Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu (Quyển 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 233 trang )




Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khkt nông nghiệp miền nam







Báo cáo tổng kết các đề tài nhánh
(Quyển 1)


Thuộc đề tài cấp nhà nớc
Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ
và thị trờng để phát triển vùng điều nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu
M số kc 06.11

Chủ nhiệm đề tài: gs, ts . phạm văn biên










6496-1
04/9/2007

Tp. Hồ chí minh - 2005


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
BỘ MÔN NGHIÊN CỨU ĐIỀU VÀ HỒ TIÊU













BÁO CÁO KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
CÂY ĐIỀU Anacardium occidentale L.
Thuộc đề tài : Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường
để phát triền vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
Mã số: KC.04.06.NN


Cơ quan chủ trì: Viện khoa học KTNN Mi
ền Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ & MT




















TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2004

2
NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐIỀU
ANACARDIUM OCCIDENTALE L.
Vũ Ngọc Phượng*, Nguyễn Thị Quỳnh*
Nguyễn Minh Tuấn*, Thái Xuân Du*

Nguyễn Tăng Tôn**
* Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện KH & CN Việt Nam
** Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam
PRELIMINARY STUDY FOR IN VITRO
PROPAGATION OF ANACARDIUM OCCIDENTALE L.

SUMMARRY
The shoot cultures of cashewnut is originated from germinating seeds
growing rather well in the medium containing activated charcoal 5g.l
-1
and
need to be subculrured daily.
Multishoot induction: Young shoots from germinating seeds. Basal MS
salts medium supplemented with TDZ 0.02 mg.l
-1
.
Multiple shoots propagation: MS medium supplemented with BA 1 mg.l
-1

and kinetin 0.5 mg.l
-1
.
Induction of roots and full plantlets: half-strength MS salts medium
supplemented with IBA 2 mg.l
-1
.

1. Đ ẶT VẤN ĐỀ

Điều là một cây kinh tế quan trọng của vùng nhiệt đới. Phát triển điều nhằm

khai thác lợi thế: giá trị thực phẩm, lấy gỗ, dễ trồng , vốn đầu tư thấp, chịu được hạn,
trồng được trên đất xấu và phù hợp với năng lực đầu tư của người nghèo, phục vụ cho
nhu cầu trong n
ước và xuất khẩu.
Nhân điều chế biến rất được ưa chuộng trên thế giới nhất là các nước Âu Mỹ.
Nhu cầu về thị trường trên thế giới những năm qua chưa có dấu hiệu bão hòa. Diện tích
điều ở Việt Nam khá lớn và tăng nhanh. Đầu những năm 80 Việt Nam mới có khoảng
1000 ha điều thì năm 1997 diện tích đã là 250.000 ha và đã xuất khẩu 33.000 tấn/ha.
Mấy năm gần đây sản lượng điều cả nước đã tăng vượt bậc, từ 140.000 tấn thô năm
2001 lên 200.000 tấn thô năm 2002 và năm nay có thể đạt tới 330.000 tấn thô.
Việc dùng hạt để nhân giống trong một thời gian dài vừa qua là nguyên nhân
làm cho hiện nay cây điều có tỷ lệ ra hoa, đậu quả khác nhau và sản lượng không đồng
đều. Các phương pháp nhân giống cổ điển như chiế
t, ghép chưa đáp ứng được yêu cầu
về giống. Phuơng pháp nhân giống in vitro bằng cách nuôi cấy chồi bên hoặc tạo phôi
vô tính từ những dòng ưu tú chọn lọc hứa hẹn thêm một giải pháp trong nhân giống
cây điều.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu nhân giống in vitro cây điều, tuy nhiên
cây điều là cây khá khó trong nhân giống in vitro và việc thành công còn bị giới hạn
do sự hiện diện các hợp chất phenol làm hoá nâu m
ẫu nuôi cấy rất cao. Nghiên cứu này
là bước khởi đầu xây dựng qui trình hỹ thuật nhân giống in vitro cây điều từ cành non
cây trưởng thành và từ thân mầm của cây gieo từ hạt.





3
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Mẫu cấy là thân mầm của cây gieo từ hạt và cành non của cây trưởng thành.
Mẫu được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó được khử trủng lần lượt trong cồn 70%,
CaOCl
2
3% trong 15 phút, HgCl
2
0,05% trong 15 phút, sau cùng được rửa nhiều lần
bằng nước cất vô trùng và chuyển vào môi trường nuôi cấy. Đối với cành non lấy từ
cây trưởng thành tỷ lệ mẫu đưa vào thành công chỉ có 5 – 10% do bị hoá nâu.
Môi trường được sử dụng là khoáng MS (Murashige & Skooge 1962) gồm:
NH
4
NO
3
1650, KNO
3
1900, KH
2
PO
4
170, CaCl
2
. 2H
2
O 440, MgSO
4
.7H
2
O 370 .

Chất điều hoà sinh trưởng(ĐHST) được sử dụng là: 6-Benzyl Adenine (BA), (6-
Furfuro Aminopurine (Kinetin, KN), Naphthalene Acetic Acid (NAA), Indol-3-Butyric
Acid (IBA), Thiadiazuron (TDZ). Ngoài ra có bổ sung đường saccarose 30g.l
-1
và than
hoạt tính 5g.l
-1
.
Cây điều ra rễ hoàn chỉnh trên môi trường ra rễ có khoáng ½ MS, đường 10g.l
-1

và chứa IBA 2mg.l
-1
hoặc ngâm trong IBA nồng độ 20 mg.l
-1
rồi sau đó cấy vào môi
trường không có chất simh trưởng.
Cường độ ánh sáng 2000 lux, chu kỳ chiếu sáng 8/16h (sáng: tối) cho giai đoạn
nhân chồi và giai đoạn ra rễ tăng lên 4000 lux, chu kỳ chiếu sáng 16/8h (sáng: tối), để
chuẩn bị đưa ra cây trồng. Nhiệt độ 26
o
C ± 2.
Thí nghiệm được thực hiện với số lượng mẫu là 15 mẫu/ nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được xử lý thống kê theo phần mềm MTASTC.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nguồn nguyên liệu

Cành non từ cây trưởng thành hiện chưa là nguồn nguyên liệu nuôi cấy ban đầu

phù hợp. (Das et al., 1996). Các cành từ cây lâu năm càng khó nảy chồi (Boggetti et
al., 1999). Chỉ có 3% ch
ồi đỉnh và 15% đốt còn xanh sau khi khử trùng. Toàn bộ số
chồi sống sót đều bị chết do nâu hoá trong vòng 20 – 30 ngày. Do đó các mẫu lấy từ
thân mầm của cây gieo từ hạt được sử dụng làm nguồn nguyên liệu chính cho thí
nghiệm sau này.
Sau khi khử trùng và đưa mẫu vào nuôi cây, mẫu nuôi cấy tiết vào môi trường
hàm lượng khá cao hợp chất phenol làm nâu mẫu nuôi cấy & dẫn đến làm chết mẫu
nuôi cấy nếu như không có biện pháp thích hợp. Các kết qu
ả thí nghiệm cho thấy khi
mẫu cấy un vitro được giữ trong tối trong tuần đầu tiên thì mẫu cấy bớt bị nâu
(Boggetti et al., 1999). Ascorbic acid (10mg.l
-1
) và gluthation (200mg.l
-1
) cũng có tác
dụng chống nâu (Sy & Martinelli, 1991) Nhưng quan sát thí nghiệm cho thấy tác dụng
của ascorbic acid không rõ rệt (xem bảng 1)









4
Bảng 1. Ảnh hưởng của các chất chống nâu lên tỷ lệ sống sót của mẫu sau khi khử
trùng








Sử dụng một số chất chống nâu khác nhau cho thấy chỉ có than hoạt tính làm
giảm sự hoá nâu tốt(bảng 1). Than hoạt tính giúp khắc phục hiện tượng hoá nâu ở liều
lượng 2-5g.l
-1
môi trường. Mẫu từ hạt nảy mầm được nuôi cấy trên môi trường có than
hoạt tính 5g.l
-1
cho kết quả tốt nhất. Đây là tác nhân quan trọng giúp cây sống sót cao.
Khi không có than hoạt tính chỉ 10% mẫu sống sót do mẫu bị hoá nâu. Các nghiên cứu
của một số tác giả khác trên cây điều cho biết than hoạt tính có tác dụng hấp thu các
hoạt chất thứ cấp, những hợp chất phenol, nhờ đó có tác dụng đẩy mạnh sự vươn mắt
mầm (Jha 1988; Boxus et al. 1991; Lievens et al. 1989; Sy et al. 1991, Das et al. 1996).
Ngoài ra để chống hoá nâu mẫu cấy cần được c
ấy chuyền mỗi ngày một lần sang môi
trường mới, nhờ đó giúp tăng số mẫu sống sót lên đến 72.3%.

3.2 Tạo chồi cây điều

Mắt đốt của lá mầm được tách ra sau khi hạt nảy mầm 5 ngày và được nuôi cấy
trên môi trường khoáng MS có than hoạt tính kết hợp với các chất ĐHST là BA và
Kinetin. Khi bổ sung TDZ 0,01- 0,05mg.l
-1
vào môi trường MS thì trên mẫu cấy xuất

hiện nhiều chồi nhỏ liti (ảnh 1).

Bảng 2. Ảnh hưởng của TDZ lên sự hình thành và phát triển chồi ở cây điều
TDZ (mg.l
-1
) Số chồi hình thành Chiều cao chồi (mm)
0,01 3.5 1.0
0,02 5.3 1.5
0,05 8.8 2.4
ANOVA * NS

Một số tác giả đã dùng BA để tạo chồi ở nồng độ 3,1- 8,9 µM (Martinelli 1988;
D’Silva I., & L. D’Souza, 1992). Mặt khác được biệt TDZ là chất ĐHST có tác dụng
tạo chồi rất mạnh trên cây điều (Boggetti et al. 1999). Chỉ với nồng độ 0,01mg.l
-1
điều
đã phản ứng và cho nảy chồi. Cùng với nồng độ tăng lên trong khoảng từ 0,01-0,05
mg.l
-1
chồi điều có tỷ lệ nảy chồi nhiều lên khi nồng độ TDZ tăng (xem bảng 2)
Đường maltoz (Raquin 1983; Kinnersley & Henderson 1988; D’Silva &
D’Souza 1992) và glucoz ( Boggetti et al. 1999) cũng có tác dụng tốt trong việc tạo
chồi. Tuy nhiên do giá rất cao nên maltoz chỉ dùng trong tạo chồi nhưng không sử
dụng trong nhân chồi ở giai đoạn sau.




Chất chống nâu % mẫu sống sót
Không có chất chống nâu

0 ± 0
Ascorbic acid
1.5 ± 0.24
PVP K-60
10.5 ± 0.62
Than hoạt tính 2g.l
-1

59.0 ± 2.94
Than hoạt tính 5g.l
-1

72.3 ± 7.59
ANOVA **

5
3.3 Nhân chồi cây điều

Do TDZ là chất ĐHST rất đắt tiền nên việc sử dụng chất này trong nhân giống
đại trà sẽ không hiệu quả, vì vậy có thể sử dụng các chất ĐHST khác như BA và
Kinetin (V.N. Phượng và CTG 2000; Đ.T.A. Thuyền và CTG 2001; V.N. Phượng và
CTG ). Việc chuyển trực tiếp mẫu cấy từ môi trường tạo chồi sang môi trường không
có cytokinin không tốt cho cây điều (D’Silva I., & L. D’Souza, 1992). Sẽ không tốt
nếu nhân chồi trên môi trường ch
ỉ có TDZ vì chồi ngày một yếu dần đi (ảnh 1).

Bảng 3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA & Kinetin lên sự phát triển chồi
BA (mg.l
-1
) KN (mg.l

-1
) Số chồi hình thành Chiều cao chồi
(cm)
Tỷ lệ đẻ chồi
(%)
0,1 0,5 1.5 4.0 7.3
0,5 0,5 1.5 4.0 8.0
1 0,5 4.5 1.5 80.0
2 0,5 4.0 0.8 52.3
ANOVA ** ** **

Các kết quả trình bày trong bảng 3 cho thấy trên môi trường trong khoảng nồng độ
BA từ 0,1 đến 2 mg.l
-1
kết hợp với Kinetin thì ở nồng độ BA 1 mg.l
-1
cho kết quả tốt
nhất. Các nồng độ BA cao hơn và thấp hơn đều làm giảm tỷ lệ đẻ chồi.
3.4 Ra rễ cây điều
GA
3
có tác dụng tốt trong việc kích thích chồi thành cây nhưng lại kìm hãm việc ra
rễ sau đó (Boggetti et al. 1999). Những cây lớn lên từ chồi được cấy chuyền sang môi
trường ra rễ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của IBA và NAA lên sự ra rễ cây điều
NAA
(mg.l
-1
)
IBA

(mg.l
-1
)
Tỷ lệ ra rễ
(%)
Chiều dài rễ
(mm)
0,5 0 3.3 0
2 0 5.3 0
0 0,5 8.7 25.7
0 2 52.0 66.0
ANOVA * *

Với IBA 2mg.l
-1
cây điều cấy mô ra rễ với tỷ lệ cao nhất. Trong hai loại auxin
được sử dụng để tạo rễ, cây điều thích hợp với IBA hơn là NAA. Cũng có thể xử lý
cho cây con 3-4cm ra rễ bằng cách ngâm vào dung dịch IBA 100mg.l
-1
trong 2 giờ.

Tóm lại, qui trìnhkỹ thuật nhân giống cây điều gồm những bước sau:
1. Khử trùng thân mầm: CaOCl
2
3% trong 15 phút, HgCl
2
0,05% trong
15 phút.
2. Tạo chồi: cấy thân mầm trên môi trường MS có TDZ 0,02mg.l
-1


than hoạt tính 5mg.l
-1

3. Nhân chồi: cấy chồi trên môi trường MS có BA 1mg.l
-1
và Kinetin
0,5mg.l
-1

4. Tạo rễ: cấy chồi điều trên môi trường MS có IBA 2mg.l
-1


6
Qua 4 bước nuôi cấy trên nhận được cây điều in vitro hoàn chỉnh.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1- Thân mầm tạm thời là nguồn nguyên liệu nuôi cấy phù hợp cho việc nghiên
cứu xây dựng qui trình kỹ thuận nhân giống in vitro cây điều
2- Than hoạt tính ở nồng độ 5g.l
-1
có tác dụng chống nâu mẫu điều trong nuôi
cấy. Cấy truyền liên tục mỗi ngày góp phần làm tăng khả năng chống nâu.
3- TDZ 0,02mg.l
-1
có tác dụng tốt đốI với việc tạo chồi.
4- Môi trường có BA 1mg.l
-1

và Kinetin 0,5mg.l
-1
thích hợp với việc nhân chồi
5- Cây con ra rễ trên môi trường có IBA 2mg.l
-1
nhưng chưa được tốt lắm.

4.2 Đề nghị
1- Tiếp tục nghiên cứu để tìm nguồn nguyên liệu nuôi cấy ban đầu thích hợp
cho việc nhân giống in vitro
2- Tiếp tục nghiên cứu tạo rễ cho cây điều in vitro
3- Nghiên cứu qui trình ươm cây in vitro ngoài vườn ươm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Boxus, Ph., J.M. Terzi, Ch. Lievens, M. Pylyser, P. Ngaboyamahina & K. Duhem,
1991. Improvement and perspectives of micropropagation techniques applied
to some hot climate plants. Acta Horticulturae 289, 55-64.
Das, S., T.B. Jha & S. Jha, 1996. In vitro propagation of cashewnut. Plant Cell Reports
15, 615-619.
D ’Silva, I., & L. D ’Souza, 1992.
In vitro propagation of Anacardium occidentale L
Plant Cell, Tissue and Organ Culture 29, 1-6.
Jha, T.B.1988. Invitro morphogenesis in cashew nut Anacardium occidentale L Ind.J
Exp Biol 26, 505-507.
Leva, A.R., & A.M. Falcone, 1990. Propagation and organogenesis in vitro of
Anacardium occidentale L. . Acta Horticulturae 280, 143-146.
Lievens, C., M. Pylyser & Ph. Boxus. 1989. Clonal Propagation of Anacardium
occidentale by tissue culture. Fruits 44, 553-557.
Martinelli, A., 1988. Use of in vitro techniques for selection and cloning of different

Pistacia species. Acta Horticulturae 227, 436-437.
Murashige, T., & F. Skoog, 1962. A revised medium for rapide growth and bio-assays
with tobacco tissue cultures. Physiol Plant 15, 473-497.
Phượng, V.N. , P. Đ. Trí, T.X.Du & N.V.Uyển 2000. Nhân giống vô tính cây xoan
chịu hạn (Azadirachta indica A. Juss.) bằng nuôi cấy mô thực vật. Tạp chí Sinh
học 22 (2), 34-39.
Phượ
ng, V.N. , P. Đ. Trí; Đ.T.A. Thuyền, T.V. Nga, T.X.Du & N.V.Uyển. 2002.
Nhân giống in vitro cây tre tàu (Sinocalamus latiflorus) và tre mạnh tông
(Dendrocalamus asper) . Tạp chí Sinh học 24 (2), 59-64.
Sy, M.O., L. Martinelli , & A. Scienza, 1991. In vitro organogenesis and regeneration
in cashew (Anacardium occidentale L.). Acta Horticulturae 289, 267-268.
Thuyền, Đ.T. A., V.N. Phượng, T.X.Du & N.V.Uyển. 2001. Nhân giống vô tính cây
hông (Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl. bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp
chí Sinh học 23 (3), 46-50.

7



Ảnh 1: Cành điều trên môi trường có TDZ; 2: Cành điều trên môi trường có BA và KN;
3 và 4: Nhân chồi trên môi trường có BA 1mg/l và KN 0.5mg/l; 5: Chồi điều trên môi trường
ra rễ có IBA 2mg/l; 6: Cây điều ra rễ


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM










BÁO CÁO


KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÙNG ĐIỀU NGUYÊN LIỆU
TẠI EA SÚP – ĐẮC LẮC



Thuộc đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thò
trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”
Mã số: KC.06.04.NN


Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Phạm Văn Biên
Cán bộ thực hiện: ThS. Nguyễn Thanh Bình
KS. Trần Kim Kính










TP Hồ Chí Minh, 07/2005

1
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CƠ CẤU GIỐNG VÀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH VÙNG ĐIỀU NGUYÊN LIỆU TẠI EA SÚP – ĐẮC LẮC

1. MỞ ĐẦU
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở nước ta. Theo Hiệp Hội Điều Việt Nam
(VINACAS - 2004) diện tích điều năm 2003 vào khoảng 300.000 ha với tổng
sản lượng 300.000 tấn hạt tươi tương đương 260.000 tấn điều khô nhập kho.
Năng suất điều bình quân toàn quốc đạt khoảng 1 tấn/ha. Sản lïng xuất khẩu
nhân hạt điều đạt trên 80.000 tấn tăng 35%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
290 triệu USD tăng 36% so với cùng kỳ năm 2002. Theo VINACAS, sự gia tăng
nhanh chóng về sản lượng và năng suất điều có phần đóng góp quan trọng của
việc áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây điều, đặc biệt là việc
phổ biến các thành quả của việc tuyển chọn giống điều vào sản xuất đại trà.
Trong 4 năm gần đây khoảng hơn 70 ngàn ha đã trồng bằng giống điều ghép
cao sản. Những giống điều mới không những làm tăng năng suất mà còn góp
phần cải thiện chất lượng hạt điều nước ta. Trong xu hướng kinh tế hội nhập
hiện nay việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu bức
thiết của sản xuất nhằm tăng cường sức cạnh tranh của ngành hàng. Do đó việc
xây dựng các vùng nguyên liệu điều theo hướng thâm canh, có năng suất cao,
ổn đònh và chất lượng tốt để hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng và cần
thiết cho sự phát triển ngành điều nước ta.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp
Miền Nam (Viện KHKTNN MN) đã hợp tác với Binh đoàn 16 tiến hành xây
dựng mô hình vùng nguyên liệu điều tại Ea Súp – Đắc lắc thuộc đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thò trường để phát triển
vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu” Mã số: KC 06-04NN


2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nội dung
Các nội dung công việc đã được tiến hành bao gồm:
2.1.1. Tập huấn kỹ thuật
• Kỹ thuật xây dựng vườn ươm gốc ghép, vườn nhân chồi ghép
• Kỹ thuật ghép điều và sản xuất giống điều ghép
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều ghép
2.1.2. Xây dựng thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống
Các giống đưa vào thí nghiệm bao gồm: PN1, CH1, LG1, MH4/5, MH5/4
và các dòng có triển vọng: BO1, TL2/11, TL6/3, TL11/2, TL18/10, TL18/12

2
2.1.3. Xây dựng mô hình trồng điều thâm canh và phát triển mở rộng
Các mô hình thâm canh được xây dựng tại 3 đơn vò Trung đoàn 736, 737 và 739.
Một số cây giống gốc đầu dòng được cung cấp cho đơn vò nhằm nhân giống mở
rộng mô hình.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Tập huấn kỹ thuật
Tổ chức các lớp tập huấn trong phòng và hướng dẩn thực hành trên vườn
cây. Sử dụng các quy trình kỹ thuật trồng điều, quy trình kỹ thuật nhân giống
điều bằng phương pháp ghép chồi ngọn do Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành
năm 2000, làm tài liệu tập huấn.
2.2.2. Xây dựng thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống
Hai thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống được trồng tại Trung đoàn 737 và
739 năm 2003, Ea Súp, Đắc Lắc. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ
hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, mổi giống được trồng 1 hàng 30 -50 cây.
Một thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống tại Quãng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai
năm 2001, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại,
mổi giống được trồng 1 hàng 10 cây. Chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Các chỉ tiêu

sinh trưởng: vanh thân (cm), đường kính tán (m) và chiều cao cây (m) được theo
dõi đònh kỳ 6 tháng/lần. Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hạt bao gồm:
năng suất hạt khô (kg/cây), kích cở hạt (hạt/kg) và tỷ lệ nhân (%) được theo dõi
vào vụ thu hoạch.
2.2.3. Xây dựng mô hình vùng nguyên liệu và áp dụng mở rộng
Các mô hình thâm canh áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng điều và được
áp dụng mở rộng theo kế hoạch trồng mới hàng năm của Binh đoàn 16.

3. KẾT QUẢ
3.1. Tập huấn kỹ thuật
Do yêu cầu của thực tế sản xuất Binh đoàn 16 đã đề nghò Viện KHKTNN
MN tập huấn kỹ thuật cho công nhân tham gia sản xuất giống điều ghép và
trồng điều tại Ea Súp, Đắc lắc. Hai lớp tập huấn đã tổ chức trong 3 năm 2002,
2003 và 2005. Tổng số người tham gia là 520 người (Bảng 1). Các nội dung tập
huấn bao gồm:
• Kỹ thuật xây dựng vườn ươm gốc ghép, vườn nhân chồi ghép
• Kỹ thuật ghép điều và sản xuất giống điều ghép
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều ghép
• Kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây điều ghép và phòng trừ các loại sâu
bệnh hại chính trên cây điều

3
Chính nhờ vào đội ngũ công nhân đã được tập huấn này Binh đoàn 16 đã
chủ động được việc sản xuất cây giống điều ghép. Trong 3 năm (2002-2005)
Binh đoàn đã sản xuất được 3.520.000 cây giống tại chổ đáp ứng được phần lớn
nhu cầu về cây giống trồng mới và trồng dặm hàng năm (Bảng 4). Bên cạnh đó
việc tập huấn kỹ thuật đã giúp cho công nhân của Binh đoàn 16 nắm được các
quy trình canh tác tiến bộ để áp dụng vào việc trồng và chăm sóc vùng điều
nguyên liệu .
Bảng 1. Các lớp tập huấn kỹ thuật năm 2001 – 05

TT Nội dung Thời gian Số người Số ngày
1
Kỹ thuật sản xuất giống điều
ghép
11/2001 120 4
2
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây điều ghép
10/2003 260 3
3
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây
điều ghép và phòng trừ sâu
bệnh hại chính trên cây điều
3/2005 140 2

3.2. Xây dựng thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống
Từ kết quả đánh tập đoàn năm 2000 các dòng MH2/7, MH3/5, MH4/5,
MH5/4 và MH6/2 đã được phép tiến hành khu vực hoá và đưa vào sản xuất thử
ở các tỉnh phía Nam (Quyết đònh số 5218 BNN-KHCN/QĐ ngày 16/11/2000
của Bộ Nông Nghiệp và PTNT). Tuy nhiên chỉ có hai dòng MH4/5 và MH5/4 tỏ
ra có triển vọng và được đưa vào các thí nghiệm khu vực hoá.
Bảng 2. Năng suất hạt của năm giống điều có triển vọng trồng tại Trảng Bom,
Đồng Nai vào 7/2001
Năng suất (kg/cây)
Giống
2003 2004 2005
TL 2/11 3,9 a 10,2 a 15,6 a
MH 4/5 3,2 ab 9,7 ab 13,6 ab
MH 5/4 2,8 b 8,1 cd 11,7 bc
LG 1 2,7 b 9,1 bc 10,8 c

PN 1 (đ/c) 1,7 c 7,4 d 13,1 abc
LSD
0,05
0,8 1,1 2,6
CV% 19,6 8,5 10,8
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trò có chung một chữ cái thì không có sự
khác biệt ở P<0,05

4
Bảng 3. Chất lượng hạt của năm giống điều có triển vọng tại Trảng Bom, Đồng
Nai trồng vào 7/2001
Kích cở hạt (hạt/kg) Tỷ lệ nhân (%)
Giống
2004 2005 2004 2005
TL 2/11 140,0 b 145,7 b 28,8 d 28,5 c
MH 4/5 153,3 a 155,3 a 30,2 bc 28,7 c
MH 5/4 135,3 c 143,0 b 30,3 ab 30,4 b
LG 1 136,7 bc 143,7 b 29,1 cd 28,3 c
PN 1 (đ/c) 150,0 a 157,3 a 31,4 a 32,1 a
LSD
0,05
4,4 6,9 1,2 1,0
CV% 2,3 2,4 2,7 1,8
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trò có chung một chữ cái thì không có sự
khác biệt ở P<0,05
Bảng 2 và 3 trình bày năng suất và chất lượng hạt của các giống điều thí
nghiệm tại Đồng Nai. Kết quả cho thấy các giống điều đều cho năng suất thu
hoạch sớm và cao. Hai giống TL2/11 và MH4/5 cho năng suất cao nhất trong
cả 3 năm. Sau khi trồng 30 tháng hai giống này đã cho 10,2 và 9,7 kg/cây theo
thứ tự, tương đương khoảng 2.000 kg/ha. Giống PN1 cho năng suất thấp nhất 7,4

kg/cây cũng đạt đến 1.500 kg/ha. Năm 2005, giống TL 2/11 vẫn dẩn đầu về
năng suất 15,6 kg/cây tương đương 3.120 kg/ha. Các chỉ tiêu bình quân về tỷ lệ
nhân (28,3%) và kích thước hạt (143 hạt/kg) đều đạt so với tiêu chuẩn chọn lọc.
Các số liệu càng củng cố thêm ưu thế về năng suất của giống TL2/11 để khuyến
cáo đưa vào các thí nghiệm khu vực hoá và sản xuất thử.
Hai thí nghiệm xác đònh cơ cấu giống tại Ea Súp, Đắc lắc được trồng vào tháng
8/2003 bao gồm 5 giống điều khu vực hoá: PN1, CH1, LG1, MH4/5, MH5/4 và
6 dòng có triển vọng: BO1, TL2/11, TL6/3, TL11/2, TL18/10, TL18/12 (Bảng ).
Sau 18 tháng trồng hầu hết các giống điều đều bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên mùa
khô năm 2004 – 05 đến sớm và rất khắc nghiệt nên chưa thu được các số liệu về
năng suất. Bảng 4 và 5 trình bày một số đặc tính nông học của các giống điều có
triển vọng trồng tại E73 6 và E737, Ea Súp, Đắc Lắc (8/2003-2/2005). Nhìn
chung các giống điều đều sinh trưởng bình thường. Thí nghiệm ở E739 có kích
thước cây lớn hơn do đất trồng ở E739tốt hơn so với đất ở E737.




5
Bảng 4. Một số đặc tính nông học của các giống điều có triển vọng trồng tại
E737, Ea Súp, Đắc Lắc (8/2003-2/2005)
Giống Chiều cao cây
(m)
Đường kính
tán (m)
Bọ xít muỗi
(cấp)
Bệnh thán thư
(cấp)
PN1 1,48 1,34 1 1

CH1 1,42 1,37 1 1
LG1 1,50 1,32 1 1
MH4/5 1,55 1,36 1 2
MH5/4 1,51 1,33 1 1
BO1 1,53 1,38 2 1
TL 2/11 1,39 1,31 1 1
TL 6/3 1,49 1,35 1 1
TL 11/2 1,32 1,30 1 1
TL 18/10 1,44 1,31 1 1
TL 18/12 1,51 1,30 1 1

Bảng 5. Một số đặc tính nông học của các giống điều có triển vọng trồng tại
E739, Ea Súp, Đắc Lắc (8/2003-2/2005)
Giống Chiều cao cây
(m)
Đường kính
tán (m)
Bọ xít muỗi
(cấp)
Bệnh thán thư
(cấp)
PN1 1,63 1,52 1 1
CH1 1,52 1,43 1 1
LG1 1,55 1,42 1 1
MH4/5 1,56 1,48 1 1
MH5/4 1,53 1,45 1 1
BO1 1,47 1,42 1 1
TL 2/11 1,51 1,39 1 1
TL 6/3 1,49 1,41 1 2
TL 11/2 1,41 1,40 2 1

TL 18/10 1,60 1,51 1 1
TL 18/12 1,56 1,43 1 1

3.3. Xây dựng mô hình vùng điều nguyên liệu và áp dụng mở rộng tại Đắc
Lắc
p dụng quy trình kỹ thuật trồng điều do Bộ Nông Nghiệp và PTNT và
sự hướng dẩn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật Viện KHKTNN MN 22 ha mô hình

6
đã được xây dựng tại 3 đơn vò E736, E737 và E739 tại Ea Súp, Đắc Lắc (Bảng
6). Hiện vườn cây sinh trưởng tốt và đang được chăm sóc theo dõi
Nhờ sự chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của Viện KHKTNN MN Binh
đoàn 16 đã tiến hành tổ chức sản xuất cây giống điều ghép và mở rộng áp dụng
vào diện tích trồng mới hàng năm tại Ea Súp, Đắc lắc. Kết quả sau 3 năm
Binh đoàn đã xây dựng được 16,5 ha vườn ươm, 10 ha vườn nhân chồi, sản xuất
3.520.000 cây giống điều ghép và trồng mới 12.874 ha (Bảng 7 ).

Bảng 6 . Kết quả xây dựng mô hình thâm canh và các thí nghiệm xác đònh cơ
cấu giống tại Đắc lắc, năm 2003

Đòa điểm
TT Nội dung
E739 E736 E737
Tổng
1 Mô hình thâm canh (ha) 5,0 7,0 10,0 22,0
2
Thí nghiệm cơ cấu
giống (ha)
5,0 0,0 5,0 10,0
3

Giống gốc đầu dòng
(cây)
1.500 0 1.500 3000


Bảng 7. Kết quả áp dụng mở rộng vùng nguyên liệu của Binh đoàn 16 từ năm
2002 - 2004

Năm
TT Loại vườn
2002 2003 2004
Tổng
1 Vườn ươm gốc ghép (ha) 3,0 6,0 7,5 16,5
2 Vườn nhân chồi (ha) 9,0 10,0 10,0 10,0
3 Vườn trồng giống điều ghép (ha) 2.804 4.870 5.200 12.874
4
Số lượng cây giống đã sản xuất
(1.000 cây)
640 1.280 1.600 3.520

Các vườn cây đều sinh trưởng tốt và hầu hết đều ra hoa sau 18 tháng trồng. Tình
hình sinh trưởng và phát triển của vườn cây tại Ea Súp- Đắc lắc được trình bày ở
Bảng 8.




7
Bảng 8. Tình hình sinh trưởng và phát triển của vườn cây tại Ea Súp- Đắc lắc


TT
Năm
trồng
Tỷ lệ
sống (%)
Chiều cao
(m)
Đường
kính tán
(m)
Đ.kính
thân (cm)
Tuổi ra
hoa
(tháng)
1 2002 98 2,2 2,4 7,2 18
2 2003 97 1,6 1,7 3,7 -

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Việc tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã tạo cơ sở khoa học kỹ
thuật và điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình và mở rộng vùng
điều nguyên liệu theo hướng thâm canh.
- Kết hợp với dự án trồng điều của Binh đoàn 16, đề tài bước đầu xây dựng
được vùng điều nguyên liệu tập trung khoảng 13.000 ha. Một số đặc tính nông
học của các giống điều có triển vọng trồng tại E736, Ea Súp, Đắc Lắc (8/2003-
2/2005)
- Các giống điều PN1, LG1, MH4/5, MH5/4 và TL 2/11 ra hoa sớm (18
tháng sau trồng) và cho năng suất cao, chất lượng tốt


4.2. Đề nghò
- Tiếp tục chăm sóc và theo dõi các mô hình và thí nghiệm.



1
QUI TRÌNH SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ
CHO CÂY ĐIỀU

I. MỤC TIÊU
Nâng cao năng suất sản lượng điều.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho tất cả các vùng trồng điều từ Quảng Nam-Đà Nẵng
trở vào phía Nam.
III. ĐỐI TƯNG ÁP DỤNG
- p dụng với vườn điều bắt đầu kinh doanh từ năm thứ 3 trở đi.
- Tùy theo tuổi vườn kinh doanh mà áp dụng các loại phân bón lá, chất
điều hòa sinh trưởng với nồng độ, liều lượng cho hợp lý.
IV. QUI TRÌNH KỸ THUẬT
4.1 Chăm sóc vườn điều trước khi sử lý
4.1.1 Phân bón
Bón phân là biện pháp ưu tiên nhất đối với các vườn điều năng suất thấp. Tùy
theo tình trạng sinh trưởng của vườn cây mà áp dụng các biện pháp bón phân thích
hợp.
4.1.1.1 Phân hữu cơ
Bón 20-50 kg phân chuồng hoai/cây vào đầu mùa mưa. Có thể dùng phân hữu
cơ dạng lỏng như Vedagro, Amiami tưới cho vườn cây trong mùa khô theo liều lượng
được khuyến cáo.
4.1.1.2 Phân vô cơ
Lượng phân bón cho điều thường được chia ra làm hai đợt, liều lượng khuyến

cáo trình bày ở Bảng 4.1. Nên bón phân theo hình vành khăn xung quanh mép tán.
Đào rãnh sâu 10-15 cm, rải đều phân và lấp lại. Riêng ở những vùng đất dốc, đầu mùa
mưa bón vào phần đất cao của tán, cuối mùa mưa bón vào phần đất thấp của tán. Nên
sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng để tăng cường khả năng ra hoa
đậu quả. Liều lượng và số lần cung cấp tùy theo sự hướng dẫn của các nhà sản xuất.
Cần chú ý phun phân bón lá vào mặt dưới của lá và không phun trực tiếp lên hoa và
quả non.







2
Bảng 4.1 Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ khai thác*
Dạng nguyên
chất (g/cây/đợt)
Tuổi
cây
(năm)
Đợt
bón
N P
2
O
5
K
2
O

Vùng Thời gian
Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên
Tháng 5-6
1 300 100 100
Duyên Hải Nam Trung Bộ Tháng 8-9
Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên
Tháng 8-9

3

2 200 130 130
Duyên Hải Nam Trung Bộ Tháng 1-2
4-7
Mỗi năm tăng thêm từ 20-30 % lượng phân bón năm thứ 3 hay tùy theo
mức tăng năng suất
8 trở đi
Điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sinh trưởng và năng suất vườn
cây
*Lượng Phân tương đương: 1.1 kgUrê/cây, 1.3 kg Super lân/cây, 0.6 kg Clorua kali/ cây (năm
thứ 3)
Bảng 4.2 Lượng phân bón khuyến cáo cho những vườn điều cải tạo kinh doanh**
Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)
Đợt bón

N P
2
O
5

K
2
O
1 400 100 100
2 200 200 300
**Lượng Phân tương đương: 1.3 kgUrê/cây, 1.7 kg Super lân/cây, 1 kg Clorua kali/
cây
4.1.2 Làm cỏ
Nên tiến hành làm cỏ 3 đợt mỗi năm; hai đợt đầu kết hợp với các đợt bón phân;
đợt thứ 3 kết hợp với dọn vườn chống cháy và chuẩn bò cho vụ thu hoạch.
4.1.3 Tưới nước
Vào mùa nắng khi điều đã ra hoa, đậu quả có thể tưới nước bổ sung với lượng
200-400 lít/cây; chu kỳ tưới 20 ngày/lần (đối với những vườn điều có nguồn nước);
thời gian tưới thay đổi tùy theo các vùng trồng điều (khoảng từ tháng 1 đến tháng 4
hàng năm).
4.1.4 Phòng trừ sâu bệnh
Có nhiều loại sâu bệnh hại điều nhưng trong bản hướng dẫn này chỉ trình bày
một số loài gây hại nặng và phổ biến.

3
4.1.4.1 Sâu
Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.)
Bọ xít muỗi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây điều. Từ giai đoạn
ấu trùng cho đến lúc trưởng thành bọ xít muỗi dùng vòi chích vào các mô non để hút
nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bò khô chồi non,
rụng lá, khô bông và rụng trái non. Ở thời kỳ kinh doanh bọ xít muỗi thường gây hại
nặng từ khi cây ra lá non để chuẩn bò ra hoa cho đến khi cây nở hoa đậu trái.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng
làm giảm mật độ sâu hại. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Permecide,

Secsai gon, Pastas, Fenbis vào thời kỳ cây ra lá non và ra hoa.
Bảng 4.3 Phòng trừ bọ xít muỗi bằng thuốc trừ sâu ở các giai đoạn sinh trưởng quan
trọng
Đợt Giai đoạn sinh trưởng vườn cây Số lần phun
1
Cây đang ra đợt lá non chuẩn bò ra
hoa
1-2 lần x 7-10 ngày/lần
2 Chồi hoa mới nhú 1 lần
3 Đậu trái non 1 lần

Bọ phấn đầu dài (Alcides sp.)
Bọ phấn đầu dài là loài sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu trưởng
thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Sâu non đục lên ngọn và đục
xuống trong lõi chồi non làm cho lá non bò héo và rụng đi, chồi teo lại và không phát
triển, cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu
phá hoại vào đợt chồi chuẩn bò ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp hiệu quả nhất là dùng kéo cắt và tiêu hủy các chồi non bò sâu gây
hại. Tuy nhiên, có thể phun thuốc (Sherpa hay Fenbis) để phòng sâu trưởng thành đến
đẻ trứng khi cây đang ra chồi non.
Xén tóc nâu (Plocaederus obesus)
Xén tóc nâu là loại sâu đục thân và rễ rất nguy hiểm. Sâu trưởng thành có tập
tính đẻ trứng vào vỏ gốc cây từ 1m trở xuống mặt đất. Ấu trùng nở ra đục vào phần
mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm có nhiều ngõ ngách trong gỗ, ở đầu
miệng đường hầm (lỗ đục) có nhựa cây và mùn cây bò đùn ra.
Biện pháp phòng trừ

4
Dùng dung dòch Bordeaux 1:4:15 (1 CuSO

4
: 4 CaO: 15 H
2
O) quét quanh gốc từ
1,2 m trở xuống. Khi phát hiện thấy cây bò hại dùng dao sắc đẽo lớp vỏ lần dọc theo
đường hầm để diệt sâu non và nhộng. Có thể bơm trực tiếp các loại thuốc trừ sâu xông
hơi vào đường hầm để diệt sâu non. Phải đốn bỏ và thiêu hủy cây bò chết do xén tóc
gây hại để tránh lây lan.
2.3.2.2 Bệnh
Bệnh thán thư
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Khi cây bò bệnh thường
thấy các vết bệnh có màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Nếu bệnh
nặng, cành có thể bò khô và chết dần, hạt và trái non bò nhăn lại, khô đen hay rụng
non.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm, cắt tỉa và đốt các cành bò
sâu bệnh chết khô. Dùng dung dòch Bordeaux l:4:15 (1 CuSO
4
: 4 CaO: 15 H
2
O) quét
lên gốc. Phun thuốc gốc đồng phòng bệnh hại cành lá khi cây đang ra lá non. Khi
vườn điều chuẩn bò ra hoa dùng Benlate, Captan, Anvil hay Aliette phun phòng bệnh
phá hoại chồi hoa và trái non.
Bệnh khô cành
Bệnh do nấm Corticium salmonicolor còn gọi là nấm hồng gây ra. Bệnh thường
xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành
gây khô dần từ ngọn trở xuống dẫn đến lá trên cành bò bệnh vàng và rụng dần cùng
với hiện tượng khô cành.
Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm, cắt tỉa và đốt các cành bò
sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng dung
dòch Bordeaux (l:4:15) quét lên gốc. Phun thuốc gốc đồng phòng bệnh hại thân cành
2- 3 lần vào đầu và giữa mùa mưa. Dùng thuốc đặc trò: Validacin để phòng trừ.
4.2 Thời kỳ áp dụng qui trình
Đối với cây điều có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá phun
ở thời kỳ điều sinh trưởng lúc cây ra các đợt lá non trong năm. Song do tính toán hiệu
quả sử dụng phân thì nên tập trung vào thời kỳ điều phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu
trái là có hiệu quả cao. Tập trung phun ở 3 thời kỳ.
4.2.1 Thời kỳ phân hóa mầm hoa
Sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh
dưỡng cho cây ở thời kỳ phân hóa mầm hoa để tăng cường khả năng ra hoa, tăng số
lượng hoa, đậu quả và nâng cao năng suất. Sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa

5
sinh trưởng cần chú ý về chủng loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng và tuân thủ
chặt chẽ theo hướng dẫn của các nhà sản xuất.
Phun chất điều hòa sinh trưởng IBA 25 ppm, GA
3
50ppm, liều lượng 800- 1000
l/ha phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Atonic, Bortrac. Để bổ sung thêm dinh dưởng,
thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sử dụng phân bón lá Growmore 6:30:30, phun
theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tình trạng cây khi phun vào lúc cây ra đợt lá cuối cùng hoàn chỉnh.
Thời gian phun 15/11 - 15/12 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên;
15/12 - 5/1 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
4.2.2 Thời kỳ đậu, dưỡng trái
Mục đích tăng tỷ lệ đậu trái và dưỡng trái, sử dụng GA
3
50ppm, NAAppm với

lượng 800- 1000 l/ha tùy theo tuổi vườn, tình trạng giao tán và mức độ sinh trưởng của
vườn cây. Phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Atonic. Để dưỡng trái phun phân bón lá
Ferviha 5: 5: 5, Growmore 20: 20: 20, phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Bortrac,
nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tình trạng cây phun vào lúc bông hoa đang nở, kết trái.
Thời gian phun 15/12- 15/1 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên;
15/1- 5/2 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
4.2.3 Chống rụng trái
Mục đích hạn chế rụng trái. Trong giai đoạn này có sự rụng quả do sâu bệnh,
dinh dưỡng không đủ cho quá trình phát triển của quả, do thời tiết bất thuận như gặp
mưa hoặc quá khô hạn, có gió mạnh. Có thể khắc phục sự rụng quả cần bón bổ sung
dinh dưỡng cho cây bằng các dạng phân bón lá dễ hấp thu, nhằm tăng đậu quả, giảm
hiện tượng rụng quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy để hạn chế rụng trái phun vi lượng chứa Bo :
Atonic, Bortrac là có hiệu quả nhất.
Tình trạng cây phun vào lúc kết trái, trái phát triển.
Thời gian phun 15/1- 15/2 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên;
15/2- 5/3 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1987-1995: Đề tài cấp cơ sở
• Điều tra, sưu tập và tuyển chọn các cây điều đầu dòng có triển vọng tại tỉnh
Sông Bé, Đồng Nai và Bình Thuận.
• Thí nghiệm xác đònh công thức phân bón thích hợp với điều
• Thí nghiệm phòng trừ sâu đục đọt và bọ xít muỗi

6
1995 –1997: Đề tài cấp ngành
• Điều tra hiện trạng sản xuất điều ở vùng Đông Nam Bộ nhằm phát hiện các
khó khăn trong sản xuất và đề xuất các biện pháp giải quyết.

• Thí nghiệm so sánh các dòng vô tính có triển vọng.
• Thí nghiệm các phương pháp ghép điều và ảnh hưởng của tuổi chồi ghép và
gốc ghép đến tỷ lệ sống sau khi ghép.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT)
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) Miền Nam
1997 –1998: Đề tài trọng điểm cấp ngành
• Điều tra, sưu tập và tuyển chọn các cây điều đầu dòng có triển vọng tại tỉnh
Sông Bé, Đồng Nai và Bình Thuận.
• Nghiên cứu các biện pháp thâm canh điều: bón phân, tỉa cành tạo tán và phòng
trừ sâu bệnh.
Cơ quan chủ quản: Bộ NN- PTNT
Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam
1999- 2000: Đề tài trọng điểm cấp ngành
“Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép chồi vạt ngọn và
nêm ngọn”
Cơ quan chủ quản: Bộ NN-PTNT
Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam
1999-2001: Đề tài độc lập cấp nhà nước
“Nghiên cứu nhập nội, bình tuyển, chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm
canh điều (Anacardium occidentale L.) giai đoạn 1999-2001”.
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN)
Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam
2000 – 2005: Chương trình giống quốc gia
Dự án “ Phát triển giống điều giai đoạn 2000-2005”
Cơ quan chủ quản: Bộ NN-PTNT
Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam
2001 – 2004: Đề tài:
“Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thò trường để phát triển vùng
điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”; Mã số: KC.06.04.NN.
Cơ quan chủ quản: Bộ KH-CN

Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam





VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
BỘ MÔN NGHIÊN CỨU ĐIỀU VÀ HỒ TIÊU







BÁO CÁO KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUI TRÌNH SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN LÁ CHO CÂY ĐIỀU
(Anacardium occidentale L.)




Thuộc đề tài : « Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thò trường để
phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu ».

MÃ SỐ KC.06.04 NN




Chủ nhiệm đề tài : GS. TS. Phạm văn Biên
Cán bộ thực hiện : ThS. Đặng Đức Hiền và ctv.







TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2005


`
2
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng phân
bón lá đến sự cảm ứng ra hoa, đậu quả và năng suất điều (Anacardium occidentale
L.) ở Đồng Nai” được tiến hành tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, thời gian từ
5/2003 đến tháng 5/2005. Đề tài có 3 thí nghiệm, bố trí ở 3 đòa điểm khác nhau. Thí
nghiệm 1 về phân bón lá gồm 4 nghiệm thức, bố trí theo kiểu ô vuông La-tinh 4 lần
nhắc lại. Thí nghiệm 2 về chất điều hòa sinh trưởng gồm 9 nghiệm thức, thí nghiệm
2 yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Thí
nghiệm 3 về ảnh hưởng tương tác khi phun kết hợp giữa chất điều hòa sinh trưởng
và phân bón lá gồm 9 nghiệm thức, bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ, 2 yếu tố, 3
lần lặp lại.
Kết quả thu được như sau:
Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá phun cho điều vào thời
kỳ ra hoa, đậu trái làm gia tăng các yếu tố cấu thành năng suất và tăng năng suất

điều từ 30,4% – 123,0%. Phân bón lá chứa B thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa
và ra hoa điều, tăng tỷ lệ đậu quả và nâng cao năng suất (tăng 59,8%).
Dùng các chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indol butyric acid) 25 ppm, NAA
(Naphtyl acetic acid) 20 ppm có lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu
quả; làm tăng trọng lượng hạt và năng suất.
Sử dụng kết hợp chất điều hòa sinh trưởng IBA, GA
3
(Gibberellin) và phân
bón lá kích thích ra hoa đều, tập trung cho tỷ lệ đậu trái cao, và năng suất cao hơn
so với sử dụng đơn lẻ chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón lá; đồng thời có sự
tương tác giữa chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá, tăng năng suất từ 25-40 %.
Về hiệu quả kinh tế sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá
đều tăng năng suất, sinh lợi nhuận cao và có ngưỡng lợi nhuận MRR (Marginal Rate
of Return) > 100%, nông dân dễ chấp nhận đầu tư.
`
3
Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng qui trình sử dụng chất
ĐHST và sản xuất ra các loại phân bón lá áp dụng cho điều ở thời kỳ ra hoa, đậu
quả. Trong thành phần phân bón lá ngoài các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản N, P, K
nên bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng NAA 20 ppm, IBA 25 ppm vàø vi lượng
B để tăng năng suất điều.



ABSTRACT

A study of “Effect of some plant growth regulators and foliar fertilizers
on prebearing, bearing, fruitset and yield of cashew in Dong Nai province”
was conducted from May 2003 to May 2005. The study included three
experiments on three sites . The first experiment had four treatments with four

replications and designed in Latin Square. The second experiment had nine
treatments with three replications, two factors and designed in Random
Complete Block Design. The third experiment of the interaction of plant
growth regulators with foliar fertilizers had nine treatments with three
replications, two factors and designed in Split – Plot – Design.
The results of the experiments showed that the use of plant
growth regulators and foliar fertilizers on cashew at stage of bearing and
fruitset increased cashewnut yield from 30,4 to 123,0%.
The foliar fertilizers containing element B increased the rate of fruitset
and yield up to 59,8%.
Using IBA (Indol butyric acid) 25ppm and NAA (Naphtyl acetic acid) 20
ppm increased the weight of cashewnut and cashew yield.
The experiment of using both plant growth regulators and foliar fertilizers
showed that the flowering was more concentrated, the rate of fruitset was
higher as compared with check plot and increased the yield from 25 to 40%.
Plant growth regulations and foliar fertilizers highly increased cashewnut
yield and benefit with the rate of MRR was over 100%, the farmers was
applied.
The results can be applied in foliar fertilizers production. Besides N, P, K the
foliar fertilizers should be included IBA 25 ppm, NAA 20 ppm and B to
increase cashewnut yield.




×