trả được nợ ngân hàng. Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi
nữa cũng khơng đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm
giá trị.Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện qua những
hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình khơng trả nợ ngân hàng hoặc
lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn.
3.3) Khách hàng khơng gian lận
Khơng chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro mà ngay cả khi
khách hàng đi vay có đủ tư cách, khơng có ý gian lận, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi
ro tín dụng. Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, khơng có
Page 5



Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả,
khơng thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân
hàng là rất khó khăn.Ngồi ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc
bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc
thu nợ đúng hạn.Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai,
trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín
dụng cho ngân hàng.
3.4)

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Do thơng tin tín dụng khơng đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn khơng tồn diện
về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai
lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả
của khách hàng.
- Trình độ chuyên mơn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói
riêng cịn hạn chế.
Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thơng tin tín
dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng khơng có khả năng phân
tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên
nhều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi
khơng.
- Ngân hàng q trú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản
cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng
cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh khơng lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng
đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng ... nhằm lôi kéo khách hàng.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xun. Nhân viên tín
dụng khơng nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như mơi trường
tín dụng của nền kinh tế. Do vậy, hoạt động sai sót, khơng nắm bắt kịp thời các
khoản cho vay có vấn đề.
3.5) Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
a) Môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ đóng vai trị
quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Page 6


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính
tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách
trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động
kinh doanh của ngân hàng khác nhau ln gắn bó mật thiết với hoạt động của các
doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ đúng đằn
phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm
hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm

chí thua lỗ, phá sản.
b) Môi trường pháp lý:
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ
và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín
dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên
các quy định pháp luật, hay ní cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương
mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh thiếu đồng
bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các
doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại.
Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín
dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại.
c) Nguyên nhân từ môi trường xã hội:
Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới ln có ảnh hưởng tới công
việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng. Ngày nay, cùng
với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hố, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế
thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực
hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiệi đại của
những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài,
đầu tư hoặc vay tiền của nước ngồi... Tất cảc các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ
kinh tế đối ngoại của mối quốc gia. Những thay đổi về chính trị rết có thể dẫn đến
sự biíen động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến
động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi
suất thị trường, mức cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại.
4) Một số ngân hàng thương mại thế giới và rủi ro tín dụng:
Page 7



Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

4.1) Ngân hàng Lehman Brothers:
15/9 vừa qua đánh dấu tròn 5 năm ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, cũng là sự
mở đầu cho trận sóng thần tài chính thế giới lớn nhất gần một thế kỷ qua. Kể từ đó,
nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm khắc phục hậu quả. Các nước cũng ra sức tìm
kiếm mơ hình kinh tế bền vững nhằm tránh một cơn sóng thần mới trong tương lai.
Nhưng cho đến nay, nỗ lực đó vẫn chỉ là giải pháp ngắn hạn, và dường người ta vẫn
chưa
rút
ra
được
bài
học
nào
từ
lịch
sử.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đi của Lehman Brothers 5 năm trước là sự liều lĩnh
của chính họ cũng như các ngân hàng đầu tư khác khi theo đuổi lợi nhuận bằng cách
khai thác cơng cụ tài chính mới, bất chấp mọi rủi ro. Các định chế tài chính, dẫn đầu
là LB, cịn tham gia nhiệt tình vào thị trường cho vay cầm cố bất động sản đang
bùng nổ, do cơ chế lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Các ngân hàng cho vay mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Sau đó,
những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị
trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản

sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn
sang nhiều nước châu Âu.
4.2) Cùng với khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro (eurozone), nợ công trong
hệ thống ngân hàng châu Âu tăng mạnh những tháng cuối năm 2012:
Theo một khảo sát của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), kể từ khủng
hoảng tài chính năm 2008, nợ xấu của ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi. Tổng nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng châu Âu hiện là 1,05 nghìn tỷ euro (1,85 nghìn tỷ
USD), tăng 10% so với cuối năm 2011.
Trong đó, tình trạng nợ xấu đặc biệt tồi tệ ở các nước eurozone vốn bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi bong bóng bất động sản và khủng hoảng nợ khu vực. Chỉ tính
riêng Hy Lạp, nợ xấu ngân hàng tăng gần 50% so với năm ngoái lên 40 tỷ euro, Tây
Ban Nha tăng 23% lên 136 tỷ euro, Italia tăng 37% lên 107 tỷ euro.
Đức, Anh và Pháp là các nước hiếm hoi mà nợ xấu ngân hàng không tăng kể từ năm
2010.
Do các nhà đầu tư không sẵn sàng tái cấp vốn và các chính phủ khơng thể bơm thêm
tiền nên các ngân hàng chỉ còn cách bán tài sản và giảm quy mô hoạt động để bù
đắp nợ xấu.
4.3) Nợ xấu” không phải là vấn đề mới trên thế giới, nhưng hiện Việt Nam đang
gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm xử lý. Hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ,
Trung Quốc đã từng “gánh” khoản nợ xấu cao ngất ngưởng. Hệ thống tài chính
ngân hàng rơi vào tình trạng báo động cao nhất và rất nhiều ngân hàng đã phải
“trả giá”.

Page 8


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ


Cho “vay dưới chuẩn”: Lòng tham giống nhau. Theo ngân hàng Phát triển Châu Á –
ADB, năm 2003, Trung Quốc có bốn ngân hàng Thương mại (NHTM) quốc doanh
lớn nhất với tổng tài sản khoảng 15.200 tỷ nhân dân tệ (NDT), chiếm khoảng 55%
tổng tài sản của hệ thống tài chính.
Các “đại gia” làng tài chính đã cho vay tới 90% dư nợ của các công ty nhà nước và
tỏ ra khá thoải mái trong các khoản vay đầu tư bất động sản, chứng khốn.
Điều này khơng mấy khác so với tình trạng cho “vay dưới chuẩn” (vay với mức độ
rủi ro cao) của các ngân hàng ở Hoa Kỳ giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế tài
chính 2008.
Việc các ngân hàng Trung Quốc phải gánh nhiều khoản vay khó địi xuất phát từ các
xí nghiệp quốc doanh liên tục làm ăn cthua lỗ. Có tới 70% xí nghiệp quốc hữu trong
tình trạng thâm vốn nặng, và đến 98% xí nghiệp phải sống vật vờ nhờ các khoản vay
ngân hàng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ năm 2007 phải gánh con số dư nợ là 1.300 tỷ (trong khi năm
2001 là 160 tỷ USD). Hậu quả là hàng loạt ngân hàng lão làng như Bear Stearns,
Lehman Brothers, Washington Mutual… tuyên bố phá sản.
Tính cạnh tranh trong thị trường tài chính và tham vọng kiếm lợi từ việc cho vay thế
chấp khiến nhiều ngân hàng mờ mắt và khơng dự đốn trước các rủi ro có thể xảy
ra.
Việc “chạy đua cho vay” bởi miếng mồi ngon đang nóng từ thị trường chứng khốn
và bất động sản đã vơ tình dẫn các NHTM vào thế khó mang khi “bong bóng” nhà
đất, chứng khốn vỡ tung do được “bơm tiền” quá mức.
Khi thị trường tài chính ngân hàng sụp đổ, cả thực tế và lý thuyết vĩ mô đều chứng
minh, hiệu ứng Domino sẽ xảy ra nhanh chóng trên các thị trường tín dụng, chứng
khốn, bất động sản, thương mại...
* Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt giai đoạn từ cuối 2007 đến đầu
năm 2013, hàng loạt ngân hàng trên thế giới công bố thua lỗ về kết quả hoạt động
kinh doanh, mất khả năng thanh toán, nợ xấu vượt mức cho phép dẫn đến tình trạng
các hàng loạt các ngân hàng bị mua lại và phá sản.
II.


Rủi ro lãi suất:
1) Khái niệm:
Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản
hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Page 9


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

2) Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
+ Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ.
▪ Trường hợp 1: Kỳ hạn của tài sản có lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng
huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu
lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và
đầu tư dài hạn không đổi.
▪ Trường hợp 2: Kỳ hạn của tài sản có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng
huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư kỳ ngắn hạn. Rủi ro sẽ trở thành sự
thật nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất
cho vay và đầu tư giảm xuống.
+ Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động
vốn và cho vay:
▪ Trường hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với
lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ thực hiện vì chi phí lãi khơng
đổi trong khi thu nhập lại giảm, do đó lợi nhuận của ngân hàng giảm.
▪ Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư
với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng

theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi khơng đổi, do đó lợi nhuận của ngân
hàng giảm.
+ Do khơng có sự phù hợp về khối lượng giữa nguồn huy động với việc sử dụng
nguồn vốn đó để cho vay.
+ Do khơng có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động được với việc sử
dụng nguồn vốn đó để cho vay.
+ Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế, dẫn đến vốn
của ngân hàng khơng được bảo tồn sau khi cho vay.
+ Ngoài ra, khi lãi suất trên thị trường thay đổi, ngân hàng cịn có thể gặp rủi ro
giảm giá trị tài sản.

3) Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng:
Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh
hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
• Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng
• Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng
Page 10


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

• Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trường của tài sản Có và vốn chủ sở hữu của
ngân hàng.
4) Một số ngân hàng thế giới và rủi ro lãi suất:
4.1) Rủi ro của các ngân hàng Trung Quốc
Người ta lo ngại rằng các ngân hàng Trung Quốc thiếu các kỹ năng quản trị rủi ro
cần thiết trong 1 môi trường kinh doanh mới.Con đường tiến tới cải cách tài chính ở
Trung Quốc đang trở nên gập ghềnh hơn bao giờ hết.Tuần trước, tại hội nghị thượng

đỉnh ở Singapore, lãnh đạo các ngân hàng cho biết bước tiếp theo trên lộ trình cải
cách tài chính ở Trung Quốc là tự do hóa lãi suất – điều có thể xảy ra trong 18 tháng
tới và chắc chắn điều này sẽ khiến cho giới ngân hàng cũng như các khách hàng
phải đau đầu.Tuy nhiên đây là một bước đi hợp logic. Với việc tự do hóa lãi suất,
nhà chức trách Trung Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn được sự phát triển của hệ thống
ngân hàng ngầm – chủ yếu nhờ vào việc nhiều người có tiền dư thừa muốn có lãi
suất cao hơn trong khi người đi vay không thể tiếp cận các khoản vay có lãi suất
thấp giả tạo sẵn sàng trả thêm các khoản phí khơng chính thức để có thể có tiền.Tự
do hóa lãi suất cũng là một tiền đề cần thiết để xóa bỏ các kiểm sốt về dòng vốn.
Chừng nào lãi suất còn bị giữ ở mức thấp giả tạo cũng như các công cụ đầu tư còn
thiếu hụt ở Trung Quốc, các quỹ đầu tư cịn có động lực để rời bỏ thị trừng này và
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở các thị trường nước ngồi.Trước đó, Trung Quốc đã
bỏ sàn lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước được vay với lãi
suất thấp hơn. Với bước đi tiếp theo này, lãi suất trần sẽ được dỡ bỏ và người gửi
tiền sẽ được quyền yêu cầu các ngân hàng trả lãi cao hơn và khiến cho các ngân
hàng khát tiền hơn. Mặc dù các ngân hàng đã được cảnh báo trước về điều này,
người ta vẫn quan ngại rằng liệu các ngân hàng đã trang bị đủ các kỹ năng quản trị
rủi ro cần thiết cho một “thế giới mới” này hay chưa. Ngân hàng tại các thị trường
phát triển hơn đã không cưỡng lại nổi xu thế đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn
nhằm làm tăng tỷ lệ lợi nhuận và đã gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng.
4.2) Cái giá của tự do hóa lãi suất
Các ngân hàng nhóm 2 (các ngân hàng đứng sau nhóm 4 ngân hàng nhà nước và
Bank of Communications cũng như Citic Bank) sẽ phải đối mặt với thách thức thực
sự. Các ngân hàng quốc tế và khu vực cũng đã cắt giảm tín dụng đối với các ngân
hàng này do sợ rằng mình khơng được bảo đảm an tồn bởi mạng an tồn nhà nước.
Trong khi đó, cổ đơng lớn của các ngân hàng nhà nước lớn cũng quan ngại rằng sẽ
bị yêu cầu tiếp nhận các ngân hàng yếu kém hơn như trường hợp của Nhật Bản.Một
hậu quả khác của việc tự do hóa lãi suất sẽ là chi phí cho vay tăng cao đối với hầu
hết người đi vay. Về dài hạn, điều này là có lợi vì khi chi phí vay vố nđắt hơn, vốn
sẽ được phân bổ cẩn thận hơn.Tuy nhiên không may cho Trung Quốc là việc tăng lãi

suất lần này đến đúng lúc mà tình trạng tài chính của các cơng ty Trung Quốc đang
xấu đi. Theo phân tích của hang Forensic Asia thì rất nhiều cơng ty – trong đó có cả
các cơng ty niêm yết đang phải oằn mình gánh các khoản nợ do dòng tiền hoạt động
suy giảm trong khi các khoản phải thu cũng ngày một tăng lên. Vấn đề nợ chồng
Page 11


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

chéo giữa các cơng ty đang có nguy cơ xuất hiện trở lại.Bản thân các ngân hàng
cũng đã chuẩn bị đối phó với vấn đề nợ xấu. Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ xấu
(đã dự phòng rủi ro) là 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ 1% này khó mà phản ánh hết tình hình
thực tế. Nhưng có các nhóm lợi ích quyền lực khác, ở vị trí cao hơn các ngân hàng
và phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Nguồn thu chủ yếu của Bộ Tài chính là từ
các khoản thuế của ngân hàng và bất kỳ sự xóa nợ nào sẽ làm giảm nguồn thu thuế.
Central Huijin thuộc Tổng Công ty đầu tư Trung Quốc – tổ chức nắm giữ cổ phần
của Chính phủ trong các ngân hàng – cần có cổ tức mà các ngân hàng chi trả.
III. Rủi ro thanh khoản:
1) Khái niệm :
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy
đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với
chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng
thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền
gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, thì ngân hàng phải
đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng
nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Trong cơ cấu tài sản có thì thì tiền mặt có độ

thanh khoản cao nhất, do đó trước hết ngân hàng sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu
cầu rút tiền của khách hàng.Bởi vì tiền mặt tại quỹ khơng mang lại thu nhập lãi suất,
cho nên trong những trường hợp bình thường ngân hàng chỉ duy trì một lượng tiền
mặt ở mức độ tối ưu để có thể đáp ứng các nhu cầu rút tiền thường xuyên của người
gửi tiền mà không gây ảnh hưởng đến độ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có
thể làm được điều này, bởi vì qua kinh nghiệm công tác ngân quỹ hằng ngày ngân
hàng có thể dự tính chính xác nhu cầu rút tiền gửi hằng ngày và trong trường hợp
thiếu hụt tiền mặt tạm thời thì ngân hàng chỉ cần đi vay bổ sung một cách thơng
thường trên thị trường tài chính lien ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
đặc biệt ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ như trong
trường hợp dân chũng mất long tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất
thời vụ mà ngân hàng khơng dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức
thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân
hàng đều đang phải đối phó với trường hợp tương tự , thì chi phí để huy động vốn
bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu
quả là ngân hàng phải bán 1 số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu
rút tiền của người gửi. Điều này khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản
nghiêm trọng và ngân hàng buộc phải bán thốc, bán tháo tức thời ngay cả số tài sản
khó chuyển nhượng với giá rẻ mạt vì ngân hàng khơng có thời gian để tìm người
mua cũng như điều kiện thương lượng về giá cả. Do bán khẩn cấp 1 số tài sản với
giá thấp khiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe dọa. Trong số
tài sản có độ thanh khoản thấp bao gồm các khoản tín dụng cấp cho các cơng ty nhỏ.
Trong trường hợp rủi ro thanh khoản càng ngày càng nghiêm trọng , nếu tất cả
Page 12


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ


những người gửi trên đồng loạt yêu cầu ngân hàng chi trả tồn bộ tiền gửi cho họ thì
dẫn đến ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải
đối mặt với rủi ro phá sản.
2) Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
+ Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và
định chế tài chính khác nhau, sau đó, chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư
dài hạn.Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản
sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động , mà thường gặp nhất là
dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền
gửi đến hạn.
+ Do ngân hàng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền
gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng
để đầu tư vào nơi có tỉ suất lợi nhuận cao hơn , cịn các khách hàng vay tiền sẽ tích
cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi
suất ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền, kế đó tác động đến tình
trạng thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, xu hướng về sự thay đổi của lãi suất còn
ảnh hưởn đến giá trị thị trường của các tài sản, mà ngân hàng có thể đem bán để
tăng them nguồn cung cấp thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay
mượn trên thị trường tiền tệ.
+ Do ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản khơng phù hợp và kém hiệu quả
: các chứng khốn ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân
hàng không đủ chi cho nhu cầu chi trả.
+ Ngoài ra trong một số trường hợp ngân hàng gặp phải các rủi ro như bị tội phạm
công nghệ tấn cống, … làm cho người cho vay thấy thiếu an tồn về số tiền của
mình và đồng loạt đến rút tiền khỏi ngân hàng cũng gây ra rủi ro thanh khoản ở
ngân hàng đó.

3) Nhìn lại ngun nhân rủi ro thanh khoản tại một số nước trên thế giới:
3.1) Rủi ro thanh khoản ở Anh- Thảm hoạ Northern Rock Bank.
Bước ngoặt dẫn tới kết cục buồn của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân

hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với
đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả
hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản.
- Năm 2007, Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với dự
kiến ban đầu.
- Báo Anh đưa ra nhiều thông tin giật gân: Northern Rock đang khan hiếm tiền
mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan,…
- Trong 3 ngày 14,15 và17/9/2007khoảng 3tỷ Bảng Anh đã được rút ra.
Page 13


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

- Do được Ngân hàng Anh (BOE) hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt
song số người rút tiền vẫn chưa giảm.
- NHTW Anh đã phải ra tay cứu giúp bằng cách “bơm” một lượng tiền mặt không
nhỏ cho Northern Rock.
- Chính phủ Anh có thể sẽ mua lại Northern Rock để rồi sẽ có phương án xủ lý
thích hợp khi tình hình trở lại bình thường.
Nguyên nhân: Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập
thấp, tìm hiểu nguyên nhân thì cho thấy khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân
hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa
đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng
như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc, việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên
đã khiến cho tài sản bong bóng xà phịng của ngân hàng Northern Rock tồn tại
trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên ; Công tác PR của
Northern Rock Bank quá yếu; Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng;
Sự “thổi phồng” thông tin của báo giới,…

3.2) Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004.
Vào tháng 7/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản
rất
lớn.
- Ngày 9/7/2004: Một đại gia trong ngành Ngân hàng Nga- Guta bank- thơng báo
tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên tồn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ
rúp (tương đương 345 triệu USD). Ngân hàng đã đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng
hoạt động hơn 400 máy ATM. Ngày 10/7/2004: Ngay sau khi Guta khóa các tài
khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phịng rơi vào
hồn cảnh tương tự. Ngày 16/7/2004: Các Ngân hàng Nga đã từ chối cung cấp tín
dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn
bên ngoài các tòa nhà ngân hàng để chờ đến lượt rút tiền. Ngày 17/7/2004: Ngân
hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp
bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí
trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị
đóng cửa trong nay mai. Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng lại tiết
lộ họ có trong tay danh sách đen 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản. Ngày
18/7/2004: Thống đốc NH trung ương Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên
bố khơng hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. Ông
Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng từ 7%
xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện
pháp cứu Guta. Ngày 20/7/2004: Nhiều ngân hàng đã sụp đổ, người gửi tiền tràn
đến các nhà băng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái
diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời. Phản ứng của
chính phủ trong giai đoạn này là lên kế hoạch để Vneshtorgbank của nhà nước
mua lại Ngân hàng Guta. Ngày 27/7/2004: Phó chủ tịch Ủy ban tài chính Duma
Pavel Medvedv tuyên bố trong tuần, các ngân hàng sẽ thốt khỏi tình trạng tồi tệ
hiện
nay.
Vậy ngun nhân của tình trạng mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng Nga

Page 14


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

là do đâu? Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga hiện có quá
nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt
động bất hợp pháp; Các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé, 90% ngân hàng ở
đây có số vốn dưới 10 triệu USD; Ngồi biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt các
cơ quan quản lý tài chính của Nga chưa đưa ra được biện pháp có hiệu quả nào để
giải quyết vấn đề.
3.3) Một số vấn đề về tội phạm công nghệ:
a) Nga thiệt hại hơn 600 triệu USD do tội phạm mạng
Trong năm 2012, tội phạm mạng đã gây thiệt hại 615 triệu USD cho người dân
Nga. Đây là số liệu do công ty Group-IB, hoạt động trong lĩnh vực ngăn chặn và
điều tra tội phạm mạng và các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao, công bố ngày
10/9.
Theo Group-IB, trong năm ngoái, hệ thống ngân hàng điện tử của Nga đã chịu
tổn thất 446 triệu USD.
Ngoài ra, việc bọn tội phạm đánh cắp và sử dụng dữ liệu cá nhân của chủ tài
khoản gây thiệt hại 57 triệu USD, việc lấy cắp tiền qua mạng gây thiệt hại 23
triệu USD, trong khi dịch vụ "rửa" tiền từ các khoản thu nhập bất hợp pháp
"ngốn" mất 89 triệu USD.
Theo kết quả điều tra năm 2012 của Group-IB cũng như việc theo dõi hoạt động
của tội phạm mạng, trên lãnh thổ Nga có 12 nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó 8
nhóm chuyên lấy cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của các pháp nhân, và 4 nhóm
thực hiện hành động phạm tội tương tự đối với các thể nhân.
Tính trung bình mỗi ngày xảy ra 44 vụ lấy cắp tiền từ các hệ thống dịch vụ ngân

hàng điện tử tại Nga.
IV. Rủi ro tỷ giá hối đoái:
1) Khái niệm :
Rủi ro tỉ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá
trình kinh doanh ngoại tệ khi tỉ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho khách
hàng.
2) Nguyên nhân dẫn đến phát sinh rủi ro ngoại hối đối với một ngân hàng:
+ Rủi ro hối đoái trong kinh doanh ngoại tệ, gồm 2 hoạt động sau:
• Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân hàng, nhằm cân bằng
trạng thái ngoại hội để phịng ngừa rủi ro tỉ giá.
• Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỉ giá biến động.
+ Sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Hay
nói cách khác là việc các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng
ngoại tệ. Giả sử, khi một ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng bằng USD cho khách
hàng của mình . Khi đồng USD giảm giá so với VND, thì gốc và lãi của khoản vay
bằng USD thu về sẽ bị giảm khi quy thành VND.
Page 15


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

3) Ví dụ về rủi ro tỷ giá hối đối:
Chẳng hạn, hiện nay Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức
thấp nhất chỉ còn 1,25%/năm. Đây là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp Việt
Nam có thể vay vốn ngoại tệ với chi phí rẽ. Tuy nhiên, nếu vay USD trong thời gian
tương đối dài với số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý tác động của yếu tố rủi ro tỷ
giá.
Ví dụ cơng ty Giadimex đang thương lượng xin vay vốn tài trợ xuất khẩu của HSBC

số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biến hàng xuất khẩu. Hiện tại do lãi suất USD
trên thị trường giảm nên HSBC đồng ý cho Giadimex vay với lãi suất 3%/năm trong
thời hạn 6 tháng. Hiện tại tỷ giá USD/VND = 15.381. Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn,
tỷ giá USD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó, cơng ty đối mặt với rủi ro tỷ
giá nếu ký kết hợp đồng vay vốn này. Cơng ty ước tính, sáu tháng sau phải trả nợ cả
gốc và lãi là 3(1+ 0,03 x 6/12) = 3,045 triệu USD. Với tỷ giá hiện tại công ty phải
bỏ ra 3,045 x 15.381 = 46.835,145 triệu VND trả nợ và lãi. Nhưng nếu sáu tháng
sau tỷ giá USD/VND = 15.481 thì cứ mỗi USD phải trả cơng ty phải bỏ thêm
100VND, tổng chi phí trả nợ và lãi sẽ lên đến 3,045 x 15481 = 47.139,645 triệu
VND, tăng 47.139,645 – 46.835,145 = 304,5 triệu VND so với ước tính.
V. Rủi ro sở hữu chéo:
1) Khái quát về sở hữu chéo
1.1) Thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo là 3 rủi ro lớn xuất
phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng.
Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng đã được Tiến sĩ
Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nêu
ra. Đó là thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mang tính
hệ thống.
Sở hữu chéo xuất hiện khi một cơng ty A hay nhà đầu tư A đầu tư vào công ty B,
sau đó cơng ty B đầu tư lại vào công ty A hoặc cả công ty A lẫn B đầu tư vào cơng
ty C. Sau đó cơng ty C đầu tư ngược trở lại vào công ty A và cơng ty B. Có thể hiểu
đơn giản như vậy. Trên thực tế, có thể chu trình của sở hữu chéo còn phức tạp hơn
thế nữa.Theo quy định, một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một
ngân hàng, nhưng thông qua sở hữu chéo, họ vẫn thâu tóm hoặc gây ảnh hưởng đến
ngân hàngHọ có thể lách luật, thâu tóm ngân hàng bằng cách sử dụng hình thức ủy
quyền. Tức cá nhân A chỉ được sở hữu không quá 5% vốn điều lệ của một ngân
hàng, nhưng trên thực tế cá nhân này chỉ nắm 2%, còn lại ủy quyền vốn cho nhiều
cá nhân hoặc tổ chức khác khơng họ hàng gì với cá nhân A để cùng đầu tư vào một
ngân hàng. Vì thế, sở hữu chéo là vấn đề Việt Nam cịn rất ít kinh nghiệm và rất khó
kiểm sốt.

Điều này cần phải truy lại từ thời kỳ đầu những năm 1990, khi các ngân hàng
thương mại nhà nước đầu tư vào ngân hàng nhỏ để tái cấu trúc các ngân hàng
Page 16


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

này.Lúc đó, chỉ đơn thuần là ngân hàng lớn đầu tư vào ngân hàng nhỏ chứ chưa lằng
nhằng như sau này, khi các doanh nghiệp phi tài chính đầu tư vào ngân hàng, trở
thành những ông chủ ngân hàng hay chiếm vị trí chi phối trong ngân hàng. Sau đó
họ lại đầu tư vào các ngân hàng khác. Các ngân hàng khác lại có chu trình đầu tư rất
phức tạp, đan chéo nhau như sở hữu chéo đã nói ban đầu. Do đó, mức độ rủi ro cao
hơn trong khi khả năng giám sát của chúng ta lại không theo kịp tình hình thị
trường.
Có một đặc điểm chung khi nói đến rủi ro của thị trường tài chính ngân hàng. Đó là
rủi ro mang tính hệ thống, dù rủi ro ấy ban đầu chỉ xuất phát từ một vài tổ chức
riêng lẻ. Vì đó là quan hệ giữa dịng tiền với nền sản xuất thực, nên sự đổ vỡ của
một vài tổ chức sẽ không chỉ lan tỏa trong hệ thống ngân hàng (do mối quan hệ lằng
nhằng giữa các ngân hàng), mà còn ra cả hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài ngân
hàng.
Nợ xấu là hệ lụy của câu chuyện vừa nêu. Nếu giám sát khơng chặt chẽ, dịng tiền
có thể chuyển sang cho vay các dự án sân sau của chính những người chi phối hoặc
làm chủ ngân hàng. Việc nguồn lực phân bổ không được đánh giá, giám sát đầy đủ
sẽ dễ gây ra nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do
mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo.Các ngân hàng cũng có thể đầu tư chéo
vào nhau, nắm cổ phần của nhau, qua đó giúp nhau nâng vốn điều lệ một cách
nhanh chóng.
Điều này có thể đã xảy ra ở Việt Nam nếu quan sát 2 điểm. Thứ nhất là những vụ

việc gần đây và dòng tiền đầu tư của các ngân hàng thương mại. Thứ hai là trong
thời gian quá ngắn, họ lại có được số vốn rất lớn để tăng vốn điều lệ. Đây là vốn sở
hữu của ngân hàng. Điều đó cho thấy vốn ảo là có thực trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam.
Điều này nguy hiểm ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ
thống ngân hàng, vì có rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn sở hữu mà ngân hàng đang
nắm, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số khơng chính xác sẽ dẫn đến những sai
lệch, cả về quản trị ngân hàng lẫn giám sát hệ thống tài chính.Chắc chắn là có rủi ro,
vì sở hữu chéo giảm tính minh bạch, giảm khả năng giám sát và tăng khả năng đổ
vỡ của một định chế tài chính. Khi đó người gửi tiền sẽ chịu thiệt hại.
Kinh nghiệm của các nước vào những thời điểm khủng hoảng, cần cải tổ hệ thống
tài chính cho thấy, họ đều nâng mạnh số tiền bảo hiểm, thậm chí bảo hiểm 100% giá
trị khoản tiền gửi. Điều này là để có được sự ổn định trong quá trình tái cấu trúc hay
cải cách để làm lành mạnh hệ thống ngân hàng. Ở nhiều nước trong giai đoạn khủng
hoảng 2008-2009, bảo hiểm tiền gửi đã giúp tránh được tình trạng người dân quá lo
lắng, ồ ạt đến ngân hàng rút tiền.
Như vậy, trong điều kiện bình thường, cần phải có một tỉ lệ bảo hiểm tiền gửi nhất
định, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng, nếu một ngân hàng làm ăn kém thì ngân hàng
Page 17


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

đó phải chấp nhận phá sản. Còn trong khủng hoảng mà cần tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng, có thể buộc phải chấp nhận mức bảo hiểm tiền gửi rất cao, thậm chí là
100% giá trị khoản tiền gửi.
Nếu sở hữu chéo nằm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực, hoạt động phi tài
chính, trong một chừng mực nhất định nào đó, nếu năng lực tài chính và quản trị của

doanh nghiệp tốt thì sở hữu chéo có thể tạo ra những lợi thế nhất định trong kinh
doanh. Ví dụ như lợi thế quy mơ, lợi thế kiểm sốt chuỗi giá trị.
Thế nhưng, nếu sở hữu chéo gắn với khu vực tài chính - ngân hàng thì rủi ro sẽ rất
cao. Nói chung, các nhà kinh tế đều rất e ngại với chuyện không tạo ra một bức
tường lửa giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, bản chất sở hữu
chéo là các dòng vốn đầu tư lẫn nhau mà lại chịu sự chi phối của một người hay một
nhóm người nhất định.
1.2) Sở hữu chéo tại các Chaebol Hàn Quốc
Sở hữu chéo đơn giản là việc 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau, chẳng hạn như
công ty (Cty) A đầu tư vào Cty B, sau đó B lại đầu tư vào A. Ở Hàn Quốc, sở hữu
chéo được coi là đặc trưng nổi bật của các tập đồn kinh doanh quy mơ lớn
(Chaebol). Mối quan hệ sở hữu chéo không chỉ giữa các Cty thành viên trong nội bộ
Chaebol mà còn giữa các Chaebol với nhau. Luật Thương mại của Hàn Quốc quy
định rõ giới hạn cho phép đối với vấn đề này, theo đó, các Cty con khơng được phép
nắm giữ cổ phiếu của Cty mẹ và Cty mẹ cũng không được phép nắm giữ quá 40%
cổ phần của Cty con. Tuy việc nắm giữ cổ phần chéo không được phép nhưng một
Cty vẫn có thể đầu tư vốn vào một Cty khác và sau đó chuyển vốn cổ phần sang cho
bên thứ 3. Hình thức này là hình thức đầu tư nội bộ, được gọi là “mơ hình kim tự
tháp”.
Mơ hình này cho thấy, với số vốn đầu tư không quá lớn (chỉ cần đảm bảo mức
khống chế ở một số Cty chủ chốt và một lượng vốn nhỏ ở các Cty con) nhưng phạm
vi ảnh hưởng của Cty mẹ hay các gia đình sáng lập thực sự rất lớn. Cty mẹ chỉ cần
duy trì tỷ lệ cổ phần khống chế tại Cty A và Cty B nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn
tới các Cty con của A và B. Tuy nhiên, chính sự tập trung này cộng thêm với các
chính sách bảo hộ quá lớn của Chính phủ là những nguyên nhân căn bản gây nên rất
nhiều vấn đề bất cập ở Hàn Quốc:
Thứ nhất, những bất cập liên quan tới quản trị doanh nghiệp (DN): Tình trạng quản
lý không rõ ràng, kém hiệu quả trong quản lý do những mối quan hệ qua lại đan xen
trong mơ hình sở hữu chéo khá phổ biến. Các Cty niêm yết trực thuộc các chaebol
ln có quan niệm mang tính mặc định là những người lãnh đạo sẽ không bao giờ bị

thay thế. Vị trí của những người này sẽ vẫn được duy trì đến chừng nào những
người ủng hộ họ vẫn cịn nắm giữ các vị trí quản lý tại các Cty con, vì thế họ đương
nhiên sẽ trúng cử trong đại hội cổ đơng. Thêm nữa là tình trạng không phân định rõ
ràng chức năng quản trị của Hội đồng quản trị (HĐQT) với chức năng quản lý của
Page 18


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Ban điều hành và thiếu tính minh bạch trong quản lý DN. Cho đến năm 1997,
HĐQT của tất cả các Cty niêm yết chỉ bao gồm những “người trong cuộc” và họ có
quyền chỉ định kiểm tốn viên bên ngồi. Vì thế, tính độc lập của các kiểm tốn viên
bên ngồi luôn là một vấn đề gây nhiều nghi vấn.
Sau cuộc khủng hoảng 1997, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã buộc các Cty
muốn niêm yết phải có tối thiểu là 1/4 thành viên của HĐQT là các thành viên độc
lập từ bên ngoài. Đồng thời, phải thành lập một uỷ ban bao gồm cả kiểm toán viên
nội bộ, thành viên độc lập từ bên ngoài và các chủ nợ để lựa chọn (hoặc gợi ý lựa
chọn) kiểm toán viên bên ngồi nhằm tăng thêm tính minh bạch cho hoạt động kiểm
toán.
Thứ hai, sự thiếu lành mạnh trong cơ cấu vốn của các chaebol: Chính tình trạng sở
hữu chéo cộng với sự quản lý trực tiếp từ gia đình sáng lập gần như không tạo ra
một cơ chế điều hành hiệu quả. Các Cty hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ phải trợ
cấp cho các Cty hoạt động không hiệu quả trong nội bộ chaebol thông qua hoạt
động đầu tư và bảo lãnh chéo. Vấn đề “giải quyết nội bộ” như vậy khiến cho các
Cty mạnh bị yếu đi và trên bình diện chung gây nên tình trạng thiếu lành mạnh về
cơ cấu vốn, thậm chí tạo nên dịng “vốn ảo”.
Khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã cho thấy một trong những nguyên nhân
dẫn đến nợ xấu là việc các Cty gia đình này nắm quyền kiểm sốt ở các NHTM và

sử dụng những NHTM này tài trợ cho các dự án của mình và các Cty có liên quan.
Vì thế, sau khủng hoảng, Hàn Quốc đã cấm ngay các tập đồn khơng được đầu tư
vào các lĩnh vực khác.
VI. Rủi ro nguồn vốn:
1) Khái niệm:
Rủi ro về nguồn vốn thường xẩy ra dưới hai hình thức: rủi ro thiếu vốn và rủi ro
thừa vốn. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm thừa và thiếu vốn trong
kinh doanh ngân hàng.
Thừa vốn là tình trạng vốn tồn đọng ở quỹ nghiệp vụ, bao gồm cả quỹ thanh toán
tiền gửi ở ngân hàng Nhà Nước, quỹ tiền mặt, quỹ dự trữ của ngân hàng.
Thiếu vốn là tình trạng xuất hiện trong các bộ phận thanh toán của ngân hàng.
2) Phân loại
2.1) Rủi ro do thừa vốn
Ngân hàng Thương mại thơng qua hình thức “đi vay để cho vay” nhằm kiếm lợi
nhuận, cịn nguồn vốn tự có ”chỉ là cái đệm chống đỡ sự sụt giá của các tài sản Có”.
Khi nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng có nghĩa là ngân hàng khơng cho
vay ra được hoặc khơng sử dụng hết, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho
Page 19


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

người gửi tiền, chi các chi phí nghiệp vụ, các chi phí quản lý. Nếu khơng khắc phục
tình trạng này thì đến một chừng mực nào đó, mức độ thua lỗ lớn sẽ dẫn đến việc
đóng cửa ngân hàng.
2.2) Rủi ro do thiếu vốn
Thừa vốn đã gây khó khăn cho ngân hàng thì việc thiếu vốn cịn tệ hại hơn nhiều.
Rủi ro thiếu vốn không thể lường hết mức độ của nó gây ra vì vốn của ngân hàng

phần lớn là vốn huy động (vốn đi vay) của xã hội để cho vay ra. Nếu thiếu vốn trong
thanh toán ngân hàng khơng thể thanh tốn cho khách hàng khi họ có nhu cầu rút
tiền. Nếu với các ngành kinh tế khác thì việc thanh tốn chỉ là một phần vốn của
đơn vị và có thể sẽ khơng khó khăn trong việc khất nợ với khách hàng (tất nhiên
việc làm này không thể kéo dài và thường xuyên), nhưng với hoạt động của ngân
hàng, khi một khách hàng bị khất nợ sẽ kéo theo hàng loạt khách hàng sẽ đến ngân
hàng để rút tiền. Điều xảy ra khi đó sẽ là hoạt động của ngân hàng bị xáo trộn, mà
khả năng cao nhất có thể xảy ra đó là tuyên bố mất khả năng thanh toán và phá sản.
Như vậy, loại rủi ro này rất nguy hiểm, khó lường hết được hậu quả, thậm chí nó
cịn nguy hiểm hơn cả loại rủi ro bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ gây ra bởi lẽ
với các loại rủi ro đó ngân hàng vẫn còn khả năng phục hồi với các loại rủi ro thiếu
vốn thì khả năng xấu nhất của một doanh nghiệp có thể xảy ra.
VII. Rủi ro đạo đức :
1) Khái quát :
Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm, gắn chặt với tiền, và luôn đối
mặt với nhiều rủi ro. Trong các vấn đề rủi ro, dường như rủi ro đạo đức đang là
nguy cơ ngày càng lớn đối với ngân hàng
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một
loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là
một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, theo nhà kinh tế học Paul Krugman, rủi ro đạo
đức được hiểu là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức
độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất
bại” (Paul, 2009).
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thơng tin hiểu được tình thế thơng tin phi
đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo
hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế
thông tin. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính
hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng
thương mại (NHTM). Hậu quả của rủi ro đạo đức do hai chủ thể này gây nên lại do

người gửi tiền vào ngân hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu.

Page 20


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Khi nhắc tới rủi ro đạo đức trong nghành ngân hàng, tín dụng là bộ phận hay được
nhắc tới nhất. Đây là những cán bộ trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định hồ
sơ, ra phán quyết tín dụng. Điều này có thể chứng minh khi những thơng tin khởi tố
các cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng các ngân hàng liên tục trên các mặt báo vì
những hành vi sai phạm của mình. Các hành vi phổ biến như thiếu trách nhiệm
trong thẩm định, cấu kết với khách hàng, ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được,
liên kết với nhau để vay mượn lịng vịng, thậm chí là vay ké của khách hàng…
2) Ví dụ về rủi ro đạo đức:
Sau một loạt vụ scandal liên quan đến các ngân hàng gần đây, có 1 điều mà cơng
chúng nhận thấy rõ ràng: đạo đức của ngành ngân hàng đang bị đổ vỡ.
Barclays, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, đang dính vào vụ scandal
thâu tóm lãi suất Libor. Trong khi đó, HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, cũng vừa
bị buộc tội có dính líu đến hoạt động rửa tiền ở Mexico. Cách đây không lâu, JP
Morgan đã khiến giới tài chính sửng sốt khi cơng bố lỗ hơn 5 tỷ USD do chiến lược
giao dịch sai lầm.
Ngoài những thiệt hại liên quan đến danh tiếng của ngân hàng cũng như những thiệt
hại tài chính mà các cổ đơng phải gánh chịu, có 1 điều mà công chúng nhận thấy rõ
ràng: đạo đức của ngành ngân hàng đang bị đổ vỡ. Giờ đây, “Làm thế nào để sửa
chữa lỗ hổng này?” chính là câu hỏi cần được trả lời.
Điều gì khiến các nhân viên của Barclays cho rằng khơng có gì là sai trái khi làm
giả lãi suất Libor? Tại sao các nhân viên của ngân hàng HSBC tại Mexico khơng

kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo chắc chắn rằng họ khơng hề dính dáng đến
hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp?
Một trong những vấn đề chủ chốt ở đây chính là qui mô quá lớn của các ngân hàng.
Rõ ràng là, khi một ngân hàng có hàng trăm nghìn nhân viên, người ta không thể
đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các nhân viên này luôn luôn hành động đúng mực.
Những thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra chóng vánh, đặc biệt là khi các bộ
phận khơng thể hồn tồn hịa nhập vào tập đồn mẹ, cũng là “thủ phạm.” Hầu hết
những vấn đề mà HSBC đang gặp phải hiện nay đều bắt nguồn từ những vụ M&A
được quản lý một cách yếu kém.
Thêm vào đó, hội đồng quản trị của các ngân hàng lớn cũng phải được tăng cường
sức mạnh. Họ cần phải sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, biết rõ về hoạt động
kinh doanh của khơng chỉ ngân hàng đó mà cịn của tồn ngành. Trong trường hợp
thiếu hụt thông tin, họ cần tham khảo ý kiến từ những chuyên gia tin cậy để nắm bắt
thơng tin chính xác và kịp thời.

Page 21


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Thiếu hụt những yếu tố trên, các ngân hàng lớn đã phải trả giá. Cấu trúc tiền lương
“mở đường” cho tính thiếu trung thực. Trong những năm ngành ngân hàng bùng nổ,
thù lao của các nhân viên ngân hàng tăng vọt do doanh thu tăng trưởng mạnh và
cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn và những kẻ "sinh sau đẻ muộn" đầy
tham vọng. Tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Barclays sau khi mua lại một phần
Lehman Brothers là một trường hợp điển hình.
Động thái hối thúc các ngân hàng cắt giảm thưởng cho nhân viên của các nhà làm
luật là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, các qui định này cần được mở rộng áp

dụng với cả những nhân viên ở cấp thấp hơn – bộ phận có nguy cơ phạm tội cao
nhất.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng, các ngân hàng đang tự
rút ra bài học từ chính những lỗi lầm trong quá khứ. Lấy HSBC là một ví dụ, ngân
hàng này đã thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh trên toàn cầu với các tiêu
chuẩn áp dụng chặt chẽ hơn.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng các ngân hàng nên quay về với mơ hình ban đầu, khi
lương thưởng của nhân viên phải gắn với những rủi ro mà họ gặp phải chứ không
phải chỉ dựa vào các hợp đồng mà họ kí được như hiện nay. Ngược lại, khơng ít
người cho rằng mơ hình này sẽ là một bước lùi và khiến tăng trưởng kinh tế bị xói
mịn. Tuy nhiên, sự bền vững trong tương lai mới là điều quan trọng nhất.
VIII. Một số rủi ro khác:
1) Rủi ro thuần túy:
Đó là loại rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt, động đất, hoả hoạn, hoặc các rủi ro
do bị trộm cắp, lừa đảo, tệ nạn tham nhũng dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản cho
ngân hàng. Tuy nhiên bằng các biện pháp bảo hiểm và bảo vệ sẽ phần nào hạn chế
được những thiệt hại khi rủi ro này xảy ra.
2) Rủi ro hệ thống:
Là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm soát dự
án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự khơng phù hợp của hệ
thống….
Ví dụ: Trường hợp của 1 chủ thẻ do rút tiền tại ATM của 3 ngân hàng khách với
ngân hàng phát hành, số tiền thực tế rút là 2 triệu VND nhưng do lỗi hệ thống tài
khoản đã bị trừ mất 9 triệu VND, hay như trường hợp của 1 chủ thẻ khác rút 2 triệu
nhưng tiền khơng ra trong khi đó tài khoản vẫn bị trừ mất 2 triệu.
3) Rủi ro pháp lý:

Page 22



Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong
việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế. Ở một số nước, rủi ro pháp lý
bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý.

Chương 2) : Những ứng phó của NHTW các nước trên thế giới đối
với những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các NHTM
các nước này.
I. Giới thiệu chung về NHTW
1) Khái niệm chung về NHTW
Để tìm hiểu về những ứng phó của NHTW đối với bất ổn thường gặp hiện nay trong
hệ thống NHTM của các nước trên thế giới thì trước hết ta cần hiểu NHTW là gì?
NHTW là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước , được độc quyền phát hành giấy bạc
ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng
và ngân hang, với mục tiêu cơ bản là ổn định và an toàn trong hoạt động hệ thống
ngân hang. NHTW thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật
lệ , các biện pháp hành chính, mà cịn thong qua các nghiệp vụ mang tính chất hoạt
động kinh doanh sinh lời. NHTW có các khoản thu nhập từ tài sản của mình như :
chứng khốn chính phủ, cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối….
Hai mặt quản lý và kinh doanh gắn chặt chẽ với nhau, hoạt động kinh doanh chỉ là
phương tiện để quản lý, tự nó khơng phải là mục đích của NHTW, sau khi trừ các
chi phí hoạt động đều phải nộp vào NSNN.
2) Các chức năng của NHTW trong nền kinh tế hiện đại
2.1) Chức năng độc quyền phát hành tiền
Đi liền với sự ra đời của NHTW thì tồn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào
NHTW theo chế độ nhà nước độc hành phát hành tiền của cả nước.
Giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp , làm

chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh tốn. Để cho giá trị đồng
tiền được ổn định, nó đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những ngun tắc
nghiêm ngặt. Các ngun tắc đó là :
• Phát hành tiền dựa vào dựa trữ vàng đảm bảo
• Phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa
2.2) Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW thực hiện một số nghiệp vụ sau đây :
• Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM :
+ tiền gửi dự trữ bắt buộc
+ tiền gửi thanh tốn
• Cho vay đối với các NHTM :
+ bổ sung vốn khả dụng cho NHTM
+ Cứu nguy cho các NHTM ( cho người vay vốn cuối cùng)
• Tổ chức thanh toán bù trừ giữa các NHTM
2.3) Chức năng NHTW là ngân hàng của nhà nước
Page 23


Trường Đại học Ngoại thương








Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

Nói chung NHTW đa số là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, được thành lập và

hoạt động theo pháp luật. Ở đây, NHTW thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau :
Nhận tiền gửi của kho bạc
Bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ
Cho chính phủ vay khi cần thiết
2.4) Chức năng QLNN về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng
Đó là các chức năng sau :
Quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng
+ xây dựng thực thi CSTT
+ phê duyệt , cấp phép và quy định quy chế hoạt động của các NHTM
+ đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng
+thanh tra kiểm tra hoạt động của hệ thống ngân hàng
Tư vấn và làm đại lý , đại diện cho chính phủ
+ cố vấn cho chính phủ về CSTT
+ đại diện cho chính phủ trong các mối quan hệ đối ngoại về tiền
Có thể thấy NHTW là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ, NHTW có nhiệm
vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu
cầu cho nền kinh tế. NHTW giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô
thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính
sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất
của các NHTM…làm cho CSTT ln được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
Tại tất cả các nước, NHTW được sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều
chỉnh nền kinh tế của nhà nước vì NHTW nắm trong tay các mối quan hệ kinh tế
quan trọng nhất. Dưới đây là một trong những chính sách, biện pháp của NHTW
đưa ra để quản lý những rủi ro trong hoạt động tài chính – tiền tệ của các NHTM…
II.Ứng phó của NHTW đối với những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ
thống các NHTM của các nước trên thế giới
Hoạt động của các NHTM luôn phải đối mặt nhiều rủi ro trong suốt quá trình hoạt
động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực. Kinh nghiệm cho thấy khó có thể né tránh rủi
ro mà quan trọng hơn là việc chấp nhân nó và có biện pháp phịng ngừa chúng để
đạt được hiệu quả tốt trong quá trình hoạt động dựa trên cơ sở quản lý rủi ro. Để

quản lý rủi ro, người ta phân rủi ro thành các loại cơ bản : rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro nguồn vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá hối đoái, rủi ro thuần túy,
rủi ro sở hữu chéo, rủi ro trong hoạt động kinh doanh.... Trong đó rủi ro tín dụng và
rủi ro thanh khoản là hai rủi ro dễ gặp nhất và thường là lớn, vì đây là hoạt động cơ
bản của NHTM và hoạt động này ngày càng tăng trưởng nhanh theo thời gian. Mặt
khác, năng lực quản tri rủi ro còn nhiều bất cập trong khi môi trường kinh doanh và
pháp luật chưa ổn định…. Do vậy, rủi ro về tín dụng ln là mối đe dọa đến sự an
toàn và phát triển bền vững của các NHTM của các quốc gia trên thế giới.
Dưới giác độ quản lý nhà nước thì mục tiêu hoạt động an tồn, lành mạnh của các
NHTM là cực kì quan trọng được coi là ưu tiên hang đầu, trước hết là vì sự an tồn
của hệ thống tài chính, sau đó là góp phần vào sự tang trưởng và ổn định kinh tế vĩ
Page 24


Trường Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tài chính- tiền tệ

mơ. Vì vậy NHTW cần quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của các NHTM nhằm ngăn
chặn và giảm thiếu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Một số hoạt động trong quản lý nhà
nước của NHTW là:
1) Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NHTW
Thống đốc NHTW có chỉ thị u cầu các tổ chức tín dụng triển khai ngay những
biện pháp nhằm tăng cường phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Trong đó, NHTW yêu cầu các tổ chức tín dụng phân tích, đánh giá các rủi ro có thể
xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phịng ngừa,
ngăn chặn rủi ro đồng thời rà sốt, lựa chọn cán bộ có năng lực, trình độ , phẩm chất
đạo đức để thực hiện các hoạt đông nghiệp vụ. Và NHTW các quốc gia đã có các
biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng như sau :

1.1) Quản lý,giám sát, thanh tra chặt chẽ các NHTM
Nhằm đảm bảo các NHTM khi được cấp phép có khả năng hoạt động an toàn.
NHTW quy định các điều kiện tiêu chuẩn như : năng lực quản trị, hệ thống kiểm
tra, kiểm tốn nội bộ, hệ thống cơng nghệ thông tin, một số chức danh lãnh đạo, tổ
chức bộ máy, vốn pháp định…..
Ví dụ như : Ở Việt Nam một NHTM muốn thành lập thì phải có vốn pháp định tối
thiểu là 3000 tỉ đồng
Các quy định này nhằm loại những ngân hang không đáp ứng được tiêu chuẩn an
tồn và bảo vệ khách hang. Do đó, đây là khâu đầu tiên trong hoạt động quản lý,
tiếp đó là các công tác thanh tra, giám sát….

Page 25


×