Tải bản đầy đủ (.pdf) (427 trang)

Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát triển vùng Hồ Tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 427 trang )



Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khkt nông nghiệp miền nam






Báo cáo tổng hợp các đề tài nhánh



Thuộc đề tài KH&CN cấp nhà nớc

Nghiên cứu các giải pháp Khcn và thị trờng
để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ
chế biến và xuất khẩu

M số kc 06.04

Chủ nhiệm đề tài: ts . nguyễn tăng tôn











6495-1
04/9/2007

Tp. Hồ chí minh - 2005



Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khkt nông lâm nghiệp tây nguyên








Báo cáo tổng hợp đề tài nhánh



điều tra hiện trạng sử dụng giống, cây trụ
và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
canh tác cây hồ tiêu vùng tây nguyên


Chủ nhiệm đề tài nhánh: ts . tôn nữ tuấn nam














đắk lắk - 2005

- 1 -
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi
nhuận cho người trồng trọt. Tiêu được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta như ở
miền đồi núi đất đỏ Miền Trung (tỉnh Quảng Trị), vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây
Nguyên, trong đó Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đ
ai, khí hậu để mở rộng
diện tích trồng tiêu.
Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng đáng kể. Hiện
nay, đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng xuất khẩu
thị trường nguồn hồ tiêu. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng tương đối lớn, nhưng ngành
sả
n xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát và trồng, chăm bón theo kinh nghiệm.
Do vậy người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng giống tiêu cũng như trong việc

áp dụng các kỹ thuật canh tác và vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây tiêu.
Để hỗ trợ cho ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới, đề tài "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để
phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu phục vụ chế biến và xuất khẩu" Mã số KC.06.11.NN
do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chủ trì được thực hiện từ năm 2001-
2005.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên là một trong năm cơ quan
phối hợp thực hiện đề tài, chịu trách nhiệm chọn tạo một số
giống tiêu có triển vọng và
nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm sản xuất hồ tiêu vùng Tây
Nguyên theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Điều tra, nghiên cứu chọn lọc giống tiêu cho năng suất cao, chất lượng tốt, ổn
định trong điều kiện Tây Nguyên, có khả năng đề kháng một số bệnh h
ại chính trên cây
tiêu, nhất là bệnh vàng lá chết nhanh và chết chậm.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp canh tác và phòng trừ sâu bệnh hợp lý nhằm
canh tác tiêu đạt hiệu quả và duy trì tính ổn định cho vườn tiêu vùng Tây Nguyên.
- 2 -
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Chọn lọc giống
Do đặc tính nhân giống vô tính là chủ yếu, giống tiêu tương đối nghèo nàn. Mỗi
vùng trồng tiêu chính thường chỉ có vài ba giống phổ biến. Theo Phan Hữu Trinh (1988)
cây tiêu được đưa vào canh tác tương đối quy mô ở vùng Hà Tiên nuớc ta vào đầu thế kỷ
thứ 19, sau đó được trồng ở nhiều vùng Đông Nam Bộ và ở Bắc Trung Bộ mà chủ yếu ở
tỉnh Quảng Trị là các vùng có
độ cao so với mặt biển dưới 100 mét. Các giống trồng tiêu
được trồng trong thời gian này chủ yếu là các giống có nguồn gốc từ Campuchia và một
số giống địa phương không rõ nguồn gốc.
Năm 1947, giống Lada Belangtoeng có nguồn gốc Indonesia được nhập vào nước

ta từ Madagascar, được xem là giống có nhiều triển vọng và có khả năng chống bệnh rễ
(Phan Hữu Trinh, 1988).
Năm 1950, Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc Miền Nam Vi
ệt Nam đã
khảo nghiệm việc trồng tiêu trên cao nguyên Bảo Lộc có độ cao trên 500m so với mặt
biển (Nguyễn Cao Ban, 1956). Sau sáu năm khảo nghiệm tác giả này đã khẳng định tiêu
hoàn toàn có thể sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất khá cao dưới điều kiện khí hậu
cao nguyên nước ta. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của sáu giống tiêu:
Srechea, Kampot (lấy từ Cao Miên), tiêu Quảng Trị, tiêu Sơn (Pleiku), tiêu Di Linh và
giống Lada Belangtoeng, tác giả đã kế
t luận giống Lada Belangtoeng tỏ ra hợp khí hậu
vùng Bảo Lộc, sinh trưởng khỏe, ít bệnh tật, chùm tiêu dài, thơm cay. Các giống khác tỏ ra ít
thích hợp hơn.
Năm 1960 giống Lada Belangtoeng được đưa về trồng ở Quảng Bình, Vĩnh Linh
và giống cũng tỏ ra thích nghi với khí hậu vùng này, có nhiều ưu điểm về sinh trưởng,
năng suất và chống đỡ bệnh tật hơn giống Quảng Trị (Lê Minh Xuân, 1981; Lê Minh
Xuân & Nguyễ
n Văn Phấn, 1983).
Theo Trần Văn Hòa (2001) các giống tiêu có triển vọng phát triển ở nước ta gồm
giống sẻ địa phương vùng Đông Nam Bộ, các giống nhập từ Campuchia qua đường Hà
Tiên là Sréchéa, Kamchay, Kampot, Kep, giống Lada Belangtoeng từ Indonesia và
Panniyur-1 từ Ấn Độ.
- 3 -
Khi nói đến triển vọng cây tiêu xuất khẩu ở Miền Nam Việt Nam W. Tappan có
khuyến cáo nên du nhập bốn giống có ưu thế sau (1972, Nguyễn Phi Long trích dẫn,
1987): Balancotta, gốc Ấn Độ cho năng suất cao, Kalluvalli, gốc Ấn Độ cho trái to,
Kuching, gốc Malaysia cho năng suất cao, Lada Belangtoeng, nguồc gốc từ Indonesia sinh
trưởng khỏe, kháng bệnh rễ tốt. Chỉ trừ giống Belangtoeng được nhập vào trồng khảo nghiệm ở
nhiều vùng trong nước, các giống khác đ
ã chưa được quan tâm nhập nội khảo sát một cách

chính thức. Nói tóm lại thì nghề trồng tiêu ở nước ta đang gặp phải những hạn chế nhất định về
giống.
Một số các nghiên cứu về lai tạo giống tiêu đã được tiến hành từ những năm 1936,
1949, 1953, 1955, 1961 bởi các tác giả Muller, Menon, Marinet, Gentry, Lim ở Ấn Độ,
một chương trình chọn giống nghiêm ngặt được thực hiện từ
năm 1953 với mục đích chọn
tạo được các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao và kháng được sâu bệnh. Nước này
đã phóng thích ra giống tiêu lai Panniyur- 1 nổi tiếng. Hiện nay các giống tiêu ở Ấn Độ
rất phong phú gồm cả giống chọn lọc và giống lai tạo, 42 giống tiêu với nguồn gốc và các
đặc tính về hình thái, năng suất, chất lượng đã được ghi nhận (B. Sasikumar, 1999).
Các vùng trồng tiêu chính như Indonesia và Malaysia (Sarawak) cũng đ
ã rất chú
trọng tới công việc chọn tạo giống và đã đạt được những kết quả tốt. Giống Kuching được
trồng phổ biến ở Sarawak, có năng suất khá cao, tuy vậy giống này rất nhạy cảm với các
bệnh chính, đặc biệt là bệnh thối gốc do Phytophthora và bệnh đen quả. Năm 1988 và
năm 1991, trung tâm Sarawak đã phóng thích thêm được hai giống là Semongk perak và
Semongk emas. Hai giống này cho quả sớm sau khi trồng và kháng đượ
c bệnh đen quả.
Ngoài ra Semongok emas còn có ưu điểm ra hoa tập trung, chín đồng đều hơn, chỉ cần thu
hoạch 2-3 lần, so với Kuching phải thu 4-6 lần. Semongk perak tuy có phẩm chất thơm
ngon, năng suất cao trong những năm đầu kinh doanh nhưng kém bền vững sau vụ thứ ba
vì dễ nhiễm bệnh héo chết nhanh (Paulus and Wong, 2000)




- 4 -
2.2 Kỹ thuật canh tác
Tiêu là cây leo bám nên trụ tiêu đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây tiêu.
Nhà vườn thường ưa sử dụng trụ gỗ chết vì cho rằng tiêu leo bám dễ dàng, không bị cạnh

tranh nước, dinh dưỡng, ánh sáng như khi trồng trụ sống và không bị nóng làm dây tàn lụi
sớm như khi trồng trụ bằng vật liệu xây dựng. Tuy vậy thực tế sản xuất hiện nay cho thấy
tiêu có thể đạt được năng suất cao trên tấ
t cả các loại trụ, miễn là có chế độ chăm sóc phù
hợp. Các loại trụ sống rất phong phú như vông, keo, lồng mức, mít, muồng cườm, cóc
rừng, gòn gai đang được sử dụng nhiều ở các vùng trồng tiêu trọng điểm hiện nay như ở
Bình Phước, Quảng Trị, Phú Yên. Đặc biệt ở Quảng Trị do có gió Lào khô nóng, cây trụ
sống tỏ ra đặc biệt thích hợp cho việc trồng tiêu. Các thử nghi
ệm trồng tiêu trên trụ gạch không
mấy thành công ở vùng này.
Ở Ấn Độ, cây trụ gỗ chết vẫn còn được sử dụng phổ biến, ngoài ra còn cho tiêu leo
lên cây vông, anh đào, sồi lá bạc. Ở Indonesia, tiêu được cho leo lên các loại cây ăn trái,
các bức tường gạch, cây gòn cũng được dùng làm trụ phổ biến.
Kỹ thuật tạo hình để trụ tiêu có được hình dáng thích hợp và có nhiều cành ngang
mang quả là biện pháp kỹ thuật được quan tâm ở nhiều n
ước trồng tiêu. Tùy theo vật liệu
trồng ban đầu là dây thân hay dây lươn các biện pháp tạo hình cho tiêu có thể khác nhau.
Trồng bằng dây thân người ta thường dùng kỹ thuật cắt dây để tạo hình trong khi đó trồng
bằng dây lươn thường được áp dụng kỹ thuật đôn dây. Trong sản xuất hồ tiêu của nước ta
hiện nay số dây thân được giữ lại trên trụ tùy theo mật độ trụ, kích thước trụ và tập quán
trồng tiêu từng vùng. Nhi
ều vùng trồng tiêu khác như Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai, sau
khi tiêu được cắt tạo hình một lần vào lúc tiêu 10-12 tháng tuổi thường để cho các mầm
phát triển tự do thành dây thân mới và số dây thân có thể biến động từ 6-15 dây trên trụ
gỗ, 20-40 dây trên trụ gạch xây. Do đặc tính ưa bóng nhẹ của hồ tiêu, nếu số dây thân trên
trụ ít không che chắn được nhau, tiêu có thể sinh trưởng kém, nhưng nếu số dây thân quá
dày, trong mùa mưa độ ẩm cao có thể là điều ki
ện tốt để nấm bệnh phát triển.
Ở Malaysia người ta đã khảo sát các kỹ thuật tạo hình theo ba phương pháp gọi là
Kuching, Sarikei, Semongok trong đó tiêu được cắt dây thân một hay nhiều lần để tạo độ

rậm rạp cần thiết. Sau bảy năm thí nghiệm, người ta đã kết luận không có sự khác nhau có
- 5 -
ý nghĩa giữa các phương pháp tạo hình mặc dù phương pháp Sarikei (dây thân được cắt
một lần vào sáu tháng sau khi trồng sau đó nuôi ba dây thân mới từ dây được cắt) cho
năng suất trội hơn cả. Chong và Shahmin (1981) chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý
nghĩa về năng suất giữa các cây tiêu có 3, 4 hoặc 5 dây thân. Trong một thí nghiệm khác,
Chong và Yau (1985) chỉ ra rằng trụ tiêu có năm dây thân cho năng suất cao hơn bảy hoặc
chín dây thân. Vì vậy tùy theo đường kính trụ tiêu người ta đã
đề nghị số dây thân từ 3-5
dây.
Các nghiên cứu về chế độ bón phân cho cây hồ tiêu ở nước ta chưa nhiều. Lương
Đức Loan và Nguyễn Thị Thúy (1996) nghiên cứu tác dụng của kali và canxi cho cây hồ
tiêu trên đất nâu đỏ bazan đã khẳng định vai trò của các yếu tố này đối với năng suất tiêu.
Trên nền 100gN và 100gP
2
0
5
/trụ, mức bón kali cho năng suất cao nhất là 120gK
2
O/trụ,
tăng 51% năng suất so với đối chứng không bón. Nếu bón phối hợp kali với vôi thì hiệu
lực càng rõ hơn. Mức bón 500g vôi + 120-240gK
2
O/gốc năng suất đạt 2,01-2,21kg tiêu
đen/ha. Hiệu suất 1kgK
2
O đạt từ 4,33-12,33kg tiêu đen.
Theo Lê Đức Niệm (2001), lượng phân bón cho tiêu phụ thuộc vào giống, mật độ
khoảng cách trồng. Liều lượng áp dụng 184gN, 108gP
2

O
5
, 150g K
2
O/trụ/năm và bón kèm
10kg phân chuồng và 300g vôi.
Một số các tác giả khác cũng đã đưa ra các hướng dẫn bón phân cho hồ tiêu, tuy
vậy các hướng dẫn này thường căn cứ vào các kết quả điều tra trong sản xuất kết hợp với
sự phân tích lý thuyết về lượng dinh dưỡng cây cần hàng năm.
Ở các vùng trồng tiêu lớn trên thế giới, chế độ phân bón được khuyến cáo cho cây
hồ tiêu rất khác nhau căn cứ vào tính chấ
t đất cũng như khả năng cho năng suất của vùng,
tuy vậy đã có sự thống nhất cho phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu được
trong kỹ thuật trồng tiêu.
Nghiên cứu về phân bón cho tiêu ở Bangka, Indonexia cho thấy nhu cầu phân bón
như sau: hàng năm cây hồ tiêu cần bổ sung lượng dinh dưỡng cho sự phát triển rễ, thân,
lá, cành trên một đơn vị ha là: 90-180kg N, 6,5-13kg P
2
O
5
, 90-142kg K
2
O, 62kg Canxi, 9-
19kg Mg (The Deward, 1964 và Sim, 1967). Như vậy theo nghiên cứu này thì lượng phân
- 6 -
cần cho một ha hồ tiêu là: 143-243kg N, 10-27kg P
2
O
5
, 127-202kg K

2
O, 68-86kg Ca, 12-
29kg Mg.
Wong (1986, Othman trích dẫn) xác định với mật độ trồng 1.600 trụ/ha, mỗi năm vườn
tiêu từ 3-8 tuổi hấp thu một lượng dinh dưỡng là 200kg N- 0kg P
2
O
5
-188kg K
2
O.
Theo Thomas Dierolf, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001), liều lượng N-P-
K cân bằng cho vườn tiêu có năng suất 3 tấn/ha là 400N-200P
2
O
5
-500K
2
O kg/ha/năm,
bón kèm 10 tấn phân hữu cơ và một lượng vôi nhất định. Nhiều nước thường khuyến cáo
sử dụng phân hỗn hợp NPK 12-12-17-2 MgO để bón cho hồ tiêu. Tỷ lệ bón được xác định
là: 2,5N-1P
2
O
5
-3,5K
2
O (Sổ tay sử dụng phân bón, 2000). Như vậy liều lượng lân sử dụng
thấp hơn hẳn đạm và kali.
Theo tài liệu của tổ chức Krishiworld (The pulse of Indian agriculture) tỷ lệ phân

bón thích hợp bón cho tiêu đầu kinh doanh là 1 N-1,6 P
2
O
5
- 0,6 K
2
O, ứng với mức bón
100g N- 160g P
2
O
5
- 60g K
2
O/trụ/năm.
Trong một thí nghiệm 3
3
(NPK) cho hồ tiêu trên đất đỏ tại Southern Bahia (Brazin)
người ta đã xác định liều lượng N và P
2
0
5
cho năng suất tiêu cao nhất là 132kgN và 240kg
P
2
O
5
, không thấy ảnh hưởng có ý nghĩa của phân kali đến năng suất hồ tiêu trong thí
nghiệm này (Rafael, 1986).
Nghiên cứu tương quan giữa dinh dưỡng lá và năng suất tiêu đen (Nybe, E.V, 1989)
cũng đã xác định yếu tố P và K là ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất tiêu.

Theo khuyến cáo Hiệp hội nghiên cứu cây gia vị Ấn Độ, liều lượng phân bón áp
dụng cho cây tiêu trên đất đỏ vùng nhiệt đới có hàm lượng dinh dưỡng các nguyên tố
chính trong đất t
ừ thấp đến trung bình là 140g N, 55g P
2
O
5
, 270g K
2
O kết hợp 600g vôi
và 10kg phân chuồng/trụ/năm. Tỷ lệ NPK được khuyến cáo áp dụng là 2,5-1-5, với mức
bón lân thấp, kali gấp hai lần phân đạm (Package of practices).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và chất vi lượng đến sự
rụng gié quả và năng suất hồ tiêu cũng đã được nhiều tác giả đề cập. Nồng độ thấp của
chất 2,4-D đã kích thích quả
tiêu phát triển (Hariharan và Unnikrishnan, 1985). Phun IAA
ở nồng độ 50ppm, ZnSO
4
ở nồng độ 0,5% đã làm rụng gié là 63,6 và 48,4% so với đối
chứng không phun (Geetha và Nair, 1990). Savi và Desai (1989) đã ghi nhận rằng phun
- 7 -
chất điều hoà sinh trưởng đã làm giảm rụng gié, tăng trọng lượng quả và tăng hiệu quả
kinh tế. Một nghiên cứu của IISR đã chỉ ra rằng đối với giống Subhakara và Sreekara bón
150:60:270 kg N: P
2
O
5
:K
2
O/ha kết hợp với Zn, B và Mo theo tỷ lệ 5:1:2 đã cho năng suất

hồ tiêu cao hơn không bổ sung vi lượng (IISR, 1997).
2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu
Bệnh hại trên cây tiêu là một vấn đề cực kỳ khó khăn mà người sản xuất phải đối
đầu khi quyết định trồng tiêu. Một số loại sâu bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy
diệt cả vườn tiêu có thể kể đến là: rệp sáp h
ại rễ Pseudococcus citri, bệnh vàng lá chết
chậm do tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani, bệnh vàng lá chết
nhanh do Phytophthora capsici.
Tuyến trùng hại hồ tiêu đã và đang là vấn đề nan giải ở nước ta. Tại hầu hết các
vùng trồng tiêu hiện nay, giải pháp phòng trị vẫn là dùng thuốc hóa học. Vì vậy xây dựng
qui trình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng hại hồ tiêu để hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa
h
ọc độc hại là nhu cầu cấp bách (Nguyễn Ngọc Châu, 1995). Trong thực tế trên vườn tiêu
thường chỉ phát hiện tình trạng bệnh khi bộ lá có biểu hiện suy giảm nên việc chữa trị hay
chậm trễ, hiệu quả kém, dẫn đến tình trạng tiêu chết bệnh kéo dài trong sản xuất. Để phòng
trừ bệnh này có hiệu quả, cần thực hiện phương châm: “ Tích cực áp dụng những biện pháp
có tác dụng phòng bệnh, phát hiện sớm để trị bệnh kịp thời ” (Phạm Văn Biên, 1989).
Do vậy cần áp dụng tổng hợp đồng bộ các biện pháp như: biện pháp chọn giống,
biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học để khống chế nguồn sâu bệnh
hại dưới ngưỡng gây hại, bảo vệ được thiên địch, giữ cân bằng về mặt sinh học, không
gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Theo Phan Quốc Sủng (2001), Trầ
n Văn Hòa (1999) giống tiêu Lada Belangtoeng
có khả năng kháng bệnh rễ tốt.
Phạm Văn Biên (1989) cũng cho rằng nên chọn trồng những giống có năng suất
khá và tương đối ít bệnh như: tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá nhỏ, tiêu sẻ, tiêu Lada
Belangtoeng.
- 8 -
Các biện pháp canh tác cũng rất được chú trọng để ngăn ngừa các loại côn trùng,
nấm bệnh trong đất. Sarma et al (1989) nói: "Những bệnh sinh ra từ đất có thể phòng trừ

bằng kỹ thuật canh tác".
Biện pháp đầu tiên khi phát hiện có cây bệnh hiện diện trong vườn là loại bỏ và
tiêu hủy các bộ phận bị bệnh của dây tiêu. Đây là một khâu rất quan trọng để ngăn ngừa
sự lan truyền của bệnh (Phạ
m Văn Biên, 1989; Nguyễn Ngọc Châu, 1995).
Các biện pháp tủ gốc trong mùa nắng và thiết lập các hệ thống mương rãnh thoát
nước tốt cho vườn tiêu sẽ làm cho năng suất vườn cây được cải thiện (Phan Kim Hồng
Phúc, 2000) đồng thời hạn chế được tuyến trùng gây hại (Trần Văn Hòa, 1999).
Việc kết hợp bón phân hữu cơ và vô cơ một cách cân đối cho cây tiêu đã được
nhiều tác giả đề cập đến. B
ởi vì phân hữu cơ ngoài các chất đa lượng, còn có các chất vi
lượng, có tác dụng cải thiện lý hóa tính đất, tăng khả năng thoát và giữ nước, hạn chế
được sự phát triển của một số tuyến trùng và nấm bệnh trong đất thông qua việc thúc đẩy
hoạt động của vi sinh vật đối kháng.
Theo De Waard (1979), việc sử dụng phân bón ở liều lượng 400kgN, 180kgP,
480kgK, 425kgCa và 112kgMg kết hợp tủ gốc có thể phòng bệnh vàng lá.
Các thí nghiệm bón phân chuồng ủ hoai cho tiêu tại Quảng Trị cho biết ở các công
thức bón phân hữu cơ đã làm giảm mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita so với đối
chứng không bón phân hữu cơ (Nguyễn Ngọc Châu, 1994).
Biện pháp sinh học cũng đang rất được chú trọng nghiên cứu để phòng trị các bệnh
nguy hiểm trên cây tiêu. Đây là biện pháp sử dụng những sinh vật hoặc những sản phẩm
của chúng để
ngăn chặn hay giảm thiệt hại do vi sinh vật có hại gây ra.






- 9 -

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất hồ tiêu tại Đắk Lắk và Gia Lai
3.1.1 Địa bàn điều tra
- Đắk Lắk: điều tra bốn huyện CưM’Gar, Cư Jut, Ea H’leo, Dak R'lâp.
- Gia Lai: huyện Chư Sê.
3.1.2 Phương pháp điều tra
- Sử dụng số liệu thu thập được từ các ban, ngành, phòng liên quan như: Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Hội nông dân.
- Phỏng vấn trực tiế
p các hộ nông dân, kết hợp với đo đếm, khảo sát thực tế trên đồng
ruộng các chỉ tiêu nêu trên
3.1.3 Nội dung điều tra
3.1.3.1 Giống
- Quy mô điều tra: điều tra hai Đắk Lắk (gồm bon61 huyện CưM’Gar, Cư Jut, Ea H’leo,
Dak R'lâp) và Gia Lai (huyện Chư Sê)
Tại mỗi điểm điều tra (huyện), điều tra ngẫu nhiên các vườn tiêu ở hai độ tuổi: nhỏ hơn 5
tuổi và từ 5-10 tuổi. Mỗi độ tuổi điều tra 15 vườn. Mỗi vườn có diện tích từ 100 trụ trở
lên. Tổng số vườn điều tra: 5 điểm x 15 vườn x 2 độ tuổi =150 vườn.
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Các giống được sử dụng ở mỗi địa phương và mức độ phổ biến của giống.
+ Phương pháp nhân giống.
+ Đặc điểm hình thái của giống, n
ăng suất tiêu hạt.
+ Tình hình nhiễm sâu, bệnh của các giống.
3.1.3.2 Tình hình sử dụng trụ tiêu, kỹ thuật canh tác, sinh trưởng và năng suất tiêu
- Quy mô điều tra: điều tra hai Đắk Lắk (gồm bốn huyện CưM’Gar, Cư Jut, Ea H’leo,
Dak R'lâp) và Gia Lai (huyện Chư Sê)
Tại mỗi điểm, điều tra trên tất cả các loại trụ được sử dụng nhiều trong sản xuất ở hai độ
tuổi: giai
đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) và giai đoạn kinh doanh (KD). Mỗi loại hình trụ

chọn từ 3-5 vườn ngẫu nhiên nhưng phải đại diện cho từng loại trụ để điều tra, diện tích
mỗi vườn yêu cầu tối thiểu phải hơn 50 trụ.
- 10 -
- Chỉ tiêu điều tra
+ Khả năng sinh trưởng của cây trụ sống
+ Khả năng sinh trưởng của cây tiêu
+ Mật độ, khoảng cách ứng với từng loại trụ
+ Đánh giá tổng quát tình hình sâu bệnh hại chính trên các loại trụ tiêu
+ Chế độ phân bón: chủng loại phân, số lượng, số lần, kỹ thuật bón
+ Chế độ tưới nước: lượng nước, số lần, kỹ thuật t
ưới
+ Kỹ thuật làm đất: làm bồn, xới xáo, đào mương, rãnh
+ Kỹ thuật làm giàn che năm trồng mới: che túp, làm giàn, các loại vật liệu thường được
sử dụng
+ Ưu, nhược điểm của từng loại trụ
+ Năng suất: Phỏng vấn năng suất thực thu trên vườn tiêu kinh doanh 5-15 năm tuổi, trung
bình ít nhất hai vụ thu hoạch
+ Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các vườn điều tra
+ Phân tích hiệ
u quả kinh tế sản xuất tiêu trên các loại trụ
Tính hiệu quả kinh tế theo phương pháp phân tích kinh tế toàn phần (Whole budget) của Phan
Chí Thành trong đánh giá hệ thống nông nghiệp.
3.1.4 Thời gian thực hiện: năm 2001-2002
3.2 Đánh giá đặc tính sinh trưởng phát triển của một số ký hiệu giống tiêu trong điều
kiện đất đai, khí hậu ở Đắk Lắk
3.2.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2001
3.2.2 Địa điể
m: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
3.2.3 Quy mô: 0,36 ha
3.2.4 Vật liệu nghiên cứu: vườn tập đoàn giống tiêu gồm các ký hiệu giống tiêu thu thập

được trong sản xuất.
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng
+ Tốc độ sinh trưởng của các ký hiệu giống
+ Đường kính tán trụ tiêu được đo ở độ cao cách mặt đất 1-1,5m lúc cây tiêu đã phủ trụ
- 11 -
- Các chỉ tiêu về hoa, quả và năng suất, chất lượng hạt tiêu.
+ Tỷ lệ tươi/khô: mỗi mẫu giống lấy 5kg gié quả tươi khi thu hoạch rộ, tách quả, phơi khô
đến độ ẩm 13%, tính tỷ lệ tươi/khô, tính trung bình cho toàn vụ.
+ Năng suất hạt: năng suất thực thu từ 1-20 cây/mỗi ký hiệu tuỳ theo số cây được trồng
trong vườn tập đoàn của các ký hiệu.
+ Dung trọng hạt tiêu
đen
- Các chỉ tiêu về sâu bệnh: Theo dõi tỷ lệ cây bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như bệnh tiêu
điên (Virus), bệnh chết chậm (Pratylenchus), bệnh chết nhanh (Phytophthora). Hai tháng
quan trắc một lần tất cả các cây có trong vườn tập đoàn.
3.3 So sánh một số giống tiêu trong điều kiện Tây Nguyên
3.3.1 Năm bố trí thí nghiệm: 2002
3.3.2 Địa điểm: Viện KHKTNLN Tây Nguyên
3.3.3 Quy mô: 0,18ha
3.3.4 Vật liệu và đi
ều kiện thí nghiệm
Các giống tiêu được trồng vào tháng 8/2002 với mật độ 2x2,5m, trên đất bazan bằng
phẳng, độ phì trung bình. Tiêu trồng bằng hom thân năm mắt, sử dụng trụ đúc bê tông, có
cây che bóng là keo dậu được trồng cùng lúc với tiêu, mật độ 2,5x2m.
3.3.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí
Các công thức gồm năm giống tiêu là Lộc Ninh, Vĩnh Linh, LaDa, Ấn Độ, Sẻ Mỡ. Thí
nghiệm bố trí kiểu khối đầy đủ, ngẫ
u nhiên, sáu lần lập lại, ô cơ sở gồm 10 trụ.
3.3.6 Chỉ tiêu theo dõi: Sinh trưởng phát triển cành, đốt, tốc độ leo bám, dạng tán, năng

suất và sâu bệnh hại theo từng giống. Quan trắc cố định 18 trụ cho một giống.
3.4 Khảo nghiệm trồng tiêu trên các loại trụ khác nhau trong điều kiện Tây
Nguyên
3.4.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.4.2 Địa điểm: Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, Đắk Lắk
3.4.3 Diện tích: 0,8 ha
3.4.4 Vật liệu thí nghiệm: giống tiêu Vĩnh Linh, trồng tiêu bằng hom thân năm mắt, có
nguồn gốc sạch bệnh. Các loại trụ sống trồng với khoảng cách 2,5x2,5m, mật độ 1600
- 12 -
trụ/ha, có sử dụng trụ tạm cao 2,5m bằng gỗ tạp. Trụ gốm tròn và trụ đúc bê tông vuông
cạnh trồng với khoảng cách 2,5x2,5m, mật độ 2.500 trụ/ha.Trụ gạch trồng với khoảng
cách 3x3m, mật độ 1.100 trụ/ha. Dây tiêu trồng cùng năm với trụ, trên trụ gạch trồng 6
hom thân/trụ, các loại trụ khác trồng 2 hom thân/trụ.
3.4.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí
Công thức 1: Trụ đúc bê tông
Công thức 2: Tr
ụ gạch
Công thức 3: Trụ gốm
Công thức 4: Trụ keo Cuba (Leucaena leucocephala)
Công thức 5: Trụ muồng cườm (Adenanthera povonina)
Công thức 6: Trụ trôm mủ (Stercuba foctidal)
Công thức 7: Trụ chùm ngây (Moringa oleifera Lamk)
Công thức 8: Trụ núc nác (Oroxylum indicum)
Các công thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, ba lần nhắc lại, ô cơ sở có diện
tích 480m
2
. Các công thức trụ sống được bố trí liền kề, trụ chết được bố trí liền kề nhau
trong thí nghiệm để tạo điều kiện tiểu khí hậu riêng của hai loại trụ sống và trụ chết.
3.4.6 Chỉ tiêu theo dõi
+ Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trụ sống.

+ Khả năng sinh trưởng của cây tiêu: theo dõi chiều cao, đường kính tán tiêu, số cành cấp
1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1 (độ cao 0,5-1,5m).
+ Tình hình b
ệnh hại chính trên cây tiêu.
+ Năng suất tiêu trên các loại trụ.
3.5 Mô hình khảo nghiệm biệp pháp tỉa cành cho cây trụ sống
3.5.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.5.2 Địa điểm: Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, Đắk Lắk
3.5.3 Diện tích: 0,3 ha
3.5.4 Công thức: gồm năm công thức cây trụ sống và hai mức độ tạo tỉa cây trụ.
- Cây trụ sống: Trụ vông gai, anh đào, muồng cườm, núc nác, keo dậu.
- Biện pháp tạo t
ỉa
- 13 -
+ Tỉa nhẹ: mỗi năm tỉa hai lần vào đầu mùa mưa và tháng 8. Để lại 1-3 cành trên ngọn
vào lần tỉa đầu.
+ Tỉa đau: mỗi năm tỉa ba lần vào tháng 5, 8, 10. Khi cây đạt độ cao 4-4,5m tiến hành
hãm ngọn trong lần tỉa đau đầu mùa mưa.
Bố trí mô hình khảo nghiệm không có lần nhắc lại.
3.5.5 Chỉ tiêu theo dõi
+ Sinh trưởng cây trụ sống
+ Sinh trưởng, phát triển cây hồ tiêu
+ Một số các chỉ tiêu tiểu khí h
ậu trong vườn tiêu
+ Năng suất hồ tiêu
3.6 Xác định mật độ dây tiêu thích hợp cho một số loại trụ
3.6.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.6.2 Địa điểm: Viện KHKTNLN Tây nguyên
3.6.3 Diện tích: 0,5 ha
3.6.4 Vật liệu thí nghiệm

Trụ đúc, trụ gốm: trồng với mật độ 2.500 trụ/ha (2x2m). Trụ đúc có kích thước
14cm/cạnh ở gốc và 12cm ở ngọn, trụ cao 3,5m kể từ
mặt đất. Trụ gốm tròn có đường
kính 20cm, cao 2,8 m kể từ mặt đất.
Trụ xây: trồng với mật độ 1.100 trụ/ha, (3x3m). Trụ có đường kính 80cm ở gốc và
40cm ở ngọn, cao 3m kể từ mặt đất.
Trụ sống keo dậu: trồng với mật độ 1.600 trụ/ha (2,5x2,3m), tiêu trồng cùng năm
với trụ keo dậu, có trồng trụ gỗ tạm để tiêu leo bám trong hai năm đầu. Hãm ngọn trụ keo
d
ậu ở độ cao 5m và năm thứ ba sau khi trồng.
Tiêu được trồng 7/2001 trên đất bazan nâu đỏ, bằng phẳng, tháng 8/2002 cắt tạo
hình cách mặt đất 40-50cm. Giống tiêu trồng trong thí nghiệm là giống Vĩnh Linh.
3.6.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí thi1 nghiệm
+ Trụ đúc: gồm 5 công thức
5 dây/trụ (12.500dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 10,4cm
6 dây/trụ (15.000dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 8,6cm
- 14 -
7 dây/trụ (17.500dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 7,4cm
8 dây/trụ (20.000dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 6,5cm
9 dây/trụ (22.500dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 5,7cm
+ Trụ sống: công thức nuôi dây tương tự trụ đúc. Năm đầu tiên cho tiêu leo lên trụ tạm,
các năm sau cho tiêu leo cả trụ tạm và trụ keo, buộc cây trụ tạm và trụ keo dậu.
+ Trụ xây: gồm 5 công thức
20 dây/trụ (22.000dây/ha) ứng v
ới khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 11,0cm
25 dây/trụ (27.500dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 8,7cm
30 dây/trụ (33.000dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 7,3cm
35 dây/trụ (38.500dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 6,2cm
40 dây/trụ (44.000dây/ha) ứng với khoảng cách dây/trụ ở độ cao 1m là 5,5cm
Các công thức được bố trí kiểu tuần tự bậc thang 3 lần nhắc lại, ô cơ sở 100m

2

3.6.6 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Sinh trưởng, phát triển của tiêu trên các loại trụ
+ Năng suất và chất lượng hạt tiêu
3.7 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân khoáng đên năng suất hồ tiêu
3.7.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.7.2 Địa điểm: huyện Cư Mngar, Đắk Lắk
3.7.3 Diện tích: 0,3 ha
3.7.4 Vật liệu thí nghiệm: tiêu giống Vĩnh Linh, trồng năm 2000 trên cây trụ đúc bê
tông, trồng với kho
ảng cách 2,5x2,5m, mật độ 1.600 trụ/ha
3.7.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí: thí nghiệm hai yếu tố
- Yếu tố hữu cơ
Không bón hữu cơ:
Bón 10kg phân chuồng/trụ/năm tương đương 35-40 m
3
/ha.
Bón 2kg phân hữu cơ Compomix/trụ tương đương 4-5 tấn/ha.
- Yếu tố phân khoáng
Mức (NPK)1: 200:100:150 kg/ha/năm N:P
2
0
5
:K
2
0
Mức (NPK)2: 300:150:225 kg/ha/năm N:P
2
0

5
:K
2
0
- 15 -
Mức (NPK)3: 400:200:300 kg/ha/năm N:P
2
0
5
:K
2
0
Các công thức được bố trí theo kiểu ô phụ theo băng, ba lần lập lại. Ô cơ sở 16 cây, như
vậy thí nghiệm gồm 432 cây chưa kể bảo vệ.
3.7.6 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau thí nghiệm
+ Tỷ lệ rụng gié quả
+ Năng suất, chất lượng hồ tiêu
+ So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón
3.8 Tác dụng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và n
ăng suất tiêu
3.8.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.8.2 Địa điểm: Huyện CưM’gar
3.8.3 Diện tích: 0,1 ha
3.8.4 Vật liệu thí nghiệm: tiêu Vĩnh Linh đầu kinh doanh trồng năm 2000 trên trụ đúc
bê tông với khoảng cách 2x2m (2500 trụ/ha)
3.8.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí: gồm tám công thức
CT1. Nền làm đối chứng: 400:200:300 kg/ha/năm N:P
2
0

5
:K
2
0 + phân chuồng 40
m
3
/ha/3 năm một lần
CT2. Nền + phun MgSO
4
, 0,4%, 3 lần/năm
CT3. Nền + phun ZnSO
4
, 0,4%, 3 lần/năm
CT4. Nền + phun FERVIHA-T, 3 lần/năm (phân hữu cơ dạng lỏng chuyên dùng
cho tiêu có thành phần sau: 7% N, 3% P
2
0
5
, 10% K
2
0, 0,3% Fe, 2% Zn, 1% chất vi lượng
khác)
CT5. Nền + phun các loại phân bón lá Grow More 0,1% theo nhu cầu của từng
thời kỳ trong năm
* Sau khi thu hoạch: phun Grow More 30-10-10 (N, P
2
0
5
, K
2

0 và vi lượng)
* Trước khi ra hoa: phun Grow More 6-30-30
* Giai đoạn nuôi trái: phun Grow More 20-20-20
* Trái già: phun Grow More 12-0-40-3Ca
CT6. Bón 2/3 lượng phân khoáng nền + phun phân bón lá Grow More như trên
- 16 -
CT7. Nền + dung dịch (B+NAA+Zn), 0,3%, 3 lần/năm vào tháng 4, 5, 8.
CT8. Nền + Phortify, 1%, 3 lần/năm vào tháng 4,5,8 (35% P
2
0
5
và 25% K
2
0)
Các công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, năm lần lập lại, ô cơ sở có
năm cây.
3.8.6 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ rụng gié quả
+ Năng suất, chất lượng hồ tiêu
+ Hàm lượng dinh dưỡng trong lá sau thí nghiệm
+ So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón
3.9 Đánh giá hiệu lực của một số thuốc thảo mộc và vi sinh trong việc phòng trừ
bệnh vàng lá cho cây tiêu t
ại Tây Nguyên
3.9.1 Năm bắt đầu thực hiện: 2002
3.9.2 Địa điểm: Gồm hai thí nghiệm đặt tại huyện CưM’gar và Cư Jút
3.9.3 Diện tích: 0,1 ha mỗi một địa điểm
3.9.4 Đối tượng nghiên cứu
CưM’gar giống tiêu Vĩnh Linh trồng năm 2001 và được leo bám trên trụ đúc.
Khoảng cách trồng 2,5x2,5m, mật độ 1.600 cây/ha, trồng bằng dây thân.

Cư Jút giống tiêu Vĩnh Linh trồng năm 2000 và được leo bám trên trụ
đúc. Khoảng
cách trồng 2,5x2,5m, mật độ 1.600 cây/ha, trồng bằng dây lươn.
3.9.5 Công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí
Công thức 1: Olicide 9 DD (0,2 %)
Công thức 2: Sông Lam 333 50 ND (0,3 %)
Công thức 3: Sincosin 0,56 SL (0,1 %) + Agrispon 0,56 SL (0,1 %)
Công thức 4: Nokaph 10 G (30 g/ gốc) + Viben C 50 BTN (0,3 %)
Công thức 5: Đối chứng (không xử lý thuốc)
Các công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên bốn lần nhắc, mỗi ô cơ
sở 12 cây
* Số lần xử lý: Thuốc được xử lý bốn lần mỗi n
ăm, mỗi lần cách nhau hai tháng
* Liều lượng xử lý: Đối với thuốc bột và thuốc nước xử lý 4 lít dung dịch/gốc
- 17 -
3.9.6 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mẫu nấm và tuyến trùng được giám định tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
+ Nấm được định danh theo tài liệu của Burgess (1994), Erwin D.C. & Ribeiro
O.K. (1996), Barnett H.L & Hunter B.B (1998).
+ Phương pháp ly trích tuyến trùng từ đất: sử dụng phương pháp phễu Baerman
(Baermann funnel techniques) (Hooper, 1986).
+ Phương pháp ly trích tuyến trùng từ rễ: sử dụng phương pháp lọc (Maceration -
sieving method) (Hooper, 1986) .
+ Tuyến trùng được định danh theo tài liệu của các tác giả
: Luc, Hunt & Machon
(1990), Mai & Mullin (1996), Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh (2000), Nguyễn
Ngọc Châu (2003).
3.9.8 Chỉ tiêu theo dõi
+ Hóa tính đất trước xử lý, sau xử lý một năm

+ Tỷ lệ và chỉ số bệnh vàng lá chết chậm (%)
+ Mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất (con/50g đất) và trong rễ
(con/5g rễ) trước xử lý (TXL), sau xử lý (SXL)
+ Thành phần và tần suất xuất hiện (%) các loại nấm Fusarium trong rễ trước xử lý
và sau xử lý
+ Tỷ lệ cây tiêu b
ị bệnh chết nhanh (%) và một số bệnh phổ biến khác
+ Năng suất giám định (tấn hạt khô/ha) và chất lượng quả hạt
+ Ước tính chi phí của các công thức xử lý thuốc (đ/ha)

3.10 Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên
3.10.1 Năm bắt đầu thực hiện: bố trí tháng 5-2003
3.10.2 Địa điểm và điều kiện xây dựng mô hình: gồm ba mô hình
- Mô hình một bố trí tại huyện CưM’Gar
+ Trồng tiêu trên cây trụ gỗ, mật độ 1.600 trụ/ha (2,5x2,5m).
+ Giống tiêu Vĩnh Linh, trồng năm 2000 trên đất bazan bằng phẳng, tầng canh tác dày
- Mô hình hai bố trí tại huyện Cư Jút
- 18 -
+ Trồng tiêu trên cây trụ gỗ, mật độ 1.600 trụ/ha (2,5x2,5m)
+ Giống tiêu Vĩnh Linh, trồng năm1999 trên đất bazan bằng phẳng, tầng canh tác dày
- Mô hình 3 bố trí tại Viện KHKT NLN Tây Nguyên
+ Trồng tiêu tiêu trên cây trụ đúc bê tông, trồng với mật độ 1.600 trụ/ha (2,5x2,5m)
+ Giống tiêu Vĩnh Linh, trồng năm 2002 trên đất bazan bằng phẳng, tầng canh tác dày
+ Vườn cây sinh trưởng, phát triển kém, cây có hiện tượng xoăn lá do virus hoặc nghi
ngờ cây bị thiếu kẽm. Tỷ lệ cây xoăn lá là 22,92%
3.10.3 Diện tích: Mỗi mô hình có diện tích 0,3 ha
3.10.4 Phương pháp bố trí mô hình
Diện tích các mô hình được chia làm hai công thức
Công thức đối chứng: đầu tư chăm sóc theo kinh nghiệm nông hộ (Phụ lục 2)
Công thức mô hình: áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp như sau:

+ Phân hữu cơ: bón với liều lượng 40m
3
phân chuồng/ha, hai năm một lần.
+ Phân khoáng: bón theo liều lượng
Năm trồng Lượng bón nguyên chất
(kg/ha/năm)
Năm 2 sau trồng * 150N-150P
2
0
5
-100K
2
0
Năm 3

sau trồng * 300N-150P
2
0
5
-200K
2
0
Năm kinh doanh ** 400N-200P
2
0
5
-400K
2
0
- * Áp dụng cho mô hình 3 - **Áp dụng cho mô hình 1 và mô hình 2

+ Làm bồn: vét bồn giữ nước sâu 10-12cm so với mặt đất
+ Phòng trừ sâu, bệnh
Phun phòng bệnh định kỳ bằng dung dịch Bordeaux 1% lên lá và tưới vào gốc (hai
lít dung dịch/trụ ), 2-3 lần trong mùa mưa.
Đối với các loại sâu bệnh hại khác chỉ xử lý khi có sâu bệnh xuất hiện trên lô.
Sâu hại thân, lá: xử lý thuốc Supracide 40EC, nồng độ 0,3% phun đều thân lá,
phun hai lần mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Sâu hại rễ và thân ngầm xử lý thuốc Supracid 40EC, nồ
ng độ 0,3 % kết hợp với
1% dầu lửa, tưới thuốc vào gốc và xung quanh gốc với liều lượng 4 lít dung dich/gốc, tưới
hai lần cách nhau 15 ngày.
- 19 -
Bệnh vàng lá chết chậm: xử lý thuốc Viben C 50 BTN 0,3%, 4 lít dung dịch/gốc +
Nokaph 10H 30 g/gốc, xử lý hai lần cách nhau một tháng.
Bệnh héo chết nhanh: xử lý những cây bị bệnh và những cây xung quanh bằng
thuốc Ridomil 72 MZ 0,3% hoặc Aliette tưới vào đất xung quanh tán cây, liều lượng 4 lít
dung dịch/gốc đồng thời sử dụng Bonanza 100 DD 0,1% phun lên lá xử lý 2-3 lần cách
nhau 15 ngày.
Các biện pháp chăm sóc khác
* Tủ rơm giữ ẩm trong mùa khô: khối lượng 5 kg/trụ
* Tỉa bỏ tất cả
các dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu, cách mặt đất 10-15cm, các
dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ, định lượng dây thân
để làm bộ khung chính: 6-8 dây thân/trụ.
* Vệ sinh đồng ruộng hai lần/năm, cào hết lá rụng ở gốc và các cây bị bệnh trong vườn
đem ra khỏi vườn và đốt.
* Ở mô hình ba, do vườn tiêu đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản nên ngoài các biện pháp kỹ
thuật trên còn làm giàn che bóng cho tiêu sau khi cắt dây thân, giàn che bằ
ng lưới nhựa cách
mặt đất 2,5-3,0m. Phun Zn SO

4
, ba lần/năm do nghi ngờ có triệu chứng thiếu kẽm.
3.10.6 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Khả năng sinh trưởng phát triển của cây tiêu
+ Tình hình bệnh hại chính
+ Chất lượng và năng suất hạt tiêu
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế



- 20 -
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả điều tra và nghiên cứu về giống tiêu
4.1.1 Điều tra tình hình sử dụng giống tiêu tại Đắk Lắk và Gia Lai
4.1.1.1 Các giống tiêu đang được sử dụng ở Đắk Lắk và Gia Lai
Kết quả điều tra năm 2003 về các giống tiêu đang được trồng trong sản xuất ở hai
tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai không nhiều, trong đó các giống được trồ
ng phổ biến chỉ từ 2-3
giống.
Bảng 1. Một số giống tiêu đang được sử dụng trong sản xuất
Tỉnh điều tra Tên giống hiện có
Đắk Lắk
(tỉnh cũ)
Sẻ Mỡ, Tiêu Trâu (giống địa phương)
Lada Belangtoeng, Sẻ Lộc Ninh, Trung Lộc Ninh, Vĩnh Linh,
Phú Quốc, Ấn Độ
Gia Lai Tiên Sơn, tiêu Trâu (giống địa phương)
Sẻ Lộc Ninh, Trung Lộc Ninh, Vĩnh Linh, Ấn Độ

Điều tra về giống tiêu trong sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, vì người trồng tiêu

thường không biết rõ nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của giống tiêu, chỉ gọi tên giống theo
nguồn gốc địa phương. Tình trạng hiểu biết về giống tiêu của nông dân còn hạn chế, sự
lẫn lộn giống rất phổ biến. Có khi cùng một giống nhưng lại được gọi tên khác nhau. Ví
dụ tiêu Tiên Sơn ở Gia Lai có nơi nông dân cũng gọi là tiêu Trâu. Tiêu Sẻ và tiêu Trung
Lộc Ninh thường bị lẫn lộn, Sẻ Mỡ Đắk Lắk và Sẻ Lộc Ninh có nông dân cho là chỉ một
giống, nhưng cũng có nông dân cho đó là hai giống khác nhau.
Sẻ Mỡ và tiêu Trâu là hai giống địa phương được trồng lâu đời ở Đắk Lắk, Tiên
Sơn là giống địa phương của Gia Lai.
DakR'Lấp là huyện có diện tích tiêu lớ
n nhất Đắk Lắk, chiếm hơn 50% diện tích
tiêu toàn tỉnh. Trên các vườn kinh doanh lớn tuổi, phần lớn các hộ nông dân trồng giống
tiêu Sẻ Mỡ địa phương, chiếm 60%, tiếp theo là tiêu Trâu và Trung Lộc Ninh, Sẻ Lộc
Ninh chiếm tỷ lệ thấp. Giống Vĩnh Linh cũng được trồng với tỷ lệ thấp và giống Ấn Độ
chỉ mới được đưa vào trồng thử ở vài nông hộ với quy mô rất nhỏ, nhỏ hơn 100 trụ/hộ.
- 21 -
Bảng 2. Mức độ phổ biến của các giống tiêu ở huyện Dak RLấp, Đắk Lắk
Vườn tiêu > 5tuổi Vườn tiêu < 5 tuổi
Giống tiêu
Số vườn % Tỷ lệ Số vườn % Tỷ lệ
Sẻ Mỡ
Trâu
Sẻ Lộc Ninh
Trung Lộc Ninh
Vinh Linh
Ấn Độ (nguồn từ Bà Rịa)
9
2
1
2
1

0
60,00
13,33
6,66
13,33
6,66
-
5
0
0
3
6
1
33,33
-
-
20,00
40,00
6,66
Tổng số vườn điều tra 15 100 15 100

Ở các vườn tiêu mới trồng trong năm năm lại đây có sự thay đổi về cơ cấu giống
tiêu khá rõ ràng. Tỷ lệ vườn trồng tiêu Sẻ Mỡ giảm rõ, tiêu Trâu, Sẻ Lộc Ninh không
được trồng nữa, Trung Lộc Ninh tăng. Giống Vĩnh Linh phát triển mạnh, và tiêu Ấn Độ
cũng được vài nông hộ bắt đầu được trồng thử từ năm 2000 với diện tích không nhiều.
Huyện Chư
Sê, tỉnh Gia Lai là vùng trồng tiêu mới phát triển trong khoảng 6-7
năm lại đây và phát triển với tốc độ rất nhanh. Phần lớn các vườn tiêu trước năm 1995
được trồng giống tiêu Sẻ Lộc Ninh hoặc Sẻ Mỡ Đắk Lắk và tiêu Trâu. Cũng như ở huyện
DakR’Lấp, Đắk Lắk, Chư Sê cũng có sự chuyển đổi giống tiêu rõ rệt trong những năm

gần đây, tiêu Trung Lộc Ninh và tiêu Vĩnh Linh được trồng nhiều hơn các giống khác.
Trong số các hộ điều tra, không có hộ nào trồng giống tiêu Tiên Sơn mặc dù Tiên Sơn là
giống địa phương tại tỉnh Gia Lai. Vì lý do tiêu Tiên Sơn chậm cho quả sau khi trồng và
năng suất thấp nên chỉ còn được trồng với diện tích không đáng kể, rải rác ở các hộ gia
đình ở xã Tân Sơn, thị xã Pleiku với khoảng vài chục trụ trồng quanh nhà. Theo ý kiến
của nông dân địa ph
ương, mặc dù giống này có năng suất thấp, ít quả, quả thưa hạt nhưng
tuổi thọ cây tiêu lại bền và giống này có thể chống được bệnh vàng lá, tháo đốt (do tuyến
trùng hoặc rệp sáp gây hại) trên cây tiêu, đây là đặc tính quý cần xác minh và lưu ý trong
công tác chọn lọc giống.
- 22 -
Bảng 3. Mức độ phổ biến của các giống tiêu ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
Vườn tiêu > 5tuổi Vườn tiêu < 5 tuổi
Giống tiêu
Số vườn % Tỷ lệ Số vườn % Tỷ lệ
Trâu
Sẻ Lộc Ninh hoặc Sẻ Mỡ
Trung Lộc Ninh
Vinh Linh
2
10
2
1
13,33
66,66
13,33
6,66
1
2
4

6
6,66
13,33
26,66
40,00
Tổng số vườn điều tra 15 100 15 100
Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Cao Ban, Lê Minh Xuân và ý kiến
của nhiều tác giả khác như Phan Quốc Sủng, Phan Hữu Trinh, giống Lada Belangtoeng
nhập nội từ Indonesia là giống có triển vọng. Tuy vậy, hiện nay giống này chỉ được trồng
với tỷ lệ rất thấp ở một số địa phương như Đắk Lắk, Bình Phước. Trong số các hộ trồng
tiêu được điều tra ở các huyện trọng điểm thuộc Đắk Lắk, Gia Lai không có hộ nào trồng
giống tiêu Lada Belangtoeng hoặc có nhưng bị nông dân gọi nhầm là giống tiêu Trâu vì
các đặc điểm hình thái của hai giống này tương tự nhau.
4.1.1.2 Năng suất một số giống tiêu trong sản xuất
Năng suất tiêu đen phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây tiêu, chế độ canh tác, mật độ
trụ/ha, loại trụ sử dụng. Do v
ậy để so sánh năng suất các giống, chúng tôi chỉ sử dụng số liệu
của các vườn tiêu kinh doanh từ 5-10 tuổi, trồng trên trụ gỗ với mật độ từ 2000-2500 trụ/ha.
Số liệu Bảng 4 cho thấy: Năng suất bình quân của các giống tiêu biến động trong
khoảng 2,35-3,80 tấn tiêu đen/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là tiêu Trâu, còn
giống có năng suất cao nhất là tiêu Vĩnh Linh. Các giống Sẻ Mỡ
, Sẻ Lộc Ninh, Trung Lộc
Ninh và Vĩnh Linh là giống có năng suất cao, bình quân lớn hơn 3 tấn/ha.
Bảng 4. Năng suất một số giống tiêu ở các điểm điều tra (tấn khô/ha)
Giống

Địa điểm
Sẻ Mỡ
(n=7)
Sẻ Lộc

Ninh
(n=14)
Trung Lộc
Ninh
(n=14)
Trâu
(n=13)
Vĩnh Linh
(n=5)
Trung
bình
DakR'Lấp
Cư jút
Cư M’Gar
Ea H’leo
Chư Sê
2,95
3,40
3,50
-
-
3,30
3.10
3,50
3,30
4,00
3,30
3.60
3,65
3,30

4.30
1,88
2,35
2,80
2,65
2,10
3,40
3,50
-
3,85
4,20
2,86
3,19
3,36
3,27
3,65
Trung bình 3,28 3,38 3,67 2,35 3,80
- 23 -
Dùng trắc nghiệm t so sánh bắt cặp với số mẫu khác nhau để trắc nghiệm sự khác
biệt năng suất các giống tiêu điều tra được trong sản xuất cho kết quả ở Bảng 5:
Các giống tiêu sẻ Mỡ và sẻ Lộc Ninh năng suất không khác nhau, tiêu trung Lộc
Ninh cho năng suất cao hơn sẻ Mỡ nhưng không cao hơn có ý nghĩa tiêu sẻ Lộc Ninh.
Năng suất tiêu Vĩnh Linh cao hơn có ý nghĩa Sẻ Mỡ nhưng cao hơn không có ý nghĩa tiêu
sẻ Lộc Ninh và trung Lộc Ninh. Tiêu Trâu thấp hơn có ý nghĩa các loại tiêu sẻ Mỡ, sẻ Lộc
Ninh, trung Lộc Ninh và tiêu Vĩnh Linh.
Bảng 5. Trị số t tính và sự khác biệt về năng suất các giống điều tra
Giống tiêu Sẻ Lộc Ninh
(n=14)
Trung Lộc Ninh
(n=14)

Trâu
(n=13)
Vĩnh Linh
(n=5)
Sẻ Mỡ (n=7) 1,23
NS
2,40** 3,05* 2,53*
Sẻ Lộc Ninh (n=14) 1,48
NS
5,23** 1,59
NS

Trung Lộc Ninh (n=14) 6,55** 0,39
NS
Trâu (n=13) 6,08**
Ghi chú: * khác biệt ở mức ý nghĩa P < 0,05
** khác biệt ở mức ý nghĩa P < 0,99
NS: không khác biệt ở mức ý nghĩa P < 0,05
4.1.1.3 Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống tiêu tại các vùng điều tra
Trên cây tiêu có nhiều loại sâu bệnh hại nguy hiểm tấn công. Các loại sâu bệnh hại
quan trọng là bệnh vàng lá chết chậm mà nguyên nhân do rệp sáp hại rễ Pseudococcus
citri hoặc do tuyến trùng Meloidogyne incognita, kết hợp nấm Fusarium solani gây hại rễ,
bệnh vàng lá chết nhanh do nấm Phytophtora capsici tấn công vào phần thân ngầm tiêu
chỗ tiếp giáp với mặt đất làm tiêu chết rất nhanh, bệnh xoăn lùn do virus làm cây tiêu mất
khả năng sinh trưởng và cho năng suất. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ điều tra tình
hình gây hại của bệnh vàng lá chết chậm và bệnh xoăn lùn trên một số giống tiêu.
• Bệnh vàng lá chết chậm
Đây là loại bệnh phổ biến và gây hạ
i nghiêm trọng trên nhiều vùng trồng tiêu ở
nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Triệu chứng ban đầu là cây sinh trưởng kém

hoặc ngừng sinh trưởng. Lá vàng và rụng dần. Rễ có những nốt sưng, nếu nặng thì thối
đen và chết, hệ thống rễ giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ từ, cây suy yếu dần, thường
có những biểu hiện thiếu dinh dưỡng do hệ thống rễ bị hư không hấp thu được nước và

×