Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án tiên sĩ đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.82 KB, 29 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA-NGỮ PHÁP
CỦA VỊ TỪ QUÁ TRÌNH TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI 2013
2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI
VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Hồng Cổn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi …… giờ… ngày tháng … năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học Viện Khoa học xã hội
4
MỞ ĐẦU
0.1. TỔNG QUAN


0.1.1. Vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc làm hạt
nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới được
nói đến trong câu. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu ngữ
nghĩa-ngữ pháp của câu. Tuy nhiên, khái niệm này lại được các tác giả
khác nhau hiểu một cách khác nhau và do vậy các vị từ cũng được chia
thành các tiểu loại khác nhau. Chẳng hạn, W.L. Chafe phân chia vị từ tiếng
Anh thành sáu loại sau: 1/ Vị từ trạng thái, 2/ Vị từ quá trình, 3/ Vị từ hành
động, 4/ Vị từ quá trình hành động, 5/ Vị từ trạng thái hoàn cảnh và 6/ Vị từ
hành động hoàn cảnh. Hay S.C. Dik đã phân chia vị từ thành bốn nhóm cơ
bản là: 1/ Vị từ hành động, 2/ Vị từ quá trình, 3/ Vị từ trạng thái và 4/ Vị từ
quan hệ.
0.1.2. Vị từ tiếng Việt cũng đã được nghiên cứu từ rất sớm. Có thể kể
ra một loạt các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Grammaire de la
langue annamite của Trương Vĩnh Ký (1883), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam
của Lê Văn Lý (xuất bản lần đầu năm 1968), Động từ trong tiếng Việt của
Nguyễn Kim Thản (1977), Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng của
Cao Xuân Hạo (xuất bản lần đầu năm 1991), Vị từ hành động tiếng Việt và
các tham tố của nó, so với tiếng Nga và tiếng Anh của Nguyễn Thị Quy
(1995), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm-ngữ pháp-ngữ nghĩa của Cao
Xuân Hạo (2001), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động) của
Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng Quyển 1 (2000) và Quyển 2
(2005) của Cao Xuân Hạo (chủ biên), v.v. Quan điểm của các tác giả trên
về cơ bản chia thành những khuynh hướng chính sau:
1/ Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù từ loại (bao gồm động từ
và tính từ): Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Lê Văn Lý và Nguyễn Kim
Thản.
1
2/ Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù chức năng: Tiêu biểu cho
khuynh hướng này là Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, v.v. Kế thừa các
quan điểm của S.C. Dik, các tác giả này đã phân chia các vị từ trong tiếng

Việt thành bốn nhóm chủ yếu là: 1/ Vị từ hành động, 2/ Vị từ quá trình, 3/
Vị từ trạng thái và 4/ Vị từ quan hệ. Luận án của chúng tôi cũng hiểu vị từ
theo khuynh hướng thứ hai này.
0.1.3. Trong số bốn nhóm vị từ tiếng Việt trên, nhóm vị từ quá trình
mới chỉ được nhắc đến một cách khiêm tốn trong một số công trình nghiên
cứu ngữ pháp nói chung, trong một số công trình nghiên cứu vị từ nói riêng
hay trong một số công trình nghiên cứu các nhóm vị từ khác như: Tiếng
Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển I) của Cao Xuân Hạo (1991);
Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động) của Nguyễn Thị Quy
(2002); Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 2: Ngữ đoạn và từ loại do
Cao Xuân Hạo chủ biên (2005); v.v. Ngay cả công trình nghiên cứu sâu
nhất về vị từ quá trình là công trình Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức
năng (quyển I) của Cao Xuân Hạo cũng mới chỉ đưa ra những nhận xét và
quan sát sơ bộ về vị từ quá trình như khái niệm, tiêu chí phân loại và các
tiểu loại vị từ quá trình, v.v. Trong công trình này, các vấn đề như cách
nhận diện, danh sách, các tiêu chí phân loại, các tiểu loại vị từ quá trình
tiếng Việt cũng như đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của từng tiểu loại vị từ
quá trình tiếng Việt hoàn toàn chưa được đề cập đến.
0.2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như vậy, mặc dù vị từ tiếng Việt đã được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu nhưng nhóm vị từ quá trình của tiếng Việt vẫn chưa
được nghiên cứu một cách thấu đáo, và cho đến nay nhiều vấn đề của nhóm
vị từ này vẫn còn bỏ ngỏ. Để giải quyết các vấn đề này, qua đó làm sáng tỏ
đặc điểm của nhóm vị từ quá trình tiếng Việt, cần thiết phải nghiên cứu
nhóm vị từ này một cách hệ thống và toàn diện. Đó là lí do tại sao chúng tôi
lại chọn đề tài “Đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng
Việt”.
2
0.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu chính của luận án là: 1/ Góp phần làm sáng tỏ

đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng Việt nói riêng và
đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ tiếng Việt nói chung; 2/ Góp phần
làm rõ vai trò của các vị từ quá trình tiếng Việt nói riêng và vai trò của các
vị từ tiếng Việt nói chung với tư cách là hạt nhân tổ chức cấu trúc ngữ
nghĩa và cấu trúc cú pháp của câu và 3/ Góp phần vào việc phân tích, giải
thích ngữ nghĩa của các vị từ quá trình trong quá trình biên soạn từ điển,
sách dạy tiếng Việt cho người Việt Nam và người nước ngoài.
0.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Những nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận án là: 1/ Tổng quan tình
hình nghiên cứu vị từ quá trình ở nước ngoài và ở Việt Nam nhằm xác định
rõ hướng nghiên cứu của đề tài; 2/ Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài trên
cơ sở giới thuyết rõ khái niệm vị từ quá trình và các vấn đề liên quan (tiêu
chí nhận diện, cơ sở phân loại, các nhóm vị từ quá trình); 3/ Phân tích, mô
tả đặc điểm ngữ nghĩa của các nhóm vị từ quá trình và vai trò của các vị từ
quá trình trong việc tổ chức cấu trúc vị từ-tham tố của câu; 4/ Phân tích, mô
tả đặc điểm ngữ pháp của các nhóm vị từ quá trình và vai trò của vị từ quá
trình trong việc tổ chức cấu trúc cú pháp của câu và 5/ Trên cơ sở đó, rút ra
những nhận xét chung về đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình
tiếng Việt và vai trò của chúng trong việc tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa-ngữ
pháp của câu.
0.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là các vị từ
quá trình tiếng Việt (như: bênh, bềnh, bong, bốc, chìm, co, cóng, cuốn,
dãn, dâng, đổ, đông, giật bắn, giật mình, hửng, lan, lăn, lặn, mòn, mờ,
mủn, ngã, nổi, rơi, run, rụng, sập, sụp, teo, trôi, trượt, tuôn, tuột, vữa, xộc,
xông, xuống, v.v) với tư cách là trung tâm tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa-ngữ
pháp của kiểu câu quá trình trong tiếng Việt.
3
Phạm vi nghiên cứu của luận án này là các câu có vị từ quá trình
được sử dụng với tư cách là vị ngữ hoặc trung tâm của vị ngữ, chủ yếu

được lựa chọn từ các tác phẩm văn học nổi tiếng hoặc từ Từ điển tiếng
Việt. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng cứ liệu trong ngôn ngữ hàng ngày của
người nói tiếng Việt.
0.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận án này là phương pháp
miêu tả. Cụ thể luận án đã sử dụng các thủ pháp khác nhau của phương
pháp miêu tả như: phân tích ngữ nghĩa, phân tích phân bố (phân tích ngữ
cảnh, phân tích ngữ trị, thay thế, cải biến, v.v.), phân tích vị từ-tham tố,
phân tích thành tố cú pháp và thành phần câu, v.v. để phân tích và mô tả
đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của các vị từ quá trình tiếng Việt. Bên cạnh
đó, luận án có sử dụng một số các thủ pháp nghiên cứu khác như thống kê,
phân loại, hệ thống hoá, tổng hợp, v.v.
0.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
0.7.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án là sự tiếp thu và ứng dụng những
xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới trên thế giới vào tiếng Việt trong lĩnh
vực ngữ pháp nói chung và trong lĩnh vực ngữ nghĩa-ngữ pháp của câu nói
riêng. Đó là xu hướng nghiên cứu ngữ nghĩa chức năng với cách tiếp cận từ
ngữ nghĩa, chức năng đến hình thức, cấu trúc, tức là đi từ nghĩa học đến cú
pháp. Với đối tượng chính là nhóm vị từ quá trình tiếng Việt, luận án là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các đặc
điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của nhóm vị từ này. Qua đó, luận án góp phần
làm sáng tỏ bức tranh về ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ tiếng Việt nói riêng
và câu tiếng Việt nói chung.
0.7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp
phần giúp người sử dụng tiếng Việt hiểu biết rõ hơn đặc điểm của nhóm vị
từ quá trình tiếng Việt để vận dụng vào các hoạt động thực tiễn như: dạy và
học tiếng Việt, giải thích từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt, biên soạn
từ điển tiếng Việt.
4
0.8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án có bốn chương
chính sau: 1. Cơ sở lí thuyết, 2. Nhận diện và phân loại vị từ quá trình tiếng
Việt, 3. Đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình vô tác tiếng Việt,
và 4. Đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình hữu tác tiếng Việt.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Nội dung chính của chương 1 là tổng hợp một số quan điểm của các
nhà Ngôn ngữ học trong và ngoài nước về vị từ, vị từ tiếng Việt, vị từ quá
trình và vị từ quá trình tiếng Việt.
1.1. VỊ TỪ TRONG CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA-NGỮ PHÁP CỦA
CÂU
1.1.1. Quan điểm của các nhà Ngôn ngữ học trên thế giới
1.1.1.1. L. Tesnière, người đặt nền móng cho nghĩa học cú pháp, cho
rằng cấu trúc của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố (actants) làm bổ ngữ
cho nó, và chủ ngữ đứng ở hàng dưới, phụ thuộc vào vị từ cũng giống như
bổ ngữ. Đối với L. Tesnière, vị từ không chỉ là yếu tố trung tâm trong cấu
trúc ngữ nghĩa mà cả trong cấu trúc cú pháp (CTCP).
1.1.1.2. C.J. Fillmore, khi xem xét mối quan hệ mà ông gọi là quan
hệ cách giữa vị từ và các tham tố (arguments) của nó, cho rằng vị từ là yếu
tố trung tâm và các tham tố của nó là những ngữ đoạn biểu thị những cách
ngữ nghĩa hay vai nghĩa nào đó.
1.1.1.3. S.C. Dik cũng đề cao vai trò của vị từ cả trong cấu trúc ngữ
nghĩa và CTCP của câu. Theo ông, chính vị từ quyết định số lượng cũng
như đặc điểm của các tham tố trong cấu trúc ngữ nghĩa, và cũng chính vị từ
quyết định việc lựa chọn cũng như gán các vai cú pháp cho các vai nghĩa
trong CTCP của câu.
1.1.1.4. Quan niệm câu là sự phản ánh thế giới kinh nghiệm, bao
gồm các kiểu quá trình (Process type), M.A.K Halliday cho rằng mỗi quá
trình được biểu thị bằng một biểu thức ngôn ngữ gồm một vị từ trung tâm
và các tham tố của nó, mà tác giả gọi là cấu trúc vị từ tham thể. Trong cấu
5

trúc này, chính vị từ quyết định số lượng cũng như đặc điểm của các tham
tố đi kèm với nó.
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
1.1.2.1. Theo Cao Xuân Hạo, vị từ là những từ có thể tự mình làm vị
ngữ hay là trung tâm của vị ngữ. Về mặt ngữ nghĩa, vị từ quyết định bản
chất của các sự tình. Về mặt CTCP, câu tiếng Việt chỉ gồm hai thành phần
là Đề và Thuyết.
1.1.2.2. Khi nghiên cứu về câu đơn, Diệp Quang Ban cũng cho rằng
vị từ mà ông gọi là vị tố (predicator) là yếu tố chính của câu về cả phương
diện ngữ nghĩa lẫn phương diện cú pháp.
1.1.2.3. Nếu như Cao Xuân Hạo chủ yếu quan tâm đến cấu trúc ngữ
nghĩa của câu thì Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp lại đặc biệt
quan tâm đến CTCP của câu. Các tác giả này cũng quan niệm vị từ là yếu
tố trung tâm quyết định các thành phần cú pháp trong câu. Theo các ông,
câu có ba thành phần chính là vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ và bốn thành phần
phụ là khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ và trạng ngữ.
1.2. VỊ TỪ VÀ CÁC QUAN NIỆM VỀ VỊ TỪ TRONG TIẾNG
VIỆT
Như trên đã nói, cho đến nay những quan điểm về vị từ tiếng Việt có
thể chia thành hai khuynh hướng chính sau:
1.2.1. Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù từ loại: Đại diện
tiêu biểu cho khuynh hướng này là Lê Văn Lý và Nguyễn Kim Thản. Trọng
tâm trong các công trình của các tác giả này là coi động từ và tính từ là hai
nhóm từ loại khác biệt nhau và họ cố gắng tìm ra các tiêu chí để phân biệt
hai nhóm từ này.
1.2.2. Khuynh hướng coi vị từ là một phạm trù chức năng: Đại
diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị
Quy. Theo các tác giả này, vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị
ngữ hoặc làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình
của thế giới được nói đến trong câu.

6
1.3. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÀ CÁC QUAN NIỆM VỀ VỊ TỪ QUÁ
TRÌNH TIẾNG VIỆT
1.3.1. Khái niệm vị từ quá trình (VTQT)
Một trong số những người đầu tiên đưa ra khái niệm VTQT là W.L.
Chafe. Theo ông, VTQT là trung tâm của câu quá trình, một loại câu phi
trạng thái, có thể trả lời cho câu hỏi What happened to N?. Tiếp sau ông,
khái niệm VTQT được S.C. Dik trình bày rõ ràng hơn khi nghiên cứu về
các kiểu sự tình do vị từ biểu thị. Trong các công trình của S.C. Dik, khái
niệm VTQT không được định nghĩa một cách rõ ràng. Tuy nhiên, qua
những gì ông trình bày có thể hiểu ông quan niệm VTQT là những vị từ có
hai đặc điểm chính là [+ Động] và [- Chủ ý]. Đó là những vị từ biểu thị
những sự kiện không chủ ý hay những sự tình động không chủ ý.
1.3.2. Các quan niệm về vị từ quá trình tiếng Việt
Các quan niệm tiêu biểu về VTQT tiếng Việt được thể hiện qua các
công trình nghiên cứu của Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Quy. Các tác giả
này cũng nhất trí với S.C. Dik khi cho rằng VTQT là những vị từ có hai đặc
điểm chính là [+ Động] và [- Chủ ý].
1.3.3. Quan điểm của tác giả luận án
Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của S.C. Dik, Cao Xuân Hạo,
Nguyễn Thị Quy, v.v. về khái niệm VTQT nói chung và VTQT tiếng Việt
nói riêng. VTQT tiếng Việt là những vị từ có hai đặc trưng tiêu biểu là [+
Động] và [- Chủ ý]. Đó là hạt nhân của kết cấu vị ngữ biểu thị một biến cố
không chủ ý nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể sự tình. Chủ thể
của sự tình do VTQT biểu thị có thể là con người, con vật (có tính [+ Động
vật]) hay sự vật, hiện tượng, v.v. (có tính [- Động vật]). VTQT tiếng Việt
có thể có một, một số hay không có tham tố nào. Những tham tố bắt buộc
của VTQT là diễn tố và những tham tố không bắt buộc là chu tố. Cấu trúc
tham tố (CTTT) hạt nhân chỉ gồm VTQT hay VTQT và các diễn tố. CTTT
mở rộng là CTTT hạt nhân có thêm chu tố. Những thành phần cú pháp bắt

buộc của VTQT là thành phần chính và những thành phần cú pháp không
7
bắt buộc là thành phần phụ. CTCP hạt nhân chỉ có VTQT hay VTQT và
các thành phần chính. CTCP mở rộng là CTCP hạt nhân có thêm thành
phần phụ.
1.4. TIỂU KẾT
Tóm lại, vị từ nói chung vị từ tiếng Việt nói riêng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa và CTCP của câu. Chính vị từ quyết
định số lượng cũng như đặc điểm của các yếu tố xung quanh vị từ trong cấu
trúc ngữ nghĩa cũng như trong CTCP của câu.
VTQT nói chung và VTQT tiếng Việt nói riêng có hai đặc trưng là
[+ Động] và [- Chủ ý]. Đó là hạt nhân của kết cấu vị ngữ biểu thị một biến
cố không chủ ý nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể sự tình. Đây
cũng chính là quan điểm của tác giả luận án này.
CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI
VỊ TỪ QUÁ TRÌNH TIẾNG VIỆT
Nội dung chính của chương 2 là cách nhận diện và cách phân loại vị
từ quá trình tiếng Việt.
2.1. NHẬN DIỆN VỊ TỪ QUÁ TRÌNH TIẾNG VIỆT
2.1.1. Vấn đề nhận diện vị từ quá trình
Các VTQT phân biệt với các loại vị từ khác không phải bằng các đặc
trưng hình thái mà bằng các đặc trưng ngữ nghĩa. Vì vậy, để nhận diện
VTQT cần phải có những thủ pháp để xác định đặc trưng ngữ nghĩa của
chúng. S.C. Dik là người đầu tiên đã đưa ra những thủ pháp để phân biệt
các đặc trưng ngữ nghĩa của vị từ. Các thủ pháp của ông có thể quy về: 1/
Khả năng tham gia các kết cấu cú pháp nhất định (phát ngôn cầu khiến, hứa
hẹn) và 2/ Khả năng kết hợp với các bổ ngữ hay trạng ngữ nhất định
(phương thức, lợi thể, công cụ) của vị từ. Các thủ pháp này của ông đã
được một số nhà Việt ngữ học mà tiêu biểu là Nguyễn Thị Quy áp dụng
vào nghiên cứu vị từ tiếng Việt. Ngoài hai thủ pháp trên của S.C. Dik,

Nguyễn Thị Quy đề xuất thêm thủ pháp thứ ba là 3/ Khả năng tình thái hoá
(kết hợp với các vị từ, phó từ tình thái) của vị từ. Dựa vào những đề xuất và
8
gợi ý quan trọng này chúng tôi tiến hành xác lập các tiêu chí cụ thể để nhận
diện VTQT tiếng Việt.
2.1.2. Các tiêu chí nhận diện vị từ quá trình tiếng Việt
Hai tiêu chí cơ bản để nhận diện VTQT tiếng Việt là [+ Động] và [-
Chủ ý]. Các VTQT tiếng Việt được nhận diện theo từng tiêu chí này nhờ
khả năng kết hợp và khả năng tham gia các cấu trúc cú pháp.
2.1.3. Quy trình nhận diện vị từ quá trình tiếng Việt
VTQT tiếng Việt được nhận diện thông qua hai bước sau:
- Bước 1: xác định vị từ [+ Động]. Vị từ [+ Động] là những vị từ có
thể kết hợp với: 1/ Vị từ tình thái biểu thị tốc độ, cách thức, sự khởi đầu
hay sự kết thúc của sự chuyển biến; 2/ Trạng tố biểu thị tốc độ, cách thức,
sự khởi đầu hay sự kết thúc của sự chuyển biến; 3/ Trạng tố chỉ thể kết quả
và thể bắt đầu; 4/ Trạng tố biểu thị âm thanh; 5/ Trạng tố chỉ hướng và 6/
Bổ tố chỉ Đích, Nguồn hay Mốc trên tuyến đường; không thể kết hợp với
Trạng tố chỉ mức độ và không thể tham gia Kết cấu so sánh.
- Bước 2: xác định vị từ [+ Động] [- Chủ ý]. Vị từ [+ Động] [- Chủ
ý] là những vị từ [+ Động] có thể kết hợp với Vị từ tình thái hàm thụ;
không thể kết hợp với: 1/ Vị từ tình thái hàm chủ và 2/ Bổ tố chỉ Người
hưởng lợi, Mục đích và Công cụ; có thể tham gia: 1/ Kết cấu gây khiến-kết
quả và 2/ Kết cấu bị động với “bị” và không thể tham gia: 1/ Kết cấu cầu
khiến, thề hứa, cam kết, v.v. và 2/ Kết cấu bị động với “được”.
2.2. PHÂN LOẠI VỊ TỪ QUÁ TRÌNH TIẾNG VIỆT
2.2.1. Tiêu chí phân loại vị từ quá trình tiếng Việt
Các tiêu chí cơ bản để phân loại VTQT tiếng Việt là tính tác động,
tính biến đổi của Quá thể hay Đối thể, diễn trị và đặc trưng của chủ thể.
2.2.2. Các tiểu loại vị từ quá trình tiếng Việt
VTQT tiếng Việt gồm hai nhóm lớn là VTQT vô tác và VTQT hữu

tác. VTQT vô tác gồm năm nhóm nhỏ là: chuyển vị (bay
cv
, bắn, bong,
chìm
cv
, lan, lăn, lặn, lên
cv
, long, ngã, rơi, rời, rớt,

rụng, xộc, xuống
cv
, xuyên,
v.v.), chuyển thái (ải, bạc, bai, bạnh, co, cóng, dãn, doãng, mòn, mờ, mủn,
9
nẻ, run, rực, sôi, sờn, sủi, sứt, tái, tàn
ct
, tạnh
ct
, tắt
ct
, úa, ủng, vữa, v.v.), nảy
sinh (bốc
ns
, bùng, cháy
ns
, cồn, ló, loè, loé, mọc, nhú, nổi
ns
, phun, phụt, ra,
reo, sinh, sực, tháo, thổi, toả, toát, toé, tràn, trồi, túa, tuôn, tứa, ứa, vã,
vang, vọng, xộc, xông, xuống

ns
, v.v.), diệt vong (bay biến, bặt tăm, biến,
cháy
dv
, tan, tàn, tạnh
dv
, tắt
dv
, v.v.) và tạo tác (bật, bói, đâm, đơm, nảy, nở,
ra, tạo, tiết, toả, trổ, v.v.). VTQT hữu tác gồm ba nhóm nhỏ là: chuyển vị
(cuốn, đẩy, đuổi, xô, xua, v.v.), chuyển thái (ám ảnh, ăn, nghiến, nhuộm,
sém, xoáy, xói, xuyên, v.v.) và huỷ diệt (át, ăn, bít, giết, huỷ, trốc, xoá, v.v.).
Mỗi nhóm vị từ trên có thể gồm các tiểu nhóm vô trị, đơn trị, song trị, v.v.
2.3. TIỂU KẾT
Tóm lại, căn cứ vào khả năng kết hợp và khả năng tham gia các cấu
trúc cú pháp của các vị từ tiếng Việt các VTQT tiếng Việt có thể được nhận
diện theo từng tiêu chí [+ Động] và [- Chủ ý]. Quy trình thích hợp nhất cho
việc nhận diện các VTQT tiếng Việt là xác định vị từ [+ Động] rồi xác định
vị từ [- Chủ ý] trong số các vị từ [+ Động] này. Từ các VTQT tiếng Việt
nhận được, căn cứ vào các tiêu chí: tính tác động, tính biến đổi của Quá thể
hay Đối thể, diễn trị và đặc trưng của chủ thể, các VTQT tiếng Việt được
phân ra thành các nhóm khác nhau.
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA-NGỮ PHÁP
CỦA VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC
Nội dung chính của chương 3 là phân tích và mô tả đặc điểm ngữ
nghĩa-ngữ pháp của các nhóm vị từ quá trình vô tác.
3.1. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC CHUYỂN VỊ
3.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT vô tác chuyển vị là những vị từ biểu thị một quá trình di
chuyển, một quá trình chuyển động hay một sự thay đổi vị trí hay tư thế

không chủ ý của con người, con vật hay sự vật nào đó.
Quá trình chuyển vị do VTQT vô tác chuyển vị biểu thị có thể là quá
trình chuyển vị hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, có thể có hướng hay
không có hướng, có thể là sự mở rộng phạm vi của biến cố.
10
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT vô tác chuyển vị thường có các tham tố: 1/ Quá thể, 2/ Đích,
3/ Nguồn, 4/ Mốc, 5/ Vị trí, 6/ Liên đới thể, 7/ Thời gian và 8/ Phương
thức. Trong đó, các tham tố 1, 2, 4 và 6 thường là diễn tố, các tham tố 7 và
8 thường là chu tố và các tham tố 3 và 5 có thể là diễn tố hay chu tố tuỳ
ngữ cảnh.
VTQT vô tác chuyển vị có thể có một, hai hay ba diễn tố và các chu
tố. Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác chuyển vị đơn trị thường đứng sau
Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác chuyển vị đơn trị có thể đứng
trước Quá thể. Các VTQT vô tác chuyển vị khác thường đứng sau Quá thể
và đứng trước các diễn tố khác. Hai diễn tố đứng sau VTQT vô tác chuyển
vị tam trị có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.
3.1.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT vô tác chuyển vị có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác chuyển
vị đơn trị), có Chủ ngữ và Bổ ngữ hay có Chủ ngữ chủ đề và Chủ ngữ phụ
thuộc (VTQT vô tác chuyển vị song trị) hay có Chủ ngữ chủ đề, Chủ ngữ
phụ thuộc và Bổ ngữ (VTQT vô tác chuyển vị tam trị) trong CTCP hạt
nhân và có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ,
Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác
chuyển vị đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT vô
tác chuyển vị đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. VTQT vô tác chuyển vị
song trị đứng sau Chủ ngữ (chủ đề) và đứng trước Bổ ngữ hay Chủ ngữ phụ
thuộc. VTQT vô tác chuyển vị tam trị đứng sau Chủ ngữ chủ đề và đứng
trước Chủ ngữ phụ thuộc và Bổ ngữ. Chủ ngữ phụ thuộc và Bổ ngữ có thể
chuyển đổi vị trí cho nhau.

Ví dụ:
1) CTTT: Chị Ngà
QT
không té xe cũng chẳng va đầu
LĐT
vào gốc cây,
tảng đá
Đích
. [NNA, ĐQHC]
2) CTCP: Chị Ngà
CN chủ đề
không té xe cũng chẳng va đầu
CN phụ thuộc
vào
gốc cây, tảng đá
BNĐ
. [NNA, ĐQHC]
11
3.2. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC CHUYỂN THÁI
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT vô tác chuyển thái là những vị từ biểu thị quá trình thay đổi
trạng thái bên ngoài hay bên trong của con người, con vật hay sự vật, hiện
tượng, v.v. một cách không chủ ý.
Quá trình chuyển thái do VTQT vô tác chuyển thái biểu thị có thể là
quá trình thay đổi trạng thái vật chất, trạng thái tinh thần, trạng thái sinh lí
nằm ngoài khả năng kiểm soát của Quá thể hay biểu thị một biến cố xảy ra
một cách đột ngột, bất ngờ nằm ngoài khả năng kiểm soát của Quá thể.
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT vô tác chuyển thái thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể, 2/
Vị trí, 3/ Liên đới thể, 4/ Thời gian, 5/ Phương thức, 6/ Kết quả và 7/

Nguyên nhân. Trong đó, các tham tố 1, 2, 3, 6 và 7 thường là diễn tố và các
tham tố 4 và 5 thường là chu tố.
VTQT vô tác chuyển thái có thể có một hay hai diễn tố và các chu tố.
Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác chuyển thái đơn trị thường đứng sau
Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác chuyển thái đơn trị có thể đứng
trước Quá thể. VTQT vô tác chuyển thái song trị thường đứng sau Quá thể
và đứng trước các diễn tố khác.
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT vô tác chuyển thái có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác
chuyển thái đơn trị), có Chủ ngữ chủ đề và Chủ ngữ phụ thuộc hay có Chủ
ngữ và Bổ ngữ (VTQT vô tác chuyển thái song trị) trong CTCP hạt nhân và
có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định
ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác
chuyển thái đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT vô
tác chuyển thái có thể đứng trước Chủ ngữ. VTQT vô tác chuyển thái song
trị đứng sau Chủ ngữ (chủ đề) và đứng trước Chủ ngữ phụ thuộc hay Bổ
ngữ.
12
Ví dụ:
1) CTTT: Mà, lúc đó
Thời gian
, tôi
QT
đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về
phía cha? [NNT, CĐBT]
2) CTCP: Sợi dây thừng đã ải
CN
bỗng nhiên
ĐN
đứt phựt. [DTH,

CDNHX]
3.3. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC NẢY SINH
3.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT vô tác nảy sinh là những vị từ biểu thị sự bắt đầu tồn tại, sự
xuất hiện, sự ra đời một cách không chủ ý của một con người, một con vật,
một sự vật, một hiện tượng, một âm thanh, v.v. nào đó.
Các VTQT vô tác nảy sinh thường không tiền giả định sự tồn tại của
chủ thể trước đó. Các VTQT vô tác nảy sinh cũng thường kết hợp với một
số từ, cụm từ biểu thị thể bắt đầu và thể kết quả như “lên” và “ra”. Ngoài
ra, một số VTQT vô tác nảy sinh (lên, mọc, nhú, trồi, v.v.) biểu thị sự sinh
sôi, nảy nở, phát triển một cách tự nhiên của một số Quá thể có tính [+ Hữu
sinh] như cây cối hay các thực thể là thực vật.
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT vô tác nảy sinh thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể, 2/ Vị
trí, 3/ Liên đới thể, 4/ Thời gian và 5/ Phương thức. Trong đó, các tham tố 1
và 3 thường là diễn tố và các tham tố 2, 4 và 5 thường là chu tố.
VTQT vô tác nảy sinh có thể không có diễn tố, có một hay hai diễn
tố và các chu tố. Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác nảy sinh đơn trị
thường đứng sau Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác nảy sinh đơn trị
có thể đứng trước Quá thể. VTQT vô tác nảy sinh song trị thường đứng sau
Quá thể và đứng trước các diễn tố khác.
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT vô tác nảy sinh có thể không có Chủ ngữ và Bổ ngữ (VTQT
vô tác nảy sinh vô trị), có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác nảy sinh đơn
trị), hay có Chủ ngữ chủ đề và Chủ ngữ phụ thuộc (VTQT vô tác nảy sinh
song trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm một hay một số các thành
13
phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong
CTCP mở rộng. VTQT vô tác nảy sinh đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ.
Tuy nhiên, một số VTQT vô tác nảy sinh đơn trị có thể đứng trước Chủ

ngữ. VTQT vô tác nảy sinh song trị đứng sau Chủ ngữ chủ đề và đứng
trước Chủ ngữ phụ thuộc.
Ví dụ:
1) CTTT: Ðêm đó
Thời gian
, tôi đang ngủ trong lều với các anh trai thì
mưa
QT
bất thần
Phương thức
ập đến. [NNA, ĐQHC]
2) CTCP: 1) Ngay lập tức
ĐN
, một ý nghĩ
CN
vụt
TN
loé lên trong đầu

TN
. [NNA, BBLT]
3.4. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC DIỆT VONG
3.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT vô tác diệt vong là những VTQT vô tác biểu thị sự kết thúc
hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại, sự chết đi hay sự ngừng
bặt của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một
âm thanh, v.v. nào đó.
Quá trình diệt vong do VTQT vô tác diệt vong biểu thị có thể là quá
trình diệt vong hoàn toàn hay không hoàn toàn.
3.4.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố

VTQT vô tác diệt vong thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể, 2/ Vị
trí, 3/ Liên đới thể, 4/ Thời gian, 5/ Phương thức và 6/ Nguyên nhân. Trong
đó, các tham tố 1 và 3 thường là diễn tố và các tham tố 2, 4, 5 và 6 thường
là chu tố.
VTQT vô tác diệt vong có thể có một hay hai diễn tố và các chu tố.
Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác diệt vong đơn trị thường đứng sau
Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác diệt vong đơn trị có thể đứng
trước Quá thể. VTQT vô tác diệt vong song trị thường đứng sau Quá thể và
đứng trước các diễn tố khác.
14
3.4.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT vô tác diệt vong có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác diệt
vong đơn trị), hay có Chủ ngữ và Bổ ngữ (VTQT vô tác diệt vong song trị)
trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ
như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở
rộng. VTQT vô tác diệt vong đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên,
một số VTQT vô tác diệt vong đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. VTQT
vô tác diệt vong song trị đứng sau Chủ ngữ và đứng trước Bổ ngữ.
Ví dụ:
1) CTTT: Vậy mà bây giờ
Thời gian
, bỗng dưng
Phương thức
anh
QT
biến đi
đâu. [NTTH, BNTĐ]
2) CTCP: Lúc này
TN
, ánh đèn pin

CN
đã tắt. [NNA, ĐQHC]
3.5. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC TẠO TÁC
3.5.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT vô tác tạo tác là những VTQT biểu thị quá trình trong đó một
vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng sản sinh ra một vật vô tri, một
biến cố hay một hiện tượng khác. Vật vô tri, biến cố hay hiện tượng sản
sinh ra vật vô tri, biến cố hay hiện tượng là diễn tố thứ nhất và giữ vai trò là
Quá thể. Vật vô tri, biến cố hay hiện tượng được sản sinh ra là diễn tố thứ
hai và giữ vai trò là Tạo thể.
Quá trình tạo tác do VTQT vô tác tạo tác biểu thị có thể gắn hoặc
không gắn với quá trình phát triển tự nhiên của thực vật hay có thể gắn với
hoạt động sinh lí.
3.5.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT vô tác tạo tác thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể, 2/ Tạo
thể, 3/ Vị trí, 4/ Thời gian và 5/ Phương thức. Trong đó, các tham tố 1 và 2
là diễn tố và các tham tố 3, 4 và 5 là chu tố.
Nếu như các nhóm VTQT vô tác khác có thể có các diễn trị khác
nhau (vô trị, đơn trị, song trị, v.v.), các VTQT vô tác tạo tác chỉ có một
15
diễn trị là song trị. Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác tạo tác đứng sau
Quá thể và đứng trước Tạo thể.
3.5.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT vô tác tạo tác có Chủ ngữ và Bổ ngữ trong CTCP hạt nhân và
có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định
ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác tạo
tác đứng sau Chủ ngữ và đứng trước Bổ ngữ.
Ví dụ:
1) CTTT: Ngoài vườn
Vị trí

chị trồng mấy cây doi nhỏ và một bụi tóc
tiên
QT
rung rinh nở hoa
TTh
. [NTTH, MTVRR]
2) CTCP: Thế cây này
CN
không ra hoa
BNTTh
hả
TTN
cha? [NTCG,
BTN]
3.6. TIỂU KẾT
VTQT vô tác là những VTQT biểu thị quá trình chuyển biến một
cách không chủ ý của con người, con vật, sự vật, hiện tượng, v.v. Căn cứ
vào đặc điểm của quá trình chuyển biến, các VTQT có thể được phân thành
năm nhóm: VTQT vô tác chuyển vị, VTQT vô tác chuyển thái, VTQT vô
tác nảy sinh, VTQT vô tác diệt vong và VTQT vô tác tạo tác. Các nhóm
VTQT này có số lượng không như nhau hoặc tương đương như nhau.
Trong số ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, VTQT vô tác chuyển vị chiếm
29,34%, VTQT vô tác chuyển thái chiếm 50,51%, VTQT vô tác nảy sinh
chiếm 12,41%, VTQT vô tác diệt vong chiếm 5,84% và VTQT vô tác tạo
tác chiếm 1,9%.
VTQT vô tác thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể (99,56%), 2/
Đích (16,35%), 3/ Nguồn (9,78%), 4/ Mốc (1,31%), 5/ Vị trí (112,41%), 6/
Liên đới thể (16,06%), 7/ Thời gian (100%), 8/ Phương thức (100%), 9/
Kết quả (1,46%), 10/ Nguyên nhân (0,58%) và 11/ Tạo thể (1,9%). Trong
số các tham tố trên, các tham tố 1, 2, 4, 6, 9, 10 và 11 thường là diễn tố, các

tham tố 7 và 8 thường là chu tố và các tham tố 3 và 5 có thể là diễn tố hay
chu tố tuỳ trường hợp. VTQT vô tác chuyển vị thường có các tham tố từ 1
16
đến 8. VTQT vô tác chuyển thái thường có các tham tố 1, 5, 6, 7, 8, 9 và
10. VTQT vô tác nảy sinh thường có các tham tố 1, 5, 6, 7 và 8. VTQT vô
tác diệt vong thường có các tham tố 1, 5, 6, 7 và 8. VTQT vô tác tạo tác
thường có các tham tố 1, 5, 7, 8 và 11.
Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác đơn trị thường đứng sau Quá
thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác đơn trị có thể đứng trước Quá thể. Các
VTQT vô tác khác thường đứng sau Quá thể và đứng trước các diễn tố
khác. Đối với các VTQT vô tác tam trị trở lên, các diễn tố đứng sau Quá
thể có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Trong CTCP hạt nhân, VTQT vô tác
đơn trị cũng thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác
đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. Các VTQT vô tác khác thường đứng
sau Chủ ngữ (chủ đề) và đứng trước các Bổ ngữ và Chủ ngữ phụ thuộc. Đối
với các VTQT vô tác tam trị trở lên, các Bổ ngữ hay Bổ ngữ và Chủ ngữ
phụ thuộc đứng sau Chủ ngữ có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Diễn tố Quá
thể cũng thường giữ vai trò là Chủ ngữ (chủ đề) trong câu.
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA-NGỮ PHÁP
CỦA VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC
Nội dung chính của chương 4 là phân tích và mô tả đặc điểm ngữ
nghĩa-ngữ pháp của các nhóm vị từ quá trình hữu tác.
4.1. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC CHUYỂN VỊ
4.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT hữu tác chuyển vị là những VTQT biểu thị quá trình một vật
vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó tác động vào đối tượng làm
thay đổi vị trí hay tư thế của đối tượng. Quá trình di chuyển của đối tượng
bị tác động trong quá trình hữu tác có thể có hướng hoặc không có hướng.
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT hữu tác chuyển vị thường có các tham tố sau: 1/ Lực, 2/ Đối

thể, 3/ Đích, 4/ Kết quả, 5/ Vị trí, 6/ Thời gian và 7/ Phương thức. Trong
đó, các tham tố 1, 2, 3 và 4 thường là diễn tố còn các tham tố còn lại
thường là chu tố.
17
VTQT hữu tác chuyển vị có thể có hai, ba hay bốn diễn tố và các chu
tố. Trong CTTT hạt nhân, VTQT hữu tác chuyển vị thường đứng sau Lực
và đứng trước các diễn tố khác. Đối với các VTQT hữu tác chuyển vị tam
trị trở lên, các diễn tố đứng sau VTQT hữu tác chuyển vị có thể chuyển đổi
vị trí cho nhau. Thêm vào đó, Đối thể có thể dễ dàng trở thành Bị thể trong
cấu trúc bị động với “bị” của chính VTQT hữu tác chuyển vị đó.
4.1.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT hữu tác chuyển vị luôn có Chủ ngữ và Bổ ngữ. Các vị từ này
có thể có một Bổ ngữ (VTQT hữu tác chuyển vị song trị), hai Bổ ngữ
(VTQT hữu tác chuyển vị tam trị), hay ba Bổ ngữ (VTQT hữu tác chuyển
vị tứ trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm một hay một số các thành
phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong
CTCP mở rộng. Trong CTCP hạt nhân, VTQT hữu tác chuyển vị luôn đứng
sau Chủ ngữ và đứng trước các Bổ ngữ. Các Bổ ngữ của VTQT hữu tác
chuyển vị có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ:
1) CTTT: Cơn gió này không lành lạnh, không mát mát như gió của
một ngày hè, không phải là cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác
Lực
đuổi

ĐT
trên hè phố
Vị trí
. [NTTH, MTVRR]
2) CTCP: Cơn gió này không lành lạnh, không mát mát như gió của

một ngày hè, không phải là cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác
CN
đuổi

BNĐT
trên hè phố
TN
. [NTTH, MTVRR]
4.2. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC CHUYỂN THÁI
4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT hữu tác chuyển thái là những VTQT biểu thị quá trình một vật
vô tri, một biến cố hay một hiện tượng tác động vào đối tượng (con người,
con vật, sự vật, hiện tượng, v.v.) làm thay đổi vẻ bên ngoài hay trạng thái
bên trong của đối tượng. Các VTQT hữu tác chuyển thái có thể biểu thị
những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái vật chất hay tinh thần.
18
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố
VTQT hữu tác chuyển thái thường có các tham tố sau: 1/ Lực, 2/ Đối
thể, 3/ Kết quả, 4/ Vị trí, 5/ Thời gian và 6/ Phương thức. Trong đó, các
tham tố 1, 2 và 3 thường là diễn tố còn các tham tố còn lại thường là chu tố.
VTQT hữu tác chuyển thái có thể có hai hay ba diễn tố và các chu tố.
Trong CTTT hạt nhân, VTQT hữu tác chuyển thái luôn đứng sau Lực và
đứng trước các diễn tố khác. Trong CTTT hạt nhân của VTQT hữu tác
chuyển thái tam trị, các diễn tố đứng sau VTQT có thể chuyển đổi vị trí cho
nhau.
4.2.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT hữu tác chuyển thái luôn có Chủ ngữ và Bổ ngữ. Các vị từ
này có thể có một Bổ ngữ (VTQT hữu tác chuyển thái song trị), hay hai Bổ
ngữ (VTQT hữu tác chuyển thái tam trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có
thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình

thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. Trong CTCP hạt nhân, VTQT
hữu tác chuyển thái luôn đứng sau Chủ ngữ và đứng trước các Bổ ngữ. Các
Bổ ngữ của VTQT hữu tác chuyển thái tam trị có thể chuyển đổi vị trí cho
nhau.
Ví dụ:
1) CTTT: Ở đó
Vị trí
, đang có bão tơi bời, gió
Lực
quất điên cuồng vào
trái tim nhỏ chi chít vết đau
ĐT
. [NNT, CĐBT]
2) CTCP: Ở đó
TN
, đang có bão tơi bời, gió
CN
quất điên cuồng vào
trái tim nhỏ chi chít vết đau
BNĐT
. [NNT, CĐBT]
4.3. VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC HUỶ DIỆT
4.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
VTQT hữu tác huỷ diệt là những VTQT biểu thị quá trình một vật vô
tri, một biến cố hay một hiện tượng tác động vào đối tượng (con người, con
vật, sự vật, hiện tượng, v.v.) làm đối tượng bị huỷ diệt, không còn tồn tại
nữa. Quá trình huỷ diệt do VTQT hữu tác huỷ diệt biểu thị có thể là quá
trình huỷ diệt hoàn toàn hay không hoàn toàn.
19
4.3.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố

VTQT hữu tác huỷ diệt thường có các tham tố sau: 1/ Lực, 2/ Đối
thể, 3/ Kết quả, 4/ Vị trí, 5/ Thời gian và 6/ Phương thức. Trong đó, các
tham tố 1, 2 và 3 thường là diễn tố còn các tham tố còn lại thường là chu tố.
VTQT hữu tác huỷ diệt có thể có hai hay ba diễn tố và các chu tố.
Trong CTTT hạt nhân, VTQT hữu tác huỷ diệt luôn đứng sau Lực và đứng
trước các diễn tố khác. Trong CTTT hạt nhân của VTQT hữu tác huỷ diệt
tam trị, các diễn tố đứng sau VTQT có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.
4.3.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
VTQT hữu tác huỷ diệt luôn có Chủ ngữ và Bổ ngữ. Các vị từ này có
thể có một Bổ ngữ (VTQT hữu tác huỷ diệt song trị), hay hai Bổ ngữ
(VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm
một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ
và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. Trong CTCP hạt nhân, VTQT hữu tác
huỷ diệt luôn đứng sau Chủ ngữ và đứng trước các Bổ ngữ. Các Bổ ngữ
của VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ:
1) CTTT: Ngày mai
Thời gian
thuyền ra khơi, cát
Lực
sẽ xoá mọi dấu vết
ĐT
.
[NTTH, CĐ]
2) CTCP: Ngày mai
TN
thuyền ra khơi, cát
CN
sẽ xoá mọi dấu vết
BNĐT

.
[NTTH, CĐ]
4.4. TIỂU KẾT
VTQT hữu tác là những vị từ biểu thị quá trình một vật vô tri, một
biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra một tác động làm đối tượng bị
tác động thay đổi về một phương diện nào đó. Căn cứ vào đặc điểm của
quá trình tác động, VTQT hữu tác có thể được phân thành ba nhóm: VTQT
hữu tác chuyển vị, VTQT hữu tác chuyển thái và VTQT hữu tác huỷ diệt.
VTQT hữu tác thường có các tham tố sau: 1/ Lực (100%), 2/ Đối thể
(100%), 3/ Đích (23,94%), 4/ Kết quả (47,89%), 5/ Vị trí (100%), 6/ Thời
gian (100%) và 7/ Phương thức (100%). Trong số các tham tố trên, các
20
tham tố 1, 2, 3 và 4 thường là diễn tố còn các tham tố còn lại thường là chu
tố. VTQT hữu tác chuyển vị thường có các tham tố từ 1 đến 7. VTQT hữu
tác chuyển thái và VTQT hữu tác huỷ diệt thường có các tham tố 1, 2, 4, 5,
6 và 7. Khác với VTQT vô tác, VTQT hữu tác phải có ít nhất hai diễn tố (1
và 2).
Trong CTTT hạt nhân, VTQT hữu tác thường đứng sau Lực và đứng
trước các diễn tố khác. Đối với các VTQT hữu tác tam trị trở lên, các diễn
tố đứng sau VTQT hữu tác có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Thêm vào đó,
Đối thể có thể dễ dàng trở thành Bị thể trong cấu trúc bị động với “bị” của
chính VTQT hữu tác đó. Trong CTCP hạt nhân, VTQT hữu tác đứng sau
Chủ ngữ và đứng trước các Bổ ngữ. Các Bổ ngữ của VTQT hữu tác tam trị
trở lên cũng có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Diễn tố Lực cũng thường giữ
vai trò là Chủ ngữ trong câu.
KẾT LUẬN
Qua các phần trình bày trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc làm hạt
nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới được
nói đến trong câu. Hay nói một cách khác, vị từ là từ chuyên biểu hiện nội

dung của sự tình. Nó mang gánh nặng ngữ nghĩa-ngữ pháp của toàn câu.
Chính đặc điểm ngữ nghĩa của nó quyết định các phần còn lại của câu.
Trong cấu trúc của câu chính vị từ chứ không phải yếu tố nào khác là trung
tâm của câu. Chính vị từ là yếu tố quyết định số lượng cũng như tính chất
của các yếu tố xung quanh nó.
2. Đến nay có nhiều cách phân chia vị từ khác nhau. Mỗi cách phân
loại cho kết quả các tiểu loại vị từ khác nhau. Căn cứ vào nghĩa của vị từ
kết hợp với yếu tố “hoàn cảnh”, W.L. Chafe phân biệt sáu loại vị từ tiếng
Anh sau: trạng thái, quá trình, hành động, quá trình hành động, trạng thái
hoàn cảnh và hành động hoàn cảnh. Dựa trên hai thông số cơ bản là Động
(dynamism) và Chủ ý (control), S.C. Dik phân biệt bốn sự tình dựa trên sự
phân biệt bốn loại vị từ cơ bản là: trạng thái ([- Động] [- Chủ ý], quá trình
21

×